Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.72 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề Cương Chi Tiết
A. Lời mở đầu..........................................................
B. Nội Dung..............................................................
I. Phật giáo và dòng sử việt.......................................................
1. Lịch sử hình thành và phát triển phật giáo Việt nam………………....
2. Đặc điêm cua phật giáo Việt nam..........................................................
II. Những giá trị và hạn ché của Phật giáo...............................
1. Giá trị.....................................................................................................
2. Hạn chế..................................................................................................
III. Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt...............
1. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý.............................
1.1 Về mặt tư tưởng…………………………………………………….....
1.2 Về mặt dạo lý……………………………………………………….....
2. Ảnh hưởng Phật giáo trong quá trình hội nhập văn hóa Việt........
2.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền
thống 8
2.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác. ……............
2.3 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các quan hệ chính trị xã
hội ..............................................................................................................
2.4 Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức
10
3. Ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và xã hội....................................
3.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua ngôn ngữ. ………………………………………….........
3.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua các tác phẩm văn học………………….....
3.3 Ảnh hưởng Phật giáo qua phong tục tập quán……………………………..........
4. Ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật........................................
4.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật sân khấu. ………………………….........
4.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình. ……………………………......
C. Kết luận............................................................19
D. Tài liệu tham khảo...........................................21


1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. Lời mở đầu
Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích
nghi với lối sông của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát
triển trên đất nước này, Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc
hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền
văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã
lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ
đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của Phật giáo
Việt Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở
thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này. Trong suốt
chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu
của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và có
những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt của đời sống xã hội
ở nước ta.
.Trong công cuộc xây dưng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác-
Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vủ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó,
bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội củ vẩn có sức sống dai dẳng, trong
đó giáo lý nhà phật đã ít nhiều đã in sâu vào tư tưởng của 1 số bộ phận dân cư
Việt nam. Việc xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện
được nên chúng ta cần vận dụng nó 1 cách hợp lý để góp phần đạt được mục
đích của thời kỳ quá độ củng như sau này.Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo
lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan con
người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt han
chế củng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rỏ tâm lý người dân
hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ 1 nhân
cách chinh, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh điều ác, hình thành
nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín di doan, cúng bái, lên
đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của quần chúng nhân dân.

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B.Nội Dung
I. Phật giáo và dòng sử Việt
1. Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công
nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy
Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung
tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man
Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra)
trong khoảng các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ)
được phiên âm trực tiếp thành Bụt
]
, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện
dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được
coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này,
vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt
bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được
phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà
Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất
cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là
quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua
Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất
sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng
mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi
đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư
Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

• từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành
và phát triển rộng khắp;
• thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
• từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
• từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
2. Đặc điểm của Phật giáo Việt nam
Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng
thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố
này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không
gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong
phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải
thoát.
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và
quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng. Tùy
theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật
giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng vùng miền
để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là
ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh.
Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một
mà không phải một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng,
Phật giáo Thái Lan v.v... tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống
cũng được nhưng bảo rằng không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa,
hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người
Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc
thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc.

Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất
nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư
có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Như thời Nhà Đinh, Lê, Lý Trần
v.v... Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng
kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và
dòng thiền đã được truyền thừa chưa từng gián đoạn, trong suốt hơn 2000
năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.
II. Những giá trị và hạn chế của phật giáo
1. Giá trị
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh
tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ
nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể,
con người đang thích thú trong đời sống vật chất xa hoa và đang tự khẳng
định quyền lực bằng vũ khí của chính mình. Hàng loạt các thiết bị dẫn đến
chết chóc và hủy diệt khủng khiếp đang được sản xuất, loài người vẫn còn
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sống trong sợ hãi, ngờ vực, trong những trạng thái căng thẳng do chính mình
tạo ra, đôi khi họ lại thách thức, chống đối nhau như hoang thú trong rừng
sâu. Nhìn những thực trạng bi ai trên, thi hào Rabindranath Tagore, người
được giả Nobel văn chương, đã khấn nguyện với Đức Phật, đấng đại từ bi như
sau:
“Thế giới hôm nay hoang mê, sân hạn,
Bao thù hằn, ác độc, khổ triền miên,
Quẩn quanh trong tham đắm dục triền,
Muôn chúng sinh khóc mừng Ngài giáng thế.
Cầu xin Đấng vô biên, Thiện Thệ
Cứu muôn loài, tuyên diệu pháp thiêng,
Bao đóa sen chứa mật ngọt mọi miền,
Tung cánh nở dưới ánh dương đại giác.

