Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại vườn quoccs gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 89 trang )

Phần thứ nhất
THƠNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Lời nói đầu
Trong những năm qua, kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc Nam để chữa
bệnh của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo đã đóng vai trị quan trọng
trong việc bảo vệ sức khoẻ không chỉ cho người dân trong vùng mà cả những tỉnh,
thành, vùng khác trong khu vực phía Bắc. Đặc biệt là đối với những người nghèo.
Kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc của người dân vùng đệm VQG Tam
Đảo là rất phong phú và đa dạng, bởi ở đó là một cộng đồng 7 dân tộc khác nhau, với
các tri thức sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc thu hái cây thuốc trong nhiều năm với
khối lượng lớn không chỉ phục vụ cho các hoạt động phòng và chữa bệnh tại cộng đồng
mà cịn bn bán tại các thị trường cây thuốc lớn trong nước (Ninh Hiệp, Nghĩa Trai),
thậm chí cả xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch,... đã dẫn đến tình trạng
khan hiếm và có nguy cơ biến mất của một số loài cây thuốc tại vùng núi Tam Đảo.
Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện chủ trương của vùng đệm về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố đa canh và bền vững. Nhiều
loại giống cây trồng, vật nuôi các tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nơng
nghiệp, được người dân trong huyện ủng hộ và đón nhận. Trong đó, nghiên cứu gây
trồng các lồi cây thuốc có giá trị kinh tế cao đang là hướng đi mới, khơng những góp
phần tăng thêm thu nhập, mà cịn góp phần vào cơng tác phịng và bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân vùng đệm, đồng thời bảo tồn được các tri thức bản địa vật thể và phi vật
thể quý giá của các dân tộc thiểu số về sử dụng các loài cây thuốc Nam.

2. Tên đề tài:
Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây thuốc
quý hiếm và nguy cấp tại Vườn quốc gia Tam Đảo.

3. Chủ nhiệm đề tài:
Th.S. Đỗ Văn Tuân – Cán bộ Vườn quốc gia Tam Đảo.


4. Cơ quan thực hiện đề tài:
Vườn quốc gia Tam Đảo – Tổng cục Lâm nghiệp.

5. Cấp quản lý đề tài:
Cấp cơ sở

6. Cơ quan phối hợp:
7. Thời gian thực hiện đề tài:
1


04 năm, Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2012

8. Kinh phí thực hiện:
Tổng số kinh phí: 400,0 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học: 400,0 triều đồng
- Nguồn khác

: 0 triệu đồng

9. Lý do nghiên cứu:
Trong nguồn Lâm sản ngoài gỗ ở VQG Tam Đảo, cây thuốc chiếm một vị trí
quan trọng về thành phần lồi cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế. Trong số đó, trên
80% tổng số lồi cây thuốc là mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng. Rừng
cũng là nơi tập trung hầu hết các cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy
nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua, cùng với các
nguyên nhân khác, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở VQG Tam Đảo đã bị giảm sút
nghiêm trọng. Như Ba Kích (Morinda officinalis How); Hồng tinh hoa trắng
(Disporopsis longifolia Craib),...đã phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ
cây thuốc Việt Nam nhằm khuyến cáo bảo vệ. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên cây thuốc

mọc tự nhiên ở rừng đã trở thành yêu cầu cấp bách, nhằm phục vụ cho các mục tiêu
kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đề xuất tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
một số loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp tại Vườn quốc gia Tam Đảo”.

10.Tổng quan tình hình nghiên cứu
10.1.Khái quát tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên thế giới
10.1.1.Tình hình điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc
a. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc
Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ thời thượng cổ đến nay, con
người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa bệnh và bảo
vệ sức khỏe.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1985, trên thế giới
đã có khoảng 20.000 lồi thực vật bậc cao có mạch và bậc thấp trong số các lồi đã
biết được sử dụng trực tiếp làm thuốc, hoặc là nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự
nhiên dùng làm thuốc. Hiện nay số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính
từ 30.000 đến 70.000 lồi. Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 lồi
thực vật có hoa được dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài.
Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mơ
tồn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều cơng trình nghiên cứu cây thuốc của các nước

2


được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài
nguyên cây thuốc được coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia.
Cho đến nay nhiều tài liệu quý ghi chép kinh nghiệm sử dụng của người xưa
vẫn còn lưu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thồng lâu đời trong việc sử
dụng cây cỏ để trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” chỉ rõ khoảng 5000 năm
trước đây người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và

chữa bệnh. Vào đời nhà Hán (năm 168 trước CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp
phương”, tác giả thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ
XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục”.
Các tài liệu cổ xưa về sử dụng cây thuốc cũng được người Ai Cập cổ đại ghi
chép cách đây khoảng 3600 năm trước với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc. Nguời
Ấn Độ cổ đại cách đây 2000 năm để lại tài liệu về công dụng của cây cỏ làm thuốc của
người Hindu.
Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của Châu Âu
nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm
ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về
thực vật Đơng Dương, Perry cơng bố 1.000 lồi cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã
được kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of
Eats and Southeast Asia”,..v.v.
b. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc
Ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số tỏ ra tín nhiệm với việc chăm sóc
sức khỏe bằng y học cổ truyền, mà trong đó cây cỏ là nguồn thuốc chủ yếu đã được sử
dụng. Trung Quốc là nước đơng dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên
trong số các loài cây thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số lồi (khoảng 4.200 loài) là
được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc.
Bên cạnh các phương thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền như sắc, thuốc
cao, thuốc ngâm rượu, thuốc bột, thuốc chườm – bó và xoa bóp,… từ nhiều năm nay,
người ta cịn chế tạo ra hàng trăm loại thuốc hiện đại, có hiệu lực chữa bệnh cao, mà
nguồn gốc là các hợp chất tự nhiên được chiết xuất từ cây cỏ. Phương pháp nghiên cứu
sàng lọc hóa học và dược lý để tạo thuốc mới ngày càng được quan tâm nhiền hơn
không chỉ ở các quốc gia phát triển, mà còn ở các quốc gia đang phát triển. Hiện chưa có
con số thống kê nào về tổng khối lượng nguyên liệu các loài thực vật mỗi năm, được
dùng và mục đích làm thuốc là bao nhiêu. Chỉ đốn rằng, đó sẽ là một khối lượng rất
lớn. Ở Trung Quốc, số dược liệu (từ thực vật) sử dụng trong y học cổ truyền hàng năm

