Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận về cục dữ trữ liên bang FED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.49 KB, 33 trang )

LỜI MỞ DẦU
Trong học thuyết của Marx về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, ông đã
mô tả các quan hệ sản xuất – khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và hình thức xã
hội – như là nền tảng kinh tế cho toàn bộ tất cả các quan điểm và thể chế (nhà nước,
đảng phái chính trị và tổ chức) có thể có và tương ứng với hạ tầng cơ sở này, tức là
một thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng với các quan hệ sản xuất này. Vì thế, mỗi
một hình thể xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các quan hệ kinh tế. Toàn thể các quan hệ
sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở thực tế mà đứng trên đó là
một thượng tầng kiến trúc tư pháp và chính trị tương ứng với những hình thể ý thức xã
hội nhất định
1
.
Các quan hệ kinh tế nói riêng hay tổng thể nền kinh tế nói chung đóng một vai
trò then chốt trong sự tồn tại của loài người. Nếu ví nền kinh tế như cơ thể của một
con người thì hệ thống tài chính – ngân hàng như “mạch máu” của toàn bộ cơ thể đó.
Và để những mạch máu ấy có thể làm tốt vai trò dẫn máu đi nuôi cơ thể thì cơ thể cần
có một trái tim khỏe mạnh. Hệ thống ngân hàng chính là “trái tim” khỏe mạnh cần
phải có. Trong hệ thống ấy, Ngân hàng trung ương đóng vai trò đầu mối, then chốt,
trọng tâm và nổi bật: là ngân hàng quản lý, ngân hàng giám sát, ngân hàng của các
ngân hàng.
Trên thế giới hiện nay, nổi bật chủ yếu có 2 mô hình ngân hàng trung ương đó
là mô hình NHTW thuộc chính phủ và NHTW thuộc Quốc Hội. Cục dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) là ví dụ điển hình cho mô hình NHTW thuộc Quốc Hội và đây cũng là một
trong những ngân hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng.
Tuy Hoa Kỳ được mệnh danh là một lục địa non trẻ nhưng bề dày lịch sử ngành
ngân hàng là vô cùng phong phú, có nhiều thăng trầm và nhiều bí ẩn thú vị kích thích
sự tò mò, khám phá của con người. Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ
Liên bang Mỹ ẩn sau đó là cả một mưu đồ chính trị. Khi nhắc tới Cục dự trữ Liên bang
Mỹ, chúng ta không tránh khỏi việc đặt ra những câu hỏi: Tại sao là ngân hàng trung
ương của nước Mỹ nhưng lại có tên là Cục dự trữ Liên bang? Tại sao lại gọi Cục dự
trữ Liên bang là ngân hàng tư nhân trung ương khi bản thân nó lại do chính Quốc hội


lập ra? Là một cơ quan độc lập với chính phủ, vậy cơ chế hoạt động của nó là gì? Và
còn rất nhiều câu hỏi khác về FED cần lời giải đáp.
1 Karl Marx, Phê bình kinh tế chính trị học, Marx Engel toàn tập, tập 13.
Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề
tài Địa vị pháp lý của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm mục đích trả lời những câu hỏi
đã đặt ra ở trên, từ đó làm nổi bật vai trò của FED đối với nền kinh tế Mỹ và toàn thế
giới.
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương. Chương đầu tiên là lý luận chung về
Ngân hàng trung ương, thiếp theo là đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới Cục
dự trữ Liên bang Mỹ; và cuối cùng là một so sánh nhỏ về địa vị pháp lý giữa FED và
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết
chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều
sai sót, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện
hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTW – Ngân hàng trung ương (Ngân hàng dự trữ)
NHTM – Ngân hàng thương mại
BUS – The First Bank of the United States – Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ.
BUS2 – The Second Bank of the United States – Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ
FED – Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang Mỹ
FOMC – Federal Open Market Committee - Ủy ban thị trường tự do Liên bang
MỤC LỤC
Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)
2.1 Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương (ngân hàng dự trữ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền
tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách
tiền tệ. Mục đích hoạt động của NHTW là ổn định giá trị của tiền tệ, kiểm soát lãi suất

và hỗ trợ các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ
2
.
Dựa trên đối tượng làm việc và hoạt động chính của NHTW, ta có một định nghĩa
khác ngắn gọn hơn: “NHTW là ngân hàng độc hành phát hành tiền và thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia
3
của một nước”.
Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của nhà nước nhưng vẫn có mức độ
độc lập nhất định đối với Chính phủ.
Từ những cách định nghĩa trên đây, ta có thể rút ra được một số đặc trung cơ bản của
Ngân hàng trung ương, cụ thể:
Về mục đích hoạt động, NHTW hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận như ngân
hàng thương mại mà vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, thực thi chính sách
tiền tệ quốc gia, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
Về phạm vi hoạt động, NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp cá nhân
mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, là “ngân hàng của các ngân hàng”.
Về chức năng lưu thông tiền tệ, chỉ có NHTW mới được phát hành tiền, cung ứng
phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
2.2 Lich sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương
2.2.1 Tiền đề của sự hình thành ngân hàng trung ương
Lịch sử hình thành của NHTW, được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai
đoạn mang một điểm nổi bật đánh dấu sự ra đời và phát triển của NHTW.
2 Theo Wikipedia Việt Nam về định nghĩa Ngân hàng trung ương.
3 Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước
nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Trang 5/33
Giai đoạn đầu tiên được tính đến thế kỷ 17, trong giai đoạn này hoạt động kinh
doanh ngân hàng không còn thực hiện bởi các cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc hình