Ôi Đức Như Lai! Ôi Bậc Giải thoát!
Lòng từ vô lượng thiện nhân
Xin trừ cấu uế cõi trần đảo điên”.
Thuở xưa Đức Phật đã từng nói: “Mong rằng con tim ta lắng nghe tiếng
thổn thức sầu bi như đóa sen mở rộng lòng đón nhận ánh bình minh rực rỡ.
Chớ để cho ánh mặt trời chói chang làm khô đi những giọt nước mắt khổ lụy
trước khi ta lau chúng trên đôi mắt của người sầu đau. Hãy để cho mỗi giọt
nước mắt nóng bỏng của thế nhân rơi trên tim ta và đọng lại ở đó, đừng lau
chúng cho đến khi nào khổ đau ấy tự đoạn diệt”.
Sức mạnh của con người vốn nằm trong lòng từ bi. Khi người ta chưa từ
bỏ sự tàn bạo thì họ không thể nào nhận chân được một sự thật mà chính Đức
Phật luôn ca ngợi đó là sân hận phải được chinh phục bằng tinh thần bất bạo
động. Nếu loài người không tuân thủ lời giáo huấn này trong đời sống chính
trị và xã hội thì tội lỗi sẽ không bị tận diệt, ngọn lửa hoài nghi giữa các quốc
gia sẽ không bị lụi tàn. Những tội ác khủng khiếp tại các nhà tù, cũng như
những nét cau mày sợ sệt trong các doanh trại quân đội sẽ làm cho cuộc sống
căng thẳng thêm, rồi đau khổ vẫn lan tràn bất tận. Do vậy, giờ đây chính là
lúc thích hợp nhất mà con người phải nương tựa nơi Đức Phật – Người đang
tìm đến những kẻ điên rồ muốn tìm kiếm thành công bằng con đường bạo lực
để khuyên họ nên dùng lòng từ để chinh phục thù hận. Với ngọn đèn tình
thương trên tay, Đức Phật khuyên mọi người hãy tự mình đến với chánh pháp
để thấy được sự thật của kiếp nhân sinh. Ngài dạy rằng: “Các con đừng nên sợ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hãi, đừng nương tựa vào quyền lực của người khác, hãy dùng ngọn đèn chánh
pháp của Như Lai để chiếu sáng tâm thức của chính mình, để trực nhận chính
mình và để thành tựu chánh tri kiến”. Đức Thế Tôn cũng đã từng dạy: “Có
một con đường đưa đến hòa bình, hận thù không thể diệt hận thù, chỉ có tình
thương, lòng từ bi mới nhiếp phục được hận thù. Đây là quan điểm về nền hòa
bình trên vũ trụ của Như Lai. Những ai thương tưởng đến Như Lai thì hãy thể