3



từ 0,7 – 1,0 triệu tấn, Nhu cầu thuốc từ cây cỏ ở Trung Quốc vào khoảng 1.600.000
tấn/năm, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm khoảng 9%. Tỷ lệ này ở châu Âu và Bắc Mỹ
khoảng 10% mỗi năm,..v.v.
Chúng ta vẫn coi Hoa hồng (Rosa spp.) là loài hoa biểu tượng cho sắc đẹp và
tình yêu, quê hương của chúng ở đất nước Bulgary lại coi đây là một loại cây thuốc.
Người Bulgary dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày
nay, nhiều nghiên cứu cho thấy trong cánh Hoa hồng có chứa một lượng tamin,
glycosyd, tinh dầu. Lượng tinh dầu này ngoài việc dùng làm hương liệu cịn có khả
năng chữa nhiều bệnh.
Người Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare (Retz.) Merr.) sao
vàng, sắc đặc chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Bồ cu vẽ ( Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) vốn là
loài mọc hoang dại phổ biến tại nhiều nơi, ít ai biết rằng nó có nhiều cơng dụng chữa
bệnh. Người Phillpipine dùng vỏ cây này sắc uống cầm máu rất có hiệu quả, tán bột
rắc lên mụn nhọt, lở loét..v.v.
Người dân Malaysia lấy cây Húng chanh (Coleus amboinicus Lour.) sắc lấy
nước cho sản phụ uống; trị các chứng ho gà, đau cổ họng, sổ mũi ở trẻ em,…
Mặt khác, theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, nhu cầu sử
dụng cây thuốc ở các nước công nghiệp phát triển không ngừng tăng lên, năm 1976 đã
nhập khẩu 335 triệu USD, đến năm 1980 đã tăng lên 551 triệu USD (O. Akerele,
1991). Chỉ tính riêng 12 loại dược liệu có nhu cầu sử dụng cao ở Mỹ là: Bạch quả,
Sâm Triều tiên, Tỏi, Kawa,… năm 1998 đã đạt doanh số bán lẻ là 552 triệu USD,
v.v…
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hố học và công nghệ sinh
học, cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trên quy mơ tồn
cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro mỗi năm. Đã có 119 chất
tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc
trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% chất có mối quan hệ với kinh nghiệm sử dụng
của các cộng đồng, ví dụ như: theophyllin từ cây Chè, reserpin từ cây Ba gạc, rotundin

từ cây Bình vơi,... Riêng Trung Quốc, trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm
thuốc mới từ cây thuốc được đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa các bệnh
tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu hoá. Dự
đoán, nếu phát triển tối đa các thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt đới, có thể làm ra
khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế của các nước thế giới thứ ba.

4


Tại Trung Quốc, có khoảng 1.000 lồi cây thuốc thường xuyên được sử dụng,
chiếm 80% thuốc bán trên thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ Nhân
dân tệ.
Hồng Kơng là nơi có thị trường thuốc thảo mộc lớn nhất của thế giới, hàng năm
nhập một lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70% được sử dụng tại chỗ
và 30% được tái xuất, trong khi đó chỉ có 80 triệu USD thuốc tây được nhập trong
cùng thời gian. Trung bình tiền sử dụng thuốc cây cỏ của người dân Hồng Kông là 25
USD/năm.
Việc phát hiện ra hoá chất chữa trị bệnh ung thư hiệu nghiệm trong cây Thơng
đỏ vùng Thái Bình Dương, một loài cây bản địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại
lợi nhuận kinh tế cao. Trong vòng hai mươi năm qua ngành công nghiệp chế biến
Thông đỏ thành thuốc chữa ung thư đã mang lại lợi nhuận là 500 triệu USD/năm,
những thuốc này đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á. Hãng dược phẩm
danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc 1.500 đến 2.000 loài
cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới.
Tại Nhật Bản, 42,7% người dân sử dụng thuốc cổ truyền để chữa bệnh với tổng
chi tiêu khoảng 150 triệu USD (1983). Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây
thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ.
Doanh số bán thuốc thảo mộc ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng
doanh số buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD…v.v.
c. Nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc

Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ,
Đông Nam Á, Ấn Độ - Malaixia, Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng
như giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược
phẩm mới từ cây cỏ.
Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung
y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có
các nền y học riêng của mình, gọi là y học dân tộc cổ truyền (Traditional Ethnomedicine) sử dụng khoảng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có 5 nền y học
chính là y học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 lồi), Mơng Cổ (1.430 loài), Ugur,
Thái (800 loài).
Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới được tập trung theo
các mục đích ứng dụng cụ thể. Nhiều cơng trình theo hướng này đã được công bố
trong những năm gần đây: Các cây chữa bệnh ung thư, Các cây thuốc chữa bệnh tiểu

5


đường, v.v... Tài nguyên thực vật là đối tượng quan trọng để sàng lọc tìm các thuốc
mới. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã đầu tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong
số trên 250.000 loài cây cỏ trên khắp thế giới để tìm thuốc chữa ung thư. Theo nguồn
dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hố học mới có
nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, trong đó 2.618 từ thực vật bậc cao, 512 từ
thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác. Rõ ràng là nguồn tài nguyên thực vật và
tri thức sử dụng chúng để làm thuốc còn là một kho tàng khổng lồ, trong đó phần đã
khám phá cịn q ít ỏi.
Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng lồi cây thuốc và bản chất hố học của
dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu
hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên.
Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua, saponin (Allium
odium); becberin (Coptis chinensis Franch.); tamin (Zizyphusjụuba Miller). Mỗi loài
cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một

bản sắc dân tộc.
Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong
khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc
hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh
ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh có nguồn gốc
từ thực vật. Ở Madagsaca người ta dùng cây Hồng hoa (Catharanthus roseus) để chữa
bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10 lên đến
90%.
Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là các hợp chất tự nhiên
có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo các
nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hướng
nghiên cứu này địi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chun gia có
trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu được triển khai ở các nước phát triển và
một số các nước đang phát triển. Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất ancanoit,
flavonoit, cumarin hiện đang được quan tâm nhiều,v.v...
10.1.2.Khái quát nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên
cây thuốc trên thế giới
Suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc là một thách thức lớn đối với sự phát
triển của xã hội trong tương lai. Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
cây thuốc trên trái đất, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng việc xác định chính xác các
nguyên nhân hay các mối đe dọa gây ra hiện trạng trên là yêu cầu thực tế. Bởi lẽ chỉ

6


khi xác định chính xác các nguyên nhân, chúng ta mới có thể đưa ra các biện pháp hữu
hiệu để chạn chế và ngăn chặn tác động của chúng.
Mặc dù suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc được gây ra bởi nhiều
nguyên nhân, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thống nhất quy chúng vào các nguyên
nhân chính sau đây:

a. Mất rừng và thay đổi nơi sống của thực vật
Hầu hết các loài cây thuốc trên thế giới phân bố và sinh trưởng tốt trong các
kiểu rừng. Một số lồi chỉ tồn tại và sinh trưởng bình thường trong một kiểu rừng nhất
định. Vì vậy, mất rừng chính là mất điều kiện tồn tại của hầu hết các lồi thực vật,
trong đó có các lồi làm thuốc.
Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998),
trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi
gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ
giảm trung bình 160.000 km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới,
ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000 km2 trong suốt hơn
20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng
60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới
lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất,
khoảng 70%.
Nói đến đa dạng sinh học phải kể đến các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Vai
trò của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới rất quan trọng, chúng chỉ chiếm 5% diện
tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa được hơn 50% tổng số lồi. Diện tích
ban đầu của rừng mưa nhiệt đới và các loại rừng ẩm nhiệt đới khác chiếm khoảng 16
triêụ km2 (Primack, 1999). Năm 1982 dựa theo ảnh và số liệu viễn thám chỉ còn lại 9,5
triệu km2, và 3 năm sau bị mất thêm 1 triệu km2 rừng nữa. Hiện nay trung bình hàng
năm mất 80.000 km2 rừng và 100.000 km2 rừng bị suy thoái làm cho cấu trúc hệ sinh
thái rừng hoàn toàn bị thay đổi.
Số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo ở Munich, Đức công bố ngày 19/1/2006
cho biết từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng trên trái đất đã giảm 3%, tức trung bình
mỗi ngày mất 20.000 héc ta rừng. Đây là hiện tượng đáng báo động ở nhiều quốc gia.
Đặc biệt là ở Brazil và Sudan, rừng bị phá vô tội vạ để trồng cây Cọ dừa và Đậu tương
và các loại cây sản xuất nhiên liệu sinh học, 47% diện tích rừng thế giới hàng năm bị
thu hẹp trước hết là ở hai nước này.

