Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tình huống về tội cướp giật tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.75 KB, 11 trang )

Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
Tình huống:
A, B là những đối tượng không nghề nghiệp, tình cờ gặp nhau tại quán cà phê
trong thị xã, A rủ B tìm những tiệm vàng nào sơ hở để chiếm đoạt tài sản bán lấy
tiền chia nhau tiêu xài, thì B đồng ý. Hôm sau, A sử dụng xe mô tô của mình chở B
đến tiệm vàng của anh H, A ngồi trên xe chờ bên ngoài, B đi vào gặp anh H giả vờ
hỏi mua vàng và đề nghị anh H cho B xem sợi dây chuyền trị giá 55.000.000 đồng,
khi vừa nhận được sợi dây chuyền mà anh H đưa, B lập tức bỏ chạy ra ngoài, A đề
máy xe chở B tẩu thoát. Anh H lấy xe mô tô đuổi theo thì bị B hai lần dùng đá ném
trả trúng người anh H bị té ngã. Nghe tiếng truy hô, nên lực lượng Cảnh sát giao
thông đang chốt trực gần đó phối hợp với nhân dân bắt giữ A và B. Qúa trình điều
tra, do thương tích không đáng kể nên anh H không yêu cầu xử lý A, B về tội cố ý
gây thương tích.
Anh (chị) hãy cho biết hành vi của A, B phạm tội gì, quy định tại điều khoản nào
của Bộ luật hình sự?
Bài làm:
Giả định: Cả A và B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( trên 18 tuổi ) và có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự.
1. Khái quát chung
1.1. Phân tích các dấu hiệu cấu thành tội phạm
Như chúng ta đã biết, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung
có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự.
Cấu thành tội phạm bao gồm 4 yếu tố hợp thành là khách thể của tội phạm, mặt
khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Mỗi
yếu tố của tội phạm đều có mặt quan trọng của nó và có ý nghĩa nhất định trong
việc xác định tội phạm. Vì vậy, thiếu một trong 4 yếu tố đó thì một hành vi không
thể bị coi là tội phạm. Mỗi yếu tố tội phạm bao gồm nhiều dấu hiệu, nhưng không
nhất thiết trong cấu thành tội phạm cụ thể phải có mặt tất cả các dấu hiệu đó. Tuy
1
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
nhiên, bất kì một CTTP cụ thể nào thì luôn phải chứa đựng những dấu hiệu bắt


buộc như sau:
- Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại (thuộc khách thể của tội phạm).
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc mặt khách quan của tội phạm)
- Lỗi (thuộc mặt chủ quan của tội phạm).
- Năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS (thuộc chủ thể của tội phạm).
Bên cạnh 4 dấu hiệu bắt buộc này thì vẫn tồn tại một số dấu hiệu không bắt
buộc như là đối tượng tác động của tội phạm, mục đích động cơ của tội phạm
Đối với những người bình thường khi nghiên cứu tình huống số 6 này
thường cho rằng A và B đã có hành vi phạm tội đối với anh H. Nhưng đối với
chúng ta – những sinh viên luật đang trong quá trình lĩnh hội các quy định của
pháp luật hình sự, trước khi khẳng định một người nào đó có là tội phạm hay
không thì trước hết chúng ta phải chứng minh được hình vi của người đó đã có đầy
đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm hay chưa. Vì vậy, chúng tôi sẽ chứng minh
từng dấu hiệu bắt buộc đối với hành vi của A và B và từ đó kết luận họ có phạm tội
hay không.
Với dấu hiệu bắt buộc đầu tiên là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại thuộc
khách thể của tội phạm. Trong tình huống, chúng ta có thể thấy A ngồi trên xe chờ
bên ngoài còn B giả vờ vào tiệm vàng hỏi mua để giật sợi chuyền của anh H và sau
đó bỏ chạy. Hành vi này của A và B đã xâm phạm đến một quan hệ xã hội mà pháp
luật hình sự đang ra sức bảo vệ đó là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu được thể
hiện cụ thể đó là quyền sở hữu, quản lý đối với tài sản (sợi dây chuyền ) của anh H.
Bên cạnh đó, B còn có hành vi ném đá vào người anh H hai lần khi bị anh H đuổi
theo. Và hành vi ném đá này của B cũng đã xâm phạm đến một quan hệ xã hội nữa
đó là quan hệ nhân thân, cụ thể là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của
anh H. Như vậy, có thể thấy khách thể của tội phạm mà A và B đã xâm phạm là
2
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
những quyền cơ bản, cơ bản của công dân đã được pháp luật ghi nhận và đảm bảo
thực hiện.
Dấu hiệu bắt buộc tiếp theo mà chúng ta cần phải chứng minh là hành vi của

