Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh thông qua bài học bảo vệ di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.29 KB, 23 trang )

HỒ SƠ DỰ THI
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
o0o
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
- Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội.
- Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng.
- Trường THCS Tây Sơn.
- Địa chỉ: 52A Trần Nhân Tông - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Điện thoại: 04.39435158
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Đỗ Thị Hiếu.
Ngày sinh: 16/02/1978
Điện thoại: 0904581234
Email:
1
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I/ Tên chủ đề:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC "BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA"
(Tiết 1 - Giáo dục công dân lớp 7)
II/ Mục tiêu dạy học:
Ngày 04/11/2013, Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết
Hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương khóa XI nghị quyết số 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội công nghiệp và
hội nhập quốc tế.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh
thần Nghị quyết 29-NQ/ TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, sau
khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ


GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực
cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng
lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Cũng theo đề án này thì sau năm 2015, chương trình giáo dục phổ thông sẽ dạy
theo phương án tích hợp và phân hóa. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
cho biết: "Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng
được nhiều kĩ năng, nền tảng kiến thức tích hợp khuyến khích việc học sâu và
rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh". Dạy học tích hợp xuất
phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải
tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn.
Nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của bộ môn Giáo dục công dân nói chung
và đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói riêng, chúng tôi, những người giáo
viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân đều nhận thức được rằng người giáo viên
2
dạy Giáo dục công dân không đơn giản chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải
là người giữ vài trò điều hành các hoạt động của lớp học, tổ chức hướng dẫn học sinh
học tập, hướng dẫn các em chủ động lĩnh hội tri thức, tìm kiếm thông tin theo chủ đề
một cách khái quát và chuyên sâu. Từ đó, học sinh biết rèn luyện kĩ năng đạo đức,
pháp luật, có thái độ đúng đắn trong mọi hành vi để trên cơ sở đó hình thành những
phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại.
Tích cực hưởng ứng cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp" dành cho giáo
viên trung học, bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm tham gia giảng dạy môn Giáo
dục công dân, tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp, vận dụng những phương pháp
tích cực trong bài dạy giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. Môn
học Giáo dục công dân là một môn học rất đặc biệt, đòi hỏi người giáo viên không
chỉ nắm vững kiến thức bộ môn (những kiến thức về đạo đức và pháp luật) mà còn
phải nắm được những kiến thức khác như văn hóa, lịch sử, địa lý,… Để bài giảng
phong phú, học sinh học tập không bị nhàm chán, người giáo viên cần có sự tích hợp

liên môn vào trong bài học. Sau đây, tôi xin giới thiệu một tiết học mà tôi đã vận
dụng dạy học tích hợp kiến thức và đạt hiệu quả cao.
3
BÀI 15: TIẾT 24: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (tiết 1)
Mục tiêu cụ thể của bài học như sau:
* Kiến thức:
- Kiến thức môn Giáo dục công dân: Qua bài học, học sinh nêu được thế nào là
di sản văn hóa, kể tên được một số di sản văn hóa ở nước ta, hiểu được ý nghĩa
của di sản văn hóa, nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản
văn hóa, từ đó có ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
- Kiến thức tích hợp từ các môn học:
1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp và Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch:
Học sinh được tham quan chùa Chân Tiên và đền thờ Hai Bà Trưng (Quận Hai
Bà Trưng - TP. Hà Nội). Ở đây, các em được tìm hiểu về chùa, tham gia quét
dọn và làm sạch đẹp ngôi chùa. Qua đó, các em thêm hiểu, thêm yêu và có thái
độ ứng xử đúng mực với các di sản.
2. Ngữ văn: Vận dụng kiến thức của thể loại văn thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu
chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệu một số di sản văn hóa như: Vịnh
Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, dân ca quan họ Bắc Ninh,…
3. Lịch sử: Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, cụ thể là sách "Lịch sử Hà Nội" để
hiểu thêm về một số di sản ở Hà Nội: Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long,…
4. Địa lý: Nắm được vị trí địa lý của một số di sản văn hóa ở nước ta: nằm ở khu
vực nào? Có sự thuận lợi như thế nào trong việc khai thác nguồn lợi từ di sản đó
như: Vịnh Hạ Long, Hội An,… (Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - lớp 9).
5. Âm nhạc: Cảm nhận được giai điệu ngọt ngào, thấm đẫm tình cảm của cha
ông ta gửi gắm qua các làn điệu dân ca, đờn ca tài tử Nam Bộ.
* Kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, biết
đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho người có trách nhiệm xử lý.
- Tham gia vào các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù

hợp với lứa tuổi.
- Tích hợp các môn học: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Giáo dục nếp sống văn
minh thanh lịch, Ngữ văn, Lịch sử Hà Nội, Địa lý, Âm nhạc để hiểu hơn về các di sản
văn hóa.
* Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
- Ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
4
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1/ Giáo viên:
- Băng hình, tranh ảnh, giáo án.
- Máy prozector.
- Bài tập tình huống, phiếu học tập.
2/ Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu, đóng vai, văn nghệ.
- Xem trước bài.
IV/ Đối tượng dạy học của bài.
- Học sinh khối THCS.
- Học sinh lớp 7A4 trường THCS Tây Sơn - Q. Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội.
* Đặc điểm:
- Học sinh lớp 7 đã được làm quen với chương trình THCS được 1 năm, các
em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về cách
dạy, cách học cũng như những đổi mới về kiểm tra, đánh giá mà giáo viên áp dụng
trong quá trình giảng dạy.
- Đây là lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý, đang hình
thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá,
thích được thể hiện bản thân,…
V/ Ý nghĩa bài học
Qua thực tế giảng dạy nói chung, bộ môn Giáo dục công dân nói riêng, tôi
nhận thấy rằng, việc tích hợp các kiến thức liên môn vào trong giờ dạy là một vấn đề

quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là với môn Giáo dục công dân là một môn học có
tính đặc thù, giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy, người giáo
viên không chỉ nắm chắc được kiến thức của môn học mà còn cần phải không ngừng
trau dồi kiến thức của các môn học khác để từ đó tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp
thu kiến thức bài học một cách hiệu quả, hình thành những thói quen, hành vi trong
cuộc sống phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Nắm bắt được điều đó, trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân, tôi
luôn có ý thức đưa nội dung giáo dục tích hợp có liên quan , song cũng không làm
mất đi tính đặc trưng của môn học.
- Sau những tiết học giảng dạy theo hướng tích hợp (những bài đã thực hiện):
1/ Tự tin - Lớp 7.
2/ Ngoại khóa theo chủ đề: Sống thân ái - Vị tha - Lớp 7.
3/ Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc - Lớp 9.
5
4/ Ngoại khóa: Lý tưởng sống của thanh niên - Lớp 9.
Tôi nhận thấy:
+ Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học; đồng thời có sự hiểu biết,
mở rộng kiến thức của những môn học khác (văn học, địa lý, lịch sử, âm nhạc,
mỹ thuật,…).
+ Học sinh học tập chủ động hơn, sáng tạo hơn thông qua sự hướng dẫn của
các thầy cô, không những thế các em có sự phát hiện, tìm tòi những kiến thức liên
quan đến bài học rất bổ ích. Điều đó chúng tôi nhận thấy rất rõ thông qua các bài sưu
tầm của học sinh, và thông qua việc các em thể hiện, trình bày trước lớp. Từ đó, các
em có ý thức hơn trong việc vận dụng kiến thức đã học và thực tế; tự xây dựng cho
mình những hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và phát luật.
+ Đặc biệt, thông qua những giờ dạy theo hướng tích hợp, tôi thấy các em còn
rất tự tin, dám thể hiện mình trước đám đông, phát triển những năng lực tích cực:
giao tiếp, cảm thụ thẩm mĩ, tự quản bản thân, hợp tác,…
+ Trong bài dạy "Bảo vệ di sản văn hóa" học sinh không chỉ nắm được những
kiến thức cơ bản: Thế nào là di sản văn hóa? (Tiết 1)