7



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu
vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
-

Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp: Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
trong đó sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho
rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện
nay mở rộng diện tích nơng nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xảy ra với tốc độ
mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh; sở dĩ có tình trạng ngày càng giảm diện tích
rừng mưa nhiệt đới là do việc mở rộng diện tích đất canh tác, một số chuyển hồn
tồn thành đất nơng nghiệp, đồng cỏ chăn ni, các trang trại trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả và số khác là do khai thác gỗ, củi. Trong thế kỷ qua, diện tích
đất canh tác trên tồn thế giới tăng 74%, diện tích đất đồng cỏ tăng 113%. Cũng
trong thời gian đó, rừng và các thảm thực vật cây gỗ khác giảm 21%,…

-

Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài
nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến
làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ
ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ bn bán trên thế giới. Ví dụ,
ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến
năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở
Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai
thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn,…

-


Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan
trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt
trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm
1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho
nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun,… Khai thác gỗ củi
thực tế không làm biến mất các cánh rừng, nhưng làm cho rừng nghèo kiệt và thay
đổi điều kiện tự nhiên của sinh cảnh ảnh hưởng trực tiếp tới tồn tại của các lồi
thực vật.

-

Phá rừng để trồng cây cơng nghiệp và cây đặc sản: Nhiều diện tích rừng trên thế
giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho
kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà khơng quan tâm đến lĩnh
vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn
xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng
coca, diện tích trồng cơca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây
công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở

8


các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác,… Đặc biệt là ở Brazil và
Sudan, rừng bị phá vô tội vạ để trồng cây Cọ dầu, Đậu tương và các loại cây sản
xuất nhiên liệu sinh học, 47% diện tích rừng thế giới hàng năm bị thu hẹp trước hết
là ở hai nước này
-

Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng
các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La

Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nơng nghiệp nhỏ.
Phần cịn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ
với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Cịn ở Braxin, khoảng
3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến
việc ni bị,…

-

Cháy rừng: Cháy rừng là ngun nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới và
có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy
ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở
Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng.
Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy,…

b. Khai thác q mức vì mục đích thương mại
Tư liệu từ Tổ chức về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN)
cho biết, trong tổng số 43.000 lồi thực vật mà cơ quan này có thơng tin, hiện có tới
30.000 lồi được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau (World
conservation monitoring centre – IUCN, 1992 và 1993). Trong tổng số 30.000 lồi
này, đương nhiên có rất nhiều lồi được dùng làm thuốc.
Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng làm thuốc
chữa hen), Zannica indica (thuốc tẩy xổ),… trước kia dễ tìm kiếm, nay đã trở nên
hiếm hoi (A.S. Islam, 1991). Hoặc là loài Ba gạc – Rauvolfia serpentina vốn mọc tự
nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Thái Lan,… mỗi năm khai thác
được khoảng 1.000 tấn nguyên liệu xuất sang thị trường Âu – Mỹ, làm thuốc chữa cao
huyết áp (riêng Ấn Độ chiếm 40 – 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã
làm cho cây thuốc này mau cạn kiệt. Một số bang ở Ấn Độ đã chính thức tạm đình chỉ
khai thác lồi Ba gạc kể trên (O. Akerele, 1991; L. de Alwis, 1991 và A.S. Islam,
1991). Một loài cây thuốc quí khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông – Bắc Ấn
Độ, trước kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nước vùng Đông Nam Á,

nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (O. Akerele,
1991).

9


Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming, 1985 ở Trung Quốc vốn có một số
lồi Dioscorea spp. trữ lượng khá lớn, trong thập kỷ 50, đã từng khai thác tới 30.000
tấn, hiện đã bị giảm sút nhiều, có lồi thậm chí phải trồng. Một vài lồi cây dân tộc
thuốc quí như Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây – Bắc
tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ cịn sót lại ở 1 – 2 điểm, với số lượng các thể ít. Hoặc lồi
Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư, chỉ phân bố rất hẹp ở vùng Lijang và Dali
tỉnh Vân Nam, do bị tìm kiếm khai thác gay gắt, hiện có thể đã bị tuyệt chủng. Một số
loại cây thuốc quí khác như Paris polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii,… cũng
là những ví dụ điển hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc (P.G.
Xiao, 1991).
“Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”, Sara Oldfield, tổng
thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc tế, nhận xét.
Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% người châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc
vào dược thảo để chữa bệnh. Theo một báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế Plantlife,
trên khắp thế giới có khoảng 50.000 loại cây có thể dùng làm thuốc, nhưng xấp xỉ
15.000 trong số đó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng thiếu dược thảo
đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda. Có thể nói giá trị
và lợi nhuận mà cây thuốc đem lại rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm lợi nhuận thu được từ cây
thuốc khoảng 1,5 tỷ USD. Ở Trung Quốc, chỉ riêng việc xuất khẩu cao đơn hoàn tán
cũng cho doanh thu khoảng 2 tỷ USD/ năm. Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để
phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lưu tâm: 2/3 trong số 50.000
loài cây thuốc được sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhưng khơng được
trồng lại để bổ sung.
Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh là Alan Hamilton, thành

viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên (viết tắt là WWF), có tới 4.000 – 10.000
lồi cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tiệt chủng. Ngun nhân khơng phải hoàn
toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở
Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong vịng 10 năm nay. Trên quy mơ
tồn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hàng năm ước tính lên tới 16 tỷ Euro.
Khai thác q mức vì mục đích thương mại là nguyên nhân chủ yếu khiến dược
thảo ngày càng trở nên khan hiếm.
c. Các nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, nguồn tài nguyên cây thuốc (và tài
ngun sinh vật nói chung) cịn bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, so

10


với hai nguyên nhân chính, tác động của các nguyên nhân này chưa lớn, thậm chí chưa
được đánh giá rõ ràng.
-

Sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người.

Ơ nhiễm mơi trường hiện nay chủ yếu được gây ra bởi các hoạt động của các
trung tâm công nghiệp. Thực tế cho thấy các mỏ khai thác khoáng sản (than đá,
bauxite, chì, thiếc,..) và các nhà máy sản xuất hóa chất gây ảnh hưởng rất lớn tới mơi
trường. Một số lĩnh vực công nghiệp gây ảnh hưởng trên một quy mơ rất lớn. Một số
nhà máy hóa chất do khơng xử lý chất thải tốt có thể gây ảnh hưởng trong phạm vi
hàng trăm km dọc theo các con song.
-

Các thảm họa do thiên tai


Trong số các tác động do thiên tai, lũ lụt và động đất là nguyên nhân gây tác
động lớn nhất. Một số trận lụt lớn đã làm ngập và hủy hoại sinh vật trên hàng trăm km
vuông. Sau các trận lụt này, hầu hết các lồi sinh vật trong đó có cây thuốc bị hủy diệt
trên một phạm vi khá lớn.
Mặc dù động đất và sụt lở đất thường gây hậu quả lớn đối với tính mạng và tài
sản, tuy vậy, các nghiên cứu chi tiết cho thấy một số vụ động đất gây tác động không
nhỏ tới các khu rừng tự nhiên và các lồi sinh vật.
-

