Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học KINH tế NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.75 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN- HÀ NỘI



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(Dành cho đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp)

Mã số:
Bộ môn phụ trách: Kinh tế nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Khoa Kinh tế nông nghiệp & PTNT

Hà Nội 2007
Đề cương môn: KTPT Nông thôn 1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(Môn học bắt buộc cho cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp)
1.GIỚI THIỆU CHUNG
- Mã môn học:
- Môn học: Kinh tế nông nghiệp : ĐVHT: 03
Trong đó: + Số tiết giảng trên lớp : 30
+ Số tiết thảo luận và bài tập:15
2. GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH
PGS.TS.Vũ Đình Thắng
PGS.TS.Nguyễn Văn Áng
PGS.TS.Hoàng Văn Cường
GS.TSKH.Lê Du Phong
3. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG:
Kinh tế nông nghiệp & Phát triển nông thôn
4. MÔ TẢ MÔN HỌC


Trong chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, môn Kinh
tế nông nghiệp là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành, nhằm trang bị một
cách hệ thống những kiến thức lý thuyết kinh tế học ngành nông nghiệp cho học viên cao
học của chuyên ngành kinh tế nông nghiệp thuộc trường Đại học kinh tế quốc dân. Những
kiến thức mà môn học này trang bị cho học viên bao gồm: lý luận nhận thức tổng quát về
những đặc thù của ngành nông nghiệp, chiến lược phát triển ngành trong khuôn khổ chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước và của địa phương; những lý luận
về xây dựng hệ thống kinh tế nông nghiệp; những kiến thức kinh tế học thuộc lĩnh vực sản
xuất, thương mại của ngành nông nghiệp; những kiến thức về quản lý vĩ mô nền nông
nghiệp. Tất cả những kiến thức nêu trên đều gắn với điều kiện hội nhập và gắn với thực
tiễn phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Môn Kinh tế nông nghiệp dành cho học viên cao học chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp, có những khác biệt so với môn học này dành cho đào tạo hệ cử nhân chuyên ngành
Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sự khác nhau đó là : 1/Các nội dung nghiên
cứu được xây dựng theo hướng xâu chuỗi những vấn đề và nâng cao lên theo các chủ đề
lớn và cốt lõi của môn Kinh tế nông nghiệp ở bậc cử nhân ; 2/Tăng cường hơn việc vận
dụng những kiến thức lý thuyết để phân tích, đánh giá, xử lý những vấn đề thực tiễn phát
triển nông nghiệp Việt Nam hoặc nông nghiệp các địa phương và vùng lãnh thổ trong điều
kiện đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập.
5. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
• Kiến thức lý thuyết: Nắm vững những kiến thức kinh tế học ngành nông nghiệp với
tính cách là ngành sản xuất vật chất đặc thù; những khái niệm, thuật ngữ chuyên
ngành nông nghiệp; những qui luật và tính qui luật phát triển ngành nông nghiệp
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 2
trên cả hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn với điều kiện đã gia nhập
WTO.
• Kỹ năng thực hành: Có kỹ năng phân tích, lý giải có căn cứ khoa học các hiện tượng
kinh tế và quản lý trong ngành nông nghiệp; biết vận dụng tổng hợp kiến thức để
phân tích, đánh giá và đề xuất một cách có căn cứ khoa học về những giải pháp kinh
tế, quản lý nền nông nghiệp cả nước cũng như của từng địa phương.

6. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC
• Máy tính + Máy chiếu (nếu số học viên > 10). Học viên có bản Slides trước
• Bảng, bút dạ hoặc phấn viết.
7. KẾ HOẠCH TƯ VẤN, GIÚP ĐỠ HỌC VIÊN TRONG HỌC TẬP,
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Giáo viên giảng những nội dung mới, nâng cao cho học viên, giới thiệu tài liệu đọc
trong giờ lên lớp
• Học viên đọc tài liệu, chuẩn bị các nội dung trao đổi trước.
• Trong buổi thảo luận, học viên sẽ trình bày, trao đổi với nhau các nội dung nghiên
cứu dưới sự giúp đỡ của thầy.
• Giáo viên có thế có kế hoạch giải đáp thắc mắc, bổ túc thêm kiến thức, thực hiện trao
đổi chuyên môn ngoài những vấn đề học trên lớp thông qua điện thoại Email, v.v
8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Trong quá trình tiếp thu môn học, học viên phải hoàn thành:
• 01 bài kiểm tra tại lớp
• 01 bài tiểu luận môn học, khoảng 20 trang khổ A4, nộp cho giảng viên trước ngày
thi kết thúc môn học.
• 01 bài thi kết thúc môn học.
• Điểm đánh giá chung sẽ là điểm tổng hợp của bài kiểm tra là 0,2, của tiểu luận là 0,2
và bài thi kết thúc môn học là 0,6.
9. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Kinh tế nông nghiệp là môn học nối tiếp theo môn Kinh tế phát triển nông thôn,
nhằm đi sâu nghiên cứu những nội dung khoa học kinh tế phát triển lĩnh vực nông
nghiệp với tính cách là ngành sản xuất vật chất đặc thù; là môn học trang bị những kiến
thức lý thuyết của chuyên ngành hẹp. Theo tính chất của môn học như đã trình bày và
để đạt được những mục tiêu đặt ra, yêu cầu người họ phải được trang bị đầy đủ những
kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành; đối với các môn học chuyên ngành thì nhất thiết
học viên phải được học xong môn Kinh tế phát triển nông thôn mới bắt đầu học môn
Kinh tế nông nghiệp. Để đảm bảo tiếp thu có hệ thống, các môn học chuyên ngành khác
như Quản trị kinh doanh nông nghiệp; Phân tích chính sách nông nghiệp; Lập dự án đầu

tư nông nghiệp phải được học sau khi đã học xong môn Kinh tế nông nghiệp.
10. PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY
Môn học được kết cấu thành 4 chương lớn theo 4 chủ đề. Tổng số tiết giảng là 45
tiết (3 đơn vị học trình), được phân bổ cụ thể như sau:
TT Tên chương Tổng số Giảng Thảo luận
1 Chương 1 8 5 3
2 Chương 2 15 10 5
3 Chương 3 10 5 15
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 3
4 Chương 4 7 5 2
45 30 15
Đề cương cụ thể của từng chương:
Chương 1: Tổng quan về kinh tế nông nghiệp
1. Mục đích:
Trang bị cho học viên cao học những kiến thức tổng quan về kinh tế nông nghiệp
với tình cách là một ngành sản xuất vật chất đặc thù của nền kinh tế quốc dân, ngành kinh
tế sinh học: Ngoài việc nắm vững vị trí, đặc điểm của ngành nông nghiệp, cần tập trung
nghiên cứu sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH
và hội nhập hiện nay.
2. Nội dung:
I. Những vấn đề chung về nông nghiệp
1. Quan niệm về ngành nông nghiệp
1.1. Quan niệm về ngành nông nghiệp
1.2. Quan niệm mới về nông nghiệp
2. Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
2.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm – tư liệu sinh hoạt không thể thay thế
2.2. Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển các ngành phi nông nghiệp
2.3. Làm thị trường cho phát triển các ngành kinh tế
2.4. Đóng góp cho xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước
2.5. Giữ vai trò lớn trong bảo vệ môi trường

3. Đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp
3.1. Sản xuất nông nghiệp có tính vùng, tính khu vực
3.2. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế
3.3. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống có qui luật sinh trưởng phát
triển riêng.
3.4. Tính thời vụ cao của sản xuất nông nghiệp.
3.5. Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
và hội nhập quốc tế.
3.6. Điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp Việt Nam là rất đa dạng và phức tạp.
II- Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
1. Khái quát quá trình đổi mới
1.1. Giai đoạn khởi đầu trước 1986
1.2. Giai đoạn đổi mới toàn diện (1986-1995)
1.3. Giai đoạn từ sau 1995 đến nay
2. Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 4
2.1. Sản xuất lương thực ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường cả số lượng và
chất lượng.
2.2. Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá
2.3. Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu.
2.4. Ngành thuỷ sản đang vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2.5. Có sự chuyển biến đột phá về hình thức tổ chức sản xuất.
2.6. Xuất khẩu nông sản phát triển.
3. Những vấn đề đặt ra.
3.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm
3.2. Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp.
3.3. Nạn chặt phá rừng và tình trạng cháy rừng chưa được ngăn chặn hữu hiệu.
3.4. Thu nhập từ nông nghiệp giảm, phân hoá giàu nghèo trong nông thôn tăng lên.
III- Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam
1.Chiến lược chung

