MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội,các thiết bị điện-điện tử
trong gia đình ngày càng có nhiều cải tiến tích cực để phù hợp với nhu cầu của
cuộc sống và tình hình nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt hiện nay.
Chỉ đơn cử một vài thiết bị như: mạch điện cầu thang,quạt điện, đèn tuýp
hay bơm cánh quạt… cũng thấy rất nhiều lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống
chúng ta. Quạt điện hay Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng
để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức
nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió,
thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi
trường sống.Tuy chỉ với những lợi ích tưởng chừng như đơn giản như thế này thôi
nhưng nếu không có nó thì hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra?Hay với bóng
đèn tuýp,thử làm 1 so sánh nhỏ. Một bóng đèn huỳnh quang 40W nhìn sáng như
bóng đèn sợi đốt công suất 150W, nhưng điện năng tiêu hao lại ít hơn so với đèn
sợi đốt. Nói cách khác, hiệu suất phát sáng của đèn huỳnh quang cao hơn đèn sợi
đốt nhưng nó lại tiết kiệm điện hơn.Nếu trên thế giói tất cả bóng đèn sợi đốt được
thay bằng loại bóng đèn huỳnh quang thì việc tiết kiệm điện năng sẽ lớn như thế
nào?
Bơm cánh quạt do có tính kinh tế cao, an toàn, tiện lợi trong vận hành, kích
thước nhỏ và giá thành tương đối thấp, do vậy nó được sử dụng nhiều trong cuộc
sống của xã hội hiện đại nói chung và cho tưới tiêu, nói riêng.Nhu cầu sử dụng
máy bơm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản khá đa
1
dạng: quản lý nước, giữ mực nước có chất lượng tốt và vừa đủ tùy từng đối tượng
cây trồng, vật nuôi theo từng giai đoạn của chúng; bơm cấp nước mùa hạn và
thoát nước mùa khô; tát nước để thu hoạch; tạo dòng chảy, phân phối hoặc giải
phóng các chất hữu cơ, chất lắng đọng và các loại khí trong thủy vực; sử dụng
như thiết bị đẩy đối với các phương tiện đường thủy; rửa mặn, rửa phèn cho ao,
ruộng; cứu hỏa.Ngoài ra ta cũng có thể kể đến tác dụng của mạch điện cầu
thang.Hiện nay có nhiều loại mạch điện cầu thang nhưng chúng đều có chung
mục đích là làm giảm công sức và tăng tích tiện lợi trong việc sử dụng các thiết bị
gia đình.
Dưới đây là những tìm hiểu của chúng em về các thiết bị điện dân dụng
trong cuộc sống hàng ngày.Trong bản báo cáo này chúng em đã trình bày về
những vấn đề đã tìm hiểu được, xong do kiến thức còn hạn hẹp nên bản báo cáo
còn nhiều thiếu xót, mong các thầy cô giúp đỡ và chỉ dạy để bản báo cáo hoàn
thiện hơn.
NỘI DUNG
I. BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG (ĐÈN TUÝP)
I.1. Lịch sử hình thành bóng đèn huỳnh quang.
Đèn huỳnh quang có ở khắp nơi xung quanh ta, nhưng làm thế nào nó có thể phát
sáng và hoạt động hiệu quả hơn bóng đèn sợi đốt gấp nhiều lần?
Từ khi được kỹ sư người Mỹ Peter Cooper Hewitt sáng chế vào năm 1902
và được phổ biến từ 1939 đến nay, đèn huỳnh quang được cải tiến để sử
dụng rộng rãi từ gia đình cho đến các cửa hàng, văn phòng, đường phố…
với vô số kiểu dáng, màu sắc, kích thước, công suất tùy theo công dụng của
chúng.
I.2. cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Đèn huỳnh quang phát sáng như thế nào?
Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính đó là ống tuýp
đèn và hai điện cực ở hai đầu. Cơ chế phát sáng của đèn huỳnh quang khá
phức tạp điễn ra bên trong ống thủy tinh hình trụ bịt kín. Ống được hút
chân không, bên trong có một chút thủy ngân và được bơm đầy khí trơ,
thường là khí argon hay neon. Mặt bên trong ống được tráng một lớp lớp
huỳnh quang tức là bột phốt pho. Ống có hai điện cực ở hai đầu, được nối
với mạch điện xoay chiều.
Khi ta bật công tắc đèn sẽ xảy ra hiện tượng hồ quang điện tức là sự
phóng điện trong khí trơ để kích thích tạo ra ánh sáng. Hiện tượng này như
2
sau: Khi dòng điện đi vào và gây ra một hiệu điện thế lớn giữa các điện cực
thì các dây tóc trên các đầu điện cực nóng lên, phát xạ ra các hạt electron di
chuyển trong ống với vận tốc cao từ đầu này đến đầu kia. Trên đường vận
động, chúng va chạm vào các phân tử khí trơ làm phóng ra nhiều các hạt
ion hơn.
Sơ đồ đi dây của đèn huỳng quang là một mạch nối tiếp như sau:
Hình1
Trong đó gồm có:
Cầu chì (Fuse), Chuột(Starter,Tắcte, ), Chấn lưu (Tăng phô, tăng pô, cuộn tăng
áp), Đèn ống
Cách mắc dây:
Hai đầu dây điện từ ngoài vào ( tạm gọi là dây nguồn) thì 1 đầu sẽ qua Tăng-Phô
rồi từ Tăng-Phô đi lên 1 chân của đầu đèn huỳnh quang ( 1 đầu có 2 chân => có
tới 4 chân).
Đầu dây thứ 2 của dây nguồn từ ngoài vào sẽ vào trực tiếp 1 chân ở đầu bên kia
của đèn
Còn dư 2 chân ở 2 đầu đèn thì sẽ được nối với nhau thông qua con chuột ( con
mồi), Con mồi ở giữa 2 chân đèn.
Mạch điện của đèn huỳnh quang nói trên nói cụ thể là mạch mắc nối tiếp 3 phần
tử: tăng pô (cuộn tăng áp) - đèn ống - tắc te. Trình tự mắc như đã nói ở trên, tức là
mắc nối tiếp, nhưng tắc te xen giữa 2 sợi tóc đèn. Tắc te ở đây đóng vai trò cái
đóng ngắt điện tự động.
Nguyên lý hoạt động:
3
Khi đóng điện, có dòng chạy qua mạch nối tiếp trên (vì starter là một bóng
neon cho phép dòng điện chạy qua khi điện áp>160V) làm nóng starter. Lưỡng
kim trong starter nóng lên làm hở mạch điện, điện áp trên 2 đầu đèn sẽ tăng đột
ngột lên >400V(vì tăng phô là cuộn cảm sẽ tạo áp cao khi ngắt nguồn đột ngột).
Điện áp cao trên 2 đầu đèn làm phóng điện qua đèn. Dòng điện qua đèn tạo thành
ion tác động lên bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Sau khi đèn sáng, điện áp
trên 2 đầu đèn giảm còn khoảng 40 V, starter không hoạt động nữa. Dòng điện
qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của tăng phô.
