Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.15 KB, 92 trang )

LỜI CAM KẾT
Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài này do chính nhóm chúng tôi thực hiện.
Nếu có sao chép chúng tôi chấp nhận điểm 0.
Ngày 15 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nhóm 13
Trang 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN
1.1.1 Định nghĩa kiểm toán
Vũ Hữu Đức và cộng sự (2011) đã viết: “Có nhiều định nghĩa khác nhau
về kiểm toán, nhưng hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là: “Kiểm
toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được
kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin
đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực
hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.”
1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.2.1 Định nghiã
Theo VSA 400.10 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ - định nghĩa:
“Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn
vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ
pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian
lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản
lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao
gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát và các thủ tục kiểm soát.”
1.1.2.2 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ
Để nghiên cứu HTKSNB, KTV cần tiến hành theo các bước sau
 Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trước tiên, KTV cần tìm hiểu về những bộ phận của HTKSNB bao gồm:
Tìm hiểu về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông


tin và truyền thông, giám sát. Công việc này yêu cầu “Kiểm toán viên phải có
sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ để
phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Sự hiểu biết này bao gồm hai
phương diện, đó là hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế phù hợp không,
và chúng có được đơn vị thực hiện trên thực tế hay không. ” (Vũ Hữu Đức và
cộng sự, 2011).
Đoạn 22 VSA 400 có nêu “Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải dựa vào:
- Kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và
về đơn vị;
Trang 1
- Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, với các phòng, ban và
đối chiếu với các tài liệu liên quan;
- Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp;
- Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, như: tổ chức hệ
thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý
các nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị.”
Sau khi đã tìm hiểu về HTKSNB, KTV cần phải lập hồ sơ về những
thông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về kiểm soát nội bộ. Hồ sơ
thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu
hỏi về HTKSNB hoặc lưu đồ tùy theo sở thích của KTV. Ngoài ra, KTV nên
sử dụng thêm phép thử walk – through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiện
trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa sau khi đã tiến hành mô tả kiểm
soát nội bộ bằng các công cụ nêu trên.
 Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
“Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. VSA
400.28 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về

rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các
loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”
“Cơ sở dẫn liệu là những giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản
lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Cơ sở
dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối với
việc soạn thảo, trình bày và công bố báo cáo tài chính theo đúng với các chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành”. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011).
Cơ sở dẫn liệu của một BCTC bao gồm: Hiện hữu; quyền và nghĩa vụ;
phát sinh; đầy đủ; đánh giá; chính xác; trình bày và công bố.
Các bước thực hiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
- Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu
Kiểm toán viên tiến hành xác định những sai phạm tiềm tàng và xem xét
các nhân tố ảnh hưởng có thể tạo rủi ro có những sai lệch trọng yếu. Đối với
những hoạt động kiểm soát có liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu, KTV nên
nghiên cứu cẩn thận câu trả lời trên bảng câu hỏi cũng như quan tâm đến
Trang 2
những điểm mạnh, điểm yếu được thể hiện trên lưu đồ hoặc trên bảng tường
thuật.
- Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu
Các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu được KTV
nhận biết khi tiến hành nghiên cứu các bảng mô tả. Tiếp theo, KTV sẽ trình
bày các sai phạm tiềm tàng cũng như những thủ tục kiểm soát chủ yếu để ngăn
chặn hoặc phát hiện các sai phạm tiềm tàng cụ thể trong bảng kiểm tra.
- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Dựa trên những bằng chứng thu thập được thông qua việc tìm hiểu
HTKSNB cũng như thông qua phép thử walk – through, KTV tiến hành đánh
giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Mức rủi ro kiểm soát lúc này thường được đánh giá
ở mức cao nhất có thể. Sau đó, từ những bằng chứng có được thông qua việc
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ quyết định giữ nguyên mức rủi ro
như đánh giá ban đầu hoặc đánh giá thấp hơn mức tối đa.

 Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương
trình kiểm toán
Đoạn 06 VSA 300 có định nghĩa: “Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ
những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc
kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện
kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần
hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời
gian ước tính cần thiết cho từng phần hành.”
Thử nghiệm kiểm soát là thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng về tính
hữu hiệu của việc thiết kế và vận hành HTKSNB.
Ngoài ra, VSA 400.33 có nêu: “Kiểm toán viên phải thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện:
- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai
sót trọng yếu;
- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và
hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.”
Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của
HTKSNB gồm
Trang 3
- “Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu
được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ
thống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chi
tiền có được phê duyệt đầy đủ hay không;
- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm
soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng
chứng kiểm soát hay không;
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại
bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm

kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có
được đơn vị thực hiện hay không.” (VSA 400, 36).
Điều kiện để áp dụng thủ tục kiểm soát là đánh giá ban đầu về rủi ro
kiểm soát là không tối đa. Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá tối đa và
xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không thực hiện
các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản
ở mức độ phù hợp.
 Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm
cơ bản dự kiến
“Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên
thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng
theo tỷ lệ phần trăm) trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Thông thường tỷ
lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở các mức từ 2% đến 20% như sau
Mức độ tin cậy dự kiến vào
thủ tục kiểm soát
Mức độ sai lệch
có thể bỏ qua
Cao 2% - 7%
Trung bình 6% - 12%
Thấp 11% - 20%
Không tin cậy Không kiểm tra
Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai
phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được
xem là hữu hiệu. Ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì
thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu”. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011).
Kiểm toán viên cũng cần lưu ý trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTV
cần xem xét nguyên nhân của sai phạm. Đoạn 40 VSA 400 đã viết: “Dựa trên
kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem hệ thống
kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu
về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn thì kiểm toán viên phải

Trang 4
xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và
phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.”
1.1.3 Bằng chứng kiểm toán
1.1.3.1 Định nghĩa
Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu
thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm
toán viên hình thành nên ý kiến của mình. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011).
Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài
chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.
Theo như chuẩn mực kiểm toán quốc tế 500.02 “ Kiểm toán viên cần
phải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khi
đưa ra kết luận kiểm toán”. Bằng chứng là những minh chứng cụ thể cho
những kết luận kiểm toán. Trong kiểm toán cùng những kết luận kiểm toán
(báo cáo kiểm toán), bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm
toán. Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là
cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm. (Nguyễn Quang Quynh, 2005).
1.1.3.2 Các phương pháp thu thập
Theo đoạn 20 VSA 500: “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán
bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và
quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc
vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.” Trong từng trường hợp,
để đạt được các mục tiêu kiểm toán, KTV tiến hành lựa chọn các phương pháp
thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau hoặc có thể phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp tùy theo sự xét đoán nghề nghiệp.
- Kiểm tra: “Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và
các tài liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình. Việc kiểm tra
nói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tuỳ thuộc vào nội
dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tuỳ thuộc vào hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Bốn nhóm tài liệu chủ yếu

sau đây cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng với độ tin cậy khác
nhau:
. Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ;
. Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ;
. Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ;
. Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ.
Trang 5
Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện
hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu
và giá trị của tài sản đó.” (VSA 500.21)
- Quan sát: “Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một
thủ tục do người khác thực hiện…” (VSA 500.22)
- Điều tra: “Là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở
bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức
gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm
toán viên những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố
các bằng chứng đã có.” (VSA 500.23)
- Xác nhận: “Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác
minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán…” (VSA 500.24)
- Tính toán: “Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số
liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác
hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên.” (VSA 500.25)
Quy trình phân tích: “Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất
quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối
quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch
lớn so với giá trị đã dự kiến.” (VSA 500.26)
1.1.4 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
1.1.4.1 Xác lập mức trọng yếu
a) Khái niệm trọng yếu
Theo VSA 330.04 – Trọng yếu – định ngĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ

dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trong báo cáo tài chính.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu
chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử
dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của
thông tin và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điềm chia cắt chứ không phải
là một nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải
xem xét cả trên phương diện mặt định lượng và mặt định tính. (Võ Anh Dũng
và cộng sự, 2011)
a) Xác định mức trọng yếu
Mức trọng yếu được xem xét ở hai mức độ: mức độ tổng thể của BCTC
và mức độ từng khoản mục
Trang 6
- Mức độ tổng thể của báo cáo tài chính (PM)
Là ước tính của KTV về toàn bộ sai lệch có thể chập nhận được để đảm
bảo BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu thường được tính bằng
một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận, nguồn vốn.
- Mức độ từng khoản mục (TE)
Ở mức độ từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được
phép của khoản mục, được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của
BCTC.
Trong thực tế, KTV sử dụng nhiều kỹ thuật để xác lập mức trọng yếu của
khoản mục như: nhân mức trọng yếu của tổng thể với một hệ số (thường 1,5 -
2) trước khi phân bổ hoặc nhân với một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu
tổng thể (chẳng hạn 50% - 70%).
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán
a) Khái niệm
“Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa
ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán
còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro

tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.” (VSA 400.07)
b) Các bộ phận của rủi ro kiểm toán
- Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk): Đoạn 04 VSA 400 định nghĩa: “Là
rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc
dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.”
Rủi ro kiểm soát (Control Risk): Theo đoạn 05 VSA 400: “Là rủi ro xảy
ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài
chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.”
- Rủi ro phát hiện (Detection Risk): Đoạn 06 VSA 400 có viết: “Là rủi
ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán,
kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.”
Trang 7
c) Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

DRCRIRAR
××=
Hoặc
CRIR
AR
DR
×
=
(2. 1)
Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
DR: Rủi ro phát hiện

d) Ma trận xác định rủi ro phát hiện
Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của KTV về rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 2.1 : Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện
Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro
kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá của
kiểm toán viên về
rủi ro tiềm tàng
Cao Tối thiểu Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Tối đa
Nguồn: VSA 400, Phụ lục số 01
1.2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA KHOẢN MỤC NỢ
PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN.
1.2.1 Nội dung khoản mục
“Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư,
hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho người cung cấp”(Đặng Kim
Cương và cộng sự, 2006)
“Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phải trả về giá trị của vật tư,
thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ (điện, nước, gas, khí, sửa chữa…)
mà doanh nghiệp đã mua chịu của người bán hàng hay người cung cấp; kể cả
khoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ”.
(Đặng Kim Cương và cộng sự, 2006)
“Khoản phải trả cho người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ,
dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp nhận của người bán hay người
cung cấp nhưng chưa thanh toán tiền hàng kể cả khoản phải trả cho người
nhận thầu về XDCB hay sửa chữa TSCĐ”. (Nguyễn Văn Bảo, 2005)

1.2.2 Đặc điểm khoản mục
Trang 8
Trong kiểm toán các khoản nợ phải trả, kiểm toán viên cần chú ý tới khả
năng nợ phải trả bị khai thấp hoặc không được ghi chép đầy đủ. Việc khai
thiếu nợ phải trả sẽ làm cải thiện tình hình báo cáo tài chính.
Việc khai thiếu nợ phải trả người bán thường chỉ là sự bỏ sót các nghiệp
vụ hình thành nợ phải trả nên thường khó phát hiện, nếu bị phát hiện cũng rất
khó xác định là cố ý hay vô tình bỏ sót. Vì vậy có thể nói việc gian lận bằng
cách không ghi chép các loại nghiệp vụ là khó phát hiện nhất đối với kiểm
toán viên.
Khoản mục nợ phải trả người bán thường liên quan đến các khoản mục
khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí, … Do vậy, khi tiến hành kiểm
toán, kiểm toán viên cần kết hợp với các phần hành khác có liên quan nhằm
nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán.
Tài liệu sử dụng bao gồm sổ cái, sổ chi tiết của các tài khoản trên, sổ chi
tiết tài khoản nợ phải trả người bán theo từng đối tượng nợ, các biên bản đối
chiếu công nợ định kì, cuối kì, hệ thống các chứng từ gốc như hợp đồng, hoá
đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hoá dịch vụ, phiếu
nhập kho,…
1.2.3 Mục tiêu kiểm toán của khoản mục
Kiểm toán nợ phải trả người bán phải thoả mãn các mục tiêu sau:
- Đầy đủ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chép đầy đủ.
- Hiện hữu và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chép
hiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị.
- Ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải trả người bán được cộng dồn
chính xác thống nhất giữa sổ chi tiết với sổ cái.
- Đánh giá: Các khoản nợ phải trả người bán được đánh giá đúng, phù
hợp chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Trình bày và công bố: Các khoản nợ phải trả người bán được trình bày
đúng đắn và khai báo đầy đủ.

