Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm đến du lịch phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.79 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cùng
với công nghệ kinh doanh du lịch là những nhân tố vật chất kỹ thuật liên quan
trực tiếp đến mức độ thoả mãn khách du lịch. Do vậy, công tác hậu cần kinh
doanh vĩ mô (Marcrologistics) có vai trò to lớn đảm bảo hậu cần cho sự phát
triển của ngành du lịch.
Phố cổ Hà Nội là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở
ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu
thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc
trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô.
Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu
về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Hiện nay, khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện
tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm
cả bên ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất
và còn giữ được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn
giữ, bảo tồn là khu phố cổ. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất.
Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ.
Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt
Trong bài thảo luận dưới đây, bằng phương pháp phân tích, nhóm chúng
tôi sẽ trình bày đề tài:
“Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm đến du lịch phố cổ
Hà Nội”
Trong quá trình nghiên cứu, phát triển kiến thức, do hạn chế về nguồ tư
liệu, kỹ năng chuyên môn vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của giảng viên bộ môn, để bài thảo luận
được hoàn chỉnh hơn.
1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ
THUẬT TRONG LOGISTICS DU LỊCH
1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong Logistics du lịch


Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất của các
doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp khác, tham gia sản xuất ra các dịch vụ và
hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời gian đi du lịch của du khách.
Theo khái niệm trên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu theo nghĩa rộng,
nó không chỉ là cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch, mà còn bao
gồm cả cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác (thương mại, dịch
vụ công công…), có tham gia kinh doanh du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật có mối liên hệ của nó với các tài nguyên du lịch mang
tính chất công nghệ, thực hiện khâu quan trọng của quá trình du lich: sản xuất và tiêu
dùng các dịch vụ du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu ở nơi du lịch và phù hợp với mục
đích chuyến đi của khách du lịch.
1.2 Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong Logistics du lịch
a. Cơ sở vật chất trong du lịch phụ thuộc lớn vào tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là đối tượng du lịch nên có sức hút khách du lịch và đầu tư
kinh doanh du lịch. Kết quả là sự phân bố, cơ cấu, công suất, thứ hạng của các loại cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch phụ thuộc vào sự phân bố, số lượng, chủng loại, khả năng
tiếp nhận và sức hấp dẫn… của tài nguyên du lịch.
Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật giúp cho
cơ sở phục vụ du lịch hoạt động có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng của chúng
trong năm.
Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ
diễn ra một chiều mà các công trình phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định đến
mức độ sử dụng tài nguyên du lịch.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch mang tính đồng bộ trong xây dựng
và sử dụng
Đặc điểm này xuất phát từ tính đồng bộ của nhu cầu du lịch. Cùng với những
nhu cầu dặc trưng của du lịch như: tham quan, chữa bệnh, hội họp…được đáp ứng
2
chủ yếu bằng tài nguyên du lịch, hàng ngày khách du lịch phải thỏa mãn các nhu cầu
thiết yếu như ăn, ngủ, đi lại. Ngoài ra khách còn cần tới những điều kiện thuận lợi,

những dịch vụ bổ sung nhằm làm phong phú cho chuyến đi, gây hứng thú cho họ. Do
vậy để đáp ứng những nhu cầu trên cần phải xây dựng một hệ thống các công trình,
các cơ sở phục vụ đồng bộ.
Tính đồng bộ của nhu cầu du lịch đã tạo ra mối quan hệ phụ thuộc về chất
lượng và số lượng các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật.
c. Chi phí cho cơ sở vật chất kỹ thuật thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí kinh doanh du lịch
Khách du lịch bao giờ cũng đòi hỏi nhu cầu của mình phải được thỏa mãn ở
mức độ cao về tiện nghi và thoải mái của nơi ở. Cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện
cho sự đáp ứng cho những nhu cầu cao cấp đó. Vì vậy giá trị của một đơn vị công
suất sử dụng bao giờ cũng rất cao. Mặt khác tính thời vụ của du lịch cũng là nhân tố
gây nên giá trị cao của một đơn vị công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Chi phí cho sự tạo ra và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật chiếm một tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm du lịch.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng trong thời gian tương đối dài
Thành phần chính của cơ sở vật chất kỹ thuật là các cơ sở lưu trú, ăn uống, các
cửa hàng thương mại…Những cơ sở này chi phí đầu tư ban đầu và duy trì cơ sở vật
chất kỹ thuật cao và được sử dụng trong thời gian tương đối dài từ 50-100 năm mà
mức độ hao mòn vô hình và hữu hình không lớn như đối với máy móc thiết bị. Do
vậy việc đầu tư xây dựng cơ bản phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt thiết kế kiến
trúc để đảm bảo phù hợp lâu dài mà không cần cải tạo nâng cấp nhiều.
e. Cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng theo thời vụ
Đặc điểm này do tính chất thời vụ của hoạt động du lịch gây nên. CônG suất
sử dụng của cơ sở vật chất kỹ thuật bị thay đổi theo các tháng, tuần, ngày trong năm.
Vào mùa du lịch chính cơ sở vật chất kỹ thuật được sủ dụng ở mức độ rất cao vì
lượng khách du lịch đông.
Trong một tuần cũng có sự thay đổi nhịp độ sử dụng cơ sở thiết bị du lịch.
Nguyên nhân là do về cuối tuần lượng khách du lịch công vụ giảm, mật độ khách ở
những trung tâm hành chính kinh tế cũng giảm xuống. Ngược lại vào cuối tuần có
3

