TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG TRANH ẢNH
BẰNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 7.
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ở nước ta trong những năm qua, công cuộc đổi mới giáo dục đang được toàn
xã hội quan tâm và được ngành giáo dục triển khai một cách toàn diện, điều này đã
đòi hỏi giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp và phương tiện dạy học. Để việc đổi mới phương pháp dạy học có
hiệu quả thì việc sử dụng phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý.
Tranh ảnh là một phương tiện dạy học. Khi xã hội phát triển thì các phương
tiện dạy học càng trở nên hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải nắm bắt được các
phương pháp sử dụng cũng như sử dụng sao cho đạt hiệu quả nhất. Yếu tố này
cũng là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến năng suất lao động.
Trong những năm học thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi
mới phương pháp dạy học, trường THCS Lê Quý Đôn là một trường trọng điểm
của địa phương, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, được đầu tư mua sắm khá
đầy đủ thiết bị dạy học, với các phòng học chức năng đang dần được trang bị các
thiết bị hỗ trợ thêm cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Trong năm học 2010
– 2011 này, nhà trường đã trang bị thêm thêm thiết bị dạy CNTT trong phòng học
thí nghiệm vật lý.
Bên cạnh đó, trong dạy học vật lí việc sử tranh ảnh thì rất cần thiết và cũng
là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút sự tập trung chú ý học tập
của học sinh trong tiết học. Từ những suy nghĩa trên đã đòi hỏi người giáo viên cần
khai thác tối đa tranh ảnh để dạy học, nhằm giúp thể hiện bài giảng sao cho đạt
hiệu quả cao hơn. Từ những lý do trên, cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi đã
chọn đề tài “Tăng cường sử dụng tranh ảnh bằng ứng dụng CNTT trong dạy
học vật lí 7” để viết lại kinh nghiệm.
1
II/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI :
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã nhận thấy được thực trạng và nguyên nhân
đã tạo nên những lí do mà tôi đã trình bày ở trên như sau :
1. Thuận lợi :
• Được sự quan tâm của BGH nhà trường trong việc trang bị mua sắm thiết
bị dạy học cũng như tranh ảnh cho công việc dạy học của bộ môn.
• Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ bộ môn vật lý trong
việc xây dựng nội dung chuyên môn.
• Nhà trường đã trang bị khá tốt thiết bị CNTT ở phòng bộ môn vật lý.
• Đa số thầy cô nắm được các thao tác cơ bản trong sử dụng CNTT.
2. Khó khăn :
• Số lượng tranh ảnh chưa đủ nhiều để đáp ứng được nhu cầu của đa số
giáo viên khi cần.
• Số lượng tranh ảnh chủ yếu do giáo viên tự vẽ hoặc sưu tầm cho công
việc dạy học.
• Giáo viên giảng dạy thường sử dụng các tranh ảnh từ sách giáo khoa nên
còn đơn điệu chưa thu hút được học sinh trong khi xây dựng bài học.
3. Số liệu thống kê :
Số liệu sau đây là kết quả khảo sát số lượng tranh ảnh của bộ môn vật lí :
Môn học
Tranh được cấp
còn sử dụng được
Tranh giáo viên tự làm
Số lượng Số lượng
Vật lý 6 03 02
Vật lý 7 04 02
Vật lý 8 03 01
Vật lý 9 05 03
Từ kết quả khảo sát cho thấy tranh ảnh trong môn vật lí rất ít, chủ yếu là sử dụng
tranh ảnh trong sách giáo khoa và giáo viên tự làm.
