Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NHÂN CÁCH SINH VIÊN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.61 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................................3
PHẦN I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.......................................................3
I Cơ sở lí luận : .......................................................................................3
II. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................9
PHẦN II. THỰC TRẠNG ...............................................................11
I.Khuyết điểm ........................................................................................11
II. Ưu điểm .............................................................................................14
III. Nguyên nhân của những hạn chế .....................................................16
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP...........................................................18
KẾT LUẬN.......................................................................................20
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ,
trước bối cảnh lịch sử mới chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải
đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Và một trong những nhân tố
quan trọng nhất giữ vai trò trung tâm và chi phối sự phát triển của đất nước
ta đó là nhân tố con người .Con người vừa là sản phẩm của quá trình tiến
hoá lâu dài của lịch sử lại vừa là chủ thể sang tạo ra lịch sử .Chính nhân tố
con người chứ không phải bất cứ nhân tố nào khác là động lực thúc đẩy
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão , tạo ra
những bước ngoặt lớn tạo lên sự tiến bộ vượt bậc cho xã hội ngày nay .Vì
vậy việc nghiên cứu về vấn đề con người trong thời đại ngày nay có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy tối đa nguồn lực con người
cho việc phát triển kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống .Một trong
những đặc điểm nổi bật của con người đó chính là nhân cách .
Là một sinh viên , em luôn mong muốn học hỏi tự hoàn thiện bản


thân, muốn trở thành một người công dân tốt của xã hội , muốn mình trở
thành một con người có nhân cách tốt .Vậy nên em rất quan tâm đến đề tài :
"Nhân cách sinh viên trong thời kì hội nhập với khu vực và thế giới"
Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót , vì vậy
rất mong được ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên : Trần Xuân Thắng
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
I Cơ sở lí luận :
Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người và nhân cách
con người
a. Đặc điểm và vai trò của con người
Con người là thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Đã có ý kiến cho rằng toàn bộ học thuyết Mác là học thuyết đấu tranh
cho sự giải phóng và phát triển con người. Quả đúng vậy, có thể nói con
người là trung tâm của học thuyết Mác, tất cả những tư tưởng lập luận về
thế giới vật chất hay về xã hội đều với mục đích cao nhất là đặt con người
vào đúng vị trí và vai trò lịch sử của mình. Kế thừa có chọn lọc những tinh
hoa trong tìm hiểu nghiên cứu về con người của các nền triết học thời kì
trước, cùng với sự tư duy sáng tạo , thiên tài, các nhà kinh điển của triết
học Mác đã khắc phục được những nhược điểm trong các học thuyết nói về
con người trước đây. Đứng trên lập trường duy vật triệt để, cùng với phép
biện chứng kế thừa từ triết học Hêghen, triết học Mác xem con người
không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, không chỉ là kết quả của sự tiến hoá
cao nhất của tự nhiên và của sự phát triển xã hội, mà hơn thế nữa con người
chính là chủ thể tích cực của mọi hoạt động , là chủ thể thực sự của các quá
trình xã hội và là chủ thể sáng tạo duy nhất. Ở triết học Mác , con người

hiện lên đầy đủ với cả hai mặt sinh học và mặt xã hội cùng thống nhất và
có sự tác động qua lại , con người trước hết phải là một “ thực thể tự
nhiên”, là con người sinh học với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên,
được sinh ra và là kết quả cao nhất của quá trình tiến hoá tự nhiên , do vậy
nó gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật của
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tự nhiên. Nói như Mác “ tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, quan
điểm đó bác bỏ hoàn toàn luận điểm của chủ nghĩa duy tâm khi thần thánh
hóa nguồn gốc của con người. Coi trọng mặt sinh học của con người, coi
nó như một tính tất yếu trong quá trình phát triển loài người, nhưng Mac
không quá tuyệt đối hoá mặt sinh học như chủ nghĩa duy vật siêu hình. Chủ
nghĩa Mác kịch liệt phê phán tư tưởng cho rằng cái giá trị nhất ở con người
là cái sinh vật , bản chất con người là bản chất sinh vật, còn những thứ như
tư tưởng tình cảm , ước mơ hoài bão …chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ, không
có ý nghĩa hiện sinh, bởi những tư tưởng như vậy sẽ đẩy tới việc giải quyết
vấn đề con người chỉ là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất, bản chất của con
người đến gần với bản chất con vật, không thấy được vị trí chủ thể của con
người đối với thế giới. Con người sống, trước hết phải thoả mãn những nhu
cầu về ăn ở, đi lại, các điều kiện sinh hoạt diễn ra hàng ngày và phải đấu
tranh để sinh tồn như mọi động vật khác nhưng đó không phải là tất cả
những điều làm nên bản chất, nhân cách con người.C ái để phân biệt con
người với con vật phải là ý thức, phải là cái xã hội trong mỗi con người .
Trước Mác, các nhà triết học cũng đã phân biệt con người với con vật dưới
nhiều góc độ có sức thuyết phục , Phranhklin cho rằng con người khác con
vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động , Arixtot đã gọi con người là một
động vật có tính xã hội, Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sức mạnh của con
người là con người biết suy nghĩ, các quan niệm trên đều đúng nhưng chưa
đủ vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con
người chỉ đến khi có quan niệm của Mác, bản chất con người mới được