Tác động do biến đổi khí hậu

Có thể nói đây là nguyên nhân được nhắc nhiều đến trong các nghiên cứu gần
đây, tuy nhiên bằng chứng thực tế về các hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra đối với
tài ngun cây thuốc cịn ít và chưa thất rõ ràng. Dự đốn rằng các lồi sinh vật nói
chung, trong đó có cây thuốc chủ yếu bị tác động do nước biển dâng làm mất nơi sống
và tăng cao nhiệt độ khơng khí làm hạn chế sự thích nghi với mơi trường. Có thể đây
sẽ là yếu tố cần tính đến trong thời gian sau này.
-

Do ý thức và nhận thức của con người

Ý thức và nhận thức của con người tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên
cây thuốc trước hết do thu hái cây thuốc một cách hủy diệt. Nhiều loài cây thuốc bị
khai thác trắng hoặc khai thác các cơ quan sinh sản đã làm cho chúng rất khó tái sinh
thậm chí bị hủy diệt trên một phạm vi lớn.
Trong khơng ít trường hợp, thảm thực vật và kèm theo đó là các lồi sinh vật bị
biến mất do quyết định của các nhà lãnh đạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
10.1.3.Khái quát tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc

11



Lo ngại trước tình hình vốn tài nguyên cây thuốc, cùng những kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay từ hội nghị lần thức 40
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tháng 5 năm 1987 đã tái xác định những quan điểm
chính được đưa ra ở Hội nghị Alma – Ata từ năm 1979, là: “cần phải khởi xướng
những chương trình nhằm nhận biết về giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo
tồn cây thuốc”.
Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai – Thái Lan, một số Tổ chức quốc tế (WHO,
IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hồng gia Thái Lan tổ chức một
Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc. Từ diễn đàn của Hội thảo này,
một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của
cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp
Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những
hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị
đa dạng sinh học (ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia.
Tiếp theo Hội nghị Quốc tế Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Thái Lan năm 1988,
năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đưa ra một tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây
thuốc” (Giudeline on Conservation of Medicinal Plants). Đây không phải là loại tài
liệu về phương pháp nghiên cứu, nhưng những người biên soạn đã có chủ ý đề cập từ
khâu điều tra nghiên cứu cho đến tiến hành khai thác sử dụng, phát triển trồng thêm và
quản lý cây thuốc, đều là những hoạt động có liên quan và phục vụ cho mục đích bảo
tồn. Tuy nhiên, để cho cơng tác bảo tồn cây thuốc có hiệu quả, cần phải căn cứ vào
tình hình của mỗi quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp và chương trình hành động phù
hợp.
Năm 1993 trên tồn thế giới có 8.619 khu bảo tồn, đến năm 1997 đã có 12.754
khu bảo tồn được Liên hợp quốc cơng nhận. Ngồi ra, cịn khoảng hơn 17.500 điểm
khác khơng được đưa vào danh sách của Liên hợp quốc vì diện tích nhỏ hơn 1.000 ha,
không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế. Tổng diện tích khoảng 8 triệu
km2. Dù ở dạng nào, các khu bảo tồn này đã được quản lý nhằm mục đích bảo vệ

nghiêm ngặt các dạng tài nguyên cho đến việc khai thác tài nguyên được kiểm sốt
hoặc được sử dụng theo mục đích khác, tất cả các khu bảo tồn đều góp phần, bằng
cách này hay cách khác vào mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
Mặc dù con số về các khu bảo tồn trên đây là khá ấn tượng, song chúng cũng
chỉ đại diện cho khoảng 6% tổng diện tích bề mặt trái đất và chỉ có 3,5% tổng diện tích
đất đai của thế giới thuộc loại được bảo bệ nghiêm ngặt cho mục đích nghiên cứu khoa
học. Có lẽ diện tích các khu bảo tồn nguyên vị sẽ không bao giờ vượt quá 7 đến 10%

12


diện tích bề mặt trái đất, vì các vùng đất cịn lại có tầm quan trọng sinh học khác đã
được quản lý cho mục đích sản xuất, v.v…
Mặt khác, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1.500 vườn thực vật, đang lưu
giữ và trồng trọt một lượng rất lớn các loài thực vật, ước chừng khoảng 80.000 loài
trong điều kiện nhân tạo, mỗi vườn khoảng vài trăm đến hàng nghìn lồi, trong đó có
các lồi cây thuốc (Heywood, 1992). Vườn thực vật lớn nhất thế giới là Vườn Thực
vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew lưu giữ khoảng 38.000 lồi, trong đó bảo tồn rất
nhiều lồi cây thuốc. Vai trò quan trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học nói chung, cây thuốc nói riêng cũng đã được minh họa bởi việc mở rộng
mạng lưới của 19 vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật. Tại đây ước
tính có 3.000 taxon đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt chủng.
Ngoài ra, các vườn thực vật cũng tham gia vào chương trình hồi phục các lồi
thực vật nguy cấp và các hệ sinh thái bị suy thối. Sự đóng góp của các vườn thực vật
đối với cơng tác bảo tồn lồi mở rộng ra đối với các loài đang bị đe dọa ngoài tự nhiên.
Theo hướng này, các vườn thực vật cung cấp cây giống cho các nghiên cứu và vùng
trồng cấy cây thuốc. Chúng cũng là nơi triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng và
ý thức bảo tồn cho cộng đồng.
Tóm lại, bảo tồn cây thuốc trên thế giới hiện được triển khai theo hai hình thức
chính:

-

Bảo tồn cây thuốc theo hình thức bảo tồn nguyên hay tại chỗ vị (in situ); đây là
hình thức bảo tồn thực hiện tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Theo hình thức này, các lồi cây thuốc bị đe dọa được bảo tồn ngay tại nơi
chúng phân bố hay đã từng phân bố.

-

Bảo tồn cây thuốc theo hình thức chuyển vị (ex situ): thường thực hiện tại các
vườn thực vật, các trang trại hoặc vườn rừng. Hình thức này còn bao gồm cả
các biện pháp bảo tồn trong các phịng thí nghiệm và viện nghiên cứu (các ngân
hàng hạt, ngân hàng mô,...)
Để hoạt động bảo tồn đạt kết quả, nhiều hoạt động khác được triển khai trong

đó đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục về bảo tồn, nâng cao năng lực quản lý
(hoạch định chính sách, pháp luật, tổ chức hoạt động) và kỹ thuật phục vụ cơng tác
bảo tồn (kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, bảo vệ cây trồng,…).
Cho tới nay, công tác bảo tồn cây thuốc đã có nhiều thành quả, các phương
pháp nghiên cứu và triển khai đã được thống nhất để áp dụng trên phạm vi thế giới.

