Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.02 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn cả về mặt sản xuất và xuất khẩu từ một nước có một nền nông
nghiệp lạc hậu sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, thì nay đã có những tiến bộ vượt
bậc, bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia và đã vươn lên trở thành một nước
xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới trong đó, có mặt hàng gạo chỉ
đứng sau Thái Lan
Trong thời gian sắp tới khi đất nước đang bước vào quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa ngành nông nghiệp nước ta phải tiếp tục giải quyết những vấn đề còn
tồng tại bức xúc trong thời gian qua và cải biến, phát triển sao cho phù hợp với tình
hình kinh tế xã hội hiện nay nhằm bảo đảm lợi ích của người nông dân và lợi ích của
toàn xã hội.
Trong các mặt hàng nông nghiệp có tác động lớn đến đời sống của người dân
thì mặt hàng gạo là mặt hàng có tác động mạnh mẽ nhất và nhạy cảm nhất tới người
dân. Việt Nam ta trước đây từ một nước còn lo về vấn đề lương thực, sản xuất ra chủ
yếu là tự cung, tự cấp thì nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trong khu
vực và trên thế giới. Nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với vấn đề sản xuất và xuất
khẩu gạo đó là “ lúa cạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta không chỉ hiện
nay mà còn trong tương lai với hia vùng đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Sông Cửu
Long với đất đai mầu mỡ và điều kiện tự nhiên thuận lợi là điều kiện để nước ta sản
xuất mặt hàng lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và hướng ra xuất
khẩu, Sản xuất lúa gạo phải chủ yếu đưa thâm canh, sử dụng giống có chất lượng
cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Để
thực hiện được các mục tiêu đề ra cho xuất khẩu gạo trong thời gian tới thì chúng ta
phải có sự nhìn nhận lại về thực trạng sản xuất hàng hóa và việc xuất khẩu gạo những
năm vừa qua và đặt trong bối cảnh về vấn đề lương thực của thế giới hiện nay, từ đó
có những nghiên cứu, xem xét và so sánh về sản lượng gạo qua các giai đoạn, qua các
năm và giữa các quốc gia điển hình về xuất khẩu gạo trên thế giới như , Thái Lan,
Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ … Từ đó rút ra những giải pháp cho xuất khẩu và xuất gạo
trong thời gian tới.


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với sự hưỡng dẫn của GS .TS Đặng Đình Đàocùng các Cô Chú CBNV trong
công ty, cũng như sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, học hỏi bản thân em đã chọn đề tài :
“Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp”.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GẠO LÚA VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO TRONG
THỜI GIAN TỚI.
Trong chuyên đề thực tập này em đã cố gắng đưa ra và phân tích một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu gạo của công ty. Tuy nhiên do trình độ còn
nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, các nguồn tài liệu vẫn chưa được thu
thập đủ, hơn nữa thị trường trong tương lai là một lĩnh vực đầy biến động. Nên bài
viết của em đã không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn và
giúp em hoàn thiện hơn trong nhận thức của mình.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DỤNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
GẠO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là
ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất nhập
khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước. Nếu mỗi

quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao
giờ có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng
hoá trong nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia
đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất
lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều
kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hành hoá tư liệu sản xuất, từ
máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm
mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể
chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi
lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển
kinh tế. Do những điều kiện khác nhau mỗi quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này
nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể phát huy được các lợi thế, tạo sự cân bằng
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau.
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về
lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện
như: Nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên…, thông qua hoạt động xuất khẩu
cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hoạt động xuất khẩu cũng là cần thiết vì lí do cơ bản nó là khai thác được lợi
thế so sánh của nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia cũng như cá nhân
không thể sống riêng rẽ độc lập với bên ngoài. Thương mại quốc tế cho phép đa
dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn mức có
thể tiêu dùng với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao hơn mức có thể tiêu dùng với
ranh giới và khả năng sản xuất trong nước (nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp
không buôn bán với nước ngoài).

Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thi phạm vi chuyên môn
hoá càng cao. Số sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày một
dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách khác,
chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại một quốc gia không thể
chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với
nước khác. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của qui luật lợi thế
so sánh. Qui luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chìa khoá
của phương thức thương mại. Qui luật cũng khẳng định rằng nếu mỗi quốc gia
chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh (hoặc có hiệu quả
sản xuất cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên.
Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa
các nước. Vì điều kiện sản xuất có thể khác nhau giữa nước nước nên sẽ có lợi khi
mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng thích hợp để xuất khẩu và nhập
khẩu những mặt hàng cần thiết từ nước khác. Mặt khác khi chuyên môn hoá với qui
mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng hiệu quả kinh tế và ngay cả khi hiệu quả
tuyệt đối của hai nước giống nhau, buôn bán có thể xảy ra do sở thích và nhu cầu.
Đối với nước ta, một quốc gia đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Không thể nào xây dựng
được nền kinh tế hoàn chỉnh nếu chỉ dựa vào nguyên tắc tự cung tự cấp, ngay cả đối
với một quốc gia phát triển nhất, vì nó đòi hỏi rất tốn kém về chất và thời gian. Vì
vậy phải đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng ngoại
thương trên cơ sở nguyên tắc “hợp tác bình đẳng khôn phân biệt thể chế chính trị và
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đôi bên cùng có lợi” như nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII mà Đảng ta khẳng
định.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, giá lao
động rẻ…bởi vậy, Việt Nam tập trung vào sản xuất những mặt hàng tận dụng sự ưu
đãi của thời tiết khí hậu, sử dụng nhiều lao động, ít vốn. Tận dụng tốt các lợi thế này

để xuất khẩu là hướng đi đúng đắn phù hợp với qui luật thương mại quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu
a. Mục tiêu của xuất khẩu
Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu có thể giống với mục tiêu của hoạt động
doanh nghiệp hay mục tiêu cụ thể của từng thời kì cụ thể nào đó. Một doanh nghiệp
phấn đấu xuất khẩu có thể không để nhập khẩu mà để thu ngoại tệ là hướng lợi do
việc chuyển đổi ngoại tệ thu được ra tiền Việt Nam. Ở một thời đểm nào đó xuất
khẩu có thể dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để chi cho hoạt động ngoại giao…
Đó là mục tiêu của xuất khẩu, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu của xuất
khẩu là nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng nền kinh tế, phục vụ cho công
nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm…
Xuất khẩu là để nhập khẩu do đó thị trường xuất khẩu phải xuất phát từ yêu cầu
của thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng.
b. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Để thực hiện các mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện
các nhiệm vụ sau đây:
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân
lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất….)
3. Vai trò của xuất khẩu gạo
a. Một số nét chính về gạo
Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại lương thực truyền thống chủ yếu
được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết năm loại cụ thể: mỳ, ngô,
kê, lúa mạch. Trong số các loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người. Để sống
và làm việc con người tất yếu phải được cung cấp năng lượng từ khẩu phần ăn đa
dạng hằng ngày. Thực tế trong cơ cấu lương thực thế giới hiện nay riêng gạo đã cung
cấp tỷ lệ Calo rất cao cho dân số ở trong loạt nước.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Cách phân loại gạo
Theo chủng loại giống lúa canh tác: bao gồm gạo Taponicoc, gạo chiêm, gạo

mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo đài trà thông thường, gạo thơm đặc sản… theo Viện nghiên
cứu lúa Quốc tế có khoảng 7000 giống lúa khác nhau nhưng chỉ có một số giống
truyền thông đạt giá trị kinh tế cao.
+ Theo quy trình công nghệ chế biến và độ nẩy cao, có gạo lực, gạo còn phôi,
gạo xát trắng, gạo đồ hấp, gạo hồ tẩy, gạo bóng.
+ Theo hình dáng và kích cỡ: người ta có thể chia ra gạo hạt dài, gạo hạt tròn,
hạt gạo trung bình, gạo hạt ngắn….
+ Theo kích cỡ hạt vỡ và tỉ lệ lầm: mậu dịch gạo Quốc tế còn quy định cụ thể
độ vỡ ít và vỡ nhiều…gạo có độ vỡ ít (nếu phần còn lại lớn hơn 5/10 hạt nguyên vẹn)
và ngược lại loại hạt có độ vỡ nhiều (nếu kích thước phần còn lại chỉ bằng 5/10 ->
2/10 hạt nguyên vẹn), gạo có độ vỡ nhiều như vậy được gọi là tầm. Tỉ lệ lẫn phẩm là
một tiêu thức quan trọng để xác định phẩm cấp gạo và mức giá giao dịch.
+ Theo màu sắc: có gạo trắng, gạo trắng trong, gạo trắng đục, gạo đỏ, gạo nâu,
gạo bạc bụng, gạo hạt vàng…. Khi gạo xuất hiện bạc bụng, hạt vàng thì chất lượng sẽ
bị giảm rút, dù giá giảm nhưng vẫn khó tiêu thụ trong buôn bán quốc tế hiện nay.
Ngoài ra việc phân loại trong mậu dịch Quốc tế còn chú ý đến những tiêu thức
khác như tỉ lệ thuỷ phân không quá 14% tỉ lệ hạt vàng không quá 1%, tỉ lệ tạp chất
không (đá, sỏi, kim loại….) không quá 0,05%, tỉ lệ tạp chất thực vật (rơm, cỏ…)
không quá 1,5% cũng như tỉ lệ gạo lẫu, gạo bạc bụng biến mất.
b. Vai trò của xuất khẩu gạo
* Xuất khẩu gạo giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại tệ để nhập
khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước.
Hiện nay gạo chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
đất nước. Trong khi đó cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bị thâm hụt,
do đó cần có một khoản ngoại tệ bổ sung sự thâm hụt đó.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá
đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc
thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến .
6

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nguồn vốn để nhập khẩu hình thành từ nhiều nguồn: đầu tư nước ngoài, đi vay,
viện trợ và xuất khẩu. Các nguồn đầu tư nước ngaòi, đi vay, viện trợ tuy quan trọng
nhưng cũng phải trả dù cách nay hay cách khác. Nguồn quan trọng nhất chỉ có thể
trông chờ vào là xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng.
* Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất
và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển để thực hiện:
- Xuất khẩu gạo sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu gạo tạo điều kiện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần
ổn định sản xuất.
- Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo mở rộng
khả năng tiêu dùng của một quốc gia.
Thông qua xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác
dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khâu
sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải
nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị
trường thế giới.
* Xuất khẩu gạo có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân
- Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thể hiện trên nhiều
phương diện. Một mặt sản xuất gạo là nơi thu hút nhiều lao động và việc làm có thu
nhập khá ổn định. Mặt khác xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩm
tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của nhân dân.
- Giải pháp xuất khẩu là sự đòi hỏi nhất thiết của thực trạng kinh tế. Khi thực
hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địa sẽ được giải
quyết lập lại cung cầu ở giá cao hơn. Nông dân không những bán được hàng mà còn

được giá. Từ những điều này mang lại cho nông dân thu nhập cao hơn và đây chính
là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Ngoài ra thông qua xuất khẩu gạo chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêu cầu
của thị trường đối với mặt hàng gạo. Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản
xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất để nâng cao trình độ
và hiệu quả của nền công nghiệp.
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường gạo xuất khẩu
* Thị phần của mặt hàng gạo xuất khẩu trên thị trường
Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển của thị trường. Tất cả các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường đều muốn sản phẩm của mình
chiếm càng nhiều thị phần, điều này đồng nghĩa là doanh nghiệp có càng nhiều khách
hàng tiêu dùng trên thị trường đó. Thị phần được đánh giá dựa trên doanh thu về sản
phẩm của mình trên thị trường đó và tỷ lệ doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh với
mình, hay căn cứ vào khối lượng sản phẩm gạo xuất khẩu vào một thị trường nào đó
so với đối thủ cạnh tranh.
Thị phần của doanh nghiệp trên một đoạn thị
trường so với đối thủ cạnh tranh
=
Khối lượng gạo xuất khẩu của doanh
nghiệp vào thị trường đo
Doanh thu gạo xuất khẩu của đối thủ
cạnh tranh vào thị trường đó.
Hoặc
Thị phần của doanh nghiệp
(đất nước)
=

