Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN QUẬN LIÊN CHIỂU – TP ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TÚY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.17 KB, 80 trang )



1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÍ HỌC













KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN QUẬN LIÊN
CHIỂU – TP. ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG MA TÚY







Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lập Trường
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Kim Xuân




Đà Nẵng, Năm 2010


2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh thời cơ mới, cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt
trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các vấn đề xã hội
phức tạp. Trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm nói chung và tội
phạm ma túy nói riêng.
Tệ nạn nghiện ma túy đã lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu
vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên.
Nghiện ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của TN, ảnh hưởng đến giống
nòi mà còn là một trong các nguyên nhân lớn gây tình trạng lây nhiểm HIV.
Theo điều tra có 80% người nhiểm HIV ở nước ta hiện nay là người tiêm
chích ma túy. Nghiện hút, tiêm chích ma túy còn là nguyên nhân dẫn đến các
tội phạm, gây rối an ninh trật tự. Người nghiện chẳng những tự hủy hoại đời
mình mà còn đem lại đau buồn cho gia đình và gây cho cộng đồng, xã hội
nhiều điề thương tâm.
Nhận thức đầy đủ tính chất nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề ma
túy, Bộ Chính trị, Chính phủ, mà trực tiếp là Ủy ban quốc gia phòng, chống
AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đề ra nhiều biện pháp kiên
quyết, đồng bộ nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời

sống xã hội.
TN là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng
quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh
vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và
sáng tạo. TN là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí truệ, luôn
năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Vị trí của TN là lực lượng
xung kích cách mạng; công tác TN là vấn đề sông còn của dân tộc. Và trong


3
công tác PCMT TN cũng là lực lượng xung kích. Tham gia tích cực vào công
tác PCMT TN sẽ có những kiến thức, sự hiểu biết về tác hại của ma túy, giáo
dục họ những kĩ năng sống để họ tự ra quyết định cho chính bản thân mình về
việc phòng và chống ma túy có hữu hiệu. Đồng thời họ cũng góp phần đẩy lùi
tệ nạn ma túy. Nhưng trong thực tế nhiều TN chưa tích cực tham gia công tác
PCMT. Hơn nữa, vấn đề thái độ của TN đối với công tác PCMT chưa được
nghiên cứu nhiều. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu thái độ của thanh niên
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đối với công tác phòng, chống ma túy”
để nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần định hướng thái độ
đúng đắn, tích cực cho TN quận Liên Chiểu trong công tác PCMT đạt hiệu
quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thái độ của TN quận Liên Chiểu- Tp. Đà Nẵng đối với công
tác PCMT. Từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết góp phần xây dựng thái
độ đúng đắn, tích cực cho thanh niên đối với công tác PCMT.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của TN quận Liên Chiểu đối với
công tác PCMT.
3.2. Khách thể nghiên cứu: TN quận Liên Chiểu
3.3. Khách thể khảo sát: Khảo sát 165 TN quận Liên Chiểu, thành phố

Đà Nẵng.
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên 165 TN thuộc địa bàn quận
Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Khi chọn ngẫu nhiên chúng tôi có lưu ý một số khía cạnh để có
thể phân tích so sánh giữa nam và nữ.
- Thời gian: Từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 05 năm 2010


4
- Địa điểm: Được tiến hành trên 5 phường thuộc quận Liên
Chiểu- Thành phố Đà Nẵng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu lí luận về thái độ của TN đối với công tác PCMT.
4.2. Xác định và đánh gía thái độ của TN quận Liên Chiểu đối với công
tác PCMT. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.
4.3. Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần xây dựng thái độ đúng
đắn, tích cực cho TN quận Liên Chiểu trong công tác PCMT.
5. Gỉa thuyết khoa học
5.1. TN quận Liên Chiểu có TĐ tích cực đối với công tác PCMT. Tuy
nhiên vẫn còn một số TN có TĐ chưa tích cực.
5.2. Có sự khác nhau về thái độ giữa nam thanh niên và nữ thanh niên trong
công tác PCMT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn trò chuyện
6.2.3. Phương pháp xử lí bằng thống kê toán học











5
PHẦN : NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA TN ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC PCMT
1.1.Tổng quan các nghiên cứu về thái độ
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu thái độ ở phương Tây
Khi nghiên cứu lịch sử thái độ trong tâm lý học phương Tây, nhà tâm
lý học người Nga P.N. Shikhirev đã chia quá trình này thành ba thời kỳ [9].
- Thời kỳ thứ nhất: (Từ khi khái niệm về thái độ được sử dụng đầu tiên
vào năm 1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai). Đây là thời kỳ phát
triển mạnh mẽ, với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào định
nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ giữa thái độ với hành
vi.
- Thời kỳ thứ hai (Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến cuối
những năm 50): Nét đặc trưng của nghiên cứu thái độ thời kỳ này là sự hoài
nghi của thái độ trong nghiên cứu hành vi. Vì lý do chiến tranh diễn ra trên
toàn thế giới, cùng với sự bế tắc trong quá trình lý giải các nghịch lý nảy sinh
khi nghiên cứu thái độ, nên ở thời kỳ này, các công trình nghiên cứu về thái
độ giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Thời kỳ thứ ba: (Từ cuối những năm 50 trở lại đây). Các nước phương

Tây phục hồi và phát triển trở lại sau chiến tranh. Cùng với sự phát triển đó,
các công trình nghiên cứu thái độ cũng được tiếp tục với nhiều ý tưởng, quan
điểm mới. Tuy nhiên chính lúc này tâm lý học về thái độ cũng lâm vào tình
trạng khủng hoảng.
Như vậy, có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ từ đầu thế kỉ XX cho đến
nay, ở phương Tây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ và cùng