13


Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần có sự tính tốn phù hợp với thực tế
từng quốc gia.
10.2. Tình hình điều tra, nghiên cứu, đánh giá về nguồn tài nguyên cây thuốc ở
Việt Nam
10.2.1.Tình hình điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc
a. Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc

Việt Nam nằm dọc trên bán đảo Đông Dương, kéo dài theo hướng bắc nam với
hơn 1.600 km trên đất liền, từ 8o30’ ở mũi Cà Mau – tỉnh Cà Mau đến Lũng Cú – tỉnh
Hà Giang. Tổng diện tích phần đất liền là 325.360 km2, ngồi ra cịn nhiều đảo và
quần đảo lớn, như Cát Bà, Cồng Cỏ, Bạch Long Vĩ, Hịn Mê, Cù Lao Chàm, Hồng
Sa, Trường Sa, Cơn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu,…
Nước Việt Nam có hình dạng hẹp về chiều ngang, nơi rộng nhất chỉ khoảng 600
km, nơi hẹp nhất là hơn 40 km. Trên đó, có tới 3/4 lãnh thổ là đồi núi, với nhiều dãy
núi lớn và cao như Hồng Liên Sơn có các đỉnh Fan Si Păng 3.143 m (cao nhất Đông
Dương), Ngũ Chỉ Sơn 3.096 m, Phu Xi Lung 3.075 m. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên
giới Việt Lào, về phía nam mở rộng ra thành các cao nguyên với một số đỉnh núi nhô
cao như Ngọc Linh 2.589 m, Chư Yang Sin 1.405 m, Bi Đúp 2.287 m. Xen kẽ với các
vùng núi kể trên là là một hệ thống các sông suối chằng chịt. Song đáng chú ý nhất là
hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long, đã tạo ra ở hai miền Bắc và Nam hai vùng
đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Sự chia cắt mạnh và phức tạp của bề mặt địa hình là nhân tố quan trọng tạo nên
sự đa dạng cao trong bản đồ sinh khí hậu ở Việt Nam. Nằm ở khu vực Đông Nam Á,
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Trong đó, tính nhiệt đới gió mùa
điển hình thấy rõ ở các vùng núi thấp phía Nam và thiên dần sang khí hậu nhiệt đới gió
mùa vùng núi hay gần như á nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc.
Tất cả những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu kể trên,… đã góp phần tạo
nên ở Việt Nam có nguồn tài nguyên động – thực vật phong phú đa dạng. Theo ước
tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 lồi.
Bên cạnh đó cịn 800 lồi Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2.000 loài Tảo (Phan Kế Lộc,
1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997…). Trong đó, có rất nhiều lồi đã và đang có triển
vọng được sử dụng làm thuốc (Nguyễn Tập, 2002).
Trong lịch sử, Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài
cây thuốc. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu” là cuốn
sách thuốc đầu tiên xuất bản năm 1429. Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào

14



thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc
nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật,...
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phương châm của Đảng đề
ra tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành Y tế đã được đưa thuốc nam vào phát huy
vai trị to lớn của nó, xây dựng nên “Toa căn bản”, nêu các phương pháp chữa bệnh
bằng 10 vị thuốc thông thường [65]. Đặc biệt, các nhà dược học Việt Nam đã nghiên
cứu và sử dụng sáng tạo nhiều cây thuốc để phục phụ công tác chữa bệnh trong kháng
chiến (sản xuất thuốc an thần từ củ Bình vơi, điều trị nhiễm trùng bằng cây Ráy lá
rách,..v.v.).
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, công tác sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc
nam, tổ chức điều tra cây thuốc và nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc được
triển khai mạnh mẽ. Trong số các cơng trình được cơng bố đáng chú ý bộ “Dược liệu
học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961
tái bản in thành 2 tập. Trong đó tác giả mơ tả và nêu cơng dụng của hơn 100 cây thuốc
nam [44]. Từ 1962 – 1965 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của Ông nghiên cứu đã lên
tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13 (2005). Đây là một bộ sách có giá trị
lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại.
Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 lồi cây thuốc,
trong đó có 150 loài mới phát hiện trong“Sổ tay cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu
(Bộ Y tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2.795 xã, phường,
thuộc 351 Huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã có những đóng góp
đáng kể trong các điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền dân gian. Kết quả được đúc kết trong “Danh lục
cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ)
cây thuốc”. Võ Văn Chi năm 1976, trong luận văn PTS. khoa học của mình, Ơng đã
thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm
1991, trong một báo cáo tham gia Hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức ở

thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các lồi cây thuốc Việt
Nam có 2.280 lồi cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Trên cơ sở
các kết quả nghiên cứu của mình và các tài liệu đã công bố, năm 1997 ông đã biên
soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu
một số lượng loài cây thuốc lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay,..v.v. Bên
cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu thành phân loài cây thuốc của nhiều vùng nước ta

15


đã được thực hiện. Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu, tới nay chúng ta đã biết được
số lương các loài thực vật làm thuốc ở Việt Nam lên tới 3.948 lồi.
Nhiều cơng trình điều tra thành phần lồi và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Trong thời
gian 2000 - 2010, phòng Thực Vật dân tộc học thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên
sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H'mơng, Dao, Tu Dí,
Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hịa
Bình, Hà Giang. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết thành phần
loài cây thuốc của dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trần Văn Ơn
nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại VQG Ba Vì.
Ty Thị Hồn nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người Cao Lan tại Tuyên
Quang, Trần Thị Dung nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc Bru Vân Kiều tại Quảng Trị. Ngoài ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác đã được cơng
bố. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy các dân tộc nước ta có nhiều tri thức quý
giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh. Nhiều bài
thuốc dân tộc có hiệu quả điều trị cao đã được thu thập và đưa vào nghiên cứu thực
nghiệm. Đồng thời, đã phát hiện nhiều loài cây thuốc mới; đặc biệt là các công dụng
mới của nhiều loài cây thuốc. Như vậy, nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân
tộc thiểu số đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nước ta.
b. Nghiên cứu, đánh giá về giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hoá, trong đó quan trọng

nhất là hai luồng văn hố Trung Hoa và Ấn Độ; là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, trong
đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu
thổ. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi chiếm đến 3/4 diện
tích cả nước, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, Hmơng-Dao,
Tạng Miến ở miền núi phía Bắc hiện còn bà con đang sinh sống ở Nam Trung Quốc,
Lào, Thái Lan, Myanmar; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam
thuộc nhánh ngôn ngữ Mơn-Khmer có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan;
nhóm các dân tộc sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ
hàng với những dân cư đang sinh sống ở Malaysia, Indonesia. Các dân tộc sinh sống ở
Việt Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á.
Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm
thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam.
Để thừa kế các kinh nghiệm quý báu trong y học cổ truyền, thời gian qua ngành
y tế nước ta đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của

16


12.531 lương y. Có nhiều dược phẩm được phát triển gần đây dựa trên tri thức sử dụng
của cộng đồng, như Ampelop, dựa trên kinh nghiệm dùng cây Chè dây (Ampelopsis
cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch.) để chữa bệnh của người Tày ở Cao Bằng, v.v...
Trong y học dân gian, mỗi cộng đồng miền núi (cấp xã) thường biết sử dụng từ
300 - 500 lồi cây cỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc. Mỗi gia đình biết sử dụng từ vài
cây đến vài chục cây để chữa các chứng bệnh thơng thường ở cộng đồng đó. Mỗi cộng
đồng thường có 2 - 5 thầy lang (hay hơn) có kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc.
Để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế
đã ban hành “Danh mục thuốc thiết yếu”, có quy định 188 vị thuốc y học cổ truyền
thiết yếu và 60 loài cây làm thuốc cần trồng tại tuyến xã, gọi là thuốc Nam thiết yếu.
Theo kết quả điều tra tương đối có hệ thống của Viện Dược liệu từ năm 1961 đến
nay, đã xác định ở Việt Nam hiện đã biết 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9

ngành và nhóm thực vật bậc cao cũng như bậc thấp (kể cả nấm và tảo). Cụ thể ở Bảng 1.
Bảng 1: Số loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nhóm / ngành
Số họ
Nhóm Tảo (Alge)
19
Nhóm Nấm (Fungi)
12
Ngành Rêu (Bryophyta)
4
Ngành Lá thơng (Psilophyta)
1
Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta)
2
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
1
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
26
Ngành Thông (Pinophyta)

