Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo nhập môn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.85 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…….……………………………………… …………………………1
Phần I. Tổng quan về vấn đề sử dụng điện hiện nay ở Việt Nam
1. Nhu cầu sử dụng điện hiện nay ở nước ta và sự cần thiết có một năng lượng thay
thế … …………………………………………………………………………………3
2. Các nguồn điện năng và thực trạng các nguồn điện năng ở nước ta hiện nay
2.1. Các nguồn điện năng hiện nay ……………………………………………… 4
2.2. Thực trạng các nguồn điện năng hiện nay ……………………………… 7
Phần II. Hệ thống cung cấp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình
1. Máy nước nóng năng lượng mặt trời …………………………………………… 10
2. Thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời ……………………………… 11
Phần III. Tính khả dụng của đề tài
1. Điều kiện phát triển ở nước ta………………………………… ………………… 13
2. Lợi ích và mặt hạn chế của đề tài …………………………………………… 13

Phần IV. Kinh doanh điện
1. Giới thiệu chung về thị trường điện 14
2. Các mô hình kinh doanh điện ở Việt Nam…………………………………………15
3. Thực trạng thị trường điện lực Việt Nam
3.1. Sản xuất và phân phối điện năng………………………………………………17
3.2. Phương thức tổ chức ở Việt Nam hiện nay……………………………………17
4. Phương hướng xây dựng mô hình thị trường điện lực tại Việt Nam
4.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng …… 18
4.2. Mô hình thị trường điện ở Việt Nam………………………………………….18
5. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………………… 19
Phần V. Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, vấn đề về điện năng đang là một bài toán khó khi Việt Nam được coi là "
rừng vàng biển bạc". Nhưng thực tế, nguồn thủy điện đang dần cạn kiệt, than đá,
khoáng sản bị khai thác quá mức Bên cạnh đó thì nhu cầu sử dụng điện của nước ta
đang ngày càng gia tăng, điều này khiến các chuyên gia cần đến một năng lượng thay


thê: đó là nguồn năng lượng mặt trời
Sau thời gian tìm tòi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Việt Tiến, em đã hoàn thành bản
báo cáo của mình với những nội dung chính sau:
1.Tổng quan về vấn đề sử dụng điện hiện nay ở Việt Nam
2. Hệ thống cung cấp điện năng
3. Tính khả dụng của đề tài
4. Kinh doanh điện
Do thời gian còn hạn chế và kiến thức còn thiếu sót nên bản báo cáo sẽ có nhiều sai sót.
Vì vậy, em mong thầy cô chỉ dạy để em có thể hoàn thiện thêm.
Em chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 12 năm 2013
Sinh viên: Đinh Thị Thoa
MSSV: 20114166
Lớp: Quản trị kinh doanh- k57
2
Phần I. Tổng quan về vấn đề sử dụng điện hiện nay ở nước ta
1. Nhu cầu sử dụng điện hiện nay ở nước ta và sự cần thiết có một năng lượng thay
thế
Những năm qua, chương trình tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện
nói riêng ở nước ta mới chỉ bước đầu được nghiên cứu, triển khai. EVN đã chủ động đề
ra các kế hoạch cụ thể hàng năm. Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng cho sản
xuất điện (còn gọi là điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao. Tỷ lệ
điện dùng để truyền tải và phân phối điện (tổn thất điện năng) liên tục thực hiện thấp
hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và đã có mức giảm đáng kể từ 24,0% (1993)
xuống 12,09% (2004). EVN đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân
phối điện từ 0,2÷0,3 %/ năm để đến năm 2010 tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân
phối điện của toàn EVN giảm xuống dưới 10%. Nhìn sang một số nước trong khu vực,
tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện năm 2000 tại Philipinnes 12%, Ấn Độ
23%, Bangladet 30%.
Tuy nhiên, thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất

là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng;
nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng
làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảng cáo bố trí
quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt. Ở nhiều thành phố lớn, đèn trang trí
được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng không gian. Nhiều nơi
mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suất chiếu sáng của
bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sử dụng điện lãng phí, chưa hợp lý, như: thiếu các tiêu chuẩn
trong xây dựng (chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí, ) phù hợp với điều kiện
khí hậu của Việt Nam; thiếu vốn để đầu tư, thay đổi thiết bị, công nghệ mới có hiệu
suất cao, nhất là thay các loại đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact hay đèn ống huỳnh
quang; chưa tạo được thói quen sử dụng điện tiết kiệm; thiếu các quy định và chính
sách cụ thể trong việc khuyến khích sử dụng các thiết bị gia đình (bếp điện, tủ lạnh,
điều hòa ) tiết kiệm điện, có hiệu suất cao và chưa làm tốt công tác quản lý thị trường
nhằm chống các loại hàng nhập lậu có chất lượng xấu, tiêu thụ điện lớn; chính sách giá
điện chưa thật sự thúc đẩy hộ dùng điện sinh hoạt thực hiện tiết kiệm điện, nhất là với
hộ gia đình có mức thu nhập khá; hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện chưa thường
xuyên và hình thức chưa phong phú; chưa thực hiện các biện pháp về hành chính để
chống lãng phí điện (xử phạt hành chính, giao định mức sử dụng điện và thực hiện cấp
ngân sách chi cho điện tiêu dùng các công sở nhà nước theo định mức giao). Hiện nay
Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ
này ở các nước chiếm 15-23%. Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%,
Đài Loan: 21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh
hoạt cao là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm tối,
3
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm
một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia
ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và quá
trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy trong Chỉ thị tiết kiệm điện của Thủ
tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến các yêu cầu, biện pháp tiết kiệm điện năng