Doanh thu của doanh nghiệp (đất nước)
Tổng doanh thu trên thị trường
Hoặc
Thị phần =
Lượng bán
x 100%
Lượng tiêu thụ trên thị trường
Thị phần càng lớn thì độ chi phối thị trường càng lớn. Nhưng chỉ tiêu này rất
khó xác định do rất khó biết được thông tin chính xác về lượng tiêu thụ của các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường.
* Quy mô và sự tăng trưởng
Quy mô của thị trường gạo xuất khẩu nó phản ánh qua quy mô của khách hàng,
số lượng các hợp đồng ngoại thương về nhập khẩu mặt hàng gạo của công ty. Bên
cạnh đó quy mô của thị trường gạo xuất khẩu còn thể hiện ở phạm vi địa lý mà sản
phẩm gạo của công ty, đất nước được đưa tới. Quy mô của thị trường gạo xuất khẩu
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phải đủ lớn để bù đắp chi phí và lãi của công ty. Chỉ tiêu này không phản ánh hoàn
toàn chính xác tuyệt đối mức độ phát triển của thị trường.
Mức độ tăng trưởng của thị trường ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ, cạnh tranh
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
* Sức hấp dẫn của thị trường
Phản ánh khả năng sinh lời của thị trường. Thị trường nào có nhu cầu lớn về
hàng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp, đất nước và hoạt động tiêu thụ trên thị trường
đó của công ty có thể đáp ứng tốt thì thị trường đó trở thành thị trường hấp dẫn. Có 5
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn nội tại về lợi nhuận lâu dài của một thị trường.
Một là, số lượng doanh nghiệp trong một ngành: nếu thị trường có quá nhiều
đối thủ cạnh tranh thì thị trường đó không mấy hấp dẫn.
Hai là, số lượng các đối thủ tiềm ẩn: Một thị trường sẽ không hấp dẫn nếu có
thể thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Việc tham gia vào thị trường của các đối

thủ cạnh tranh mới này phụ thuộc vào rào cản của ngành xuất khẩu.
Ba là, Mối đe doạ từ các nhà sản xuất, nhà cung ứng: một đoạn thị trường sẽ
không hấp dẫn nếu nhà sản xuất, cung ứng gây ép đối với sản phẩm kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong khi các sản phẩm nông sản như là gạo cạnh tranh được trên thị
trường đòi hỏi phải có chất lượng ngày càng cao và giá thành ngày càng hạ.
Bốn là, Mối đe dạo từ phía khách hàng: Một đoạn thị trường sẽ không hấp dẫn
nếu người mua có quyền thương lượng lớn hay ngày càng cao. Người mua sẽ gây sức
ép về sản phẩm đòi hỏi có chất lượng cao hơn, dịch vụ văn minh hơn nhưng không
muốn tăng giá thậm chí còn muốn giá giảm. Sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam
chủ yếu là sản phẩm thô, chất lượng thấp, hàm lượng chế biến không cao, nó gây khó
khăn cho việc vận chuyển trên chặng đường dài qua các quốc gia, châu lục. Vì vậy,
sản phẩm gạo của ta luôn bị ép giá so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Năm là, Mối đe doạ về những sản phẩm thay thế: Thị trường sẽ không hấp dẫn
nếu có nhiều sản phẩm thay thế lực hay tiềm ẩn. Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra rào
cản cho nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm được thay thế. Qua đó giảm lợi nhuận của
công ty trên thị trường đó.
* Mức độ tập trung hay phân tán của thị trường
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của các chiến lược lựa chọn thị
trường xuất khẩu gạo thì thay cho chỉ tiêu số lượng thị trường người ta có thể sử
dụng chỉ tiêu phần ngân sách của doanh nghiệp, đất nước, được phân phối cho các
khu vực thị trường khác nhau. Mức độ tập trung của việc phát triển thị trường gạo
xuất khẩu còn có thể tính bằng hệ số tập trung, được định nghĩa như tổng bình
phương của số phần trăm hàng hoá của doanh nghiệp, đất nước được tiêu thụ ở thị
trường nước ngoài.
Mức độ tập trung của thị trường : C
2
1
n