nhiều chuyến nghỉ ngắn ngày đến các điẻm du lịch ở ngoại vi thành phố. Vì vậy ở
các điểm đó lượng khách du lịch lại tăng nên…
1.3 Các thành phần cơ bản của cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận
khác nhau, chúng có những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định trong việc
tạo ra và thực hiện các sản phẩm du lịch. Vì vậy chúng ta cần tiến hành phân loại cơ
sở vật chất kỹ thuật theo một số tiêu thức:
a. Căn cứ theo hình thức sở hữu
Có thể phân ra cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thuộc quản lý của các thành
phần kinh tế : nhà nước , tư nhân, liên doanh, ….
b. Căn cứ theo quy mô
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có qui mô lớn
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có qui mô vừa
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có qui mô nhỏ
c. Căn cứ vào tính chất hoạt động.
- Cơ sở giao thông vận tải du lịch chịu sự quản lý của các công ty vận tải du
lịch gồm: các phương tiện vận chuyển, nhà ga,toa xe, bến đỗ xe,…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở phục vụ lưu trú bao gồm các công trình
kiến trúc đặc biệt như các tòa nhà, các phương tiện, đồ đạc tiện nghi trong các
phòng…phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi của du khách ở trong cơ sở lưu trú.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở phục vụ ăn uống bao gồm nhà hàng, nhà
bếp, nhà kho, nhà bảo quản, quầy bar, các trang thiết bị…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giải trí bao gồm: các công trình thể thao,
phòng tập luyện và các phương tiện phục vụ cho thể thao,các công trình phục vụ hoạt
động văn hóa thông tin như nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm
- Cơ sở hoạt động trung gian: cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở phục vụ các
hoạt động trung gian là do các đại lý du lịch, các văn phòng du lịch quản lý gồm có:
các văn phòng, các phương tiện thông tin, quầy hàng hóa, đồ lưu liệm, phương tiện
giao thông…
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác gồm: trạm xăng dầu, hiệu cắt tóc,

giặt là, bưu điện…
4
PHẦN II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHỐ CỔ - HÀ NỘI
2.1 Cơ sở vật chất của khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu
đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân
cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những
phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị.
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100
ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường. Mặc dù các phố cổ của Hà Nội còn nằm cả bên
ngoài khu vực này, nhưng do đây là khu vực tập trung phố cổ nhiều nhất và còn giữ
được những đặc trưng nên chỉ khu vực theo quy định trên được gìn giữ, bảo tồn là
khu phố cổ.
Cơ sở vật chất của khu phố cổ Hà Nội ta sẽ tiếp cận gồm có:
• Các loại cơ sở vật chất các cơ sở vận tải du lịch
• Cơ sở vật chất của các cở sở lưu trú, ăn uống
• Cơ sở vật chất của các cơ sở vui chơi giải trí
• Cơ sở vật chất của các đại lý du lịch và công ty lữ hành
• Cơ sở vật chất của mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
• Cơ sở vật chất thuộc ngành khác quản lý
Ta tiếp cận từng đối tượng qua thành phần và thực trạng của chúng trên
địa bàn khu vực phố cổ Hà Nội.
5
2.2 Cơ sở vật chất các cơ sở vận tải du lịch
a. Các loại cơ sở vật chất các cơ sở vận tải du lịch
Khu phố cổ Hà Nội là nơi tập trung, thu hút rất nhiều khách du lịch. Do đó các
doanh nghiệp du lịch chủ yếu tập trung ở đây, trong đó phải kể đến có gần 10 cơ sở
vận tải du lịch. Các cơ sở này chủ yếu chịu sự quản lý của các công ty vận tải du lịch.
Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp vận tải hoạt động trong khu Phố cổ bao

