Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

định lượng coliforms trong nước uống đóng chai aqua moon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.16 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGHUYÊN THIÊN NHIÊN

BÀI BÁO CÁO
ĐỊNH LƯỢNG COLIFORMS TRONG NƯỚC
UỐNG ĐÓNG CHAI AQUA MOON

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. BẰNG HỒNG LAM
AN GIANG 2015
Mục lục
Nội dung
Trang
2
Danh sách bảng
3
Danh sách hình
4
Chương 1
Đặt vấn đề
Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì điều mà họ
quan tâm là vệ sinh ăn uống. Hàng năm có hàng trăm ca ngộ độc thực phẩm
phải nhập viện, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Điều này
không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà ngay cả các nước khác trên thế giới cũng
vậy. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự hiện diện quá
mức cho phép các vi sinh vật gây hại trong thực phẩm.
Kiểm soát chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của
mọi xã hội, mọi thời đại, đặc biệt là hiện nay, khi cuộc sống của con người
ngày càng cao, chất lượng môi trường sinh quyển ngày càng thấp, nghĩa là
hiểm họa từ các tác nhân lý, hóa và nhất là sinh học từ môi trường vào thực
phẩm đang trở nên ngày một lớn. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các xí


nghiệp chế biến thực phẩm nếu muốn sản phầm của mình đủ sức cạnh tranh
không chỉ trên thị trường nội địa mà cả trên các thị trường nhập khẩu lớn với
yêu cầu vệ sinh ngày càng một khắc khe. Do vậy buộc các nhà sản xuất phải
có những qui trình kiểm tra vệ sinh thật khắc khe để đạt được các tiêu chuẩn
quốc tế, một trong những chỉ tiêu mà họ quan tâm đến đó là số lượng
Coliforms trong các sản phẩm của mình.
Coliforms là sinh vật phổ biến trong đường tiêu hóa của con người và động
vật. hầu hết chúng tồn tại một cách tự nhiên không gây hại cho con người. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, nhất là khi sinh lý cơ thể thay đổi, stress… thì
một số dòng Coliforms mang gen gây độc có thể gây bệnh trên người và một
số loài động vật. Coliforms là một chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá
mức an toàn trong vệ sinh thực phẩm. Sự hiện diện một số lượng nhất định
Coliforms trong thực phẩm là đánh giá thực phẩm đó không an toàn cho người
sử dụng.
5
Chương 2
Nội dung
2.1. Định nghĩa
Coliforms là những trực khuẩn gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ
khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh acid là sinh hơi ở 37
0
C trong 24 –
48 giờ. Trong thực tế phân tích, coliforms còn được định nghĩa là các vi khuẩn
có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ ở 37
0
C trong
môi trường canh Lauryl Sulphate và canh Brilliant Green Lactose Bile Salt.
Nhóm Coliforms hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, động vật.
Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng
trong thực phẩm, nước, hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả

năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy
rằng khi số Coliforms của thực phẩm cao thì khả năng hiện diện của các vi
sinh vật gây bệnh khác cũng cao. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các vi sinh vật
gây bệnh và vi sinh vật chỉ thị này vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm Coliforms
gồm 4 giống là: Escherichia với một loài duy nhất là E. coli, Citrobacter,
Klebsiella và Enterobacter. Tính chất sinh hóa đặc trưng của nhóm này được
thể hiện qua các thử nghiệm Indol (I), Methyl Red (MR), Voges-Proskauer
(VP) và Citrate (iC) thường được gọi tóm tắt chung là IMViC.
Bảng 1: Biểu hiện sinh hóa các giống của Coliforms
Phản ứng Indol Methyl Red
Voges
Proskauer
Citrat
Escherichia +(-) + - -
Citrobacter -(+) + - +
Klebsiella -(+) - + +
Enterobacter -(+) - + +
Ghi chú: + phản ứng dương tính, - phản ứng âm tính, +(-): đa số phản ứng
dương tính và –(+): đa số phản ứng âm tính.
Coliforms chịu nhiệt là những Coliforms có khả năng lên men lactose sinh hơi
trong khoảng 24 giờ khi được ủ ở 44
0
C trong môi trường canh EC. Coliforms
phân (Faecal Coliforms hay E. coli giả định) là Coliforms chịu nhiệt có khả
năng sinh indole khi được ủ khoảng 24 giờ ở 44,5
0
C trong canh Trypton.
Coliforms phân là một thành phần của hệ vi sinh đường ruột ở người và các
động vật máu nóng khác và được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá
trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống cũng như để chỉ