III/. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận :
2
Tài liệu một số vấn đề đổi mới trong dạy học bộ môn vật lí THCS (Nhà xuất
bản giáo dục 2008 ) có viết rằng “…việc sử dụng thiết bị thí nghiệm và các
phương tiện dạy học sẽ làm cho học sinh tích cực hóa hoạt động nhận thức của
mình, các mô hình, tranh vẽ, bảng biểu, phim … được sử dụng không chỉ là
phương tiện minh họa kiến thức mà là một nguồn tri thức để học sinh khai thác và
giải quyết vấn đề đặt ra thông qua đó chiếm lĩnh kiến thức của môn học ”. Điều
đó cho thấy tranh ảnh cũng là một phương tiện dạy học quang trọng. Trong các
ứng dụng của máy tính điện tử vào dạy học vật lý, thì ngoài việc hỗ trợ trong các
thí nghiệm ảo, trình chiếu …thì việc trình chiếu tranh ảnh cũng là một trong các
ứng dụng thế mạnh giúp giáo viên thể hiện bài giảng có chất lượng, thu hút được
sự chú ý của học sinh trong việc tiếp thu nội dung bài học
Muốn dạy học có hiệu quả, giáo viên cũng cần phải có sự thay đổi về mặt
nhận thức và cần có lòng hứng thú đối với việc vận dụng các phương tiện dạy học
kĩ thuật hiện đại vào dạy học nhất là môn vật lí là môn học thuộc lĩnh vực khoa học
thực nghiệm. Mọi kiến thức đều được xây dựng từ việc quan sát các hiện tượng vật
lí trong tự nhiên, qua các thí nghiệm hoặc thí nghiệm mô phỏng, quan sát qua tranh
ảnh .v v. Do đó, để giúp giáo viên có thêm điều kiện thuận lợi để vận dụng ứng
dụng CNTT vào giảng dạy tôi có suy nghĩ sau để đưa ra một số giải pháp cơ bản
sau:
2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Trong dạy học vật lí ngoài việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm, thì giáo viên còn
phải sử dụng tranh ảnh để truyền đạt kiến thức cho nội dung của bài học. Trong vật
lý 7 tranh ảnh thường dùng để mô tả hướng dẫn thí nghiệm hoặc sử dụng trong các
mục đích giải bài tập, thu thập thông tin liên quan đến nội dung kiến thức bài
học…
Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên khi dạy thường sử dụng tranh ảnh có
sẵn ở sách giáo khoa. Tuy nhiên chúng rất đơn điệu chưa thu hút được nhiều đối
tượng học sinh trong quá trình xây dựng bài học. Do đó để tăng cường việc sử
dụng tranh ảnh có hiệu quả giáo viên cần phải sử dụng CNTT trong việc đưa tranh
ảnh vào giảng dạy làm cho nó trở nên sinh động hơn bằng cách sử dụng các phần
mềm trình chiếu các hình ảnh động bằng thay thế các tranh truyền thống.
3
Vd 1: Bài 3 : ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng vật lí 7. Hình 3.1
và 3.2 là tranh mô tả kết quả thí nghiệm về vùng bóng tối vùng bóng nửa tối
Hình 3.1 SGK – Trang 9 Hình 3.2 SGK – Trang 9
Bên cạnh thí nghiệm mà học sinh tiến hành để thu nhận kiến thức của bài học giáo
viên cần giúp học sinh nằm bắt kết quả thí nghiệm một cách nhanh chóng. Giáo
viên nên sử dụng phần mềm trình chiếu powerpiont để chuyển cách hình trên thành
các file trình chiếu vừa hướng dẫn cho học sinh cách tiến hành thí nghiệm vừa sử
dụng kết quả để giảng dạy cho học sinh nội dung kiến thức của bài học.