gồm: các phương tiện vận chuyển (ô tô điện, xích lô, taxi…), các phòng bán vé và
phòng chờ….
b.Thực trạng cơ sở vật chất của các cơ sở vận tải du lịch
Vì khách hàng của các doanh nghiệp vận tải tại khu Phố cổ chủ yếu là khách
du lịch nước ngoài đến Hà Nội thăm thú nên các cơ sở vật chất này tương đối tốt, các
doanh nghiệp vận tải thường xuyên quan tâm đến việc bảo dưỡng và thay mới các
phương tiện vận chuyển, tu sửa, trang hoàng cho các phòng bán vé và phòng chờ…
Ngoài ra một số doanh nghiệp vận tải còn chịu khó đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở
vật chất bằng cách đưa vào sử dụng phương tiện vận chuyển mới, đó là ô tô điện –
đây là loại phương tịên chất lượng cao (sạch sẽ, hiện đại, không ồn ào, không gian
rộng mở). Tuy nhiên thời gian để các doanh nghiệp vận tải này thay mới các phương
tiện vận chuyển thường khá lâu.
2.3 Cơ sở vật chất của các cở sở lưu trú, ăn uống
a. Cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú:
Có khoảng 133 cơ sở lưu trú tại khu vực Phố cổ, tập trung chủ yếu ở các phố
Hàng Mành, Hàng Gà, Mã Mây, Bát Sứ… Các khách sạn được xếp hạng theo tiêu
chuẩn từ 1 sao đến 4 sao với từ 12 phòng trở lên, nhưng chủ yếu ở đây là các khách
sạn 2 và 3 sao. Một số khách sạn 4 sao tiêu biểu như:
- Rising Dragon Palace Hotel,12 Nguyen Quang Binh Street
- Serenade Hotel, 58 Phố Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
- Maijestic Salute Hotel Ha Noi, 54- 56, Phố Hàng Đường, Quận Hoàn Kiếm.
Các khách sạn này chịu sự quản lý của ngành du lịch, của ban quản lý khu vực
Phố cổ.
+ Các công trình kiến trúc đặc biệt:
6
Các khách sạn được thiết kế mang màu sắc, đặc trưng riêng của mình. Chẳng
hạn: Khách sạn 5 tầng Majestic Salute mang phong cách kiến trúc của Pháp; khi bạn
tới khách sạn Hanoi Youth Hostel các bạn sẽ ngạc nhiên vì những kiểu trang trí mầu
sắc không giống ở bất cứ đâu, bạn sẽ thấy cảm giác khác lạ đặc biệt. Hay khi bạn đến
với khách sạn Hoa Trà bạn sẽ nhận thấy lối kiến trúc đậm chất phương đông.

+ Thiết bị phục vụ nhu cầu ăn nghỉ giải trí của khách du lịch:
Mặc dù các khách sạn được thiết kế theo những lối kiến trúc khác nhau nhưng
vẫn đảm bảo các trang thiết bị, tiện nghi phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của
du khách.
Các trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ mà khách sạn ở khu vực này cung cấp
gồm có:
Dịch vụ phòng (phòng đơn, phòng đôi, phòng twin), trong phòng được trang
bị: Điều hòa; Bồn tắm và vòi sen, bình nước, tủ để đổ và quần áo, tivi truyền hình
cáp, wifi, điện thoại… Khách sạn 4 sao có bố trí bàn làm việc cho khách.
Một số khách sạn cung cấp các dịch vụ bổ sung như: báo hàng ngày, phục vụ
trà miễn phí, trung tâm thẩm mĩ, nhà hàng và điểm ăn uống, bar, tiệm quà tặng, dịch
vụ y tế, dịch vụ cho thuê xe…
Chất lượng cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú tại khu vực này phần nào được
khách hàng đánh giá là tiện nghi, thoải mái. Chất lượng hoạt động khá tốt. Hiện nay,
các khách sạn không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của mình để đáp ứng,
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của du khách.
b. Cơ sở vật chất của các cơ sở ăn uống:
Phố cổ hà Nội là một địa điểm lý tưởng để khách thưởng thức nét văn hóa ẩm
thực của người Hà Thành. Khách có thể tiêu dùng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng,
khách sạn hay là các quán ven đường.
Cơ sở vật chất của các cơ sở ăn uống rất đơn giản: bàn ghế, dụng cụ ăn uống,
dụng cụ chế biến món ăn, các trang thiết bị điện tử: ti vi, máy tính…
Tại các cơ sở ăn uống này, khách hàng sẽ được phục vụ từ những món ăn bình
dân nhất, tới những món ăn mang đậm chất hà nội và cả những món ăn đặc sản, mang
phong cách châu âu, nhật bản…
7
2.4 Cơ sở vật chất của các cơ sở vui chơi giải trí
a. Các loại cơ sở vật chất:
Đó là cơ sở vật chất của các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ giải trí, phục vụ
khách du lịch như: công viên, vũ trường, sòng bạc, phòng karaoke như Dragonfly