thị sự ô nhiễm phân trong mẫu môi trường.
Coliforms phát triển tốt trên nhiều loại môi trường, nhiều loại thực phẩm. Có
những nghiên cứu cho thấy chúng có thể phát triển ở nhiệt độ thấp đến -2
o
C và
6
cao đến 50
o
C. trong thực phẩm chúng phát triển yếu và rất chậm ở 5
o
C tuy
cũng có tài liệu ghi nhận sự phát triển của chúng ở 3-6
o
C.
Ngưỡng pH để Coliforms có thể phát triển là 4,4 – 9.
Chúng phát triển tốt trên môi trường thạch thường, cho những khuẩn lạc thấy
sau 12-16 giờ ở 37
o
C, phát triển tốt ở rất nhiều loại thực phẩm trong điều kiện
thích hợp.
Coliforms gồm 2 nhóm:
- Coliforms có nguồn gốc từ phân phát triển nhanh, khoảng 16 giờ, trong môi
trường dinh dưỡng ở 44
o
C, không mọc ở 4
o
C trong 30 ngày. Là loại vi khuẩn
ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp nhất là 41
o
C.

- Coliforms không có nguồn gốc từ phân, chúng có nguồn gốc thủy sinh hay từ
đất, mọc nhanh ở 4
o
C trong 3-4 ngày và 10
o
C trong 1 ngày. Không mọc ở
41
o
C, ở 44
o
C ức chế hoàn toàn sự phát triển của tất cả các Coliforms không có
nguồn gốc từ phân
2.2. Định lượng Coliforms, Coliforms chịu nhiệt, Coliforms phân bằng
phương pháp MPN
2.2.1. Khái niệm
MPN là phương pháp dùng để đánh giá mật độ vi sinh vật theo số có xác suất
lớn nhất của lượng vi sinh vật có trong một thể tích mẫu, với độ chính xác
tương đối cao. Phương pháp này còn gọi là phương pháp pha loãng tới hạn
hay phương pháp chuẩn độ, chúng dựa trên kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật cần
định lượng trong một môi trường lỏng thích hợp với một số lần lặp lại nhất
định. Pha loãng một số lần mẫu có chứa vi sinh vật, sau đó kiểm tra xem tới
độ pha loãng nào còn phát hiện sự có mặt của vi sinh vật cần kiểm tra.
2.2.2. Nguyên tắc
Số lượng Coliforms, Coliforms chịu nhiệt, Coliforms phân trong mẫu nước,
chứa mật độ thấp của nhóm vi khuẩn này có thể được xác định bằng phương
pháp MPN (Most Probable Number). Phương pháp này dựa vào nguyên tắc
mẫu được pha loãng thành một dãy thập phân (hai nồng độ kế tiếp nhau khác
nhau 10 lần); 3 hoặc 5 mẫu có độ pha loãng thập phân liên tiếp được ủ trong
ống nghiệm chứa môi trường thích hợp có ống bẫy khí Durham. Mỗi nồng độ
pha loãng được ủ từ 3-5 ống lặp lại. Theo dõi sự sinh hơi và đổi màu để định

