Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

định hướng phát triển xuất khẩu gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.25 KB, 82 trang )

1
Đề tài: Định hướng phát triển xuất
khẩu gạo
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tập quán canh tác lúa lâu đời, Việt Nam
được xem là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Trong
thời gian vừa qua xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận. Cho đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 70 nước và
vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ. Thị trường xuất
khẩu chủ lực của gạo Việt Nam chủ yếu là thị trường các nước Châu Á như
Philippine, Malaysia…Tuy nhiên, lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người ở
các thị trường này đang có xu hướng giảm dần làm cho nhu cầu gạo ở các thị
trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đang tiến tới bão hòa.
Trung Đông là một khu vực cách xa nước ta về địa lý và có nhiều điểm khác
biệt về truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tuy nhiên, đây là thị trường dồi dào tiềm
năng cho công cuộc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010- 2020. Hiện
nay, Trung Đông là khu vực nhập khẩu (NK) lương thực lớn của thế giới với
khoảng 90% nhu cầu lương thực hàng năm được đáp ứng từ NK bên ngoài. Trung
Đông với dân số hơn 300 triệu người, tốc độ tăng dân số cao, đặc biệt các quốc gia
trong khu vực có thế mạnh về dầu mỏ như UAE, Cô oét, Ả rập Xê út…tạo nên khả
năng thanh toán rất tốt cho việc NK.
Từ đó có thể thấy rằng tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông là
rất lớn do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng mà Trung Đông có nhu cầu
NK. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Đông vẫn còn rất hạn chế.
Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 vào thị trường này mới chỉ đạt hơn 60 triệu
USD, chưa tương xứng với tiềm năng thương mại giữa hai bên.
Từ thực tế trên, năm 2008, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành
“Chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015” nhằm
thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng
vào thị trường Trung Đông.


2
Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Đông
trong bối cảnh hiện nay khi mà mặt hàng gạo Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ như Thái Lan, Pakistan, Mỹ và gần đây nhất là Ấn Độ,
năng lực cạnh tranh (NLCT) của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam cần phải
được nâng cao. Ý thức được tính cấp bách đó, tác giả đã chọn đề tài “Năng lực cạnh
tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông” làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá NLCT XK và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
XK của một mặt hàng.
- Tìm hiểu khái quát về thị trường gạo Trung Đông.
- Đánh giá thực trạng NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Trung Đông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam, thị trường
tiêu thụ tại Trung Đông. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ xem xét 15 nước
Trung Đông hiện có quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo số liệu của Bộ Ngoại
giao Việt Nam cung cấp: Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, Ả-rập Xê-út, các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Palextin, I-rắc, Ixrael, Jordan, Liban, Syria,
Iran, Ai Cập.
- Về thời gian: khóa luận nghiên cứu thực trạng NLCT của mặt hàng gạo XK của
Việt Nam sang Trung Đông từ năm 2007 đến nay, giải pháp được đề xuất áp dụng
từ nay đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp
so sánh, tổng hợp, phân tích thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích
và dự báo…
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
3
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo của Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2007 đến nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Trung Đông từ nay đến 2020
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm và hướng
dẫn tận tình của TS. Nguyễn Tiến Hoàng. Tác giả xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân
thành sâu sắc, và nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Thầy cô trường Đại
học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu và mang tính thực tiễn cao trong suốt 4 năm học vừa
qua. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về thời gian, tư liệu nghiên cứu
và kiến thức chuyên môn, nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết về nội dung, hình thức, phương pháp luận…Kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn độc giả để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mỹ Huyên
4
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
1.1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
1.1.1. Cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Trong xã hội hiện nay, cạnh tranh được xem là một trong
những nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh đã đem lại cho nền kinh tế và đời
sống xã hội một diện mạo mới đồng thời cũng làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực
cần phải khắc phục.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Hiện nay các nhà khoa học
vẫn chưa thống nhất một khái niệm nhất định nào về cạnh tranh. Theo K.Marx (giáo
trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, 2007, tr.203) : “Cạnh
tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu
ngạch”
Pearce D.W (2003, tr.247) “Cạnh tranh là quá trình ganh đua hoặc tranh giành
giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm
hoặc khách hàng về phía mình, đạt được những lợi ích tối đa”
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế
học (xuất bản lần thứ 12, tr.281) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp (DN) cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị
trường”
Như vậy có thể hiểu: Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều đối thủ để
giành lấy những điều kiện có lợi cho mình trong một hoàn cảnh, một không gian
xác định. Cụ thể, cạnh tranh trong kinh tế là sự đấu tranh giữa hai hay nhiều chủ
thể hoạt động kinh tế trong một hoàn cảnh cụ thể để giành lấy thị trường tiêu thụ
sản phẩm bằng những phương cách khác nhau hay giành lấy sự lựa chọn của
khách hàng đối với sản phẩm của mình cung cấp.
5
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Nó là
động lực thúc đẩy các DN không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi
mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giúp DN phát huy
được năng lực và sức mạnh của mình. Nhờ vào đó các DN đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của người tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao

hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế, tạo cơ chế tự điều chỉnh cho thị trường.
Từ các định nghĩa trên có thể thấy điều kiện để có cạnh tranh trong nền kinh tế:
- Phải có nhiều chủ thể tham gia cạnh tranh với nhau, các chủ thể có cùng mục đích,
mục tiêu, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến tranh giành,
chiếm đoạt.
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, ở đó có
các ràng buộc hoặc các điều kiện mà chủ thể cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng
buộc này chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc
của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường.
- Cạnh tranh phải diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian cố định. Sự cạnh
tranh có thể diễn ra trong khoảng không gian hẹp như một tổ chức, một địa phương,
một ngành, cũng có thể diễn ra trong không gian rộng là một quốc hay giữa các
quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh (NLCT) luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các
quốc gia vì vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của mỗi nền kinh tế. là
một khái niệm chưa có sự thống nhất. Khái niệm NLCT được áp dụng ở cả hai cấp
độ: cấp độ vĩ mô bao gồm NLCT của quốc gia và thậm chí là của một khu vực và
cấp độ vi mô bao gồm NLCT của DN, các ngành kinh doanh và của sản phẩm.
 Năng lực cạnh tranh quốc gia:
“Đối với một quốc gia, năng lực cạnh tranh là khả năng nâng cao mức sống một
cách nhanh và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định,
được đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các
năm” (Nguyễn Hữu Khải, 2005, tr.28)
Theo Lương Gia Cường (2003, tr67), năng lực cạnh tranh quốc gia được định
nghĩa là “năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được
đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân”.
6
Như vậy, NLCT quốc gia là khả năng quốc gia đó có thể giữ vững tăng trưởng