i
C S
=

Trong đó:
C: Là hệ số tập trung thị trường
S
i
: Tỷ lệ % hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ ở nước thứ i
n: Số nước
* Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận
• Doanh thu = khối lượng hàng hoá bán ra x giá bán
• Doanh thu tăng có thể nói phát triển thị trường có hiệu quả. Tuy vậy, chỉ
doanh thu thì chưa đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn điều đó, mà còn phải xem xét
đến khả năng doanh thu có bù đắp được chi phí không, vì vậy người ta sử dụng chỉ
tiêu lợi nhuận.
• Lợi nhuận do phát triển thị trường
Lợi nhuận do phát
triển thị trường
=
Doanh thu tăng thêm do
phát triển thị trường
-
Chi phí để phát triển
thị trường
• Tỷ suất doanh lợi: Chỉ tiêu này cho thấy có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
từ hoạt động xuất khẩu nông sản khi bỏ ra 1 đồng chi phí.
Tỷ suất doanh lợi =
Lợi nhuận bán hàng
Chi phí cho hoạt động bán hàng

10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Tỷ suất lợi nhuận: Cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong hoạt động
xuất khẩu gạo sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận =
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
• Tỷ suất ngoại tể xuất khẩu
Tỷ suất ngoại tệ
xuất khẩu nông sản
=
Số nội tệ bỏ ra để
xuất khẩu nông sản
Số ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất
khẩu nông sản
Nếu tỷ xuất ngoại tệ lớn hơn tỷ lệ giá hối đoái thì nên xuất khẩu và ngược lại.
2. Động thái phát triển
Trên bình diện quốc tế, những kết quả dự báo tính đến thời điểm này cho thấy,
thị trường lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung đang diễn biến theo chiều hướng
có lợi cho những nước xuất khẩu.
Cụ thể, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2003 – 2004 chỉ đạt 388,3 triệu tấn,
giảm 2,7 triệu tấn còn trong niên vụ này, tuy tổng sản lượng dự báo đạt 399,8 triệu
tấn, nhưng tiêu thụ gạo toàn cầu lại đạt 417,3 triệu tấn và tồn kho gạo thế giới giảm
rất mạnh từ 105,8 triệu tấn xuống chỉ còn 82,7 triệu tấn, giảm tới 21,8%.
Với tương quan cung cầu gạo trên thị trường thế giới, cơ hội vàng đang đến với
mặt hàng gạo xuất khẩu của nước ta. Quan sát giá gạo xuất khẩu của nước ta kể từ
sau sự kiện sốt nóng giá gạo thế giới vào năm “El nino thế kỷ” 1998, chúng ta sẽ thấy
rất rõ điều này. Đó là tính bình quân, giá gạo xuất khẩu từ kỷ lục 274,73 USD/tấn
năm 1998 chẳng những đã “rơi tự do” xuống 227,49 USD/tấn năm 1999 (giảm
47,24USD/tấn hay 17,19%), mà còn rơi liên tục trong hai năm sau đó: năm 2000 chỉ

đạt bình quân 191,93 USD/tấn, giảm 35,56 USD/tấn hay 15,63%; năm 2001 xuống
tới mức thấp kỷ lục 167,53USD/tấn, giảm 24,40 USD/tấn hay 12,71%. Tiếp theo, tuy
giá gạo xuất khẩu năm 2002 đã tăng vọt lên 223,86 USD/tấn (tăng 56,33 USD/tấn
hay 33,62%), nhưng trong năm 2003 vừa qua lại giảm mạnh xuống chỉ còn 188,97
USD/tấn (giảm 34,89 USD/tấn hay 15,59%).
11

×