6
với nó cũng xuất hiện nhiều phương pháp nghiên cứu mới về hiện tượng tâm
lý đặc biệt này.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó lại dựa vào “Thuyết hành vi”
đề cao vai trò của các yếu tố do con người tạo nên như thưởng, phạt mà
không chú ý nhiều đến các yếu tố môi trường, chủ thể trong việc hình thành
tri thức, kĩ năng.
Xu thế chung của nghiên cứu thái độ hiện nay ở phương Tây là nghiên
cứu ứng dụng, phục vụ cho các mục đích vận động bầu cử, tuyên truyền, tiếp
thị, bảo vệ môi trường…
1.1.1.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức
Trong quá trình nghiên cứu thái độ ở Liên Xô trước đây, có hai học thuyết
được coi là có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý học Liên Xô hơn cả. Đó là: Thuyết
tâm thế của D.N.Uznatze và thuyết định vị của V.Iadov.
- Thuyết tâm thế: Dựa vào các cơ sở thực nghiệm, D.N.Uznatze đã đề
ra “Học thuyết tâm thế” [theo 7]. Theo ông, " tâm thế là trạng thái trọn vẹn
của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện và thực hiện các hành động theo một
hướng nhất định" . Tâm thế là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động
nhất định, là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể.
Tâm thế xuất hiện khi có sự “tiếp xúc” giữa nhu cầu và các tình huống thoả
mãn nhu cầu, giúp cá nhân thích ứng với các điều kiện của môi trường.
Uznatze đã dùng khái niệm tâm thế với tư cách là khái niệm trung tâm,

nhằm khắc phục tính đơn giản và cơ học, quan điểm trực tiếp của hành vi đã
từng đóng góp một vai trò quan trọng trong tâm lý học truyền thống và tâm lý
học hành vi. Đồng thời, Uznatze cũng đưa ra phương pháp củng cố và thay
đổi tâm thế, một phương pháp nghiên cứu tâm thế độc đáo. Tuy nhiên, khái
niệm tâm thế mà Uznatze sử dụng lại là cái vô thức để giải thích hành vi của
con người. Ông mới chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh


7
lý mà không tính đến một cách đầy đủ các hình thức hoạt động phức tạp, cao
cấp khác của con người. Ông cũng không tính đến sự tác động của các yếu tố
xã hội cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội tới việc quy
định các hành vi của con người. Nhưng có thể nhận thấy rằng với những phát
hiện mới, “thuyết tâm thế” đã đóng vai trò là phương pháp luận khoa học cho
nhiều lĩnh vực cụ thể của tâm lý học hiện đại.
- Thuyết định vị: Dựa trên “thuyết tâm thế” của Uznatze, V.A.Iadov đã
phát triển khái niệm tâm thế và đưa ra “Thuyết định vị” [theo 7], nhằm điều
chỉnh các hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân. Iadov cho rằng con người có
một hệ thống các định vị khác nhau, rất phức tạp, và hành vi của con người bị
điều khiển bởi các tổ chức “định vị ” này. Theo Iadov, tâm thế của Uznatze
chỉ là các định vị ở bậc thấp nhất. Nó chỉ được hình thành khi có sự tiếp xúc
giữa nhu cầu sinh lý và đối tượng cần thoả mãn nhu cầu đó, đâu chỉ là “các
định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng của cá nhân trong các tình huống đơn
giản nhất”, mà phải ở bậc cao hơn các “định vị”, phức tạp hơn, được hình
thành trên cơ sở các hoạt động giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ.
Trên cấp bậc này là các “định vị” được hình thành trên cơ sở cũng như những
định hướng, sở thích được hình thành trong các lĩnh vực xã hội cụ thể. Còn
cấp bậc cao nhất của “định vị”, theo tác giả, tạo nên sự định hướng giá trị của
nhân cách, có tác dụng điều chỉnh hành vi và hoạt động trong những tình
huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách. Như vậy có

thể thấy, hệ thống “định vị” có thứ bậc từ thấp đến cao, điều chỉnh hành vi
của cá nhân trong các điều kiện xã hội ngày nay càng được mở rộng và ổn
định hơn. Từ hệ thống “định vị” chúng ta có thể lý giải một cách hợp lý hành
vi xã hội của cá nhân, cũng như những mâu thuẫn giữa hành vi với thái độ của
cá nhân. Đó là vì các "định vị” ở bậc thấp, bị điều khiển, bị chi phối bởi các
"định vị" ở bậc cao hơn. “Thuyết định vị ” đã nghiên cứu thái độ ở một góc


8
nhìn hoàn toàn mới. Nó đã thiết lập được mối liên hệ giữa những cách tiếp
cận hành vi của nhân cách từ các góc độ khác nhau như tâm lý học đại cương,
tâm lý học xã hội. Tuy nhiên thiếu sót chủ yếu của Iadov là đã không làm rõ
khái niệm "định vị “ là gì, đồng thời cũng không chỉ ra được cơ chế điều
chỉnh hành vi bằng các "định vị “ trong những tình huống xã hội.
Ngoài hai thuyết chủ yếu trên, nghiên cứu vấn đề thái độ ở Liên Xô trước đây
còn phải kể đến thuyết:
- Thuyết thái độ nhân cách: Của nhà tâm lý học V.N.Miaxisev cho rằng
nhân cách là một hệ thống thái độ. Theo tác giả, phản xạ có điều kiện chính là
cơ sở sinh lí học của thái độ có ý thức của con người với hiện thực. Miaxisev
chia thái độ ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các
trạng thái, các thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình thức thể hiện
tâm lý người. Tuy nhiên, Miaxisev lại cho rằng các quá trình tâm lý nhu cầu,
thị hiếu, hứng thú, tình cảm, ý chí,… đều là thái độ [theo 7, 25]. Có thể thấy
việc xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ là chưa thoả đáng, cũng như
coi thuộc tính tâm lý của nhân cách là thái độ cũng chưa có cơ sở. Tuy vậy,
Miaxisev vẫn là một trong những người đặt nền móng cho tâm lý học theo
quan điểm Macxit. Miaxisev cũng đã dùng thuyết thái độ nhân cách để sử
dụng trong Y học. Gần đây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ
bản của tâm lý học.
- Thuyết thái độ chủ quan: Khi nghiên cứu nhân cách, Ph.Lomov đã