1.1.Các căn cứ xây dựng chiến lược
1.2. Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2010 và 2020.
1.3. Mục tiêu phát triển
2. Cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp
3. Phát triển nông nghiệp bền vững.
3.1. Khái niệm và nội dung của nông nghiệp bền vững
3.2. Sự cần thiết phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
3.3. Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
3. Câu hỏi thảo luận:
Trình bày chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và
hội nhập?
4. Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích cơ sở khoa học của các quan niệm về nông nghiệp?
2. Phân tích vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân? Liên hệ thực tiễn địa
phương?
3. Phân tích những đặc điểm của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Việt Nam
nói riêng? Rút ra những vấn đề kinh tế, quản lý cần chú ý?
4. Trình bày những thành tựu và những vấn đề đặt ra của phát triển nông nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới? Liên hệ thực tiễn địa phương?
5. Trình bày chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020? Liên hệ với chiến
lược phát triển nông nghiệp địa phương?
5. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – NXB Đại học KTQD – 4/2006
2. Michael P.Tođaro – Kinh tế học cho thế giới thứ ba – NXB Giáo dục, H, 1998 trang
301-332.
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 5
3. David Colman & Trevor Young – Nguyên lý kinh tế nông nghiệp – NXB Nông nghiệp
– H, 1994, trang 152-232; 266-311.
4. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông
nghiệp, nông thôn – NXB Nông nghiệp, H, 1993

5. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 - Bộ
NN & PTNT, H, 7/2000
6. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2020 - Bộ KH & ĐT, H, 2006 (Phần Kế
hoạch phát triển nông nghiệp).
7. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1996.
8. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn CNH-HĐH ở Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia, H, 1999.
9. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang – Lưu Đức Sùng: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở
Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, , NXB Nông nghiệp, H, 2001.
10. T.V.Hà – N.K.Quắc: Kinh tế trang trại gia đình, NXB Nông nghiệp, H, 1988.
11. Đ.T.Tuấn: Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia, H, 1997.
12. Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam 1945-1995, NXB Nông nghiệp, H, 1996.
13. Nguyễn Đình Hương: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
theo định hướng CNH, HĐH, NXB CTQG, H, 2000.
14. Văn kiện Đại hội Đảng X gồm: Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội.
15. Các bài viết có liên quan đăng trên: Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển và các tạp chí khác.
Chương 2: Hệ thống kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
1. Mục đích:
Trang bị cho các cao học viên những kiến thức kinh tế học chủ yếu thuộc lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp. Những kiến thức kinh tế học này có thể phân thành hai mảng kiến thức;
đó là: Kinh tế học sử dụng các yếu tố nguồn lực phát triển nông nghiệp và kinh tế học phát
triển các tổ chức kinh tế vi mô nông nghiệp. Với từng nội dung, học viên cần liên hệ với
thực tiễn Việt Nam.
2. Nội dung:
I- Kinh tế học sử dụng các yếu tố nguồn lực phát triển nông nghiệp
1. Một số vấn đề chung
1.1. Quan niệm về nguồn lực phát triển nông nghiệp