Kể tên được một số di sản văn hóa.
Ý nghĩa của di sản văn hóa.
mà các em còn hiểu sâu hơn về một số di sản văn hóa thông qua việc vận dụng kiến
thức của các môn học khác.
Qua bài học, các em có thái độ tự hào, trân trọng về các di sản văn hóa mà cha
ông để lại. Từ đó, các em cũng có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
thông qua những việc làm cụ thể: tìm hiểu về di sản văn hóa, giới thiệu về di sản văn
hóa cho mọi người hoặc bạn bè thế giới cùng biết, tham gia dọn vệ sinh, làm sạch đẹp
di tích lịch sử (Chùa Chân Tiên).
Sau một số tiết học dạy theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, đặc biệt, là
tiết 1 "Bảo vệ di sản văn hóa" - Lớp 7, tôi nhận thấy, người giáo viên cần:
- Nắm chắc kiến thức bài học, bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng mà Bộ giáo
dục đã ban hành.
6
- Tìm đọc, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan: Luật Di sản văn hóa;
kiến thức về lịch sử, địa lý, văn học, âm nhạc,… phù hợp với chủ đề, nội dung bài
học.
- Sử dụng đúng phương pháp học tập bộ môn, vận dụng những phương pháp
dạy học tích cực: thảo luận nhóm, sắm vai, nêu và giải quyết vấn đề,… nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Đặc biệt, với môn học Giáo dục công dân người giáo viên cần chú trọng đến
việc tiếp cận thực thế của học sinh thông qua việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu,
sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, băng hình có nội dung liên quan đến bài học, vận dụng
những tình huống có vấn đề, gần gũi, thực tiễn cuộc sống để học sinh được trao đổi,
giải quyết, nếu có điều kiện, tổ chức cho học sinh tham quan một số di sản văn hóa,
di tích lịch sử ở địa phương. Tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp, với bài học này,
tôi có tổ chức cho học sinh đến tham quan, tìm hiểu chùa Chân Tiên, đền thờ Hai Bà
Trưng. Đây là hai di tích lịch sử gần gũi với các em, nằm ngay trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng. Đến đây, các em được tìm hiểu, có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, về kiến
trúc. Không những vậy, các em còn được tham gia dọn vệ sinh, góp phần làm sạch

đẹp chùa Chân Tiên. Việc làm này tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn trong việc bồi
đắp cho các em ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
- Ngoài ra, để tiết học thành công, người giáo viên cần sử dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đó chính là những đoạn phim, tư liệu, máy tính,
máy chiếu,… Hơn nữa, các em còn được tham gia biểu diễn các tiết mục múa hát dân
ca, đó là những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả những điều đó có tác
dụng rất lớn đối với việc tác động đến nhận thức, khơi gợi tình cảm, thái độ của học
sinh, từ đó, xây dựng và phát triển những kĩ năng sống tích cực cho các em.
* Khi dạy Giáo dục công dân không phải bài nào cũng vận dụng tích hợp kiến
thức liên môn, người giáo viên cần có sự linh hoạt, tích hợp cần có sự chọn lọc làm
sao để bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng vẫn phải dạy theo đúng đặc
trưng bộ môn và bảo đảm chuẩn kiến thức.
Trong bài dạy "Bảo vệ di sản văn hóa" (Tiết 1) tôi đã vận dụng tích hợp liên
môn qua một số hoạt động sau:
7
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Vận dụng kiến thức âm nhạc, giáo viên chiếu
một đoạn clip trên nền nhạc bài hát "Việt Nam quê hương tôi" - Đỗ Nhuận để đưa các
em đến với một số di sản tiêu biểu của đất nước.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa
+ Học sinh trình bày phần sưu tầm: Vận dụng kiến thức văn học, cụ thể văn
thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệu các sản
phẩm mà mình sưu tầm được. Qua đó, học sinh phát triển năng lực giao tiếp và khả
năng thuyết trình trước đám đông. Tìm hiểu khái niệm: Thế nào là di sản văn hóa.
+ Vận dụng kiến thức về lịch sử Hà Nội, văn học, âm nhạc để cung cấp cho
các em hiểu biết về một số di sản văn hóa: Hồ Gươm, Đờn ca tài tử.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa, di tích lịch sử. Vận dụng
kiến thức văn thuyết minh, địa lý (Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - lớp 9)
giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của một số di sản văn hóa (Hội An, Chùa Chân
Tiên).
- Hoạt động 4: Củng cố: Vận dung kiến thức địa lý để các em tham quan một