kinh tế góp phần nâng cao thu nhập và mọi mặt đời sống cho người dân.
 Năng lực cạnh tranh của DN
Theo cách hiểu đơn giản nhất, năng lực cạnh tranh của DN là: “khả năng nắm
vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi thị phần
tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được năng cao” (Hill/Jones, tr.105). Năng lực
cạnh tranh của DN là khả năng mà hãng đó có thể bán được hàng nhanh chóng và
nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng
hóa cụ thể. Khái niệm này có thể áp dụng đối với từng DN, cũng như đối với một
ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường khu vực
và thế giới.
Trong quản trị chiến lược, NLCT của một DN là khả năng DN đạt được tỷ suất
lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản
chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp
nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên NLCT, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh
tranh quốc tế.
Diễn đàn cao cấp về Cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa
NLCT là: “khả năng của các DN, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu
nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn trong khi vẫn đối mặt
với cạnh tranh quốc tế”. Đây là cách định nghĩa dựa trên quan điểm của cả ba cấp
độ: DN, ngành và quốc gia.
 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa
“NLCT của một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường là sự thể hiện
tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó về định tính hay định lượng với các chỉ tiêu
như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh
thực phẩm; khối lượng và sự ổn định chất lượng của sản phẩm; kiểu dáng; mẫu mã
sản phẩm; môi trường thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị
trường; sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương mại như thuế,
tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ…và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá
cả sản xuất” (Nguyễn Hữu Khải, 2005, tr.30, 31)
Có thể hiểu rằng, NLCT của hàng hóa là tổng hợp các tính chất, quy cách của

hàng hóa mà qua đó thể hiện được mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng khi
tiêu dùng hàng hóa đó so với các hàng hóa cùng loại trên thị trường.
7
 NLCT của hàng hóa xuất khẩu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) là
tất yếu đối với tất cả các nền kinh tế của các quốc gia. Các sản phẩm ngày càng đa
dạng phong phú đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế.
Chính điều này đã dẫn đến việc cạnh tranh xuất khẩu, và các quốc gia muốn thành
công trong lĩnh vực xuất khẩu một mặt hàng nào đó phải phấn đấu để nâng cao
NLCT mặt hàng đó của quốc gia mình.
Theo Michael Porter (1990, tr.126) “Năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất
khẩu là khả năng sản phẩm đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy
trì và mở rộng thị phần ở thị trường nước ngoài, đạt được mức lợi nhuận cao hơn
mức trung bình của ngành và liên tục tăng, đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn
và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi
trường kinh doanh”.
Như vậy có thể hiểu NLCT của sản phẩm xuất khẩu là tất cả các đặc trưng, yếu
tố cấu thành và những đặc điểm tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát
triển vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu một cách lâu dài.
Một sản phẩm có NLCT xuất khẩu khi nó có thể nắm vững và gia tăng thị phần
ở nước ngoài, đồng thời thu được mức lợi nhuận hợp lý trên khoản vốn đầu tư.
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa các cấp độ NLCT
Các cấp độ của NLCT có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho
nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau.
NLCT NgànhNLCT quốc gia
NLCT của DN
NLCT của sản phẩm
8
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các cấp độ NLCT
Nguồn: Tác giả

Khi một quốc gia hay nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt sẽ giúp các DN
của quốc gia đó tạo dựng được NLCT tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói cách
khác, NLCT quốc gia là một yếu tố góp phần hình thành NLCT của ngành và DN.
Ngược lại, khi các DN hay ngành có NLCT tốt sẽ góp phần vào việc tăng thu nhập
quốc gia và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh, góp phần tăng NLCT
quốc gia. Bên cạnh đó, NLCT của DN thể thiện qua NLCT của sản phẩm và dịch vụ
mà DN sản xuất kinh doanh. Sản phẩm hay dịch vụ mà DN cung cấp có NLCT tốt
trên thị trường chứng tỏ DN đó có NLCT tốt hơn so với các DN khác.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu
1.1.3.1 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm là toàn bộ các đặc tính của sản phẩm đó tạo ra cho nó
khả năng có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định. Một sản phẩm có chất lượng
tốt khi nó có khả năng thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng so với sản
phẩm cùng loại.
Hiện nay, song song với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, thị
trường thế giới dần trở thành một sân chơi chung cho tất cả các DN các nước nhờ
vào việc gia nhập WTO, các quốc gia dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan thì việc cạnh tranh giữa các DN các nước bằng chất lượng sản phẩm ngày
một diễn ra sâu sắc hơn. Các DN tiến hành cải tiến qui trình sản xuất, đa dạng hóa
các tính năng của sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình từ đó nâng
cao tính NLCT cho sản phẩm của DN.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thỏa mãn trong tiêu
dùng cho khách hàng. Do đó có thể thấy rằng chất lượng sản phẩm là nhân tố then
chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm chính là
biện pháp hiệu quả nhất giúp cho DN có thể thu hút khách hàng, tạo dựng được uy
tín cho sản phẩm và DN của mình.Đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản thì chất lượng
9
sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả vì nó ảnh hưởng trực tiếp nhất
đến sức khỏe người tiêu dùng.

1.1.3.2 Giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định NLCT của
sản phẩm vì đó là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Giá cả
trên thị trường thế giới được hình thành dựa trên quy luật cung cầu hàng hóa quốc
tế. Tuy nhiên, cùng một sản phẩm nhưng có nguồn gốc từ các quốc gia khác nhau
thì có mức giá khác nhau do sự khác biệt về giá thành, chất lượng sản phẩm, đặc
tính riêng của sản phẩm… Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện
nay, giá cao không đồng nghĩa với NLCT thấp. Giá cao thể hiện sản phẩm được
người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.
Trong hoàn cảnh hiện nay, việc áp dụng chính sách giá linh hoạt và đa dạng là
rất cần thiết để tạo nên sự thành công cho việc xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh đó,
DN cần có chiến lược tổng hợp, đổi mới công nghệ, qui trình sản xuất để tối ưu hóa
hoạt động sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mang lại những sản phẩm có chất lượng
cao mà giá cả cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường thế giới.
1.1.3.3 Kênh phân phối
Bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm tốt thì kênh phân phối đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Một
sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý, tuy nhiên, sản phẩm chưa thể đến tay
người tiêu dùng một cách dễ dàng, thuận tiện thì chưa đạt được hiệu quả trong xuất
khẩu.
Thông thường kênh phân phối đối với sản phẩm bao gồm người sản xuất sản
phẩm, tổng đại lý, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Đối
với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, để phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng
công ty có thể lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp sử dụng đại diện bán hàng và
đại lý phân phối ở nước ngoại hoặc hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các
trung gian là các đại lý, công ty quản lý xuất khẩu, công ty kinh doanh XNK.
Kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc nâng cao NLCT của sản phẩm.
Kênh phân phối hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo đưa hàng hóa tới tay người tiêu
dùng được nhanh chóng và an toàn đồng thời cung cấp cho DN nhanh chóng các
phản hồi của khách hàng về sản phẩm, giúp DN hoàn thiện sản phẩm của mình hơn.