thành các tổ chức kinh doanh tiền tệ (ngân hàng). Các ngân hàng đều được nhận tiền
gửi, cho vay và phát hành tiền. Điều này tác động xấu đến nền kinh tế và có nguy cơ
sụp đổ hệ thống tài chính.
Bước sang thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, hoạt động lưu thông hàng hóa được mở
rộng và phát triển cả về quy mô lẫn phạm vị. Mỗi ngân hàng phát hành một laoij tiền
giấy của riêng mình đã gây cản trở cho việc lưu thông tiền tệ lúc bấy giờ. Như một lẽ
tự nhiên, nhu cầu cần có một loại tiền thống nhất của công chúng. Từ đây, bắt đầu có
sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các ngân hàng. Các nước đều chỉ cho
phép các ngân hàng hội đủ điều kiện do Nhà nước quy định mới được phát hành tiền.
Lúc này hệ thống ngân hàng được chia làm hai nhóm:
• Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng
phát hành.
• Nhóm thứ hai gồm các ngân hàng không được phép phát hành tiền gọi là ngân
hàng trung gian.
Đến cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nước Châu Âu ban hành quy định chỉ
cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền, đó chính là Ngân hàng Trung Ương.
Song ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929-1933 đã bắt buộc nhà nước tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào
lĩnh vực kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu đó nhà nước nhanh chóng nắm lấy ngân hàng
phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hóa ngân hàng
phát hành hoặc thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên trong
giai đoạn này vẫn còn một số ngân hàng phát hành không hòan toàn phụ thuộc quyền
sở hữu của nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất sở hữu nhà nước, bởi
lẽ bộ phận diều hành cao nhất của ngân hàng phát hành do nhà nước bổ nhiệm.
2.2.2 Một số ngân hàng trung ương trên thế giới
NHTW lâu đời nhất trên thế giới là Ngân hàng Thuỵ Điển - The Centrol Bank of
Sweden, được thành lập vào năm 1668 và sứ mệnh ban đầu được sử dụng như là một
công cụ để bù đắp các khoản chi tiêu quân sự. NHTW “già” thứ hai là NHTW Anh
Trang 6/33
quốc - The Centrol Bank of England được thành lập năm 1694 nhằm tài trợ cho cuộc

chiến tranh với Pháp.
4
Hoa Kỳ đã quản lý nền kinh tế của mình mà không có NHTW cho tới đầu thế kỷ 20.
Các ngân hàng tư nhân thường phát hành những đồng tiền giấy và tiền xu của bản
thân. Hậu quả là các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã diễn ra khá thường xuyên. Chỉ
riêng ở nước Mỹ vào năm 1791 có tới 7000 loại tiền - Đã làm ách tắc sản xuất, lưu
thông. Người có đủ năng lực giải quyết mâu thuẫn này chính là Nhà nước và từ đây
Nhà nước đã can thiệp với mức độ nhất định vào hoạt động Ngân hàng bằng cách ban
hành các đạo luật chỉ cho phép một số ngân hàng đủ điều kiện qui định mới được phép
phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. Nhưng sau thời kỳ các cuộc khủng hoảng trầm trọng
diễn ra liên tục, Cục Dự trữ liên bang Mỹ - The Federal Reserve mới được thành lập
vào năm 1913 để trở thành NHTW duy nhất được phát hành tiền tại Mỹ và chủ yếu
giữ quyền lực trong giám sát các ngân hàng và hoạt động với tư cách là người cho vay
cuối cùng. Ngày nay Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ là một trong số ít những NHTW vẫn
còn giữ trách nhiệm giám sát ngân hàng; tại phần lớn các quốc gia trên thế giới thì
công việc này đã được giao cho một Uỷ Ban độc lập của Nhà nước.
5
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Peple’s Bank of China) bắt đầu chức năng ngân
hàng trung ương từ năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng
trung ương của nó được đẩy mạnh vào năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc
hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới năm 2000, ngân hàng trung ương Trung
Quốc là một ngân hàng trung ương về mọi mặt theo mô hình ngân hàng trung ương
Châu Âu.
2.3 Mô hình NHTW
Hiện nay, trên thế giới, chủ yếu tồn tại 2 mô hình ngân hàng trung ương. Một là, mô
hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ; Hai là, mô hình ngân hàng trung ương
thuộc Quốc hội.
4 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối
quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng,
5 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối

quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng.
Trang 7/33
2.3.1 NHTW thuộc CP
Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ
quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực
hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ. Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực
thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách
cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính quyền.
Mô hình này được áp dụng ở hầu hết các nước như Nga, Pháp, Trung Quốc, ở Việt
Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương như trên.

CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
2.3.2 NHTW thuộc QH
Mô hình này dựa trên quan điểm cho rằng nếu để Ngân hàng Trung ương trực thuộc
Chính phủ sẽ bị lợi dụng công cụ phát hành để bồi đắp bội chi ngân sách nhà nước và
do đó gây ra lạm phát, mặt cho Ngân hàng Trung ương mất hết tính độc lập về chức
năng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương
không chịu sự kiểm soát của Chính phủ mà chịu sự kiểm soát và lãnh đạo của Quốc
hội. Trên thế giới hiện có Mỹ và Đức là hai quốc gia áp dụng mô hình tổ chức nói trên.
Trang 8/33
QUỐC HỘI
CHÍNH PHỦ
NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG
BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN
NGANG BỘ

CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
2.4 Chức năng của NHTW
Ngân hàng trung ương thực hiện các chức năng sau đây:

Phát hành tiền và lưu thông tiền tệ:
Đó là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của Ngân hàng trung ương. Thực hiện
chức năng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó
ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, thậm chí có thể ảnh
hưởng đến tình hình tài chính tiền tệ thế giới.
Việc phát hành tiền phải tuân theo các nguyên tắc:
Một là, phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc cân đối. Nếu phát hành tiền nhiều hơn
nhu cầu của nền kinh tế sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát gia tăng. Nếu phát
hành ít hơn nhu cầu của nền kinh tế sẽ làm “thiếu tiền” gây ngưng trệ sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Hai là, phát hành tiền phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo. Tức là tiền giấy phát hành
và lưu thông phải đảm bảo giá trị vất chất, nhờ đó mà sức mua của đồng tiền mới được
ổn định. Các cơ chế đảm bảo bao gồm:
Trang 9/33
QUỐC HỘI
CHÍNH PHỦ
NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG
BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN
NGANG BỘ
- Đảm bảo bằng vàng (Đảm bảo bằng trữ kim): Được áp dụng trong thời kỳ bản vị vàng
(Gold Standard)
6
từ năm 1972 đến 1913 và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold
Exchange Standard)
7
từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. các nước tư bản phát
triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… trước đây thực hiện cơ chế đảm bảo bằng vàng cho
tiền giấy phát hành theo luật ngân hàng mỗi nước.
Ví dụ: ở Mỹ quy định tỷ lệ dự trữ kim loại đảm bảo là 40% tổng số tiền phát hành (đạo