số di sản văn hóa thông qua trò chơi: Đi tìm di sản văn hóa ( Hình lược đồ Việt Nam
gắn với những khu vực, tỉnh có di sản văn hóa).
Vận dụng kiến thức âm nhạc thông qua tiết mục múa hát dân ca do chính các
em biểu diễn → giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Dạy tích hợp là một điều cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong giờ học. Song, tích hợp không được gò bó, cứng nhắc mà phải phù hợp
có hiệu quả, và đặc biệt là phải đúng đặc trưng, đúng phương pháp bộ môn như tôi đã
nói ở trên.
VI/ Thiết bị dạy học, học liệu:
- Trong bài học, tôi có sử dụng một số thiết bị dạy học và học liệu như sau:
+ Máy chiếu prozector.
+ Máy tính.
+ Vận dụng những ứng dụng khoa học công nghệ vào việc: Quay phim chùa
Chân Tiên, đền thờ Hai Bà Trưng; phim tư liệu; đĩa nhạc dân ca, trò chơi: Đi tìm di
sản văn hóa.
- Trang trí phòng học: Trưng bày các sản phẩm sưu tầm của học sinh, góc học
tập.
VII/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
8
Phần giới thiệu bài: Giáo viên chiếu một đoạn clip hình ảnh của một số di sản
văn hóa, nhạc nền là giai điệu của bài hát "Việt Nam quê hương tôi".
Câu hỏi: Những hình ảnh vừa xem gợi cho em suy nghĩ gì?
- Ở Việt Nam có nhiều di sản văn hóa, phong phú về thể loại.
- Chứa đựng tài năng trí tuệ, tinh hoa tâm hồn của cha ông.
- Tự hào về những di sản mà cha ông ta để lại.
⇒ Giáo viên vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa?
- Tích hợp môn: Văn học, lịch sử, địa lý:
a/ Phần trình bày sản phẩm sưu tầm của học sinh:
- Học sinh lên và giới thiệu cho thầy cô và các bạn trong lớp về một số di sản

văn hóa ở Việt Nam.
Ví dụ: Học sinh đưa hình ảnh về di sản văn hóa Vịnh Hạ Long và giới thiệu
(Tích hợp: Văn thuyết minh - Địa lý).
Vịnh Hạ Long
"Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, là
một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác
phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo
đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kì thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh
động, vừa huyền bí.
9
Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với
những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,
hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới,… cùng với hạng nghìn loài động vật vô cùng phong
phú.
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thiên
nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan.
Năm 2000, Vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là di
sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo".
Ví dụ: Học sinh đưa hình ảnh “Dân ca quan họ Bắc Ninh” và giới thiệu: (Tích hợp:
Văn thuyết minh, Âm nhạc)
Dân ca quan họ Bắc Ninh được
hình thành khá lâu đời, do cộng đồng
người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và
một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt
Nam sáng tạo ra.
Dân ca quan họ là hát đối đáp
nam,nữ.
Dân ca quan họ Bắc Ninh

Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một
cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu,
khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng
giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,
ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm
kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình
thức chính: Hát canh, hát thi lấy giải,hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục
kết bạn giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không được
thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và
truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
10
b/ Hình thành khái niệm thế nào là di sản văn hóa:
Sau khi học sinh trình bày sản
phẩm sưu tầm của mình và đính ảnh lên
bảng, giáo viên hướng dẫn các em nhận
biết được thế nào là di sản văn hóa dựa
vào một số câu hỏi sau:
- Qua phần sưu tầm, vì sao em cho
đây là những di sản văn hóa?
- Những di sản này có từ khi nào?
- Trong những di sản trên, di sản
nào phản ánh giá trị vật chất , di sản nào
phản ánh giá trị tinh thần của cha ông
chúng ta?
- Em hiểu thế nào là di sản văn
hóa?
⇒ Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận
Giáo viên mời một học sinh lên sắp xếp những sản phẩm sưu tầm của mình
theo 2 cột: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Để giúp học sinh hiểu sâu hơn về khái niệm di sản văn hóa vật thể và di sản