Nói chi tiết hơn:
Bóng đèn huỳnh quang là một ống thủy hai đầu có 2 sợi tóc bóng đèn (sợi
vonfram). Người ta rút chân không làm cho trong bóng chỉ còn một lượng khí
nhỏ, pha thêm vào đó một ít khí hiếm (khí trơ - ví dụ Agon). Với các loại khí trơ
khác nhau sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau. Khi đóng nguồn, có dòng điện chạy
qua các sợi tóc đèn làm chúng nóng lên, phát xạ các điện tử thành dạng đám mây
bao quanh tóc bóng đèn. Ban đầu phải cần có một điện áp cao tạo chênh áp khá
lớn giữa 2 đầu cực để sinh một điện trường trong ống hút đám mây điện tử tạo ra
dòng điện (điện tích âm sẽ chuyển động ngược hướng trong điện trường này ức bị
hút về cực có thế dương hơn). Ban đầu dòng điện tích âm trong ống khí kém còn
tương đối nhỏ, sau tăng dần lên do hiện tượng các luồng điện tích âm di chuyển
va chạm với các phân tử khí hiếm trong ống làm các phân tử này bị ION hóa làm
tăng mật độ điện tích trong ống. Dòng điện tăng vọt theo kiểu thác đổ, đến khi
điện dẫn giữa 2 cực đèn ống đạt cực đai (hay điện trở khí tụt đến cực tiểu - ta tạm
coi gần đúng bằng 0 ôm). Lúc này không cần duy trì điện áp cao giữa 2 cực đèn
ống nữa mà dòng điện vẫn được duy trì. Điện áp cao cần được "tắt" đúng lúc -
nếu không còn làm hiện tượng ION hóa diễn ra quá mạnh cháy đèn.
Nhưng bằng cách nào để tạo ra điện áp cao giữa 2 cực đèn ống? Rồi bằng
cách nào để cắt điện áp cao đúng lúc? Hơn nữa các quá trình đó phải tự động
không cần đến con người (bạn thấy đấy ta chỉ cần bất công tắc, đèn sau đó nháy
nháy vài cái rồi tự sáng bừng lên!).
Để tạo được các quá trình điều khiển trên, người ta dùng một cuộn dây có
điện kháng L rất lớn, ta gọi đây là cuộn tăng pô hay tăng áp. Do cuộn L được mắc
nối tiếp với tắc te - vốn là một tiếp điểm nhiệt - nên khi ta cắm mạch điện trên vào
nguồn điện thì "quá trình quá độ" sau sẽ xảy ra: Khi đóng điện qua mạch nối tiếp
trên, tiếp điểm nhiệt của tắc te nóng len và dãn nở làm lá tiếp điểm tách ra ngắt
mạch điện. Do dòng qua cuộn L đột ngột bị cắt, nên trong cuộn L sinh ra một sức
4
điện động tự cảm (SĐĐTC)có chiều sao cho tạo ra một dòng điện tự cảm có chiều
cùng chiều với dòng điện của mạch trước lúc ngắt mạch. Điện cảm L càng lớn,
hiện tượng cắt mạch càng đột ngột thì SĐĐTC sinh ra càng lớn. Lúc này hình
thành một điện áp cao giữa 2 đầu bóng đèn neon. Tiếp sau đó khi tắc te ngắt ra, lá
tiếp điểm nguội đi và lại đóng lại, lúc này mạch nối tiếp lại được nối thông trở lại,
dòng điện qua tắc te làm nó nóng lên tiếp tục bị ngắt ra, SĐĐTC lại được sinh ra
giữa 2 đầu cực bóng neon. Sau một vài lần phóng điện hiện tượng ION hóa khí
kém trong ống neon đủ tạo ra dòng điện thác làm điện trở giữa 2 đầu ống neon
giảm xuống bằng 0 ôm, làm ngắn mạch 2 đầu tắc te (bạn nhớ lại mạch nối nhé).
Kết quả dòng điện qua tắc te = 0, tắc te không bị đốt nóng nữa do đó không còn
đóng cắt (mà ở trạng thái nguội, tiếp điểm tắc te đóng liên tục). Do trạng thái
đóng ngắt mất đi, dẫn tới SĐĐTC trên cuộn L không tạo ra nữa. Lúc này cuộn L
chỉ còn là một điện kháng thuần bình thường nối tiếp trong mạch điện. Quá trình
khởi động nói trên gọi nôm na là quá trình "mồi". Khi cắt công tắc nguồn thì dòng
điện qua ống neon mất, đèn tắt. Nếu muốn đèn sáng trở lại cần bật công tắc nguồn
và bắt đầu trở lại quá trình "mồi" như đã nói.
