Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO PHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.04 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A-Đặt Vấn Đề
Suốt dọc dài lịch sử cách nay thiên niên kỉ Đao Phật và dòng S Việt đã
chứng minh sự có mặt của mình trong cuộc sinh hoạt toàn diện của dân tộc với
mục đích chân hóa thiện hóa mĩ hóa nếp sống Việt Nam nhìn lại quá trình hơn
một ngàn năm xã hội Việt Nam chìm đắm dới sự thống trị của ngời phơng Bắc thì
quả là mối duyên kì ngộ. Đao Phật truyền vào nớc ta mở ra cho ngời Việt Nam
một lối thoát bằng ánh sáng của dạo lý giác ngộ giải thoát và tự chủ. Kể từ dó tạo
điều kiện nhân duyên cùng với lối sống của ngời Việt hình thành một nền văn hóa
dân tộc Việt sáng, đẹp. Mà bản chất của nền văn hóa Việt Phật ấy đợc thể hiện rõ
nét nhất qua hai triều đại văn minh Lý-Trần Đạo Phật đã có những cống hiến thực
tế to lớn đối với tổ quốc Việt Nam ,trong sự nghiệp dựng nớc giữ nớc, đánh giặc
phơng Bắc dẹp loạn phơng Nam, bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền độc lập của quốc
gia Đại Việt ở thể kỉ 11 đến thế kỉ 15 cũng nh đã và dang là sứ mệnh giải cứu nhân
sịnh đối với những quốc gia Phật giáo và toàn thế giới nhân loại. Đao Phật vào
Việt Nam bằng cửa ngõ hòa bìnhnh vào nhà mình,không giống các đạo lývà ý hệ
khác đến Việt Nam bằng cách phô trơng ầm ĩ, sắt thép... Đao Phật sở dĩ đợc toàn
dân Việt đón nhận là vì tinh chỉ giáo lý Đạo Phật không bao giờ trai với sự việc
nào , bất cứ ở đâu, hang ngời nào, khi con ngời biết hớng về chân lý. Mà Đạo Phật
là chân lý. Đạo Phật đã gây đợc dân phong quốc tục đẹp nên từ
thuở xa xa tổ tiên ta đã sống và truyền đến cho con cháu ngày nay,dù lớp con cháu
co hiểu hay không hiểu gì về nguồn giáo đạo lý cao đẹp Đao Phật nhng trong tiềm
thức họ đều có mang trong mình dòng máu tín ngỡng Phật giáo , nên mọi ý tởng
ngôn từ, hành độngcủa họ nh đã sống thựcvà thể hiện đúng tinh thần của đạo mà
họ tin theo. Hay nói cách khác, Đạo Phật Việt Nam cũng chính là quần chúng
nhân dân Việt Nam.
Qua nhiều năm tồn tại và phát triển Đạo Phật đã có ảnh hởng to lớn đến đời
sống tinh thần của ngời dân Việt Nam vì vậy tiểu luận này phân tích những giá trị,
hạn chế và ảnh hởng của Đạo Phật đối với nớc ta hiện nay.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


B-Néi Dung VÊn §Ò
I- Gi¸ TrÞ Cña §¹o PhËt
1. Giá trị của tình thương yêu
1.1 -Điều quý báu thứ nhất từ đạo Phật là con người phải cố gắng sống
tốt, sống thiện lành, với tình thương yêu chân thật và rộng lớn đối với mọi
người, mọi vật. Nếu mình sống tốt, thiện lành với mọi người, thì một cách tụ
nhiên, mọi người cũng sẽ sống tốt và thiện lành đối với mình. Ðó là quy luật
nhân quả, một quy luật rất công bằng. Ai cũng có thể hiểu điều này, cảm nhận
điều này trong cuộc sống hàng ngày. Ðó là một sự cảm nhận rất tự nhiên, và
cũng vì rất tự nhiên cho nên là đúng đắn, không sai. Mình làm điều lành, thì tự
nhiên tâm cảm thấy vui, một niềm vui rất thật mà trong sách gọi là phúc lạc, tức
là niềm vui do phúc đức đem lại.
Ðạo Phật rất coi trọng lòng từ và lòng bi cũng vì lẽ đó. Bồ tát Quán Thế
Âm sở dĩ được trọng vọng và sùng bái khắp nơi ở Ðông Á, đặc biệt là ở nước ta,
chính vì Ngài là biểu trưng sống động của lòng từ bi lớn. Chính lòng từ bi là cội
rễ của tâm Bồ đề, tức là cái tâm qiác ngộ (bodhicitta). Vì vậy mà khi kết thúc
cuộc đối thoại với nhà khoa học vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt là Trịnh
Xuân Thuận và thầy Matthieu Ricard đã dẫn chứng rất đúng chỗ, bài thơ của
Thiền sư Tây Tạng Khabbar:
“Ai có lòng bi thì người đó nắm bắt được mọi giáo lý
Ai không có lòng bi thì không nắm bắt được bất cứ giáo lý nào...”
1.2Một đặc sắc của tâm hồn người Việt là giàu tình thương. Có thể đây là
hệ quả tự nhiên của lịch sử một dân tộc, do vị trí địa lý đặc biệt mà phải trải qua
chiến tranh liên miên và thiên tai dồn dập. Và trong niềm đau khổ chung, con
người rất thương nhau. Bản thân tôi cảm nhận điều này trong những năm tháng
chiến tranh, cũng như trong những tháng vừa qua, miền Trung và Tây Nam Bộ
bị lụt lội trầm trọng kéo dài. Từ mọi miền của đất nước, từng đoàn xe tới tấp chở
vật phẩm cứu trợ đến các tỉnh bị lụt. Cảnh các em học sinh vùa khóc vùa gói
sách vở làm quà tặng gửi các bạn ở những nơi chỉ là đồng nước mênh mông,
không còn trường để đến học và cũng không còn sách vở để viết!

