Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện pháp luật về người khuyết tật từ thực tiễn Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.25 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
k HỌC XÃ HỘI
HỌC VIỆN KHOA

NGUYỄN THỊ HẬU PHƯỢNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HẬU PHƯỢNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT......................................10
1.1 Khái niệm chung về người khuyết tật..................................................................10
1.2. Pháp luật quốc tế về người khuyết tật ...................................................................17
1.3 Pháp luật quốc gia về người khuyết tật

27

1.4. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật...............................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .........................................41
2.1. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................41
2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà
Nội

............................................................................................................................43

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố Hà Nội

45

2.4. Kết quả của hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố
Hà Nội ..........................................................................................................................46
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của thực hiện pháp luật về người khuyết tật
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................................................................56
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY..............60
3.1. Quan điểm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về người khuyết tật............60

3.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về người khuyết tật .................61
KẾT LUẬN .................................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CRPD

: Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật

ESCAP

: Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc Khu vực châu Á- Thái Bình
Dương

HRBA

: Cách tiếp cận dựa trên quyền con người (a human rights based
approach)

ICCPR

: Công ước quyền dân sự và chính trị

ICESCR


: Công ước quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

Nxb

: Nhà xuất bản

LHQ

: Liên hợp quốc

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UN

: United Nations

UNDP

: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu theo giới tính của NKT ............................................................ 41

Bảng 2.2. Các dạng khuyết tật .............................................................................. 42
Bảng 2.3. Mức độ khuyết tật................................................................................. 42
Bảng 2.4. NKT còn khả năng lao động ................................................................ 48
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của NKT................................................................... 50
Bảng 2.6. NKT được cấp thẻ bảo hiểm ................................................................ 52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia thành viên tích cực của các công ước quốc tế về
quyền con người, bao gồm hai Công ước quan trọng được Liên hợp quốc (LHQ)
thông qua vào năm 1966 và Việt Nam phê chuẩn năm 1982, đó là: Công ước quốc
tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (ICESCR), đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về quyền của người
khuyết tật (năm 2007). Nhà nước Việt Nam luôn chăm lo, quan tâm đặc biệt đến
quyền của các nhóm DBTT, trong đó có NKT, thông qua việc ghi nhận, tôn trọng
và thực hiện tận tâm, hiệu quả và có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ quốc tế và
các quy định về quyền con người. Sự thay đổi nhận thức từ NKT chỉ được coi là
những đối tượng chính sách, những người bệnh, hay nhóm xã hội, sang là chủ thể
thụ hưởng đầy đủ của các quyền con người, trong hệ thống luật, chính sách và thực
tiễn, đã và đang mang lại những chuyển biến lớn trong luật pháp quốc gia và quốc
tế và việc tôn trọng, bảo đảm và thực hiện các quyền con người của NKT.
Ở Việt Nam, người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng xã hội
được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển. Hỗ trợ người
khuyết tật khắc phục khó khăn, hòa nhập xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng
đất nước là trách nhiệm pháp lý của nhà nước, xã hội. Tinh thần đó thể hiện trong
Nghị quyết Đại hội Đảng; Sác lệnh; Nghị định; Hiến pháp các năm 1946,
1959,1980,1992, Hiến pháp 1992(sửa đổi 2001), Luật Người khuyết tật năm 2010...
Sự hiện diện của vấn đề người khuyết tật trong nội dung các Hiến pháp Việt Nam
đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với xã hội Việt Nam. Hiến pháp đã

khẳng định: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã
hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,
người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” [24], “Nhà
nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát
triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa
và học nghề.” [24].
1


Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, Luật người
khuyết tật năm 2010 cùng với hệ thống các Bộ luật cũng như luật chuyên ngành
quy định chứ những quy phạm liên quan tới người khuyết tật như: Luật người
khuyết tật, Bộ Luật lao động, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Giáo dục,
Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật công nghệ
thông tin... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật các quy định liên quan tới
người khuyết tật của các Luật chuyên ngành của Chính phủ, các Bộ, ngành và các
địa phương đã ban hành, tạo ra cơ sở pháp lý cũng như những điều kiện cho người
khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị và văn hóa.
Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật diễn ra ở tất cả các tỉnh thành
trên phạm vi toàn quốc. Tại Hà Nội Thủ đô của nước Việt Nam có nền chính trịkinh tế- văn hóa phát triển.Vì vậy, Thành phố Hà Nội luôn dành những quan tâm
nhất định tới người khuyết tật cũng như chủ trương chính sách pháp luật về người
khuyết tật ngày được quan tâm cũng như ưu tiên phát triển. Trong những năm thực
hiện Luật về người khuyết tật cũng như Hiến pháp, Bộ luật, luật, thông tư, các văn
bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ,các bộ ngành, UBND Thành phố Hà Nội
luôn đi đầu trong việc triển khai và thực hiện chính sách pháp luật về người khuyết
tật luật định cũng như đề ra nhiều hoạt động, chính sách phù hợp với người khuyết
tật tại Thành phố Hà Nội.
Việc làm này giúp cho pháp luật về người khuyết tật ngày càng đi vào thực

tiễn đời sống và các chính sách cho người khuyết tật được thực hiện hiệu quả giúp
cho người khuyết tật có được điều kiện tốt nhất để thể hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật trên Thành phố Hà Nội còn
nhiều khó khăn nhất là trong vấn đề huy động các nguồn lực từ xã hội trợ giúp họ
hoà nhập cộng đồng cũng như phát huy tiềm năng của chính người khuyết tật đo là
những khó khăn về: Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế;
Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách khiến nhiều người khuyết tật gặp trở
ngại hoà nhập; các cơ chế để thực hiện pháp luật còn nhiều bất cập chưa có sự đồng
bộ và thiếu hiệu quả cao; huy động sự ủng hộ từ bản thân nội lực các cơ quan tổ
chức trong nước chưa nhiều; chưa biết sử dụng có hiệu quả nguồn ủng hộ từ các tổ
2


chức quốc tế mà nguyên nhân chính là do năng lực quản lý; điều kiện giao thông
chưa tiếp cận; các chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm còn chưa
đi vào chiều sâu và hiệu quả; bản thân nhiều người khuyết tật còn chưa khẳng định
được tiếng nói của chính mình trong xã hội do mặc cảm, tự ti…
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu: “Thực hiện pháp luật về người khuyết
tật từ thực tiễn Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình góp phần làm
rõ cả về lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp đảm bảo
việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực liên
quan tới nhiều Bộ, ngành, các cấp chính quyền vì vậy có rất nhiều những nghiên
cứu, đánh giá trong quá trình tổ chức và hoạt động thực hiện pháp luật về người
khuyết tật.
Quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương nói chung và quyền của
người khuyết tật nói riêng luôn là một đề tài được nghiên cứu, tiếp cận và phân tích

từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt từ phương diện cách tiếp cận dựa trên quyền
con người, pháp luật và chính sách nói chung cũng như pháp luật về quyền con
người nói riêng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu đã đề cập khái quát, tổng thể
và nhiều chiều về quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói
riêng. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia luật và quyền
con người, đó là:
- GS. Võ Khánh Vinh (2010), chủ biên, Quyền con người tiếp cận đa ngành
và liên ngành luật học , Nxb KHXH .H. Trong công trình nghiên cứu này, các tác
giả đã phân tích và làm rõ đặc trưng và nội dung cơ bản của khoa học về quyền con
người từ cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học. Công trình đã làm nổi bật
được khái niệm, nội hàm và đặc điểm của các quyền con người, trong đó có các
quyền của các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm quyền của người khuyết tật.
- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao – Lã Thanh Tùng (Đồng chủ
biên) (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, tái bản lần thứ
3


nhất có sửa đổi, bổ sung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tác giả đã làm rõ
những khía cạnh về lý luận và pháp luật, nhất là pháp luật quốc tế và quốc gia về
quyền con người, bao gồm một số chương, phần và nội dung trực tiếp đề cập đến
quyền của người khuyết tật như là nhóm DBTT.
- GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS.TS. Đặng Dũng Chí và PGS.TS. Hoàng Văn
Nghĩa (đồng chủ biên) ( 2016), Sách Thành tựu quyền con người ở Việt Nam 70
năm qua, Nxb Lý luận chính trị, H.,. Với hơn 500 trang được tiếp cận từ góc độ lý
luận và thực tiễn, đây là công trình nghiên cứu công phu và tương đối toàn diện sự
phát triển của các quyền con người, bao gồm các quyền về dân sự chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, quyền của các nhóm DBTT, bao gồm NKT, trong suốt 70 năm qua
kể từ khi lập hiến và lập pháp.
- Nguyễn Thị Báo (2008) “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết
tật ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Tiến sĩ (Học viện Chính trị hành chính Quốc