Hình 3.1 SGK – Trang 9 Hình 3.2 SGK – Trang 9
Ngoài tranh ảnh mô tả kết quả thí nghiệm trong quá trình học, giáo viên cũng cần
sử dụng tranh ảnh để hướng dẫn học sinh các thao tác lặp đặt dụng cụ thí nghiệm
Vd 2:Bài 7: Gương cầu lồi vật lí 7. Hình 7.2 là tranh ảnh mô tả kết quả so
sánh ảnh của vật tạo bởi gương câu lồi và gương phẳng cùng kích thước
4
Nhằm giúp cho học sinh làm thí nghiệm có được kết quả giáo viên sử dụng phần
mềm trình chiếu powerpiont để chuyển cách hình trên thành các thao tác từng bước
hướng dẫn học sinh cách lắp đạt dụng cụ tiến hành thí nghiệm :
Bên cạnh tranh ảnh dùng để mô tả các kết quả hiện tượng vật lí hoặc kết quả thí
nghiệm còn có những tranh ảnh đồi hỏi phải có những hiệu ứng đặc biệt thì mới
giúp học sinh tiếp nhận nội dung kiến thức bài học một cách nhanh chóng và dễ
hiểu hơn
Vd 3: Bài 18 : Hai loại điện tích vật lí 7. Hình 18. 4 là tranh ảnh mô hình
cấu tạo nguyên tử
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo sơ lược về nguyên tử giáo viên cần phải
chuyển tranh về hình ảnh động file flash có các chuyển động của electron
5
Trong sách giáo khoa còn cung cấp một số tranh ảnh minh họa cho các hiện tượng
vật lí mà mắt thường không nhận thấy được hoặc các tranh ảnh dùng để giải bài tập
có liên quan đến kiến thức vật lí
Vd 4a: Bài 20 : Dòng điện trong kim loại vật lí 7. Hình 20. 4 là tranh ảnh mô
hình tả chuyển động của các electron tư do trong kim loại và chiều dòng điện
Với tranh này việc nhận biết của học sinh trong việc chỉ ra chiều chuyển động của
electron tự do và chiều dòng điện rất khó khăn đặt biệt là học sinh trung bình, để
minh họa cho học sinh dễ hiểu giáo viên cho thể chuyển thành các hình ảnh động
với sự chuyển động của các electron tự do trong kim loại.
6
Vd 4b: Bài 20 : Dòng điện trong kim loại vật lí 7. Hình 20. 3 là tranh ảnh mô
hình tả chuyển động của các electron tư do trong kim loại
Trong việc sử dụng giáo án điện tử cũng như trong quá trình dạy học giáo viên còn
sử dụng một số phần mềm dạy học làm công cụ hỗ trợ để minh họa cho tiết học.
Vd 5 : Sử dụng phần mềm Vật lí và thế giới quanh ta trong tiết dạy CNTT
môn vật lí 7
IV/.KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu trên, tôi nhận thấy :
• Giáo viên tích cực hơn trong việc soạn giảng các tiết học CNTT do đã
được chuẩn bị về tranh ảnh phù hợp
• Có được nguồn tài liệu tranh ảnh đã chuẩn hóa sẵn mà không tốn nhiều
thời gian để tìm kiếm khi soạn bài.
• Khả năng chuẩn bị các bài giảng bằng CNTT đã nhiều và nhanh hơn
(giáo viên đã soạn giảng bằng CNTT 02- 03 tiết /tuần ở phòng học bộ
môn)
7
• Các em học rất thích thú học bộ môn vật lý hơn và đặc biệt là học ở
phòng học bộ môn vì các em vừa được học bằng CNTT và được làm thí
nghiệm.
V/.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau thời gian thực hiện giải pháp trên, để chuẩn bị tốt tranh ảnh bằng
CNTT cho việc giảng dạy tôi đã có những kinh nghiệm sau :
• GVBM cần có một số kiến thức cơ bản về máy tính điện tử cũng như kỹ
năng sử dụng các phần mềm trình chiếu và các công cụ hỗ trợ trong dạy học hiện
đại (máy tính điện tử,Projector…).
• Phòng bộ môn cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công
tác dạy học và thiết kế bài giảng bằng CNTT.
• Sự giúp đỡ của tổ bộ môn cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để
giáo viên mạnh dạng trong việc xây dựng nội dung chuyên môn cho tranh ảnh
VI/.KẾT LUẬN:
Qua việc áp dụng “Tăng cường sử dụng tranh ảnh bằng ứng dụng CNTT trong
dạy học vật lí 7” trên tôi nhận thấy các giáo viên đã tích cực và mạnh dạn đầu tư
các tiết dạy, đã đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy. Học sinh thích thú hơn trong
học bộ môn vật lý. Trên đây là một số biện pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của
bản thân, rất mong các thầy cô góp ý để ngày một hoàn thiện và cũng để góp một
phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường .
VII/. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 7 NXBGD năm 2008
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lý trung học cơ sở - Tác
giả GS.TS Nguyễn Hữu Châu – NXB GD Năm 2008
3. http:// violet.vn
Long khánh, Ngày 9 tháng 9 năm 2011
Người viết
8
Nguyễn Quốc Vương
9