1.2.4 Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả cho người bán.
“Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả người bán cần được nghiên cứu trong
mối quan hệ với các thủ tục kiểm soát khác trong chu trình mua hàng và trả
tiền”. Mô tả một quy trình mẫu cho công việc này:
• Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho chuẩn bị và lập phiếu
đề nghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng. Một liên của chứng từ này
Trang 9
được lưu để theo dõi về tình hình thực hiện các yêu cầu. Khi nghiệp vụ mua
hàng đã hoàn thành, sau khi đã đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ và
được đính kèm theo các chứng từ đã liên quan như đơn đặt hàng, phiếu nhập
kho…
• Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét về
nhu cầu và chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp,
chất lượng và giá cả … Sau đó, bộ phận này phát hành đơn đặt hàng nó phải
được đánh số liên tục và lập thành nhiều liên. Ngoài liên gửi cho nhà cung
cấp, các liên còn lại sẽ gửi cho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán nợ
phải trả.
• Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lô
hàng, và cân đong đo đếm .… Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập
phiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) có chữ kí của người giao hàng, bộ
phận nhận hàng và thủ kho …. Phiếu này phải được đánh số thứ tự liên tục
trước khi sử dụng, được lập thành nhiều liên và chuyển ngay cho các bộ phận
có liên quan như kho hàng, mua hàng, kế toán nợ phải trả.
• Trong bộ phận kế toán nợ phải trả, các chứng từ cần được đóng dấu
ngày nhận. Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác phát sinh tại bộ
phận này phải được kiểm soát bằng cách đánh số thứ tự liên tục trước khi sử
dụng. Ở mỗi công đoạn kiểm tra, người thực hiện phải ghi ngày và ký tên để
xác nhận trách nhiệm của mình. Thông thường có những cách kiểm tra, đối
chiếu như sau: so sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên phiếu nhập kho
(hoặc báo cáo nhận hàng) và đơn đặt hàng, mục đích là để không thanh toán

vượt quá số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận. So sánh giá cả, chiết
khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để bảo đảm không thanh toán vượt số
nợ phải trả cho người bán.
• Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài
vụ thực hiện. Sự tách rời giữa hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanh
toán (do bộ phận kế toán đảm nhận) với xét duyệt chi quỹ để thanh toán (do
bộ phận tài vụ đảm nhận) là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Trước khi
chuẩn chi, thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ,
bộ phận tài vụ kiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ. Người ký duyệt chi quỹ phải
đánh dấu các chứng từ để chúng không bị tái sử dụng. Trong nhiều doanh
nghiệp hiện nay chức năng tài vụ và kế toán được kết hợp trong một phần
chức năng, tức không tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, điều này có khả
năng dẫn đến xảy ra sai phạm trong công tác tài chính kế toán.
• Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa sổ chi tiết
người bán (hoặc hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái. Việc đối
Trang 10
chiếu này thực hiện trên Bảng tổng hợp chi tiết. Bảng này được lưu lại để
chứng minh là đã đối chiếu cũng như để tạo thuận lợi khi hậu kiểm.
• Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung
cấp thực hiện thủ tục: hàng tháng gửi cho khách hàng một bảng kê các hóa
đơn đã thực hiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng. Vì thế, ở
góc độ là người mua, ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị phải tiến
hành đối chiếu với sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai biệt (nếu có) và sửa chữa sai
sót trên sổ sách hoặc thông báo cho người bán (nếu cần thiết)”. (Vũ Hữu Đức
và Võ Anh Dũng, 2011).
1.3 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
1.3.1 Thử nghiệm kiểm soát
Mục đích của việc căn cứ các nhật kí liên quan để kiểm tra việc ghi chép
trên sổ cái nợ phải trả là xem xét sự có thật của các nghiệp vụ đã được ghi
chép trên sổ cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật kí có liên quan. Thử