phản ánh đầy đủ và toàn diện, Mác nói “ có thể phân biệt con người với
súc vật bằng ý thức, tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì. Bản thân con
người bắt đầu phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình , như thế con người đã gián tiếp sản xuất
ra chính đời sống vật chất của mình”. Con người trong quan niệm của chủ
nghĩa Mác được nhấn mạnh đến tính xã hội, đến vai trò lao động sản xuất,
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cải tạo tự nhiên, “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì
tái sản xuất ra toàn bộ xã hội”. Có nhiều ý kiến cho rằng xã hội cũng xuất
hiện ở các loài vật bởi chúng cũng có cuộc sống bầy đàn tinh vi phức tạp,
nhưng cần phải hiểu con vật thì chỉ hành động theo bản năng, theo nhu cầu
của riêng chúng, đảm bảo sự sinh tồn cho giống nòi, nó khác xa xã hội con
người bởi xã hội con người không chỉ là môi trường tồn tại của từng thành
viên, mà hơn thế nữa nó còn được liên tục phát triển bởi tác động của từng
cá nhân vào chính nó một cách có ý thức, như Mác nói “ xã hội sản xuất ra
con người với tính cách như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội với tính
cách như thế ấy”. Có thể nói , chỉ khi tồn tại trong xã hội, con người mới
thể hiện bản chất của mình, bởi con người cần đến xã hội ban đầu là do nhu
cầu sản xuất vật chất, nhưng trong quá trình sản xuất ấy con người sáng tạo
ra đời sống tinh thần, ngôn ngữ, tư duy và nhân cách thông qua giao tiếp
với các thành viên khác , nói cách khác con người hình thành bản chất
người trong qúa trình giao tiếp với xã hội , nếu không có quá trình này ,
con người không thể trở thành một con người xã hội. Ngay cả bản chất sinh
học của con người cũng không phải tồn tại bên cạnh bản chất xã hội mà
hoà vào quyện vào và tồn tại bên trong yếu tố xã hội. Việc ăn ngủ, sinh
hoạt hàng ngày của con người không đơn thuần chỉ là những nhu cầu sinh
học không hề bị ảnh hưởng, mà trái lại, nó thường xuyên bị tác động từ yếu
tố xã hội của con người đó như công việc hay các mối quan hệ. Do vậy có
thể nói yếu tố xã hội là thứ chi phối hàng đầu bản chất của một con người.

Trước Mác, triết gia duy vật xuất sắc của nền triết học cổ điển Đức
Phoiơbăc cũng đã đề cập đến bản chất xã hội của con người tuy vậy con
người trong triết học của Phoiơbăc bị tách rời hoàn toàn yếu tố xã hội, là
con người chung chung, phi giai cấp , không chỉ ra được quá trình phát
triển liên tục của xã hội và con người, đánh mất đi vai trò sang tạo to lớn
đối với lịch sử cuả nhân loại. Thấy rõ hạn chế đó, triết học Mác đã đưa con
người vào trong chính hiện thực xã hội, vào trong chính thực tiễn cuộc
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sống, kinh nghiệm của họ để tìm hiểu bản chất của con người, do đó con
người trong chủ nghĩa Mác là con người của hiện thực , của lịch sử cụ thể,
tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng, lịch sử. Trong bức thư
gửi Ăngghen phê phán quan niệm siêu giai cấp của Phoiơbăc về con người,
Mác đã viết “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt . Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà các quan hệ xã hội”. Với câu nói bất hủ này, Mác đã đưa bản chất
con người trở lại đúng vị trí lịch sử vốn có của nó, đồng thời khẳng định
bản chất con người không phải là tổng số đơn giản các mối quan hệ, mà là
“tổng hoà” các mối quan hệ xã hội , điều đó có nghĩa bản chất con người
được hình thành từ muôn vàn các mối quan hệ đan xen, phức tạp, do vậy
bản chất con người cũng là một phạm trù thực sự phức tạp.
 Vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử
Khi khẳng định con người với tư cách là một thực thể tự nhiên đặc
thù, tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại khăng khít với các vật thể
tự nhiên khác, chủ nghĩa Mác cũng đồng thời khẳng định sức mạnh và khát
vọng chinh phục là đặc trưng tích cực về mặt tự nhiên của con người.
Ăngghen khẳng định nhờ có lao động mà con người từ vượn có thể tiến hoá
được thành người, nhưng có thể chính khát vọng chinh phục thế giới đã
đưa con người trở thành chủ thể sáng tạo không ngừng của thế giới. Con
người vẫn là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên, lịch sử