trong chiếu sáng trong cơ quan công sở, chiếu sáng đô thị và chiếu sáng trong sinh hoạt.
Ở một số nước, đứng trước tình trạng thiếu điện, chính quyền địa phương đã áp dụng
các biện pháp mạnh nhằm tập trung điện cho sản xuất, hạn chế sử dụng điện lãng phí.
- Tại Trung Quốc, điện thiếu nghiêm trọng, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn ở Trung
Quốc đều phải tiết giảm điện, như: TP Bắc kinh có 5.000 xí nghiệp đã phải nghỉ luân
phiên do cắt điện. Các giải pháp để hạn chế tình hình thiếu điện của Trung Quốc là
phấn đấu đạt tỷ lệ tiết kiệm điện ít nhất là 8% trong toàn xã hội, đối với các công trình
xây dựng thì tỷ lệ này là 10%. Tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, tuy có tỉ lệ điện ánh
sáng sinh hoạt 12% nhưng vẫn quy định hạn chế sử dụng máy điều hoà nhiệt độ.
- Tại Thái Lan, Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác của người dân trong chiến dịch tắt bớt
đèn không cần thiết trong vòng 5 phút từ 20h45’ mỗi ngày, ngoài ra người dân nên tắt
máy điều hòa nhiệt độ 1 giờ/ngày trong giờ ăn trưa và các hộ dân tắt một bóng đèn
trong 1giờ/ngày, Thái Lan sẽ tiết kiệm được 620 triệu bath/năm (tương đương 246 tỷ
đồng Việt Nam).
- Tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Công ty Điện lực quốc gia cũng đang kêu gọi người
dân tắt bớt ít nhất 2 bóng đèn trong giờ cao điểm từ 17giờ - 22giờ.
- Nhật Bản phát động chương trình tiết kiệm đó là nhân viên ăn mặc “mát mẻ hơn khi
đi làm” để hạn chế bật điều hòa.
Ở nước ta, qua khảo sát cho thấy việc dùng điện còn nhiều lãng phí. Trong tháng
5/2005, miền Bắc thiếu điện nghiêm trọng, bệnh viện, trường học bị cắt điện, một số
nhà máy không có điện sản xuất, công nhân xây dựng điện đã làm việc thâu đêm để
đường dây 500kV kịp đóng điện tăng thêm công suất chi viện cho miền Bắc. Trong khi
đó nhiều cơ quan, nhà hàng, khách sạn dùng điện trang trí, quảng cáo mới 5 giờ chiều
đã bật đèn quảng cáo sáng cả khoảng trời, nhiều hộ gia đình dùng điện quá lớn, tiền
điện thanh toán từ 5-12 triệu đồng/tháng. Các cơ quan đài báo đã kịp thời phản ảnh
những bài viết, những đoạn phim trong chương trình thời sự về sự lãng phí điện.
Đã đến lúc chúng ta phải đặt vấn đề có tính cấp bách và tập trung công tác thực hành
tiết kiệm và chống lãng phí điện năng.
2.Các nguồn điện năng và thực trạng nguồn điện năng
2.1. Các nguồn điện năng

Vào cuối thế kỉ thứ 18, than đá trở thành một trong những tài nguyên thiên nhiên
có nhu cầu lớn nhất. Kết quả diễn tiến theo thời gian là sự công nghiệp hóa quy mô lớn,
đô thị hóa và di động hóa, đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mĩ. Sự vận chuyển con người,
hàng hóa và các nguồn năng lượng trở nên hiệu quả hơn và dễ dàng hơn, và thế giới
ngày một liên kết chặt chẽ hơn. Một nhược điểm lớn của sự đốt than đá – và là đặc
trưng của các thành phố công nghiệp – là sự ô nhiễm không khí do bồ hóng, bụi, tro,
khí thải và những lượng lớn chất khí nhà kính CO
2
.
4

Xã hội năng lượng cao
Trong thế kỉ 20, dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất. Trên hết thảy,
nó đóng vai trò là nhiên liệu cho các động cơ đốt trong đã cách mạng hóa ngành giao
thông, sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Tiêu chuẩn sống ngày càng cao của hàng triệu
con người là dựa trên sự tiêu thụ năng lượng đang mạnh dần. “ Các xã hội năng lượng
cao” đã xuất hiện.


Các bộ lưu điện
Trong một tương lai trong đó xã hội phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng gió và
năng lượng mặt trời, công nghệ pin cải tiến dự trữ năng lượng dưới dạng năng lượng
hóa học có thể phân phối dòng điện duy trì khi trời lặng gió hoặc ánh sáng mặt trời
không có. Được sử dụng trong các xe điện, pin có thể “ nạp nhiên liệu lại “ trong vài
5
phút tại các trạm dịch vụ đặc biệt cung cấp chất điện phân lỏng để cho phép sự dẫn
điện.