nghiệm này thực hiện bởi cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái nợ phải
trả rồi truy hồi về nhật kí liên quan và việc này có thể tiến hành trước ngày kết
thúc niên độ.
Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng, thực hiện các kiểm tra như kiểm
tra về sự xét duyệt các nghiệp vụ, đối chiếu giữa đơn đặt hàng báo cáo nhận
hàng và hóa đơn của người bán về số lượng, giá cả, …, kiểm tra việc ghi chép
lên sổ sách.
Mục đích của việc kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên
sổ chi tiết là xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có đầy đủ và hữu hiệu
hay không? Kiểm toán viên sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết người bán truy hồi
về nhật kí và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng, phiếu nhập kho,
chứng từ thanh toán…) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này. Thử
nghiệm này cũng có thể thực hiện theo một chiều hướng khác, đó là lựa chọn
một số nghiệp vụ trên nhật kí và theo dõi việc ghi chép chúng trên các sổ chi
tiết. Cách này sẽ cho phép kiểm toán viên kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi
chép từ nhật kí lên các sổ chi tiết.
Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật kí chi tiền với tài
khoản phải trả và các chứng từ có liên quan. Thử nghiệm được thực hiện bằng
cách chọn ra một số khoản chi trên nhật kí và đối chiếu ngược trở lại về với
các chứng từ gốc như đơn đặt hang, báo cáo nhận hàng, hóa đơn và các séc chi
trả. Khi xem xét những tài liệu này, kiểm toán viên có cơ hội kiểm tra các thủ
tục kiểm soát về chi tiền. Tương tự, kiểm toán viên sẽ đặc biệt lưu ý đến sự xét
Trang 11
duyệt trên các tài liệu và xác định xem các tài liệu trên có phù hợp với nhau
hay không?
1.3.2 Thử nghiệm cơ bản
1.3.2.1 Thủ tục phân tích
Kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu và so sánh với năm trước để
nhận dạng các biến động bất thường, tìm hiểu nguyên nhân để đảm bảo tính
hợp lý của nợ phải trả người bán:

- Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ.
- Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn.
Một thủ tục phân tích khác là so sánh số liệu của từng người bán so với
số liệu của chính họ trong các năm trước, như so sánh số liệu mua vào, số dư
cuối kỳ…
1.3.2.2 Thử nghiệm chi tiết
a) Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả để đối
chiếu với sổ cái và sổ chi tiết
Mục đích là xác minh xem số liệu nợ phải trả trên báo cáo tài chính có
thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi
tiết hay không . bên cạnh đó, qua bảng số dư chi tiết, kiểm toán viên cũng tiến
hành việc chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm khác. Cụ thể là:
•“Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả
vào thời điểm khóa sổ, sau đó kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái và các
sổ chi tiết, cần phải tìm hiểu nguyên nhân, thí dụ có thể phối hợp với nhân
viên của đơn vị để tìm kiếm sai lệch và đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp”.
(Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng, 2011).
Lưu ý: sự thống nhất giữa số liệu của bảng này với sổ sách chưa phải là
bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả.
b) Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả
Việc xin xác nhận thường được thực hiện đối với tất cả các nhà cung cấp
chủ yếu của đơn vị, dù rằng số dư cuối kỳ có thể rất thấp hoặc bằng không. Để
nhận diện các đối tượng này, kiểm toán viên có thể xem trên sổ chi tiết hoặc
phỏng vấn nhân viên của đơn vị để phát hiện những khoản trả không được ghi
chép.
Một số đối tượng khác cũng cần xin xác nhận: các nhà cung cấp không
cung cấp bảng thống kê hóa đơn hàng tháng, những khoản phải trả có tính chất
bất thường, các khoản phải trả cho các bên liên quan, những khoản phải trả
Trang 12
được thế chấp bằng tài sản…Đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức có

khả năng xảy ra sai lệch về số tiền hoặc khai báo.
Những lý do chứng minh rằng thủ tục xác nhận trong kiểm toán các
khoản phải trả không mang tính chất bắt buộc như đối với nợ phải thu:
- “Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra khoản phải trả là phát hiện
các khoản không được ghi chép. Thế nhưng, nhìn chung thủ tục xác nhận
không cung cấp bằng chứng rằng mọi khoản phải trả đều được ghi chép, ngoại
trừ việc gửi thư xác nhận về các khoản phải trả có số dư cuối kỳ rất thấp hay
bằng không như đã nêu trên.
- Ngoài thư xác nhận, kiểm toán viên còn có những bằng chứng khác có
độ tin cậy cao đối với nợ phải trả. Đó là những bằng chứng do bên ngoài lập,
như hóa đơn của người bán… Trong khi đó đối với kiểm toán nợ phải thu
thường sẽ thường không có các bằng chứng có độ tin cậy tương tự .
• Nhiều khoản phải trả trong số dư cuối năm có thể đã được đơn vị
thanh toán vào đầu năm sau, nghĩa là trước khi kiểm toán viên hoàn thành
kiểm toán. Đây cũng là một bằng chứng có giá trị về khoản phải trả đã được
ghi chép”. (Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng, 2011).
c) Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan
Đây là thủ tục kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả. Kiểm toán
viên chọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra
chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan như: chứng từ thanh toán, hóa đơn,
đơn đặt hàng, phiếu nhập kho…
Đối với các đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ thanh toán, việc kiểm tra
khá thuận tiện vì số dư chi tiết nợ phải trả đã thể hiện sẵn trong những hồ sơ
chứng từ thanh toán chưa trả tiền. Khi nhận được tiền thanh toán, đơn vị sẽ
chuyển các chứng từ thanh toán này sang hồ sơ chứng từ thanh toán đã trả
tiền. Do công việc này tiến hành hàng ngày, nên đơn vị cần lưu lại bảng kê,
chứng từ thanh toán chưa thanh toán vào thời điểm khóa sổ. Bảng kê gồm: tên
người bán, số chứng từ thanh toán, ngày và số tiền phải trả.
d) Kiểm tra bảng chỉnh hợp nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng
tháng của người bán.

