Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại nhà máy thuốc lá thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 20 trang )

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam
là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập cách đây hơn 40 năm. Nhà
máy thuốc lá Thăng Long đã trải qua bao thăng trầm của sự phát triển để
bây giê lớn mạnh trưởng thành và trở thành con chim đầu đàn trong khu
vực miền Bắc trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá.
Nhà máy được thành lập vào 7/11/1957.
Trụ sở chính thuộc Quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội.
Ban đầu nhà máy chỉ là một phân xưởng nhỏ, bao gồm cả ban quản lý
và công nhân không đến 50 người. Thời bấy giê cùng với quân và dân miền
Bắc cùng kháng chiến chống Mỹ cùng sản xuất để xây dựng miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, nhà máy đã cho ra lô hàng đầu tiên. Sau đó nhà máy lớn
mạnh dần với việc thành lập tiếp một phân xưởng và thành lập Ban giám
đốc của nhà máy. Sản phẩm đầu tiên của nhà máy là thuốc lá Thăng Long
chưa có đầu lọc.
Ban đầu nhà máy với 2 cơ sở chính để lấy nguyên liệu là trồng cây
thuốc lá ở Sóc Sơn Hà Nội và Yên Mô Phú Thọ. Nhà máy liên tục trong
mấy chục năm là con chim đầu đàn trong ngành thuốc lá ở miền Bắc, nhà
máy liên tục giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật cho các nhà máy khác trong
khu vực miền Bắc.
Đến bây giê nhà máy đã lớn mạnh lên mọi mặt kể cả từ số lượng sản
phẩm, chất lượng sản phẩm và đa dạng về chủng loại sản phẩm nhà máy có
một bộ máy quản lý năng động.
II. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY.
Mô hình tổ chức bộ máy sơ đồ 1.
+ Giám đốc
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ Phòng hành chính
+ Phòng tổ chức - lao động
+ Phòng tài vụ


+ Phòng kế hoạch vật tư
+ Phòng kỹ thuật cơ điện
+ Phòng KCS
+ Phòng tiêu thụ
+ Phòng thị trường
Sơ đồ ngang
1. Phòng hành chính :
Thực hiện c hức năng giúp việc Giám đốc về tất cả công việc liên
quan đến công tác hành chính trong nhà máy.
Có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối
ngoại, quản lý về công tác XDCB và hành chính quản trị, đời sống, y tế,
quản trị…
Công việc cụ thể được phân công dưới đây.
* Trưởng phòng : Phô trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc
mọi hoạt động của phòng, trực tiếp làm các phần việc sau :
- Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại của nhà máy.
- Theo dõi tổng hợp và thường trực hội đồng thi đua khen thưởng nhà
máy.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ làm việc
của các đơn vị trong nhà máy, điều hành hoạt động nhà khách.
- Tổ chức và chuẩn bị Hội nghị theo yêu cầu Tổng Công ty và Giám
đốc nhà máy.
- Thường trực ban chống bão lụt nhà máy.
- Quản lý và điều hành nhân sự trong phòng.
* Phó phòng : Giúp việc trưởng phòng về phần xây dựng cơ bản.
Chịu trách nhiệm làm các phần việc sau :
- Lập kế hoạch sửa chữa lớn, nhỏ trong ngoài nhà máy.
- Quản lý công tác vệ sinh công nghiệp nhà máy.
- Lập toàn bộ thủ tục ban đầu cho các công trình XDCB. Từ thủ tục
xin cấp đất (nếu có) cho đến ký kết hợp đồng thi công đối với các công