luật 1913). Ở Anh quy định số tiền giấy phát hành quá 14 triệu Bảng phải được đảm
bảo bằng 100% vàng (đạo luật 1844). Ở Pháp, Đức đã có những đạo luật ngân hàng
quy định trữ kim đảo bảo cho tiền giấy phát hành.
- Đảm bảo bằng tín dụng - hàng hóa: Tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ
thống ngân hàng thương mại trong nước và được các ngân hàng thương mại sử dụng
để cho vay trong nền kinh tế và nhờ vốn tín dụng đó mà tạo ra hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ trong xã hội và đến lượt mình các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này lại trở
thành vật đảm bảo vững chắc cho khối lượng tiền giấy đã phát hành.
- Đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ: Được áp dụng lần đầu ở Mỹ bằng cách cho phép
các ngân hàng phát hành được phát hành tiền để mua công trái nhà nước. Đây là cơ
chế cho phép chính phủ tập trung nguồn vốn để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế thay vì phải vay nước ngoài hoặc từ người dân.
- Đảm bảo bằng ngoại tệ: Việc dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa rất lớn không ngừng đối với
NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của quốc gia. Phát hành tiền để
tăng dự trữ ngoại tệ thường được áp dụng đối với những nước có nguồn kiều hối lớn
như Việt Nam, Trung Quốc.
6 Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng
hàm lượng vàng. Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất
định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc
tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được
tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ
này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.
7 Chế độ bản vị hối đoái vàng: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực
tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải
được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn
Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928
Trang 10/33
Ba là, phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất: Việc phát hành
tiền phải được tập trung thống nhất và do NHTW đảm nhận trên cơ sở yếu cầu của
phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và tín hiệu thị trường. Kế hoạch phát hành tiền

phải được Quốc hội phê duyệt. NHTW phát hành tiền và đưa vào lưu thông qua 4 kênh
sau:
- Cho vay đối với nền kinh tế thông qua hệ thống các Ngân hàng thương mại.
- Cho vay đối với chính phủ.
- Phát hành đối với thị trường mở.
- Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ.
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngân hàng của các ngân hàng,
thông qua các hoạt động cụ thể sau:
- Mở tài khoản và tiếp nhận dự trữ của các ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín
dụng. Ngân hàng trung ương nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng: thường thì các ngân hàng thương mại không sử
dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm
bảo khả năng thanh toán. Dự trữ đó gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại ngân hàng
trung ương và các ngân hàng khác. Bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng đều
phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng trung ương. Tiền gửi đó gồm hai loại:
+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc: được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên nguồn vốn
huy động của ngân hàng thương mại và không được hưởng lãi.
+ Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) nhằm phục vụ các nhu cầu thanh toán
giữa các ngân hàng với nhau.
- Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cấp vốn) cho ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng thông qua hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay bắt buộc, cho vay
theo hồ sơ tín dụng. Tín dụng mà ngân hàng trung ương cung cấp cho ngân hàng
thương mại nhằm bảo đảm cung ứng cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện
thanh toán cần thiết. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương luôn đứng ở vai trò
là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, và vì là người cho vay cuối cùng nên
nghiệp vụ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại của ngân hàng trung ương có ý
nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều phương
pháp khác nhau:
Trang 11/33

+ Tái chiết khấu: ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn
mà ngân hàng thương mại đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy, thông qua nghiệp
vụ này ngân hàng trung ương có thể giúp các ngân hàng thõa mãn được nhu cầu thanh
toán, đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền
kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
+ Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại.
+ Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng.
Với việc nhận tiền gửi và cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại, ngân hàng trung
ương trở thành trung tâm tín dụng của nền kinh tế.
- Ngân hàng trung ương là người tổ chức và trở thành trung tâm thanh toán bù trù giữa
các ngân hàng thương mại. Với tư cách là trung tâm thanh thanh toán của nền kinh tế,
ngân hàng trung ương tổ chức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần giữa các
ngân hàng, trong đó thanh thanh toán bù trừ là phương tiện chủ yếu để đẩy nhanh tốc
độ thanh toán trong nền kinh tế.
- Ngân hàng trung ương tổ chức và điều hành thị trường mở, thị trường liên ngân hàng.
- Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM.
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngân hàng của Chính phủ. Chức
năng này của ngân hàng trung ương thể hiện ở những mặt sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
- Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu
chính phủ khi đáo hạn.
- Cho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết.
- Mở tài khoản giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
- Đại diện cho Chính phủ trong việc thương lượng đàm phán và ký kết các
ĐƯQT trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ.
Trang 12/33
Chương II CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ
2.1 Hoàn cảnh ra đời của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ
8
Sau khi Alexander Hamilton

9
dẫn đầu một phong trào ủng hộ việc thành lập một
ngân hàng trung ương, bằng cách trình lên Quốc Hội phương án thành lậpThe First
Bank of the United States (BUS) để giải quyết tình trạng “thiếu tiền” lúc bấy giờ của
đất nước thì Ngân hàng Đầu tiên của Hoa Kỳ đã được thành lập vào năm 1791.
Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ có tổng số vốn cổ phần là 10 triệu USD, trong
đó Chính phủ Liên bang nắm giữ 2 triệu USD, tức nắm giữ 1/5 tổng số cổ phiếu, phần
còn lại nằm trong tay của các cá nhân, chủ yếu là các đại gia tộc ngân hàng khi đó,
trong đó không thể không kể đến gia tộc Rothschild
10
, có nguồn gốc từ Châu Âu, được
xem là gia tộc giàu có nhất thế giới. Cơ cấu tổ chức của First Bank of United States
8 Nguồn từ Trang thông tin chính thức của Ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork,