•“Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân
viên của đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên sổ chi tiết để lập
một bảng chỉnh hợp, và thuyết minh sự khác biệt (nếu có) giữa hai bên. Sự
khác biệt này có thể do nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép của một bên, nhưng
cũng có thể do khác biệt về thời điểm khóa sổ. Trong trường hợp đơn vị có
Trang 13
tiến hành chỉnh hợp, kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra lại các bước chỉnh hợp
xem có được thực hiện chính xác hay không”. (Vũ Hữu Đức và Võ Anh Dũng,
2011).
Nếu đơn vị không tiến hành việc chỉnh hợp, kiểm toán có thể tự thực
hiện. Kiểm toán viên cần kiểm tra sổ công văn đến để xem đơn vị đã nhận
được mọi bảng kê của người bán hay chưa khi kiểm soát nội bộ đối với nợ
phải trả là yếu kém. Những khác biệt về số liệu giữa đơn vị và người bán có
thể phát hiện được nhờ bảng chỉnh hợp như: các khoản người bán tính cho
những lô hàng đã gửi đi, thế nhưng đơn vị vẫn chưa nhận được, hoặc chưa ghi
chép. Về lý thuyết thì tất cả hàng hóa đã được chuyển giao đều phải ghi vào
hàng tồn kho của người mua thế nhưng đơn vị cũng có thể ghi là hàng mua
đang đi trên đường cho đến khi hàng về tới kho người mua.
Mục đích khác của thủ tục này là bảo đảm sự ghi chép đúng kì của số dư
nợ phải trả để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ của hóa đơn
mua hàng và giúp xác định số dư hàng tồn kho. Vì thế “ Khi quan sát kiểm kê
tồn kho vào thời điểm khóa sổ, kiểm toán viên nên ghi chép lại số hiệu của các
phiếu nhập kho cuối cùng, chúng sẽ được dùng để đối chiếu với những hóa
đơn tương ứng của người bán trên bảng kê các khoản phải trả vào thời điểm
khoa sổ:
- Các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho từ phiếu nhập kho
cuối cùng trở về trước phải được ghi nhận trong nợ phải trả cuối kỳ.
• Ngược lại, các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho sau
phiếu nhập kho cuối cùng sẽ không được phép tính vào nợ phải trả cuối kỳ, trừ
trường hợp hàng đang đi trên đường đã nói ở phần trên”. (Vũ Hữu Đức và Võ

Anh Dũng, 2011).
Nói cách khác, việc khóa sổ cuối năm phải bảo đảm rằng các lô hàng đã
nhận vào ngày cuối niên độ sẽ được ghi vào nợ phải trả đồng thời với biên bản
kiểm kê tồn kho.
Khi đơn vị ghi nhận thiếu một khoản phải trả đồng thời không ghi nhận
lô hàng mua về tương ứng vào hàng tồn kho cuối kỳ thì sai sót có thể xảy ra và
ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán, làm cho hàng tồn kho và nợ phải trả cùng
giảm một số tiền nhưng không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
trong kỳ. Sai sót này được xem là ít trọng yếu so với trường hợp hàng hóa
được kiểm kê nhưng nợ phải trả lại không được ghi chép.
e) Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép
Trang 14
Đây là một nội dung quan trọng trong kiểm toán nợ phải trả. Ngoài các
thủ tục phát hiện đã được giới thiệu như là gửi thư xác nhận, chỉnh hợp, phân
tích… kiểm toán còn có thể áp dụng những thủ tục kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: Xem xét các khoản
thực chi vào đầu niên độ sau giúp kiểm toán viên phát hiện các khoản chi quỹ
nhưng lại thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán. Hậu quả nợ phải
trả cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời
số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương tự.
- Xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản nợ phải trả không
được ghi chép:
• Hàng về nhưng chưa có hóa đơn, hay hóa đơn đã về mà hàng chưa
nhận được: kiểm toán viên cần nghiên cứu các hồ sở mua hàng dở dang của
đơn vị.
• Sau thời điểm khóa sổ mới phát hành các chứng từ thanh toán: kiểm
toán viên cần xem xét cẩn thận để phát hiện những khoản thực tế phát sinh
trước thời điểm khóa sổ.
• Sau ngày kết thúc niên độ mới nhận được các hóa đơn của người bán:
cần lưu ý vì có thể những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán nhưng