11
(Ngành Hạt trần – Gymnospermae)
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta)
231
(Ngành Hạt kín – Angiospermae)
Tổng
307
(Số liệu điều tra của Viện Dược liệu)

Số loài
52
22
4
1
25
3
128
38
3.675
3.948

Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc đã biết đến ở Việt Nam hiện nay, phần lớn
được sử dụng theo kinh nghiệm (truyền khẩu) trong nhân dân. Số loài được xác minh
khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu của nước ngoài) chỉ chiếm
khoảng 20 – 30%. Chúng được sử dụng để điều trị từ các chứng bệnh thông thường
mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như cảm sốt, cảm lạnh, cầm máu – làm lành vết
thương, ăn uống khó tiêu, bong gân – sai khớp do ngã, bó – nắn gãy xương,… cho đến
cả một số bệnh nan y khó chữa như bệnh tim mạch, gan, thần kinh, tiểu đường,…
Trong một số công bố gần đây về 920 loài cây thuốc, các tác giả của cơng trình đã liệt


17


kê ra được 64 loại bệnh chứng đã được điều trị bằng cây thuốc theo cách cổ truyền
(nhiều tác giả, 2004; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; T.1 và 2). Một số
loại bệnh nan giải về gan, thận, đau dạ dày, thấp khớp, bó gãy xương, chữa rắn cắn,…
nhìn chung người dân tỏ ra có tín nhiệm hơn kho điều trị bằng cây thuốc theo kinh
nghiệm của y học cổ truyền.
Mặt khác, tính phong phú về sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền còn thể
hiện ở kinh nghiệm của từng cá nhân hay của mỗi cộng đồng dân tộc. Trên một số cây
thuốc, mỗi bộ phận hoặc sau khi đã chế biến, có thể được sử dụng với những công
dụng khác nhau.
Số liệu thống kê của ngành Y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ
từ 30 – 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Trên 2/3 khối lượng này được khai
thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây
thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Tuy vậy, khối lượng dược liệu
này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có
tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó cịn nhiều lồi cây thuốc khác vẫn được thu hái sử
dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể.
Các dân tộc thiểu số trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, do đời
sống cịn gắn liền với việc khai thác và sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và
tri thức quý trong lĩnh vực chế biến, sử dụng thực vật; đặc biệt là các kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường chỉ được sử
dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dịng họ, gia đình), vì vậy khơng
được phát huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất thốt rất cao. Nhận thức được
tầm quan trọng này, trong khoảng hơn 10 năm lại đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc
(Ethnomedical plants) được đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của nước ta và đã thu
được nhiều kết quả khả quan.
Mặt khác, nghiên cứu về giá trị kinh tế của cây thuốc ở Việt Nam hiện nay, tạm
thời có thể chia ra một số đầu mối tiêu thụ như sau:

- Sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, chủ yếu dưới dạng thuốc chén và
thuốc thang, ước lượng từ 20 – 30.000 tấn / năm.
- Là nguyên liệu cho công nghiệp dược, bao gồm chiết xuất từ hợp chất nhiên để
làm thuốc và sản xuất thuốc đông dược (sản xuất bằng máy ở các nhà máy
dược phẩm và xí nghiệp), nhu cầu gần 20.000 tấn / năm.
- Dược liệu để xuất khẩu mỗi năm từ 5.000 đến gần 10.000 tấn, với giá trị
khoảng 15 triệu USD.

18


Trong những năm gần đây, Việt Nam còn xuất khẩu một số bán thành phẩm
thuốc dưới dạng hoạt chất như berberin, palmatin, rotundin, rutin,… Một số doanh
nghiệp đã xuất khẩu được thuốc hoạt chất như Artemisinin, Artesunat,… và nhiều
dạng thuốc đơng dược khác. Hiện chưa có những con số thống kê đầy đủ về tổng giá
trị thương mại quốc nội, cũng như xuất khẩu về dược liệu và thuốc từ dược liệu của
Việt Nam.
Trong khối công nghiệp dược, cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm (bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang sản xuất
1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết xuất từ
thực vật, chiếm 23% số loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm 19952000, sử dụng 435 loài cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối công nghiệp dược khoảng
20.000 tấn, và cho xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm. Theo số liệu năm 1998, Tổng
công ty Dược Việt Nam đã xuất khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu
và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74%. Tiềm năng cung cấp dược liệu có thể đạt
500 - 800 tỷ đồng.
Các công ty dược sử dụng nhiều dược liệu như Xí nghiệp dược phẩm T.Ư 26,
Xí nghiệp dược phẩm T.Ư 3, Cơng ty dược liệu T.Ư 1, Cơng ty cổ phần TRAPHACO,
Bảo Long Đường, Xí nghiệp chế biến Đơng dược quận 5 (TP Hồ Chí Minh). Riêng
Công ty Cổ phần TRAPHACO hằng năm sử dụng lượng dược liệu khoảng 500 tấn của
hơn 100 loài cây thuốc,…

c. Nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc
Cùng với việc điều tra về thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của
các cộng đồng thiểu số; nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân tộc để ứng dụng rộng
rãi góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xây dựng được chú
trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ kinh nghiệm truyền thống của dân tộc
Tày, nhóm nghiên cứu Đại học Dược Hà Nội đã sản xuất thành công thuốc chữa đau
dạ dày từ cây chè dây (Ampenopsis cantoniensis). Viện Hóa học các hợp chất Thiên
nhiên sản xuất thành công thuốc chữa viêm loét dạ dày từ củ Nghệ vàng (Curcuma
longa) dựa trên cơ sở bài thuốc dân gian. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đưa
vào thử nghiệm lâm sàng bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt TLC-02, được phát
triển từ bài thuốc dân tộc đang được đánh giá và nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều cơ
quan nghiên cứu; nghiên cứu hoạt chất ức chế ung thư của dịch chiết từ cây Ngái
(Ficus hispida) tại Đại học Khoa học tự nhiên; nghiên cứu các bài thuốc dân tộc chữa
sỏi thận, viên gan tại Viện Y học cổ truyền trung ương,..v.v. Có thể nhận thấy, nghiên
cứu cây thuốc dân tộc khơng chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây

19


thuốc của đất nước, mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các
bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong lương lai.
Mặt khác, các nghiên cứu về thành phần hóa học, dược lý và khả năng sử dụng
các loài cây thuốc đặc biệt được quan tâm trong những năm gần đây. Các hợp chất tự
nhiên trong cây cỏ thường thấy ở các nhóm hoạt chất như: alkaloid, saponin,
flavonoid, coumarin, polysaccharide, anthranoid,… Với hướng nghiên cứu này, nhiều
loài cây thuốc được sử dụng làm nguyên liệu để chiết tách các hoạt chất quý sử dụng
trong y dược học: chiết tách artemisiline để điều trị bệnh sốt rét từ cây Thanh hao hoa
vàng (Artermisia annua), chiết tách 1-tetrahydropalmatine làm thuốc an thần từ củ của
các lồi Bình vơi (Stephania spp.), chiết tách rutin từ Hoa Hịe (Sophora japonica), chiết
tách curcumine từ củ Nghệ vàng (Curcuma longa) để chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Hiện nay triển vọng sử dụng cây thuốc Việt Nam để điều chế các loại thuốc mới
điều trị các bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường,..v.v.) đang được tập
trung nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và tại một số cơ quan y tế
(Viện Dược liệu, ĐH Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội). Từ hạt của cây Chay
(Artocarpus tokinensis) các nhà khoa học đã điều chế thành công chất auronol glycozit
làm thuốc ức chế miễn dịch để chữa các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch (bệnh nhược
cơ, luput ban đỏ, đào thải các tạng ghép..v.v.), từ lá của cây Bùm bụp (Mallotus
apelta) đã chiết xuất thành công chất maloapelta và sản xuất dạng thuốc tiêm để kìm
hãm phát triển một số dạng ung thư, v.v... Hiện tại số loài thực vật ở nước ta đưa vào
chiết xuất hợp chất để làm thuốc còn rất hạn chế. Với nguồn tài nguyên thực vật (cả
động vật) phong phú, cùng với vốn kinh nghiệm ethnobotanic và ethnomedicin của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, hy vọng, đó là nguồn tiềm năng để nghiên cứu, tạo ra
những loại thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao.
10.2.2.Khái quát nghiên cứu, xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên
cây thuốc ở Việt Nam
Nhìn chung, các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc của nước ta có thể
nằm trong các nhóm sau:
a. Các mối đe dọa trực tiếp
(1.)Mất rừng và suy thối đa dạng sinh học
Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau.
Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng
là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích
rừng đã bị suy giảm cịn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy
hoạch rừng, năm 1976).

20


Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục
vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai

đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ cịn chưa đầy 9,2 triệu
hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%.
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư
nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng.
Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%.
Bảng 2: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Năm
1943
1976
1980
1985
1990
1995
2000
2002
2003
2004
2005

Diện tích rừng (1000 ha)
Tổng cộng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
14.300,0
14.300,0
0,0
11.169,3
11.169,7
92,6
10.683,0

10.180,0
422,3
9.891,9
9.308,3
583,6
9.175,6
8.430,7
744,9
9.302,2
8.252,5
1.049,7
10.915,6
9.444,2
1.491,4
11.784,6
9.865,0
1.919,6
12.095,0
10.005,0
2.090,0
12.306,9
10.088,3
2.218,6
12.616,7
10.283,2
2.333,5

Độ che phủ
(%)
43,2

33,7
32,1
30,0
27,8
28,2
33,2
35,8
36,1
36,7
37,0

Ha/Đầu
người
0,57
0,31
0,19
0,14
0,12
0,12
0,14
0,14
0,14
0,15
0,15

Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm, năm 2006
Về chất lượng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 –
300m /ha, trong đó các lồi gỗ q như: Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến, Trai, Gụ là rất
phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lượng của
rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8

– 12cm rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng
kể, chỉ cịn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lượng gỗ rừng năm
1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng trưởng trung
3

bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 –
10 m3/ha/năm.
Sự tàn phá các hệ sinh thái trên diện rộng làm suy thoái đa dạng sinh học đã là
điều hiển nhiên, thì sự chia cắt manh mún các hệ sinh thái ra từng phần nhỏ cũng tác
động khơng nhỏ đến q trình làm suy giảm và huỷ diệt các loài.

21


Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời
gian qua đã kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng nói
chung.
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng
một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt
động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của
nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân của sự mất
đa dạng sinh vật ở Việt Nam: có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
suy giảm đa dạng sinh học như sau:
-

Khai thác gỗ: trong giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, các lâm trường quốc
doanh đã khai thác rừng bình qn 3,5 triệu m3 gỗ/năm, thêm vào đó khoảng 12 triệu m3 ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì khoảng 80.000 ha
bị mất mỗi năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở nhiều nơi, kết quả là rừng
bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều lồi có nguy cơ
tuyệt chủng.


-

Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn
vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
làm suy thối đa dạng sinh học, trong đó có cây thuốc. Q trình điều tra dược
liệu của Viện Dược liệu – Bộ Y tế, từ năm 1970 – 1990 đã phát hiện nhiều vùng
rừng có cây thuốc phong phú nay đã hồn tồn bị xóa sổ, thay vào đó là nương
rẫy và các cơng trình dân sự. Năm 1972 – 1973, vùng núi Hàm Rồng ở thị trấn
Sa Pa – Lào Cai là một khu rừng rậm rạp, có nhiều cây thuốc, kể cả các lồi q
hiếm như: Sâm vũ điệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (P.
stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng), Hoàng liên gai (Berberis julinae
Schneid.),… đến năm 1985, rừng ở đây đã hoàn tồn bị phá hủy, để trồng ngơ
và các loại cây trồng khác. Tình trạng này cịn thấy ở Dốc Cun – Hịa Bình, nay
là nương chè và nhà ở. Năm 1983, trong khi tiến hành điều tra dược liệu huyện
Trà My tỉnh Quảng Nam, tính trung bình 1 hộ dân người K’Ho có 6 – 8 nhân
khẩu, mỗi năm trung bình phá 1,2 hecta rừng nguyên sinh để trồng lúa nương.
Trong các khu rừng này có nhiều cây thuốc q như Vàng đắng, Thiên niên
kiện, Ngũ gia bì chân chim, Hoàng đằng,… chưa kịp điều tra và khai thác. Bên
cạnh nạn phá rừng và mất đất rừng (do cháy rừng và lũ lụt), việc khai thác rừng
(lấy gỗ), trồng mới thuận loại (bạch đàn, ke lá tràm, keo tai tượng, thơng,…)
cũng làm mất đi nhiều loại cây thuốc vốn có trong các tầng cây bụi và thảm
tươi ở đó.

22


-

Khai thác củi: hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ

rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp
6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm.

-

Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre
nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu
hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi.

-

Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% có khả năng bị cháy trong
mùa khơ. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị
cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung.

-

Xây dựng cơ bản: như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện,... cũng
là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học. Ví dụ: Hàng chục ngàn
hecta rừng ở tiểu cao nguyên An Khê (thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định),
trước kia vốn là một trung tâm phân phối lớn nhất Việt Nam cây Vàng đắng
(Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) – nguyên liệu chiết Berberin, hiện đã
nằm dười lòng hồ chứa nước của thủy điện Vĩnh Sơn. Rừng bị mất do làm hồ
chứa nước cho nhà máy thủy điện, cho các cơng trình thủy lợi, mở mang mạng
lưới giao thông hoặc tạo những khu tái định cư mới. Các việc làm này thường
được trù liệu với mục đích rõ ràng. Tuy nhiên nếu không nghiên cứu kỹ hoặc
quản lý tốt, sẽ dẫn đến các hậu quả thứ cấp, như: thay đổi môi trường sinh thái
cục bộ, hoặc cây thuốc ở đó sẽ bị khai thác triệt để hơn, do mạng lưới giao
thông đã được cải thiện.


-

Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom
và 72 triệu lít chất độc hố học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt
khoảng 4,5 triệu ha rừng.

