Đề cương tiểu luận môn:
LUẬT NGÂN HÀNG
Đề tài :
Quy chế Kiểm Soát Đặc Biệt đối
với các Tổ Chức Tín Dụng
MỤC LỤC TRANG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
1.1 QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 5
1.2 ĐỐI TƯỢNG BỊ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 5
1.3 CÁC HÌNH THỨC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 6
1.4 THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT ĐẶC
BIỆT 6
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
2.1 QUYẾT ĐỊNH KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 9
2.2 THÀNH LẬP BAN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 10
2.3 NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 13
2.4 THỜI HẠN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 14
1
2.5 TRÁCH NHIỆM CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 15
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KSĐB:Kiểm soát đặc biệt
TCTD:Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
BHTG: Bảo hiểm tiền gửi
Tài liệu tham khảo;
Giáo trình Luật Ngân Hàng- ĐH Luật Hà Nội.
Thông Tư 07/2013/TT-NHNN
Luật Ngân Hàng Nhà Nước
Luật Các Tổ Chức Tín Dụng
Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
Giáo Trình Tiền Tệ Ngân Hàng
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
1.1 Khái niệm KSĐB
- Theo khoản 1 điều 146 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Kiểm soát đặc biệt” là việc
một TCTD (TCTD) bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN Việt Nam (NHNN) do có
nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng thanh toán.
- Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 07/2013/TT-NHNN giải thích “Kiểm soát đặc biệt” là
việc một TCTD phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của NHNN trong trường hợp TCTD đó có
nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật
dẫn đến việc có nguy cơ mất an toàn lao động.Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
NHNN vừa mang tính quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa mang tính điều hành kinh tế nên
hệ thống TCTD được đặt dưới sự kiểm soát và giám sát trực tiếp của NHNN khi TCTD đó
có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm “Kiểm soát đặc biệt” là một hình thức
kiểm tra giám sát trực tiếp của NHNN khi xét thấy TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng mất
khả năng chi trả, thanh toán hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình hoạt động
dẫn đến TCTD hoạt động không an toàn, mất ổn định, thông qua quá trình quản lý, thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hoặc qua báo cáo của các TCTD.
Mục đích của việc thực hiện Kiểm soát đặc biệt là nhằm cải chính lại bộ máy hoạt động của
TCTD, giúp cho hoạt động của TCTD đi vào quỹ đạo và ổn định tình trạng kinh doanh.
1.2 Đối tượng bị KSĐB
Đối tượng bị KSĐB là các TCTD hoặc các Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm
soát đặc biệt đối với TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả
năng thanh toán hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình hoạt động dẫn đến việc
có nguy cơ mất khả năng an toàn lao động.
Căn cứ để xác định TCTD bị KSĐB
- Căn cứ vào kết quả thanh tra, giám sát của NHNN và đề nghị của cơ quan thanh tra,
giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính hoặc Ban
kiểm soát đặc biệt, Thống đốc NHNN sẽ quyết định về việc đặt TCTD vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt, quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, nội dung
kiểm soát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện. Đồng thời, Thống đốc NHNN sẽ Quyết
định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt
3
- Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD, NHNN
sẽ quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt
hay kiểm soát toàn diện.
1.3 Các hình thức kiểm soát đặc biệt
Giám sát đặc biệt: là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp
dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của TCTD
Kiểm soát toàn diện: là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp
dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của TCTD.
1
Tính chất mục đích áp dụng:
- Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD, NHNN
sẽ quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt
hay kiểm soát toàn diện.