1.2. Vai trò nguồn lực trong tăng trưởng, phát triển nông nghiệp
2. Sử dụng nguồn lực ruộng đất
2.1. Vị trí, đặc điểm nguồn lực ruộng đất
2.2. Tính qui luật vận động của ruộng đất trong nền kinh tế thị trường.
2.3. Những đặc trưng của của quĩ đất ở nước ta
2.4. Những biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý quĩ đất nông nghiệp
3. Sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp
3.1. Khái niệm và đặc điểm
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 6
3.2. Xu hướng biến động
3.3. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
4. Sử dụng nguồn lực vốn trong nông nghiệp
4.1. Vai trò, đặc điểm vốn sản xuất trong nông nghiệp
4.2. Vốn cố định trong nông nghiệp
4.3. Vốn lưu động trong nông nghiệp
4.4. Biện pháp tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
5. Thuỷ lợi hoá nông nghiệp
5.1. Khái niệm
5.2. Nội dung
5.2.1. Trị thuỷ các dòng sông lớn
5.2.2. Công tác thuỷ nông
5.2.3. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước
6. Cơ giới hoá nông nghiệp
6.1. Khái niệm
6.2. Những vấn đề kinh tế chủ yếu
7. Điện khí hoá nông nghiệp nông thôn
7.1. Khái niệm
7.2. Những vấn đề kinh tế chủ yếu
8. Hoá học hoá nông nghiệp
8.1. Khái niệm

8.2. Những vấn đề kinh tế chủ yếu
9. Sinh học hoá nông nghiệp
9.1. Khái niệm
9.2. Những vấn đề kinh tế chủ yếu
10. Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp
10.1. Đặc điểm tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp
10.2. Các mô hình chuyển giao
II- Tổ chức kinh tế nông nghiệp vi mô
1. Một số vấn đề chung
1.1. Khái niệm, đặc trưng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
1.2. Hệ thống kinh tế và tổ chức kinh tế nông nghiệp vi mô
2. Kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp
2.1. Khái niệm và đặc điểm
2.2. Diễn biến kinh doanh hộ gia đình trong nông nghiệp
2.3. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh và xu hướng chuyên nghiệp hoá
2.4. Biện pháp phát triển kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp
3. Kinh tế trang trại
3.1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí nhận dạng
3.2. Nguồn gốc hình thành
3.3. Mô hình tổ chức và cơ chế vận hành
3.3.1. Minh bạch hoá thị trường đầu vào và đầu ra
3.3.2. Chế độ hợp đồng
3.3.3. Nhất thể hoá chiến lược (Hiệp hội)
3.3.4. Chế độ công ty
3.3.5. Hợp tác xã trang trại
4. Tổ chức kinh tế tập thể trong nông nghiệp
4.1. Khái niệm, đặc điểm và xu hướng phát triển
4.2. Sự khác biệt giữa hợp tác xã và công ty
4.3. Những điểm mới của Luật HTX 2003
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 7

3. Câu hỏi thảo luận:
1. Quan niệm mới về nguồn lực phát triển nông nghiệp? Phân tích những vấn đề kinh
tế về một yếu tố nguồn lực quan trọng nhất. (Do giáo viên giảng lựa chọn)
2. Thành tựu, những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển kinh tế trang trại? Liên hệ
thực tiễn địa phương?
4. Câu hỏi ôn tập:
1. Khái niệm, vai trò của nguồn lực trong tăng trưởng, phát triển nông nghiệp?
2. Đặc điểm nguồn lực ruộng đất và những vấn đề kinh tế cần chú ý?
3. Biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý quỹ đất nông nghiệp Việt Nam?
4. Phân tích các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp?
5. Đặc điểm vốn trong sản xuất nông nghiệp và những vấn đề kinh tế cần chú ý?
6. Biện pháp tạo vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp có hiệu quả?
7. Trình bày những vấn đề kinh tế chủ yếu trong công tác thuỷ nông và liên hệ thực tiễn ở
nước ta.
8. Trình bày những vấn đề kinh tế chủ yếu trong công tác giống và liên hệ thực thực ở
nước ta.
9. Trình bày đặc điểm, các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong nông
nghiệp? Liên hệ thực tiễn địa phương?
10. Đặc trưng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam? Phân biệt hệ thống kinh tế với
các tổ chức kinh tế nông nghiệp vi mô?
11. Biện pháp phát triển kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp? Liên hệ thực tiễn?
12. Tiêu chí nhận dạng trang trại? Trình bày mô hình tổ chức và cơ chế vận hành các trang
trại trong nông nghiệp?
13. Khái niệm kinh tế tập thể trong nông nghiệp? Trình bày sự khác biệt giữa hợp tác xã và
công ty trong nông nghiệp?
14. Trình bày những điểm mới của Luật HTX 2003?
5. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – NXB Đại học KTQD – 4/2006
2. Michael P.Tođaro – Kinh tế học cho thế giới thứ ba – NXB Giáo dục, H, 1998 trang
301-332.