9 Alexander Hamilton (1757? – 1804) là một sỹ quan quân đội, nhà khai quốc, luật
sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ; là người bạn thân cận trong chiến đấu
của Tổng thống Washington. Ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ khi
mới 32 tuổi, người đã thiết lập hệ thống tài chính – ngân hàng, đặt nền móng cho
nền kinh tế Mỹ. Ông là một trong những luật sư lập hiến đầu tiên của Mỹ, là một lãnh
đạo trong Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ năm 1787; là một trong hai tác giả chính
của The Federalist Papers (Người liên bang), một tác phẩm xuất sắc nhất của
Hamilton, được viết chung với James Madison. Những tư tưởng lớn lao chứa đựng
trong đó đã đưa tác phẩm này sánh ngang với những danh tác chính trị của nhân loại,
làm nền tảng, giải thích rõ ràng về ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hamilton là một trong những người thành lập Đảng Liên bang, một đảng phái chính trị
đầu tiên của Mỹ.
10 Rothschild là một gia tộc có nguồn gốc từ Frankfurt, Đức. Họ đã tạo nên một đế chế tài
chính - ngân hàng tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, đế chế này thậm chí còn vượt qua
những gia tộc làm ngành ngân hàng mạnh nhất mọi thời đại như Baring và Berenberg. Trong
những năm 1800, khi lên đến đỉnh cao danh vọng, người ta cho rằng gia đình Rothschild đã

sử hữu một khối tài sản lớn nhất thế giới khi đó nói riêng và trong toàn bộ lịch sử thế giới
hiện đại nói chung. Sau đó, theo phỏng đoán, khối tài sản này đã giảm xuống cũng như đã bị
chia nhỏ cho hàng trăm con cháu trong gia đình. Ngày nay, các doanh nghiệp của gia đình
Rothschild có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thế kỷ 19, mặc dù họ kinh doanh ở rất nhiều lĩnh
vực, bao gồm: khai thác mỏ, ngân hàng, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất rượu, và các tổ
chức từ thiện.
Trang 13/33
gồm 25 giám đốc trong đó năm giám đốc được bổ nhiệm bởi chính phủ Mỹ, trong khi
20 người khác đã được lựa chọn bởi các nhà đầu tư tư nhân trong ngân hàng. Điều lệ
ngân hàng quy định, thời gian hoạt động của BUS là 20 năm kể từ ngày Tổng thống ký
thông qua đạo luật thành lập.
Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ có trụ sở tại Philadelphia và có các chi nhánh ở
các thành phố lớn khác. Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ thực hiện các chức năng cơ
bản của ngân hàng như nhận tiền gửi, phát hành tiền giấy, cho vay và mua chứng
khoán. Được xem là một ngân hàng trung ương của cả nước nhưng trên thực tế là một
công ty tư nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ, đồng thời nó có một sức ảnh hưởng to lớn không
những đối với kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng lên cả chính quyền Liên Bang.
Sự ảnh hưởng đó được thể hiện rõ nhất vào năm 1811, thời điểm kết thúc 20 năm
hoạt động của Ngân hàng thứ nhất, một đề nghị gia hạn hoạt động được đề ra tại Quốc
Hội nhưng đã gặp thất bại hoàn toàn khi đa số Nghị sĩ bỏ phiếu chống. Sau cuộc bỏ
phiếu ấy, tình hình hỗn loạn nhanh chóng xảy ra, nước Mỹ rơi vào cuộc chiến tranh
với Anh Quốc vào năm 1812, kinh tế kém ổn định do thiếu một cơ chế kiểm soát quản
lý tập trung từ trung ương.
Trong thời gian chiến tranh, Chính phủ Hoa Kỳ phải phát hành rất nhiều nợ để tài
trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém. Chiến tranh đã khiến kinh tế Hoa Kỳ
một lần nữa lại rơi vào thời kỳ tăm tối và khủng hoảng, số lượng ngân hàng tư nhân
được lập ra ngày một tăng cao, các ngân hàng này tự phát hành tiền một cách ồ ạt, lạm
phát bùng nổ, đời sống nhân dân khó khăn. Chính phủ Hoa Kỳ lại một lần nữa đứng
trước quyết định thành lập một ngân hàng trung ương thứ hai để giải quyết tình hình.
Do đó, năm 1816, một dự luật thành lập Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ đã được giới

thiệu trong Quốc hội. Dự luật này được thông qua trong gang tấc và được thực thi trên
thực tế. Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ ra đời (The Second Bank of the United States –
BUS2), cũng tương tự như Ngân hàng thứ nhất của Hoa Kỳ về cơ cấu vốn chủ sở hữu
và cơ cấu tổ chức, tức 1/5 số cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của chính phủ Liên bang,
chỉ khác ở chỗ, Ngân hàng thứ hai có mức vốn cổ phần lớn hơn khoảng 35 triệu USD
và 1/5 trong số Giám đốc của Ngân hàng do Tổng thống bổ nhiệm.
Không khác gì so với Ngân hàng thứ nhất, Ngân hàng thứ hai cũng nắm nắm giữ
sức mạnh to lớn. Nhiều công dân, các chính trị gia và doanh nhân nhận thức nó như là
một mối đe dọa cho cả bản thân và nền dân chủ Mỹ; trong đó đáng chú ý là quan điểm
Trang 14/33
của Tổng thống Andrew Jackson, người đã thể hiện rõ sự chống đối của mình đối với
bộ máy điều hành của Ngân hàng thứ hai và cách mà nó hoạt động bằng một câu nói
vào năm 1829, khi mà thời gian hoạt động của Ngân hàng thứ hai vẫn còn 7 năm, ông
tin rằng: “việc tập trung quyền lực trong tay của một vài người đàn ông là một việc
làm vô trách nhiệm với người dân" và thực sự là một hành động cực kỳ nguy hiểm
11
.
Làn sóng phản đối việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một vài người đứng đầu
ngân hàng đã dẫn đến kết quả Ngân hàng thứ hai phải chấm dứt hoạt động khi hết thời
hạn 20 năm mà không được bất kỳ một gia hạn nào từ Quốc Hội.
Trong hơn những năm tiếp theo, sau khi Ngân hàng thứ hai ngưng hoạt động,
chính quyền bang tiếp quản công việc của ngân hàng giám sát. Các ngân hàng tư nhân
lại tiếp tục thực hiện rất nhiều kế hoạch nằm ngoài sự quản lý của chính quyền Liên
bang như việc in ấn tiền giấy hàng loạt khiến khối lượng tiền lưu thông một cách
chóng mặt, số lượng tiền gửi của các ngân hàng khác vào ngân hàng trung ương tăng
giảm đột biến vượt ngoài tầm quản lý, sổ sách của các ngân hàng về quá trình thu chi
không phản ánh đúng thực tế hoạt động của nó trong nền kinh tế. Cuối cùng, vốn ngân
hàng không đủ, các khoản vay rủi ro và không đủ dự trữ đối với tiền giấy và tiền gửi
có kỳ hạn, hàng loạt ngân hàng sụp đổ, tiền giả tràn lan. Lúc này, trên cả nước xuất
hiện nhu cầu cho một loại tiền giấy thống nhất được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và

