Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.43 KB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ HƯỜNG




TR¸CH NHIÖM D¢N Sù DO X¢M PH¹M QUYÒN T¸C GI¶
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






HÀ NỘI - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ HƯỜNG



TR¸CH NHIÖM D¢N Sù DO X¢M PH¹M QUYÒN T¸C GI¶
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM


Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN




Nguyễn Thị Hường

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM
PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 5
1.1.1. Khái quát chung về quyền tác giả 5
1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả 7
1.1.3. Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả 7
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM

PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 8
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự 8
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả 12
1.2.3. Đặc điểm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả 13
1.3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA 15
1.3.1. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Nhật Bản 15
1.3.2. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Hoa Kỳ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 26
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 26
2.1.1. Chủ thể áp dụng trách nhiệm dân sự 26
2.1.2. Điều kiện áp dụng trách nhiệm dân sự 29
2.1.3. Các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả 33
2.1.4. Các dạng chế tài 42
2.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ 65
2.2.1. Những mặt tích cực 65
2.2.2. Những mặt còn tồn tại 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
Chương 3: THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 74
3.1. THỰC TIỄN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 74
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 82

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện xây dựng quy định của pháp luật 82
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện áp dụng pháp luật 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89






DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự
SHTT : Sở hữu trí tuệ
TAND : Tòa án nhân dân
TNDS : Trách nhiệm dân sự






1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật
đã quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm

phạm. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm
phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự, thậm
chí là trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm phạm phải chịu trách
nhiệm pháp lý nào còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quyền. Nếu
chủ thể quyền có đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả
thì khi đó, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
buộc xin lỗi cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi
thường thiệt hại… Trên thế giới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành
vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra Tòa án
để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng có xu hướng gia
tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn, nhưng số vụ án về quyền tác
giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêm tốn, mặc dù so với biện
pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dân sự có ưu thế hơn. Tại
sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi việc khởi
kiện ra tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn
của cán bộ, công chức ngành Tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực
sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giải quyết tranh
chấp tại tòa án còn nhiều bất cập…

2
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hiện nay
Việt Nam đã tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới –WTO (11/01/2007) thì vấn đề
bảo vệ quyền tác giả phải được quan tâm thực hiện hơn nữa. Với mong muốn
cung cấp cho chủ thể quyền thêm một tài liệu tham khảo trước khi lựa chọn
phương thức bảo vệ quyền tác giả của mình; đồng thời mong muốn hoàn thiện
hơn nữa quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác

giả, để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”
làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm dân sự do
xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”, đã có một số bài nghiên
cứu về vấn đề này như “Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Thái, luận văn thạc sĩ luật học năm
2001; “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Ngô Văn Giang,
luận văn thạc sĩ luật học năm 2007; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả
Đinh Thị Thúy Vân, khóa luận tốt nghiệp năm 2011; “Bồi thường thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Ngô Thị Thu Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Nội dung
quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Ngô Thị
Lam, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hồng Oanh, khóa luận tốt
nghiệp năm 2012… và một số bài báo, tạp chí như “Thực trạng giải quyết
tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số đề

3
xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ” của nhóm tác
giả TS. Nguyễn Hợp Toàn, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS.TS. Trần
Văn Nam; “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại
Việt Nam – Thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện” của tác giả Phạm Văn
Toàn (nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng trên
trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 15/10/2013… Tuy nhiên, các
công trình này chỉ đề cập tới một số khía cạnh về trách nhiệm dân sự do xâm
phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung; chưa có công

trình nghiên cứu khoa học nào tập trung phân tích một cách toàn diện, có hệ
thống và chuyên sâu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân
sự do xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ, Luận văn này chủ yếu tập
trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học. Đồng thời, Luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.
5. Mục đích nghiên cứu
Xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng
xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định
về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam;
qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, để việc bảo vệ quyền tác giả

