Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.56 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học Ấn Độ ra đời khá sớm và là một nền triết học chịu ảnh
hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo. “Triết học Ấn Độ tập trung lý giải và thực
hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt
tới sự “giải thoát” tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần
vũ trụ”[1 ; 27]. Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên và được
xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớn trí tuệ và từ bi của
Siddharta. “Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng
sự phân tích nhân-quả. Theo Phật giáo nhân-quả là một chuỗi liên tục
không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan
hệ nhân-quả này phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết
quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác”[1 ;
29]. Trong Phật giáo cũng có những giá trị và hạn chế nhất định. Phật giáo
hướng chúng sinh tới sự giải thoát có giá trị thiết thực và nhân bản sâu sắc.
Phật dạy con người phải sống với hiện tại, nhận ra sự khổ đau để đối mặt
vượt qua. Tuy nhiên, Phật giáo lại soi xét vấn đề ở góc độ duy tâm. Nhiều
kẻ xấu lợi dụng vấn đề đó để tạo dựng những điều ma quái đặc biệt là mê
tín dị đoan làm ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân.
Phật giáo không ít thì nhiều đều ảnh hưởng hầu hết đến các nước phương
Đông về nhiều mặt. Trong đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư
tưởng Phật giáo cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Để làm rõ những giá trị,
hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam hiện nay chúng ta
nghiên cứu đề tài này, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào
thực tại.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG
1.Giá trị và hạn chế của Phật giáo
1.1 Giá trị của Phật giáo
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực, gần gũi phù hợp


với mọi tầng lớp trong xã hội bởi lẽ con người là đối tượng giáo dục của
Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến
chân hạnh phúc, đến để thấy được giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại.
Vì thế kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao “khi sự
trung thực hướng về con người mô tả phát hiện soi sáng bao tình cảm khát
vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về
cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản” [2 ; 41].Giá
trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá
con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục
nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang
tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi
thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy
nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải
pháp nào đúng cả. Đức Phật không muốn giải quyết những câu hỏi hay
những việc làm không cần thiết cho con người, mà Ngài luôn dạy rõ chúng
ta phải nhận chân sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau, tiếp
nhận sự thật để tự giải cứu mình ra khỏi khổ đau. Thế nên, giáo dục Phật
giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị
suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật
luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận
chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị
sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh
trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự
sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục
Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc
bên trong và bên ngoài” [3 ; 73].
Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ

một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao
vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của
khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh
phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau.
Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh
phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa
của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với
những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người
với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống
nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối
tượng nào hay một sự vật nào cả. Trong bất cứ tình huống nào con người
cũng phải làm chủ nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh,
trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. Đạo Phật muốn con người
tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ,
bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con
người tự định hướng cho chính mình, tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá
trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con
người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh,
tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại
dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại. Sống
với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất đối với vấn đề đoạn tận
khổ đau, xây dựng đời sống hạnh phúc.
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn
minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để
san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Phật Giáo kêu gọi mọi
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang
rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy

phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp để được
yêu vũ trụ rộng lớn. Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại
với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau
bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội. Tư
tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới
của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng
nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân
dân ta.
1. 2 Hạn chế của Phật giáo
Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta đi sâu phân tích tác phẩm “ Phê
bình Phật giáo” của Nguyến An Ninh. Tác phẩm là sự tiếp nối các quan
điểm tôn giáo học Macxit trong tác phẩm “Tôn giáo” của ông xuất bản
năm 1932. Nguyến An Ninh tiếp nhận tư tưởng của Các Mác khi lý giải về
nguồn gốc căn nguyên làm xuất hiện tôn giáo, trong đó ông tập trung làm
rõ nguồn gốc xuất hiện của sự ra đời Phật giáo. “Xã hội Ấn Độ lúc ấy chia
ra bốn đẳng cấp…Tôi đã có dịp nói tới trong tác phẩm “Tôn giáo” xuất bản
năm 1932…Đã vậy, Ấn Độ lại bị xâm lược nhiều phen… Tại xứ sinh đẻ
của Thích Ca mùa màng đặng thất không chừng ruộng lúa, vườn đậu lắm
khi hạn hán trở thành đất hoang. Cho đến nay sự sống khổ của dân đen bên
Ấn Độ chắc cũng không có xứ nào bằng” [4 ; 383]. Nguyễn An Ninh cho
rằng cho rằng Phật giáo là một triết lý khẳng định “sống là khổ” và lý giải
nguồn gốc quan niệm khổ đó. “Nói đến sống khổ ta lại nhớ Phật giáo sinh
500 năm trước tạo Giato” [4 ; 382] và ông khẳng định tại Vit Nam các
nguồn gốc xuất hiện tương tự Ấn Độ. Hơn thế dưới chế độ thực dân phong
kiến nhân dân Việt Nam còn bị nhiều nỗi khổ đè nặng, đó là nguồn gốc nảy
sinh nhu cầu tôn giáo “nên chỉ Phật giáo còn là nơi họ tìm đến”. “Phật giáo
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngày nay tôi đã có dịp nói đến nó là một cái nhà thương để chứa cả trăm

ngàn thứ người bệnh vì khổ với sự sống” [4 ; 380]. Một trong những nguồn
gốc dẫn đến tôn giáo là do đặc điểm của quá trình nhận thức của con người
đi từ trực quan cảm tính đến tư duy trừu tượng. Khi tư duy con người trong
quá trình nhận thức sáng tạo đó tạo ra những khả năng xuất hiện các quan
niệm duy tâm siêu hình, xa rời cơ sở hiện thực. Đấy chính là quá trình tuyệt
đối hóa, cường điệu hóa mặt chủ thể của con người hay hình thức chủ quan
của nó, biến nó thành quan niệm trừu tượng thuần túy không còn dính với
nội dung khách quan, không còn nội dung hiện thực, rời khỏi cơ sở thế
gian. Ông đứng vững trên quan điểm khách quan khoa học của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để vạch ra được ranh giới
giữa cái hợp lý và cái sai lầm trong nội dung giáo lý căn bản của Phật giáo,
chỉ ra một trong những nguồn gốc nhận thức sai lầm hình thành nên Phật
giáo chính là các quan điểm bản thể luận, nhận thức luận duy tâm. Ông chỉ
ra vì Phật giáo là duy tâm nên phương pháp của Đức Phật không thể cứu
khổ cho con người
Trên cơ sở phân tích khái niệm “vô ngã” nhà nghiên cứu Hà Thúc
Minh đã tiến hành phê phán toàn diện giải thoát luận Phật giáo. Theo ông
Phật giáo không chủ trương cải tạo bởi vì cải tạo là hướng tới, là làm cho
nó khác trước. Phật giáo chủ trương trả lại chứ không cải tạo. Hạn chế của
Phật giáo chính là ở chỗ không thấy được bản chất xã hội nơi con người.
Thực ra nói đi nói lại, cái tâm vẫn là cái không làm sao bỏ được. Như vậy
nói chung phương Đông đề cao con người ở lĩnh vực tinh thần chứ không
phải ở thể xác. Cho nên đời sống vật chất trở thành cái không quan trọng so
với đời sống tinh thần. Phật giáo xem xét bản chất con người trên bình diện
tâm lý chứ không phải trên bình diện kinh tế xã hội. Phật giáo nhìn theo
quan điểm của Hà Thúc Minh có một hạn chế quan trọng chính là không
thấy được con người xã hội, do đó không chủ trương cải tạo bản thân hay
xã hội. Vì trọng tâm lý giáo giải thoát của Phật giáo do quá chú trọng cái
5

×