trình thuê ngoài.
- Lập kế hoạch hàng năm, quý, tháng cho các công trình xây dựng mới
và sửa chữa.
+ Cán bộ thống kê : Làm nhiệm vụ thiết kế sửa chữa, xây dựng lập
định mức vật tư, tiến độ thi công và nhân công trong từng công việc.
+ Cán bé : Theo dõi thi công kiêm chạy vật tư.
+ Cán bé : Theo dõi thi công kiêm thống kê tổng hợp
+ Thủ kho : Quản lý vật tư - vật liệu xây dùng
+ Công nhân méc và nề : Sửa chữa nhỏ trong nhà máy.
* Phó phòng : Giúp việc cho trưởng phòng về phần hành chính -
Quản trị. Trực tiếp phụ trách các phần việc sau :
- Theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo công tác quản trị khu tập thể.
- Các phần việc tại các khu vực trong nhà máy ngoài phần trực tiếp
quản lý của trưởng phòng do trưởng phòng phân công.
- Giúp việc cho trưởng phòng trực tiếp quản lý phụ trách điều hành
các hoạt động của nhà nghỉ, y tế, nhà trẻ mẫu giáo, trực tiếp khách.
+ Cán bộ phiên dịch : Giao tiếp với khách nước ngoài, dịch thuật giúp
giám đốc, dịch các tài liệu của nhà máy.
+ Nhân viên văn thư lưu trữ :
- Lưu những công văn đến và đi của nhà máy.
- Bảo toàn, bảo mật các sổ sách giấy tờ của nhà máy.
* Trạm y tế :
- Phô trách trạm y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu lập kế
hoạch hoạt động của trạm y tế, vệ sinh công nghiệp dự trù kinh phí, xây
dựng kế hoạch mua sắm thiết bị, thuốc men chữa bệnh.
- Khám và chữa bệnh cho CBCNV và chăm lo công tác bảo hiểm y tế
cho CNVC.
- Tham gia Ban an toàn lao động và vệ sinh lao động của nhà máy.
* Bé phận nhà khách và công tác quản trị khu tập thể :
- Cán bộ phụ trách nhà nghỉ : Tiếp đón khách đến liên hệ công tác và

nghỉ phục vụ các Hội nghị.
+ Có kế hoạch điều dưỡng cho CBCNV khi nhà máy có yêu cầu.
+ Quản lý xây dựng nếp sống văn minh cho các khu tập thể.
* Quản lý, điều hành, nhân viên và công nhân phục vụ dưới đây :
- Bảo vệ khu vực nhà nghỉ :
- Bếp ăn
- Thống kê kế toán, phân thêm công việc phục vụ
- Thủ kho, thủ quỹ nhà khách
- Tạp vụ
- Điện, nước, loa đài
- Vệ sinh khu tập thể.
* Nhà ăn ca :
- Phục vụ bữa cơm ca
- Thực hiện bồi dưỡng hiện vật cho CBCNV theo chế độ.
- Tăng gia sản xuất (chăn nuôi)
* Hoạt động của xe con, xe ca :
- Phục vụ lãnh đạo, CBCNV nhà máy đi công tác, đi tham quan, nghỉ
mát… (khi có lệnh)
- Phục vụ công tác thị trường
- Tham gia qúa trình bảo trì xe trong đơn vị mình quản lý.
* Bé phận phục vô :
- Chịu trách nhiệm về cảnh quan của nhà máy
- Thực hiện công tác vệ sinh trong nhà máy và tập thể nhà máy quản lý.
* Bé phận xe đạp, xe máy : Trông giữ xe đạp, xe máy cho CBCNV
trong thời gian làm việc.
* Trường mầm non Thăng Long (nhà trẻ, mẫu giáo).
Bao gồm hiệu trưởng - hiệu phó và các giáo viên.
- Chăm sóc sức khoẻ, nuôi dậy con em CBCNV trong nhà máy
- Thực hiện các chương trình giáo dục theo ngành học.
2. Phòng tài vô :

Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc giám đốc về mặt tài chính -
kế toán nhà máy.
Phòng có nhiệm vô : Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liên quan
đến công tác tài chính - kế toán của nhà máy như : tổng hợp, thu chi, công
nợ, giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt,
ngân phiếu, thanh toán, tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị…
Công việc cụ thể được phân công dưới đây :
* Trưởng phòng :
- Phô trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của
phòng cũng như các hoạt động khác của nhà máy có liên quan tới công tác
tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của nhà máy.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê trong nhà máy phù hợp với chế
độ quản lý tài chính của Nhà nước.
- Thực hiện các chính sách chế độ về công tác tài chính kế toán.
- Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng.
- Kế toán tổng hợp, vốn kinh doanh, các quỹ xí nghiệp.
- Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định.
- Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ
thống kê - kế toán các đơn vị trong nhà máy.
* Phó phòng : Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng
giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng, cùng chịu trách nhiệm
với trưởng phòng các phần việc được phân công.
Trực tiếp làm các phần việc :
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
- Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, kế toán các khoản
thanh toán với ngân sách Nhà nước.
- Kế toán khoản kinh phí trích nép cho Tổng Công ty.
* Kế toán thanh toán với người bán và kế toán xây dựng cơ bản :
- Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại vật tư (trừ
nguyên liệu thuốc lá) thông qua các hợp đồng mua vật tư theo quy định.

- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán.
- Theo dõi các khoản công nợ với người bán.
- Kiểm tra các dự toán thanh quyết toán các công trình và các hạng
mục công trình về xây dựng cơ bản đamr bảo nguyên tắc thủ tục, trình tự
về xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước.
* Kế toán thanh toán với người mua :
- Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm về mặt số
lượng.
- Theo dõi chi tiết từng khách hàng mua về số lượng hàng, giá trị tiền
hàng cũng như thời gian thanh toán và công nợ của từng khách hàng.
- Theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như
tiền để thực hiện mua hàng thanh toán chậm của các khách hàng.
- Thực hiện việc kiểm kê hàng tháng.
* Kế toán vật tư :
- Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật tư trong nhà máy
(kho vật liệu, kho cơ khí, kho vật tư nông nghiệp, kho phế liệu).
- Thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.
* Kế toán nguyên liệu chính (lá thuốc lá) và kế toán tiền gửi ngân
hàng
- Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả nguyên liệu thuốc lá lá
thông qua các hợp đồng.
- Theo dõi về tình hình đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá lá thông qua
các hợp đồng với chủ đầu tư.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán.
- Theo dõi các khoản công nợ với người bán nguyên liệu.
- Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm
kê theo quy định.
- Thực hiện việc trích quỹ đầu tư theo quy định (hiện tại là 5%).
- Giao dịch với Ngân hàng về các khoản thanh toán qua Ngân hàng
của nhà máy - làm các thủ tục vay ngân hàng và theo dõi trả nợ tiền vay.

* Kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán các khoản tạm ứng,
kế toán các khoản phải thu phải trả và kế toán vật liệu xây dùng.
- Theo dõi tài sản cố định hiện có cũng như việc tăng giảm TSCĐ
trong nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn,
giá trị còn lại.
- Hàng tháng tính khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn (nếu có)
vào các đối tượng sử dụng. Thực hiện việc kiểm kê đánh giá lại tài sản cố
định theo quy định.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán các
khoản tạm ứng.
- Theo dõi chi tiết các khoản tạm ứng, phải thu phải trả khác.
- Theo dõi nhập xuất tồn kho vật liệu xây dùng.
* Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
- Thanh toán tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị
theo lệnh của Giám đốc.
-Thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
- Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của nhà máy.
- Thanh toán các khoản thu, chi của công đoàn.
* Kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu chi.
- Cùng với thủ quỹ kiểm tra đối chiếu số dư tồn quỹ số sách và thực
tế.
- Theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ.
* Cán bộ theo dõi, đôn đốc các khoản công nợ trả chậm, khó đòi.
- Cùng với kế toán thanh toán với người mua và các phòng nghiệp vụ
có liên quan đôn đốc các khoản công nợ trả chậm khó đòi.
- Soạn thảo các văn bản có liên quan tới công nợ trả chậm, khó đòi.
- Làm việc với các cơ quan pháp luật để thu hồi các khoản công nợ trả
chậm khó đòi của Nhà máy.
- Cùng với các phòng ban có liên quan tham gia định giá tài sản thế