tính sự hiện diện trong từng ống thử nghiệm, đây là các ống dương tính. Ghi
nhận số ống nghiệm cho phản ứng dương tính ở mỗi nồng độ pha loãng và dựa
vào bảng MPN để suy ra số lượng nhóm vi sinh vật tương ứng hiện diện trong
1ml mẫu nước ban đầu.
7
2.2.3. Môi trường và hóa chất
- Môi trường lỏng Lauryl Sulphate Broth LSB (canh Lauryl Sulphate)
- Môi trường lỏng Brilliant Green Lactose Bile Salt (canh BGBL)
Các môi trường lỏng trên được chuẩn bị trong các ống nghiệm chứa ống
Durham úp ngược. Sau khi khử trùng, chỉ sử dụng các ống nghiệm không có
bọt khí bên trong ống Durham.
- Canh Tryptone
- Môi trường rắn Simmon Citrate Agar (thạch Simmon Citrate) môi trường
có chứa sodium citrate là nguồn carbon duy nhất. Khi vi khuẩn sử dụng
sodium citrate sẽ kiềm hóa môi trường và môi trường thạch sẽ có màu xanh.
- Dung dịch nước muối pepton SPW (Saline Pepton Water)
- Thuốc thử Kovac
,
s
- Canh MR- VP
- Thuốc thử Methyl Red
- Thuốc thử α-napthol
2.2.4. Quy trình phân tích
Thông tin về sản phẩm
Nước uống đóng chai AQUA MOON sản xuất tại cơ sở An Hạnh (địa chỉ:
22D2, Hà Huy Tập, khóm Đông Thịnh 6, phường Mỹ Phước, Long Xuyên, An
Giang).
2.2.4.1. Định lượng Coliforms
Chuẩn bị mẫu nước đóng chai AQUA MOON, pha loãng mẫu, được mẫu có
độ pha loãng 10

-1
.
Tuần tự cấy 1ml dung dịch mẫu đã pha loãng 10
-1
vào 3 ống nghiệm giống
nhau, mỗi ống chứa 10ml canh LSB. Thực hiện tương tự với dung dịch mẫu
đã pha loãng 10
-2
và 10
-3
.Đây là trường hợp xác định MPN bằng hệ 3 dãy
nồng độ và 3 ống nghiệm lặp lại. Nếu nghi ngờ số lượng Coliforms trong mẫu
quá cao, phải sử dụng các mẫu có bậc pha loãng cao hơn. Ủ các ống nghiệm ở
37
o
C trong 48 giờ. Ghi nhận số ống có sinh hơi. Dùng que cấy vòng cấy
chuyển dịch mẫu từ các ống LSB (+) sang các ống có chứa canh BGBL và ủ ở
37
o
C trong 48 giờ. Ghi nhận số ống cho kết quả (+) (có sinh hơi) ứng với mỗi
độ pha loãng.
2.2.4.2. Định lượng Coliforms chịu nhiệt
Dùng que cấy vòng chuyển một vòng dịch mẫu từ các ống canh LSB (+) sang
môi trường canh EC, ủ ở 44,5 ± 0,2
o
C trong 24 giờ. Đếm số lượng các ống cho
kết quả (+) (sinh hơi) ở mỗi độ pha loãng.
8
2.2.4.3. Định lượng coliforms phân
Dùng que cấy vòng ria dung dịch mẫu từ các ống (+) trên môi trường canh EC

sang môi trường thạch đĩa EMB. Ủ các đĩa này ở 37
o
C trong 24 giờ. Các
khuẩn lạc tròn, dẹt hình đĩa và có ánh kim tím là khuẩn lạc của Coliforms phân
hay E.coli giả định. Chọn khuẩn lạc đường kính lớn hơn 1mm và cấy truyền
vào canh Trypton, ủ ở 44,5 ± 0,2
o
C trong 24 giờ. Nhỏ thuốc thử Kovacs vào
các ống nghiệm. Ống nghiệm có sự xuất hiện của màu đỏ trong môi trường
trong vài phút là ống (+) . Thực hiện tương tự cho tất cả các ống (+) trên môi
trường EC. Ghi nhận số lượng các ống cho kết quả (+) trên môi trường
Trypton tương ứng với mỗi độ pha loãng.
2.2.5. Cách đọc kết quả
Ở tất cả các trường hợp nêu trên, từ số lượng các ống nghiệm có kết quả
dương tính ở mỗi độ pha loãng của mẫu, dùng Bảng MPN thích hợp để tính ra
mật độ vi sinh vật trong mẫu và biểu diễn dưới dạng trị số MPN/g hay
MPN/ml mẫu ban đầu chưa pha loãng.
9
10
Chuẩn bị mẫu nước, pha loãng mẫu để có độ pha
loãng 10
-1
, 10
-2
, 10
-3
Hình 1: Quy trình định hượng Coliforms, Coliforms chịu nhiệt,
Coliforms phân bằng phương pháp MPN
Đếm số ống canh EC (+) và
indol (+), tra bảng MPN