Bar – Lounge,15 Hàng Buồm. Quán với không gian ấm cúng. Tới đây bạn có thể
thưởng thức các loại rượu, cocktail từ nhiều nước. Đặc biệt còn có những chương
trình đặc biệt cho các ngày trong tuần. Thưởng thức các bản nhạc jazz, R&B, những
bản rock balad nhẹ nhàng…. Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức âm nhạc sôi động
từ hiphop đến dance.
Dance floor là một không gian cực sống động với âm nhác hết sức sôi động.
Ngoài ra bạn có thể đến Mao’s Red Lounge ở số 7 Tạ Hiền. Tại đây bạn sẽ gặp một
không gian nhỏ, ấm cúng và được bài trí đẹp. Quán mang phong cách cổ điển với
quầy bar và ghế đẩu. Ngoài ra bạn khu phố cổ những quán karaoke với tiện nghi đầy
đủ để phục vụ hoạt động vui chơi giải trí như Bar karaoke Tuấn Anh tại 19 Hàng Gà
hay Bar Tân An tại 82 Hàng Gà…
b.Thực trạng cơ sở vật chất của các cơ sở vui chơi giải trí
Nhìn chung các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như karaoke và bar
tại khu vực phố cổ đều được trang bị thiết bị đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị, đảm bảo
độ ồn cũng như ánh sáng đúng tiêu chuẩn. Các phòng karaoke đều được trang trí với
đầy đủ các thiết bị để phục vụ khách.
Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ đa dạng cả về thể loại cũng như các dịch vụ. Tới
đây bạn có thể thưởng thức các loại rượu, cocktail từ nhiều nước. Đặc biệt còn có
những chương trình đặc biệt cho các ngày trong tuần. Thưởng thức các bản nhạc jazz,
R&B, những bản rock balad nhẹ nhàng…. Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức âm
nhạc sôi động từ hiphop đến dance.
Bên cạnh đó còn các cơ sở vui chơi giải trí ở khu vực phố cổ vẫn còn một số
hạn chế như hệ thống phòng chống chày nổ chưa được đảm bảo như vụ hỏa hoạn tại
quán bar Shisha Night club số 55 phố Mã Mây tối 7/7/2011.
2.5 Cơ sở vật chất của các đại lý du lịch và công ty lữ hành
a. Các loại cơ sở vật chất
8
Chủ yếu là các văn phòng, các đại diện các chi nhánh…của các đại lí du lịch
và công ty lữ hành. Rất nhiều đại lý du lịch chuyên tổ chức các tour du lich tham
quan phố cổ với giá hợp lí. Được quản lí bởi tư nhân, hoặc các tổ chức tập đoàn…