chấp.
* Thủ quỹ :
- Chịu trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ của nhà
máy.
- Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định.
-Quản lý các hồ sở gốc của tài sản thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có
giá trị như tiền (kỳ phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm…) và các khoản ký quỹ
bằng vàng của các hợp đồng thế chấp bảo lãnh mua hàng thanh toán chậm
của các khách hàng.
* Tin học :
-Chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì các hệ thống quản lý các thiết
bị tin học trong toàn nhà máy.
- Cài đặt, hướng dẫn vận hành các phần mềm ứng dụng phù hợp với
từng công việc.
- Theo dõi quá trình sử dụng các thiết bị của máy tính ở tất cả các đơn
vị trong nhà máy.
-Soạn thảo quy định và kiểm tra việc sử dụng máy vi tính, bảo mật tài
liệu theo quy định.
3. Phòng kế hoạch vật tư
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Phòng có nhiệm vụ :lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng.
Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường, tham gia xây dựng kế
hoạch định mức kinh tế kỹ thuật giá thành, thống kê và theo dõi công tác
tiết kiệm…
Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất - kinh doanh
theo năm, quý, tháng, ký kết hợp đồng, tìm nguồn mua sắm vật tư, bảo
quản, cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ tình hình sản xuất
tháng,tuần.

- Công việc cụ thể được phân công dưới đây :
+ Trưởng phòng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của
phòng.
Trực tiếp làm các phần việc sau :
-Lập các kế hoạch sản xuất hàng năm, dài hạn, chỉ đạo sản xuất theo
yêu cầu của thị trường.
- Lập các kế hoạch nhu cầu vật tư hàng quý, năm phục vụ cho sản
xuất. Trực tiếp chỉ đạo các kho cơ khí, vật liệu, nhập, xuất bảo đảm nắm
nhu cầy vật tư phục vụ cho sản xuất để tìm kiếm phục vụ kịp thời.
-Chuẩn bị các văn bản tài liệu để giám đốc ký kết các hợp đồng cung
ứng vật tư.
- Điều hành công tác nhân sự trong phòng.
* Cán bộ kế hoạch : Chịu trách nhiệm làm các công việc sau
- Làm công tác giá thành, theo dõi mức, tham gia xây dựng mức mới
điều chỉnh quản lý mức xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, điều hành khâu
điều độ sản xuất và công tác tiết kiệm.
* Cán bộ điều độ : Trực tiếp điều độ sản xuất trong ca.
* Cán bộ thống kê tổng hợp : Tổng hợp thống kê về tình hình sản xuất
* Nhân viên tiếp liệu :Mua vật tư, vật liệu theo kế hoạch và hợp đồng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả vật tư và đảm bảo vật tư cho sản
xuất.
* Thủ kho cơ khí, thủ kho vật liệu :Quản lý nhập, bảo quản và xuất
kho vật tư, vật liệu theo lệnh.
* Công nhân kho vật liệu và công nhân kho cơ khí : Do thủ kho quản
lý và điều hành, làm nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển, vệ sinh trong kho.
4. Phòng nguyên liệu
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác
nguyên liệu thuốc lá theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh.
Nhiệm vô : Về nông nghiệp, nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc ká,
thực nghiệm tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng, chăm sóc,