- Căn cứ vào kết quả thanh tra, giám sát của NHNN và đề nghị của cơ quan thanh
tragiám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính hoặc
Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc NHNN sẽ quyết định về việc đặt TCTD vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt, quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, nội
dung kiểm soát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện. Đồng thời, Thống đốc NHNN sẽ
Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt…
1.4 Thẩm quyền của NHNN trong kiểm soát đặc biệt
Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát của NHNN và theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD đặt
trụ sở chính (NHNN Chi nhánh) hoặc Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc NHNN có thẩm
quyền:
• Quyết định việc đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
• Quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt và nội dung giám
sát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện;
• Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; cử, trưng tập cán bộ tham gia Ban kiểm
soát đặc biệt; đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc
biệt;
• Chỉ định người đại diện TCTD theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này;
• Xử lý những vấn đề do Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị quy định tại điểm d khoản 2
Điều 148 của Luật Các tổ chức tín dụng;
• Yêu cầu chủ sở hữu của TCTD được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều
lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các
tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể;
hoặc yêu cầu chủ sở hữu của TCTD được kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình NHNN phê
duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các
1 Điều 4 tt07-2013/tt-nhnn
4
TCTD khác trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không
thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được NHNN xác
định;
• Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua
cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD này không thực hiện
được yêu cầu nêu trên hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị
thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo
tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát
đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD theo khoản
• Quyết định việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định
2
Thống đốc NHNN ủy uyền cho NHNN cho Giám đốc NHNN chi nhánh ra quyết định các
vấn đề trên trừ việc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát
đặc biệt trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu
cầu của NHNN quy định hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá
trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo
cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm
soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD đối với quỹ tín dụng nhân dân.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
SƠ ĐỒ TÓM TẮT KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
2 Điều 5 tt07
5
2.1 Quyết định KSĐB
Khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh
toán, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD
phải báo cáo ngay Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Giám
đốc NHNN chi nhánh nơi đặt trụ sở chính.
3
Khi một tổ chức tín dụng phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặ biệt thì Thống đốc Ngân
hàng nhà nước ra quyết định đặt TCTD đó và tình trạng kiểm soát đặc biệt.
4
Quyết định này
ghi rõ tên TCTD, lí do, thời hạn kiểm soát đặc biệt, họ tên nhựng thành viên được Thống đốc
ngân hàng cử làm nhiệm vụ kiểm soát và nhiệm vụ cụ thể ban kiểm soát đặc biệt.
[
5
]
Quyết
định này được NHNN thông báo với :
• Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của TCTD được kiểm soát đặc biệt;
• Thống đốc NHNN trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng
nhân dân;
• NHNN chi nhánh;
• Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
• Ngân hàng hợp tác xã trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín
dụng nhân dân;
• Bộ Tài chính trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết,
TCTD được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán, bảo hiểm;
• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi TCTD đặt trụ sở chính; Ủy ban nhân dân các cấp xã,
cấp huyện (đối với quỹ tín dụng nhân dân);
• Các cơ quan và tổ chức khác có liên quan do Thống đốc NHNN quyết định.
Việc thông báo này nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện công tác kiểm soát được chặt chẽ
và hiệu quả. Trong các quy định trước đây thì quyết định kiểm soát đặc biệt sẽ không được
công khai, việc thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền do Thống đốc NHNN quyết định,
tuy nhiên theo uy định mới nhất hiện nay thì thông tin được công bố khi TCTD được đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm thông tin về các biện pháp củng cố, chấn chỉnh TCTD
được kiểm soát đặc biệt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các thông tin cần thiết
khác.
6
Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD được công bố thông qua một hoặc
một số hình thức sau đây:
• Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi đặt trụ sở chính của TCTD ít nhất 03
số liên tiếp;
3 Điều 145 Luật các TCTD
4 Điều 4.1, Điều 6 Thông tư 07/2013/tt-nhnn
5 Điều 147 Luật các TCTD
6 Khoản 1 điều 7 thông tư 07/2013/tt-nhnn
6
• Họp báo;
• Đăng tải tin trên website của TCTD được kiểm soát đặc biệt hoặc của NHNN;
• Công bố tại Đại hội đồng cổ đông.
Thống đốc sẽ quyết định thời điểm, nội dung, và hình thức công bố thông tin về việc
kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp xử lý những yếu kém của TCTD được kiểm
soát đặc biệt, trừ trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân do
Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định.