Thử nghiệm Indol
ủ ở 44,5 ± 0,2
o
C
24 giờ
Chọn khuẩn lạc điển hình cấy
vào canh Tryptone
Cấy lên thạch EMB,ủ ở 37
o
C, 24 giờ
Cấy vào ống canh EC
Số ống (+) ở mỗi độ pha loãng
Cấy vào ống canh BGBL
Số ống (+) ở mỗi độ pha loãng
ủ ở 44,5 ± 0,2
o
C
24 giờ
ủ ở 37
o
C ± 1
o
C
48 giờ
Ghi nhận các ống LSB (+) ở mỗi nồng độ pha loãng
Chuyển 1ml dd 10
-1
, 10
-2
, 10

-3
vào ống 10ml canh
LSB, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại
Coliforms phân
Coliforms chịu nhiệt
ủ ở 37
o
C, 48 giờ
Coliforms
2.3. Định lượng Coliforms, Coliforms phân bằng phương pháp đếm khuẩn
lạc
2.3.1. Khái niệm
Phương pháp đếm khuẩn lạc là phương pháp cho phép xác định số lượng tế
bào vi sinh vật còn sống hiện diện trong mẫu. Tế bào sống là tế bào có khả
năng phân chia tạo thành khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc.
2.3.2. Nguyên tắc
Mẫu nước đem về được pha loãng và cấy một lượng nhất định lên môi trường
thạch chọn lọc thích hợp chứa lactose. Đếm số khuẩn lạc lên men lactose và
sinh acid sau khi ủ ở 37
o
C trong 24 - 48 giờ. Ngoài lactose, môi trường chọn
lọc cho Coliforms còn chứa muối mật ức chế vi khuẩn gram dương và chất chỉ
thị pH như neutral red, crystal violet. Trên môi trường này khuẩn lạc
Coliforms có màu đỏ đến màu đỏ đậm, đường kính > 0,5 mm, xung quanh
khuẩn lạc có vùng tủa của muối mật. Việc khẳng định được thực hiện bằng
cách nuôi cấy trên môi trường canh chọn lọc như BGBL. Để định lượng
Coliforms phân, thực hiện tương tự nhưng thay đổi nhiệt ủ là 44
o
C. Mật độ
Coliforms hay Coliforms phân được tính dựa trên số lượng khuẩn lạc điển hình

đếm được, tỉ lệ khẳng định và độ pha loãng mẫu trước khi cấy vào đĩa.
2.3.3. Môi trường và hóa chất
− Môi trường Troptone Soya Agar (TSA) được chuẩn bị trong các binhg hay
chai thủy tinh, hấp khử trùng và bảo quản ở 4-8oC. Trước khi sử dụng, môi
trường được đun chảy và làm nguội ở 45
o
C trong bể điều nhiệt.
− Violet Red Bile Agar (VRB) được chuẩn bị vô trùng trong các chai thủy tinh,
đun chảy và làm nguội ở 45
o
C trong bể điều nhiệt trước khi sử dụng. Có thể sử
dụng môi trường Desoxycholate Agar thay cho VRB.
− Môi trường canh Brilliant Green Bile Lactose Broth (BGBL) được phân phối
10ml vào mỗi ống nghiệm vô trùng chứa một ống Durham úp ngược. Hấp khử
trùng. Sau khi hấp kiểm tra các ống để đảm bảo không có bọt khí trong ống
Durham.
− Môi trường canh EC Broth được phân phối 5ml vào mỗi ống nghiệm, hấp khử
trùng.
− Môi trường canh Trypton Broth được phân phối 5ml vào mỗi ống nghiệm, hấp
khử trùng.
− Thuốc thử Kovac