hái sấy.
Lập kế hoạch, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng, cấp,
chủng loại… theo chỉ thị của Giám đốc. Quản lý số lượng tồn kho, tổ chức
bảo quản nhập xuất theo quy định, quản lý cung ứng vật tư nông nghiệp
(nếu có), quản lý kho phế liệu, phế phẩm.
5. Phòng kỹ thuật cơ điện
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kỹ
thuật, về quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh của Nhà máy.
Phòng có nhiệm vô : Theo dòi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật,
cơ khí, thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện, hơi, lạnh, nước…cả về số
lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất.
Lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế.
Tham gia công tác ATLĐ - VSLĐ và đào tạo thợ cơ khí, kỹ thuật.
6. Phòng kỹ thuật công nghệ :
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật sản
xuất của nhà máy
Phòng KTCN có nhiệm vụ nhận chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và thực
hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật tư,
hương liệu trong quá trình sản xuất.
Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả nội dung và hình thức bao bì
phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng.
Quản lý quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất tại nhà máy
Quản lý chỉ tiêu lý, hoá về nguyên liệu, sản phẩm nước…
Tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kỹ thuật, thường trực hội
đồng sáng kiến nhà máy.
7. Phòng KCS.
Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về việc quản lý chất lượng
sản phẩm
Phòng có nhiệm vô : Kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật
tư, vật liệu khi khách hàng đưa về nhà máy.

Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn, trên
dây truyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắc phục
Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho, kiểm tra, kết
luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả (nếu có) quản lý các dụng
cụ đo lường được trang bị.
8. Phòng tiêu thô
Thực hiện chức năng tham mưu giám đốc về công tác tiêu thụ sản
phẩm của nhà máy
Phòng có nhiệm vô : Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý,
năm cho từng vùng và từng đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng,
miền dân cư, kết hợp với phòng thị trường mở rộng điện tiêu thụ. Thực
hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ bán hàng…
Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng, chủng loại theo quy
định để Giám đốc đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất -
kinh doanh trong thời gian tới.
9. Phòng thị trường
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo nhà máy về công
tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy.
Phòng có nhiệm vô : Theo dõi, phân tích diễn biến thị trường qua bộ
phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đại lý.
Soạn thảo và để ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược, tham gia
công tác điều hành hoạt động Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản
phẩm, tham gia công tác thiết kế quảng cáo, thiết lế sản phẩm mới, tham
gia triển lãm, hội chợ…
III. PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG.
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc về công tác lao ddộng - tổ chức và an ninh - quốc phòng.
Phòng có nhiệm vô : Giúp việc Giám đốc lập phương án về công tác
tổ chức bộ máy, cán bộ lao động, tiền lương, quản lý về BHLĐ, ATLĐ -
VSLĐ, đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho

người lao động.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, PCCC, an ninh chính trị, kinh tế,
trật tù trong nhà máy.
Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương.
* Công việc cụ thể phân công dưới đây :
* Trưởng phòng : Phô trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về mọi sự hoạt động của phòng. Trực tiếp làm các công việc sau :
- Lập các phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, nhân sự trong
toàn nhà máy phù hợp với từng giai đoạn sản xuất.
- Xây dựng phương án cán bộ kế cận và có kế hoạch đào tạo bổ
nhiệm, bổ sung cán bộ cho các đơn vị.
- Giúp việc giám đốc thảo các văn bản đề nghị cấp trên về những vấn
đề liên quan đến tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương.
- Xây dựng phương án phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản
thu nhập khác trong nhà máy phù hợp với chế độ Nhà nước ban hành.
- Xây dựng, đề xuất những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của người lao động trên cơ sở chế độ, chính sách của Nhà nước và giải
quyết khiếu nại liên quan đến chính sách về tổ chức lao động.
* Phó phòng : Giúp việc trưởng phòng khi đi vắng và trực tiếp làm
công tác lao động tiền lương
-Lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lao động và tiền lương
- Cân đối điều động công nhân giữa các đơn vị trong nhà máy theo
yêu cầu sản xuất.
- Tham gia xây dựng mức trong Hội đồng định mức của nhà máy, theo
dõi tình hình thực hiện mức về lao động trong nhà máy.
- Xây dựng, điều chính các đơn giá tiền lương theo sản phẩm cho các
đơn vị.
- Tính lương hàng tháng cho các đơn vị trong nhà máy.
- Theo dõi và lập hồ sơ nâng lương cho khối gián tiếp
- Tiếp nhận và cho thôi việc cho CNV.