4
bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến
và hữu hiệu nhất.
6. Những kết quả nghiên cứu mới
Phân tích một số vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự và các hành vi
xâm phạm quyền tác giả, làm rõ các quy định về trách nhiệm dân sự do xâm
phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam.
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, những mặt tích cực và những
mặt còn tồn tại, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy

định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói
riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn
được bố cục theo 3 chương trong phần nội dung, như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xâm phạm quyền tác giả
và TNDS do xâm phạm quyền tác giả.
Chương 2: Các quy định pháp luật và đánh giá việc áp dụng pháp luật
về TNDS do xâm phạm quyền tác giả.
Chương 3: Thực tiễn xâm phạm quyền tác giả và những giải pháp
hoàn thiện pháp luật.









5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái quát chung về quyền tác giả
* Khái niệm quyền tác giả: Theo nghĩa rộng, quyền tác giả là một chế
định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, xác định và bảo hộ các

quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền đó khi có
hành vi xâm phạm. Còn theo nghĩa hẹp, quyền tác giả bao gồm tổng thể các
quyền của tác giả đối với tác phẩm mà mình sáng tạo ra; quyền tác giả bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm [37, tr.34].
* Đặc điểm quyền tác giả: Giống như các đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ khác (quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng),
quyền tác giả cũng có tính vô hình và chỉ được bảo hộ trong một thời hạn nhất
định. Ngoài ra, quyền tác giả còn có các đặc điểm riêng như sau [37, tr.35]:
+ Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo được
bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: Tác phẩm
phải là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình
thức nhất định. Tuy nhiên, những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược
lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội thì không được bảo hộ.
+ Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác
phẩm: Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam chỉ bảo hộ hình thức chứa

6
đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà
không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Vì vậy, trên thực tế có nhiều tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung, nhưng có sự sáng tạo
trong hình thức thể hiện đều được pháp luật công nhận và bảo vệ.
+ Thứ ba, quyền tác giả được bảo hộ tự động: Đặc điểm này của quyền
tác giả khác hoàn toàn so với quyền sở hữu công nghiệp. Nếu như quyền tác
giả được bảo hộ tự động kể từ thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì
quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các
đối tượng sở hữu công nghiệp. Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam

không quy định bắt buộc nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền
tác giả, hay nói cách khác, việc đăng ký quyền tác giả không phải là căn cứ
làm phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh cho chủ
thể quyền khi phát sinh tranh chấp.
+ Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối: Đối với
các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp
thì trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm không
phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và một số trường hợp
không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
* Nội dung quyền tác giả: Cũng giống như các quyền dân sự khác,
khái niệm nội dung quyền tác giả có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm quyền
tác giả. Nội dung quyền tác giả chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố
tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm, thông thường, về bản chất, các quyền
nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được
(trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm).
Quyền tài sản của chủ thể quyền đối với tác phẩm là các lợi ích vật

7
chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền
được hưởng, như: được hưởng nhuận bút, thù lao hoặc hưởng các lợi ích
vật chất khác khi tác phẩm được sử dụng (làm tác phẩm phái sinh, biểu
diễn tác phẩm, sao chép tác phẩm…). Các quyền nhân thân và quyền tài
sản này được Nhà nước và pháp luật bảo hộ.
1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có khái niệm
chung để chỉ các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các hành vi này được
liệt kê tại Điều 28 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên,
như đã phân tích ở trên, các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả

được Nhà nước và pháp luật bảo hộ; vì vậy, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có
hành vi vi phạm bất cứ một quyền nào thuộc quyền của tác giả và chủ sở hữu
quyền tác giả khi không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đều phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định (xử phạt hành chính, bồi
thường thiệt hại, thậm chí là bị xử lý hình sự).
Như vậy, cũng giống như các hành vi xâm phạm quyền khác, các hành
vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là những hành vi cố ý hoặc vô ý của các
cá nhân, tổ chức vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả đang
được pháp luật bảo hộ và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
1.1.3. Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm
phạm quyền tác giả nói riêng là một loại của hành vi vi phạm pháp luật. Do
vậy, hành vi xâm phạm quyền tác giả mang các đặc điểm chung của hành vi
vi phạm pháp luật, đồng thời mang những đặc điểm riêng có.
Chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi xâm phạm của mình, trừ trường hợp chủ thể này
không có năng lực trách nhiệm pháp lý (người bị mất năng lực hành vi dân

8
sự). Đây là đặc điểm của tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung; cá
nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chịu trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm hình sự đối với hành vi
xâm phạm của mình.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả phải là xử sự thực tế (cố ý hoặc vô ý)
của các cá nhân, tổ chức xâm phạm các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của
quyền tác giả. Các hành vi này là xử sự thực tế, cụ thể của các cá nhân, tổ
chức nhất định. Ví dụ cá nhân (hoặc tổ chức) sử dụng tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao,
quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu (trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm
đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo

quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT).
Một đặc điểm nữa của hành vi xâm phạm quyền tác giả là một hành vi
xâm phạm quyền tác giả không chỉ gây tổn hại cho chủ thể quyền đối với đối
tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, mà còn có thể gây tổn hại cho lợi ích của
toàn xã hội. Hành vi xâm phạm quyền tác giả tác động tiêu cực tới các quyền
của tác giả, làm suy giảm một phần hoặc hoàn toàn cơ hội của tác giả để khai
thác tác phẩm nhằm mục đích kinh tế. Hơn nữa, các hành vi xâm phạm quyền
tác giả xảy ra không nằm trong sự kiểm soát của tác giả, dẫn đến triệt tiêu
mục đích khuyến khích sáng tạo mà pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền tác giả nói riêng đặt ra.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM
PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự
* Khái niệm TNDS
BLDS 2005 không có một điều khoản cụ thể nào quy định về khái niệm

9
TNDS mà chỉ quy định các loại TNDS được áp dụng trong những trường hợp
cụ thể tại các Điều 303, Điều 304, Điều 305, Điều 306 và Điều 307. Hiện nay,
một số học giả đưa ra khái niệm về TNDS như sau:
Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của BLDS”,
TNDS được hiểu theo nghĩa rộng “ là các biện pháp có tính cưỡng chế được
áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi
phạm”; còn theo nghĩa hẹp, TNDS được hiểu:
Là các biện pháp có tính cưỡng chế áp dụng đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người
gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu
xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) [8, tr.168].
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của Trường Đại học

Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “TNDS là trách nhiệm pháp lý mang tính tài
sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về
tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại” [36, tr.128].
Nhìn chung, các khái niệm về TNDS mà các học giả đã xây dựng đều
phản ánh được những đặc điểm cơ bản của TNDS như: Là một loại trách
nhiệm pháp lý, được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân
sự; nhằm mục đích bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người
bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong các khái niệm này các học giả chưa làm rõ được
đặc điểm quan trọng về mặt chủ thể của TNDS. Do vậy, theo quan điểm của
tác giả luận văn, khái niệm về TNDS có thể được hiểu như sau: TNDS là
trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc chủ thể khác được phép áp dụng đối với
các chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự, buộc các chủ thể này phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ và phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho
người bị thiệt hại.