s hay Indol.
2.3.4. Quy trình phân tích
Chuẩn bị mẫu nước đóng chai AQUA MOON, pha loãng mẫu, được mẫu có
độ pha loãng 10
-1
.
11
Mẫu được pha loãng tương tự như phần định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí

sao cho chứa <100 tế bào Coliforms trong 1ml dung dịch pha loãng. Chuyển
1ml dịch pha loãng mẫu đã chọn vào đĩa petri. Bổ sung vào mỗi đĩa đã cấy
mẫu khoảng 5ml môi trường TSA đã được đun chảy và ổn định trong bể điều
nhiệt ở 45
o
C. Lắc tròn đĩa petri xuôi và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều
3-5 lần để trộn điều dịch mẫu với môi trường. Để ở nhiệt độ phòng trong 1-2
giờ để hồi phục các tế bào bị tổn thương. Bổ sung vào mỗi đĩa 10-15ml môi
trường thạch VRB ở nhiệt độ 45
o
C lên trên môi trường TSA. Chờ cho môi
trường trong đĩa đông đặc, lật ngược đĩa và ủ ở 37
o
C trong 24-48 giờ. Thực
hiện tương tự trên mẫu ở 2 nồng độ pha loãng liên tiếp sao cho mỗi đĩa sẽ xuất
hiện từ 10-100 khuẩn lạc và lặp lại ít nhất 2 đĩa ứng với mỗi nồng độ pha
loãng.
- Thử nghiệm khẳng định Coliforms
Trong trường hợp mẫu có chứa các nguồn carbon khác không phải lactose, để
tránh các trường hợp vi sinh vật sử dụng các nguồn carbon trong mẫu để lên
men và tạo khuẩn lạc có hình dạng tương tự Coliforms cần thực hiện thêm
bước khẳng định như sau: Chọn ít nhất 5 khuẩn lạc nghi ngờ, dùng que cấy
vòng cấy truyền sang các ống nghiệm chứa môi trường BGBL (trường hợp
khẳng định Coliforms tổng số) hoặc môi trường EC ( trường hợp khẳng định
Coliforms phân). Ủ các ống BGBL ở 37 và các ống EC ở 44
o
C trong 24 - 48
giờ. Kết quả khẳng định là (+) khi vi khuẩn tăng trưởng làm đục môi trường
và sinh hơi trong ống Durham. Tính tỉ lệ khẳng định là tỉ số giữa số khuẩn lạc
cho kết quả (+) với số khuẩn lạc được dùng trong thử nghiệm khẳng định.

Ngoài ra, trường hợp thử nghiệm khẳng định Coliforms phân, các khuẩn lạc
cho kết quả (+) trên EC cần được thực hiện thử nghiệm indol ở 44
o
C. Thử
nghiệm khẳng định Coliforms phân chỉ được xem là (+) khi vừa là (+) trên
môi trường EC vừa là (+) trên thử nghiệm indol.
12
Hình 2: Quy trình định lượng Coliforms, Coliforms phân
bằng phương pháp đếm khuẩn lạc
2.3.5. Cách tính kết quả
Dựa vào số khuẩn lạc đếm được và tỉ lệ khẳng định, tính mật độ của
Coliforms và Coliforms phân theo công thức sau:
A (CFU/g hay CFU/ml) =
N: tổng số khuẩn lạc đếm được
13
Chuẩn bị mẫu nước, pha loãng mẫu để có độ pha
loãng 10
-1
, 10
-2
, 10
-3
Cấy 1ml dd mẫu vào đĩa petri, bổ sung 5ml môi
trường TSA, lắc đều, để yên 1 – 2 giờ
Mật độ Coliforms phân
Thử nghiệm Indol
Chọn ống canh (+) (sinh hơi)
Cấy vào ống canh EC, ủ
44
o