gia Hồ Chí Minh). Tác giả đã phân tích và làm rõ khái niệm, bản chất và nội dung
cơ bản của quyền NKT và hệ thống pháp luật về NKT ở Việt Nam hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu khác có liên quan từ góc độ phân tích thành tựu
và thực trạng của hệ thống pháp luật về NKT, bao gồm: Phạm Thị Trang (2016),
“Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật – từ thực tiễn tại Thành phố
Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ (Đại học Quốc gia Hà Nội); Hồ Thị Trâm (2013),
“Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”, Luận văn Thạc sĩ (Trường Đại học
Luật Hà Nội); và Trần Thị Thúy (2012), “Chế độ giáo dục đối với người khuyết tật
ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ (Trường Đại học Luật Hà Nội), …đã tiếp cận từ
nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau liên quan đến NKT ở Việt Nam hiện nay.
- An sinh xã hội đối với lao động là người khuyết tật “Dự án” nâng cao năng
lực của các cơ quan và tổ chức chính quyền Việt Nam trong việc triển khai Nghị
quyết 15/NQTW về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;
Một số công trình nghiên cứu khác có liên quan tiếp cận NKT từ thực tiễn bảo đảm,
chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về
NKT. Cụ thể: “Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật và Đề án
trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Sở
Thương binh lao động và xã hội thành phố Hà Nội; “Kế hoạch Thực hiện trợ giúp
4


người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020”, Sở Thương binh lao
động và xã hội thành phố Hà Nội; Tạo việc làm cho Người khuyết tật-kinh nghiệm
từ một dự án quốc tế;Thái Ninh Thắng , “Sự cần thiết đưa chuyên đề của Người
khuyết tật ở Việt Nam vào giảng dạy trong chương trình các chuyên đề tự chọn
thuộc môn Luật Hiến pháp”, bài trích số 5 tạp chí Luật học, 2008;- Th.S Đỗ Thị
Dung, “ Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và phương hướng hoàn thiện”,
Tạp chí Luật học số 10/2013; và Th.S Đinh Thị Cẩm Hà, “Hoàn thiện các quy định
của Hiến pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 9(217) 5/2012.

Một số công trình nghiên cứu cũng đã tiếp cận NKT từ phương diện quyền
con người, đồng thời phân tích và so sánh các quy định của pháp luật quốc gia và
quốc tế về quyền của NKT. Đó là: Đinh Thị Cẩm Hà (2012), “Bảo vệ một số quyền
cơ bản của người khuyết tật. So sánh pháp luật Việt Nam với công ước Liên hợp
quốc về quyền của người khuyết tật”. Sách tham khảo, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Th.S Nguyễn Thị Báo, “Quyền của
người khuyết tật trong các văn kiện quốc tế về quyền con người”, Tạp chí Luật học
số 10/2007,TS Trần Thái Dương (Đại học Luật Hà Nội), “Phê chuẩn Công ước về
quyền của Người khuyết tật và việc thực thi nghĩa vụ thành viên công ước”, tạp chí
Cộng sản ngày 30/6/2015; - Eric Rosenthal và Viện Quốc tế bảo vệ quyền người
khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt Nam (tháng 12 năm
2009), “Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt - Đưa Luật pháp của Việt Nam phù
hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật”,… - Công ước
quốc tế về quyền của người khuyết tật, Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ
người tàn tật Việt Nam (NCCD), 2008; Bộ lao động thương binh và xã hội, (2013),
“Chiến lược INCHOEN nhằm “thực hiện hóa” cho người khuyết tật khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương”, Nxb Lao động xã hội;
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một các hệ
thống và đi sâu về việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật, đặc biệt trên phạm
vi cụ thể: Thành phố Hà Nội.

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×