10
* Đặc điểm của TNDS
TNDS cũng là một loại trách nhiệm pháp lý cho nên TNDS cũng mang
các đặc điểm nói chung của trách nhiệm pháp lý; đồng thời TNDS cũng có
các đặc điểm riêng có. Một số đặc điểm cơ bản của TNDS như [17].
Thứ nhất, TNDS là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các chủ thể khác áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp
luật dân sự.
Thứ hai, TNDS chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm. Hành vi vi
phạm ở đây có thể là: Gây thiệt hại cho người khác bằng hành vi trái pháp
luật; chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; hủy
hoại tài sản của người khác; vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng đã được
ký kết và có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, khi TNDS được áp dụng bao giờ nó cũng mang lại những hậu
quả bất lợi đối với bên vi phạm, đó là những hậu quả bất lợi về mặt tài sản đối

với bên vi phạm. Bởi vì, khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, thiệt hại
gây ra thường là những thiệt hại về tài sản. Ngay cả khi thiệt hại gây ra là
thiệt hại về tinh thần thì để bù đắp cho những tổn thất tinh thần đó, cũng chỉ
có thể được thực hiện bằng việc bù đắp về mặt tài sản. Việc áp dụng TNDS
nhằm bù đắp những tổn thất mà người bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi
vi phạm pháp luật của người có hành vi vi phạm gây ra.
Thứ tư, chủ thể chịu TNDS có thể là người thực hiện hành vi vi phạm
hoặc không phải là người thực hiện hành vi vi phạm. Thông thường người
thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải tự mình gánh chịu TNDS. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp đặc biệt người gánh chịu TNDS lại không phải là người
thực hiện hành vi vi phạm. Đó là một trong các trường hợp: Người của pháp
nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân mà gây ra thiệt hại thì pháp nhân sẽ
là người phải bồi thường; trường hợp người đại diện theo pháp luật của người

11
chưa thành niên phải bồi thường khi người chưa thành niên gây thiệt hại mà
người đại diện theo pháp luật có lỗi trong việc quản lý.
* Phân loại TNDS
TNDS được chia thành hai loại, TNDS trong hợp đồng và TNDS ngoài
hợp đồng. TNDS trong hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các
bên có quan hệ hợp đồng và hành vi vi phạm, là hành vi không thực hiện,
hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng; còn TNDS
ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên không có quan
hệ hợp đồng và hành vi của chủ thể vi phạm là hành vi xâm phạm đến tài sản
và các quyền nhân thân của chủ thể khác. Một số điểm khác nhau giữa TNDS
trong hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng như [2]:
- Về việc xác định thiệt hại: Thiệt hại xảy ra đối với TNDS trong hợp
đồng chỉ có thể là thiệt hại về vật chất và chế tài áp dụng chủ yếu không chỉ
có bồi thường thiệt hại mà còn có hình thức phạt do vi phạm hợp đồng. Riêng
TNDS ngoài hợp đồng thì ngoài thiệt hại về vật chất còn có thiệt hại về tinh

thần, chế tài thông thường áp dụng là bồi thường thiệt hại.
- Về thời điểm xác định trách nhiệm bồi thường: Một trong những nội
dung quan trọng để có thể xác định được đúng mức bồi thường thiệt hại của
bên vi phạm là xác định thời điểm chịu TNDS, TNDS sẽ phát sinh tại thời
điểm xảy ra thiệt hại hay tại thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
bị vi phạm, điều này tùy thuộc vào tính chất của TNDS. Đối với TNDS trong
hợp đồng, thời điểm TNDS phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và
có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; còn với TNDS ngoài hợp đồng, TNDS
phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
- Căn cứ xác định TNDS: Đối với TNDS trong hợp đồng thì căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể thỏa
thuận trong hợp đồng các căn cứ khác. Bởi vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có

12
thể được áp dụng ngay cả khi chủ thể vi phạm không có lỗi, còn TNDS ngoài
hợp đồng được dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định sẽ không phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chủ thể vi phạm chứng minh được mình
không có lỗi (trừ trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ; cha mẹ bồi thường
thiệt hại cho con chưa thành niên và trường hợp ô nhiễm môi trường).
- Các biện pháp bảo đảm: TNDS trong hợp đồng do phát sinh giữa các
bên trong quan hệ trong hợp đồng nên trên thực tế, để đảm bảo thực hiện hợp
đồng các bên thường có thỏa thuận các biện pháp bảo đảm kèm theo hợp
đồng, còn đối với TNDS ngoài hợp đồng không áp dụng biện pháp bảo đảm.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả
TNDS do xâm phạm quyền tác giả có thể phát sinh giữa các bên có
quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng, nhưng trên thực tế hầu
hết các tranh chấp về quyền tác giả phát sinh giữa các bên không có quan
hệ hợp đồng. Do đó, TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
được áp dụng phổ biến hơn. Đây cũng chính là loại TNDS mà luận văn này
tập trung nghiên cứu.

