Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

1 số vấn đề về huy động vốn trong nước cho đầu tư phát triển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 27 trang )

Lời cảm ơn
Nguồn vốn và khả năng khai thác các nguồn vốn cho đầu t phát triển ở Việt
Nam là một vấn đề quan trọng cho nền kinh tế nớc ta đang trong giai đoạn phát
triển. Song phát triển thế nào để theo đúng định hớng xã hội chủ nghĩa và phù
hợp với nền kinh tế nớc ta hiện nay là một vấn đề quan trọng. Điều đó phụ
thuộc rất nhiều vào vốn trong nớc, bởi lẽ chỉ có vốn trong nớc mới tạo ra một
động lực thực sự thúc đảy nền kinh tế đi theo đúng hớng đồng thời không bị lệ
vào kinh tế các nớc khác cũng nh không bị ảnh hởng bởi các biến động về kinh
tế - chính trị - xã hội của thế giới . Nhng muốn có vốn phải huy động vốn , huy
động vốn trong nớc ta thời gian qua đã và đang là một vấn đề có nhiều bức xúc
và đợc nhiều ngời quan tâm.Với lòng mong mỏi đợc đóng góp một phần công
sức của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc em xin tham gia
một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào đề tài này. Để có thể lựa chọn và hoàn
thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân
hàng -Tài chính đã hớng dẫn cho chúng em một danh mục các đề tài hay. Đặc
biệt em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Diệp đã hớng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này.Vì khả năng nghiên cứu và sự tìm tòi tài liệu còn nhiều
hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong có đợc sự chỉ bảo và
giúp đỡ của các thầy cô cũng nh sự góp ý của các bạn cùng học để đề tài đợc
hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sv: Đoàn Thị Thảo
1
Mục lục
Mở đầu
Nội dung
Chơng I . cơ sở lí luận về vai trò của vốn trong nớc với đầu t phát triển.
1. Khái niệm về vốn trong nớc
2. Lí luận chung về vai trò của vốn trong nớc
3. Thực tiễn về vai trò của vốn trong nớc đối với đầu t phát triển.
Chơng II . tổng quan tình hình huy động vốn trong nớc cho đầu t phát


triển .
1.Nguồn lực tài chính.
1.1. Nguồn vốn Nhà nớc.
1.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nớc.
doanh.
1.1.1.Nguồn vốn đầu t từ ngân sách Nhà nớc.
1.1.2. Nguồn vốn trong các doanh nghiệp Nhà nớc.
1.2. Nguồn vốn dân c
1.2.1.Nguồn vốn cá nhân, hộ gia đình
1.2.2 .Nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh .
2. Nguồn lực khác.
2.1. Nguồn lực lao động
2.2. Nguồn lực tự nhiên.
2.3.Vật t kĩ thuật, cơ sở hạ tầng vật chất xã hội.
Chơng III . các biện pháp tăng cờng huy động vốn trong nớc ở Việt Nam.
1. Tiết kiệm, tích luỹ.
1.1. Khuyến khích tiết kiệm
1.2. Khuyến khích các doanh nghiệp tự tích lũy
2.Phát triển các công ty cổ phần và thị trờng chứng khoán.
2.1. Phát triển các công ty cổ phần.
2.2. Phát triển thị trờng chứng khoán.
2
2.3. Tăng cờng sự tơng tác, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển giữa công ty cổ
phần và thị trờng chứng khoán.
3. Đổi mới hoạt động của các ngân hàng thơng mại và các tổ chức tài chính
trung gian
4. Đa dạng hoá các định chế tài chính trung gian.
4.1.Quỹ đầu t.
4.2. Các tổ chức tín dụng thuê mua
4.3.Các công ty bảo hiểm