không có rủi ro. Đáp lại, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền tệ Quốc gia vào năm
1863. Năm 1864, Tổng thống Lincoln ký một bản sửa đổi - Luật Ngân hàng Quốc gia.
Những luật này thiết lập một hệ thống các ngân hàng quốc gia và cơ quan chính phủ
mới do Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ đứng đầu (OCC). Công việc của OCC là tổ chức
và giám sát hệ thống ngân hàng mới thông qua các quy định và thực hiện kiểm tra định
kỳ. Hệ thống mới hoạt động tốt. Các ngân hàng quốc gia đã mua chứng khoán của
chính phủ, gửi cho OCC và thu về tiền giấy ngân hàng quốc gia. Thông qua những
khoản vay, loại tiền này dần đi vào lưu hành.
Tiền giấy ngân hàng quốc gia được sản xuất và phân phối thông qua một quá
trình có liên quan. Sau khi khắc dấu, in ấn cơ bản (lúc đầu là bởi các máy tư nhân, sau
là bởi Cục Khắc dấu và In ấn), tiền được nhập vào sổ sách của OCC, sau đó chuyển trở
lại nhà máy in để đóng con dấu của Bộ Tài chính. Tiếp theo, tiền được chuyển đến các
11 Jackson's argument rested on his belief that "such a concentration of power in the hands of
a few men irresponsible to the people" was dangerous.
Trang 15/33
ngân hàng, sẵn sàng cho việc lưu hành. Tiền giấy ngân hàng quốc gia là trụ cột chính
của nguồn cung tiền ở Mỹ cho đến khi tiền dự trữ liên bang xuất hiện vào năm 1914.
Khi nền kinh tế công nghiệp của Mỹ đã tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn vào
cuối thế kỷ 19, những yếu kém trong hệ thống ngân hàng đã trở thành quan trọng.
Khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra bởi loại tiền tệ khó lưu thông với quy trình in ấn,
lưu thông phức tạp khiến doanh nghiệp ngại đầu tư làm kinh tế bắt đầu trì trệ. Suy
thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đỉnh điểm là vào năm 1983, đã để lại
một lổ hổng lớn trong nền kinh tế.
Năm 1907, một cơn hoảng loạn tài chính nghiêm trọng đã đổ bộ vào phố Wall
đẩy hàng loạt ngân hàng đi vào con đường phá sản nhưng đã không gây ra một sự sụp
đổ tài chính trên diện rộng cho nước Mỹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện đồng thời của sự
thịnh vượng chung với một cuộc khủng hoảng tại các trung tâm tài chính của quốc gia
đã thuyết phục nhiều người Mỹ rằng cấu trúc ngân hàng của họ đã quá cũ kỹ và cần
cải cách lớn.
Năm 1908, Quốc hội lập ra Ủy ban tiền tệ quốc gia, đứng đầu là Nelson W.

Aldrich
12
, bao gồm các thành viên của Hạ viện và Thượng viện, được giao nhiệm vụ
thực hiện một nghiên cứu toàn diện về những thay đổi cần thiết đối với hệ thống ngân
hàng của Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc nghiên cứu này hướng đến thành lập một cơ quan
với tên gọi là Hiệp hội bảo tồn quốc gia (National Reserve Association), sẽ đóng vai
trò đứng đầu trong việc chi phối sự hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Kế
hoạch này đã gặp phải sự hoài nghi và nhận được rất ít sự đồng tình ủng hộ từ phía
công chúng.
Năm 1912, Ủy ban Ngân hàng và tiền tệ Nhà tổ chức phiên điều trần để xem xét
sự kiểm soát của các nguồn lực ngân hàng và tài chính của quốc gia. Ủy ban kết luận
rằng hệ thống ngân hàng và tài chính của Mỹ đều nằm trong tay của một số rất ít người
có tiềm lực tài chính và cần "Nâng cao nhận thức của công chúng về sự độc quyền trên
hệ thống ngân hàng là rất quan trọng làm tiền đề cho cải cách tài chính của Mỹ.”
12 Nelson Aldrich Wilmarth (1841 - 1915) là một chính trị gia nổi bật của Mỹ và là nhà lãnh
đạo của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, trong những năm 1881 -1911. Ông có một tầm ảnh
ưởng sâu rộng đối với nền chính trị quốc gia và nắm vài trò trung tâm then chốt trong ban Tài
chính của Thượng viện. Ông được báo chí và công chúng tôn sùng là “Tổng giám đốc của
quốc gia”, người đề ra tất cả các chính sách tiền tệ, thuế quan trong thập niên đầu của thế kỷ
20
Trang 16/33
Một sự kiện quan trọng hàng đầu để cải cách tài chính của Mỹ là cuộc bầu cử
Tổng thống Woodrow Wilson như trong năm 1912. Wilson và Bộ trưởng Ngoại giao
William Jennings Bryan của mình, mạnh mẽ phản đối ý tưởng "mọi kế hoạch đều tập
trung kiểm soát trong tay của các ngân hàng.
13
"
Vào ngày 26/12/1913, đề nghị của Carter Glass và Robert L. Owen đã được
trình lên Tổng thống đắc cử Wilson. Thay vì đề xuất việc tạo ra một ngân hàng trung
ương, đề nghị kêu gọi việc tạo ra hai mươi hoặc nhiều ngân hàng dự trữ khu vực kiểm