Trường hợp bên vi phạm và bên bị vi phạm quyền tác giả đã ký hợp
đồng liên quan đến quyền tác giả và hợp đồng này đã có hiệu lực pháp luật thì
trách nhiệm của bên vi phạm khi không thực hiện hợp đồng, hoặc có thực
hiện nhưng không đúng, không đầy đủ là TNDS trong hợp đồng.
Trường hợp hai bên, bên vi phạm và bên bị vi phạm không có quan
hệ hợp đồng liên quan đến quyền tác giả thì TNDS mà bên vi phạm phải
gánh chịu là TNDS ngoài hợp đồng; hoặc có thể các bên này có ký hợp
đồng nhưng hành vi vi phạm không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng; hoặc nếu hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra tổn thất
về tinh thần cho chủ thể quyền tác giả thì dù các bên có quan hệ hợp đồng
hay không có quan hệ hợp đồng thì TNDS được áp dụng đối với bên vi
phạm luôn là TNDS ngoài hợp đồng.

13
TNDS do xâm phạm quyền tác giả có thể là hành vi xâm phạm quyền tài
sản, có thể là hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Hành vi xâm phạm quyền tài
sản sẽ làm cho chủ thể quyền bị mất đi những lợi ích vật chất đáng lẽ ra họ
được hưởng (tiền nhuận bút, thù lao ), mất đi độc quyền sử dụng tác phẩm
dưới những hình thức do pháp luật quy định và hành vi xâm phạm quyền nhân
thân gây ra tổn thất về tinh thần cho tác giả (danh dự, uy tín, nhân phẩm ). Các
hành vi xâm phạm này đều được Luật SHTT quy định tại Điều 28.
Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng: TNDS do xâm phạm
quyền tác giả là một loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc chủ thể khác
được phép áp dụng đối với các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả,
phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp
đồng, trong đó chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,buộc
các chủ thể này phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và phải bù đắp những tổn
thất về vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại.
1.2.3. Đặc điểm trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả
TNDS do xâm phạm quyền tác giả là một trong những loại trách nhiệm

pháp lý nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có
những đặc điểm chung sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là hành
vi xâm phạm quyền tác giả và chỉ được áp dụng đối với người có hành vi
vi phạm đó;
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng, trong đó cơ quan quan trọng nhất có quyền áp
dụng tất cả các biện pháp dân sự để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác
giả là Tòa án;
- Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp
luật. Đó là chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị Tòa án: Buộc chấm dứt hành vi

14
xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử
dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật
liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả
năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ [38, tr.45].
Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật đều mang tính độc lập tương
đối, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Do vậy, ngoài những đặc
điểm nêu trên, TNDS do xâm phạm quyền tác giả còn có những đặc điểm
riêng biệt như:
- Chủ thể chịu TNDS luôn là người (cá nhân, tổ chức) thực hiện hành
vi vi phạm mà không có ngoại lệ. Đối với TNDS nói chung, thông thường
người thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải tự mình gánh chịu TNDS, nhưng
trong một số trường hợp người gánh chịu TNDS không phải là người thực
hiện hành vi vi phạm như Luận văn đã trình bày tại phần b mục 1.2.1 (trường
hợp người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân gây ra, trường
hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà người đại diện theo pháp luật có

lỗi trong việc quản lý).
- Hành vi xâm phạm của chủ thể chịu TNDS là hành vi xâm phạm đến
đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa
học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ
viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo
chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm
được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện
ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm
kiến trúc (Điều 14 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).