phân tích vai trò định hướng của giá trị, sự liên kết, sự ràng buộc. Sự tình
cảm, ác cảm, hứng thú và các mặt khác trong nhân cách, từ đó ông cho rằng,
khái niệm chung nhất chỉ rõ các đặc điểm nêu trên của nhân cách là khía niệm
“thái độ chủ quan cá nhân”. Vì theo Lomov, “thái độ” ở đây không chỉ là mối
quan hệ khách quan của cá nhân với xung quanh, mà còn bao hàm cả việc
đánh giá, biểu hiện hứng thú của các cá nhân.


9
- Theo quan điểm của tâm lý học Mácxit: Thái độ là sự sẵn sàng ổn định
của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống,
thái độ vốn có xu hướng rõ rệt, hình thành theo quy định nhất quán phương
thức xử thế của cá nhân.
Nói tóm lại, khi nghiên cứu các vấn đề của thái độ, các nhà tâm lý học
Xô Viết đã vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách, gắn thái độ với
nhu cầu, với điều kiện hoạt động, với nhân cách, coi thái độ như là một hệ
thống, từ đó đưa ra cách lý giải hợp lý và khoa học về sự hình thành thái độ,
vị trí và chức năng của thái độ trong quá trình điều chỉnh hành vi và hoạt
động của cá nhân.
1.1.2. Các nghiên cứu thái độ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái độ nói chung, thái độ xã
hội nói riêng còn ít vì chịu ảnh hưởng nhiều của TLH Liên Xô (cũ). Tuy
nhiên, gần đây các quan điểm của TLH phương tây về thái độ đã bắt đầu được
các nhà nghiên cứu Việt Nam chú ý. Có thể kể tới một vài nghiên cứu của các
trác giả như: “Thái độ học tập của viên trường đại học An ninh nhân dân”
(Nguyễn Đức Hưởng- Luận văn thạc sĩ) [theo 14]; “Thái độ đối với quan hệ
tình dục trước hôn nhân của sinh viên Học viện Ngân hàng, phân viện thành
phố Hồ Chí Minh” (Lê Thị Linh Trang- Luận văn thạc sĩ); “Thái độ của sinh
viên trường đại học Luật Hà Nội đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiện”
(Chu Liên Anh- Luận văn thạc sĩ). Nhìn chung các nghiên cứu đều mang tính

thực tiển và quy mô nhỏ. Việc nghiên cứu thái độ mới chỉ bắt đầu thu hút sự
chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Vận dụng các thành tựu TLH trên thế giới vào thực tiển đất nước, các
nhà nghiên cứu Việt Nam đã xác định một số quan niệm cơ bản về thái độ.


10
Hiện nay, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu thái độ của thanh niên đối
với hoạt động phòng chống ma túy. Trong đó có một số đề tài liên quan đến
ma túy như:
- Kết quả khảo sát 310 sinh viên trường đại học Lao động- Thương
binh- Xã hội của Tiêu Thị Minh Hương về thực trạng nhận thức và thái độ đối
với ma túy [theo 3];
- Đề tài của Ngô Minh Tuấn “Nghiên cứu một số động cơ chủ yếu của
người phạm tội mua bán các chất ma túy ở trai giam Z30- Cục V26- Bộ Công
an”;
- Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma túy
của trẻ vị thành niên do PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm chủ nhiệm;
- Nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma tuý: nhân cách và hoàn cảnh xã
hội” của TS. Phan Thị Mai Hương (Viện tâm lý học) là một cách tiếp cận mới
về thanh niên nghiện ma tuý – cách tiếp cận từ góc độ của khoa học tâm lý.
Đề tài đã phân tích một cách khá sâu sắc những yếu tố nhân cách và những
yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi nghiện ma tuý của thanh niên [13]
Mỗi đề tài nghiên cứu liên quan đến thái độ đối với ma túy, mỗi đề tài
có mục đích, đối tượng riêng.
Như vậy, thái độ được các nhà tâm lý học nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Các tác giả đã dựa vào nhiều tiền đề lý thuyết khác nhau và đã
xem xét thái độ với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào
nghiên cứu về thái độ của thanh niên đối với công tác phòng, chống ma túy
nên đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.