soát tư nhân, trong đó sẽ giữ một phần dự trữ ngân hàng thành viên, thực hiện chức
năng ngân hàng trung ương khác và phát hành tiền tệ đối với các tài sản thương mại và
vàng . Tổng thống Wilson đã phê duyệt của ý tưởng này, nhưng cũng nhấn mạnh vào
việc tạo ra một bảng trung tâm để kiểm soát và điều phối công việc của các ngân hàng
dự trữ khu vực.
Dự luật Dự trữ Liên bang do Robert L. Owen
14
và Carter Glass
15
kết hợp sửa đổi
bởi Woodrow Wilson ghi rõ thành lập Cục dự trữ Liên bang, hoạt động theo một ban
giám sát, có trụ sở tại Thủ đô Washington, được Quốc hội phê chuẩn và Tổng thống
Wilson đã ký thành luật vào 23 Tháng 12 năm 1913. Đạo luật này quy định cơ chế
thành lập các ngân hàng dự trữ liên bang, phát hành một loại tiền tệ thống nhất linh
hoạt, quy định về hoạt động chiết khấu thương phiếu cùng với đó là sự thiết lập một
cơ chế giám sát hiệu quả hơn đối với các ngân hàng Hoa Kỳ và cho các mục đích
khác. Luật quy định một Ủy ban Tổ chức Ngân hàng dự trữ đó sẽ chỉ định không ít
hơn tám nhưng không quá mười hai thành phố là thành phố dự trữ liên bang, và sau đó
13 The public's awareness of a monopoly on the banking system was crucial in leading to
America's financial reform.
14 Robert Owen Latham, Jr (1856 - 1947) là một trong hai thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên từ
Oklahoma. Ông phục vụ trong Thượng viện từ năm 1907 đến năm 1925.
15 Carter Glass (1858 - 1946) là một nhà xuất bản báo và chính trị gia đến từ Lynchburg,
Virginia. Ông đã phục vụ nhiều năm trong Quốc hội với vai trò là một thành viên của Đảng
Dân chủ. Như nhà đồng tài trợ, ông đã đóng một vai trò trung tâm trong sự phát triển của Đạo
luật Glass-Owen 1913 đặt nền móng cho sự ra đời củ Cục dự trữ Liên bang. Sau đó, ông giữ
chức danh Ngoại trưởng Kho bạc Mỹ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Sau đó được
bầu vào Thượng viện, ông được biết đến rộng rãi như là nhà đồng sáng lập của Đạo luật
Glass-Steagall năm 1933, trong đó quy định thi hành việc tách ngân hàng đầu tư và ngân hàng
thương mại, và thành lập Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC).

Trang 17/33
sẽ phân chia quốc gia thành các quận, huyện, mỗi huyện có chứa một Ngân hàng dự
trữ Liên bang của thành phố.
2.2 Khái niệm Cục dự trữ Liên Bang
Cục dự trữ Liên bang (Federal Severse System – FED) hay Ngân hàng dự trữ
Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, được thành lập dựa trên yêu
cầu của Quốc Hội tại dự luật mang tên hai Nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen (Glass-
Owen Bill), được Tổng thống Woodrow Wilson ký thông qua thành luật ngày 23 tháng
12 năm 1913
16
. .
Theo lịch sử ngành ngân hàng thế giới, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ được phân
loại thuộc mô hình ngân hàng trung ương thuộc Quốc Hội, bởi lẽ, Cục dự trữ Liên
bang Mỹ là một cơ quan trực thuộc Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nói
Cục dự trữ Liên bang trực thuộc Quốc Hội nhưng trên thực tế, Cục không nhận bất kỳ
sự hỗ trợ hay cung cấp về tài chính nào từ Quốc Hội, điều này xuất phát từ lịch sử quá
trình hình thành của Cục dự trữ Liên bang, do đó, thực tế Quốc Hội không có ảnh
hưởng gì nhiều tới Cục dự trữ Liên bang và Cục dự trữ Liên bang chỉ phải báo cáo
định kỳ cho Quốc Hội. Đây là điểm khác biệt của Hoa Kỳ so với các nước có mô hình
ngân hàng trung ương thuộc Quốc Hội khác.
Có thể nói Cục dự trữ Liên bang bề ngoài là ngân hàng của chính phủ vì Cục
dự trữ Liên bang cùng với Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ, thuế khóa, ổn
định lãi suất, và sử dụng các công cụ tài chính nhằm mục đích đảm bảo sự hoạt động
của nền kinh tế và theo lịch sử ngày từ lúc bắt đầu, Chính phủ nắm một phần quyền sở
hữu cổ phần trong Cục dự trữ Liên bang, bên cạnh sở hữu tư nhân, đồng thời có sự
phối hợp hoạt động giữa Chính phủ và Cục dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, điều này “chỉ
là vẻ bề ngoài” vì Cục dự trữ Liên bang hiện nay là một cơ quan thuần túy tư nhân, tự
mình quyết định tất cả các mục tiêu, chi tiêu, hoạt động và việc thực thi các chính sách
tiền tệ quốc gia, Chính phủ không hề can thiệp, cũng như không thể chi phối được hoạt
động của Cục dự trữ Liên bang. Điều này xuất phát từ tư tưởng của các nước dân chủ

