Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.85 KB, 26 trang )

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH TRONG SỞ HỮU TRÍ TUỆ
PHẦN 1. ĐIỀU CHỈNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT CẠNH TRANH
1.1. Biện pháp điều chỉnh hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” trong Luật
cạnh tranh.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm:
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “hành vi cạnh tranh không lành mạnh
là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” bao gồm
các hành vi sau:
- Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- Xâm phạm bí mật kinh doanh
- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi ép buộc trong kinh doanh
- Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội
- Hành vi bán hàng đa cấp bất chính .
* Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh
trên thương trường.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu
dùng
1.1.2/ Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1


a/ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu
thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế
cạnh tranh giả tạo.
b/. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh
Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm
phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác
định thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có
căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
c/. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại
Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại,
không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra
trước,thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt
hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh của mình.
d/. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh
Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận
thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định
lỗi trong cạnh tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp. Hành vi cạnh tranh bị
coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan
hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a/. Chế tài hành chính
Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về
cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy
phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều
117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.

- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc
thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.
*Ưu điểm:
2
- Dễ thực hiện.
- Đảm bảo khắc phục được danh tiếng và tư cách kinh doanh cho cá nhân, tổ chức bị xâm
hại.
*Nhược điểm:
- Biện pháp xử phạt tạm thời không mang tính răn đe cao.
- Thường xảy ra hành vi tái phạm.
b/. Chế tài hình sự
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình
sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn
nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội
lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong
hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
(Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c).
Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam
giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân
hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
*Ưu điểm:
- Là biện pháp nghiêm khắc nhất và có tính răn đe cao nhất của pháp luật.

- Thể hiện thái độ thẳng thắn trong việc loại bỏ những thành phần gây tổn hại đến lợi ích
của nhà nước.
*Nhược điểm:
- Vì là hình thức nghiêm khắc nhất nên nếu không xử lí đúng người đúng tội có thể gây ảnh
hưởng đến tính mạng và nhân phẩm của người vô tội.
- Dễ bị lạm dụng nếu gây ra những vụ án lớn.
c/. Chế tài dân sự
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi
phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải
gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp
luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải
dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi
3
cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên
quan.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể
áp dụng đồng thời với các chế tài khác.
*Ưu điểm:
- Biện pháp khắc phục hậu quả nhanh nhất cho chủ thể bị xâm hại.
- Có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể bị xâm hại.
*Nhược điểm:
- Không thể hiện được sự nghiêm khắc, răn đe của Pháp luật.
- Hay dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm.
1.2. Biện pháp điều chỉnh hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” trong Luật sở
hữu trí tuệ.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng và thi
hành hiệu quả hệ thống pháp lý với mục đích bảo vệ quyền SHTT và ngăn chặn hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm:
Hầu hết các cơ chế cạnh tranh được thiết lập từ những quy tắc chung là ngăn chặn bất
kỳ hành vi cạnh tranh nào mà trái với hành vi trung thực. Điều 1(2) của Công ước Paris về
Bảo hộ với sở hữu công nghiệp quy định rằng: “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao
gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu
dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh
không lành mạnh”.
Theo Điều 10 của Công Ước Paris, các bên tham gia ký kết sẽ bị ràng buộc để đưa
ra biện pháp hiệu quả chống lại “cạnh tranh không lành mạnh”, mà nó được định nghĩa là
bất kỳ hành vi cạnh tranh nào không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại
(cụ thể là tất cả các hành vi gây ra sự nhầm lẫn, cáo buộc sai trong hoạt động thương mại,
những người có trách nhiệm sử dụng chỉ dẫn hoặc cáo buộc trong thương mại đánh lừa
người tiêu dùng về các tính chất, đặc điểm của hàng hóa,…). Hiệp định TRIPs không có
định nghĩa hoặc quy tắc bổ sung, ngoài khẳng định lại trong Điều 2 rằng: "đối với phần II,
III và IV của Hiệp định này, các thành viên phải tuân thủ theo Điều 1 đến Điều 12, và Điều
19 của Công ước Paris."
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp (SHCN):
4
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN được quy định cụ thể tại
Điều 130 – Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT):
a. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng
hoá, dịch vụ;

c. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có
quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại
diện hoặc đại lý chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở
hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà
mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt
hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
1.2.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a/ Phạm vi cạnh tranh không lành mạnh
Chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền SHTT khi có một quyền SHTT hợp pháp
đang được bảo hộ bị xâm phạm. Nói một cách khác đi sẽ không có khái niệm về vi phạm
quyền SHTT khi mà quyền đó không hề tồn tại, ví dụ như trường hợp một nhãn hiệu không
đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy
nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều
chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá,
dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Từ sự phân tích
này có thể thấy những “đối tượng có liên quan đến SHTT” thuộc phạm vi áp dụng Luật
cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì hoàn
toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong Luật cạnh tranh
b/. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh
Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là yếu
tố quan trọng trong xác định thiệt hại từ đó xác định biện pháp khắc phục cho những hậu
5
quả đã xảy ra để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế
tài bồi thường thiệt hại.
c/. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại

Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại,
không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra
trước,thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt
hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh của mình.
d/. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành
cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước. Đối với lĩnh vực SHTT, lỗi không
phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của quyền SHTT
đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán
là đã biết tới quyền của chủ hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền SHTT mọi
hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà không được chủ sở hữu cho phép.
1.2.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a/. Chế tài hành chính
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh
tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy
phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (chủ yếu
là những vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp). Các hình thức xử lý đó đã được Điều 211
Luật SHTT và Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết, bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt cảnh cáo và phạt tiền
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, giấy tờ, văn bằng bảo hộ,
phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối
với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp; buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp…
*Ưu điểm:

- Dễ thực hiện.
6
- Đảm bảo khắc phục được danh tiếng và tư cách kinh doanh cho cá nhân, tổ chức bị
xâm hại.
*Nhược điểm:
- Biện pháp xử phạt tạm thời không mang tính răn đe cao.
- Thường xảy ra hành vi tái phạm.
b/. Chế tài hình sự
Được qui định cụ thể tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005: Cá nhân xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình
sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn
nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội
lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong
hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
(Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c).
Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam
giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân
hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
*Ưu điểm:
- Là biện pháp nghiêm khắc nhất và có tính răn đe cao nhất của pháp luật.
- Thể hiện thái độ thẳng thắn trong việc loại bỏ những thành phần gây tổn hại đến lợi
ích của nhà nước.
*Nhược điểm:

- Vì là hình thức nghiêm khắc nhất nên nếu không xử lí đúng người đúng tội có thể
gây ảnh hưởng đến tính mạng và nhân phẩm của người vô tội.
- Dễ bị lạm dụng nếu gây ra những vụ án lớn.
c/. Chế tài dân sự
7
Được qui định cụ thể tại Điều 202 Luật SHTT 2005.
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối
với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận.
Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn
thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh ch6ịu do hành vi vi phạm các
quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào
cũng quy định chế tài này.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải
dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi
cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên
quan.
*Ưu điểm:
- Biện pháp khắc phục hậu quả nhanh nhất cho chủ thể bị xâm hại.
- Có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể kinh doanh bị xâm hại.
*Nhược điểm:
- Không thể hiện một cách triệt để được sự nghiêm khắc, răn đe của Pháp luật.
- Hay dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm.
KẾT LUẬN
Sự xung đột pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh như đã phân tích,
xét cho cùng luôn làm ảnh hưởng đến quyền lợi và môi trường kinh doanh lành mạnh của
các doanh nghiệp. Trong một vụ việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu các
bên đưa ra các cơ sở bảo hộ quyền khác nhau: Giấy chứng nhận bản quyền Tác giả, Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá,… thì hẳn

là khiến cơ quan thực thi bế tắc không thể giải quyết dứt điểm. Kết quả là phần lớn các vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh đều chưa có hướng xử lý chắc chắn.
Theo lý thuyết kinh tế học, mục tiêu đặt ra là sao cho cạnh tranh trong kinh tế cũng
tương tự như trong thể thao, ở đó người giỏi nhất sẽ là người chiến thắng và người sử dụng
tiểu sảo và hành vi gian dối sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Không ai khác người tiêu dùng sẽ là
người trọng tài công bằng nhất, ngăn chặn doanh nhân không trung thực bằng cách không
quan tâm đến hàng hoá hoặc dịch vụ của họ và ủng hộ những doanh nhân trung thực. Đó là
một cơ chế tự điều chỉnh ở tầm quá hoàn hảo mà chúng ta chưa thể ngay lập tức đạt đến
được. Bởi vậy, trước mắt, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này thật
8
hoàn chỉnh, để các quy định pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trở nên thống nhất. Việc
bảo hộ quyền cho đối tượng SHTT này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc bảo hộ quyền cho
đối tượng SHTT khác.
Có lẽ sứ mệnh của các đạo luật gốc như Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ trong
lĩnh vực này là quá lớn, phải đặt nền tảng cho một cơ chế thực thi quyền SHTT và cạnh
tranh thương mại hoàn hảo. Chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm các quốc gia có nền kinh
tế và pháp luật cạnh tranh đã phát triển qua hơn một thế kỷ như Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Canada,… Họ luôn bộc lộ một tư duy pháp lý mở về xử lý cạnh tranh không lành
mạnh, luôn cố gắng lượng hoá một cách cụ thể những dấu hiệu của hành vi mà nhà làm luật
coi là cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, trong quá trình thực thi, luật pháp của các
quốc gia này còn trao cho cơ quan thực thi quyền phân tích tính ảnh hưởng (tác động) của
từng trường hợp cụ thể đối với thị trường để quyết định biện pháp áp dụng đối với từng
người vi phạm.
9
PHẦN 2. RANH GIỚI CÁC QUY ĐỊNH GIỮA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
LUẬT CẠNH TRANH
2.1. Phân biệt sự khác biệt giữa hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và cạnh tranh
không lành mạnh
Mối quan hệ giữa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về sở
hữu trí tuệ có từ rất lâu. Các quy định mang tính quốc tế đầu tiên về cạnh tranh không