1.2. Những cơ sở lý luận của đề tài.
1.2.1. Lý luận về thái độ.
1.2.1.1. Các lý thuyết về thái độ.


11
- Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein (1890) phát triển lý
thuyết hành động hợp lý trên cơ sở giả định rằng con người thường xuyên
hành xử theo các nhạy cảm, tính đến thông tin và thái độ trong hành động.
Có nghĩa là chúng ta chủ ý thực hiện một hành vi nếu chúng ta đánh giá nó
tích cực và thái rằng hành vi đó đã được xã hội chấp nhận, ủng hộ, chúng ta
hành động theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn thường có trong xã hội. Những
điều này dựa vào kinh nghiệm của bản thân trước một sự vật hiện tượng nào
đó, trên cơ sở kinh nghiệm gắn kết hành vi của chúng ta theo một tình huống
cụ thể, tù đó đánh giá hành vi đó hợp lý hay không hợp lý, khi đó sẽ hình
thành nên thái độ của cá nhân.
Những tiêu chuẩn cảu xã hội này chủ yếu nằm trong một nhóm xã hội cụ thể
theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực này.
- Thuyết cân bằng của Heider (1944): Ông cho rằng tìm hiểu nhận thức
hay quan điểm của con người về các mối quan hệ của họ là tiền đề để tìm hiểu
các hành vi của họ. Theo ông con người luôn có mong muốn thái độ của mình
luôn nhất quán với nhau, do đó nếu không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất
cân bằng nhận thức, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng cho con
người, vì vậy họ sẽ luôn có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng trong thái độ.
- Thuyết đồng hóa và tương phản: Trong khi Thurstone ngụ ý rằng con
người có thể đưa ra những phán đoán vô tư hoàn toàn độc lập về tính có lợi
hay bất lợi của nhiều phát biểu thái độ khác nhau, thì Sherif và Hovland
(1961) cho rằng con người thường sử dụng kinh nghiệm cá nhân của riêng
mình như một chuẩn đánh giá các phát biểu khác. Vì nếu cá nhân đó nhận
thấy rằng việc đó là có thể chấp nhận được sẽ đánh giá có lợi hơn và tích cực

hơn giống với suy nghĩ của họ so với thang điểm chung. Điều này gọi là tác
dụng đồng hóa.


12
Đôi khi phát biểu cực đoan tạo ra tác dụng mà Sherf và Hovland gọi là tác
động dội lại. Sự tương phản được hình thành do sự khác nhau giữa phát biểu
và giá trị riêng của cá nhân mạnh đến mức tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trái
ngược với thái độ theo chủ ý. Mặc dù hầu hết những tác động dội lại là không
phổ biến, chúng thường có khuynh hướng bị những phát biểu rơi vào phạm vi
chấp nhận tác động vì chúng ta đang đồng hóa chúng dễ hơn.
- Lý thuyết thái độ theo đánh giá xã hội: Một nhóm lý thuyết khác
xem thái độ như một hình thức đánh giá xã hội, giống như cách đoán vật lý
khi chúng ta đoán kính thước hay vật gì đó trên đường cách xa bao nhiêu.
Nhưng lý thuyết này bắt nguồn từ công trình của Thurstone năm 1928, ông
cho rằng con người đánh giá một phát biểu đối với đối tượng bất lợi hay có
lợi đến mức nào, đặc biệt khi quan niệm cá nhân ảnh hưởng.
1.2.1.2. Khái niệm về thái độ.
Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng
với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, thì đồng thời cũng xuất hiện
những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ.
Năm 1918 của hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki.
Hai nhà tâm lý học này cho rằng: “thái độ là định hướng chủ quan của cá
nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” .
Hai ông cũng cho rằng : “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với
một giá trị”. Như vậy, W.I.Thomas và F.Znaniecki đã đồng nhất thái độ với
định hướng giá trị của cá nhân.
G.W. Allport – nhà tâm lý học Mỹ, năm 1935 ông đã định nghĩa “ Thái
độ là trạng thái sẳn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được tổ chức thông

qua kinh nghiệm, điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đến các phản ứng
của cá nhân với tất cả khách thể và tình huống mà nó quan hệ”, “ thái độ là xu


13
hướng phản ứng của một người theo cách có lợi hoặc bất lợi với các đối
tượng và tình huống mà người đó gặp phải” [theo 7]. Ông nhấn mạnh điều
kiện ứng xử khi ông định nghĩa “thái độ là trạng thái suy nghĩ hay thần kinh
của sự phản ứng có ảnh hưởng điều khiển hoặc tạo động cơ thúc đẩy ứng xử
và được cấu trúc qua kinh nghiệm” [theo 7]. Tổng kết 17 định nghĩa về thái
độ, Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ như sau: Thái độ là trạng thái tinh
thần và hệ thần kinh; thái độ là sự sẵn sàng phản ứng; thái độ là trạng thái có
tổ chức; thái độ được hình thành trên kinh nghiệm của quá khứ; thái độ là
điều khiển ảnh hưởng tới hành vi.
Định nghĩa này được nhiều nhà TLH thừa nhận vì nó trả lời kha rõ các câu
hỏi cơ bản như: Thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ? Vai trò và chức năng
của thái độ? Tuy nhiên, tác giả lại không đả động gì đến vai trò của môi
trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ.
Sau này, nhà tâm lý học T.M.Newcom cũng đưa ra một định nghĩa
tương tự như định nghĩa của Allport. Ông cho rằng: “thái độ chính là một
thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối
tượng hay sự việc có liên quan”
Vào năm 1964, nhà tâm lý học nhân cách người Mỹ là J.P.Guilford đã
đưa ra một định nghĩa về “thái độ”, dựa trên quan niệm cho rằng nhân cách
bao gồm bảy khía cạnh tạo nên một cấu trúc độc đáo. Bảy khía cạnh đó là:
Năng lực, khí chất, giải phẫu, hình thái, nhu cầu, hứng thú và thái độ. Và ông
đã định nghĩa: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến
những hoàn cảnh xã hội” [theo 7] , không chỉ một mình Guilford, mà hầu như
tất cả các tác giả viết về tâm lý học nhân cách đều coi “thái độ” như là một
thuộc tính của nhân cách.