16 Đạo luật mang tên "Federal Reserve Act, theo nội dung đạo luật này, FED là một mạng lưới
gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác. Về mặt quản lý, FED chia
nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang
đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New
York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas
City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một
chút so với các ngân hàng còn lại.
Trang 18/33
tự do, không để tiền bạc của nhân dân gắn liền với nền chính trị, cần phải tách bạch tài
sản của nhân dân ra khỏi tài sản của chính phủ để tránh sự lạm quyền, đồng thời sự
độc lập của Cục dự trữ Liên bang cũng có nguyên nhân xuất phát từ lịch sử hình thành
của chính mình.
Tuy nhiên, theo nội dung của đạo luật được thông qua ngày 26/12/1913, Cục dự
trữ Liên bang Mỹ là một mạng lưới bao gồm 12 ngân hàng dự trữ Liên bang và một số
chi nhánh khác nên nó là một hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân. FED được đặt
dưới sự lãnh đạo của một Hội đồng Thống đốc do Tổng thống chỉ định, Nghị viện phê
chuẩn với 7 thành viên và 7 thành viên này đóng vai trò chủ chốt cùng với 5 thành
viên khác là Chủ tịch các ngân hàng dự trữ Liên bang lập thành Ủy ban thị trường mở
Hoa Kỳ (FOMC) gồm 12 người.
2.3 Chức năng
Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân
hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang. FED được xây dựng để đảm bảo duy
trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn.
Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng
mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong
nền kinh tế Mỹ.
2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngày nay, nhiệm vụ của Cục dự trữ liên bang rơi vào bốn lĩnh vực lớn sau:
17


17 Book Federal Reverse System, Purpose and Funtion, A publication of Board of Governors
of the Federal Reverse System, Page 1: “Today, the Federal Reserve’s duties fall into four
general areas: (1)conducting the nation’s monetary policy by inf luencing the monetary and
credit conditions in the economy in pursuit of maximum employment stable prices, and
moderate long-term interest rates; (2) supervising and regulating banking institutions to
ensure the safety and soundness of the nation’s banking and financial system and to protect
the credit rights of consumers; (3) maintaining the stability of the financial system and
containing systemic risk that may arise in financial markets ; (4) providing financial services
to depository institutions, the U-S government, and foreign official institutions, including
playing a major role in operating the nation’s payments system
Trang 19/33
Một là, Cục dự trữ Liên bang sẽ là chủ thể chính trong việc tiến hành chính
sách tiền tệ của quốc gia ảnh hưởng đến các điều kiện tiền tệ và tín dụng trong nền
kinh tế nhằm tiến tới ổn định tối đa giá việc là và ổn định lãi suất dài hạn.
Hai là, Cục dự trữ Liên bang đóng vai trò giám sát và điều tiết các tổ chức ngân
hàng để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng quốc gia và hệ thống tài
chính; bảo vệ quyền lợi tín dụng của người tiêu dùng.
Ba là, Cục dự trữ Liên bang hoạt động nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài
chính; đồng thời dự đoán và kiềm chế .rủi ro hệ thống có thể phát sinh trong thị trường
tài chính.
Bốn là, Cục dự trữ Liên bang còn cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức
lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ, và các tổ chức chính thức nước ngoài, đồng thời đóng một
vai trò quan trọng trong sự vận hành của hệ thống thanh toán của quốc gia.
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế
các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục
và qua website.
Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết
định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói
vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế
thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến

nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức
mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ.
Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng
sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất
khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.
Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt
động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời
mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ
giá USD/Yen tăng.
Trang 20/33
Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế
không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED.
FED có quyền lực đặc biệt là in tiền. FED có thể in tiền để giải cứu các cá nhân, tổ
chức có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ hoặc thế giới. Với vai trò là đồng tiền
pháp định, USD không bị ràng buộc (neo) vào bất cứ thứ gì (USD neo vào vàng kết
thúc từ năm 1971). Tiền do FED phát hành là nguồn cung tiền tệ, được đưa vào lưu
thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
Để bình ổn thị trường tiền tệ, FED thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. FED
kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường, FED mua hoặc cho
mượn các loại trái phiếu, các tài sản có giá trị. Tất cả hoạt động thị trường của FED ở
Mỹ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực
New York.
2.5 Cơ cấu tổ chức
Cục dự trữ Liên bang bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được
chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang
khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên
bang khu vực. Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Fed hiện nay là Ben Bernanke. Mỗi
bộ phận kể trên có vị trí, thẩm quyền và chức năng khác nhau.
2.5.1 Các ngân hàng dự trữ Liên bang

Như đã nói ở trên, Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một mạng lưới gồm 12 ngân hàng dự
trữ Liên bang và các chi nhánh khác, con số được thông tin là 25 chi nhánh
18
.
FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các “Quận” (District). Mỗi quận có
một ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và được đặt tên theo thành phố mà nó đặt trụ
sở. Trong đó Ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork đóng vai trò nổi bật hơn cả.
Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là
công cụ của Chính phủ liên bang, c
húng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở
địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực
18 theo số liệu của Hội đồng Thống đốc năm 2004.
Trang 21/33
có thể được coi là công cụ của Chính phủ liên bang theo một số mục đích nhất định.
Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội đồng thống đốc
và các Ngân hàng được quy định rõ ràng.
Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất
nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường.
Giấy bạc do Cục dự trữ Liên bang phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng
được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực.
Mười hai ngân hàng Liên bang khu vực mặc dù được thành lập bởi Nghị viện
nhưng có tổ chức giống một tổ chức tư nhân. Ví dụ, cổ phần của các ngân hàng dự trữ
Liên bang khu vực do các ngân hàng thành viên sở hữu. Việc sở hữu này khác với việc
sở hữu cổ phần ở công ty thông thường. Các ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó chỉ là điều kiện để
trở thành ngân hàng thành viên của Cục dự trữ Liên bang Mỹ. Loại cổ phần này không
thể mua bán hay thế chấp về mặt nguyên tắc. Cổ tức ấn định là 6% một năm. Xét về
mặt tài sản, ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork là ngân hàng lớn nhất với phạm vi
hoạt động là quận 2 tiểu bang NewYork, thành phố NewYork, Puerto Rico và quần đảo
Virgin thuộc Hoa Kỳ. Cổ tức được trả dưới dạng khoản bù vào lãi suất cho phần dự trữ