b. Thực trạng cơ sở vật chất của các đại lý du lịch và công ty lữ hành
Hiện nay các đại lý du lịch đã chú ý đầu tư vào văn phòng đại diện với nhiều
trang thiết bị hiên đại. Ấn tượng về đại lí du lịch trong mắt khách hang cũng ảnh
hưởng tới việc quyết định mua tour của khách hàng. Từ sảnh tiếp khách tới bàn ghế
tiếp khách,bố trí không gian thoáng đãng sang trọng và thân thiện, tạo ấn tượng tốt
nhất với khách hàng. Trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh
doanh như: cung cấp thông tin tư vấn chuyên nghiệp cho khách hang thông qua các
hình ảnh,internet. Tại văn phòng của đại lý, khách hàng có thể tìm hiểu tất cả các
thông tin về du lịch phố cổ, các hình ảnh cụ thể dưới sự tư vấn của nhân viên đại lí
du lịchvà công ty lữ hành. Tại văn phòng, khách hàng có tất cả các thông tin về tuor :
điểm đến,lưu trú,ăn uống,di chuyển, mua bán. Khách hàng cũng được xem nhiều
tranh ảnh, quảng cáo về phố cổ Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất phù hợp với xu thế
phát triển của du lịch trong nước và thế giới,đảm bao cho việc mua tour,làm thủ
tục,thanh toán thích hợp và chuyên nghiệp nhất. Tại các sảnh văn phòng đại lí du lịch
và công ty lữ hành có những quầy trưng bày sản phẩm hàng hóa tiêu biểu cho du lịch
và văn hóa đặc sắc của Việt Nam
2.6 Cơ sở vật chất của mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
a. Các loại cơ sở vật chất
Đây là các cơ sở vật chất tham gia vào việc đáp ứng các yêu cầu hàng hóa của
khách du lịch.
Với lợi thế là có nhiều con phố, lại là trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng tại Hà
Nội. Do đó, số lượng các của hàng thương nghiệp cực kí lớn. Với đủ các loại cửa
hàng buôn bán nhiều loại mặt hàng. Hơn nữa, không chỉ có các của hàng ngoài phố
mà còn hàng ngàn các gian hàng trong chợ lớn, nhỏ tại Phổ cổ. Ngoài ra, một nét độc
đáo trong mạng lưới cửa hàng thương nghiệp tại đây đó là: có những khu vực nơi mà
các thương nhân và thợ thủ công cùng kinh doanh một mặt hàng .
b. Thực trạng cơ sở vật chất của mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
9
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Và chính sản phẩm
được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn

buôn bán một loại mặt hàng. Đây chính là nét đặc trưng khiến các của hàng thương
nghieehp khu phố cổ khác biệt và độc đáo. Tuy nhiên, các phố nghề cũ đang bị thay
thế dần bởi các của hiệu thời trang và bán các sản phẩm lưu niệm dành cho khách du
lịch.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng
Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề
truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng
Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du
lịch
Với đặc điểm đa dạng các loại cửa hàng thương nghiệp, do đó cơ sở vật chất
cũng có sự phân hóa rõ rệt, cơ sở cật chất có nhiều mức chất lượng khác nhau, quy
mô.
Có thể thấy rõ, hầu hết các của hàng thương nghiệp đều do tư nhân quản lí và
xây dựng. Đối với một số loại cửa hàng nằm ngay trên con phố chính thì hầu hết cá
tình trạng chung là không gian nhỏ hẹp, hiếm có chỗ để xe. Một bộ phận các cửa
hàng kinh doanh do các hộ gia đình buôn bán nên cơ sở vật chất màn tính chất nhỏ lẻ,
manh mún.
Bên cạnh các khu phố kinh doanh của tư nhân, khu phố cổ còn có một số trung
tâm mua sắm lớn như Tràng Tiền Plaza ở vị trí đối diện hồ Gươm, Siêu thị điện máy
Nguyên Kim tại phố Tràng Thi. Mới đây UBND Thành phố Hà Nội đã tiến hành xây
mới khu chợ Hàng Da thành Trung tâm thương mại Hàng Da tọa lạc tại vị trí trung
tâm của quận Hoàn Kiếm. Điều này giúp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
đồng thời tăng cường sự quản lý của chính quyền về an ninh trật tự ở các khu thương
mại so với các khu chợ cũ.
2.7 Cơ sở vật chất thuộc ngành khác quản lý
a. Các loại cơ sở chất
Đây là cơ sở vật chất thuộc cơ sở kinh doanh hành chính sự nghiệp, thuộc các
lĩnh vực khác thỏa mãn nhu cầu đa dạng khác nhau của khách du lịch bao gồm: hệ
10
thống giao thông, cơ sở thể thao, cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông

tin văn hoá phục vụ du lịch, cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
b. Thực trạng cơ sở vật chất thuộc ngành khác quản lý
Các khu phố cổ tại Hà Nội đã được xây dựng từ lâu đời, trải qua hàng chục
năm, các khu phố, các ngôi nhà, con đường, hạ tầng cơ sở ngày càng xuống cấp trầm
trọng. Nhưng quá trình tu sửa thế nào lại là một vấn đề cực kì nan giải. Tu sửa thế
nào để không làm mất đi giá trị cổ kính lâu đời của phố cổ, nhưng lại vừa đảm bảo
cuộc sống cho người dân
+ Hệ thống giao thông
Có thể nói hiện nay, dân cư trung tại khu phố cổ rất lớn, do đó ngoài những
com đường chính to lớn, rộng rãi thì vẫn còn những con ngõ nhỏ, ngoằn nghèo, cuộc
sống người dân phải sống trong cảnh chật hẹp, thiếu ánh sáng. Hiện tại trong khu phố
cổ hầu như không có quỹ đất dành cho giao thông tĩnh để xây dựng các điểm đỗ xe.
Mật độ người và phương tiện tham gia giao thông quá lớn, các nhà mặt đường đều
mở cửa hàng kinh doanh nên nhu cầu về chỗ đỗ xe, gửi xe máy, ô tô rất lớn. Vỉa hè,
lòng đường trở thành bãi tập kết phương tiện giao thông.
Tại một số nút giao thông như ngã tư Lý Quốc Sư - Hàng Bông, Lương Văn
Can - Hàng Quạt… đã được lắp đèn giao thông nhưng tình trạng chen lấn xô đẩy vẫn
diễn ra khá phổ biến. Không ít du khách phải mất khá nhiều thời gian nhưng vẫn
không sang được đường với lý do dù đèn đỏ đã bật nhưng cả xe máy và ô tô vẫn
không dừng lại. Thậm chí có du khách đã phải thuê người dẫn sang đường hoặc phải
quay lại một đoạn dài, tìm ngã tư vắng phương tiện. Ngoài một số tuyến phố có đèn
tín hiệu giao thông như Hàng Ngang, Hàng Đào… thì vẫn còn khá nhiều nơi khác
không có đèn hoặc có nhưng luôn ở trong tình trạng hỏng hóc. Do lưu lượng phương
tiện qua lại khu vực này khá đông đúc, đặc biệt là vào giờ tan tầm nên càng khiến du
khách tản bộ gặp nhiều khó khăn. Việc dừng đỗ, đón trả khách bừa bãi của xích lô, xe
ôm… cũng là một trong những nguyên nhân khiến giao thông tại khu vực này thêm
lộn xộn…
Diện tích cây xanh, công viên trong khu vực phố cổ hầu như không có. Mọi
nhu cầu sử dụng về không gian sinh hoạt công cộng đều diễn ra ở vỉa hè, lòng đường,
diện tích cây xanh bình quân ở đây chỉ đạt khoảng 200 m2/phường. Ngoài ra, mật độ

11
phương tiện lưu thông trên phố cổ rất lớn nên tỷ lệ khói, bụi, khí thải độc do ô tô, xe
máy xả ra môi trường phố cổ rất lớn. Ngoài ra, không chỉ riêng tại phố cổ, hệ thống
giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cảnh ùn tắc đường. Do đặc
điểm tại khu phố, số lượng dân cư đông, các khu phố thông nhau, các tuyến phố nhỏ
hẹp, càng làm cho tình trạng tắc đường trở nên nghiêm trọng.
b. Cơ sở y tế.
Có thể nói, tại khu phố cổ hà nội, tập trung nhiều bệnh viên. Một số cơ sở nổi
tiếng như: bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện Việt đức, bệnh viện K… Đây hầu
hết là các cơ sở thuộc sự quản lí của Bộ y tế. Các bện viện được xây dựng từ lâu do
đó cơ sở vật chất cũng có sự xuống cấp trầm trọng.
c. Cơ sở vật chất khác.
Cũng như hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống điện, nước cũng đáp ứng
nhu cầu của người dân cũng như của các khách sạn phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên,
hệ thống đường dây điện, đường nước chằng chịt. Cơ sở vật chất hầu như xuống
cấp. Hệ thống thoát nước mặc dù có vài đề án cải tạo nhưng không thể khác phục tình
trạng ngập nước trong những trận mưa lũ. Khôn chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc
sống người dân mà còn còn ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch của phố cổ đối với khách
du lịch quốc tế.
Ở phố cổ tập trung đông các ngân hàng, các ngân hàng nổi tiếng thì hầu như
đều có chi nhánh tại phố cổ. Điều này giúp cho khách du lịch dễ dàng thuận tiện
trong quá trình đổi ngoại tệ tiêu dùng. Hầu hêt các ngân hàng đều có cơ sở vật chất
khá tốt như tại các điểm rút tiền các máy ATM hoạt động khá hiệu quả.
Ngoài ra các công trình tiêu biểu khác như: nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ lớn,
bảo tàng cách mạng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng địa chất, và các nhà hát khác. Các
công trình xây dựng cũng khá lâu nhưng hiện nay còn hoạt động rất tốt và mỗi năm
đón rất nhiều lượt du khách.
12
PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU
LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHỐ CỔ - HÀ NỘI