văn hóa phi vật thể, giáo viên tích hợp kiến thức văn học và lịch sử Hà Nội, âm nhạc
để giới thiệu về Hồ Gươm (Di sản văn hóa vật thể) và đờn ca tài tử Nam Bộ (Di
sản văn hóa phi vật thể).
Thông qua phần tìm hiểu này, học sinh cũng được hình thành và phát triển
năng lực cảm thụ thẩm mĩ của bản thân. (Tích hợp văn thuyết minh; lịch sử Hà Nội)
Cụm di tích và danh thắng Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn, một lẵng hoa giữa lòng
thành phố, đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kiến trúc nổi bật, độc đáo. Đây
cũng là nơi gắn với truyền thuyết lịch sử: Lê Lợi trả gươm thần. Vào năm 1865,
Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra lo sửa sang lại khu đền Ngọc Sơn. Trên núi Độc Tôn,
ông cho xây Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút là Đài Nghiên. Đó chính là biểu tượng về
truyền thống hiếu học của người Hà Nội. Qua Đài Nghiên là cầu Thê Húc( nơi đậu
11
nắng mai). Đầu bên kia là Đắc Nguyệt Lâu( Lầu được trăng) cũng là cổng đền Ngọc
Sơn. Đền có ba nếp nhà chính: Nếp giữa thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ; nếp sau
thờ thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt là bái đường là đình Trấn Ba( đình chắn sóng).
Di sản văn hóa vật thể: HỒ GƯƠM
Di sản văn hóa phi vật thể: ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
Tích hợp văn thuyết minh, âm nhạc.
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở
Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử
hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình
Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của
vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình
dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài
tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn
12
kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách
thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài
tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui

tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Giáo viên giới thiệu hình ảnh của 5 di sản ở Hà Nội đã được công nhận là di
sản quốc gia đặc biệt vào ngày 22/02/2014 (Tích hợp: Giáo dục nếp sống văn minh
-thanh lịch). Với sự kiện này, các em hiểu thêm về Hà Nội, một thủ đô nghìn năm
tuổi, tự hào với rất nhiều di sản, từ đó có ý thức tôn vinh, bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị của những di sản đó; ứng xử có văn hóa với những di sản vô giá đó.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa
Tích hợp: Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, Giáo dục nếp sống văn minh thanh
lịch, Văn học, Địa lý.
a/ Học sinh sắm vai tình huống.
Giáo viên tích hợp kiến thức về môn văn học, địa lý để giúp học sinh hiểu về di
tích lịch sử "Đền Hùng" ở Phú Thọ:
- Là nơi thờ các vua Hùng, những người có công dựng nước.
13
- Đó là những người có công lớn trong việc chống thiên tai, lũ lụt, chống giặc
ngoại xâm (Nhắc lại một số kiến thức về văn học).
Tích hợp Một số văn bản, truyện truyền thuyết đã học ở lớp 6:
"Con rồng cháu tiên"
" Sơn Tinh - Thủy Tinh"
" Sự tích Hồ Gươm"
" Thánh Gióng"
- Có thái độ biết ơn các vị vua Hùng.
b/ Rút ra kết luận bài học:
- Qua phần tình huống sắm vai, học sinh hiểu được ý nghĩa của các di sản văn
hóa và ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Năm 2010 là năm Hà Nội vui mừng đón nhận một sự kiện trọng đại: Kỷ niệm
1000 Thăng Long - Hà Nội. Trong niềm hân hoan chào đón sự kiện đó, Hà Nội của
chúng ta cũng có thêm những di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới. Và có thể nói rằng, năm 2010 là năm thành công của di sản văn hóa( chiếu clip).