3. David Colman & Trevor Young – Nguyên lý kinh tế nông nghiệp – NXB Nông nghiệp –
H, 1994, trang 152-232; 266-311.
4. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông
nghiệp, nông thôn – NXB Nông nghiệp, H, 1993
5. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 - Bộ NN
& PTNT, H, 7/2000
6. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2020 - Bộ KH & ĐT, H, 2006 (Phần Kế hoạch
phát triển nông nghiệp).
7. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1996.
8. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn CNH-HĐH ở Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia, H, 1999.
9. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang – Lưu Đức Sùng: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở
Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, , NXB Nông nghiệp, H, 2001.
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 8
10. T.V.Hà – N.K.Quắc: Kinh tế trang trại gia đình, NXB Nông nghiệp, H, 1988.
11. Đ.T.Tuấn: Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia, H, 1997.
12. Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam 1945-1995, NXB Nông nghiệp, H, 1996.
13. Nguyễn Đình Hương: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
theo định hướng CNH, HĐH, NXB CTQG, H, 2000.
14. Văn kiện Đại hội Đảng X gồm: Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội.
15. Các bài viết có liên quan đăng trên: Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển và các tạp chí khác.
Chương 3: Kinh tế học thương mại nông nghiệp
1. Mục đích:
Trang bị cho học viên những kiến thức về kinh tế học thuộc lĩnh vực thương mại
của ngành nông nghiệp theo hướng cơ bản, hiện đại và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Những kiến thức cơ bản đó là những kiến thức về thị trường nông nghiệp, cung cầu và cân
bằng thị trường nông sản, vai trò của chính phủ trong thương mại hàng nông sản.

2. Nội dung:
I- Thị trường nông nghiệp
1. Bản chất của thị trường nông nghiệp
1.1. Định nghĩa thị trường nông nghiệp dưới góc độ kinh tế
1.2. Thị trường nông nghiệp và thị trường nông sản
2. Chức năng của thị trường nông nghiệp
2.1. Chức năng thừa nhận
2.2. Chức năng thực hiện
2.3. Chức năng điều tiết, kích thích
2.4. Chức năng thông tin
3. Những đặc điểm chủ yếu của thị trường nông nghiệp
3.1. Độ cận biên thị trường nông nghiệp
3.2. Hình thành giá cả nông sản theo thời vụ
3.3. Tình trạng độc quyền là tương đối phổ biến
3.4. Hội nhập vào thị trường nông nghiệp quốc tế và khu vực.
4. Xây dựng và phát triển hệ thống thị trường đồng bộ trong nông nghiệp nông thôn.
4.1. Khái niệm hệ thống thị trường đồng bộ
4.2. Phát triển các loại thị trường chủ yếu
II- Cung, cầu thị trường nông sản
1. Khái niệm cung, cầu thị trường nông sản
2. Biểu diễn cung, cầu
3. Các khía cạnh đặc biệt của cung, cầu thị trường nông sản
4. Định tính và định lượng các nhân tố ảnh hưởng cung, cầu.
4.1. Phân tích định tính
4.2. Phân tích định lượng
III- Vai trò của chính phủ trên thị trường nông sản nội địa.
1. Cân bằng cung cầu thị trường nông sản.
1.1. Khái niệm cân bằng
1.2. Biểu hiện mất cân bằng
1.3. Những hậu quả mất cân bằng

Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 9
2. Vai trò của Chính phủ
2.1. Định lượng cung cấp lương thực thực phẩm cơ bản
2.2. Định giá trần hoặc giá sàn
2.3. Dự trữ quốc gia và tồn kho đệm
2.4. Các giải pháp khác.
3. Các hình thức thị trường chủ yếu.
3.1. Mua bán giao ngay, giao trước và giao sau
3.2. Hợp đồng tiêu thụ nông sản ở Việt Nam
IV- Thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp.
1. Một số lý thuyết thương mại vận dụng vào nông nghiệp.
1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smitth
1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo.
1.3. Lý thuyết về “giá trị quốc tế” của Jonh Stunart Mill.
1.4. Lý thuyết về tài nguyên thiên nhiên đối với thương mại quốc tế
1.5. Lý thuyết về giải thoát lượng tồn dư
2. Cân bằng và điều kiện thương mại quốc tế hàng nông sản
2.1. Phân tích trạng thái cân bằng
2.2. Khái niệm và chỉ tiêu về điều kiện thương mại quốc tế hàng nông sản
3. Can thiệp vào thị trường nông sản quốc tế
3.1. Lý do can thiệp
3.2. Sự can thiệp của các tổ chức quốc tế
3.3. Sự can thiệp của các Chính phủ
4. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam
4.1. Phương hướng chung
4.2. Những giải pháp chủ yếu
3. Câu hỏi thảo luận:
Có những định nghĩa như thế nào về thị trường nông nghiệp? Vì sao lại có nhiều
định nghĩa như vậy? Phân tích vai trò của Chính phủ trên thị trường nông sản nội địa và
quốc tế?

4. Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích bản chất, chức năng của thị trường nông nghiệp
2. Phân tích và chỉ rõ những ảnh hưởng tới người sản xuất và người tiêu dùng nông sản khi độ
cận biên thị trường thay đổi; khi độ cận biên không thay đổi nhưng có sự đổi cung hoặc cầu?
3. Phân tích sự hình thành giá cả nông sản theo thời vụ?
4. Tại sao nói tình trạng độc quyền là khá phổ biến trên thị trường nông nghiệp? Lấy ví dụ
cụ thể để minh hoạ biện pháp xử lý độc quyền?
5. Trình bày những cam kết hội nhập của Việt Nam đối với nông nghiệp mà Chính phủ ta
đã cam kết đến nay?
6. Trình bày nội dung xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông nghiệp nông thôn
Việt Nam hiện nay?
7. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung (cầu) thị trường nông sản? Phương pháp định
lượng nhân tố ảnh hưởng đến cung (cầu) thị trường nông sản?
8. Phân tích vai trò của Chính phủ trên thị trường nông sản nội địa?
9. Trình bày các hình thức thị trường nông sản chủ yếu và nội dung hợp đồng tiêu thụ nông
sản theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ.
10. Trình bày nội dung một số lý thuyết thương mại quốc tế vận dụng trong nông nghiệp?
11. Phân tích trạng thái cân bằng và điều kiện thương mại quốc tế hàng nông sản?
12. Trình bày các hình thức can thiệp vào thương mại quốc tế hàng nông sản của các tổ
chức quốc tế và chính phủ các nước?
13. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới?
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 10
5. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – NXB Đại học KTQD – 4/2006
2. Michael P.Tođaro – Kinh tế học cho thế giới thứ ba – NXB Giáo dục, H, 1998 trang
301-332.
3.David Colman & Trevor Young – Nguyên lý kinh tế nông nghiệp – NXB Nông nghiệp –
H, 1994, trang 152-232; 266-311.
4. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông
nghiệp, nông thôn – NXB Nông nghiệp, H, 1993

5. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 - Bộ NN
& PTNT, H, 7/2000
6. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2020 - Bộ KH & ĐT, H, 2006 (Phần Kế hoạch
phát triển nông nghiệp).
7. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1996.
8. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn CNH-HĐH ở Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia, H, 1999.
9. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang – Lưu Đức Sùng: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở
Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, , NXB Nông nghiệp, H, 2001.
10. T.V.Hà – N.K.Quắc: Kinh tế trang trại gia đình, NXB Nông nghiệp, H, 1988.
11. Đ.T.Tuấn: Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia, H, 1997.
12. Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam 1945-1995, NXB Nông nghiệp, H, 1996.
13. Nguyễn Đình Hương: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
theo định hướng CNH, HĐH, NXB CTQG, H, 2000.
14. Văn kiện Đại hội Đảng X gồm: Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội.
15. Các bài viết có liên quan đăng trên: Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển và các tạp chí khác.
Chương 4: Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp
1. Mục đích:
Trang bị cho học viên những hiểu biết cơ bản về quản lý vĩ mô nền nông nghiệp
vận hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Ngoài việc phân biệt
rõ sự khác biệt quản lý vĩ mô đối với nông nghiệp với quản trị kinh doanh, học viên cần
nghiên cứu kỹ hệ thống công cụ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý vĩ mô đối với nông
nghiệp ở Việt Nam.
2. Nội dung
I- Một số vấn đề chung
1. Bản chất
1.1. Quan niệm về quản lý