15
1.3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA
Trong lịch sử pháp luật, so với các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, vấn đề quyền tác giả được thừa nhận muộn hơn. Vào thời cổ,
các quy định luật pháp chỉ dành cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, ví dụ:
Không được phép trộm cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ
quyển sách đó. Hình thức khởi thủy của sự bảo hộ bản quyền xuất hiện ở Anh
khoảng đầu thế kỷ XVI với việc cấp giấy phép cho các chủ xưởng in với mục
tiêu bảo hộ độc quyền in sách cho các chủ xưởng in, làm tăng thêm một
khoản tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà cầm quyền, tạo ra sự dễ dàng, thuận
tiện cho chính quyền trong việc kiểm soát các ấn phẩm có tính chất dấy loạn
hoặc phản tôn giáo. Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong việc đưa ra quy
định pháp luật về quyền tác giả với Đạo luật “Statue of Anne” có hiệu lực từ
tháng 10/1710. Đây là luật Bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai quyền
cơ bản: Tác giả có độc quyền những tác phẩm của mình và độc quyền đó
được bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định. Nữ hoàng Anne qui định
dành 14 năm độc quyền cho việc in một cuốn sách và độc quyền này có thể
được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giả của cuốn sách vẫn còn sống khi
thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết [28, tr.16-23].

1.3.1. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp
luật Nhật Bản
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ở
Nhật Bản rất được coi trọng, và có lịch sử khá lâu đời. Văn bản đầu tiên đánh
dấu về sự bảo hộ quyền tác giả ở Nhật Bản là Sắc lệnh về xuất bản Shuppan
Jorei, được ban hành năm 1869 về bảo hộ xuất bản sách. Đến năm 1876, Sắc
lệnh về hình ảnh cũng được ban hành. Sau đó mười ba năm, năm 1899, đạo
luật đầu tiên về quyền tác giả được ban hành. Đạo luật này được xây dựng

16
dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne để đáp ứng cho việc
gia nhập công ước này của Nhật Bản. Năm 1970, đạo luật này được thay thế
bởi Luật quyền tác giả. Luật quyền tác giả trải qua nhiều cuộc sửa đổi vào
năm 1984, 1985, 1988, 1992. Năm 1994, để đảm bảo thực thi Hiệp định
TRIPs khi Nhật Bản tham gia vào WTO, Luật Quyền tác giả này đã được sửa
đổi. Cuộc sửa đổi gần nhất của Luật này là năm 2004.
Luật Quyền tác giả Nhật Bản phân biệt rõ quyền tinh thần (quyền nhân
thân) và quyền kinh tế (quyền tài sản) thuộc quyền tác giả (theo Điều 17.1 Luật
Quyền tác giả). Theo pháp luật Nhật Bản, hai quyền này đều đương nhiên được
bảo hộ, việc đăng ký quyền tác giả chỉ có ý nghĩa củng cố quyền tác giả nếu có
tranh chấp tại Tòa án, người đăng ký bản quyền tác giả thường có lợi hơn. Sở
dĩ như vậy là do, khi có tranh chấp nếu nguyên đơn không đăng ký bản quyền
thì trách nhiệm chứng minh bị đơn vi phạm quyền tác giả thuộc về nguyên đơn
và ngược lại, nếu có đăng ký thì trách nhiệm chứng minh đương nhiên thuộc về
bị đơn (theo Điều 75, Điều 76, Điều 77 Luật quyền tác giả).
Vì vậy, một khi đã xác lập quyền tác giả, người sở hữu quyền tác giả
nếu phát hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể kiện ra tòa yêu cầu tòa
bảo hộ quyền tinh thần và quyền kinh tế của mình mà không cần phải chứng
minh quyền tinh thần và quyền kinh tế đó trước tòa. Tòa án sẽ ra lệnh tiêu hủy
các sản phẩm vi phạm quyền tác giả đó cũng như các công cụ để sản xuất sản