14
Chính V.N.Miaxisep, một nhà tâm lý học Xô Viết, đã cho rằng “Thái
độ là điều kiện khái quát bên trong của hệ thống các hành vi của con người
…”. Còn A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1975 cũng định nghĩa:
“Thái độ là thuộc tính tâm lý, bao gồm niềm tin, lý tưởng, hứng thú, thái độ
xã hội”. Trước A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1935, H.Fillmore đã
đưa ra một định nghĩa mới về thái độ: “Thái độ là sự sẵn sằng phản ứng tích
cực hay tiêu cực đối với một đối tượng hay một biểu tượng trong môi trường”
[theo 7]. Fillmore còn khẳng định “thái độ là sự định hướng của cá nhân tới
các khía cạnh khác nhau của môi trường, và thái độ là một cấu trúc mang tính
động cơ”.
Năm 1971, một nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis đã đưa một
định nghĩa khác về thái độ. Ông cho rằng : “Thái độ là những tư tưởng được
tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm . Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở
một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của
con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng,
cũng như cách sử sự của họ đối với đối tượng đó".
R.Marten khi phân tích định nghĩa của Allport và định nghĩa của
Triandis đã đưa ra một định nghĩa: “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối
với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ (nhận thức)
xúc cảm và hành vi. Thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành
vi vì thái độ được xác định bởi tính thống nhất bên trong của nó”[theo 22],
Còn gần đây, James.W. Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích
hay không thích một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh
hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”. Nhà
tâm lý học John Traven cũng định nghĩa: “Thái độ là cách cảm xúc, tư duy và
hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người đó” [theo 7]



15
Trong khi đó, khi nghiên cứu về thái độ, một nhà tâm lý học Xô Viết
không sử dụng khái niệm “thái độ ” mà dùng thuật ngữ tương đương là “tâm
thế” khi giải thích hành vi của con người, mà điển hình là Uznatze với “thuyết
tâm thế”. Uznatze cho rằng “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý
thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đối lập lại với các trạng thái
tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó là một
trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể…Tính khuynh hướng năng động mà
tâm thế là một yếu tố toàn vẹn theo một khuynh hướng nhất định nhằm một
tính năng động nhất định. Đó là sự phản ánh cơ bản, đầu tiên đối với tác động
của tình huống, mà trong đó, chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”. Còn
các nhà tâm lý học xã hội Lêningrat (Liên Xô cũ) lại quan niệm “thái độ là
những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân.”
Qua các ví dụ trên, ta thấy, hầu hết các định nghĩa đều giải thích “thái độ”
dưới góc độ chức năng của nó. Thái độ định hướng hành vi, ứng xử của con
người. Nó thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản
ứng của con người tới đối tượng có liên quan.
Tâm lý học nói chung và tâm lý học Macxit nói riêng một cách cụ thể và
chính xác, “cần phải chọn tiêu chuẩn chức năng làm điểm tựa”.
Trong tâm lý học Macxit, đó là chức năng của thái độ trong hoạt động
hợp tác”. Trong tâm lý học xã hội Mỹ hiện đại, khi định nghĩa về thái độ, một
số tác giả thường đề cập nhiều đến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức
năng của thái độ, như Davis Myers đã coi “thái độ” là “phản ứng có thiện chí
hay không thiện chí về một điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện
trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi có chủ định.
Hay như nhà tâm lý học W.J.Mc Guire thì định nghĩa rằng: “thái độ là bất cứ
sự thể hiện nào đó về mặt nhận thức, tổng kết sự đánh giá của chúng ta về đối



16
tượng của thái độ, về bản thân, về những người khác, về đồ vật, về hành động,
sự kiện hay tư tưởng”.
Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của
các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một bộ
phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ,
về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi .
Trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thái độ được định nghĩa
là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một
vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên
ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào
đó” [19].
Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định
nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh:
“tâm thế-thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các
thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”[22]
Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại
New York năm 1996 thì lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền
vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất
quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng
ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất
quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng
có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối
tượng”.
Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách
ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được


17

cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ
ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau.
Tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ. Chúng tôi đã xem
xét, phân tích các định nghĩa đó, và cho rằng: Thái độ là những đánh giá bền
vững dương tính hoặc âm tính về con người, sự vật hiện tượng, thể hiện qua
các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi đối với đối tượng nào đó.
1.2.1.3. Đặc điểm của thái độ
Năm 1957 G.W. Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ: Là trạng thái
tinh thần của hệ thần kinh; là thái độ sẵn sàng của phản ứng; là trạng thái có
tổ chức; được hình thành trên kinh nghiệm từ quá khứ; thái độ điều khiển và
ảnh hưởng tới hành vi.
Ngoài ra thái độ còn có những đặc điểm sau:
- Tính phân cực: Bất kỳ một thái độ nào cũng được biểu hiện bằng sự
đồng tình hay phản đối, thích hay không thích, tích cực hay không tích cực.
- Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ
giữa ba thành phần của thái độ. Hệ thống thái độ đã được hình thành ở người
trưởng thành thì đó là thuộc tính tâm lý khá bền vững.
- Cường độ: là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ.
- Mức độ: Thái độ thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức
độ biểu hiện có thể là không giống nhau.
1.2.1.4. Cấu trúc của thái độ
Mặc dù có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thái độ, song
các nhà TLH đều nhất trí ới cấu trúc ba thành phần của thái độ do M.Smith
đưa ra (1942) [theo 7]. Theo ông thái độ bao gồm tình cảm, nhận thức, hành
động của cá nhân đối với đối tượng.
+ Yếu tố nhận thức: Là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ,
cho dù kiến thức đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay


18

không. Nhận thức là yếu tố tiền đề, đầu tiên trước một đối tượng nào đó. Con
người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ thấp nhất là
nhận thức cảm tính bao gồm cam giác, tri giác; ở mức độ cao là nhận thức lý
tính bao gồm tư duy, tưởng tượng. Hai mức độ này có mối quan hệ chặt chẻ
với nhau, bổ sung nhau, chi phối lẩn nhau trong cùng một hoạt động thống
nhất của con người.
Nhận thức trong cấu trúc của thái độ thể hiện chủ yếu ở những quan
điểm, những đánh giá của chủ thể về đối tượng của thái độ. Đặc biệt, một
trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhận thức của thái độ là quan điểm
và đánh giá về mối quan hệ mà đối tượng của thái độ có được với mục đích
quan trọng nào đó.
Nhận thức là một quá trình lĩnh hội trí thức kinh nghiệm, nhờ tri thức
có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc và khả năng đánh giá đối tượng.
+ Yếu tố xúc cảm, tình cảm: Xúc cảm, tình cảm là thái độ rung cảm của
cá nhân đối với sự vật hiện tượng liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con
người. Thể hiện sự hài lòng, dễ chịu, thông cảm, vui sướng, mừng rỡ hoặc
khó chịu, bất bình, tức giận…tức là có cảm tình hay không có cảm tình với
đối tượng và ở sự rung động, quan tâm chú ý đến đối tượng.
Xúc cảm, tình cảm là biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện
tượng xảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết đến sự thõa mãn hay
không thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.
Vì vây, yếu tố xúc cảm, tình cảm được xem như một chỉ báo quan trọng
khi nghiên cứu về thái độ.
Tuy nhiên, trong quan hệ với đối tượng, xúc cảm luôn luôn mang sắc
thái chủ quan của cá nhân. Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối
tượng những thuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức


19
sai lệch về đối tượng “yêu nên tốt ghét nên xấu”, phản ảnh rõ ràng ảnh hưởng

của tình cảm với nhận thức.
+ Yếu tố hành vi: Hành vi được coi như một cấp độ biểu hiện của thái
độ, đó là những biểu hiện ra bên ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân
với đối tượng của thái độ và được chia làm hai loại: hành vi tích cực và hành
vi tiêu cực.
Hành vi có thể biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá còn
thái độ bên trong đối với hành vi đó của bản thân được thể hiện ở sự tự đánh
giá theo tiêu chuẩn mà chủ thể cảm nhận.
Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau. Trong thức tế yếu tố tình
cảm thường chứa đựng các yếu tố ý thức và yếu tố hành vi có các khía cạnh
của yếu tố tình cảm. Tùy theo tình huống mà một thành phần nào đó chiếm vị
trí chủ đạo chi phối hanh vi cá nhân. Cấu trúc ba thành phần là cơ sở cho việc
xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu vấn đề này.
1.2.1.5. Cơ chế hình thành thái độ
Nhà TLH người Đức M. Vorwerg và H. Hiebscb cho rằng thái độ được
hình thành thông qua 4 cơ chế tâm lý xã hội sau:
1.2.1.4.1. Bắt cước: Đó là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát
là học qua phương thức hành vi hoặc phản ứng mà không cần sử dụng những
kĩ thuật giáo dục theo một phương thức nào cả.
1.2.1.4.2. Đồng nhất hóa: Là sự bắt chước một cách tự giác, có ý thức,
tức là quá trình chủ thể hất bản thân mình với cá nhân khác cảu nhóm này hay
nhóm khác dựa trên một mối quan hệ xúc cảm và đồng thời chuyển những
chuẩn mực, giá trị vào thế giới nội tâm của mình. Hay nói cách khác đó chính
là quá trình cá nhân tự đặt mình vào người khác để suy nghĩ và hành động
như người khác.


20
1.2.1.4.3. Giảng dạy: Là một cách đặc biệt của truyền đạt thông tin
nghĩa là cá nhân được người khác tác động tới thông báo truyền đạt thông tin.

1.2.1.4.4. Chỉ dẩn: Là hình thức hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải
hành động tích cực theo hướng dẫn nào đó trong quá trình tiếp thu lĩnh hội tri
thức.
Các cơ chế tuy khác nhau nhưng đều ảnh hưởng tới sự hình thành, củng
cố hay thay đổi thái độ.
1.2.1.6. Chức năng của thái độ.
Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể thấy thái độ xã hội có
một số chức năng chủ yếu sau:
1.2.1.6.1. Chức năng thích nghi: Tùy vào những trường hợp cụ thể mà
con người thay đổi thái độ do tác động của môi trường xung quanh để phù
hợp hơn.
1.2.1.6.2. Chức năng biểu hiện giá trị: Thái độ là phương tiện giúp con
người biểu lộ cảm xúc, đánh giá, hoạt động và thể hiện giá trị nhân cách của
mình.
1.2.1.6.3. Chức năng tiết kiệm, trí lực: Cá nhân tiết kiệm trí lực, năng
lực thần kinh, cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc.
1.2.1.6.4. Chức năng tự vệ: Thái độ giúp con người tìm cách tự bào
chữa, tìm lý do giải thích, hợp lý hóa hành vi của mình, giảm bớt xung đột nội
tâm.
1.2.1.6.5. Chức năng thỏa mãn nhu cầu: Thái độ được hình thành như
là kết quả củ những thành công hay thất bại trong quá khứ mỗi con người sau
khi được hình thành, thái độ vẫn tiếp tục có ích trong công việc giúp con
người thỏa mãn các nhu cầu hoặc đạt được các mục đích.
1.2.1.6.6. Chức năng điều khiển hành vi và hoạt động: Đây là chức
năng mà các nhà TLH chú ý, quan tâm hơn cả, họ tập trung làm rõ các cơ chế,


21
thực hiện các chức năng của thái độ, tìm ra các điều kiện để các chức năng đó
được thực hiện.