Nếu DN phát triển tốt hệ thống phân phối của mình sẽ giúp DN dễ dàng tiếp cận với
khách hàng hơn, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
10
1.1.3.4 Quảng cáo và xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là tổng thể đa dạng các hoạt động thông tin giao tiếp và
xúc tiến kinh doanh xuất khẩu của DN, được tiến hành ở thị trường mục tiêu nước
ngoài; đó là hoạt động yểm trợ bên ngoài biên giới mỗi nước, diễn ra ở nhiều nền
văn hóa khác nhau trên cấp độ quốc tế hay trên thị trường toàn cầu, nhằm thực hiện
những mục tiêu đã định như quảng bá sản phẩm và hình ảnh DN, thâm nhập hay mở
rộng thị trường, tăng nhanh doanh thu sản phẩm hay lợi nhuận…”(Nguyễn Trung
Vãn, 2008, tr. 24)
Theo cách hiểu trên ta thấy được hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại
có vai trò không nhỏ trong việc chào hàng, bán hàng, thâm nhập và tìm kiếm thị
trường đối với một mặt hàng xuất khẩu, xây dựng, củng cố, phát triển hình ảnh cho
DN, nâng cao uy tín và danh tiếng DN trên thị trường quốc tế, mở ra cho DN nhiều
cơ hội hợp tác quốc tế.
1.1.3.5 Nhân lực
Đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc đánh giá NLCT một mặt hàng
xuất khẩu của một quốc gia. Nhân lực được thể hiện cụ thể qua các tiêu chí: số
lượng lao động, trình độ lao động có tay nghề, kĩ năng, mức độ cam kết gắn bó với
ngành…
1.1.3.6 Thương hiệu
Hiện nay, thương hiệu được xem là tài sản vô hình quan trọng của DN. Thương
hiệu đóng góp rất lớn vào giá bán của sản phẩm. Đối với những sản phẩm hiện có
trên thị trường, người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm chi phí đáng kể trên giá trị sản
phẩm cho một thương hiệu được tin dùng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển
thương hiệu là vấn đề mà các quốc gia cần phải quan tâm khi tham gia thương mại
quốc tế.
Việc xây dựng thương hiệu tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa, khẳng định
được uy tín và chất lượng sản phẩm, tạo được sự tin cậy từ khách hàng, kích thích

tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó thương hiệu còn giúp DN giảm đáng kể các
chi phí cho việc quảng cáo và xúc tiến thương mại, việc phân phối đối với sản phẩm
có thương hiệu cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng một thương hiệu tốt là một quá trình lâu dài và không
dễ dàng đối với một quốc gia. Thương hiệu tốt là tổng hợp của rất nhiều yếu tố cấu
thành như chất lượng sản phẩm, nguồn lực, quản lí, tổ chức…
1.1.3.7 Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA- Revealed Competitive Advantage)
11
Theo Diễn đàn Thương mại Quốc tế ITC, lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) được
đo bằng:
Trong đó:
X
ij
là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của nước j
X
j
là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước j, X
j
=
W
j
là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của thế giới W
i
=
W là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, W =
Nếu RCA<1 thì sản phẩm xem xét không có khả năng cạnh tranh trên giác độ lợi
thế so sánh.
Nếu 1<RCA<2,5 sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp
Nếu RCA>2,5 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao.
Ưu điểm: tính toán đơn giản, sử dụng số liệu thống kê không phức tạp.

Hạn chế: chỉ áp dụng được cho những sản phẩm đã bán ra được trên thị trường
thế giới, thậm chí muốn chính xác hơn phải có số liệu nhiều năm. Điều đó không
thể áp dụng đối với những nước đi sau, nơi các sản phẩm đưa vào thị trường hoặc
chuẩn bị chào hàng lần đầu.
1.1.3.8 Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà DN chiếm lĩnh. Thị phần của
một quốc gia A tại một thị trường X nào đó là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
các DN của quốc gia A đang chiếm giữ trên thị trường X đó.
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng DN so với tổng sản phẩm tiêu
thụ trên thị trường. Bên cạnh đó, thị phần còn cho biết vai trò vị trí của sản phẩm
của quốc gia. Khi dung lượng thị trường tăng lên mà phần thị trường của quốc gia
không thay đổi tức là thị trường đã nằm ngoài vòng kiểm soát hay một phần thị
trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên cắc DN của quốc gia cần phải xem xét
lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường, tăng khối lượng sản
phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp lôi kéo các đối tượng tiêu dùng một cách
thích hợp.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu theo mô hình kim
cương của Michael Porter
Giáo sư của Đại học Havard (Mỹ), Michael Porter đã đưa ra mô hình kim
cương trong tác phẩm lợi thế cạnh tranh quốc gia. Theo ông, mô hình kim cương
không chỉ áp dụng để giải thích NLCT chung chung của các quốc gia mà còn áp
12
dụng để giải thích NLCT của từng ngành hàng, từng mặt hàng cụ thể. Chính vì vậy
có thể vận dụng mô hình kim cương để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của một mặt hàng xuất khẩu. Theo Michael Porter, có 4 yếu tố tác động lẫn nhau,
liên kết nhau gây ảnh hưởng đến NLCT của sản phẩm là điều kiện các yếu tố đầu
vào, các ngành hỗ trợ và có liên quan, các điều kiện về cầu, chiến lược DN, cơ cấu
và môi trường cạnh tranh, đồng thời 4 nhân tố đó luôn chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố
đó là vai trò của cơ hội và chính phủ.
1.1.4.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào

Theo Michael Porter yếu tố đầu vào cho sản xuất là một yếu tố quan trọng giúp
tăng NLCT của một quốc gia hay một mặt hàng. Do các quốc gia có nguồn lực các
yếu tố đầu vào khác nhau nên các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng
nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó sẵn có. Nếu các quốc gia biết tận dụng các yếu
tố đầu vào mà mình sẵn có thì có thể tạo ra lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu. Suy
ra cho một mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia, nếu yếu tố đầu vào của việc sản
xuất ra mặt hàng đó là sẵn có tại quốc gia đó thì mặt hàng đó có thể đạt được lợi thế
cạnh tranh cao.
Phân tích trên cho thấy rằng tính sẵn có của các yếu tố đầu vào đóng một vai trò
quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của một nước. Tuy nhiên, yếu tố đầu vào có tác
động lớn và quan trọng hơn tới lợi thế cạnh tranh của một mặt hàng không phải là
yếu tố đầu vào tự nhiên sẵn có mà là yếu tố do mỗi quốc gia tạo ra trong quá trình
phát triển kinh tế của mình. Do đó, các yếu tố đầu vào không quan trọng bằng tốc
độ hình thành, phát triển và sự chuyên biệt hóa các yếu tố đầu vào.
Theo Michael Porter, các quốc gia có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng nhiều
chiến lược khác nhau nhưng lợi thế cạnh tranh xây dựng dựa vào yếu tố sản xuất
đều phụ thuộc vào tính chất của yếu tố sản xuất đó: cơ bản hay cao cấp, phổ biến
hay chuyên ngành. Yếu tố đầu vào cơ bản bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,
vị trí địa lý, nhân công không có kĩ năng hoặc kĩ năng trung bình và vốn vay nợ.
Các yếu tố đầu vào cao cấp bao gồm cơ sở hạ tầng viễn thông, kĩ thuật số hiện đại,
lao động có trình độ tay nghề cao…Cách phân chia thứ hai là dựa vào tính chất
chuyên biệt của các yếu tố này. Gồm có yếu tố đầu vào chuyên ngành và phổ biến.
Yếu tố đầu vào phổ biến có thể khai thác, sử dụng chung cho tất cả các ngành như
hệ thống đường xá, vốn tín dụng, công nhân có trình độ cao có động cơ làm việc
tốt Yếu tố đầu vào chuyên ngành là yếu tố đầu vào chỉ phù hợp cho việc sử dụng
13
trong một hoặc một số ngành. Yếu tố này bao gồm lực lượng lao động có trình độ,
cơ sở hạ tầng có đặc tính chuyên biệt, các cơ sở tri thức trong các ngành nhất
định…Các yếu tố đầu vào càng phát triển thì càng mang tính chuyên môn hóa cao.
Tuy nhiên, tính chất cao cấp hay chuyên ngành của yếu tố đầu vào có thể thay đổi