Chất khí sinh khối
Sinh khối là một nguồn năng lượng có sẵn ở mọi vùng miền có thể giúp giảm phát

thải CO
2
. Nó là nguồn dự trữ carbon và có thể hồi phục chủ yếu thích hợp cho việc sản
xuất các nhiên liệu – để cấp nguồn cho xe hơi, chẳng hạn. Các nhiên liệu tổng hợp có
lợi thế là tinh khiết hơn và thân thiện môi trường hơn so với các sản phẩm gốc dầu
mỏ.Mang lửa mặt trời về với Trái đấtMục tiêu của nghiên cứu nhiệt hạch hạt nhân là
đạt tới trên Trái đât các loại phản ứng đã tạo ra sức mạnh vô song của Mặt trời. Một
gram sản phẩm từ sự nhiệt hạch của hai hạt nhân nguyên tử nhẹ có thể phát ra năng
lượng nhiều bằng 11 tấn than đá. Đòi hỏi nhiệt độ hơn 100 triệu độ Celsius, các phản
ứng nhiệt hạch phải được chứa trong từ trường.


2.2.Thực trạng các nguồn điện năng
Thủy điện nhỏ: Với thủy điện nhỏ, thời gian qua đã khai thác khoảng 50% tiềm
năng, các nguồn còn lại ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực không thuận lợi, giá khai thác
6
cao. Theo các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã
được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100kW tới 30MW với
tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Năng lượng gió: được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió
nhưng hiện tại số liệu về năng lượng gió của Việt Nam chưa được hệ thống đầy đủ bởi
còn thiếu điều tra và đo đạc. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao
động lớn. Theo các báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều
nhất.


Tiềm năng của năng lượng tái tạo Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng
chưa được khảo sát và đánh giá đầy đủ - Ảnh Minh họa
Năng lượng sinh khối: Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về

nguồn năng lượng sinh khối. Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản
xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Việc sản xuất nhiên
liệu sinh học đã được thí điểm và sản xuất thương mại. Trong sản xuất điện từ năng
lượng sinh khối, một số dự án tiêu biểu tại Việt Nam là công nghệ đồng phát nhiệt điện
từ bã mía và trấu.
Năng lượng mặt trời: Về năng lượng mặt trời dùng để sản xuất điện hiện nay chủ
yếu là nguồn điện pin mặt trời được lắp đặt ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.
Các hệ thống pin mặt trời đã có mặt ở các tỉnh, thành trong cả nước. Năng lượng mặt
trời được sử dụng chủ yếu cho các mục đích như: Đun nước nóng, Phát điện và các ứng
7
dụng khác như sấy, nấu ăn Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng
lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần
về phía Nam là điều kiện tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
Năng lượng địa nhiệt: Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ.
Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa
nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác
hiệu quả là miền Trung.
Như vậy, hiện tại ở nước ta có 5 loại năng lượng tái tạo đã được khai thác để sản
xuất điện. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng công suất lắp đặt khoảng 1.215 MW. Các
nguồn năng lượng tái tạo đang được khai thác là: thuỷ điện nhỏ (1000 MW), sinh khối
(152 MW), rác thải sinh hoạt (8 MW), mặt trời (3 MW) và gió (52 MW), cụ thể trong
bảng sau:
STT Loại nguồn Công suất (MW)
1 Thủy điện nhỏ 1.000
2 Gió 52
3 Mặt trời 3
4 Sinh khối 152
5 Rác thải sinh hoạt 8
Tổng cộng 1.215


Thực trạng khai thác năng lượng tái tạo còn rất nhỏ so với tiềm năng chiếm khoảng
3,4%. Trong khi đó theo Quy hoạch điện VII, chỉ tiêu đặt ra là tăng tỉ lệ điện năng sản
xuất từ các nguồn NLMT chiếm 3,5% năm 2010 lên 4,5% và 6% vào năm 2020 và
2030. Với bối cảnh hiện nay và dự báo trong thời gian tới cần có giải pháp cụ thể để
nâng mức phát triển năng lượng tái tạo cao hơn. Về nhiên liệu sinh học, Chính phủ đã
đề ra mục tiêu đạt sản lượng hàng năm 100 nghìn tấn xăng E5 và 50 nghìn tấn B5 vào
năm 2010 tương đương với 0.4% tổng nhu cầu xăng dầu dự kiến của cả nước; 1.8 triệu
tấn xăng etanol và dầu thực vật hay 5% nhu cầu xăng vào năm 2025. Xăng E5 là loại
xăng chứa 5% xăng sinh học trong tổng thể tíc; B5 là dầu chứa 5% dầu sinh học trong
tổng thể tích. Để có thể đạt được các mục tiêu này, Chính phủ đưa ra nhiều ưu đãi đối
với các nhà đầu tư. Các nhà máy năng lượng tái tạo sẽ nhận được ưu đãi đầu tư, ưu đãi
về biểu giá điện và ưu đãi thuế. Các nhà đầu tư có thể hưởng các ưu đãi khác như miễn
thuế nhập khẩu và miễn thuế sử dụng đất trong một khoảng thời gian.
II. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO HỘ
GIA ĐÌNH
Năng lượng mặt trời( nguồn năng lượng của tương lai) là nguồn năng lượng
8
phong phú nhất, dồi dào nhất trong tất cả các nguồn năng lượng có sẵn trong tự
nhiên. Chính vì vậy việc sử dụng nguồn năng lượng này nhằm phục vụ cho cuộc
sống của con người ngày một phổ biến rộng rãi trong xã hội nhằm thay thế các
nguồn năng lượng truyền thống như :than đá,đầu mỏ . . .Trong số đó ta có thể nêu
ra một số thiết bị hệ thống sau đây:
1. Máy nước nóng năng lượng mặt trời