thiếu hụt được giữ tại FED. Cục dữ trữ Liên bang không trả lãi suất cho các khoản dự
trữ này.
Mỗi ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực được ký hiệu bằng một chữ cái, chữ
cái đại diện được in trên tờ giấy bạc mà chúng phát hành. Cụ thể nhìn bên trái tờ tiền
dolla chúng ta thấy có chữ ký hiệu A ở phía 4 góc có ghi số 1 nằm trong lòng tờ tiền,
tức đồng tiền đó do FED Boston in ấn; tương tự FED New York là B, bốn góc có số 2
nhỏ, tức đồng tiền đó do FED New York in ấn; FED Philadelphia là C {3}, FED
Clavelands là D {4}, FED Richmond là E {5}, FED Atlanta là F {6}, FED Chicago là
G {7}, FED St Louis là H {8}, FED Minneapolis là I {9}, FED Kansas City là J {10},
FED Dallas là K {11} và FED San Francisco là L {12}.
2.5.2 Các ngân hàng thành viên
Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED. Phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc,
được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt
động bởi FED
Trang 22/33
Để trở thành thành viên của FED thì mỗi ngân hàng phải sở hữu một số cổ phần không
chuyển nhượng được tại một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Bên cạnh
đó, mỗi ngân hàng này phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc do Cục dự trữ Liên bang đề
ra và khoản tiền này phải được gửi tại Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Các ngân
hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ tại Cục dự trữ liên bang và chịu sự giám
sát hoạt động bởi nó.
2.5.3 Hội đồng thống đốc (Board of Governors)
Hội đồng thống đốc là cơ quan độc lập với Chính phủ liên bang Hoa Kỳ gồm có 7
thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và được phê chuẩn bởi Thượng viện.
Các thành viên của Hội đồng không nhận viện trợ từ Quốc Hội và làm việc dựa trên cơ
chế dân chủ Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị miễn
nhiệm bởi Tổng Thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ.
Hội đồng còn ấn định mức dự trữ bắt buộc, tỉ lệ lãi suất chiết khấu đòng thời giám sát
hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ

nói chung.
2.5.4 Ủy ban thị trường tự do Liên bang (Federal Open Market
Committee – FOMC)
Ủy ban thị trường tự do Liên bang có cơ cấu gồm 12 thành viên trong đó có 7 thành
viên từ Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực
(gồm chủ tịch Ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork và đại diện của 4 Ngân hàng khu
vực còn lại), thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian hai hoặc
3 năm.
Vị trí của 4 thành viên còn lại trong FOMC, trừ thành viên là chủ tịch Ngân hàng dự
trữ Liên bang NewYork là cố định, được lựa chọn luân phiên xoay vòng tức lấy một
đại diện của từng nhóm trong 4 nhóm ngân hàng sau:
- Boston, Philadelphia, Richmond.
- Cleveland và Chicago.
- Atlanta, St.Louis và Dallas
- Minneapolis, Kansas City và San Francisco.
Trang 23/33
Các chủ tịch ngân hàng dự trữ không bầu cử, tham gia vào cuộc họp của Ủy ban, tham
gia thảo luận, xây dựng đánh giá của Ủy ban đối với nền kinh tế và tham gia xây dựng
chính sách.
FOMC tổ chức 8 kỳ họp thường kỳ hàng năm. Trong những cuộc họp này, Ủy ban
xem xét lại nền kinh tế và những điều kiện tài chính, quyết định quan điểm về chính
sách tài chính tiền tệ thích hợp, đánh giá rủi ro của mục tiêu ổn định giá cả và tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn.
FOMC chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do vì các nghiệp vụ thị trường tự do là
một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ, FOMC là tiêu điểm
cho việc hoạch định chính sách cảu hệ thống Dự trữ Liên bang.
Ủy ban thị trường tự do Liên bang có trách nhiệm giám sát sự tuân thủ pháp luật của
các hoạt động thị trường mở, các công cụ chính của chính sách tiền tệ quốc gia, những
hoạt động ảnh hưởng đến lượng dư dự trữ liên bang có sẵn để tổ chức lưu ký. Do đó,
FOMC ảnh hưởng đến tổng thể các điều kiện của tiền tệ và tín dụng, đồng thời FOMC

trực tiếp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ của Cục dự trữ Liên bang trong thị trường
ngoại hối.
19
2.6 Lãnh đạo điều hành
2.6.1 Hội đồng Thống đốc
Mỗi ngân hàng FED khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân
thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Hội đồng Thống đốc là bộ phận chịu trách
nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ. Bảy người nằm trong hội đồng này được
tổng thống đề cử và được Thượng viện thông qua. Hội đồng Thống đốc của FED là cơ
quan độc lập của chính phủ liên bang, không chịu sự can thiệp của Quốc hội, các thành
viên của hội đồng được quyền miễn yêu cầu của các cơ quan lập pháp và hành pháp,
nhưng định kỳ phải báo cáo trước Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm
19 Book Federal Reverse System, Purpose and Funtion, Apublication of Board of Governors
of the Federal Reverse System, Page 11: “FOMC is charged under law with overseeing open
market operation, the principal tool of national monetary policy. These operations affect the
amount of Federal Reserve balances available to depository institution. thereby influencing
overall monetary and credit conditions. FOMC also directs operations undertaken by the
Federal Reserve in foreign exchange markets
Trang 24/33
kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của
thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội
đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006.
Những thành viên hiện thời của Hội đồng thống đốc là:
1. Ben Bernanke , Chủ tịch
2. Donald Kohn, Phó Chủ tịch
3. Susan Bies
4. Frederic Mishkin
5. Kevin Warsh
6. Randall Kroszner

7. (Một ghế còn khuyết do chưa được bầu)
2.6.2 Ủy ban thị trường tự do liên bang (FOMC
20
)
Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân
hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng FED tại Quận 2,
thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này.
Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm.
2.7 Hoạt động của FED: FED quản lý tiền tệ thông qua 3 phương thức
2.7.1 Quy định về tỷ lệ dự trữ
- Cục dự trữ liên bang ấn định tỷ lệ dự trữ
21
. Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn
lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần
lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.
Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ
này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng
phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của FED để đảm bảo tỷ lệ dự trữ.
20 Fedaral Open Market Committee
21 phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn
sàng chi trả các nhu cầu rút tiền
Trang 25/33

×