SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TÌNH HUỐNG:
“TẠI SAO PHẢI TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG?”
- Trường: THCS Tam Hưng
- Điạ chỉ: Tam Hưng – Thanh Oai – Hà Nội
- SĐT: 0966486978
- Email:
- Môn học chính được vận dụng: Hình học
- Các môn tích hợp: Số học, Mỹ thuật, Sinh học, Công
nghệ, Vật lý, Thể dục.
- Thí sinh: Vương Quỳnh Trang
- Sinh ngày: 02/11/2003
- Lớp: 6A
1
1. Tên tình huống:
“TẠI SAO PHẢI TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG?”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng “Trồng cây thẳng hàng”
được tốt hơn. Vận dụng kiến thức các môn Mỹ thuât, Công nghệ, Sinh học
Vật lý, Địa lý, Thể dục trong học tập môn hình học lớp 6.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:
Để đạt được hiệu quả học tập cao, giúp học sinh có kiến thức toàn diện về
các môn học. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức nhiều môn học giúp chúng
ta ghi nhớ và khắc sâu được các kiến thức.
- Về môn Số học:
Cho hai số tự nhiên a và b nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có
phép trừ a – b = x.
Vận dụng kiến thức về số học đã biết để vận dụng trồng cây thẳng hàng,
xác định điểm C trên đoạn thẳng AB để AC + CB = AB:
- Về môn Mỹ Thuật: Vận dụng kiến thức bài 6 “Cách sắp xếp (bố cục)
trong trang trí” để học kiến thức Điểm, Đường thẳng, Đường thẳng đi qua hai
điểm, Đoạn thẳng và trồng được cây thẳng hàng.
Ví dụ: Mục III. Cách làm bài trang trí đơn giản
2
- Về môn Sinh học:
Chăm bón cho cây trồng, vận dụng những kiến thức đã được học trong bài
“Trồng cây thẳng hàng” bộ môn hình học để xác định khoảng cách giữa các
luống, khoảng cách giữa các cây thẳng hàng sao cho phù hợp với đặc điểm của
cây trồng và tạo sự phát triển phù hợp nhất cho cây đó, để tiện chăm bón, thu
hoạch.
- Về môn Công nghệ:
+ Áp dụng vào bài 7: Thực hành Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật.
Ngoài ra khi học bài “Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật” yêu cầu của bài là
phải vẽ được một hình hình chữ nhật có kích thước 15cm x 20cm, trên hình chữ
nhật đó chúng ta phải biết trang trí hoa văn thành các đường trang trí đẹp mắt,
em vận dụng kiến thức đó vào trồng cây thẳng hàng, đo độ dài đoạn thẳng.
(20 cm)
(15 cm)
3
- Về môn Vật lý:
Em đã được học cách đo độ dài qua bài 1 “Đo độ dài” trên cơ sở xác định
được đường thẳng qua ba điểm thẳng hàng. Vận dụng kiến thức này vào phần
bài đo độ dài đoạn thẳng, để “Trồng cây thẳng hàng”.
4
- Về môn Thể dục:
Áp dụng kiến thức trồng cây thẳng hàng, khi xếp hàng tập thể dục cần xếp
hàng ngay ngắn đúng cự ly, thẳng hàng ngang, hàng dọc.
- Trong thực tế:
5
Nếu xây tường nghiêng thì tường sẽ bị đổ
Xây tường thẳng không bị đổ
Lên luống không thẳng hàng, trồng cây không ngay ngắn
khó chăm sóc và thu hoạch.
6
4. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
Các em cần nắm được các khái niệm mở đầu:
+ Điểm: Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm
+ Đường thẳng: Sợi chỉ căng thẳng, mép bảng … cho ta hình ảnh của
đường thẳng.
A . . B
d
+ Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng: trên hình vẽ
cho thấy điểm A thuộc đường thẳng d, điểm B không thuộc đường thẳng d.
+ Ba điểm thẳng hàng: Khi ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng,
khi đó ba điểm A, C, D thẳng hàng. A C D
. . .
+ Ba điểm không thẳng hàng: Khi ba điểm A, B, C không thuộc bất kì
đường thẳng nào khi đó ba điểm A, B, C không thẳng hàng .
A . B C
. .
+ Đoạn thẳng AB: là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm
giữa A và B
A . .B
+ Độ dài đoạn thẳng: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài . Độ dài đoạn
thẳng là một số lớn hơn 0.