theo thời gian.
Trong các yếu tố đầu vào thì yếu tố đầu vào cao cấp hay chuyên ngành mang
tính quyết định hơn và bền vững hơn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các
yếu tố đầu vào phổ biến chỉ phục vụ cho những lợi thế ban đầu và các yếu tố đầu
vào cơ bản ngày càng giảm đi tính quan trọng của chúng do nhu cầu sử dụng chúng
giảm dần. Các yếu tố đầu vào phổ biến và cơ bản dễ dàng có được và hầu hết các
quốc gia đều có. Do đó, các yếu tố đầu vào cao cấp và chuyên ngành là yếu tố quyết
định tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm- lợi thế cạnh tranh dựa vào sự độc đáo
về sản phẩm và công nghệ và cả giá thành sản phẩm.
1.1.4.2 Các điều kiện về cầu
Điều kiện về cầu trong nước đối với một sản phẩm góp phần tạo nên lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm. Ba khía cạnh của cầu có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của DN là:
• Bản chất của cầu
Bản chất của cầu trong nước quyết định nhận thức, lý giải và phản ứng trước
nhu cầu của người mua của các DN. Nó tác động đến lợi thế cạnh tranh thông qua
cấu trúc, mức độ đòi hỏi của người mua và tính hướng dẫn của cầu. Nếu DN nhận
thức đúng đắn bản chất của cầu trong nước sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho sản
phẩm của DN.
• Dung lượng cũng như dạng tăng trưởng của cầu
Cầu trong nước được chia thành nhiều phân đoạn có dung lượng khác nhau.
Sản phẩm thường được tập trung vào một phân đoạn có dung lượng lớn giúp DN
khai thác tính kinh tế theo quy mô. Nhu cầu thị trường đa dạng giúp các DN có kinh
nghiệp phong phú để thâm nhập thị trường quốc tế. Đặc điểm của cầu trong nước,
thị hiếu tiêu dùng trong nước và sự tăng trưởng của cầu nội địa có ảnh hưởng đến
NLCT của DN trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn như cầu trong nước về những sản
phẩm chất lượng cao tăng lên đòi hỏi DN đổi mới quy trình sản xuất, hiện đại hóa
sản phẩm, tuân thủ tốt hơn những quy định về chất lượng sản phẩm. Điều đó giúp
DN có được NLCT tốt hơn khi cung cấp sản phẩm tại một thị trường mới trên thế
giới có yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.

14
• Cơ chế lan truyền của cầu trong nước ra thị trường thế giới
Đây là cách thứ ba mà các điều kiện của cầu trong nước có ảnh hưởng đến
NLCT của sản phẩm. Cơ chế lan truyền có thể đóng góp và đẩy các sản phẩm và
dịch vụ ra nước ngoài.
1.1.4.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Lợi thế cạnh tranh của DN hay ngành hàng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố
nội bộ của DN hay ngành hàng mà còn phụ thuộc vào sự tác động của các ngành hỗ
trợ và có liên quan.
Ngành sản xuất hỗ trợ là ngành cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN. Ngành sản xuất có liên quan là những ngành mà DN có thể phối hợp
hay chia sẻ hoạt động trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành
mà sản phẩm của chúng mang tính bổ trợ hoặc chia sẻ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của các ngành hỗ trợ và có liên quan đối với
NLCT của một mặt hàng ngày càng quan trọng. Các nhà cung ứng có năng lực sẽ
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những ngành hàng, mặt hàng sản xuất cuối cùng do
việc cung cấp những đầu vào có chất lượng cao cho ngành hàng sản xuất cuối cùng.
Từ đó mặt hàng sản xuất cuối cùng đạt được chất lượng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu
tốt hơn của khách hàng giúp mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các ngành hỗ
trợ và có liên quan còn là nhân tố giúp các DN đổi mới công nghệ, tiếp cận thông
tin tốt hơn.
Không phải chỉ những quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong tất cả những ngành
hỗ trợ và liên quan thì mới có lợi thế cạnh tranh trong một ngành hàng hay mặt
hàng nào đó mà đối với những đầu vào không tác động quan trọng tới sự đổi mới
hay hiệu quả sản phẩm hoặc công nghệ thì có thể NK. Với những đầu vào NK, DN
vẫn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình nếu có chiến lược sản
xuất và kinh doanh phù hợp. Nhưng mối quan hệ giữa ngành sản xuất chủ lực và
những ngành hỗ trợ và có liên quan phải thật chặt chẽ, gắn kết với nhau, tạo điều
kiện nâng cao NLCT xuất khẩu của ngành hàng, mặt hàng sản xuất chủ lực.