lành mạnh xuất phát từ một công ước về sở hữu trí tuệ là Công ước Paris về Bảo hộ sở
hữu công nghiệp. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong những xuất phát điểm
cơ bản của các quy định cạnh tranh không lành mạnh, vì về bản chất các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ đều được tiến hành với động cơ cạnh tranh không lành mạnh.
Một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi chủ thể thực hiện nó có ý
định hoặc đã đưa tài sản trí tuệ của người khác vào khai thác thương mại, đồng nghĩa
với việc trở thành một đối thủ cạnh tranh của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó.
Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh nhìn bề ngoài
có thể có rất nhiều điểm giống nhau nhưng giữa hai hành vi này vẫn có sự khác biệt. Đó
chính là bản chất pháp lý của từng loại hành vi. Có 3 sự khác biệt giữa hai loại hành vi
này là về:
- Phạm vi áp dụng
- Yếu tố chủ thể
- Yếu tố lỗi
2.1.1. Phạm vi áp dụng
Chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có một quyền sở hữu
trí tuệ hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm. Nói một cách khác đi sẽ không có khái
niệm về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi mà quyền đó không hề tồn tại.
Ví dụ: trường hợp một nhãn hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật
về sở hữu trí tuệ để bảo vệ khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại
hoàn toàn có thể áp dụng Luật cạnh tranh để điều chỉnh. Và theo đó hành vi sử dụng chỉ
10
dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh
tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc
dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa.
Từ sự phần tích này có thể thấy những "đối tượng có liên quan đến sở hữu trí tuệ"
thuộc phạm vi áp dụng Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các
đối tượng như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì nếu không được bảo hộ bằng
các quy định riêng về sở hữu trí tuệ thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo
vệ trong Luật cạnh tranh.

2.1.2 Yếu tố chủ thể
Không thể nói đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi mà trên thực tế các chủ
thể không ở trong vị thế "cạnh tranh" với nhau. Cụ thể, chỉ có thể kết luận về hành vi
cạnh tranh không ành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh
tranh trên thị trường địa lý liên quan, dẫn chứng là tại khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
Có thể kết luận hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc
quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định.
Ví dụ: một doanh nghiệp tại Cà Mau đã sao chép nguyên vẹn một nhãn hiệu đã
đăng ký cho cùng nhóm sản phẩm của doanh nghiệp khác có trụ sở và phạm vi hoạt
động tại Cao Bằng. Giả sử rằng hai doanh nghiệp này không có quan hệ cạnh tranh với
nhau trên thị trường địa lý liên quan, vì đây là 2 tỉnh cách xa nhau thì chủ nhãn hiệu vẫn
hoàn toàn có thể kiện về hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng sẽ không thể kiện
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.1.3 Yếu tố lỗi
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện hành
cũng như được ghi nhận từ lâu trong lịch sử pháp luật các quốc gia. Điều 40 Luật Cạnh
tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải "nhằm mục đích cạnh tranh", do đó
không thể nói tới cạnh tranh không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình
đang thực hành hành vi bị cấm. Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lỗ không phải là yếu tố
bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã
được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán
11
là đã biết tới quyền của chủ sở hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà không được
chủ sở hữu cho phép.
Qua đó có thể khẳng định việc tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ
sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các hành vi vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ là một sự bổ sung cho nhau. Bởi nếu pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo vệ vị
thế chung của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, thì pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
bảo vệ chủ sở hữu chống lại một số dạng hành vi nhất định xâm phạm đến tài sản trí tuệ.

Do đó, sự bảo hộ của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh không được thông qua
văn bằng và không mang tính liên tục, mà chỉ phát sinh khi xuất hiện tranh chấp. Vì thế
quyền đối với các đối tượng như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh không trải qua thủ tục
bảo hộ chặt chẽ như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Cho nên nói pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh trong nhiều trường hợp được coi là công cụ bổ trợ cho việc thực thi
pháp luật sở hữu trí tuệ. Vấn đề đặt ra là người bị thiệt hại nên chọn cách nào hiệu quả
nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
2.2. Vai trò của kiện về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc có liên quan đến
quyền SHTT
2.2.1. Vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật hiện hành
Ngay từ năm 2000 khi Nghị định số 54 ra đời, pháp luật đã có các quy định về cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực SHTT. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật đương nhiên phải kể tới Luật
cạnh tranh năm 2004 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2005) và Bộ luật dân sự năm 2005 (bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006).
Như vậy, tại thời điểm hiện tại cùng song song tồn tại khái niệm về cạnh tranh không lành
mạnh tại hai văn bản là Nghị định số 54/2000 liên quan đến SHCN, cụ thể tại điều 24 có
quy định:” Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bao gồm:
1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh
doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích:
a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh
doanh của mình;
12
b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất
kinh doanh của mình;
c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm
khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng
trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.
2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho
phép.”
Văn bản thứ hai tồn tại khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi cạnh

tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT được quy định trong Luật cạnh tranh như đã
được đề cập. Trên thực tế, mặc dù Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực khá lâu nhưng cho tới
thời điểm này có rất ít vụ việc nào về cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo Luật cạnh
tranh. Còn trước đó, việc áp dụng Nghị định 54/2000 để xử lý về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến SHCN cũng rất hạn chế, theo đó tất cả các vụ việc được xử lý chỉ
giới hạn ở một hoặc một vài ý kiến giám định của Cục SHTT và ý kiến của Cục SHTT đưa
ra cũng thường rất chung chung là một hành vi vi phạm quyền SHTT cũng có thể đồng thời
bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, bài làm sẽ không đi sâu vào phân
tích vai trò của các quy định cạnh tranh đối với các vụ việc có liên quan tới SHTT trong thời
điểm quá độ hiện tại khi mà Luật về SHTT đã được Quốc Hội khoá XI Kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
2.2.2. Vai trò của các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ việc về SHTT
trong Luật SHTT
Có thể dễ dàng nhận thấy trong Luật SHTT có 03 điều khoản đề cập đến hành vi cạnh trạnh
không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT, đó là:
- Quy định tại các Điều 4 khoản 4 liên quan đến giải thích thuật ngữ Quyền sở hữu công nghiệp: “
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”,
- Điều 6 khoản 3 điểm d liên quan đến căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHCN:” Quyền sở hữu công
nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh
doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó”,
13
- Đặc biệt tại các Điều 130 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh , Mục 1 Chương IX liên
quan đến chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền SHCN : Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: “1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh,
nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng,
số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định
cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý
do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có
quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn
thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn
chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh
doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn
chỉ dẫn thương mại đó, và Điều 198 khoản 3 quy định về Quyền tự bảo vệ (Phần thứ 5 Chương XVI
liên quan đến Bảo vệ quyền SHTT).
Trong số các quy định có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT
vừa nêu, có một số điểm cần lưu ý:
Một là, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được
mở rộng và có nội hàm rõ ràng hơn rất nhiều so với khái niệm chỉ dẫn gây nhầm lẫn (một trong các
dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành mành mạnh liên quan tới SHTT được quy
định tại Điều 39 khoản 1 và Điều 40 Luật cạnh tranh).
Hai là, Luật SHTT đã đề cập đến khả năng chủ thể bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do
hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp dân sự để bảo vệ quyền của mình đều không được chỉ rõ trong Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, nội
14
dung nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa các quy định về cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới SHTT và các quy định về vi phạm SHTT nói chung .
Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh sẽ và phải đóng vai trò bổ sung cho các quy định

về SHTT, nhưng dựa trên các cơ sở pháp lý độc lập, để bảo vệ hiệu quả hơn các chủ thể trong nền
kinh tế trong trường hợp các chủ thể không thể viện dẫn các quy định về SHTT để bảo vệ mình
hoặc ngay cả khi họ có thể áp dụng các quy định về SHTT song song với các quy định về cạnh
tranh không lành mạnh. Điều này hoàn toàn hợp lô-gic bởi ngay từ khi Luật cạnh tranh ra đời, các
nhà làm luật đã mong muốn dùng luật cạnh tranh như là một công cụ để lấp các lỗ trống mà các
luật chuyên ngành khác không điều chỉnh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và
lành mạnh.
2.2.2.1 Vai trò của Luật cạnh tranh khi không tồn tại quyền về SHTT
Khi quyền SHTT không tồn tại như một nhãn hiệu sử dụng mà không đăng ký, đương nhiên sẽ
không thể áp dụng các quy định về hành vi vi phạm quyền SHTT khi đối tượng này bị xâm hại.
Vậy, một câu hỏi đặt ra là áp dụng quy định nào để bảo vệ các thành quả trí tuệ mà chủ thể đã đầu
tư công sức, tài chính để xây dựng nên (như sự độc đáo của bao bì sản phẩm, sự thu hút khách hàng
của biểu tượng kinh doanh, tính lợi thế so sánh của công nghệ…) ?
Trong các trường hợp trên đây, Luật cạnh tranh sẽ đóng vai trò bổ sung, nếu không muốn nói là
thay thế để bảo vệ doanh nghiệp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối thủ.
Chủ thể bị vi phạm sẽ phải chứng minh được có hành vi cạnh tranh không lành mạnh với lỗi cố ý từ
phía đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (như sử
dụng nhái lại khẩu hiệu kinh doanh của người khác gây nhầm lẫn với khách hàng nhằm mục đích
lôi kéo khách hàng của đối thủ …).
Chính vì vậy, trong các vụ việc mà các chủ thể kinh doanh không có căn cứ viện dẫn tới các quy
định của pháp luật về SHTT để bảo vệ thành quả đầu tư, trí tuệ của mình, thì có thể tìm thấy các
quy định trong Luật cạnh tranh và quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT là
công cụ pháp lý tự vệ. Các vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT trên
thế giới thông thường được đưa ra trước toà án. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ
việc về cạnh tranh không lành mạnh là Cục Quản lý cạnh tranh-Bộ Thương mại theo quy định tại
Điều 49, khoản 2 Luật cạnh tranh và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT như cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh
tế, thanh tra về SHCN (theo Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh-Điều 45). Toà án cũng có thẩm quyền giải quyết và áp dụng
chế tài dân sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT theo quy định