A và B có tính nguy hiểm cho xã hội không (thuộc trong mặt khách quan của tội
phạm). Theo định nghĩa, hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội là hành vi của con
người gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật
Hình sự bảo vệ. Và chúng ta đã phân tích ở trên, hành vi của A và B đã gây thiệt
hại đến hai quan hệ xã hội được luật Hình sự đã và đang bảo vệ đó là quan hệ sở
hữu và quan hệ nhân thân. Cụ thể hơn là A và B đã thực hiện hành vi chiếm đoạt
sợi dây từ đó làm cho anh H mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của
mình đối với sợi dây chuyềnvà hành vi ném đá của B cũng gây thiệt hại đến sức
khỏe của anh H. Dựa trên định nghĩa, có thể thấy hành vi của A và B đã hoàn toàn
thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội một cách cụ thể và rõ ràng.
Dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc thứ 3 để
chứng minh hành vi của A và B đã trái với pháp luật hình sự. Pháp luật Việt Nam
đã qui định lỗi có 4 hình thức khác nhau và dựa vào khái niệm của các hình thức
lỗi thì chúng tôi khẳng định rằng hành vi của A và B là lỗi cố ý trực tiếp. Khái
niệm của lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu xảy ra. Vận dụng khái niệm này vào tình huống
của A và B, chúng ta có thể thấy A và B chủ động rủ nhau đi tìm kiếm những tiệm
vàng sơ hở để chiếm đoạt tài sản, việc chủ động như vậy chắc chắn A và B thấy
trước được hậu quả nguy hiểm do chính hành vi của mình gây ra. Và khi A và B
tìm thấy tiệm vàng của anh H thì đã tiến hành chiếm đoạt công khai và nhanh
chóng tài sản của anh H bằng mọi cách là giật sợi dây chuyền rồi bỏ chạy và còn
cố ý ném đá vào người anh H khi bị đuổi theo. Điều này đã chứng minh A và B
3
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
thực sự mong muốn hậu quả xảy ra đó là làm mất quyền sở hữu của anh H đối với
sợi dây chuyền. Như vậy, hành vi của A và B đã đủ điều kiện thỏa mãn dấu hiệu
lỗi với hình thức là lỗi cố ý trực tiếp.
Dấu hiệu bắt buộc cuối cùng là năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS thuộc
chủ thể của tội phạm. Với giả sử ban đầu của chúng tôi thì A và B đã có đầy đủ

năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Với điều kiện đầu tiên, năng lực TNHS là
khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và khả năng điều
khiển hành vi theo đòi hỏi và những chuẩn mực của xã hội. Dựa trên khái niệm này
của năng lực TNHS, việc giả sử A và B có đầy đủ năng lực TNHS là điều cần thiết.
Vì chỉ khi A và B nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì mới bị coi là
có lỗi và có khả năng tiếp thu những biện pháp tác động mang tính giáo dục của xã
hội và khi đó Nhà nước mới đặt vấn đề giáo dục, cải tạo họ. Bên cạnh đó, điều kiện
về đủ tuổi chịu TNHS cũng rất quan trọng, vì khi đạt đến độ tuổi nhất định con
người mới có đủ khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Trong
tình huống này, A và B được giả sử là đủ tuổi chịu TNHS nên A và B không chỉ có
đủ khả năng nhận thức được hành vi nào là đúng và hành vi nào là sai mà còn có
khả năng điều khiển hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, một khi đã có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thì A và B phải
tự chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật do hành vi của mình gây ra.
Ngoài 4 dấu hiệu bắt buộc nêu trên, hành vi chiếm đoạt tài sản của A và B
cũng thể hiện trong một số dấu hiệu không bắt buộc. Như là mục đích của A và B
là chiếm đoạt sợi dây chuyền của anh H để bán lấy tiền chia nhau tiêu xài hay đối
tượng bị tác động bởi hành vi của A và B là tài sản - cụ thể là sợi dây chuyền vàng
với giá trị 55.000.000 đồng
4
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
Sau một quá trình chứng minh, chúng tôi nhận thấy A và B đã thỏa mãn tất
cả các dấu hiệu để cấu thành tội phạm. Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định rằng
A và B đã phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
1.2. Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm
Hành vi chiếm đoạt tài sản đều do A và B cùng tham gia thực hiện, vậy liệu
rằng A và B có phải là đồng phạm? Do đó, dựa tình tiết của vụ án trên, ta tiến hành
phân tích các dấu hiệu của của hành vi phạm tội. Từ đó, xem xét A và B có phải là
đồng phạm thỏa mãn quy định tại Khoản 1 Điều 20 BLHS hay không?
Về dấu hiệu khách quan,

Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sơi dây chuyền từ anh H, cả A và B cùng
tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Hơn nữa xét thấy, cả A và B đều đủ tuổi
chịu TNHS theo quy định tại Điều 12 và không rơi vào tình trạng không có năng
lực TNHS theo Điều 13 BLHS. Do đó, hành vi phạm tội của A và B đã thỏa mãn
dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm – “có 2 người trở lên”.
Trong tình huống đưa ra, ta thấy bắt đầu từ việc “A rủ B tìm những tiệm
vàng nào sơ hở để chiếm đoạt tài sản bán lấy tiền chia nhau tiêu xài, thì B đồng ý”
cho đến hành vi A và B cùng đến tiệm vàng của anh H và thực hiện hành vi lấy sợi
dây chuyền, hành vi của mỗi chủ thể của tội phạm trong đồng phạm có sự liên kết
thống nhất với nhau (A và B cùng thống nhất đi đến tiệm vàng của anh H để chiếm
đoạt tài sản), hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác (A
chở B đến tiệm vàng, ngồi chờ ở ngoài để B thực hiện hành vi phạm tội, sau đó đề
máy xe chạy để cả 2 tẩu thoát).
Về dấu hiệu chủ quan,
5
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
Tại Khoản 1 Điều 20, ta thấy dấu hiệu bắt buộc để thỏa mãn đồng phạm là
phải có sự “cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Xét về khía cạnh lý trí. Cả A và B
đều nhận thức được rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của mình có tính chất nguy hiểm
cho xã hội, đồng thời A và B cũng đều nhận thức được hậu quả nguy hiểm do hành
vi của mình gây ra, cụ thể là gây tổn thất về tài sản cho anh H). Về khía cạnh ý chí,
khi B đồng ý cùng A tham gia thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đồng nghĩa với
việc cả A và B đều mong muốn có hậu quả xảy ra, hay nói cách khác A và B đều
mong rằng cả 2 sẽ thực hiện thành công việc làm phạm pháp của mình. Vì thế, cả
A và B đều có lỗi cố ý không chỉ đối với hành vi của mình mà còn biết và mong
muốn sự cố ý, tham gia của người còn lại.
Dựa vào tình huống trên, ta có thể thấy tuy mục đích phạm tội và động cơ
phạm tội của A và B không được thể hiện rõ ràng và cụ thể, tuy nhiên, trong
trường hợp trên, A và B thực hiện hành vi cướp giật sợi dây chuyền từ anh H, thì
pháp luật hình sự về đồng phạm không đòi hỏi các đồng phạm đều phải có cùng

mục đích phạm tội và động cơ.
Vì tất cả những phân tích dựa trên các hành vi của A và B, chúng tôi nhận
thấy A và B là đồng phạm vì đã thỏa mãn các điều kiện quy định cụ thể tại Khoản
1 Điều 20 BLHS.
1.3. Phân tích các loại người đồng phạm
Tại Khoản 2, Điều 20 BLHS, pháp luật cũng đã quy định về những loại
người đồng phạm. Xét thấy trong từng giai đoạn từ khi “A rủ B tìm những tiệm
vàng nào sơ hở để chiếm đoạt tài sản bán lấy tiền chia nhau tiêu xài, thì B đồng ý”
đến “A sử dụng xe mô tô của mình chở B đến tiệm vàng của anh H, A ngồi trên xe
chờ bên ngoài” và B thực hiện hành vi cướp lấy sợi dây chuyền trên tay anh H và
6
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
bỏ chạy, A đề máy xe chở B tẩu thoát, chúng tôi có đủ cơ sở để tin rằng, trong tội
phạm mà cả A và B cùng thực hiện, mỗi người đóng một vai trò nhất định
Thứ nhất, xét về hành vi rủ rê của A, A đã chủ động lôi kéo B và A cũng đã
lên kế hoạch khi đưa ra ý kiến trước B “tìm những tiệm vàng nào sơ hở để chiếm
đoạt tài sản bán lấy tiền chia nhau tiêu xài”. Hơn thế nữa, chúng ta có thể thấy, chỉ
trong một lần tình cờ gặp B tại quán cà phê, A đã chủ động lôi kéo B cùng thực
hiện hành vi phạm pháp với mình, A đã hoàn toàn chủ động trong việc thiết lập
nhóm nhỏ gồm có A và B cùng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó, căn cứ
theo Khoản 2 Điều 20 quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ
huy thực hiện tội phạm”, A là người tổ chức với vai trò là người chủ mưu.
Thứ hai, về hành vi tự nguyện sử dụng xe mô tô của mình, A chở B đến tiệm
vàng, rồi chờ xe ở bên ngoài đợi B và cùng thực hiện hành vi tẩu thoát, cũng dựa
vào Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định “Người giúp sức là người tạo những điều
kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Ở đây, ta sẽ xem xét đến
hành vi giúp sức của A là hành vi giúp sức về vật chất. Thứ nhất, A đã cung cấp xe
mô tô để cả hai có thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tẩu thoát một cách
nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thứ hai, việc A chờ B ở ngoài nhằm mục đích quan
sát tình hình, nếu có gì bất ổn báo ngay cho B biết để để phòng bị phát hiện, hơn