Bình nước nóng lạnh đã trở lên quen thuộc với mỗi người chúng ta hiên nay.Cùng
với đó là sự phát triển của máy nước nóng năng lượng mặt trời.Trong số đó ta có
thể lấy một vài ví dụ cụ thể sau đây về thiêt bị của một số hãng sản xuất máy nước
nóng năng lượng mặt trời :
Máy nước nóng năng lượng mặt trời Sunflower của tập đoàn “TÂN Á ĐẠI
THÀNH” với một số thông số kĩ thuật như:

• Cấu tạo:
-Ruột & vỏ bình: Ruột bên trong và vỏ bên ngoài được chế tạo bằng nguyên
liệu INOX SUS 304 siêu bền. Đảm bảo giữ nhiệt, vệ sinh an toàn.
- Ống chân không: Được cấu tạo đặc biệt,bề mặt ống được tráng 12 lớp, ở giữa là chân
không, có khả năng hấp thụ nhiệt đạt 93%, phù hợp với mọi nguồn
nước
9

Hình 2.1:Ống chân không
-Lớp bảo ôn: Là vật liệu cách nhiệt, được chế tạo bằng PU,dày 50mm, bao quanh ruột
bình, có khả năng giữ nhiệt đảm bảo duy trì nhiệt độ của nước nóng trong bình luôn ổn
định trong thời gian dài.
- Bộ chống rò điện ELCB: khi có sự cố về điện (rò điện,chập điện ) thì hệ thống này sẽ
ngắt nguồn điện giúp an toàn cho sản phẩm và người sử dụng.
- Bộ ổn nhiệt kép (RƠLE): Với chức năng đóng ngắt mạch điện tại nhiệt độ quy định
giúp cho bình hoạt động ổn định, tiết kiệm điện. Khi bình vượt quá nhiệt độ quy định,
rơle mao dẫn không hoạt động thì rơ le an toàn sẽ ngắt hệ thống để đảm bảo an toàn.
• Nguyên lý hoạt động: Khi ánh sáng chiếu vào các ống chân không, với tính năng hấp
thụ ánh nắng mặt trời, các ống này sẽ chuyển hoá quang năng thành nhiệt năng, trong
khi đó với nguyên lý tỷ trọng của nước lạnh lớn hơn tỷ trọng của nước nóng đã hình
thành nên một vòng tuần hoàn tự nhiên, liên tục nước lạnh đi xuống, nước nóng đi lên,
quá trình diễn biến đó hoạt động không ngừng khiến cho nhiệt độ trong bình liên tục
tăng.
Thiết bị hỗ trợ: dùng để đáp ứng nhu cầu nguồn nước nóng liên tục ngay cả khi thời
tiết xấu, được đính kèm với 1 thanh magie chống bám bẩn.
2. Thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời
- Cấu tạo nguyên lý hoạt động của thiết bị. Trên trái đất của chúng ta, những nơi có
nhiều nắng thì thường ở những nơi đó nước uống bị khan hiếm. Bởi vậy năng lượng
mặt trời đã được sử dụng từ rất lâu để thu nước uống bằng phương pháp chưng cất từ
nguồn nước bẩn hoặc nhiễm mặn. Có rất nhiều thiết bị khác nhau đã được nghiên cứu

10
và sử dụng cho mục đích này, một trong những hệ thống chưng cất nước dùng năng
lượng mặt trời đơn giản được mô tả như hình 2.2:

Hình 2.2:Hệ thống chưng cất nước bằng NLMT
Nước bẩn hoặc nước mặn được đưa vào khay ở dưới và được đun nóng bởi sự hấp
thụ năng lượng mặt trời Bề mặt hấp thụ nhận nhiệt bức xạ mặt trời và truyền nhiệt cho
nước. Khi nhiệt độ tăng, sự chuyển động của các phân tử nước trở nên rất mạnh và
chúng có thể tách ra khỏi bề mặt mặt thoáng và số lượng tăng dần. Đối lưu của không
khí phía trên bề mặt mang theo hơi nước và ta có quá trình bay hơi. Sự bốc lên của
dòng không khí chứa đầy hơi ẩm, sự làm mát của bề mặt tấm phủ bởi không khí đối lưu
bên ngoài làm cho các phần tử nước ngưng tụ lại và chảy xuống máng chứa ở góc dưới.
Để đạt hiệu quả ngưng tụ cao thì nước phải được ngưng tụ bên dưới tấm phủ.Tấm phủ
có độ dốc đủ lớn để cho các giọt nước chảy xuống dễ dàng. Điều đó cho thấy rằng ở
mọi thời điểm khoảng phần nữa bề mặt tấm phủ chứa đầy các giọt nước. Quá trình
ngưng tụ của nước dưới tấm phủ có thể là quá trình ngưng giọt hay ngưng màng, điều
này phụ thuộc vào quan hệ giữa sức căng bề mặt của nước và tấm phủ. Hiện nay người
ta thường dùng tấm phủ là kính thuận lợi cho quá trình ngưng giọt. Người ta thấy rằng
ở vùng khí hậu nhiệt đới, hệ thống chưng cất nước có thể sản xuất ra một lượng nước
ngưng tương đương với lượng mưa 0,5cm/ngày. Bây giờ chúng ta biểu diễn quá trình
đối lưu này như tạo bởi 2 dòng không khí mỗi dòng có lưu lượng khối lượng tương
đương là m (kg/h), một dòng thì chuyển động lên còn một dòng thì chuyển động xuống
dưới. Nội năng của mỗi đơn vị khối lượng không khí có nhiệt độ T là cT, nếu xem đặc
tính của không khí ở đây như là khí lý tưởng thì c là nhiệt dung riêng của không khí.
Dòng khí nóng rời khỏi bề mặt phía dưới mang nội năng ở mức mcT, còn dòng khí lạnh
mang nội năng ở mức cmT1. Như vậy dòng nhiệt trao đổi giữa các bề mặt bởi những
dòng này là : q = mc (T- T1). Từ 2 công thức trên ta có: mc=k hay m=k/c
11
Bây giờ chúng ta giả sử rằng dòng không khí đối lưu chuyển động tương tự và
cùng tốc độ khi chúng chứa đầy hơi ẩm. Sự giả thiết này rất phổ biến khi phân tích

quá trình truyền chất nhưng chỉ có thể đúng khi quá trình truyền chất xảy ra với tốc độ
nhỏ. Hơn nữa chúng ta có thể cho rằng khi không khí rời khỏi mỗi bề mặt mang tổng
lượng hơi nước phù hợp để cân bằng với nhiệt độ tương ứng của bề mặt, ở trạng thái
cân bằng thì trong một đơn vị thời gian có bao nhiêu phân tử nước rời khỏi bề mặt mặt
thoáng thì cũng có bấy nhiêu phân tử nước quay trở lại. Sau đó sự tập trung của các
phân tử lỏng hay hơi nước trong không khí gần bề mặt mặt thoáng cũng đạt đến giá trị
cân bằng và gọi là độ ẩm tương đối, w. Độ ẩm tương đối là khối lượng của hơi nước
trong 1kg không khí, w phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Tiếp theo, nếu ta miêu tả quá
trình đối lưu bởi sự chuyển động đồng thời của 2 dòng không khí, mỗi một dòng có lưu
lượng m trên một đơn vị diện tích, lượng nước vận chuyển ra ngoài sẽ là mw và lượng
nước vào trong là mw1. Vậy lượng nước đi ra m(w – w1), đây cũng chính là lượng
nước được sản xuất ra bởi thiết bị lọc nước trong một đơn vị diện tích bề mặt, Mục đích
của việc thiết kế một thiết bị chưng cất nước là làm sao cho nhiệt lượng dùng cho nước
bay hơi Qbh là lớn nhất. Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời đã được hấp thụ
đến bề mặt ngưng xảy ra bởi hơi nước, và quá trình này tỷ lệ thuận với nước ngưng thu
được. Hơn nữa tất cả các phần năng lượng khác truyền từ đáy đến phần xung quanh
phải hạn chế càng nhiều càng tốt.
III. Tính khả dụng của đề tài
1. .Điều kiện phát triển ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ
đang dần cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng
thay thế đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời.
Với những lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời
nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, tuy nhiên, dải bờ biển dài
hơn 3.000km, có hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi không thể
đưa điện lưới đến được. Cho nên sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng
lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của
các vùng dân cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng.
2. Lợi ích và mặt hạn chế của đề tài
Theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh

chương trình điện khí hóa nông thôn. Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại
thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các
sản phẩm từ điện mặt trời. Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện
mặt trời được sử dụng khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công
trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện
cho 50% số hộ dân sống trên các đảo.
12
Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol,
huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép
giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió
với công suất 9kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng
lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chương trình tiết kiệm năng lượng
trong đó đặc biệt chú trọng phát triển mô hình bình đun nước nóng bằng năng lượng
mặt trời. Về mặt công nghệ thì việc thiết kế, chế tạo thiết bị sử dụng năng lượng mặt
trời không phải là công nghệ quá cao. Với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, nước
ta hoàn toàn có thể nghiên cứu và sản xuất ra những thiết bị phù hợp vời điều kiện của
đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống sản phẩm bằng năng lượng mặt trời, đặc
biệt là các thiết bị đun nước nóng đang gặp một số thách thức khó khăn như: chưa có
chiến lược, chính sách về tiết kiệm năng lượng; sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư
nghiên cứu và phát triển cũng như đầu tư về kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản
xuất, ứng dụng các sản phẩm năng lượng mặt trời còn hạn chế; giá thành của thiết bị
năng lượng mặt trời còn khá cao chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân nói
chung; cách lắp đặt, vận hành thiết bị chưa được phổ biến rộng rãi đến người tiêu
dùng…
IV. Kinh doanh điện
1. Giới thiệu chung về thị trường điện.
Thị trường điện đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới, thị trường điện không
chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà đã có những thị trường điện liên