7
2.2 Thành lập Ban Kiểm Soát Đặc Biệt
Thống đốc NHNN ra quyết định thành lập Ban Kiểm Soát đặc biệt , sau khi có quyết
định này một Ban Kiểm Soát Đặc Biệt được thành lập để kiểm soát trực tiếp TCTD được đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ của NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,
các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của TCTD do NHNN trưng tập.
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt phải là một trong các đối tượng sau đây:
-Cán bộ lãnh đạo cấp Vụ hoặc các chức danh tương đương trở lên tại các đơn vị chuyên
môn thuộc NHNN;
-Lãnh đạo cấp Vụ hoặc các chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng;
-Lãnh đạo của NHNN chi nhánh.
Cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt không được là người có liên quan của thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc (Giám đốc) và cổ đông lớn của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
8
Ban kiểm soát sẽ có những nhiệm vụ sau:
9
• Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc
(Giám đốc) hoặc người đại diện TCTD theo quy định xây dựng Phương án;
• Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung giám sát đặc biệt,
nội dung kiểm soát toàn diện và các giải pháp được nêu trong Phương án đã được phê duyệt;
• Định kỳ hoặc khi cần thiết, báo cáo Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng) và Giám đốc NHNN chi nhánh về diễn biến quản trị, hoạt động, tài chính của
TCTD được kiểm soát đặc biệt; kết quả, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện
Phương án và đề xuất, kiến nghị biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD được kiểm
soát đặc biệt và thực hiện đúng Phương án đã được phê duyệt;
• Kiểm tra, giám sát và kiểm soát các hoạt động, tình hình tài chính, quản trị, nhân sự,
công nghệ của TCTD được kiểm soát đặc biệt;
7 Khoản 3 điều 7 TT 07/2013/tt-nhnn
8 ĐIỀU 9 TT07
9 Khoản 1 điều 10 TT07/2013/tt-nhnn
7
• Báo cáo kịp thời với Thống đốc NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh về những diễn
biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của TCTD khi
phát hiện;
• Chỉ đạo, giám sát TCTD được kiểm soát đặc biệt trong việc tăng vốn điều lệ; xây
dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo yêu cầu của
NHNN.
• Xây dựng, trình Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) phê
duyệt phương án NHNN trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện tham gia góp vốn,
mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt theo quy định
• Cung cấp thông tin có liên quan về TCTD được kiểm soát đặc biệt khi có yêu cầu
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
• Đề xuất Thống đốc NHNN quyết định những nội dung:
o Yêu cầu chủ sở hữu của TCTD được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều
lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các
tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể;
hoặc yêu cầu chủ sở hữu của TCTD được kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình NHNN phê
duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các
TCTD khác trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng hoặc không
thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được NHNN xác
định;
o Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện việc tham gia góp vốn, mua
cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD này không thực hiện
được yêu cầu nêu trên hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị
thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo
tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của TCTD được kiểm soát
đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống TCTD theo khoản 3 Điều 149 của Luật Các tổ chức
tín dụng;
10
• Nhiệm vụ khác do Thống đốc NHNN giao.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, BKSĐB được trao cho những quyền hạn sau:
• Đình chỉ những hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt
động đã được thông qua, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể
gây phương hại đến lợi ích của người gửi tiền;
• Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát TCTD của thành viên Hội đồng
quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám
đốc (Phó Giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
• Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) miễn
nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp
hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;
• Kiến nghị NHNN quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho
vay đặc biệt hoặc đình chỉ cho vay đặc biệt đối với TCTD, mua cổ phần của TCTD, thanh lý,
10 Điểm e, g khoản 1 điều 5 tt 07/2013
8
thu hồi giấy phép hoạt động của TCTD, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc
TCTD;
• Yêu cầu TCTD nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
11
• Yêu cầu TCTD được kiểm soát đặc biệt kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thuê tổ
chức kiểm toán độc lập, cơ quan chuyên môn để đánh giá thực trạng tài chính, định giá tài
sản và xác định giá trị doanh nghiệp của TCTD được kiểm soát đặc biệt và giám sát thực
hiện các yêu cầu này;
• Yêu cầu TCTD được kiểm soát đặc biệt mời hoặc trực tiếp mời các khách nợ, chủ nợ
đến đối chiếu công nợ với TCTD được kiểm soát đặc biệt để xác định khả năng thu nợ, trả
nợ và giám sát thực hiện việc này;
• Yêu cầu các đơn vị, cá nhân của TCTD cung cấp và giải trình, báo cáo đầy đủ, kịp
thời, chính xác các thông tin, tài liệu, hồ sơ có liên quan;
• Lập hồ sơ đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những đối tượng có
hành vi vi phạm pháp luật hoặc cố tình không trả nợ TCTD;
• Chấp thuận trước khi TCTD thực hiện:
o Việc phân phối lợi nhuận;
o Các giao dịch nêu tại Quyết định kiểm soát đặc biệt;
o Việc thay đổi chính sách kế toán, chính sách sản phẩm tài chính, chính sách khách
hàng;
o Các giao dịch, hành vi khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm
cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản có khả năng gây thiệt hại cho TCTD.