thế nữa việc A ngồi trên xe mô tô trước cửa tiệm vàng đợi B chạy ra để cùng thực
hiện hành vi tẩu thoát đã gián tiếp hạn chế cũng như khắc phục những trở ngại để
B trực tiếp thực hiện hành vi cướp lấy sợi dây chuyền một cách thuận lợi (Ví dụ: A
chờ B ở ngoài nhằm đánh lạc hướng những người xung quang cũng như chủ của
hàng để từ đó B có thể lợi dụng sơ hở của chủ cửa hàng và việc không ai để ý thực
hiện hành vi của mình). Vì vậy, trong tình huống trên, A giữ vai trò vừa là người tổ
chức, vừa là người giúp sức.
7
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
Bên cạnh đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy, B là người thực hành, căn cứ tại
Khoản 2 Điều 20 BLHS: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”.
B là người vào tiệm vàng, trực tiếp đối thoại với anh H và yêu cầu anh cho xem sợi
dây chuyền trị giá 55.000.000 đồng, và lợi dụng lúc anh sơ hở đưa sợi dây chuyền
cho B, B đã thực hiện hành vi cướp lấy và bỏ chạy ra ngoài để cùng A tẩu thoát
2. Liên hệ các hành vi của A và B trong tình huống
2.1. Phân tích hành vi của B
Hành vi của B đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản quy
định tại điều 136 BLHS năm 1999. Cụ thể:
2.1.1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản. Cụ thể là
quyền sở hữu sợi dây chuyền (trị giá 55.000.000 đồng) của anh H- chủ tiệm vàng.
Quyền sở hữu ấy là khách thể được Luật Hình sự bảo vệ. Quy định tại khoản
1 Điều 8 LHS.
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Trong BLHS, tội cướp giật tài sản được thể hiện dưới dạng quy định giản
đơn nên không có định nghĩa chính thức của các nhà làm luật về tội phạm này. Tuy
nhiên, thực tiễn xét xử và khoa học pháp lý hình sự định nghĩa: “Cướp giật tài sản
là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai và nhanh chóng”.
Chiếm đoạt tài sản một cách công công khai:
Là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội không giữ bí

mật cho hành vi phạm tội của mình mà để cho nạn nhân có thể dễ dàng phát hiện ra
ngay sau khi có hành vi chiếm đoạt. Người phạm tội nhận thức được người quản lý
tài sản và những người khác có khả năng biết được hành vi phạm tội ngay khi nó
đang xảy ra nhưng họ không có ý định che giấu hành vi phạm tội đó.
Trong tình huống trên, B đã thực hiện hành vi “khi vừa nhận được sợi dây
chuyền mà anh H đưa, B lập tức bỏ chạy ra ngoài” điều ấy cho thấy B đã hoàn toàn
có ý thức cho việc anh H và những người khác phát hiện khi mình đang thực hiện
8
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
tội phạm. Song, B vẫn thực hiện tội phạm điều đó đã thể hiện cho tình công khai
của hành vi chiểm đoạt tài sản của B.
Chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng:
Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản thường được thực hiện khi người phạm tội
lợi dụng sự sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh
chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn trốn. Sự sơ hở của người quản lý tài
sản có thể sẵn có hoặc có thể do người phạm tội chủ động tạo ra.
Trong tình huống trên, B đi vào gặp anh H giả vờ hỏi mua vàng và đề nghị
anh H cho B xem sợi dây chuyền trị giá 55.000.000 đồng, khi vừa nhận được sợi
dây chuyền mà anh H đưa, B lập tức bỏ chạy ra ngoài. Như vậy, B đã giả vờ mua
vàng để tạo ra sơ hở khi anh H đưa cho mình xem nhanh chóng tiếp cận tài sản, và
“lập tức bỏ chạy ra ngoài”. Hành vi của B chính là sự nhanh chóng chiếm đoạt tài
sản, nhanh chóng lẩn trốn khi thực hiện tội phạm cướp giật tài sản.
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm
B trong tình huống này, nhận thực được hành vi “cướp giật tài sản” là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn
mong muốn cho hậu quả xảy ra. Do vậy, căn cứ khoản 1 điều 9 BLHS thì B đã có
lỗi cố ý trực tiếp
2.1.4. Chủ thể của tội phạm
Theo giải thiết đặt ra, B là người hoàn toàn đầy đủ NLTN hình sự và đủ tuổi chịu
TNHS.