Từ tất cả những cảnh tượng đó toát ra một tình thương mênh mang, sâu
lắng. Và tôi nghĩ: Với tình thương đó, tương lai dân tộc Việt sẽ được đảm bảo.
Vì tình thương dẫn tới đoàn kết và thành công trong mọi sự nghiệp của dân tộc
Việt
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.Gi¸ TrÞ Gi¸o Dôc Cña Phật Giáo
2.1 Một Giá Trị Nhân Bản
Nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa bình
– một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của
nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt
lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào các dân
tộc như sứ giả sâu sắc
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh
Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng
những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo
đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu
xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong
mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là
tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã
cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu
khổ” là quan trọng nhất.
Theo Đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người những
cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang
là điều nhức nhối của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật của hòa bình và
an lạc
2.2 Giáo Dục Con Người Sống Có Đạo Đức Và Đạt Được Hạnh Phúc
Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp
để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với
yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn

nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị nhân
duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính
đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện
lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách hòa
mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương
pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt
lành.
Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu
thực hành đúng theo giáo lý trao dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ
được hạnh phúc.
Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là
trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của mình và
chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung
quanh
2.3 Xây Dựng Một Xã Hội Văn Minh Và Tự Do
Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con
người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân
ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện
hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để
chạy theo lợi nhuận.
Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn
ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong
sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lí bác học. Mà đó là lòng
kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã
hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa
bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có
được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao

cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị
và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc
giữ gìn hòa bình.
Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu
vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ vẫn
là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải
thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nổi khổ “nhân sinh là khổ” hết
sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất
kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tự tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn,
mang tính nhân văn sâu sắc.
Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi
mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên
tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta.
3. Giá Trị Con Người
Đạo Phật với nguồn triết lý sâu sắc, bao hàm về cả ba phương diện: tình
cảm, lý trí và hành xử, là đạo lấy CON NGƯỜI (Nhân Bản) làm cứu cánh và đối
tượng chính để phục vụ và triển khai, bằng cách dạy cho con người thoát mọi
ràng buộc khổ đau mê tối của nhân giới, tâm giới và nhiên giới; đồng thời đặt
con người trước trách nhiệm của chính mình: Cuộc đời hay hay dở là do con
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người “tự tác tự thụ”; chẳng có thần thánh nào can thiệp hay thưởng phạt cả.
Đức Phật dạy: “Mọi người đều là những vị Phật trong tương lai, vì mọi người
đều có phật tính (buddhata) và có khả năng thành Phật”. Con người chỉ cần làm
hiển lộ được phật tính (chân lý) ấy, tức sẽ thành Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm
(Avatamsaka sutra) chép: “Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được mọi sự
tốt đẹp ở đời”.
Đạo Phật rất kính trọng con người và từng khuyên con người hãy tự tiến
lên, đừng bao giờ lùi xuống. Khi cuộc đời hay hay dở là do con người “tự tác tự

thụ” thì có nghĩa là chìa khóa thành công hay thất bại nằm chính trong tay người
đại lý chứ không phải một đấng tối cao nào cả. Một số đại lý tự hài lòng với kết
quả hiện tại, số khác thì làm việc thất thường, được chăng hay chớ. Khi đứng lại
trong khi cả xã hội đang vận động, đang phát triển có nghĩa là tụt hậu, có nghĩa
là rơi dần vào vô minh. Thấm nhuần tư tưởng này, người đại lý cần tự học hỏi
để phát triển kiến thức, thái độ, kỹ năng và thói quen của bản thân để có một
tương lai tốt đẹp, thành đạt.
Đạo Phật đặt trọng tâm vào sự Thiện Ác, vào Tội Phúc Báo Ứng Phân
Minh và vào luật Nhân Quả, vì biết rằng: Làm Lành được sung sướng. Làm Ác
chịu khổ sở. Nhân nào quả ấy. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết
quả trong ngày mai cũng lại y như thế. Đạo Phật khuyên con người thực hành
hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, để làm đẹp cho chính con người và cho cuộc sống. Phẩm
hạnh nào, tương lai ấy. Đạo Phật dạy cho con người nhận rõ thực chất của mỗi
công việc làm mà thí dụ dưới đây là một bằng chứng. Hai người cùng thi hành
một việc nghĩa, một người chỉ biết làm với bổn phận và hết lòng; người kia, trái
lại, họ làm là cốt để thỏa mãn lòng ham danh, vụ lợi. Tuy là cùng một việc mà
hai ý nghĩa khác nhau. Chỉ khi thực hành theo tiếng gọi của lương tâm, của lòng
thương yêu và trí sáng suốt mới thật là thể hiện tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ.
4. Giá Trị Thiết Thực Và Nhân Bản Của Phật Giáo.
4.1.Giá Trị Nhân Bản
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với
mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo
mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc,
đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật
có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người
mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người,
giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng
thì chính đó là nhân bản”
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh
giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân
bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong
hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo
giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng
tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn
pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung
cuộc.
Thế nên, giáo dục Phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của
sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh
điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện
tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá
trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh
trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống
thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo
là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống
lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên
ngoài” ).
Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một
hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy?
Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của khổ đau;
đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh phúc. Hạnh
phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo
dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là
nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là
giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
4.2.Giá Trị Thiết Thực
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với
những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con
người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con

người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự
vật nào cả. “Làm chủ” không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã
hay độc quyền, độc đoán. Mà “làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước
mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. BS. Victor
Pauchet nói rằng: “Muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×