3.1 Đề xuất giải pháp phát triển các thành phần cơ bản cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát
triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở
vật chất kỹ thuật.
Một số giải pháp phát triển các thành phần cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch:
- Thứ nhất: Việc khai thác đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực,
tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Công tác quy hoạch
và nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp
với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của Phố Cổ Hà Nội.
- Thứ hai: Cần kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng
chúng trong năm.
- Thứ ba: Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng
hoá của họ rất phong phú, đa dạng, tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền
thống, tính dân tộc… Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu trên cũng
phong phú, đa dạng, từ cửa hàng bán thực phẩm, rau quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm
đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ
hay nội tệ…).
- Thứ tư: Vai trò quyết định định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân
lực du lịch, từ việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh cho tới quy trình
phục vụ du lịch và hình thành giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Giải pháp về tăng
cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch
cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Đầu tư vào các
cơ sở đào tạo du lịch trong vùng và tăng cường đào tạo tại chỗ là những biện pháp
13
kèm theo. Tiến hành đào tạo theo địa chỉ và khuyến khích, hỗ trợ công nhận kỹ năng

nghề cho việc tự đào tạo tại doanh nghiệp.
3.2 Kiến nghị đối với ban quản lý điểm đến và ngành du lịch
Có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, thể hiện ở thu nhập du
lịch còn thấp, độ dài lưu trú ngắn, sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng. Do đó
việc quản lý quy hoạch cần hiệu quả và bền vững. Một số nơi do quy hoạch chậm,
quản lý yếu kém cùng với nhận thức chưa đầy đủ dẫn tới phá vỡ không gian du lịch,
lãng phí tài nguyên và nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung ứng
du lịch và giữa các địa phương. Ngoài ra ban quản lý cần phải chú ý đến việc bảo vệ
môi trường và xây dựng nếp sống văn minh để phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội
nói chung là điểm đến du lịch lý tưởng của các du khách trên toàn thế giới.
Các ban ngành quản lý về du lịch cần có sự phối kết hợp đồng bộ để nâng cao
cơ sở vật chất hạ tầng cho khu vực phố cổ để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó có
sự nghiên cứu đầy đủ về các giá trị văn hóa, bảo tồn trùng tu các di tích mà vẫn đảm
bảo đời sống cho dân cư địa phương. Giảm tải tình trạng mật độ dân cư quá cao tại
khu vực khiến cho hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp và gây ảnh hưởng tới các di tích
lịch sử cũng như hủy hoại các giá trị tinh thần, văn hóa tại Phố cổ Hà Nội.
Hiện sở du lịch Hà Nội tọa lạc ngay phố Hàng Dầu trong khu vực Phố cổ Hà
Nội, điều này tạo ra thuận lợi to lớn cho giám sát việc quản lý, hỗ trợ tình hình hoạt
động du lịch trên địa bàn. Điều này đặt ra vấn đề tăng cường giám sát, thanh tra kiểm
tra các daonh nghiệp kinh daonh dịch vụ du lịch ngay tại địa bản.
14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2
(LẦN 1)
Thời gian: 8h30 ngày 12/ 10 /2011.
Địa điểm: Khuôn viên trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại.
DANH SÁCH NHÓM 02:
1. Trần Văn Du 44B4

2. Đỗ Anh Đức 44B2
3. Nguyễn Thị Dung 44B6
4. Nguyễn Thúy Duyên 44B3
5. Đặng Thị Giang 44b4
6. Hà Thị Hải 44B2
7. Nguyễn Thị Hà 44B5
8. Phạm Thanh Hà 44B4
9. Lê Hiệp Hà 44B5
10. Lê Tiến Dũng 44B2
Số thành viên có mặt: 10
Số thành viên vắng mặt: 0
Nội dung:
- Nhóm trưởng gặp mặt các thành viên trong nhóm
- Đưa ra đề tài thảo luận
- Cả nhóm thảo luận đưa ra đề cương
- Nhóm trưởng phân công công việc cho cả nhóm.
Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2011
Nhóm trưởng
Lê Hiệp Hà
Thư ký
Phạm Thanh Hà
15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2
(LẦN 2)
Thời gian: 8h30 ngày 26/ 10 /2011.
Địa điểm: Khuôn viên trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại.
DANH SÁCH NHÓM 02:

1. Trần Văn Du 44B4
2. Đỗ Anh Đức 44B2
3. Nguyễn Thị Dung 44B6
4. Nguyễn Thúy Duyên 44B3
5. Đặng Thị Giang 44b4
6. Hà Thị Hải 44B2
7. Nguyễn Thị Hà 44B5
8. Phạm Thanh Hà 44B4
9. Lê Hiệp Hà 44B5
10. Lê Tiến Dũng 44B2
Số thành viên có mặt: 10
Số thành viên vắng mặt: 0
Nội dung:
- Các thành viên nộp bài cho nhóm trưởng.
- Cả nhóm cùng thảo luận, để sửa bài cho các bạn.
- Nhóm trưởng giao cho thư ký về tổng hợp thành bài hoàn chỉnh và gửi vào
mail cho các thành viên.
Hà Nội ngày 26 tháng 10 năm 2011
Nhóm trưởng
Lê Hiệp Hà
Thư ký
Phạm Thanh Hà
16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2
(LẦN 3)
Thời gian: 8h30 ngày 02/ 11 /2011.
Địa điểm: Khuôn viên trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại.

DANH SÁCH NHÓM 02:
1. Trần Văn Du 44B4
2. Đỗ Anh Đức 44B2
3. Nguyễn Thị Dung 44B6
4. Nguyễn Thúy Duyên 44B3
5. Đặng Thị Giang 44b4
6. Hà Thị Hải 44B2
7. Nguyễn Thị Hà 44B5
8. Phạm Thanh Hà 44B4
9. Lê Hiệp Hà 44B5
10. Lê Tiến Dũng 44B2
Số thành viên có mặt: 10
Số thành viên vắng mặt: 0
Nội dung:
- Nhóm trưởng nhận phản hồi từ phía các thành viên về bào hoàn chỉnh.
- Cả nhóm thảo luận lại phần phản hồi của các thành viên.
- Thống nhất ý kiến cuối cùng và sửa lại bài.
Hà Nội ngày 02 tháng 11 năm 2011
Nhóm trưởng
Lê Hiệp Hà
Thư ký
Phạm Thanh Hà
17
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 02

STT HỌ VÀ TÊN Mã SV CHỨC VỤ ĐÁNH GIÁ KÝ TÊN
1 Trần Văn Du B
2 Đỗ Anh Đức F
3 Nguyễn Thị Dung A
4 Nguyễn Thúy Duyên A

5 Đặng Thị Giang B+
6 Hà Thị Hải B+
7 Nguyễn Thị Hà C
8 Phạm Thanh Hà TK A
9 Lê Hiệp Hà NT A
10 Lê Tiến Dũng A
Hà Nội ngày 04 tháng 11 năm 2011.
Nhóm trưởng
Lê Hiệp Hà
Thư ký
Phạm Thanh Hà
18
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng giáo viên Hoàng Thị Lan.
2. Các nguồn tin , bài viết từ internet:
• />%95_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
• />ArticleID=137056&ChannelID=219
• />Noi/201010/157061.vov
• />%E1%BB%95-H%C3%A0-N%E1%BB%99i
19
Mục lục
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
TRONG LOGISTICS DU LỊCH 2
1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật trong Logistics du lịch 2
1.2 Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong Logistics du lịch 2
1.3 Các thành phần cơ bản của cơ sở vật chất kỹ thuật 4
PHẦN II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 5
DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHỐ CỔ - HÀ NỘI 5
2.1 Cơ sở vật chất của khu phố cổ Hà Nội 5
2.2 Cơ sở vật chất các cơ sở vận tải du lịch 6

2.3 Cơ sở vật chất của các cở sở lưu trú, ăn uống 6
2.4 Cơ sở vật chất của các cơ sở vui chơi giải trí 8
2.5 Cơ sở vật chất của các đại lý du lịch và công ty lữ hành 8
2.6 Cơ sở vật chất của mạng lưới cửa hàng thương nghiệp 9
2.7 Cơ sở vật chất thuộc ngành khác quản lý 10
PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU
LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHỐ CỔ - HÀ NỘI 13
3.1 Đề xuất giải pháp phát triển các thành phần cơ bản cơ sở vật chất kĩ thuật
du lịch 13
3.2 Kiến nghị đối với ban quản lý điểm đến và ngành du lịch 14
Tài liệu tham khảo 19
20

×