tại Điều 198 khoản 3 Luật SHTT, theo đó : ‘Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt
15
hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo
quy định của pháp luật về cạnh tranh.’
2.2.2.2. Vai trò bổ sung của luật cạnh tranh khi tồn tại quyền về sở hữu trí tuệ
Trong mối quan hệ với pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Xét ở góc độ điều chỉnh pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, hầu hết các hành
vi thuộc nội dung điều chỉnh của lĩnh vực này dường như có sự hòa đồng nội bộ với nội
dung điều chỉnh của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp). Việc chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là việc
ngăn cấm các hành vi đã xâm phạm đến các sáng chế, giải pháp hữu ích, xuất xứ hàng
hóa… Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đôi khi hòa lẫn với việc bảo hộ bí mật
kinh doanh, bảo hộ tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ.
Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ có mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, giữa chúng không đồng nhất về mục
đích và phạm vi điều chỉnh. Nếu như mục đích của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ là bảo hộ sở hữu trí tuệ của cá nhân, pháp nhân tránh khỏi sự xâm phạm của các
hành vi trái pháp luật thì pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, ngoài mục đích
nêu trên còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trật tự cạnh
tranh trong một thị trường cụ thể. Chỉ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu
như hành vi của một chủ thể nhằm mục đích cạnh tranh có biểu hiện không lành mạnh,
đã xâm hại đến quyền lợi của chủ thể khác cùng tồn tại trong một thị trường hàng hóa,
dịch vụ hay thị trường liên quan.
Cùng sự khác nhau về mục đích điều chỉnh, cho phép trong quá trình thực thi pháp
luật, các cơ quan chức năng, các đương sự có quyền lợi bị xâm hại có thể lựa chọn pháp
luật để áp dụng. Những trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với ý thức chủ quan
rõ ràng là mục đích tư lợi thì áp dụng quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ, còn những trường hợp xâm phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích cạnh
tranh không lành mạnh thì phải áp dụng các quy định của pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh để giải quyết.
16
Có những hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng sử dụng chỉ
dẫn gây nhầm lẫn theo quy định của Luật SHTT 2005 (ví dụ như chỉ dẫn thương mại
liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa) nhưng không được coi là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo quy định của luật cạnh tranh 2004 (do luật này chưa quy định). Tuy
nhiên, theo Luật SHTT 2005 thì vấn đề xử phạt hành chính vẫn được thực hiện theo quy
định của pháp luật về cạnh tranh (căn cứ khoản 3, Điều 211 Luật SHTT 2005). Hành vi
sử dụng chỉ dẫn thương mại mặc dù được quy định trong Luật SHTT nhưng nó được coi
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và vì vậy các quy định về luật “thủ tục” được
quy định trong luật cạnh tranh khi xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy
định trong luật sở hữu trí tuệ (ngay cả khi hành vi đó chưa được luật cạnh tranh quy
định, nhưng thỏa mãn về yếu tố chủ thể trong luật cạnh tranh). Từ đó cũng có thể suy ra
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được quy định trong luật sở hữu trí tuệ
cũng sẽ bị xử lý theo các quy định về trình tự thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh được quy định trong luật cạnh tranh như :
- Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều
ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử
dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu
người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng
đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng (điểm
c, khoản 1, Điều 130 Luật SHTT 2005);
- Hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng, hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc
chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi
dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý tương ứng (điểm d, khoản 1 điều 130 luật SHTT 2005).
Trong trường hợp bị xâm phạm, các chủ thể của quyền SHTT trước tiên có thể áp