Mach điện nói trên là mạch điện cơ bản nhất. Sau này người ta đã tạo ra
các điện áp cao để mồi bằng các tăng pô điện tử. Các tăng pô này tạo ra các xung
kích phát biên độ cao bằng các bộ dao động tạo xung vuông. Bạn nắm nguyên lý
cơ bản hoạt động của đèn ống và có thêm một chút kiến thức kỹ thuật điện tử là
có thể nắm được nguyên lý và cách mắc các bộ đèn cải tiến nói trên thôi. Hơn
nữa, trên bộ tăng áp điện tử bao giờ cũng vẽ mạch nguyên lý đấu nối rất rõ ràng.
Một số ví dụ đấu sai mạch:
Hình 2
5
Hình 3
Trường hợp này khi tắt công tắc thì bóng vẫn nhá 1 đầu =>Bóng đèn sẽ bị cháy
Các loại đèn huỳnh quang nhiều màu sắc, kiểu dáng
Quá trình này tỏa nhiệt sẽ làm thủy ngân trong ống hóa hơi. Khi các
electron và ion di chuyển trong ống, chúng sẽ va chạm vào các nguyên tử khí
thủy ngân. Những va chạm này sẽ làm các nguyên tử thủy ngân phát xạ ra các
photon ánh sáng cực tím tức là các tia tử ngoại mà mắt thường không thấy được.
Do đó, loại ánh sáng này cần phải được chuyển đổi thành ánh sáng nhìn thấy để
thắp sáng bóng đèn và đây chính là nhiệm vụ của lớp huỳnh quang trong ống.
Khi những tia cực tím này va chạm vào mặt trong bóng đèn, nó sẽ làm cho
các nguyên tử phốt pho giải phóng ra các hạt photon dạng tia hồng ngoại với ánh
sáng trắng mắt thường có thể thấy được mà không sinh ra nhiệt lượng lớn. Các
nhà sản xuất có thể thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng cách sử dụng các hợp
chất huỳnh quang khác nhau.
Trong các loại bóng đèn sợi đốt, chúng cũng phát ra một ít tia tử ngoại
nhưng không được chuyển đổi sang tia hồng ngoại như cơ chế của đèn huỳnh
quang. Đồng thời các đèn sợi đốt cũng tỏa nhiệt nhiều hơn bởi các sợi tóc nóng
sáng do đó làm lãng phí năng lượng. Chính vì vậy, một bóng đèn huỳnh quang có
hiệu suất phát sáng hiệu quả hơn một bóng đèn sợi đốt thông thường từ 4-6 lần
với tuổi thọ khoảng 8.000 giờ.
II. QUẠT ĐIỆN
II.1. Giới thiệu
6
Quạt điện hay Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo
ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của
cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát), thông gió, thoát khí, làm mát,
hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.
Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí.
Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức
cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất
nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin
gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.
Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống
giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút
thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút
bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, đồ dung,
Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có
một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các
mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong
tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà
thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.
II.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
II.2.1. Cấu tạo.
Trục động cơ
Cánh quạt
Công tắc quạt
Vỏ quạt
Động cơ điện
- Stato: Phần cố định cấu tạo bởi các lá sắt từ mỏng ghép lại với nhau tạo
thành mạch từ có các rãnh thẳng. Trên Stato có cuộn chạy và cuộn đề đặc lệch
nhau một góc điện 90 độ, tức là cuộn dây của cuộn đề đặt giữa hai cuộn dây kế
cận cuộn chạy và cuộn đề mắc nối tiếp với tụ điện.
- Roto: Phần quay.