quốc gia, trao đổi, mua bán điện giữa các nước trong một khu vực. Hiện nay, có rất
nhiều thị trường điện vận hành thành công tại Mỹ, Châu Âu… Các nước trong khu vực
Đông Nam Á như Singapore. Philipine, Thái Lan,… đã có những bước đi tích cực trog
việc xây dựng thị trường cạnh tranh của mỗi nước tiến tới việc hình thành thị trường
điện khu vực ASEAN trong tương lai.
Mục đích hình thành thị trường điện Việt Nam:
- Từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh một cách ổn định, xóa bỏ
bao cấp trong ngành điện, tăng cường quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho khách
hàng sử dụng.
- Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia
hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm áp
lực tăng giá điện.
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày càng cao.
- Đảm bảo phát triển ngành điện bền vững.
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3
khâu liên hoàn: Sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng, từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu thụ không qua 1 khâu thương mại trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra khi
13
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Phát điện
Bán buôn/Truyền tải
Công ty phân phối
Khách hàng
Mua bán giữa các công ty
đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện ở bất kì thời điểm nào cũng có sự
cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ( không để tồn đọng).

Ngành điện hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia
hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực. Phương thức quản
lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh điện hiện nay còn nhiều bất
cập. Việc nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thị trường điện lực nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trong đầu tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem
xét vấn đề giá điện và chất lượng dịch vụ điện cũng như huy động các nguồn tải chính
mới cho nhu cầu phát triển điện lực là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển
của nền kinh tế thị trường.
2. Các mô hình tổ chức kinh doanh điện năng
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự phát triển
của một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện lực nghiên
cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô hình truyền
thống trước đây, như mô hình truyền tải hộ, mô hình thị trường phát điện cạnh tranh,
mô hình cạnh tranh bán buôn bán lẻ… Tuy nhiên, ta có thể chia làm 4 thị trường cơ bản
sau: thị trường điện độc quyền, thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một
đại lý mua buôn, thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh phát điện và
cạnh tranh bán buôn.
- Mô hình thị trường điện độc quyền: là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ toàn bộ
các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất, truyền tải đến phân
phối cho khách hàng tiêu thụ.


Hình 2.1: Mô hình thị trường điện độc quyền
- Mô hình thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua buôn: là
mô hình chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện. Toàn bộ điện năng
sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực hiện chức năng phân phối
độc quyền cho khách hàng tiêu thụ.
14
IPP
Đại lý mua buôn

IPP IPP
Công ty phân phối Công ty phân phối Công ty phân phối
Khách hàng Khách hàng Khách hàng
IPP
Đại lý mua buôn
IPP IPP IPP IPP IPP
Đại lý mua buôn
CT PP CT PP CT PP CT PP CT PP CT PP
KH KH KH KH KH KH
IPP IPP IPP IPP IPP IPP
Bán lẻ
CT PP
CT PP CT PP CT PP Bán lẻ
KH KH KH KH KH KH
Lưới truyền tải,
thị trường bán buôn
Lưới phân phối,
thị trường bán lẻ
Hình 2.2: Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn

- Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là mô hình mà các
công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy nhiên vẫn
độc quyền trong khâu phân phối cho khách hàng dung điện.
Hình 2.3. Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
IPP: Nhà máy điện độc lập CT PP: Công ty phân phối KH: Khách hàng
- Mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: là mô hình mà ở đó tất cả các khách
hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải mua qua các
nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ
cung cầu điện năng