1.2.1.7. Các loại thái độ
Nghiên cứu về thái độ, các nhà TLH đã tiến hành phân loại thái độ.
Đứng ở góc độ khác nhau các nhà TLH phân loại thái độ theo các cách khác
nhau.
- Dựa vào tính chất của thái độ V.N.Miasixev đã chia thái độ thành các
loại: Thái độ tích cực hay thái độ tiêu cực, thái độ trung tính hay phân cực.
Biểu hiện của nó có thể là phản ứng hoặc đánh giá thích hay không thích,
đồng ý hay phản đối [theo 7].
- Dựa vào tính chi phối của thái độ B.Ph.Lomov đã chia thái độ thành
hai loại: Thái độ chủ đạo hay thứ yếu. Các loại thái độ chủ đaọ( hay chi phối)
là các loại thái độ có liên quan đến mục đích sống và động cơ chủ đạo của cá
nhân, chi phối toàn bộ hệ thống của thái độ [1].
- PGS.TS Ngô Công Hoàn phân thái độ thành hai loại: Thái độ thái độ
tích cực và thái độ tiêu cực. Ông cho rằng thái độ tích cực đối với hành động
hoạt động của mình thì kết quả hành thường đạt kết quả tốt hơn so với thái độ
tiêu cực. Thái độ tích cực thường có chí tiến thủ, luôn nghỉ về trách nhiệm cá
nhân mình đối với thái độ tiêu cực thì ngược lại.
- H.Fillmore: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối
với đối tượng hay một biểu tượng trong môi trường.
- V.F.Lomop: Khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ bản của
tâm lý học đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách. Ông phân chia thái
độ thành 3 loai: tích cực, tiêu cực, trung tính.
+ Thái độ tích cực: Thái độ có chức năng định hướng, điều chỉnh hành
động cá nhân, thích nghi của cá nhân đối với điều kiện môi trường và hoạt
động.


22
+ Thái độ tiêu cực: Chỉ thái độ không muốn hành động, là biểu hiện

xấu, đi ngược lại chuẩn mực xã hội, coi thường, thờ ơ, uể oải, đối phó…với
sự vật, hiện tượng xung quanh. Khi thái độ tiêu cực xuất hiện sẽ dẫn tới sự bi
quan, chán nản, lo sợ, tính tích cực giảm sút.
+ Thái độ trung tính: Chỉ thái độ bàn quang, không đồng tình cũng
không ủng hộ, không có chính kiến của mình.
Tổng hợp các quan điểm của các tác giả về cách phân loại thái độ ở đề
tài này chúng tôi phân biệt thái độ được phân thành hai loại: Thái độ tích cực
và thái độ tiêu cực.
1.2.1.8. Các mức độ của thái độ
Dựa vào các chỉ số khác nhau của thái độ, các nhà TLH đã phân chia
thái độ thành các mức độ khác nhau. Theo H.Benesh nhà TLH người Đức thái
độ gồm các mức độ sau:
- Về mức độ: Nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên, cao
hay thấp.
- Về cường độ: Mức tích cực, nhiệt tình, chủ động.
Theo B.Ph.Lomov [1]:
- Xét về cường độ: Thái độ gồm các mức độ: mạnh hay yếu, trong quá
trình phát triển thái độ, có thể ở thời kỳ gia tăng (rất mạnh mẽ) hoặc thời kỳ
suy yếu. Khi thái độ ở cường độ bão hòa có thể dẫn đến sự thay đổi tính chất
của thái độ.
- Xét về độ rộng: Sự phong phú hay hạn hẹp của thái độ, thể hiện ở tập
hợp các đối tượng hay khía cạnh của hoạt động mà cá nhân tỏ thái độ.
- Xét về mức độ tích cực: Mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với tính
tích cực của cá nhân.
- Mức độ ý thức: Thái độ của cá nhân là thái độ có ý thức, cá nhân nhận
được thái độ của mình.


23
Dựa trên quan điểm của các tác giả, có thể xác định các mức độ của đề

tài như sau:
- Mức độ: Rất tích cực, tích cực, ít tích cực, chưa tích cực
- Mức độ: Thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, chưa bao giờ
1.2.1.9. Sự thay đổi của thái độ
Người ta đã tốn rất nhiều công sức nghiên cứu liệu có thể thay đổi được
thái độ thông qua cố gắng ảnh hưởng hay không? Một trong những công trình
nghiên cứu tổng quát nhất hơn 50 năm qua trong lĩnh vực này là khảo cứu của
Yale của nhà TLH xã hội Hovland và cộng sự về thông điệp thuyết phục có
tính hiệu quả [theo 7]. Vì nhà nghiên cứu này đang làm việc cho trường đại
học Yale nên gọi là quan điểm Yale về biến đổi thái độ.
Theo quan điểm của Yale, người ta có thể thay đổi thái độ nhất là trước
các thông điệp thuyết phục. Vì vậy, họ đã nghiên cứu tác dụng của truyền
thông thuyết phục, nghĩa là những người được nghiên cứu phải chịu nhận
những truyền thông (biện luận) có sức thuyết phục ít hoặc nhiều xuất phát từ
một hay nhiều nguồn truyền thông. Cuối dùng nghiên cứu ảnh hưởng của
truyền thông lên thái độ của những người được thí nghiệm: Sự phụ thuộc của
độ lớn của sự thay đổi thái độ và các đặc trưng của truyền thông, bộ truyền
thông, sự truyền thông, bối cảnh truyền thông và nhóm mục tiêu cụ thể.
Quan điểm của Yale về biến đổi thái độ đã đưa ra rất nhiều thông tin
hữu ích về việc thay đổi thái độ như thế nào để phản ứng lại các thông điệp
thuyết phục.
Song song với lý thuyết của Yale và nghiên cứu về hệ quả, người ta
cũng xây dựng lý thuyết cố gắng giải thích sự thay đổi thái độ. Trong đó có
các lý thuyết sau:
- Lý thuyết về học tập: Đối với một số nhà TLH xã hội, lý thuyết học
tập truyền thống giúp giải thích biến đổi về thái độ. Họ xem biến đổi thái độ