song quan trọng hơn tất cả, con người lại luôn luôn là chủ thể của chính
lịch sử - xã hội, Ăngghen nói “Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần
dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy
không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào
việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng ta không thể biết và
không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người ngày càng cách xa
con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”, Lê Nin cũng
khẳng định “Lực lượng sản xuất hàng đầu của thế giới là người công nhân,
người lao động”. Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội có ý thức, con
người lao động tác động vaò thế giới tự nhiên , cải biến thế giới tự nhiên,
điều này khác con vật ở chỗ con vật chỉ dựa vào những điều kiện những
điều kiện có sẵn của tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sinh tồn
trong khi con người thông qua hoạt động phong phú của mình làm chuyển
biến thế giới tự nhiên, sinh động thế gới tự nhiên , bắt tự nhiên phục vụ lợi
ích của mình , tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Với
một bộ óc thông minh cùng khát khao chinh phục,con người từng bước làm
chủ tự nhiên , thông qua đó thúc đẩy xã hội của mình phát triển. Mác nói “
Toàn bộ cái gọi là lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người
kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con
người”. Trong khi cải tạo tự nhiên phục vụ lợi ích của mình, con người
cũng đồng thời làm ra lịch sử của chính mình, chúng ta đều biết mỗi cá
nhân đều chịu tác động của xã hội, cuả hoàn cảnh lịch sử, tuy vậy con
người không phải là vật bị động đối với những tác động ấy, trái lại từng cá
nhân cũng tác động trở lại lịch sử xã hội, lịch sử xã hội là lịch sử của chính
bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự
tồn tai con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt
xã hội, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần con người thúc đẩy xã hội

phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người
đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật
xã hội, và do đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài
người.Tất cả những điều trên thể hiện một cách nhìn mới, cách nhìn biện
chứng, khoa học về con người, tạo nên một bước ngoặt mang tính cách
mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người. Quan niệm của chủ nghĩa Mac
đã xoá tan một cách triệt để lớp màn huyền ảo , thần bí bấy lâu bao quanh
con người, vạch ra bản chất đích thực, đầy sức thuyết phục về con người .
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Nhân cách và vai trò của nó trong đời sống con người
Nhân cách là một phần quan trọng trong mỗi cá nhân con người. Nó là
bộ mặt tâm lí , tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và
giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp.
Người ta sinh ra là người nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động
giao tiếp, về thực chất, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá
trị văn hoá của gia đình, cộng đồng, xã hội. Nhân cách có tính chất xã hội ,
đồng thời cũng mang tính cá biệt, với những kinh nghiệm , nếp suy nghĩ
tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng, tạo ra tính
đa dạng của các cá nhân. Nhân cách biểu hiện cái tôi của mỗi cá nhân. Mỗi
hành vi của cá nhân đều in dấu ấn của nhân cách, bởi suy nghĩ có ảnh
hưởng trực tiếp đến hành động, một nhân cách tốt sẽ có những hành động
phù hợp giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, trái lại một nhân cách xấu sẽ
dẫn đến những hành vi đi ngược lại lợi ích và sự phát triển chung. Với vai
trò quan trọng như vậy, nhân cách đã rất được các triết gia từ cổ chí kim
chú ý. Triết học Mác khẳng định nhân cách không phải do bấm sinh mà có,
nó được hình thành và phát triển dựa vào các yếu tố sinh học, tư chất di
truyền học, sự tác động qua lại biện chứng của gia đình, nhà trường, xã hội
và thế giới quan cá nhân. Nhân cách là thế giới quan bên trong của từng cá
nhân, tuy vậy nó cũng mang tính lịch sử bởi thế giới quan của cá nhân cũng

bị ảnh hưởng của tính chất thời đại như vị trí lợi ích của cá nhân trong xã
hội , khả năng thẩm định đạo đức- nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá
nhân. Một xã hội tiến bộ chỉ có thể được xây dựng bởi những con người có
nhân cách tích cực và ngược lại, chỉ khi có một xã hội tiến bộ thì những cá
nhân mới có cơ hội bồi dưỡng và phát huy hết nhân cách theo hướng tích
cực, nâng cao vai trò chủ thể sáng tạo đối với tự nhiên và xã hội. Do vậy
trong sự nghiệp phát triển con người không thể xem nhẹ cả việc phát triển
xã hội lẫn giáo dục nhân cách.
8

×