* Cán bộ đào tạo :
-Lập kế hoạch mở các líp học về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu
phát triển của nhà máy.
- Tham gia xây dựng xác định cấp bậc công việc của công nhân trong
dây truyền công nghệ.
- Theo dõi, mở líp nâng cấp, nâng bậc cho công nhân
- Lập hồ sơ khen thưởng, kỷ luật trong nhà máy
- Theo dõi sinh nhật của CBCNV.
- Giải quyết thủ tục cho CBCNV được cử đi công tác nước ngoài.
* Cán bộ làm công tác chính sách, chế độ, BHLĐ, ATLĐ.
Chuyên trách về công tác ATLĐ, VSLĐ
- Lập kế hoạch BHLĐ
- Cấp phát BHLĐ theo định kỳ dóng chế độ
- Hàng tháng làm chế độ báo cáo hiện vật, ca ba.
- Lập biên bản và giải quyết chế độ tai nạn giao thông.
- Kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh lao động theo định kỳ
(tháng/tuần) hoặc đột xuất trong toàn nhà máy.
- Giải quyết các chế độ chính sách về hưu trí, mất sức lao động đối với
công nhân viên, chính sách liên quan đến thương binh và thân nhân liệt sỹ
đang công tác tại nhà máy.
- Tham gia thanh toán các chế độ BHXH, ốm đau, thai sản…
- Thanh toán chế độ bảo hiểm con người với Công ty bảo Việt Thanh
Xuân cho CBCNV Nhà máy.
- Hàng tháng theo dõi và làm báo cáo tăng giảm BHXH với bảo hiểm
thành phố và bảo hiểm Quận Thanh Xuân.
- Hàng quý làm quyết toán BHXH với thành phố và quận.
* Cán bộ quản lý hồ sơ
- Quản lý các công văn đến và đi theo quy định của nhà máy
- Quản lý toàn bộ hồ sơ của các CBCNV trong toàn nhà máy. Theo
dõi, lưu trữ, ghi nhận vào hồ sơ từng CBCNV những tài liệu có liên quan.

- Mở sổ theo dõi diễn biến lương của CBCNV trong nhà máy
- Theo dõi CBCNV trong toàn nhà máy
- Báo cáo theo mẫu biểu quy định, về lao động - tiền lương theo định
kỳ.
- Quản lý máy vi tính, in Ên những tài liệu liên quan đến tổ chức, lao
động, bảo vệ.
IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH QUÝ IV NĂM 2002
Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Quý I năm
2002
Chia tháng
1/2002 2/2002 3/2002
- Ngày công chế độ Ngày 79 27 26 26
- Ngày công sản xuất Ngày 73 25 24 24
I. Giá trị sản lượng 1.000đ
- Doanh thu sản xuất 1.000đ 157.381.000 53.789.50
0
53.789.50
0
49.802.00
0
- Giá trị tổng sản lượng 1.000đ 146.980.000 49.903.00
0
49.903.00
0
47.174.00
0
II/ Sản lượng sản phẩm 1.000
bao