2.1.5. Các tình tiết định khung
Giá trị tài sản: B đã thực hiện hành vi cướp giật nhằm chiếm đoạt tài sản là
dây chuyền vàng của anh H trị giá năm mươi lăm triệu đồng. Điều này, vi phạm
vào điểm g khoản 2 điều 136 BLHS vì “Chiểm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi
triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.
Hơn nữa, khi bị anh H truy đuổi B hai lần dùng đá ném trả trúng người anh
H bị té ngã hành vi ấy của B được xem như là hành hung để tẩu thoát. Căn cứ vào
6.1 tiểu mục 6 mục I thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
9
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
BCA-BTP thì : “Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp
mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,
nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi
chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô
ngã nhằm tẩu thoát”. Như vậy, B đồng thời phạm tội cướp giật tài sản thuộc
trường hợp hành hung để tẩu thoát quy định tại điểm đ khoản 2 điều 136.
2.2. Phân tích hành vi của A
Như đã phân tích ở trên, A và B là đồng phạm trong một vụ án. Cho nên,
dựa vào những hành vi của A ta sẽ xác định vai trò của A trong đồng phạm.
Xem xét hành vi thứ nhất của A, A là người chủ động đề nghị B cùng với
mình thực hiện tội phạm và cũng chính là người đề ra cách thức, vạch ra phướng
hướng phạm tội. Do đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 20 BLHS có quy định “ Người
tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm” vậy A chính
là người tổ chức trong đồng phạm với vai trò là chủ mưu.
Xem xét hành vi thứ hai của A, theo như thỏa thuận trước đó, A đã dùng xe
máy của mình chở B đến tiệm vàng để thực hiện hành vi phạm pháp, đứng chờ B
bên ngoài và cũng chính là người giúp B tẩu thoát sau khi thực hiện xong hành vi
đó. Vậy A đã tạo những điều kiện thuận lợi cho B thực hiện hành vi phạm tội, hành
động này đã được thỏa thuận, thống nhất trước đó với B và được tiến hành trước
khi tội phạm kết thúc. Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2, Điều 20 BLHS là

“Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho người
thực hiện tội phạm”. Do đó, A còn đóng vai trò là người giúp sức trong đồng
phạm.
Như vậy, trong đồng phạm A đã thực hiện 2 vai trò đó là người tổ chức và
người giúp sức. Luật Hình sự có quy định những người đồng phạm phải chịu trách
nhiệm chung về những tội phạm mà họ đã gây ra. Ở đây, A và B đã thỏa thuận sẽ
cùng nhau vào tiệm vàng chiếm đoạt tài sản, như đã phân tích ở trên, hành vi của B
là hành vi cướp giật tài sản và tài đó chính là sợi dây chuyền trị giá 55 triệu đồng.
Theo quy định của Luật hình sự, hành vi của A và B chính là tội “Cướp giật tài
sản” được quy định tại Điều 136 BLHS và giá trị tài sản cướp được là 55 triệu
đồng nên được quy định tại Khoản 2 Điều 136 BLHS.
10
Tình huống số 6- Môn Luật Hình sự
Vậy hành vi của A đã phạm tội “Cướp giật tài sản” được quy định tại Khoản
2 Điều 136 BLHS. Tuy nhiên, đối với hành vi dùng đá ném trả vào anh H để tẩu
thoát của B sẽ không xem xét là yếu tố định khung hình phạt với A. Vì theo
nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thì hành vi
của B đã vượt quá so với dự kiến ban đầu của 2 người chỉ là vào tiệm vàng để
chiếm đoạt tài sản mà thôi. Nên B sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá
của mình.
11

×