7
II.2.2. Nguyên lý hoạt động:
Khi cho dòng điện vào quạt thì từ trường tạo bởi hai cuộn chạy và cuộn đề
hợp thành từ trường quay nhờ sự lệch pha gữa hai dòng điện trong hai cuộn. Từ
trường quay này tác động lên roto làm phát sinh dòng điện ứng chạy trong roto.
Dòng điện ứng dưới tác dụng của từ trường quay tao ra moment quay làm
quay roto theo chiều từ trường quay.
Tốc độ quay của quạt được xác định:
Trong đó: n=60f/p
f: tần số dòng điện của nguồn điện. p: Số cặp cực từ.
II. 2.3. Sơ đồ đấu dây quấn của quạt.
a. Đấu các cuộn tạo thành từ cực thật
Trong cách đấu này các cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau theo trật tự
nhất định: Cuộn đấu dây thuận, kế tiếp cuộn đấu tréo dây. Với cách đáu này tạo
thành từ cực thật thì số cuộn bằng số từ cực.
N S
N S N S
b. Đấu các cuộn tạo thành từ cực giả.
Trong cách đấu này các cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau. Nhưng giữa
hai cuộn kế tiếp phải chừa trống ít nhất một rãnh và được nối tiếp thuận chiều
nhau để tạo các từ cực cùng dấu. Khoảng trống xen kẻ là các từ cực giả khác dấu
với từ cực của cuộn dây. Cách đáu tạo từ cực giả số cuộn dây chỉ bằng 1/2 số từ
cực.
N S
N
S
N S N
8
Sơ đồ mạch điện:
* Quạt trần
U
ROTO
U
Bộ điều chỉnh tốc độ Quạt trần
9
C
u
ộ
n
1
- Quạt trần có thể đấu dây theo từ cực thật và từ cực giả.
- Quạt trần điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm điện áp đặc vào động cơ quạt.
Có rất nhiều cách giảm điện áp đưa vào động cơ quạt, nhưng thông thường người
ta dùng cuộn cảm kháng. Khoảng sụt áp trên cuộn cảm kháng không quá 30%
điện áp nguồn. Nếu cao hơn, sẽ làm quạt chạy quá chậm và phát nhiệt.
*.Quạt bàn:
3 2 1
Về nguyên tắt đấu dây, quạt bàn thông thường đấu cực thật và thường có 4 từ cực.
Cuộn tốc độ quấn chung với cuộn đề và được phân bố đề trên các cuộn đề.
II.3 Sử dụng
II.3.1. Pan về cơ.
- Bạc bị mòn, cốt trụ bị mòn là nguyên nhân quạt gây tiến ồn và phát nhiệt.
Nếu bạc mòn quá thì quạt không chạy.
- Sự chuồi roto do cốt trục lỏng làm quạt chạy mau nóng dễ cháy bộ quấn dây.
- Quạt không xoay qua lại được, do bánh răng bộ phận xoay bị mòn, khuyết.
- Quạt không chạy do roto bi kẹt cúng, bụi bẫn và dầu mỡ kẹt gữa roto và
stato làm quạt quay chậm lại.
- Có tiếng khua lạ, cánh quạt gió cọ vào lồng bảo vệ.
II.3.2 Pan về điện.
a) Chạm masse.
Thường gây hiện tượng giật cho người sử dụng.
- Dây quấn chạm vào mạch từ stato.
- Dây dẫn điện vào chạm vào phần kim loại của quạt. Lưu ý nơi dây di xuyên
qua.
- Lớp cách điện bị ẩm hoặc bị lão hoá do bị nóng lâu ngày làm hoa mòn thanh
than.
Phải quấn lại toàn bộ.
b) Quạt không chạy hoặc lúc chạy lúc không.
- Dòng điện vào quạt bị gián đoạn, xem lại từ nguồn điện, hở mạch trên
đường dây dẫn vào.
- Hở mạch trong dây quấn, có thể do sự kéo căng dây nối làm đứt dây.