phẩm vi phạm hoặc áp dụng các biện pháp khác. Ngoài ra, chủ sở hữu quyền
có thể tìm trợ giúp từ Cục Văn hóa hoặc cơ quan có quyền trung gian hòa giải
trong vụ việc về quyền tác giả (Điều 105 Luật Quyền tác giả).
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, những hành vi sau đây được coi
là xâm phạm quyền tinh thần của tác giả, quyền tác giả, quyền xuất bản hoặc
một số quyền kết cận:
(i) Nhập khẩu vào Nhật Bản để phân phối những sản phẩm

17
được tạo ra bởi hành vi vi phạm quyền tinh thần của tác giả, quyền
tác giả, quyền xuất bản hoặc một số quyền kết cận;
(ii) Phân phối, hoặc sở hữu có chủ ý, ý đồ xấu sản phẩm là
hành vi vi phạm quyền tinh thần của tác giả, quyền tác giả, quyền
xuất bản hoặc một số quyền kết cận.
Người có mục đích kinh doanh bằng cách sao chép
chương trình máy tính chịu trách nhiệm pháp lý tới mức như
hành vi có ý đồ xấu.
Thông thường trong một vụ kiện về vi phạm bản quyền, nguyên đơn
phải chứng minh bị đơn đã sử dụng tác phẩm của mình hoặc tác phẩm của bị
đơn giống một cách cơ bản với tác phẩm của mình về hình thức thể hiện. Do
đó, việc bảo hộ quyền tác giả của Nhật Bản là việc bảo hộ đối với hình thức thể
hiện một ý tưởng chứ không đơn thuần là ý tưởng đó. Theo đó, nếu xác định bị
đơn có sử dụng tác phẩm, tòa án buộc phải so sánh tác phẩm của bị đơn với tác
phẩm của nguyên đơn để xác định có sự giống nhau cơ bản về hình thức thể
hiện giữa hai tác phẩm không? Việc so sánh này thường được tiến hành trong
trường hợp liên quan tới quyền tái bản độc quyền của nguyên đơn bị xâm
phạm. Theo Điều 21 của Luật Bản quyền Nhật bản quy định: “Tác giả có
quyền tuyệt đối về việc tái bản đối với tác phẩm viết của mình” [43]. Tái bản
được hiểu là “tái bản trong một hình thức hữu hình bằng cách in ấn, chụp ảnh,
sao chụp, ghi âm, ghi hình hoặc các hình thức khác” [43, Điều 2, Khoản 1].

Trong trường hợp tác phẩm bị xâm phạm là tác phẩm văn học, nguyên
đơn muốn khẳng định bị đơn đã xâm phạm tác phẩm văn học của mình,
nguyên đơn phải chuẩn bị một bảng so sánh về sự miêu tả những điểm tương
tự trong hai tác phẩm. Tòa án sẽ dựa vào những tiêu chí như trật tự trình bày,
việc lựa chọn các từ ngữ hoặc thể hiện văn học trong phần tương ứng là gần
giống hoặc hoàn toàn tương tự để đưa ra kết luận. Như trong vụ “Yasuo