1.1.4.4 Chiến lược của DN, cơ cấu tổ chức và môi trường cạnh tranh
Theo quan điểm của Marketing hiện đại, DN cần chú ý đến các chiến lược
chính như công tác nghiên cứu thị trường, chiến lược marketing mix, chiến lược xây
dựng thương hiệu…nếu DN có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và rõ ràng sẽ
góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt.
15
Cơ cấu của DN là cách thức quản trị và tổ chức trong DN. DN có cơ cấu tốt sẽ
tạo nên hiệu quả hoạt động cao cho cả DN, giúp cho sản xuất và kinh doanh tốt hơn,
nâng cao được NLCT cho sản phẩm.
Môi trường cạnh tranh nội địa của DN có thể trở thành nhân tố thúc đẩy DN
nâng cao NLCT của mặt hàng mà mình xuất khẩu. Thị trường nội địa có tính cạnh
tranh cao tạo áp lực buộc các DN phải không ngừng cải tiến và đổi mới để tồn tại và
phát triển, từ đó DN thích nghi tốt hơn với môi trường cạnh tranh quốc tế và tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của DN.
1.1.4.5 Vai trò của chính phủ
Chính phủ sẽ tác động đến 4 nhân tố trong mô hình kim cương, cụ thể như sau:
- Các nhân tố đầu vào chịu tác động của chính phủ chủ yếu là các đầu vào cơ bản và
phổ biến như việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách giáo dục, y tế, …
- Cầu trong nước sẽ chịu tác động của chính phủ thông qua những quy định điều
chỉnh của chính phủ. Đồng thời, chính phủ là khách hàng lớn của nhiều loại sản
phẩm.
- Vai trò của chính phủ đối với các ngành hỗ trợ và liên quan thông qua việc khuyến
khích, hỗ trợ phát triển một số ngành, kiểm soát và hạn chế đối với một số ngành
khác
- Thông quan các quy định về thị trường vốn, môi trường pháp lý, cách thức quản lý
kinh tế…chính phủ tác động rất lớn đến chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh
tranh của sản phẩm của DN.
1.1.4.6 Vai trò của cơ hội
Tương tự như chính phủ, cơ hội tác động đến tất cả các yếu tố trong mô hình
kim cương. Cơ hội có thể tạo ra tiềm năng cho sản phẩm khai thác và tạo ra lợi thế

cạnh tranh tốt hơn ví dụ như sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, chi phí xăng dầu
thay đổi đột ngột trên thị trường, tỉ giá hối đoái dao động mạnh, sự tăng nhanh bất
ngờ của nhu cầu về một sản phẩm trên thị trường…
Cơ hội rất quan trọng vì nó tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển lợi
thế cạnh tranh. DN có thể tận dụng cơ hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm
của mình đồng thời cơ hội cũng có thể xóa đi lợi thế vốn có của DN. Do đó, khi có
cơ hội tốt nâng cao NLCT sản phẩm của mình, DN phải nỗ lực nắm bắt thật tốt.
1.2 Tổng quan về thị trường gạo ở Trung Đông
1.2.1 Lượng cầu
Trung Đông là một thị trường tiêu thụ tương đối lớn trên thị trường gạo thế giới
với lượng cầu mặt hàng gạo là 7.627 nghìn tấn năm 2007 và tăng lên 8.540 nghìn
16
tấn vào năm 2011. Trung bình hàng năm lượng tiêu thụ gạo tại thị trường này luôn
tăng do dân số tăng nhanh cùng với thu nhập bình quân của người dân ngày càng
tăng.
Biểu đồ 1.1: Lượng gạo tiêu thụ của khu vực Trung Đông
Đơn vị: nghìn tấn
Nguồn: số liệu từ FAS - USDA
Thông qua biểu đồ trên có thể nhận thấy nhu cầu tiêu thụ gạo tại thị trường
Trung Đông theo chiều hướng ngày càng tăng, tăng nhiều nhất là năm 2009
(4,55%), tốc độ tăng trưởng những năm gần đây có xu hướng giảm lại như năm
2010 (3,59%), 2011(1,67%). Nhưng nhìn chung nhu cầu gạo ở thị trường Trung
Đông vẫn ở mức cao.
17
Biểu đồ 1.2: Lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của một số quốc gia
khu vực Trung Đông năm 2011
Đơn vị: kg/người/năm
Nguồn: số liệu từ FAOSTA - Food Balance Sheets
Lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người ở khu vực này tương đối thấp so với
thế giới. Lượng gạo tiêu thụ trung bình tính cho 10 nước Trung Đông như trên trong

năm 2011 là 28,5 kg/người/năm thấp hơn mức trung bình 53,3 kg/người/năm của
thế giới. Các quốc gia có lượng tiêu thụ gạo bình quân cao trong khu vực là Cô-oét,
UAE và Ai Cập. Tuy nhiên, chỉ có Cô-oét có lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu
người cao hơn trung bình của thế giới, các quốc gia còn lại nhu cầu gạo tiêu thụ còn
tương đối thấp. Israel có lượng gạo tiêu thụ tính trên đầu người thấp nhất thế giới
chỉ ở mức 9,5kg/người/năm. Điều này có thể được giải thích là do Israel bị ảnh
hưởng lớn từ lối sống của người Mỹ và phương Tây.
I-rắc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của khu vực. Hàng năm nhu cầu tiêu thụ
gạo ở Iraq ước đạt 1,25 tỉ tấn gạo, hầu hết lượng tiêu thụ này có được là từ NK.
Nhu cầu tiêu thụ gạo tại Trung Đông nhìn chung có xu hướng tăng lên không
chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Những năm gần đây, khi giá dầu thế giới tăng lên
từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới và sự ra đời của tổ chức OPEC, nền
kinh tế các nước Trung Đông vực dậy mạnh mẽ do nguồn thu khổng lồ từ xuất khẩu
dầu. Do mức thu nhập được nâng lên cao ở nhiều nước, nhu cầu tiêu thụ gao cũng
đã thay đổi rõ rệt chuyển sang các hạt gạo có chất lượng cao hơn.
UAE là một thị trường quan trọng ở khu vực. Hàng năm UAE chỉ NK khoảng
nửa triệu tấn gạo với các chủng loại như gạo chưa xát, gạo đã xát và gạo tấm dùng
cho sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng tại chỗ và khách du lịch, tuy nhiên nhu cầu
tái xuất rất cao từ châu Phi, CIS (Liên Xô cũ).
1.2.2 Nguồn cung
Bảng 1.1: Tỉ trọng cung cấp gạo nội địa ở Trung Đông
Đơn vị: nghìn tấn
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượng
tiêu thụ
7.627 7.756 8.109 8.400 8.540
Sản lượng
sản xuất nội
địa
2.075 2.049 2.123 2.169 2.182

18
số lượng
gạo NK
5.552 5.707 5.986 6.231 6.358
Nguồn: số liệu từ FAS - USDA
Do đặc thù về điều kiện tự nhiên ở các nước Trung Đông chủ yếu là khí hậu sa
mạc nóng và khô thường xuyên xảy ra hạn hán, việc thiếu nước là một vấn đề rất
nghiêm trọng tại một số quốc gia trong khu vực nên nhìn chung nông nghiệp ở các
quốc gia này không phát triển, chủ yếu là NK phục vụ nhu cầu trong nước. Theo
thống kê của USDA-FAS hàng năm khu vực Trung Đông NK khoảng 90% nhu cầu
lương thực trong khu vực. Riêng đối với mặt hàng gạo, sản xuất trong nước chỉ đáp
ứng khoảng 26% nhu cầu tiêu dùng gạo còn lai khoảng 74% là dựa vào NK.
Các quốc gia tại đây NK gạo chủ yếu từ các quốc gia như Thái Lan,
Pakistan, Mỹ, Uruquay…Trong đó Thái Lan và Pakistan là hai quốc gia xuất khẩu
lớn tại khu vực này với hơn 60% thị phần khu vực vào năm 2007, tiếp tục duy trì
sản lượng gạo xuất khẩu cao vào khu vực này. Quốc gia xuất khẩu gạo lớn vào
Trung Đông tiếp theo là Mỹ với lượng gạo xuất khẩu vào khu vực này ở mức khá
ổn định trong các năm, bình quân đạt 292.6104 nghìn tấn/năm. Các quốc gia còn lại
chiếm thị phần không đáng kể.
Bảng 1.2: Giá trị NK gạo của Trung Đông theo một số thị trường NK chính
giai đoạn 2007- 2011
Đơn vị: nghìn USD
Quốc gia
xuất khẩu
Kim
ngạch NK
gạo 2007
Kim
ngạch NK
gạo 2008