C, 24 – 48 giờ
Mật độ Coliforms
Đếm số ống canh (+) (sinh hơi);
tính tỉ lệ khẳng định Coliforms
Cấy vào ống canh BGBL, ủ ở
37
o
C, 24 – 48 giờ
Đếm các khuẩn lạc màu đỏ đến đỏ đậm, có vòng tủa
muối mật, đường kính ≥ 0,5 mm; chọn 5 khuẩn lạc
Rót vào mỗi đĩa 10 - 15ml môi trường thạch VRB, để
đông, ủ ở 37
o
C trong 24 – 48 giờ
Đếm số ống canh EC (+) và indol
(+), tính tỉ lệ khẳng định Coliforms
phân
n
i
: số điã có số khuẩn lạc được chọn tại mỗi độ pha loãng
V: dung tích mẫu (ml) cấy vào mỗi đĩa
f
i
: độ pha loãng có số khuẩn lạc được chọn tại các đĩa đếm
R: tỉ lệ khẳng định
14
Chương 3
Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Coliforms là sinh vật phổ biến trong đường tiêu hóa của con người và động

vật. khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây hại cho con người nhất là khi
sinh lý cơ thể thay đổi, stress…
Coliforms là một chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá mức an toàn
trong vệ sinh thực phẩm. Sự hiện diện một số lượng nhất định Coliforms trong
thực phẩm là đánh giá thực phẩm đó không an toàn cho người sử dụng.
Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng
trong thực phẩm, trong nước được dùng để chỉ thị cho khả năng hiện diện của
các vi sinh vật gây bệnh khác. Số lượng Coliforms cao thì khả năng hiện diện
của vi sinh vật gây bệnh khác cao. So với hầu hết các vi khuẩn gây bệnh
đường ruột, Coliforms có khả năng sống lâu hơn. Nếu trong một thể tích nước
nhất định (100 mL) không phát hiện thấy vi khuẩn chị thị đường ruột này thì
có thể dùng làm nước uống hoặc nước sinh hoạt.
3.2. Kiến nghị
Do Coliforms hiện diện ở khắp mọi nơi nên phải kiểm tra trên nhiều sản phẩm
khác nhau.
Sử dụng thêm nhiều phương pháp khác để kiểm tra định lượng Coliforms,
Coliforms phân, Coliforms chịu nhiệt.
Nên ăn uống hợp vệ sinh, chọn thực phẩm an toàn để tránh các bệnh lây nhiễm
đường ruột.
15
Tài liệu tham khảo
Trần Linh Phước. 2012. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mĩ phẩm. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
Lê Văn Việt Mẫn và Lại Mai Hương. 2006. Thí nghiệm vi sinh vật học thực
phẩm. TP. HCM: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Nguyễn Đức Lượng. Phan Thị Huyền và Nguyễn Ánh Tuyết. 2006. Thí
nghiệm vi sinh vật học. TP. HCM: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP.
HCM
Đoàn Ngọc Tuấn. 2006. Khảo sát tình hình nhiễm E. Coli và Coliforms trong
nước uống, nước có gas, nước có cồn trên địa bàn quận Thủ Đức. Luận

văn kỹ sư chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học. Bộ môn Công Nghệ Sinh
Học. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trang web:
/>16
Phụ chương
Hình 3: Hình dạng Coliforms
Hình 4: Khuẩn lạc Coliforms trên môi trường m - ENDO
Hình 5: Môi trường lỏng Lauryl Sulphate Broth LSB (bên trái): màu
vàng; Môi trường canh BGBL (bên phải): màu xanh
17
Hình 6: Coliforms sinh hơi trong môi trường canh BGBL
Hình 7: Qui trình kiểm tra sự có mặt của Coliforms bằng phương pháp
MPN
18

×