5. Hoàn thiện khung pháp lí , cải thiện đồng nhất môi trờng kinh doanh.
6. Các biện pháp khác.
6.1. Hỗ trợ huy động vốn đầu t t nhân
6.2. Tăng khả năng huy động vốn từ ngân sách Nhà nớc
6.3. Nhà nớc mở đờng trong đầu t
6.4. Phát triển nguồn lực lao động
6.5. Thị trờng hoá các tiềm lực trong nớc
6.6. Phát triển cơ sở hạ tầng.
6.7. Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ bằng đồng Việt Nam.
6.8. Huy động các nguồn lực tự nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội.
Kết luận
3
Mở đầu
Vốn đầu t là động lực vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trởng kinh
tế. Các nhà kinh tế đã chứng minh đợc mối quan hệ tốc độ tăng trởng và vốn
đầu t bằng cách lợng hoá các chỉ số . Vì vậy vốn đợc coi là một vấn đề cực kì
quan trọng và cấp bách, nhất là đối với nớc ta trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn công nghiêp hoá - hiện đại hoá . Để duy trì những thành quả đã đạt đợc
của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế đi lên thì không thể bỏ qua vai trò của
vốn dặc biệt là vốn trong nớc vì nó có ý nghĩa quyết định hớng phát triển của
đất nớc và tạo ra sự vững chắc độc lập của nền kinh tế . Nhng huy động vốn ở
đâu, nh thế nào để đạt hiệu quả còn đang là vấn đề phức tạp, nhất là với nớc ta
khi mà nền kinh tế còn cha phát triển, ngời dân còn có thói quen giữ tiền tại nhà
không dám đầu t ... Nhận thức đợc tầm quan trọng của vấn đề này em đã lựa
chọn đề tài " Một số vấn đề về huy động vốn trong nớc cho đầu t phát triển ở
Việt Nam " .
Trong đề án này em xin trình bày một số vấn đề quan trọng về huy động
vốn mà đang đợc nhiều ngời quan tâm. Trọng tâm của đề án là các biện pháp
huy động để đạt hiệu quả tối đa trên nguồn vốn hiện có của đất nớc. Bên cạnh
đó còn có các phần khái quát về vai trò của vốn trong nớc và tình hình huy động

vốn nớc ta hiện nay. Nội dung của đề án gồm ba chơng :
Chơng I : Cơ sở lí luận về vai trò vốn trong nớc đối với đầu t phát triển.
Chơng II : Tổng quan tình hình huy động vốn trong nớc cho đầu t phát
triển.
Chơng III : Các biện pháp tăng cờng huy động vốn trong nớc ở Việt
Nam.
4
Nội dung
Chơng I . cơ sở lí luận về vai trò của vốn trong nớc
với đầu t phát triển.
1. Khái niệm về vốn trong nớc
Hiện nay các nhà kinh tế còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm vốn
nhng về cơ bản thì vốn (theo nghĩa nghĩa rộng) đợc hiểu không chỉ là tiền tệ mà
còn bao gồm cả vật t kĩ thuật, đất đai, lao động và cả các nguồn lực tự nhiên
khác ...
Vốn trong nớc là bao gồm tất cả nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác
của quốc gia đó. Nhng tầm quan trọng của vốn trong nớc không phải ai cũng
hiểu đợc một cách đầy đủ, để có thể hiểu đợc vấn đề này chúng ta cần phải hiểu
đợc lí luận về vai trò của nguồn vốn mà các nhà kinh tế đã dày công nghiên cứu
cũng nh thấy đợc thực tiễn về vai trò của vốn trong nớc.
2. Lí luận chung về vai trò của vốn trong nớc
Vốn là một trong số các nhân tố sản xuất có tầm quan trọng quyết định đối
với hoạt động của một nền kinh tế . Vốn là tiền đề tạo ta các nguồn lực khác để
phát triển kinh tế - xã hội. Trong hoạt động kinh tế, vốn là một nhân tố không
thể thiếu đợc. Trong điều kiện hiện nay vốn càng có ý nghĩa hết sức to lớn.
Trình độ khoa học và công nghệ hiện đại đòi hỏi một khối lợng vốn rất lớn
trong hoạt động kinh tế, và cũng nhờ đó mà sức sản xuất và của cải vật chất của
xã hội tăng lên đáng kể. Một nớc có thể bị hạn chế về tài nguyên, song nền kinh
tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ nhờ khối lợng vốn lớn với trình độ công nghệ
hiện đại. Ngợc lại, đất nớc có thể có tài nguyên phong phú, lao động dồi dào,