15
Hình 2.4. Mô hình Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình thị trường điện lực được các nước trên thế giới
áp dụng, thực hiện đánh giá những điều kiện cơ bản của thị trường điện lực Việt Nam
hiện tại từ đó thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian đến theo là:
“Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương
thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không
biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền
khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy
điện nguyên tử”.
3.Thực trạng thị trường điện lực Việt Nam
3.1. Sản xuất và phân phối điện năng
Về nguồn điện: Hiện tại tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện bao gồm thủy
điện, nhiệt điện, tuabin khí, diesel là 8.749 MW với công suất khả dụng 8.454 MW tập
trung chủ yếu vào các nhà máy thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các nhà máy
điện độc lập chỉ chiếm khoảng từ 3-5 tổng công suất.
Về lưới điện: EVN tập rtung vào việc cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện truyền tải,
lưới điện phân phối bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là các nguồn vốn vay
từ nước ngoài như: Ngân hàng thế giới(WB), ngân hàng phát triển Châu Á(ADB)…
Tuy nhiên, mặt kỹ thuật thì tính liên kết của hệ thống lưới điện truyền tải chưa cao, khi
một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng chung tới toàn bộ hệ thống lưới điện.
3.2. Phương thức tổ chức ở Việt Nam hiện nay.
Mô hình quản lý ở Việt Nam hiện nay vẫn đang thực hiện theo mô hình nhà nước
độc quyền. Hoạt động kinh doanh vẫn chưa tách bạch giữa kinh doanh và hoạt động
công ích của công ty phân phối điện. Ngày 31-7, Bộ Công Thương đã ban hành Thông
tư số 19/2013/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó,
biểu giá mới áp dụng kể từ ngày 1-8-2013, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đ/kWh
(chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Giá điện cho từng loại khách hàng được tính trên
cơ sở phí cận biên dài hạn và do Chính Phủ quy định áp dụng thống nhất trong cả nước.
Giá điện vẫn còn mang nặng tính “ bù chéo’ giữa các nhóm khách hàng.

4. Phương hướng xây dựng mô hình thị trường điện lực tại Việt Nam
4.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
Về nguồn điện, tập trung xây dựng các nhà máy thuỷ điện tại hầu hết những nơi có khả
năng xây dựng. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp
(năm 2010 nhiệt điện than phấn đấu đạt 4.400 MW, nhiệt điện khí là 7.000 MW). Chiến
lược cũng khẳng định đầu tư, khảo sát nghiên cứu các điều kiện cần thiết để có thể xây
dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với công suất khoảng 2.000 MW dự
kiến đưa vào vận hành sau năm 2015. Trong giai đoạn 2010, bên cạnh việc nhập khâu
điện từ Lào với công suất khoảng 2.000 MW theo hiệp định đã ký kết, nước ta còn xem
xét việc nhập khẩu điện từ Campuchia, Trung Quốc.
16
Về lưới điện, sẽ phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin
cậy và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải; phát triển lưới điện 110kV thành
lưới điện cung cấp trực tiếp cho phụ tải.
Về cơ cấu bộ máy tổ chức của EVN, thực hiện đề án của Chính phủ về việc thí điểm
thành lập tập đoàn điện lực, EVN tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các đơn vị
trực thuộc trong đó có các nhà máy điện, công ty phân phối điện năng phục vụ cho việc
phát triển thị trường điện. Phát triển mở rộng đa ngành nghề tập trung chủ yếu vào các
lĩnh vực: sản xuất, truyền tải điện, viễn thông điện lực, và thị trường tài chính điện lực.
4.2. Mô hình thị trường điện lực Việt Nam
Qua tham khảo một số mô hình quản lý kinh doanh điện năng của các nước trên thế
giới gắn liền với việc xem xét thực trạng mô hình quản lý độc quyền nhà nước cũng
như hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Điện Việt Nam. Với những định hướng phát
triển của ngành Điện trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý
phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường điện lực và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét biến động của từng đối tượng tham gia vào thị
trường điện trong giai đoạn 2005-2010 để xây dựng mô hình hợp lý, cụ thể như sau:
- Đối với EVN: do đặc thù của ngành điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay là mức
cung khó có thể đáp ứng được cầu điện năng trong giai đoạn này. EVN cần chủ động
điều tiết các nguồn phát đảm bảo cân bằng hệ thống, do vậy có thể trở thành người mua

duy nhất của các nhà máy điện.
- Đối với các nhà máy điện: từng bước thực hiện cổ phần hoá các nhà máy điện,
chuyển các nhà máy điện thuộc EVN thành các nhà máy điện độc lập. Các nhà máy
điện chỉ bán điện trực tiếp cho EVN thông qua chào giá cạnh tranh. Tuy nhiên trong
điều kiện phát triển hơn của hệ thống lưới điện, các khách hàng lớn cũng có thể mua
trực tiếp từ các nhà máy điện.
- Đối với các công ty truyền tải: với bản chất là độc quyền tự nhiên, do vậy Nhà nước
vẫn nắm giữ thực hiện các hoạt động truyền tải điện từ người mua duy nhất (EVN) đến
các công ty điện lực.
- Đối với các công ty phân phối điện năng: thực hiện chuyển đổi trở thành đơn vị
độc lập với EVN dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Do việc chuyển đổi thị
trường điện thực tế không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty phân phối
điện do vậy vẫn giữ nguyên chức năng kinh doanh là độc quyền phân phối điện năng
cho khách hàng.
- Do cần đảm bảo tính phù hợp của một số hoạt động độc quyền trong mô hình như:
EVN độc quyền mua điện từ các nhà máy điện độc lập, độc quyền bán điện cho các
công ty phân phối điện năng, các công ty phân phối độc quyền bán điện cho khách hàng
cuối cùng do vậy cần thiết phải có một cơ quan đứng ra kiểm soát hoạt động này với tư
cách hoàn toàn độc lập.
- Đối với khách hàng: Tiếp tục chịu mua điện từ một công ty phân phối điện duy nhất
trong phạm vi địa lý do bởi các cơ sở hạ tầng của ngành điện trong giai đoạn này có thể
chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất theo mô
hình của thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các khách hàng có phụ
17
tải lớn có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện hoặc thông qua lưới truyền tải của
EVN.
5. Kết luận và kiến nghị
Dựa trên những đặc điểm tình hình hoạt động của ngành điện hiện nay để áp dụng
thành công mô hình thị trường điện lực này trong thời gian tới, đảm bảo nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư, chất lượng và độ tin cậy điện năng… về phía