(2.)Khai thác cây thuốc quá mức
-

Cường độ khai thác lớn
Bên cạnh tác động của nạn phá rừng và mất rừng, việc khai thác liên tục nhiều

năm, chưa chú ý bảo vệ tái sinh cũng làm cho nguồn cây thuốc ở Việt Nam mau cạn
kiệt. Tình hình nay có thể thấy rất rõ đối với những loài cây thuốc có giá trị sử dụng và
kinh tế cao, nhất là cây ngun liệu cho cơng nghiệp dược.
Ví dụ: Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.) là một loài dây leo
gỗ lớn. Kết quả điều tra đến năm 1986 đã xác định cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía
Nam (từ vĩ độ 16o15’ ở Phú Lộc – Thừa Thiên Huế trở vào), trên phạm vi 121 xã, 44
huyện, 14 tỉnh. Từ năm 1980 – 1990 tính trung bình khai thác từ 1.000 – 2.500

23


tấn/năm, ở các tỉnh Gia Lai – Kon Tum, Nghĩa Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng, Đắk Lắk
và Sơng Bé (theo đơn vị hành chính lúc đó). Đến giai đoạn 1991 – 1995, mỗi năm chỉ
còn dưới 200 tấn. Từ năm 1995 đến nay, về cơ bản khơng cịn khai thác vàng đắng ở
nước ta (Nguyễn Tập và một số người khác 1986 và 1996). Đặc biệt là một số cây
thuốc có nhu cầu dường như khơng hạn chế, như Ba Kích (Morinda officinalis How);
Đảng Sâm (Campanumoea javanica Blume) và các loài Hoàng tinh thuộc chi
Disporopsis và Polygonatum,… vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía

Bắc, lượng khai thác những cây thuốc nay hiện đã suy giảm nghiêm trọng, thậm chí
trở nên khan hiếm đến mức đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam
(Nguyễn Tập, 1985, 1990, 1997, 2001, 2006) và Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật,
năm 1996, 2007. Nhiều loài thuốc quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 31
loài ở mức bị đe dọa tuyệt chủng cao. Các cây thuốc trước kia có thể khai thác hàng
chục nghìn tấn/năm như: Ba kích, Đẳng sâm, Hồng tinh,... đã giảm rõ rệt. Ơng Ngơ
Quốc Luật, Viện Dược liệu, cho biết, ngay cả ở các khu bảo tồn thiên nhiên, tình trạng
khai thác cây thuốc cũng rất tùy tiện. Chẳng hạn, tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu, Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), từ năm 1998, hàng ngày có khoảng 5-10
người tự do vào rừng lấy dây Ký ninh (trị sốt rét) và vận chuyển ra khỏi rừng một cách
công khai với số lượng khoảng 80-100 kg dây tươi/người.
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Ta Kou (Bình Thuận), thần xạ (một dược liệu có
cơng dụng chính là trị viêm xoang) bị khai thác với số lượng lớn, bán công khai cho
khách thập phương.
Cao Bằng dù có trên 617 lồi cây thuốc, thuộc 211 họ thực vật, trong đó nhiều
loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: Thanh thiên quỳ, Lan gấm, Hà thủ ơ, Ba kích,
Thổ phục linh, Giảo cổ lam, Sâm cau, Sa nhân,… nhưng ngày một cạn kiệt do khai
thác quá mức.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên được ví như kho thuốc quý của Việt Nam, nhưng
đáng lo ngại là kho thuốc này ngày một cạn kiệt vì tình trạng khai thác vơ tội vạ. Đặc
biệt cây Hoàng liên chân gà – một cây thuốc quý, mọc tự nhiên đã được Sách đỏ Việt
Nam năm 1996 và 2007 xếp vào hạng rất nguy cấp nhưng vẫn tiếp tục bị khai thác và
người ta vẫn thấy chúng được bày bán ở chợ Sa Pa.
Núi Ba Vì, từ lâu đã được nhiều người biết đến như một “núi thuốc nam” có
một khơng hai của vùng đồng bằng sơng Hồng rộng lớn. Thế nhưng, qua hơn 20 năm
được đồng bào người Dao tại đây khai thác và sử dụng, nguồn tài nguyên cây thuốc đã
gần như cạn kiệt, 12 loại cây thuốc ở đây đã gần như tuyệt diệt, trong đó có: Hoa tiên,
Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng,…

24



Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 ghi 114 loài cây thuốc quý hiếm,
thuộc 47 họ thực vật, thì năm 2006 đã tăng 139 lồi thuộc 58 họ (Nguyễn Tập, 2006).
Một số loài gần như tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, như Hoàng đàn (Cupressus
torulosa), Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis),... Đầu năm 1986, do gỗ Hồng đàn
(Cuppressus torulosa), có giá cao và thị trường mở rộng nên cộng đồng địa phương ở
Hữu Lũng, Lạng Sơn bắt đầu khai thác gỗ Hoàng đàn để bán. Đầu tiên các cây to bị
chặt, sau đó khai thác đến cây con, cành nhánh, gốc và rễ cây. Thậm chí, mìn cũng
được dùng để thu các rễ Hoàng đàn len lỏi trong các kẽ đá. Giá bán từ 45.000 đến
120.000 đ/kg tùy theo kích cỡ của gỗ và rễ cây. Với cách khai thác hủy diệt này,
Hoàng đàn, một loài cây quý, hiếm thuộc nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã
gần như tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Vũ Văn Dũng và Mai Thế Bồi, 2006).
Cùng với sự ưu ái của tự nhiên về “nguồn vàng xanh”, các cộng đồng dân tộc ở
khắp các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang sở hữu một kho tri thức bản địa lâu đời về
các bài thuốc nam. Song, trong số hàng trăm, hàng nghìn bài thuốc được lưu truyền lại
qua nhiều thế hệ bằng cách ghi chép, truyền khẩu,… đã có khơng ít bài thuốc bị thất
truyền, mà một phần nguyên nhân là do nạn khai thác cây thuốc vô tội vạ như hiện nay.
-

Cách thức thu hái, khai thác chưa phù hợp
Nhiều loài cây thuốc bị khai thác không đúng với bộ phận sử dụng của chúng

hoặc khai thác đúng bộ phận nhưng lại khai thác kiệt. Ví dụ như: Lá khơi thì chỉ cần
thu hái lá mà không cần đào cả thân, rễ. Cây lấy rễ củ như Bách bộ, Hoàng đằng, Thổ
phụ linh, Cẩu tích, Hà thủ ơ trắng, Củ mài,... chỉ nên thu hái một phần rễ cho cây tái
sinh hoặc thu hái xong phải lấp chồi gốc lại cho tái sinh mùa sau. Những cây lấy thân
như Thiên niên kiện thì khơng khai thác kiệt hết cả khóm bụi mà nên chừa lại một số
cây cho tái sinh, phát triển mùa sau. Như vậy do hình thức thu hái khơng phù hợp mà
nhiều lồi mất giống, lồi khơng cịn khả năng tái sinh, lồi khơng kịp tái sinh dẫn tới

sẽ bị diệt vong.
-

Lịch thu hái không đúng thời vụ
Trong hoạt động sản xuất cũng như tự nhiên thì các lồi cây sẽ cho các sản

phẩm có chất lượng cao trong một thời gian, mùa vụ nhất định, do đó mà khi thu hái
con người phải biết vận dụng để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đối với các
loài thu hái cả năm, người dân khai thác cả thời kỳ cây ra hoa kết quả, điển hình là các
lồi: Rễ chay, Hồng đằng, Sắn dây rừng,... dẫn tới nhiều lồi khơng còn nguồn hạt để
phát tán, dẫn giống mở rộng phạm vi phân bố cho các thế hệ tiếp theo do đó cây trở
nên khan hiếm dần nguy cơ đe dọa diệt chủng.

25


×