• Đề nghị NHNN quyết định những vấn đề phát sinh trong thời hạn kiểm soát đặc biệt
chưa được nêu tại Phương án;
• Sử dụng con dấu của NHNN trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;
• Các quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
BKSĐB chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình kiểm soát đặc biệt.
2.3 Nhiệm vụ của tổ chức tín dụng
TCTD ngay Khi có nguy cơ hoặc đã lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả
năng thanh toán, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc)
của TCTD phải báo cáo ngay Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng) và Giám đốc NHNN chi nhánh nơi đặt trụ sở chính.
12
Đối với TCTD khi đặt trong tình tạng kiểm soát đặc biệt thì Hội đồng quản trị (Hội đồng
thành viên), Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc và cán bộ của TCTD được kiểm soát đặc biệt có
trách nhiệm:
• Chấp hành nghiêm túc các quyết định, chỉ đạo của NHNN;
• Đề xuất, xây dựng Phương án của TCTD trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ
chức triển khai thực hiện phương án được phê duyệt;
11 Khoàn 2 điều 148 luật các TCTD
12 Khoản 1 điều 20 TT07
9
• Quản trị, kiểm soát và điều hành mọi mặt hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của
TCTD theo Điều lệ, quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ, tạm đình chỉ quyền
quản trị, điều hành, kiểm soát TCTD;
• Chấp hành yêu cầu và chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản
trị kiểm soát, điều hảnh TCTD trong phạm vi quyền hạn của Ban KSĐB;
• Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban
kiểm soát đặc biệt.
13
2.4 Thời hạn kiểm soát đặc biệt
Thời hạn kiểm soát đặc biệt do Thống đốc NHNN quy định trong Quyết định kiểm soát
đặc biệt.
Quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt
đối với TCTD được thông báo tới Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của TCTD
được kiểm soát đặc biệt; Thống đốc NHNN trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt
là quỹ tín dụng nhân dân; NHNN chi nhánh; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Ngân hàng hợp
tác xã trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân; Bộ Tài
chính……
14
Chấm dứt KSĐB:
NHNN quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với TCTD trong các trường
hợp sau đây:
• Hoạt động của TCTD trở lại bình thường;
• Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, TCTD được sáp nhập, hợp nhất vào một
TCTD khác;
• TCTD không khôi phục được khả năng thanh toán.
15
Khi TCTD được NHNN chấm dứt kiểm soát đặc biệt do không khôi phục được khả
năng thanh toán, NHNN gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện
pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu TCTD đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản đề nghị Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc NHNN chi nhánh (đối với quỹ tín dụng nhân
dân) về việc chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với TCTD. Khi nhận được văn bản đề
nghị chấm dứt kiểm soát đặc biệt của Ban kiểm soát đặc biệt:
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp
và trình Thống đốc NHNN xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD không phải là quỹ tín dụng nhân dân;
Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín
dụng nhân dân.
16
Gia hạn thời hạn KSĐB;
13 Khoản 2 điều 20 TT07 , xem thêm điểm b khoản 2 điều 148 luật CTCTD
14 Điều 13 tt 07
15 Điều 152 luật CTCTD
10
Việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt được áp dụng đối với TCTD được kiểm soát
đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc TCTD cần có thêm thời gian để
tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. TCTD không
được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt
kiểm soát đặc biệt.