52.000 17.500 17.500 17.000
- Douhill - 1.000 500 500 0
- Vinataba - 15.900 5.300 5.300 5.300
- Hồng hà + cứng khác - 700 230 230 240
- Tam Đảo - 4.500 1.500 1.500 1.500
- Thăng Long sắt - 100 30 30 40
- Viland - 1.400 500 500 400
- Sapa - 1.000 300 300 400
- Thăng Long 1000bao 3.000 1.000 1.000 1.000
- Thủ đô - 3.000 1.000 1.000 1.000
- Hoàn kiếm - 11.000 3.700 3.700 3.600
- Điện biên đầu lọc - 5.000 1.640 1.640 1.720
- M,M menthol và đầu lọc
mềm khác
- 300 100 100 100
- Đống đa 85 - 300 100 100 100
- Điện biên Bạc - 4.800 1.600 1.600 1.600
Sợi sản xuất Tấn
III. Lao động tiền lương Người
1. Lao động tổng số (I + II) - 1.225 1.225 1.225 1.225
Trong đó: CNV SXCN - 1.225 1.225 1.225 1.225
2. Quỹ lương tổng số (I + II) 1.000đ 7.439.264 2.502.269 2.502.269 2.434.726
Quỹ lương I (không có
BHXH)
- 7.121.303 2.396.282 2.396.282 2.328.739
Quỹ BHXH - 317.961 105.987 105.987 105.987
IV.Nộp ngân sách 1000đ 58.182.400 20.283.20
0
19.400.60
0

18.498.60
0
- Thuế tiêu thụ đặc biệt - 56.619.800 19.400.60
0
19.400.60
0
17.818.60
0
- Thuế vốn - 882.600 882.600 -
- Thuế thu nhập doanh nghiệp - 680.000 - - 680.000

1. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tháng 1 năm 2002
- Ngày công chế độ : 27 ngày
- Công sản xuất (có nghỉ 02 ngày thứ bảy) : 25 ngày
-Nhiệm vụ sản xuất :17,5 triệu bao/ 25 ngày = 700.000bao/ ngày
* Nhiệm vụ sản xuất
+ Khu vực sản xuất chính
Tên sản phẩm Thuốc sợi
(tấn)
Thuốc bao (1000bao)
PX Dunhill PX bao cứng PX bao mềm
Sản phẩm Dunhill 500
Sản phẩm Vinataba 5.300
sản phẩm Tam Đảo 27,0 1.500
Sản phẩm Viland 9,0 500
Sản phẩm Sapa 5,4 300
Sản phẩm bao cứng khác 4,7 260
Sản phẩm Thăng Long 20,0 1.000
Sản phẩm Thủ Đô 20,0 1.000
Sản phẩm Hoàn Kiếm 74,0 3.700

Sản phẩm Điện Biên ĐL 32,8 1.640
Sản phẩm bao mềm khác 2,4 100
Sản phẩm Đống Đa 85 2,5 100
Sản phẩm Điện Biên 70 33,6 1.600
Thuốc sợi xuất khẩu
Tổng cộng 231,4 500 7.860 9.140
Số ngày sản xuất 21 25 25 25
Bình quân ngày 11,0 20 315,0 336
* Ghi chó : Chuẩn bị điều kiện để sản xuất thuốc lá xuất khẩu và
Vinataba khi tổng công ty cân đối theo kế hoạch.
+ Các khu vực khác
- Phân xưởng cơ điện
- Đảm bảo điện, hơi, nước cho sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy.
- Thực hiện tốt các yêu cầu gia công chế tạo các phụ tùng chi tiết máy
theo kế hoạch do phòng kỹ thuật cơ điện giao riêng và nhu cầu gia công
của khách hàng.
- Hoàn thành tốt các công trình và yêu cầu đột xuất khác.
- Phân xưởng 4 :
- Làm tốt nhiệm vụ thường xuyên phục vụ sản xuất như in hòm
carlon, dán tói PE may khẩu trang, dệt dây ruban.
- Khi có đơn hàng cụ thể sẽ tiến hành tập trung lao động, tổ chức sản
xuất sợi xuất khẩu.
2. Bố trí sản xuất
+ Phân xưởng sợi
- Nhiệm vụ sản xuất 231,4 tấn, bố trí 21 ngày sản xuất, 4 ngày bảo
dưỡng máy bình quân sản xuất 7 mẻ/ ngày.
- Làm tốt công tác bảo dưỡng bảo đảm thiết bị thường xuyên hoạt
động tốt.
- Thực hiện tốt quy trình công nghệ, bảo đảm chất lượng sợi.
+ Phân xưởng bao mềm :