Kim
ngạch NK
gạo 2009
Kim
ngạch NK
gạo 2010
Kim ngạch
NK gạo 2011
Thái Lan 483.347 823.127 533.224 662.245 798.820
Pakixtan 638.014 1.347.029 873.82 952.078 756.097
Mỹ 240.133 282.02 337.796 347.036 256.067
Ura quay 37.814 119.172 150.829 69.243 125.788
Thổ Nhĩ Kỳ 400 3.944 17.790 34.239 42.739
Italia 6.966 30.158 37.418 33.377 31.361
Thụy Sỹ 6.782 5.689 9.708 13.854 15.832
Uganda 1.076 1.761 2.148 2.730 5.566
Pháp 47 564 192 7.181 4.403
Hi Lạp 2.724 1.025 507 1.739 4.351
Nguồn: số liệu từ ITC
1.2.3 Thị hiếu của người tiêu dùng
Tại Trung Đông, gạo là nguồn thức ăn của người dân trong các bữa ăn hàng
ngày bên cạnh lúa mì, lúa mạch và ngô. Hiện nay, mức thu nhập của người Trung
19
Đông đạt mức cao ở một số quốc gia như Ca-ta, các tiểu vương quốc Ả rập thống
nhất, Ixrael, Cô-oét,…Tuy nhiên, mức thu nhập này không đồng đều và ở một số
quốc gia này còn rất thấp như: Yemen, Ai Cập… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
thị hiếu tiêu dùng của khu vực. Ở các quốc gia có mức thu nhập cao thì nhu cầu tiêu
dùng gạo chủ yếu tập trung vào các loại gạo chất lượng cao và có thương hiệu như
jasmine, basmati. Điển hình là thị trường UAE nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân
chủ yếu tập trung đối với loại gạo Basmati và gạo đồ được NK từ Pakistan và Ấn

Độ. Theo báo cáo của tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Cô-oét, lượng
gạo tiêu thụ của dân chúng tại Cô-oét, Ca-ta và Ôman chiếm khoảng 60% trên tổng
số lượng lương thực dạng ngũ cốc hàng năm. Xu hướng tiêu thụ gạo của người dân
tại 3 quốc gia này có xu hướng giảm, thay vào đó là các loại ngũ cốc khác như bột
mỳ , bánh mỳ và các loại bánh chế biến sẵn từ các loại ngũ cốc khác. Tập quán
người dân dần thay đổi từ các bữa cơm gia đình chuyển sang mua các loại bánh và
thức ăn nhanh làm sẵn , hoặc ăn uống tại các cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng vói các
loại bánh chế từ bột mỳ hoặc các loại bột ngũ cốc khác .Vì vậy lượng gạo được NK
vào khu vực này hàng năm giảm từ 5% - 10% .
Đối với các quốc gia thu nhập thấp thì nhu cầu gạo chủ yếu tập trung vào các
loại gạo chất lượng trung bình chủ yếu thỏa mãn nhu cầu lương thực của người dân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu này có khuynh hướng dịch chuyển
sang tăng nhu cầu đối với các loại gạo phẩm chất cao và giảm dần loại gạo có phẩm
chất thấp. Tuy nhiên, do còn hạn chế khả năng thanh toán nên các thị trường này
chưa có các yêu cầu quá khắt khe đối với chất lượng gạo cũng như thương hiệu.
Bên cạnh đó, nhu cầu của các quốc gia này về mặt hàng gạo đang tăng dần do thu
nhập ngày càng được cải thiện cùng với tốc độ tăng dân số cao làm lượng cầu gạo
cho tiêu dùng tăng lên. Đây là cơ hội rất lớn cho các loại gạo phẩm chất trung bình
và cao của Việt Nam thâm nhập vào thị trường khu vực này.
1.2.4 Mức độ cạnh tranh
Mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước châu Á như Việt
Nam, Thái Lan, Pakistan…Thị trường Trung Đông là thị trường có nhu cầu NK
nhiều gạo và có khả năng thanh toán tốt nên đây là thị trường rất tiềm năng đối với
các nước xuất khẩu trên thế giới. Những hiểu biết của các nước về khu vực này
ngày càng nhiều cùng với quá trình mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế của các quốc
20
gia khu vực Trung Đông đã thúc đẩy các nước tiến hành các biện pháp xúc tiến
thương mại vào khu vực này. Thêm vào đó, cùng với tập quán của các DN NK nơi
đây không muốn thay đổi các nhà cung cấp truyền thống. Do đó, áp lực cạnh tranh
của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực này rất cao. Việc cạnh tranh

ở đây đến từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Pakistan, Ấn
Độ…Điển hình ta thấy vào năm 2011 mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào
khu vực này đã sụt giảm mạnh tới 60% so với năm 2010, từ khoảng 150 triệu USD
trong năm 2010 xuống còn 60,1 triệu USD trong năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu
là do gạo Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ một số nước như Ấn Độ, Pakistan,
Myanma Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần có những chiến lược xuất khẩu
thích hợp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo được chỗ
đứng của gạo Việt Nam tại thị trường gạo cạnh tranh gay gắt ở khu vực này.
1.2.5 Kênh phân phối
Hệ thống phân phối gạo vào Trung Đông chủ yếu do các công ty NK gạo phân
phối.
Tại thị trường I-rắc, gạo được phân phối thông qua các hệ thống phân phối
lương thực công cộng của chính phủ (POS-Public Operation System). Việc phân
phối như vậy tạo nên một đầu mối NK chính tại I-rắc đó là Bộ Thương Mại I-rắc .
Sau đó, bộ phân phối gạo cho người dân thông qua các thẻ khẩu phần ăn. Đây là
chương trình trợ giúp người nghèo của chính phủ I-rắc .
Tại thị trường Ai Cập, thị trường giữ vị trí chiến lược tại khu vực Trung Đông
do đây là điểm trung chuyển để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các quốc gia
khác trong khu vực, theo qui định của pháp luật Ai Cập, chỉ các DN của Ai Cập mới
được phép tiến hành các hoạt động XNK. Do đó, việc phân phối gạo tại thị trường
Ai Cập chủ yếu được tiến hành thông qua việc NK gạo của các công ty NK gạo Ai
Cập, sau đó tiến hành phân phối thông qua các cửa hàng bán buôn và bán lẻ.
Tại các quốc gia thuộc nhóm GCC (The Cooperation Council for the Arab State
of Gulf, hội đồng hợp tác vùng Vịnh), việc phân phối các mặt hàng lương thực thực
phẩm thông qua hệ thống bán lẻ, các cửa hàng, siêu thị ngày càng phát triển. Người
dân ở các quốc gia này đang hình thành một thói quen mua đồ thông qua hệ thống
siêu thị, các cửa hàng tự chọn hiện đại bên cạnh sự tồn tại của các cửa hàng bán lẻ
và cửa hàng tiện lợi nhỏ.
1.2.6 Một số qui định về NK gạo
1.2.6.1 Qui định về thuế quan