- Tụ điện sắp hỏng hoặc hỏng do bị khô, bị nối tắt thì phải thay tụ mới.
c) Quạt quay ngược chiều.
- Do đấu dây sai, lưu ý dây nguồn nối đến tụ điện.
c) Quạt vận hành bị nóng.
- Quấn dây chưa đúng số liệu và mạch từ xấu.
- Bạc thau bị mòn hoặc bị ma sát lớn.
III. MÁY BƠM NƯỚC
III.1. Khái niệm và phân loại máy bơm nước
III.1.1. Khái niệm máy bơm nước
Máy bơm nước trục ngang.
Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ
năng, điện năng, thủy năng vv ) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ
vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ
thống đường ống.
III.1.2. Phân loại máy bơm nước
Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như: nguyên
lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm,
kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm Trong đó thường
dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này máy bơm
được chia làm hai nhóm: Bơm động học và Bơm thể tích.
- Bơm động học:
Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng lượng
liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại
máy bơm này gồm có những bơm sau :
Bơm cánh quạt ( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục, cánh chéo ):
Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác ( BXCT ) sẽ
truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại
bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột
nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp
và các ngành cấp nước khác
Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được
năng lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta
dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu
hỏa
Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động
năng lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại
bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và
dùng trong thi công
Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua
lại với tầng số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy
chất lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng
và giếng mỏ
Bơm khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng
riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại
bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng
Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để
đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng
cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi.
- Bơm thể tích:
Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng
công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Máy bơm nước thể tích có những loại
sau:
Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong
buồng công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu
lượng nhỏ nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc
công nghiệp
Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi
phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít
tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng
nước Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp
Ngoài ra còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử dụng
trong thực tế sản xuất và đời sống
*Máy bơm nước dùng trong gia đình gồm các loại sau:
• Bơm ly tâm: là loại gồm 1 động cơ làm quay cánh quạt gàu tạo nên sức ly tâm
đưa nước lên độ cao thích hợp.
• Bơm ly tâm tự động: là loại ly tâm có gắn thêm bình chứa và một rơ le áp lực.
Khi
áp lực nước ở vòi ra giảm, thì bơm sẽ tự động hoạt động.
• Bơm rung điện từ (còn gọi là bơm thả giếng): loại này nhờ lực điện từ làm hoạt
động màng rung đưa nước lên.
III.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
III.2.1. Cấu tạo
Hình 4-25 nguyên lí cấu tạo của máy bơm nước kiểu ly tâm một BXCT.
Các bộ phận chính của bơm li tâm gồm:
1 - BXCT; 2 - trục;
3 - buồng xoắn; 4 - , ống hút;
5 - lưới ngăn rác vào bơm
6 - van ngược để giữ nước khi bơm
ngừng làm việc;
7 - ống đẩy lên bể trên.
8 - vòng đệm chống rò để chống rò
nước và chống không khí vào ống hút.
B - thiết bị đo chân không;
M - áp kế;
Hình 4-25. Cấu tạo của bơm ly tâm một bánh xe công tác trục ngang
7
10
7
9
6
9
5
1
4
3
3
8
8
2
9 - lỗ mồi nước;
10 - van điều tiết đặt trên ống đẩy để
điều chỉnh lưu lượng và ngắt máy bơm
khỏi tuyến ống đẩy.
Ngoài ra trên ống đẩy thường đặt van
ngược để tự động ngăn không cho
nước chảy ngược từ ống đẩy về lại
bơm
Hình 4-26. Máy bơm nước dùng động cơ rôto lồng sóc
III.2.2. Nguyên lý làm việc:
• Trước khi khởi động bơm li tâm, cần đổ đầy nước trong ống hút và buồng công
tác (mồi nước).