nhng thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại thì sẽ khó có điều kiện để
khai thác và sử dụng các nguồn tiềm năng trong nớc, do đó ảnh hởng đáng kể
đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay
của các quan hệ kinh tế quốc tế, đối với một quốc gia thiếu vốn không phải là
khó khăn không giải quyết đợc. Nhu cầu về vốn có thể đợc đáp ứng từ nhiều
5
nguồn nh tự cấp vốn hoặc thu hút những nguồn vốn khác nhau thông qua hoạt
động của hệ thống tài chính.
Ngày nay, điều kiện quốc tế đã mở ra những khả năng to lớn để huy động
nguồn vốn từ bên ngoài. Nhng xét về tổng thể lâu dài để có thể phát triển một
cách độc lập và vững mạnh thực sự, không bị lệ thuộc vào nớc khác, ít bị chủ
nghĩa t bản lũng đoạn cũng nh không bị ảnh hởng bởi những biến động về kinh
tế - chính trị trên thế giới thì sự phát triển phải dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập
dân tộc, tự chủ của quốc gia, do đó phải dựa vào sức mình là chính tức là phải
dựa vào nguồn vốn trong nớc. Sử dụng vốn trong nớc còn có lợi thế là hoàn toàn
làm chủ đợc trong công cuộc đầu t vào các lĩnh vực mũi nhọn vốn là u thế lâu
dài của mỗi nớc, đặc biệt là có thể kiểm soát đợc các nghành công nghiệp quốc
phòng.
Từ đó ta thấy đợc vốn trong nớc là điều kiện tiên quyết trớc tiên để phát triển
kinh tế nhất là trong bối cảnh nớc ta nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng
tích luỹ còn thấp thì việc tăng cờng huy động các nguồn vốn trong nớc càng có
ý nghĩa quan trọng.
3. Thực tiễn về vai trò của vốn trong nớc đối với đầu t phát triển.
Kinh nghiệm cho thấy, các nớc NIC sở dĩ đạt đợc kết quả nh ngày nay là do
nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là biết lấy nguồn vốn trong nớc là
chính. Chẳng hạn, năm 1962 vốn trong nớc của Hàn Quốc chỉ mới chiếm 30%
tổng số vốn đầu t thì đến giữa năm 70 vốn trong nớc đã chiếm gần 100% tổng
số vốn đầu t của nền kinh tế quốc dân.
Trên thế giới cha có nớc nào dựa vào nguồn vốn nớc ngoài là chính mà công
nghiệp hoá thành công. Đúng là các nguồn vốn nớc ngoài rất quan trọng, nhất

là đối với những nớc lạc hậu kém phát triển, nguồn vốn tích luỹ trong nớc còn
thấp nh nớc ta. Nhng nguồn vốn bên trong vẫn giữ vai trò quyết định, vì những
nguồn vốn bên ngoài dù lớn đến mấy, nếu không có nguồn đầu t quan trọng từ
bên trong thì nguồn vốn từ bên ngoài không đợc sử dụng một cách có hiệu quả.
Mặt khác, tốc độ thu hút và thực hiện đầu t bằng nguồn vốn nớc ngoài trong
những năm qua cho thấy việc huy động nguồn vốn này cũng không dễ dàng.
6
Vốn viện trợ thờng không thờng xuyên và có những ràng buộc nhất định, đôi
khi còn tuỳ thuộc vào quan hệ chính trị giữa các nớc . Vốn vay cũng không đơn
giản và còn phải tính đến khả năng hoàn trả cha kể còn có những khoản lãi lớn.
Đối với loại vốn này ngời vay thờng phải chấp nhận nhiều điều kiện bất lợi nh
phải mua các thiết bị và công cụ lao động của nớc cho vay, thờng là lạc hậu so
với công nghệ hiện đại, hoặc phải thuê chuyên gia của nớc cho vay lắp đặt, h-
ớng dẫn vận hành với tiền công rất cao ... Trong nhiều trờng hợp, vốn vay đã
gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Kinh nghiệm cảu Braxin và nhiều nớc
khác đã cho chúng ta nhiều bài học bổ ích về việc vay vốn nớc ngoài.
Tình hình vốn đầu t trực tiếp của nớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy, cần phải cân nhắc kĩ lỡng khi gọi đầu t nớc ngoài. Trong các dự
án đầu t thì chủ yếu là của các nớc NIC , các công ty lớn cha nhiều và phần lớn
vẫn tập trung ở thành phố và các nghành dịch vụ, du lịch, khách sạn. Còn ở các
khu vực và nghành đang cần vốn đầu t nớc ngoài thì quá ít chẳng hạn nh các dự
án về nông - lâm - ng nghiệp.
Việc thu hút vốn đầu t nớc ngoài trong những năm qua đã thu đợc những kết
quả đáng khích lệ và phải đẩy mạnh hơn nữa . Nhng dù có thể đạt đợc tỉ lệ cao
hơn trong thời gian tới thì nguồn vốn trong nớc vẫn giữ vai trò quyết định trong
giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nớc.
7
Chơng II . tổng quan tình hình huy động vốn trong n-
ớc cho đầu t phát triển .
2. Nguồn lực tài chính.