dụng các quy định của pháp luật về SHTT để bảo vệ mình bằng cách yêu cầu bên vi
phạm chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có).
Câu hỏi đặt ra là cùng một hành vi liệu có thể đồng thời thỏa mãn các yếu tố cấu
thành hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh? Và trong cùng
một vụ việc liệu một chủ thể có thể đồng thời kiện một cách độc lập về hành vi vi phạm
quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh?
17
Câu trả lời là có thể coi một hành vi vừa là vi phạm quyền SHTT vừa là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh nếu theo đúng nội dung của Điều 40 luật cạnh tranh, theo
đó “việc sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh… để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về
hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh” là một dạng hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Tinh thần này cũng đã được tái thể hiện trong điều 130 Luật SHTT, đây có
thể coi là một sự bổ sung chứ không phải sự chồng chéo và chủ thể có thể và phải lựa
chọn sử dụng một trong hai phương thức kiện theo cách thức nào có lợi hơn. Tuy nhiên,
cũng cần phải nói thêm rằng quy định như vậy của pháp luật không phải là giải pháp
được thừa nhận rộng rãi trong các nước phát triển.
Ngoài trường hợp cùng một hành vi có thể đồng thời bị coi là vi phạm SHTT và là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cạnh tranh còn có thể được áp dụng khi
trong một vụ việc có cả yếu tố hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành
mạnh độc lập với nhau. Ví dụ, chủ thể một nhãn hiệu có thể kiện về hành vi vi phạm
nhãn hiệu đồng thời kiện về hành vi vi phạm khẩu hiệu kinh doanh gây nhầm lẫn của
đối thủ cạnh tranh. Cơ sở pháp lý của hai yêu cầu này là độc lập với nhau, một mặt dựa
trên hành vi vi phạm độc quyền mà không cần quan tâm đến yếu tố lỗi đối với hành vi
vi phạm quyền SHTT, mặt khác dựa trên hành vi bị cấm với yếu tố lỗi cố ý đối với hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.
Một điểm khác cũng cần lưu ý là chủ thể kiện của cạnh tranh không lành mạnh có
thể là bất kỳ ai tham gia vào hoạt động cạnh tranh và bị thiệt hại về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh dù đó là tổ chức, cá nhân kinh doanh hay hiệp hội ngành nghề mà
không cần phải là chủ sở hữu của quyền SHTT (Điều 2, Luật cạnh tranh), còn kiện về

SHTT chỉ dành cho chủ thể của quyền SHTT. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường
hợp bên làm đại lý, bên nhận lisence chủ động khởi kiện để bảo vệ, đòi bồi thường thiệt
hại khi mà họ không phải là chủ sở hữu và không thuộc trường hợp được khởi kiện theo
pháp luật về SHTT, trong trường hợp như vậy cơ sở khởi kiện chính là các quy định về
cạnh tranh không lành mạnh.
Vì vậy, việc chọn phương thức kiện nào đối với chủ thể bị xâm phạm phải dựa
trên các dữ liệu thực tế của từng vụ việc kết hợp với chiến lược kinh doanh của từng
doanh nghiệp và điều quan trọng là hiệu quả hoạt động thực tế của mỗi cơ quan (Tòa
18
án, Cục quản lý cạnh tranh) trong tương lai khi giải quyết các vụ việc liên quan đến sở
hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.
19
CASE STUDY
1. Giới thiệu vụ việc:
Công ty Marvel Chracters Inc. (Mỹ) là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình giải trí, nổi tiếng tại Mỹ và toàn thế giới với
nhiều nhân vật được đông đảo người biết đến và yêu thích như “IRON MAN”, “NGƯỜI
KHỔNG LỖ XANH” và các nhân vật đột biến gien “X-MEN”. Trong các loạt phim của
dị nhân X – MEN, Wolverine là nhân vật được yêu thích nhất. Có thể nói hình tượng
nhân vật Wolverine là một đỉnh cao nghệ thuật của các nhà làm phim Hollywood. Khi
nhắc đến nhân vật này, khán giả nghĩ ngay đến Công ty Marvel Chracters.
Tại Mỹ, Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X- MEN đối với các sản phẩm
hóa mỹ phẩm gia dụng từ ngày 01/02/1999.
Công ty Marvel cung cấp các tài liệu và chứng cứ chứng minh nhãn hiệu X-MEN của
mình là nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó:
- 50 Hợp đồng li – xăng quyền sử dụng nhãn hiệu X- MEN (dầu gội) ở nhiều nước
trên thế giới.
- 28 Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác giả cho tác phẩm X- MEN (dầu gội) tại
nhiều quốc gia.
- 16 Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác giả cho tác phẩm X-MEN.