Giáo viên chốt ý: Những di sản đó được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới bởi:
- Những di sản đó có nét riêng, độc đáo, nổi bật về kiến trúc.
- Thể hiện tinh hoa của dân tộc Việt.
- Mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Điều đó cũng tạo cho Việt Nam những cơ hội, thuận lợi:
- Tôn lên vị thế của đất nước.
- Có nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội.
- Thu hút được nhiều bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao,…
Để minh chứng cho giá trị của di sản, giáo viên giới thiệu với học sinh một di
sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới qua clip về phố
cổ Hội An. Trong phần này, giáo viên đã tích hợp kiến thức của môn văn học (thể
loại văn thuyết minh) và kiến thức về địa lý (Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ -
lớp 9) để giúp cho học sinh hiểu hơn về giá trị của di sản này.
14
Di tích “Chùa Cầu” – Hội An
Giáo viên chốt: Không chỉ Hội An mà còn nhiều nơi khác (Huế, Vịnh Hạ
Long,…) đã trở thành điểm đến được yêu thích của khách du lịch, đặc biệt là khách
nước ngoài. Điều đó đã mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế. Nhiều nước trên thế giới
đã và đang phát triển ngành kinh tế này: Ngành công nghiệp không khói.
* Gắn với những di sản văn hóa gần gũi, tọa lạc ngày trên quận Hai Bà Trưng,
gần với trường THCS Tây Sơn đó là chùa Chân Tiên. Đây là một ngôi chùa được
xây dựng từ thời nhà Lý, nằm trên con phố Bà Triệu. Nơi đây cũng ghi lại biết bao
thăng trầm của người Hà Nội.
Vận dụng kiến thức liên môn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Giáo dục nếp sống
văn minh - thanh lịch: giáo viên và học sinh lớp 7A4 trường THCS Tây Sơn đã có
một buổi tham quan chùa. Cô trò chúng tôi cũng đã ghi lại buổi tham quan bổ ích đó
bằng một đoạn clip (chiếu hình ảnh).
Qua buổi tham quan chùa Chân Tiên, các em học sinh cũng đã được bồi đắp

thêm lòng tự hào, yêu mến về quê hương, đất nước mình với biết bao di sản văn hóa-
ở đó chứa đựng tài năng, sức sống, tâm hồn của dân tộc Việt. Từ đó, các em có ý thức
bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
* Hoạt động củng cố:
Trò chơi: Đi tìm di sản văn hóa. Múa hát liên khúc dân ca.
Tích hợp: kiến thức môn Địa lý, Âm nhạc.
Giáo viên công bố luật chơi và hình thức chơi.
15
Học sinh sẽ nhìn trên bản đồ Việt Nam, chọn ô tương ứng với một số địa điểm
có di sản văn hóa dựa vào câu hỏi gợi ý để tìm tên di sản văn hóa.
Qua phần trò chơi, học sinh biết được một số di sản văn hóa có ở Việt Nam
thuộc tỉnh nào nhờ kiến thức tích hợp từ môn Địa lý.
Khép lại nội dung bài học, học sinh đã chuẩn bị 1 tiết mục múa hát: Liên khúc
dân ca. Các làn điệu dân ca chính là những di sản văn hóa vô giá của cha ông ta,
phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm sâu sắc và phong phú của ông cha ta thuở trước.
Thông qua các làn điệu này, các em càng thêm hiểu, thêm yêu các di sản văn hóa.
Bằng điệu múa, lời ca, các em cũng đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
văn hóa, góp phần để các di sản văn hóa còn sống mãi với thời gian.
Giáo viên kết bài:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, vượt qua những quy luật khắc nghiệt của thời
gian, những di sản văn hóa của nhân loại sẽ còn trường tồn mãi bởi đó là sự kết tinh
rực rỡ của trí tuệ và tâm hồn con người. Hãy giữ gìn, nâng niu và tôn trọng những giá
trị tốt đẹp đó. Nó sẽ trở thành điểm tựa vững bền để chúng ta bay cao, bay xa.
16
SƠ ĐỒ GHI BẢNG:
VIII/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
* Cách thức kiểm tra:
- Hình thức kiểm tra: Bài viết.
- Thời gian: 15 phút.
- Câu hỏi: Phiếu học tập.