18
Kusumoto kiện Takeo Kobayashi” Tòa án đã xem xét bảng so sánh về sự
giống nhau và những miêu tả tương tự trong hai cuốn sách do hai tác giả viết
cùng về một đề tài.
Trong trường hợp là tác phẩm nghệ thuật, Tòa án bắt buộc phải xem xét
sự thể hiện nghệ thuật đặc trưng trong hai tác phẩm liệu có giống nhau không.
Như trong vụ Katsusi Katsukawa kiện Nippon Television Network Corp, Tòa
án đã dựa vào nghệ thuật đặc trưng của bộ phim hài của bị đơn và cuốn sách
của nguyên đơn. Theo đó, Tòa án cho rằng bộ phim hài của bị đơn đã không
xâm phạm đến cuốn sách hài hước của nguyên đơn, bởi những nét khôi hài
trong tác phẩm của bị đơn chỉ tương tự với những nét khôi hài trong cuốn
sách của nguyên đơn về những kiểu vẽ mà thôi. Hơn nữa, cuốn sách của
nguyên đơn và bộ phim hàu của nguyên đơn khác nhau về sự thể hiện [26].
Trong trường hợp là tác phẩm âm nhạc, Tòa án phải so sánh bản tổng
phổ âm nhạc của cả hai bên để tìm ra những điểm tương tự cơ bản giữa hai tác
phẩm âm nhạc đó. Với trường hợp tìm kiếm điểm tương tự cơ bản giữa hai tác
phẩm âm nhạc này, Tòa án buộc phải dựa vào quan điểm của các chuyên gia
thuộc lĩnh vực âm nhạc. Trong vụ kiện K.K International Music Publishers
kiện Dorei Suzuki về một bài hát rất nổi tiếng của bị đơn có tên là “Một đêm
mưa ở Tokyo” bị cho là xâm phạm một bài hát trước đó của Warren “Đại lộ
của những giấc mơ tan vỡ”. Trường hợp này Tòa án đã lắng nghe những nhận
xét của các chuyên gia và so sánh hai tác phẩm âm nhạc này về các khía cạnh
như giai điệu, hòa âm, nhịp điệu và hình thức. Sau đó, Tòa án đã ra quyết định

không có sự tương tự cơ bản nào giữa hai tác phẩm âm nhạc này. Theo đó,
Tòa án Tối cao Nhật Bản ra phán quyết không có sự xâm phạm quyền tác giả
của bị đơn đối với tác phẩm của nguyên đơn [26].
Cũng giống như ở Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản
cũng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng bằng

19
biện pháp dân sự, trong đó biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là một trong
những biện pháp dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả được áp
dụng khá phổ biến, theo đó, nguyên đơn của vụ kiện xâm phạm quyền tác giả
có thể yêu cầu bồi thường từ bị đơn về lỗi cố ý hoặc bất cẩn xâm phạm quyền
tác giả của bị đơn. Theo quy định của Luật Quyền tác giả Nhật Bản, các
khoản bồi thường được quy định rất cụ thể hai loại. Các khoản bồi thường
được công nhận (bao gồm: Thiệt hại thực tế, lợi nhuận từ vi phạm và án phí)
và các khoản bồi thường không được công nhận (bao gồm: Bồi thường theo
luật định, Bồi thường trừng phạt, phí luật sư). Việc quy định này tạo điều kiện
dễ dàng cho việc áp dụng pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài; đồng
thời tạo sự tin tưởng của người dân khi thực hiện quyền bảo vệ tài sản của
mình trước tòa án.
Theo Điều 114 Luật Quyền tác giả Nhật Bản, thiệt hại được xác định
dựa trên ba nguyên tắc:
Thứ nhất, khi người vi phạm có được lợi nhuận từ sự vi phạm, số lợi
nhuận đó được giả định là số thiệt hại của nguyên đơn;
Thứ hai, nguyên đơn có thể đòi hỏi người vi phạm bồi thường số lượng
mà nguyên đơn trong điều kiện bình thường nhận được do sử dụng quyền tác
giả của mình và quyền liên quan, được coi như là số thiệt hại của nguyên đơn;
Thứ ba, nguyên đơn không bị ngăn cản việc yêu cầu bồi thường vượt
quá mức mà nguyên đơn trong điều kiện bình thường nhận được do sử dụng
quyền tác giả của mình và quyền liên quan, thậm chí trong trường hợp người
vi phạm không có lỗi cố ý hoặc vô ý nặng.

1.3.2. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp
luật Hoa Kỳ
Việc ghi nhận quyền tác giả và các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đã
được trang trọng ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ tại Điều I Mục 8 Khoản 8:

×