1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 11
2. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp
2.1. Định hướng chiến lược cho phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ.
2.2. Điều tiết các mối quan hệ kinh tế,
2.3. Hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nhân trong ngành nông nghiệp
2.4. Nắm giữ những vị trí then chốt và đặc biệt của ngành nông nghiệp.
II- Mục tiêu quản lý
1. Mục tiêu tổng quát: Nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững và công bằng xã hội
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Bảo hộ nông nghiệp phù hợp qui định của WTO.
2.2. Nâng cao năng suất, đáp ứng yêu cầu về lượng và chất của nông sản cho thị trường.
2.3.Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
3. Các lĩnh vực quản lý chủ yếu.
3.1. Hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản xuất và chất lượng nông sản phẩm.
3.2. Lĩnh vực thông tin nông nghiệp (thông tin thị trường)
3.3. Nghiên cứu khoa học, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp
3.4. Xây dựng công trình hạ tầng nông nghiệp
3.5. Các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
III- Hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp
1. Khái niệm
2. Phân loại hệ thống công cụ
3. Pháp luật kinh tế quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
3.1. Vai trò
3.2. Đặc điểm pháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
4. Công cụ kế hoạch
4.1. Vai trò
4.2. Yêu cầu cơ bản đối với công cụ kế hoạch
5. Chính sách kinh tế
5.1. Phân loại các chính sách nông nghiệp

5.2. Một số chính sách kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp Việt Nam
5.3. Phương pháp phân tích kinh tế các chính sách trong nông nghiệp
IV- Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp
1. Vai trò của bộ máy
2. Đối mới bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp Việt Nam.
2.1. Sự cần thiết phải đổi mới
2.2. Đổi mới bộ máy quản lý
3. Câu hỏi thảo luận:
Phân tích những lĩnh vực chủ yếu cần quan tâm trong quản lý nhà nước về kinh tế
trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay? Liên hệ thực tiễn địa phương?
4. Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày quan niệm về quản lý và quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp?
2. Phân tích các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp?
3. Trình bày các mục tiêu cụ thể, các lĩnh vực chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế
trong nông nghiệp?
4. Trình bày hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp?
5. Trình bày sự cần thiết và việc đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông
nghiệp nước ta hiện nay?
5. Tài liệu tham khảo:
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 12
1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – NXB Đại học KTQD – 4/2006
2. Michael P.Tođaro – Kinh tế học cho thế giới thứ ba – NXB Giáo dục, H, 1998 trang
301-332.
3.David Colman & Trevor Young – Nguyên lý kinh tế nông nghiệp – NXB Nông nghiệp –
H, 1994, trang 152-232; 266-311.
4. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông
nghiệp, nông thôn – NXB Nông nghiệp, H, 1993
5. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 - Bộ NN
& PTNT, H, 7/2000
6. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2020 - Bộ KH & ĐT, H, 2006 (Phần Kế hoạch

phát triển nông nghiệp).
7. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1996.
8. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn CNH-HĐH ở Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia, H, 1999.
9. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang – Lưu Đức Sùng: Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở
Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, , NXB Nông nghiệp, H, 2001.
10. T.V.Hà – N.K.Quắc: Kinh tế trang trại gia đình, NXB Nông nghiệp, H, 1988.
11. Đ.T.Tuấn: Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia, H, 1997.
12. Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam 1945-1995, NXB Nông nghiệp, H, 1996.
13. Nguyễn Đình Hương: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
theo định hướng CNH, HĐH, NXB CTQG, H, 2000.
14. Văn kiện Đại hội Đảng X gồm: Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội.
15. Các bài viết có liên quan đăng trên: Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển và các tạp chí khác.
Đề cương môn: Kinh tế nông nghiệp 13

×