* Đáp án:
Câu 1: 1 – c; 2 – d; 3 – a
Câu 2: Không đồng ý với những hành vi trên vì đó là những hành vi làm tổn hại
đến các di sản văn hóa, làm xấu hình ảnh của đất nước Việt Nam, thiếu tôn trọng và
thiếu ý thức bảo tồn các di sản văn hóa.
* Kết quả kiểm tra:
Điểm <5
5 → <6.5 6.5 → <8 8 → 10
Số HS (46) 0 2 12 32
% 0 4,3 26,1 69,6

* Đánh giá:
Qua tiết học và kết quả của bài kiểm tra tôi nhận thấy:
- Về kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là di sản văn hóa, ý nghĩa của di
sản văn hóa và ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. Không những thế, học sinh
còn hiểu sâu sắc vấn đề thông qua việc tích hợp kiến thức của các môn học khác. Từ
đó, học sinh có thêm nhiều kiến thức về các di sản văn hó, thêm hiểu, thêm yêu
những giá trị văn hóa vật chất, tình thần của cha ông; có ý thức bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa.
- Về kỹ năng, năng lực, học sinh được phát triển tư duy ở mức cao hơn như
giúp giải quyết vấn đề, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ,… thông qua phần chuẩn bị tài liệu
17
sưu tầm tranh ảnh, trình bày sản phẩm trước lớp. Học sinh cũng rất sáng tạo trong
việc thể hiện năng lực của bản thân qua tiết mục múa hát liên khúc dân ca, tham gia
trò chơi,… Các em học tập một cách hứng thú với thái độ tích cực, chủ động để tiếp
thu kiến thức.
- Về phía giáo viên: Việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong chương trình giáo
dục sẽ làm cho hoạt động của học sinh đa dạng, phong phú, góp phần đáp ứng mục
tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo những công dân tương lai năng
động, sáng tạo, sống có lý tưởng và ước mơ đẹp.

IX/ Các sản phẩm của học sinh:
1. Phần sưu tầm của học sinh:
2. Phiếu học tập trên lớp.
18
Họ và tên: ………………………………………….
Lớp: …………
PHIẾU HỌC TẬP
TIẾT 24: BÀI 15:
BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (Tiết 1)
Bài tập 1: Em hãy đọc và nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp.
A B
1. Di sản văn hóa vật thể là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học,
a/ và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc công trình, địa điểm có giá
tị lịch sử, văn hóa, khoa học.
2. Danh lam thắng cảnh là cảnh
quan thiên nhiên hoặc địa điểm
b/ bao gồm di tích lịch sử – văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử – văn hóa là công
trình xây dựng, địa điểm
c/ được lưu giữ, lưu truyền từ đời
này sang đời khác.
d/ có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc
có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
Bài tập 2: Nhiều người khi đến các địa điểm tham quan đã có thái độ

không đúng mực. Em hãy nhận xét về các hành vi sau:
a/ Có hai vị khách nước ngoài đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng.
Vừa đến cổng, có những người ăn mặc rách rưới vây quanh, níu áo xin tiền
khiến cho các vị khách rất khó chịu.
b/ Một số học sinh đi tham quan Viện bảo tàng Lịch sử. Các em so
sánh các hiện vật cổ với đồ vật ngày nay và tỏ thái độ cười cợt chế giễu.
c/ Một số khách tham quan khu rừng nguyên sinh, khắc tên mình lên
cây cổ thụ ngàn năm để làm kỉ niệm.
19
* Bài làm của học sinh:
;kMm
20
Bài khảo sát sau tiết học.
NỘI DUNG BÀI KHẢO SÁT
* Hình thức: Tự luận
* Thời gian: 15 phút
Nội dung:
Câu 1: Quan sát các hình ảnh sau.
a/ Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể, hình ảnh nào là di sản văn hóa phi
vật thể?
b/ Từ đó em hiểu thế nào là di sản văn hóa vật thể, thế nào là di sản văn hóa
phi vật thể?
Câu 2: Em hãy giới thiệu về một di sản ở địa phương em mà em thích (trình bày
thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).
21
* Bài khảo sát của học sinh:
3. Tiết mục múa hát liên khúc dân ca.
22
* Tiết mục múa hát của các em học sinh trong tiết dạy:
23

×