2.1. Nguồn vốn Nhà nớc.
1.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nớc.
* Thực trạng huy động vốn từ ngân sách Nhà nớc.
- Mặc dù ngân sách Nhà nớc luôn trong tình trạng căng thẳng nhng hàng
năm ngân sách Nhà nớc vẫn cố gắng dành trên dới 20% chi ngân sách cho xây
dựng cơ bản. Hiện nay việc huy động nguồn vốn này tập trung chủ yếu vào đầu
t phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, phát triển nông lâm nghiệp,
an ninh quốc phòng, đầu t hỗ trợ vốn doanh nghiệp Nhà nớc và quỹ hỗ trợ đầu t
quốc gia, làm nguồn vốn mở đờng thu hút các nguồn vốn khác. Các dự án từ
phần vốn này cũng chủ yếu là các dự án giao thông, thủy lợi, trồng rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, giáo dục y tế. Phúc lợi công cộng,
nghiên cứu khoa học, quốc phòng an ninh, công trình văn hóa xã hội.Tỉ trọng
chi cho đầu t phát triển trong tổng chi ngân sách Nhà nớc trong những năm gần
đây đã tăng khá song vẫn còn thấp chỉ đạt khoảng 23%, Tỉ lệ đầu t từ ngân sách
Nhà nớc so với GDP mới chỉ đạt khoảng 6.6% không kể khấu hao.
- Đầu t từ ngân sách Nhà nớc hiện nay tuy có hiệu quả hơn trớc đây, đã tạo
ra dợc nhiều công trình quan trọng cho đất nớc song vẫn còn một số tình trạng
yếu kém. Đó là sự dàn trải đầu t cho nhiều công trình ở nhiều nghành trên phạm
vi cả nớc nhất là những công trình thuộc nhóm C với khá nhiều vốn bị "chôn"
vào các công trình dở dang và nhất là còn tình trạng yếu kém trong quản lí gây
thất thoát vốn do nạn tham nhũng.
* Khả năng huy động vốn đầu t từ ngân sách Nhà nớc. Trong những năm gần
đây quy mô ngân sách Nhà nớc không ngừng tăng lên nhờ mở rộng nhiều
nguồn thu khác nhau nhng chủ yếu qua huy động thuế và phí ( chiếm trên 90%
8
các khoản thu ngân sách Nhà nớc ), tỉ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nớc
cũng tăng ( trên 20% GDP ). Song nhiều nguồn thu nh thu từ đất đai nhà ở, dịch
vụ công ích còn để thất thoát và lãng phí lớn. Vì vậy nguồn đầu t từ đây sẽ
không phải là nguồn đầu t chủ yếu mà chỉ mang tính chất định hớng đầu t vào
các công trình trọng diểm và làm vốn mở dờng thu hút các nguồn vốn khác đầu

t vào phát triển sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Nguồn vốn trong các doanh nghiệp Nhà nớc.
Hiện nay các doanh nghiệp Nhà nớc vẫn đang nắm giữ những nghành then
chốt nhất trong nền kinh tế song nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nớc có tỉ
trọng trong tổng vốn đầu t toàn xã hội còn thấp ớc khoảng 15%. Nguồn vốn đầu
t ban đầu và các nguồn vốn cấp bổ sung chủ yếu dợc rót từ ngân sách Nhà nớc
với lợng khá lớn song tình trạng phân tán vốn ngân sách vào nhiều doanh
nghiệp vẫn còn, dẫn đến không tích tụ tập trung. Đã vậy số vốn thực hoạt động (
vốn chủ sở hữu trừ đi số vốn không hoạt động nh tài sản cố định cha cần dùng,
nợ khó đòi, nợ phải thu ) của doanh nghiệp vẫn còn rất thấp. Nguồn từ khấu hao
cơ bản để lại và lợi nhuận sau thuế cũng rất thấp. Thêm nữa tình trạng nợ nhiều
và chiếm dụng vốn lớn còn làm cho vòng quay vốn lu động giảm xuống.. Theo
số liệu của tổng cục quản lý và tài sản Nhà nớc tại doanh nghiệp, tổng số nợ
phải thu của DNNN là 91.079 tỷ đồng, bằng khoảng 4 lần vốn lu động của họ,
trong đó nợ khó đòi là 2.096 tỷ đồng, bằng khoảng 9,2% vốn lu động. Vốn vay
nhiều, lãi suất tín dụng cao, tiền lãi phải trả lớn, năm 2000 số lãi phải trả là
4.852 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng chi phí của các doanh nghiệp và bằng 37%
tổng số lợi nhuận của các DNNN trong năm.
Nguyên nhân của sự yếu kém kể trên là do hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp, đánh giá tài sản cố định cha đúng, khấu hao cha hết, đầu t cho thiết bị quá
thấp, dây chuyền thiết bị công nghệ thiếu đồng bộ, chắp vá và còn lạc hậu, đội
ngũ cán bộ thiếu trình độ năng lực quản lí ...
Tuy nhiên mấy năm gần đây, các DNNN đã mở rộng cả về số lợng và qui
mô cũng nh đã hớng đầu t hơn theo chiều sâu và mở rộng kinh doanh Số lợng
DNNN đến cuối năm 2000 đợc ghi nhận là 6.480 trong đó số doanh nghiệp có
9
mức vốn dới 1 tỷ đồng và doanh nghiệp có số công nhân dới 100 ngời đang
giảm dần, trong khi số doanh nghiệp có số vốn trên 1 tỷ đồng và có số công
nhân trên 500 ngời đang tăng lên. Số vốn của các doanh nghiệp tự đầu t trong
năm 2000 là 2.500 tỷ đồng ( chỉ chiếm 3,2% tổng số vốn của DNNN).