24
chủ yếu là một quá trình học tập được lý giải tốt nhất bằng các quy luật về

học tập. Xem xét các công trình của Hovland và cộng sự tại Đại học Yale
(Hovland, Janis và Kelley, 1953). Giả thuyết cơ bản của họ là rất đơn giản:
Người ta thay đổi thái độ vì nghĩ mình sẽ được tặng thưởng nếu làm thế. Do
đó phần tặng thưởng càng lớn thì thái độ càng biến đổi dữ dội. Hovland và
cộng sự đã gọi phần thưởng mong đợi này là động cơ khích lệ. Trong khi có
những lý thuyết học tập khác về biến đổi thái độ.
- Thuyết tiếp cận và thay đổi thái độ như là quá trình học hỏi: Theo
thuyết của Staats, tiếp nhận và thay đổi thái độ thể hiện quá trình học hỏi
được điều khiển bởi khuyếch đại. Theo nguyên tắc phản xạ có điều kiện cổ
điển đã xây dựng được mô hình thái độ - bộ khuyếch đại – phân biệt. Nó phát
biểu rằng, sự thay đổi sẽ đạt được nhờ kết hợp của một kích thích không điều
kiện (nội dung của một thông tin khác với thái độ của người nhận) mà sau đó
nó sẽ tiếp thu tính chất gây ra cùng phản ứng cảm xúc như kích thích không
điều kiện ngay cả khi không còn kích thích này nửa. Tạo phản xạ có điều kiện
một cách cổ điển là trường hợp một kích thích tạo phản ứng cảm xúc được lặp
lại cùng với một kích thích chung chung cho đến khi kích thích chung chung
có được tính chất của kích thích ban đầu.
- Thuyết đồng hóa tương phản của Sherif và Hovland: Coi sự thay đổi
thái độ là quá trình thụ cảm. Thuyết này xuất phát điểm là các phán xét xã
hội, kể cả thái độ, là kết quả của sự so sánh. Mỗi người quy định những thụ
cảm liên quan đến một đối tượng nhất định, vào một khoảng chấp nhận, dửng
dưng hay từ chối trên một thang đo tương ứng. Nếu các bộ truyền thông rơi
vào một khoảng không chấp nhận thì chúng sẽ giông thực tế hơn, được đánh
giá là hợp quy và không có định kiến và gây ra sự thay đổi thái độ. Còn nếu
các bộ truyền thông rơi vào khoảng không từ chối, thì người nhận sẽ thụ cảm
chung xa với công việc của mình hơn là chúng vốn dĩ như vậy.


25
- Sự thay đổi thái độ theo quan điểm nhận thức: Tác giả của thuyết này

cố gắng chỉ rõ xem yếu tố nào ảnh hưởng tới thái độ vẫn giữ nguyên, hơn thế
nó còn vững hơn trước những nổ lực gây ảnh hưởng trong tương lai nếu trước
đó người đó đã buộc phải tìm hiểu lý lẽ đã phản bác.
- Thuyết kháng cự của Brehm: Nêu định đề rằng sẽ xảy ra hiệu ứng gậy
ông đập lưng ông nếu người nhận cảm thấy bộ truyền thông bắt buộc phải tiếp
thu ý kiến của nó ở mức độ không chấp nhận được.
- Lý thuyết về không đồng bộ trong nhận thức: Người ta đã biến đổi thái
độ bằng việc biến đổi hành vi. Theo lý thuyết này, con người rơi vào trạng
thái mất đồng bộ khi họ làm một điều gì đó phương hại đến hình ảnh đàng
hoàng, tử tế của bản thân, đặc biệt khi họ không có một cách lý giải rằng hành
vi ấy do ngoại cảnh khách quan. Khi không tìm được lý lẽ bên ngoài để biện
hộ cho hành vi của mình thì cố tìm lý lẽ bên trong bằng cách đưa ra nhận thức
và hành vi của họ đến gần với nhau hơn và điều này dẫn đến sự thay đổi trong
thái độ. Hiện tượng này được đề cập đến như một sự tán thành, một thái độ
đối lập. Tức quá trình trong đó người ta được thuyết phục công bố một ý kiến
hay một thái độ đối lập là một cách thức mạnh mẽ để làm thay đổi thái độ của
con người.
1.2.2. Những vấn đề lí luận chung về công tác phòng, chống ma túy.
1.2.2.1. Khái niệm ma túy.
Luật phòng chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 9-12-2000
quy định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành (khoản 1 Điều 2).
Từ các quy định của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam chúng ta có
thể hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa
vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý

×