• Sau khi toàn bộ máy bơm, bao gồm ống hút đã tích đầy nước (hoặc chất lỏng) ta
mở máy động cơ để truyền mô men quay cho BXCT. Các phần tử chất lỏng dưới
tác dụng của lực li tâm sẽ được dịch chuyển từ cửa vào đến cửa ra của bơm và
theo ống đẩy lên bể trên (bể tháo), còn trong ống hút nước được hút vào BXCT
nhờ tạo chân không.
• Trục của động cơ bơm được nối cùng trục rôto máy bơm. Động cơ máy bơm
thường là loại động cơ điện một pha rôto lồng sóc có tụ khởi động vì nó có cấu tạo
đơn giản, làm việc chắc chắn, bền và ít hư hỏng.
• Trường hợp máy bơm có yêu cầu mômen mở máy lớn cũng như khả năng quá tải
tốt, người ta sử dụng động cơ điện một pha có vành góp, hay còn gọi là động cơ
điện vạn năng (máy Kama-8. Kama-10 của Nga). Động cơ vạn năng có chổi than
và vành góp, khi khởi động và làm việc thường có tia lửa ở vành góp, dễ gây hư
hỏng ở bộ phận này đồng thời gây nhiễu vô tuyến.
• Bơm nước cũng có thể dùng kiểu nam châm rung. Hình 4-27 mô tả hình dạng
bên ngoài của một máy bơm kiểu rung (còn gọi là bơm điện từ). Máy bơm điện từ
khi làm việc bơm ngâm trong nước, vì vậy người ta rất chú ý đến việc chế tạo bộ
phận chống thấm nước, chống ẩm. Cũng chính vì vậy không thể cho máy làm việc
ngoài không khí, thiếu nước làm mát bơm sẽ cháy. Khi bơm, bơm được treo cố
định trong nguồn nước mới được cắm điện và khi cắt điện xong mới được nhấc
bơm ra khỏi nguồn nước
2
Nướcvào
Nướcra
Dâyđiệnvào
Hình 4-27. Máybơmnướckiểu rung
.
III.3 Lắp đặt, sử dụng
III.3.1. Cách lắp đặt một máy bơm để có hiệu quả tốt nhất.
- Lắp đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy bị
rung khi vận động.
- Máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Khi đặt ống dẫn nước vào máy, phải
lưu ý gắn rúp-pê ở đầu vào trước ống. Ống vào thì đường kính phải đúng
đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào.
- Phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy.
- Rup pê của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới để tránh rác rưởi làm
nghẹt - hư máy.
- Lắp đường ống ra phải đúng đường kính của máy bơm, tránh làm gấp khúc,
không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm
thường gắn thêm một khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy.
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại
cho máy khi vận hành.
- Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất dây
điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt
III.3.2. Những lưu ý khi mua một loại bơm
- Độ cao giữa hai bể chứa, tính từ mặt nước bể chứa ở dưới đến mặt nước bể
chứa ở trên.
- Thể tích của mỗi bể chứa.
- Nơi đặt máy bơm.
Sau khi có được những yếu tố đó, bạn hãy chọn loại bơm ly tâm có độ cao tổng
cộng, độ cao hút và độ cao xả thích hợp. Thường chọn bơm có trị số cao hơn 1,5
trị số thực tế là thích hợp. Ngoài việc nắm biết loại bơm đó hoạt động như thế nào
thì cần phải biết thêm các tính năng kỹ thuật quan trọng sau:
- Điện áp sử dụng:
- Lưu lượng bơm: Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời
gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v Trong máy thường ghi là Qmax, đó là
lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ
cao, tốc độ, công suất máy v.v
- Độ cao: Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H,
tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa Đây là độ cao
tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều
thẳng đứng. Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như
ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.
- Độ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao,
giếng đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế nhỏ
hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.
- Độ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là r.m.p .
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P.