hiện tình thương đó bằng cách thương yêu tất cả chúng sinh. Mọi người đều
yêu chuộng tự do và công lý, đừng nên xâm phạm đến quyền tự do của người
khác”.
Trong Phật giáo: tôn giáo, triết học, đạo đức học, tâm lý học và xã hội
học được thể hiện như một hệ thống tư tưởng tổng hợp nhất có liên hệ trực
tiếp đến những khát vọng của xã hội hôm nay. Tóm lại, đạo Phật là một hệ
thống minh triết có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Một
trong những mục tiêu của Phật giáo là giúp đỡ con người thông qua việc phát
rtiển sự tỉnh thức nội tại và những nỗ lực hành trì cao cả của mỗi cá nhân để
trực nhận và phát triển tiềm năng kỳ diệu nhất của mỗi người. Mục tiêu này
không hề tạo nên một tương phản nào đối với mục tiêu của nền giáo dục hiện
đại. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là phát triển các năng khiếu, năng lực,
sở trường của mỗi người thông qua việc cung cấp tri thức và những kinh
nghiệm hữu ích cho học sinh. Trong khi các nhà giáo dục và tâm lý chưa thể
giải thích tại sao con người có những năng khiếu và khả năng riêng biệt thì
Phật giáo đã đưa ra lời giải thích thông tuệ rằng: những yếu tố riêng biệt đó
chính là kết quả của những nghiệp nhân trong đời trước. Đức Phật đã xác
chứng rằng duyên khởi là giáo lý nền tảng trong giáo pháp của Ngài: “Khi cái
này sinh thì cái kia sinh; khi cái này diệt thì cái kia diệt”.
2. Hạn chế
III. Ảnh hưởng phật giáo trong đời sống người Việt
1. Ảnh hưởng phật giáo về tư tưởng và đạo lý
1.1 Về mặt tư tưởng
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ
Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái
phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân
Việt.
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới
hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại.
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy
mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều
vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên
cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi
nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên
tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là
tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều
kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên
tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.
Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh
mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một
nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ
cũng đóng vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp
nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này
đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người
Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù
tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng
những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể
nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý
nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn
học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người
biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho
tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi
cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn
cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt
khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay
đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên
những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng
đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự

cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.:
Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta
có thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp,
tái tạo cá nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là
bắt đầu thay đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Y của
chính mỗi cá nhân. Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tốt đẹp sẽ đến với mìn. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần
dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và
mai sau.
2. 2 Về mặt đạo lý
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của
phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt.
Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442),
một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận
dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại
thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý
khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia
và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với
bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi
người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình
thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất
nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên
vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh
hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất
chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong
nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu
Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc đến công lao dưỡng

dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi
dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng
tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Bởi
Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo
lý truyền thống của dân tộc Việt.
Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối
tượng thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng
sanh, vũ trụ, đó là môi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa.
Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho
ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và
miên trường. Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo
Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân
tộc Việt
2. Ảnh hưởng Phật giáo trong hội nhập văn hóc Việt
2.1 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng
truyền thống.
Khi được truyền vào Việt Nam, Phật Giáo đã tiếp xúc ngay với các tín
ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu
tượng chùa Tứ Pháp (17) thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các
vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa
chiền Việt Nam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị
thần, các vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc.. Chính
vì tinh thần khai phóng này mà về sau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan
bên trong Phật Giáo như xin xăm, bói quẻ, cầu đồng.. các nhà nghiên cứu
nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật Giáo Việt Nam dung nạp dễ dàng các
tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong vùng thì không có
(19). Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật Giáo

không? Vẫn là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh
thần dung hòa và khai phóng của Phật Giáo Việt Nam là một trong những nét
đặc trưng đáng chú ý.
2.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác
Đó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Đạo Phật với đạo Nho và
đạo Lão, được các nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì
đặc tính dung hòa và điều hợp này mà Phật Giáo Việt Nam đã trở thành tín
ngưởng truyền thống của dân tộc Việt. Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Độ hay
Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà nó là tất cả những khuynh hướng
tâm linh của người dân Việt. Nó thực ra là cái "Đồng Qui Nhi Thù Đồ", cùng
về một đích mà đường lối khác nhau, chính tinh thần khai phóng của Phật
Giáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân, Thiện, Mỹ làm cứu cánh để thực hiện.
Nho giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Thiện, tức là hành vi đạo
đức để tới chỗ nhất quán với Mỹ và Chân. Đạo giáo thực hiện cứu cánh ấy
bằng con đường Mỹ, tức là tâm lý nghệ thuật để tới chỗ nhất quán với Thiện
và Chân. Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường trí tuệ giác ngộ để
đạt tới chỗ nhất quán Chân, Thiện, Mỹ. Đó là thực tại Tam Vi Nhất của tinh
thần tam Giáo Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ hình ảnh tam giáo tổ sư với Phật
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×