21
Hiện nay các quốc gia Trung Đông hầu hết đều là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO trừ Iran, I-rắc và Yemen. Do đó, theo lộ trình cắt giảm
thuế suất chung của tổ chức này, mức thuế suất tại các quốc gia này đã được cắt
giảm và hiện nay đang ở mức tương đối thấp từ 0-5%. Đặc biệt, các quốc gia thuộc
hội đồng hợp tác các nước Ả-rập của khu vực Vùng Vịnh (CCASG), cũng được biết
dưới tên gọi (GCC), đã thiết lập khung thuế ngoại quan chung với tên gọi Luật
Thống nhất Hải quan GCC (UCL) áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. Luật ULC
áp thuế 5% đối với hầu hết các hàng hóa NK từ các nước không thuộc GCC. Thêm
vào đó, các nước GCC đã chấp nhận miễn trừ thuế suất cho khoảng hơn 400 loại
hàng hóa bao gồm các loại sản phẩm hàng hóa thiết yếu trong đó có mặt hàng gạo.
Như vậy, việc xuất khẩu gạo vào các nước GCC được thuận lợi rất lớn trong việc
không phải chịu thuế NK. Tuy nhiên mức thuế suất của mặt hàng gạo tại các quốc
gia chưa phải là thành viên của WTO như Iran còn rất cao nhưng có xu hướng giảm
dần từ 149,5% năm 2007 giảm xuống còn gần 50% năm 2012. Điều đó cho thấy sự
cải thiện đáng kể trong thuế suất của khu vực và đang tiến đến một thị trường tự do
NK mặt hàng gạo. Với thị trường I-rắc, thị trường NK gạo lớn nhất tại Trung Đông,
mức thuế suất áp dụng cho NK gạo và các sản phẩm từ gạo năm 2011 ở mức 5%.
Hầu hết các quốc gia trong khu vực Trung Đông tính thuế dựa trên giá CIF của
hàng hóa NK.
Nhìn chung, thuế suất NK mặt hàng gạo tại thị trường Trung Đông thuộc mức
thuế suất thấp nhất thế giới, tạo thuận lợi cho việc XNK gạo tại khu vực này.
1.2.6.2 Qui định phi thuế quan
Đối với mặt hàng gạo NK, do nhu cầu NK lớn, khu vực Trung Đông không áp
dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm mục đích hạn chế NK, bảo hộ mậu dịch
trong nước mà chủ yếu là các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo
vệ người tiêu dùng nội địa.
Đối với khối GCC, các sản phẩm NK phải tuân thủ tiêu chuẩn GSS (Gulf
Standard Specifications). Đây là hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở
hiệp định kinh tế thống nhất GCC. Ngoài ra, các quốc gia trong GCC còn có hệ

thống tiêu chuẩn riêng của quốc gia như Cô-oét là hệ thống tiêu chuẩn KSS
(Kuwaiti Standard Specifications),
22
Tại I-rắc, tổ chức chính về tiêu chuẩn và kiểm định chất lượng I-rắc trực thuộc
bộ Kế hoạch (COSQC) chịu trách nhiệm kiểm tra các tiêu chuẩn đối với hàng hóa
NK. Năm 2004 Irắc trở thành quan sát viên của tổ chức thương mại thế giớ WTO
nên các qui định phi thuế quan về NK vào thị trường này đã được cắt giảm. Tuy
nhiên, I-rắc vẫn áp dụng một số tiêu chuẩn NK đối với mặt hàng gạo như tiêu chuẩn
chiều dài cần thiết cho hạt gạo…các tiêu chuẩn kỷ thuật đối với hạt gạo NK.
Bên cạnh đó, quy định về bao bì nhãn mác cũng được áp dụng đối với việc NK
gạo vào khu vực này. Đa số các quốc gia yêu cầu sản phẩm NK phải tuân thủ
nghiêm ngặt về nhãn mác theo quy định và đặc biệt phải ghi những thông tin trên
bao bì nhãn mác bằng tiếng Ả rập toàn bộ hay một số thông tin quan trọng.
Giấy chứng nhận xuất xứ là một yêu cầu phổ biến khi xuất khẩu vào Trung
Đông.
1.3 Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo sang thị trường Trung
Đông
Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Chúng
ta đạt được thành tựu như trên là nhờ vào rất nhiều yếu tố. Trong việc xuất khẩu gạo
vào thị trường Trung Đông, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế.
Một là điều kiện tự nhiên của nước ta rất phù hợp cho trồng lúa. Nước ta có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm và lượng mưa tương đối cao, hệ thống
kênh ngòi chằng chịt với hai đồng bằng rộng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích đất trồng lúa khá lớn với tổng diện tích
trồng lúa cả nước là 4120,2 nghìn ha vào năm 2011. Đất trồng lúa ở nước ta rất màu
mỡ tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt nhất. Thêm vào đó, chúng ta đã xây dựng
được hệ thống kênh rạch, đê điều ở hầu hết các vùng trống lúa chính. Điều này giúp
cho việc trồng lúa có thể chủ động lượng nước, tránh lũ lụt và đảm bảo cung cấp
nước cho cây lúa phát triển vào mùa khô.
Hai là, người dân có truyền thống trồng cây lúa từ xưa, tích lũy được nhiều kinh