- Tài liệu chứng cứ về số lượng hàng hóa được bán ra thị trường là 1125000 chai và
doanh thu 50 triệu USD.
Tại Việt Nam, Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu
chữ), bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 cấp ngày 01/02/2001
đối với các sản phẩm video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn… (Nhóm 9); các loại xuất bản
phẩm, truyện và truyện tranh …(Nhóm 16); quần áo…(Nhóm 25); đồ chơi các loại
(Nhóm 28).
Trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam xuất hiện sản phẩm dầu gội mang nhãn hiệu
Wolverine và Hình của Công ty Hàng gia dụng Quốc Tế. Ngay sau khi phát hiện trên thị
trường xuất hiện loại mỹ phẩm mang nhãn hiệu này, Công ty Marvel Chracters đã có
20
thông báo khuyến cáo Công ty Hàng gia dụng Quốc tế về tình trạng thể hiện nhãn hiệu
và bao bì mang các chỉ dẫn thương mại của Công ty Marvel Chracters. Tuy nhiên, Công
ty Hàng gia dụng quốc tế không chấp nhận và vẫn cho lưu hành các sản phẩm của mình
trên thị trường.
Căn cứ cho các khuyến cáo trên là do sản phẩm dầu gội mang nhãn hiệu Wolverine
và Hình có cách trình bày các chỉ dẫn trên bao bì, kể cả màu sắc và phần hình con sói
cách điệu tương tự với bao bì sản phẩm X-MEN và Hình của Công ty Marvel Chracters.
Đây là nhãn hiệu được lưu hành tại Việt Nam từ năm 2003. Trong khi nhãn hiệu của
công ty Hàng gia dụng quốc tế được lưu hành từ năm 2005.
Cụ thể:
Hai sản phẩm này sử dụng nhãn hiệu X-MEN và Wolverine có khả năng phân biệt.
Vì vậy, không phải là hàng nhái nhãn hiệu của nhau. Tuy nhiên, phần chữ X-MEN được
trình bày bằng chữ viết màu xanh lá đậm trên nền hộp màu trắng. Phần chữ Wolverine
cũng được trình bày trên nền hộp màu trắng, cùng kiểu chữ với chữ X-MEN. Màu sắc
trình bày cũng là màu xanh lá nhưng nhạt hơn. Trên mặt chính của hộp sản phẩm có gắn
dấu hiệu X-MEN và hình chữ nhật với đường viền xanh lá, bên trong hình chữ nhật là
chữ X-MEN và hình 1 con sói được cách điệu ở góc trên bên phải. Trong khi đó, sản
phẩm Wolverine có vỏ hộp tương tự, trên mặt chính cũng gắn dấu hiệu Wolverine và
hình chữ nhật với đường viền xanh lá, nhưng được cách điệu ở 4 góc, bên trong hình

tròn là chữ Wolverine và hình 1 con sói được cách điệu ở góc trái. Hơn nữa, tuy xuất
hiện sau nhưng mỹ phẩm của công ty Wolverine có cách thể hiện các thành phần chỉ
dẫn thương mại tương tự với các thành phần tương ứng của sản phẩm cùng loại X-MEN.
Điều này dễ làm cho người tiêu dùng lầm tưởng về nguồn gốc của hàng hóa.
21
Trong thời gian lưu hành các sản phẩm Wolverine trên thị trường, để thực hiện chiến
lược quảng cáo và tiếp thị , Công ty Hàng không gia dụng quốc tế có cho công chiếu 1
Clip quảng cáo sử dụng hình ảnh kinh đô điện ảnh Hollywood (nơi Marvel có trụ sở) và
hình ảnh diễn viên Hugh Jackman – diễn viên nổi tiếng đảm nhận vai Wolverine trong
các loạt phim X-MEN của Marvel Characters.
Công ty Marvel Characters cho rằng nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam. Việc Công ty Hàng không gia dụng quốc tế công khai lưu hành sản phẩm
Wolverine đã vi phạm Điều 6.1h Nghị định 63/CP/1996 (Nhãn hiệu được bảo hộ trùng
với tên, biểu tượng nhân vật X-MEN của Marvel Characters ). Đồng thời sản phẩm có
nhãn hiệu và chỉ dẫn thương mại tương tự với sản phẩm của Marvel cùng với việc tung
Clip quảng cáo như trên đã thể hiện động cơ cạnh tranh không lành mạnh.
2. CÂU HỎI:
Bạn hãy cho biết :
1. Hành vi của Công ty hàng dân dụng quốc tế có là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh?
2. Nếu có, công ty Marvel có thể bảo vệ quyền lợi của họ theo quy định tại Luật
SHTT 2005 hay theo các quy định của Luật cạnh tranh? Cụ thể như thế nào?
3. ANSWERS:
Hành vi của Công ty hàng dân dụng quốc tế là 1 hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
Trước hết cần xác định sản phẩm X-MEN của công ty Marvel và sản phẩm
Wolverine của công ty Hàng dân dụng quốc tế đều thuộc danh mục sản phẩm hóa mỹ
phẩm gia dụng nhóm 3 : Dầu gội. Tức là cả 2 công ty kinh doanh trong cùng 1 mặt hàng.
- Thứ nhất , liên quan đến sở hữu trí tuệ có 1 vài vấn đề cần làm rõ:
+ Một là, Công ty Marvel Characters cho rằng nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi

tiếng tại Việt Nam. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6, NĐ 103/2006/NĐ – CP hướng
dẫn thi hành Luật SHTT 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo Điều 75 mà không
22
cần thực hiện thủ tục đăng kí bảo hộ. Vấn đề là nhãn hiệu của sản phẩm X-MEN có phải
là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75?
Các tài liệu mà Marvel cung cấp đáp ứng được các tiêu chí này. Vậy nhãn hiệu X-
MEN (dầu gội) là 1 nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, theo đó sẽ đương nhiên được bảo
hộ mà không cần đăng kí.
+ Hai là, công ty Marvel cho rằng việc Công ty Hàng gia dụng quốc tế công khai lưu
hành sản phẩm Wolverine đã vi phạm Điều 6.1h Nghị định 63/CP/1996 (Nhãn hiệu được
bảo hộ trùng với tên, biểu tượng nhân vật X-MEN của Marvel Characters ).
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật bản quyền tác giả thì tên nhân vật không có quy
định được bảo hộ tại Việt Nam. Nên việc Công ty Marvel được bảo hộ bản quyền cho
tác phẩm X-MEN và việc Công ty Hàng dân dụng quốc tế sử dụng tên Wolverine – tên
nhân vật chính trong tác phẩm X-MEN làm tên cho sản phẩm của mình là không vi
phạm bản quyền của Công ty Marvel. Tuy nhiên, việc này làm cho người tiêu dùng dễ
lầm tưởng sản phẩm Wolverine là một trong những sản phẩm của Công ty Marvel.
+ Ba là, Công ty Marvel khẳng định sản phẩm Wolverine có nhãn hiệu và chỉ dẫn
thương mại tương tự với sản phẩm của Marvel.
Nhãn hiệu và chỉ dẫn thương mại của sản phẩm Wolverine về cơ bản là không khác
biệt đáng kể với nhãn hiệu và chỉ dẫn thương mại của sản phẩm X-MEN. Mặt khác,
quyền sở hữu đối với nhãn hiệu X-MEN của Công ty Marvel được xác lập đương nhiên
mà không cần đăng kí. Như vậy, Công ty Hàng dân dụng quốc tế đã có sự vi phạm đối
với nhãn hiệu của Công ty Marvel.
+ Bốn là, Việc tung Clip quảng cáo như trên đã thể hiện động cơ lợi dụng danh tiếng
của nhãn hiệu và nhân vật Wolverine thuộc sở hữu của Marvel để gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng. Khi xem Clip quảng cáo của Công ty hàng không dân dụng, người tiêu
dùng dễ liên tưởng đến bộ phim X-MEN của Marvel và cho rằng sản phẩm được quảng
cáo chính là sản phẩm của Marvel.

Tóm lại, công ty Hàng dân dụng quốc tế đã có hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại
gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa theo quy định
tại Điểm a, khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 nhằm mục đích cạnh tranh không lành
mạnh với sản phẩm của Công ty Marvel.
- Theo Luật cạnh tranh:
23
Công ty Hàng dân dụng quốc tế có thời gian sản xuất và cho lưu hành sản phẩm
Wolverine từ năm 2005, sau ngày sản phẩm X-MEN của Công ty Marvel được lưu hành
trên thị trường Việt Nam. Khi công ty Marvel thông báo, khuyến cáo công ty Hàng dân
dụng quốc tế về tình trạng sản phẩm Wolverine có nhãn hiệu và trình bày chỉ dẫn trên
bao bì không khác biệt cơ bản với sản phẩm của mình, có khả năng làm cho người tiêu
dùng bị nhầm lẫn giữa sản phẩm của 2 công ty, thì công ty Hàng dân dụng không chấp
nhận và vẫn tiếp tục cho lưu thông sản phẩm Wolverine trên thị trường.
Hành vi này của Công ty Hàng dân dụng quốc tế là cố ý sử dụng thông tin gây nhầm
lẫn về tên thương mại, bao bì làm sai lệch nhận thức của khách hàng về 2 loại dầu gội X-
MEN và Wolverine nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh với công ty Marvel
theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 và Điều 40 Luật cạnh tranh. Bởi lẽ, nhãn hiệu X-
MEN của công ty Marvel là một nhãn hiệu nổi tiếng trong cùng lĩnh vực mà Công ty
hàng dân dụng quốc tế kinh doanh. Thêm vào đó, nhân vật Wolverine gắn liền với tên
tuổi công ty Marvel trong tác phẩm X-MEN thì rõ ràng khi Công ty hàng dân dụng quốc
tế sử dụng tên nhân vật này làm tên thương mại thì không thể nào là 1 sự trùng hợp ngẫu
nhiên, mà hoàn toàn xuất phát từ mục đích lợi dụng danh tiếng đó để kinh doanh thu lợi
nhuận.
Theo đó, công ty Marvel có thể khiếu nại vụ việc cạnh tranh nêu trên đến cơ quan
quản lí cạnh tranh trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp
luật về cạnh tranh được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 58 Luật cạnh
tranh 2004.
Đối chiếu với tình huống, công ty Hàng dân dụng quốc tế cho lưu hành sản phẩm
Wolverine từ năm 2005 đến nay đã quá 2 năm. Vì thế, Công ty Marvel không thể khiếu
nại Công ty Hàng không dân dụng quốc tế. Tuy nhiên, có thể yêu cầu áp dụng các biện

pháp xử lí vi phạm hành chính.
Vì chỉ dẫn thương mại được điều chỉnh bởi cả Luật SHTT và Luật Cạnh tranh nên
tùy vào từng trường hợp cụ thể, người tiêu dùng sẽ cân nhắc đến lợi ích của mình mà ra
quyết định giải quyết theo Luật nào. Trong trường hợp này, thời hiệu khiếu nại theo
Luật cạnh tranh đã hết nên giải pháp tối ưu là giải quyết theo các quy định trong Luật
SHTT 2005. Cụ thể theo Điều 198.
24
25

×