Nhiệm vụ sản xuất 9,14 triệu bao, bình quân 366.000 bao/ngày.
- Khâu đầu lọc : sản xuất 2 ca/ ngày. Sản lượng 267.000bao/ngày.
- Khâu không đầu lọc : Đầu tháng sản xuất 2 ca/ngày để nâng cao sản
lượng, cuối tháng điều chỉnh cụ thể theo yêu cầu tiêu thô.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng máy, bảo đảm hoạt động tốt, đáp
ứng yêu cầu sản xuất cuối năm.
+ Phân xưởng bao cứng :
- Sản lượng sản xuất khoảng 7,86 triệu bao, bình quân 315.000
bao/ngày. Đầu tháng tập trung sản xuất nâng cao sản lượng Vinataba và
một số sản phẩm thuốc nội dự trữ ở mức cao (≈ 1 triệu bao/ loại). Khi có kế
hoạch xuất khẩu tập trung lao động sản xuất 3 ca/ngày.
- Kết hợp với phòng KTCĐ hoàn thành tốt việc căn chỉnh máy cho sản
phẩm xuất khẩu và sửa chữa máy cuốn Pháp.
+ Phân xưởng Dunhill
Sản xuất theo kế hoạch đặt hành của hãng BAT.
3. Các khâu khác :
Ngoài chức năng nhiệm vụ được giao cần quan tâm tới một số việc như sau :
- Tập trung cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chuẩn bị tốt máy móc
thiết bị, vật tư nguyên liệu để sản xuất thuốc xuất khẩu và Vinataba khi
Tổng Công ty cân đối theo kế hoạch.
- Tổ chức các đoàn đi thị trường, nắm vững nhu cầu thị hiếu từng thị
trường, chú ý đến các sản phẩm cao cấp, thực hiện tốt phương án khuyến
mại đến cấp II, cấp III, động viên kịp thời các đại lý, hoàn thành tốt kế
hoạch tiêu thụ quý IV và cả năm 2002.
- Tổ chức tốt hội nghị khách hàng vào tháng **năm 2002.
- Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
ISO 9000.
- Có phương án cải tạo phân xưởng sấy lại đưa vào sử dụng có hiệu
quả.
- Tiếp tục thanh lý vật tư đã được tổng Công ty duyệt

- Thực hiện tốt công tác kiểm kê năm 2001
- Làm tốt công tác báo cáo việc thực hiện kế hoạch năm 2002 được
kịp thời, thực hiện tốt công tác bình công năm 2002.
- Thực hiện tốt quy trình công nghệ, kiểm tra chặt chẽ từng công đoạn
sản xuất phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất,
bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Chuẩn bị tốt cho lễ đón nhận huân chương độc lập hạng III và kỷ
niệm 45 năm ngày thành lập nhà máy.
Thời tiết chuyển mùa khô hanh, cần thường xuyên quan tâm tới công
tác phòng chống cháy nổ, thực hiện vệ sinh sạch sẽ, gìn giữ nhà máy luôn
an toàn, sạch đẹp.
Nhiệm vụ sản xuất quý IV còn rất nặng nề, việc thực hiện các chỉ tiêu
giá trị (nhất là chỉ tiêu lợi nhuận) rất khó khăn. Nhà máy phát động các
phong trào thi đua lao dộng sản xuất, triệt để thực hành tiết kiệm, phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ quý IV và cả năm 2002, năm đầu của thiên niên kỷ
mới, thiết thực chào mừng nhà máy được nhà nước tặng huân chương độc
lập hạng III và kỷ niệm 45 năm ngày thành lập.

×