III.3.3. Những hư hỏng xảy ra khi sử dụng máy bơm nước và biện pháp xử lí
§ Động cơ bị rò điện:
- Nguyên nhân của hiện tượng này là chỗ nối dây, dây cuốn động cơ bị chạm vỏ
do hư hỏng cách điện. Ngoài ra do dây cuốn động cơ bị ẩm hoặc nước chảy vào
cũng có những biểu hiện tương tự, cần sấy khô hoặc sửa chữa chỗ nối dây.
§ Có dấu hiệu điện vào máy bơm như đèn chiếu sáng, nhưng máy không hoạt
động:
- Nguyên nhân có thể điện áp nguồn quá yếu cần tăng điện áp. Ngoài ra còn một
số hỏng hóc sẽ dẫn đến những hiện tượng trên như: tụ điện trong mạch cuộn dây
phụ của dây quấn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác; phần cánh máy bơm bị kẹt,
hỏng, vỡ hoặc do nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm cần phải vệ sinh
và kiểm tra và thay cánh bơm khác; nếu do ổ bi động cơ bị mòn nhiều gây lệch
tâm trục cánh bơm động cơ điện tạo cho cánh bơm roto cọ xát với về mặt buồng
bơm
§ Máy bơm chạy tốt nhưng không có nước chảy ra:
- Nguyên nhân: không có nước vào đầu ống hút do mất nước hoặc nguồn nước bị
cạn. Nếu chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng cháy máy bơm. Ngoài ra cũng có thể do
nguyên nhân mất nước mồi do van một chiều không kín. Tốt nhất là xả hết không
khí đọng trong buồng bơm và mồi lại nước cho máy. Trường hợp miệng ống hút
nước vào máy bị tắc hoặc ống hút có chỗ bị gãy cần phải kiểm tra lại ống hút và
thay thế.
§ Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt, đầu bơm không nóng:
- Nguyên nhân là do ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn và
nước lọt vào cần phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi. Phần động cơ chạy có hiện tượng
nóng, tiêu hao nhiều điện là do dây động cơ bị chập vòng, dây phải quấn lại.
IV. MẠCH ĐIỆN CẦU THANG
IV.1 Tác dụng của mạch điện cầu thang.
Mạch điện cầu thang dùng công tắc 3 cực có thể giúp cho quá trình điều khiển
bóng đèn cầu thang một cách dễ dàng mà không mất nhiều thời gian cũng như
công sức.
IV.2 Sơ đồ nguyên lí của mạch điện cầu thang.
IV.2.1 Sơ đồ mạch
-Có 2 dạng sơ đồ mạch
+ Sơ đồ 1L
CC
CT1
CT2
§
1
3
5
4
2
6
N
+Sơ đồ 2:
L
N
CC1
CC2
CT1
CT2
L
N
§
1
5
3
2
4
6
*Chú ý: Trong thực tế thường hay sử dụng sơ đồ 1 vì:
-Tiết kiệm thiết bị
-An toàn cho người sử dụng và sửa chữa
IV.2.2 Nguyên lí hoạt động
-Xét sơ đồ mạch điện cầu thang lắp theo cách 1:
Giả sử ở trạng thái ban đầu công tắc CT1,CT2 ở vị trí như hình vẽ.
Ta bật CT1, tiếp điểm 1 và 5 nối tiếp với nhau. Dòng điện từ dây lửa L qua cầu
chì,qua tiếp điểm 1 tới tiếp điểm 5,sang tiếp điểm 4 tới tiếp điểm 5 qua bóng đèn
và quay về dây nguội N. Bóng đèn có dòng điện chạy qua và nó phát sáng.
Đi tới CT2,bật công tắc CT2 tiếp điểm 2 và 4 không nối tiếp nữa, khi đó không
có dòng điện qua đèn và nó không sáng nữa.
IV.3 Một số mạch điện cầu thang khác.
a)Mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn.
b)Mạch điện
cầu thang nhiều tầng dùng công tắc đa chiều
c)Mạch điện cầu thang sử dụng công tắc bất 6 chấu.
d)Hình ảnh một số loại công tắc 3 cực, 4 cực.