nghiệm nên rất thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa. Thêm vào đó, với những tiến
bộ của khoa học kĩ thuật, năng suất lúa ngày một nâng cao, và những nỗ lực của
ngành nông nghiệp trong việc đưa những giống lúa chất lượng cao vào sản xuất và
giảm dần diện tích thâm canh lúa chất lượng thấp, chất lượng cũng như số lượng
gạo xuất khẩu của nước ta ngày một nâng cao, giúp chúng ta vẫn giữ vững vị thế là
23
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Do đó, chúng ta có tiềm năng rất lớn
trong việc đáp ứng nhu cầu NK gạo ngày càng tăng ở khu vực Trung Đông.
Ba là sự hỗ trợ và quan tâm của nhà nước trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa.
Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích trồng và xuất khẩu lúa
gạo.
Bốn là mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông
đang được thiết lập và tăng cường. Việt Nam đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho
việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khu vực Trung Đông,
ký kết nhiều hiệp định hợp tác với nhiều nước trong khu vực về kinh tế, thương
mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích và bảo hộ về đầu tư… Việt Nam đã
thiết lập được mạng lưới thương vụ ở nhiều nước trong khu vực như Iran, Ixrael,
Cô-Oét, Ả Rập Xê út, UAE…giúp ích cho việc tìm hiểu thị trường và xúc tiến
thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, năm 2008, bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành “Chương trình hành
động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015” nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường các nước Trung Đông.
Năm là nhu cầu NK lương thực lớn tại khu vực này. Khu vực này có nhu cầu
cao đối với mặt hàng gạo do dân số tăng nhanh và nông nghiệp ở khu vực này
không phát triển. Hiện nay, Trung Đông là nhà NK thực phẩm lớn nhất thế giới. Có
đến 90% sản lượng tiêu thụ thực phẩm của nhóm GCC là từ NK. Ước tính, với tốc
độ tăng trưởng dân số gấp ba lần tốc độ tăng dân số trung bình thế giới, khu vực
Trung Đông sẽ phải NK gấp đôi lượng thực phẩm so với hiện nay, dự kiến có thể
đạt đến 53,1 tỉ USD. Do đó, có thể thấy rằng, Trung Đông là một thị trường rất tiềm
năng cho việc xuất khẩu trong hiện tại cũng như tương lai đối với mặt hàng gạo

xuất khẩu của Việt Nam.
1.4 Lợi ích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Trung Đông
1.4.1 Lợi ích kinh tế
Gạo là mặt hàng lương thực chính của nước ta và là mặt hàng lương thực quan
trọng ở nhiều nước trên thế giới. Việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo xuất khẩu
sang thị trường Trung Đông giúp chúng ta thu được lợi ích kinh tế không nhỏ, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà toàn cầu hóa và mua bán quốc tế đã phát triển
rất mạnh.
24
- Một là, NLCT của mặt hàng gạo XK được nâng lên sẽ giúp tăng kim ngạch xuất
khẩu, góp phần vào tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Hai là nâng cao NLCT - phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo góp phần cải biến cơ
cấu kinh tế, thúc đấy sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao
NLCT của mặt hàng gạo giúp chúng ta có thể đẩy mạnh hoạt động XK, từ đó góp
phần tăng nguồn thu ngoại tệ- yếu tố rất cần thiết để phục vụ cho việc NK máy móc
thiết bị hiện đại. Với kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay, mặt hàng gạo
vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn tiền ngoại tệ phục vụ cho hoạt
động NK, xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề nâng cao NLCT của mặt hàng gạo là
rất cần thiết để mặt hàng gạo thực hiện tốt hơn nữa vai trò quan trọng của mình.
- Ba là nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK sang thị trường Trung Đông góp phần
tạo đầu ra ổn định lâu dài cho mặt hàng gạo. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ gạo ở một
số khu vực trên thế giới đã ở mức bão hòa. Ví dụ như tại châu Âu, Bắc Mỹ lượng
gạo tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm rất ít chỉ ở mức dưới 20kg/ người. Tại
các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ gạo thậm chí còn
có xu hướng sụt giảm. Do đó, vấn đề nâng cao NLCT của mặt hàng gạo tại thị
trường Trung Đông là rất cần thiết nhằm tạo đầu ra ổn định và lâu dài cho gạo Việt
Nam trong thời gian tới.
- Bốn là, nâng cao NLCT của mặt hàng gạo còn là một vấn đề rất cần thiết nhằm cải
biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn có được sản

phầm gạo xuất khẩu phải có sự tham gia của nhiều ngành liên quan như công nghệ
sinh học, công nghệ hóa học, chế biến,…chính vì vậy, khi NLCT xuất khẩu mặt
hàng gạo được nâng cao sẽ đòi hỏi sự cải tiến, đổi mới từ những ngành liên quan.
1.4.2 Lợi ích xã hội
Bên cạnh lợi ích kinh tế đạt được, việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK
còn giúp nước ta thu được lợi ích xã hội to lớn.
- Thứ nhất, nâng cao NLCT của mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Việc nâng cao NLCT của mặt
hàng gạo tại thị trường Trung Đông tạo đầu ra cho mặt hàng gạo sản xuất, góp phần
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay ở nước ta có 46,4% lao động
làm việc trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản. Nâng cao NLCT của mặt hàng gạo
Việt Nam XK sang thị trường Trung Đông sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho số
lượng lao động này và tạo ra một khu vực sản xuất ổn định, góp phần xóa đói giảm
25
nghèo cho khu vực đồng bằng sông Hồng, các tỉnh ĐBSCL và khu vực duyên hải
miền Trung, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, cải thiện đời sống nông
dân, giữ vững an ninh trật tự xã hội, ổn định tình hình chính trị quốc gia. Khi NLCT
của mặt hàng gạo được nâng cao sẽ có sức đề kháng tốt hơn cho mặt hàng gạo đối
với những biến động của thị trường thế giới. Điều đó góp phần ổn định nguồn thu
nhập cho các hộ nông dân và góp phần ổn định đời sống xã hội.
- Thứ hai, nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang thị trường Trung
Đông còn có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế với khu vực
Trung Đông. Trong quá trình xúc tiến thương mại và xuất khẩu gạo vào thị trường
Trung Đông, các DN Việt Nam có cơ hội tìm hiểu về đất nước và văn hóa các quốc
gia khu vực này. Đồng thời cùng với việc tiêu dùng gạo Việt Nam, người dân các
nước Trung Đông sẽ hiểu hơn về đất nước chúng ta. Từ đó, tạo tiền đề cho việc giao
lưu hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du
lịch…của hai bên, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta.
1.5 Kinh nghiệm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường

Trung Đông của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm qua. Hàng
năm, Thái Lan sản xuất khoảng 25 triệu tấn gạo trong đó 40-50% là để cho xuất
khẩu. Từ những năm 1960, giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm FOB Bangkok) của Thái
Lan được thế giới coi là chỉ số tốt nhất phản ánh giá trị của thị trường gạo vì nó
phản ánh trung thực biến động cung cầu trên thế giới.
Tại Trung Đông, trong các năm 2007 đến 2011, thị phần của Thái Lan không
ngừng gia tăng từ 18,7% năm 2007 đến 38,8% năm 2011 và trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn nhất của khu vực này. NLCT của mặt hàng gạo của Thái Lan tại thị
trường Trung Đông rất cao. Những thành quả Thái Lan đạt được là nhờ vào sự nỗ
lực của chính phủ, DN và nông dân tại Thái Lan.
• Hỗ trợ từ phía chính phủ
Chính phủ Thái Lan luôn coi trọng việc hoạch định chính sách , đề ra biện pháp
đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường các nước, xây dựng một nền sản xuất nông
nghiệp với chất lượng cao. Chính phủ đã ý thức được tầm quan trọng của hạt gạo
đối với nền kinh tế của đất nước nên đã chú trọng đầu tư vào ba yếu tố cơ bản đó là
chất lượng- thương hiệu- thị trường. Thái Lan chú trọng nâng cao trình độ của nông

×