Nhà nước cũng như EVN cần phải xem xét những mặt sau:
Về phía Nhà nước:
- Cần ban hành kịp thời hệ thống các văn bản dưới luật liên quan hướng dẫn các hoạt
động điện lực.
- Phân định ranh giới giữa chức năng điều tiết và chức năng quản lý nhà nước để không
bị phân tán, chồng chéo.
- Tách phần hoạt động công ích ra khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty phân
phối điện.
- Quy định rõ cơ chế giá bán điện phù hợp.
Về phía ngành Điện:
- Thực hiện đầu tư mới cũng như bảo dưỡng các công trình nguồn điện, lưới điện nhằm
đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng
của phụ tải.
- Đảm bảo mức công suất dự phòng cần thiết khoảng 20-30% công suất cao điểm.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, đưa vào vận hành mạng viễn thông điện lực,
hoàn chỉnh hệ thống điều khiển từ xa (SCADA).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý điều độ hệ thống điện.
Ngoài việc phát triển thị trường điện để góp phần phát triển thị trường điện Việt Nam
vươn xa trên trường quốc tế thì việc sử dụng các thiết bị bằng năng lượng mặt trời cũng
cần được lưu ý vì tính sạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện và các nguồn tài nguyên
đang dần cạn kiệt do quá trình sử dụng điện. Trong đó sử dụng máy nước nóng năng
lượng mặt trời là một giải pháp, máy nước nóng năng lượng mặt trời có ưu điểm là hoạt
động trên cơ sở hoàn thiện nguyên lý chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành nhiệt
năng, tạo ra nước nóng phục vụ cho các sinh hoạt trong cuộc sống của con người mà
không cần đến điện năng. Vậy thay vì phải trả một khoản chi phí để có nước nóng sinh
hoạt theo những cách truyền thống thì với thiết bị này, người tiêu dùng chỉ cần đầu tư
một lần là có thể sử dụng nước nóng miễn phí.
Tuy nhiên, hiện nhiều người vẫn còn e ngại khi cho rằng chi phí lắp đặt một máy
nước nóng năng lượng mặt trời tương đối cao so với các loại bình nước nóng lạnh bằng

điện. Để giải đáp vướng mắc này, bạn hãy làm một phép tính đơn giản:
+ Giá thành lắp đặt một máy nước nóng năng lượng mặt trời khoảng 6 triệu đồng.
Giá bình nóng lạnh khoảng 2,5 triệu đồng. Lượng điện tiêu thụ để đốt 215L nước nóng
từ 30°C lên 60°C để dung cho mỗi ngày:
18
P= Q/3600 = mc(t2-t1)/3600
= 215 x 4200 x(60-30)/3600
= 7,525Kw
+ Lượng điện tiêu thụ thực tế (hao phí điện của các thiết bị khỏang 20%):
7,525 x 100/80= 9,406 Kw
+ Biến phí sinh hoạt phải trả: 9,406 x 2500 = 23.500Đ/ ngày = 705.000Đ/ tháng
Định phí đầu tư 3 máy nước nóng bằng điện: 3 x 3.000.000Đ/ máy = 9.000.000Đ
 Chi phí sinh họat nước nóng bằng điện sau một năm = Biến phí điện tiêu thụ + Định
phí đầu tư ban đầu = 705.000Đ x 12 tháng + 9.000.000 = 17.460.000Đ
 Từ phép tính đơn giản trên, có thể thấy mặc dù số tiền đầu tư ban đầu cho máy nước
nóng năng lượng mặt trời cao hơn so với bình nóng lạnh bằng điện nhưng sau 12 tháng
sử dụng bình nóng lạnh bằng điện đã tốn hơn rất nhiều so với máy nước nóng năng
lượng mặt trời. Sau thời gian đó sẽ là lợi ích kinh tế người tiêu dùng được hưởng mà
không phải tốn kém thêm một loại chi phí nào khác.
Vì được vận hành dựa vào 100% là nguồn năng lượng tự nhiên nên ngoài lợi ích về
kinh tế, sản phẩm còn an toàn cho người sử dụng bởi đã loại bỏ nguy cơ cháy nổ hay
chập điện. Đồng thời, sản phẩm còn bảo vệ môi trường xanh - sạch, góp phần đảm bảo
sức khỏe, sự tiện lợi và thoải mái cho người sử dụng.
V. Tài liệu tham khảo
/>kiem-dien#sthash.vfPfcy4l.dpuf
/>qua-khu-den-tuong-lai
/>Thanh/136/12423647.epi
/> />may-nuoc-nong-nang-luong-mat-troi-dai-thanh/
/>19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×