1.2. Nguồn vốn dân c
1.2.1.Nguồn vốn cá nhân, hộ gia đình
Theo các chuyên gia kinh tế, nguồn vốn trong dân c hiện có khoảng 6 - 8 tỉ
USD, qua diều tra của bộ kế hoạch và đầu t, tổng cục thống kê cho thấy lợng
vốn huy động từ các cá nhân, hộ gia đình thờng qua các hình thức sau:
- Huy động qua tiền gửi tiết kiệm, gửi không kì hạn, kì phiếu , trái phiếu của
các tổ chức tín dụng với các mức lãi suất khác nhau và cũng khá hấp dẫn, thờng
là cao hơn mức lạm phát và mới đây là gửi tiền vào Quỹ tiết kiệm bu điện. Do
đó đây là hình thức đợc lựa chọn phổ biến và rộng rãi nhất ở nớc ta.
- Huy động qua trái phiếu Kho bạc Nhà nớc . Hình thức này mới xuất hiện ở
nớc ta từ năm 1992 đến nay. Loại trái phiếu này có lãi suất cao nhất, cao hơn
cả lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kì hạn lại đảm bảo nhất. Đây là điều khác
hẳn so với các nớc và thông lệ quốc tế. Đồng thời trái phiếu không phải phát
hành qua Sở giao dịch chứng khoán mà do Kho bạc Nhà nớc trực tiếp bán lẻ ra
công chúng. Do đó, đây cũng là hình thức đợc đông đảo dân chúng lựa chọn.
- Đầu t, hùn vốn kinh doanh nhng chủ yếu là đầu t ngắn hạn .. .
- Mua cổ phiếu của các công ty. Tuy nhiên hình thức này không mang tính
chất phổ biến, chỉ tập trung ở một phạm vi hẹp nào đó, do số lợng các công ty
này cha nhiều, làm ăn cha có uy tín và ngời dân cha quen với việc mua cổ phiếu
trong các công ty cổ phần mà chủ yếu là cán bộ và công nhân trong doanh
nghiệp cổ phần hoá, hoặc những ngời có thu nhập cao ...
- Ngoài các hình thức huy động vốn trên còn có một số hình thức khác song
vẫn còn một lợng lớn ngời dân để tại nhà cho tiện chi tiêu sử dụng hoặc mua
vàng đôla cất giữ đặc biệt là trong những thời điểm lạm phát tăng cao hoặc tỉ
giá biến động. Đây là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam nhất là những ngời
10
kinh doanh hoặc bán buôn bán lẻ, còn hình thức mua vàng thờng phổ biến ở
những ngời già. Hình thức này chiếm 44% tiền để dành của dân.
1.2.2 .Nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh .
Nhờ chính sách đổi mới kinh tế, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành

phần nên nhiều doanh nghiệp ngaòi quốc doanh ( nh công ty trách nhiệm hữu
han, công ty cổ phần, doanh nghiệp t nhân ) đã dợc hình thành, tập hợp đợc một
lực lợng vốn ngày càng lớn cả số lợng và về chất lợng góp phần cải thiện điều
kiện đời sống của nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế tăng trởng , giải quyết công ăn
ăn việc làm cho xã hội tăng thu nhập lao động , tăng mức nộp ngân sách, tăng
khả năng thu hút vốn. Hiện nay tỉ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn đầu
t toàn xã hội khá cao ( khoảng 30% ) và có tốc độ tâng tơng đối nhanh ( trên
10% ) . Tuy vậy về quy mô các doanh nghiệp này còn nhỏ, công nghệ còn lạc
hậu, hầu nh không liên doanh liên kết đợc với nhau, khoảng 50% số doanh
nghiệp không đợc mở rộng đầu t chỉ có 36% tăng vốn điều lệ 1 đến 2 lầnvà 5%
tăng trên 2 lần.
Theo ớc tính nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khoảng
trên 30 nghìn tỉ đồng nhng hiện mới huy động đợc khoảng 70% tổng nguồn
vốn. Phần còn lại do cha có biện pháp thu hút tốt nên đã đợc dùng để mua
vàng, đôla tích trữ hoặc mua các đồ dùng đắt tiền, lâu bền mà cha dành cho đầu
t tăng trởng. Ngoài ra, việc đầu t cũng cha đợc định hớng tốt. Phần nhiều còn
dành cho việc xây dựng nhà cửa, khách sạn mini hoặc đất đai với mục đích đầu
cơ tích trữ hay giữ tiền.
2. Nguồn lực khác.
2.3. Nguồn lực lao động
Số ngời trong độ tuổi lao động nớc ta hiện nay có khoàng 40 triệu. Tốc độ
tăng nguồn lao động cũng rất cao nhng chất lợng lao động cha cao.Mặc dù chất
lợng lao động của nớc ta ngày càng đợc nâng cao, lực lợng lao động có kĩ rhuật
11
ngày càng tăng song vẫn có gần 90% lao động không có trình độ chuyên môn
kĩ thuật, lao động kĩ thuật chỉ chiếm trên10%, trong số đó chỉ có 20% trinh độ
đại học trở lên
Lực lợng lao động kĩ thuật đã ít nhng việc huy động vào các vùng và các
nghành cũng cha hợp lí, tập trung quá mức ở các cơ quan trung ơng và thành
phố, trong khi đó ở các địa phơng nhất là các tỉnh miền núi cao nguyên lực lợng

lao động kĩ thuật chiếm rất ít. Lực lợng lao động trong các nghành kinh tế quốc
dân và các nghành sản xuất chủ yếu có tỉ trọng lao động kĩ thuật còn cha cao.
Với một nguồn lao động phong phú và giá nhân công rẻ nh nớc ta hiện nay
là một thuận lợi lớn song lao động thiếu kĩ thuật lại là một khó khăn đáng lo
ngại. Vì vậy việc huy động nguồn lực lao động vào các nghành vùng cho đầu t
phát triển sản xuất nh thế nào cũng cần phải đợc quan tâm thích đáng.
2.4. Nguồn lực tự nhiên.
Nớc ta nằm ở rìa bán đảo Đông Nam á có nhiều tài nguyên thiên nhien về
năng lợng nhiên liệu, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên
đất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông-lâm-ng nghiệp. Song việc huy
động các tài nguyên này vào phát triển kinh tế xã hội thật sự cha đợc quan tâm
đúng mức.
Trong nông nghiệp còn cha có những chính sách tốt để huy động tối đa
những nguồn lực tự nhiên, trong công nghiệp do trình độ thấp nên nhiều tài
nguyên cha đợc khai thác , sử dụng
2.3.Vật t kĩ thuật, cơ sở hạ tầng vật chất xã hội.
Đây là nguồn lực mang tính chất cơ sở nền tảng để công nghiêp hoá - hiện
đại hoá vì chúng ta có xây dựng, bố trí cơ cấu cơ sở hạ tầng vật chất xã hội theo
đúng hớng phục vụ cho mục tiêu đất nớc chúng ta mới có dợc những cơ sở vững
chắc để phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng vật chất xã hội là lĩnh vực cần nhiều
vốn song lại thu hồi vốn chậm nên có ít dự án đầu t nớc ngoài do đó cần phải
dựa vào vốn đầu t trong nớc. Hiện nay cơ sở hạ tầng vật chất xã hội ở nớc ta còn
cha đợc tốt, hệ thống giao thông aha thật sự phát triển hoặc phát triển chậm so
12

×