A . . B
Ví dụ: Đoạn thẳng AB = 4 cm
* THỰC HÀNH : TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
* Nhiệm vụ
a) Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B.
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có ở bên lề đường.
c) Đo độ dài khoảng cách giữa các cây.
I. Chuẩn bị : Mỗi nhóm hai học sinh chuẩn bị
+ Ba cọc tiêu, đó là những cây cọc bằng tre hoặc bằng gỗ dài 1,5m có một
đầu nhọn. Thân cọc được sơn bằng hai màu xen kẽ nhau để dễ nhìn thấy cọc từ
xa.
7
+ Một dây dọi để kiểm tra xem cọc tiêu có được đóng thẳng đứng với mặt
đất không.
+ Thước cuộn để đo độ dài, khoảng cách.
8
- Đo độ dài khoảng cách giữa cột A và cột B, giữa cột B và cột C, để xác
định khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau,
- Bộ môn hình học lớp 6 là cơ sở, tiền đề để học tập kiến thức về sau.
Ngoài ra còn có thể vận dụng kiến thức trong bộ môn này vào rất nhiều bộ môn
khác như Vật lý, Sinh học, Công nghệ, Văn học ….
Trong bài “Độ dài đoạn thẳng” em đã được học cách đo đoạn thẳng và
biết được đơn vị đo là cm. Ngoài ra em còn biết thêm rằng học sinh châu Mỹ
thường dùng đơn vị đo độ dài là inch. 1inch = 2.54 cm trong bộ môn Ngữ Văn
bài 2: Văn bản: “Thánh Gióng” có câu: “ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái
bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”.
Trong dân gian có câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” vậy thì tấc cũng là một
đơn vị đo và nó bằng 10 cm.
Trong bộ môn Vật lí em đã được học cách đo. Vậy thì khi học bài học này
em cũng có thể vận dụng kiến thức đã học được trong môn Vật lý để thực hiện
việc đo đoạn thẳng.
5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các kiến thức trên em đều được lấy từ những thực tế đời sống và dựa vào
các kiến thức em đã được học ở trên lớp. Ví dụ như việc đi trồng rau cho mẹ em
phải lên luống thẳng, và xác định khoảng cách các cây phải bằng nhau để việc
bón phân và thu hoạch được dễ dàng. Khi vẽ Mỹ Thuật em biết kẻ trục đối xứng
và tạo các mảng hình cân đối, hài hòa, đẹp mắt, tạo ra những bức vẽ có tính
thẩm mĩ cao. Khi xếp hàng tập thể dục chúng em luôn phải xếp hàng thật thẳng
giống như cái thước vậy thì tập thể dục mới đẹp được. Làm một việc gì trong
thực tế, em thấy có rất nhiều việc cần phải “Thẳng hàng”, ví dụ góc học tập của
em, em phải xếp sách cùng với sách thẳng hàng ngay ngắn, vở cùng với vở
9
thẳng hàng ngay ngắn, thì khi em soạn sách vở mới nhanh được, và sách vở
không bị lộn xộn nhàu nát.
Một vấn đề em thấy vô cùng quan trọng ở cạnh nhà em có một bức tường
xây nghiêng và kết quả là đã bị đổ ngay sau khi chưa xây xong, khi tường đổ,
những người thợ xây phải xây lại vừa tốn công, vừa tốn vật liệu. Vậy muốn
tường xây không đổ thì các bác thợ xây phải xây những viên gạch thật thẳng
hàng, ngay ngắn. Khi em đã biết đo độ dài đoạn thẳng thì trong cuộc sống, bên
cạnh em, em có thể đo được chiều dài, chiều rộng, hay chiều cao của bất cứ vật
gì xung quanh và em cũng có thể kiểm nghiệm được các vật đã ghi các kích
thước sẵn có ở đó là chính xác hay không chính xác.
Đặc biệt sau khi tổng hợp được các kiến thức đó em áp dụng trong thực tế
và nhiều môn học khác, đó là cơ sở để em tìm hiểu kiến thức khoa học và tích
lũy được nhiều kiến thức, vận dụng vào thực tế cuộc sống giúp em hoàn thiện
bản thân. Trên đây là một số học hỏi của bản thân em qua một số môn học, em
mong rằng những điều này sẽ giúp các bạn cùng lứa tuổi như em vận dụng để
tiếp thu kiến thức và có thái độ yêu thích các môn học trên lớp và áp dụng được
vào thực tế cuộc sống.
Tam Hưng ngày 05 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Vương Quỳnh Trang
10