Căn cứ thực trạng của TCTD, chậm nhất ba mươi (30) ngày trước khi hết thời hạn kiểm
soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt phải có văn bản đề nghị Thông đốc NHNN (qua Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD không phải quỹ tín dụng nhân dân hoặc Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định gia
hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.
17
- Khi nhận được văn bản đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt:
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lấy ý kiến của các đơn vị liên quan tổng hợp
và trình Thống đốc NHNN xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD không phải quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt;
Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối
với quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt.
2.5 Trách nhiệm của BHTG
Trước hết, cần xác định được mục tiêu tôn chỉ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ
người gửi tiền, mà trước tiên là những người gửi tiền nhỏ, ít hiểu biết về tài chính không bị
mất tiền gửi của họ khi các TCTD bị phá sản và nhờ vậy góp phần vào việc duy trì sự ổn
định của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, các nước khác
nhau có những lựa chọn thiết kế mô hình chức năng, quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi khác nhau.
Tuy nhiên về cơ bản, có thể quy về 2 loại quyền hạn được giao phó, đó là:
(i) Các tổ chức có quyền hạn hẹp: chủ yếu giới hạn trách nhiệm trong việc chi trả bảo
hiểm cho người gửi tiền khi ngân hàng bị phá sản; và
(ii) (ii) Các tổ chức có quyền hạn rộng: Ngoài trách nhiệm hàng đầu là chi trả bảo
hiểm cho người gửi tiền khi ngân hàng bị phá sản, các tổ chức này còn được giao thêm một
số chức năng khác như có hệ thống giám sát, đánh giá rủi ro riêng nhằm chủ động dự tính
các thua lỗ tiềm năng và có hành động can thiệp nhằm giảm thiểu các thua lỗ này; tham gia
vào việc cơ cấu lại và/ hoặc thanh lý các ngân hàng được bảo hiểm sau khi NHTW hoặc cơ
quan giám sát đã có hành động can thiệp (thường là giai đoạn sau khi kết thúc kiểm soát đặc
biệt).
18
16 Điều 15 tt07
17 Điều 14 luật CTCTD
18 Khoản 13 Điều 13 luật BHTG
11
Ở Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (cơ quan giám sát an toàn và hỗ trợ tài chính
đối với TCTD) cùng với NHNN (cơ quan quản lý, giám sát an toàn các TCTD và thực hiện
chức năng người cho vay cuối cùng) và Bộ Tài chính (cơ quan quản lý ngành bảo hiểm và
chứng khoán) cấu thành mạng lưới an ninh tài chính quốc gia để phối hợp xử lý các sự cố
mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và duy trì lòng tin của người gửi tiền - một yếu tố
quan trọng giúp duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Đối với những trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt tham gia bảo hiểm tiền gửi,
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm:
19
Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN.
Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ
quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng luôn có những
rủi ro, trong đó mất khả năng thanh toán là rủi ro lớn nhất. Hậu quả có thể dẫn tới là hệ thống
tài chính quốc gia bị tê liệt; xã hội bị bất ổn và niềm tin của các nhà đầu tư sẽ bị giảm sút. Do
đó cần đẩy mạnh công tác quản lí và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng sẽ được tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng;
hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD. Việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng sẽ được tiếp
tục đẩy mạnh. Riêng đối với các ngân hàng thương mại cần tiếp tục được cơ cấu toàn diện
theo Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước và Đề án củng cố, chấn chỉnh các
ngân hàng thương mại cổ phần, cụ thể:
- Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động), đặc biệt sắp xếp lại tổ
chức, bộ máy và phát triển các hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại phù
hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;
- Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính): Lành mạnh hoá và nâng cao một
cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại để đảm bảo
các ngân hàng thương mại có đủ năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng; Kiên quyết
xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống
ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các ngân hàng thương mại cổ phần
theo quy định của pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội./.
19 Điều 19 tt07
12