hóa đơn chỉ được người bán gửi vài ngày sau khi đã gửi hàng, do đó chúng là
nợ phải trả của niên độ này.
Một vấn đề khác mà kiểm toán viên cũng cần lưu ý về hai trường hợp ghi
thiếu nợ phải trả, đó là:
- Ghi thiếu nợ phải trả, đồng thời thếu một tài sản.
- Ghi thiếu một khoản phải trả, đồng thời thiếu một chi phí.
Trường hợp thứ hai ảnh hưởng trọng yếu hơn vì làm lợi nhuận biến đổi.
Đối với trường hợp thứ nhất, khi nào gây ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo
tài chính thì kiểm toán viên nên đề nghị điều chỉnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý
rằng một sai sót có thể không ảnh hưởng đáng kể, nhưng khi kết hợp với
những sai sót cùng loại lại có thể gây ảnh hưởng trọng yếu.
f) Xem xét việc trình bày và công bố các khoản phải trả trên báo cáo
tài chính
Thông thường sẽ bao gồm những vấn đề sau đây:
- Xem xét các trường hợp phát hiện số dư bên Nợ trên các tài khoản Nợ
phải trả như: trả thừa tiền cho người bán, ứng trước tiền cho người bán, trả lại
hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền … được trình bày trong khoản
Trang 15
mục nợ phải thu của Bảng cân đối kế toán để đảm bảo trình bày đúng về tình
hình tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị không thực hiện điều này và số tiền là
trọng yếu, kiểm toán viên phải lập bút toán đề nghị sắp xếp lại khoản mục
- Các khoản nợ phải trả trọng yếu đối với các bên liên quan cần được
công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.
- Các khoản nợ phải trả được đảm bảo bằng tài sản thế chấp phải được
công bố và tham chiếu với tài sản bị thế chấp.
Trang 16
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT -

THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN
Công ty cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn là một trong
những Công ty nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt
hàng Dệt may. Trong quá trình hoạt động, Công ty xác định kênh phân phối là
thị trường trung cao cấp và đã được ủy quyền sản xuất sản phẩm có thương
hiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion,
Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribord ,v.v, để xuất khẩu sang
các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu.
Ngày 05/05/2003, công ty được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo
quyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở
Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0300742387 ngày 07/01/2004; đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày
12 tháng 3 năm 2013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
2.1.1 Thông tin chung
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI
MAY SÀI GÒN.
- Tên tiếng Anh: SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADE
JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: GARMEX SAIGON JS CO.
- Vốn điều lệ: 106.324.310.000 VNĐ (Một trăm lẻ sáu tỷ, ba trăm hai
mươi bốn triệu, ba trăm mười ngàn đồng chẵn).
- Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ
Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 3984 4822.
- Số fax: (08) 3984 4746.
- Website:
- Mã cổ phiếu: GMC.
- Mã số thuế: 0300742387
Trang 17
2.1.2 Lịch sử phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn – gọi tắt là Công
ty Thương mại May Sài gòn – được thành lập vào năm 1976, tiền thân là một
doanh nghiệp quốc doanh. Ban đầu Công ty lấy tên là Liên hiệp Các Xí
Nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh, quản lý một số lượng khá lớn các xí
nghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Công ty có 2 xí
nghiệp trực thuộc gồm: Xí nghiệp May An Nhơn và Xí nghiệp May An Phú.
Công ty được cổ phần hóa vào năm 2004, trong đó Nhà nước chỉ còn sở
hữu 10% số lượng cổ phiếu phát hành.
Năm 2006, Công ty được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh với mã số chứng khoán là GMC. Cùng thời gian đó, để mở rộng quy
mô sản xuất, Công ty đã đầu tư 100% vốn xây dựng Công ty TNHH May Tân
Mỹ trên khu đất rộng 50,000 m² tại Cụm Công nghiệp Hắc Dịch 1, Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
Ngày 04/06/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số
105/ĐKCB chấp thuận cho công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài
Gòn phát hành cổ phiếu thưởng và chi trả cổ tức đợt 03/2006 bằng cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Công ty đạt chứng nhận ISO 9001:2008 theo đánh giá của tổ chức
Quarcert ngày 22/10/2009.
Năm 2012 vừa qua, Công ty đã góp 51% vốn điều lệ hợp tác với Công
Ty TNHH Một thành viên Blue Exchange để thành lập Công ty TNHH May
Sài Gòn Xanh
Ngày 07/12/2012, Công ty nhận được quyết định số 54/GCN- UBCK về
việc chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Sau hơn 10 năm hoạt động, tính tới năm 2013 với số vốn điều lệ ban đầu
là 22 tỷ, Công ty đã nâng vốn điều lệ lên hơn 106 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu
lên 212 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu niêm yết là 8.868.571 do 2.551 cổ đông cá
nhân trong nước, 46 cổ đông pháp nhân trong nước, 60 cổ đông cá nhân nước
ngoài và 8 cổ đông pháp nhân nước ngoài nắm giữ.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, Công ty đã tích cực cải tiến

phương pháp điều hành và quản lý sản xuất, áp dụng hệ thống LEAN (lean
manufacturing)/JIT để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Trang 18
2.1.3 Ngành nghề Sản xuất Kinh doanh và Chế độ kế toán hiện hành
2.1.3.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là:
− Đại lý, môi giới, đấu giá. Chi tiết: môi giới thương mại.
− Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: kinh
doanh vật tư, máy móc thiết bị ngành may.
− Buôn bán vải, hàng may sẵn và giày dép.
− Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chỉ sử
dụng hoặc đi thuê. Chi tiết: đầu tư kinh doanh siêu thị và dịch vụ cho thuê văn
phòng, cửa hàng; kinh doanh nhà; cho thuê nhà xưởng.
− Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: kinh
doanh nguyên vật liệu phục vụ ngành may.
− May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Chi tiết: công nghiệp
may, sản phẩm chính: quần áo may sẵn các loại.
− Hoạt động tư vấn quản lý. Chi tiết: tư vấn quản lý kinh doanh; kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng, xuất khẩu, nhập khẩu.
− Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác. Chi tiết:
công nghiệp dệt len các loại.
− Hoàn thiện sản phẩm dệt. Chi tiết: dịch vụ giặt, tẩy.
− Sản xuất vải dệt thoi. Chi tiết: công nghiệp dệt vải các loại.
− Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Chi tiết: dịch vụ vận tải.
− Vận tải hành khách đường bộ khác.
− Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh hỗn hợp. Chi tiết: bán lẻ
quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ
thể thao.
− Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng

chuyên kinh doanh.
2.1.3.2 Chế độ kế toán hiện hành
− Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch
hàng năm.
Trang 19
− Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
(VND).
− Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo hướng dẫn của Chuẩn
mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
cũng như các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán
của Bộ Tài chính.
− Hình thức sổ kế toán áp dụng là Nhật ký chung.
− Nguyên tắc và phương pháp quy đổi ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế của
Ngân hàng Thương mại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
2.2 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ RỦI RO THỰC
HIỆN CỦA CÔNG TY
2.2.1 Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới là:
− Gia tăng giá trị kinh doanh
− Nâng cao chất lượng công tác Quản trị
− Ổn định cơ cấu thị trường và khách hàng
− Hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả
2.2.2 Định hướng phát triển
Công ty hoạt động với định hướng trong tương lai là:
− “Kiên định với mục tiêu chiến lược của Công ty - phấn đấu trở thành
một trong những Doanh nghiệp May mặc hàng đầu Việt Nam “XUẤT KHẨU
MẠNH – NỘI ĐỊA TỐT – THƯƠNG HIỆU ĐẲNG CẤP” thông qua hệ
thống tiêu chí đánh giá hiệu quả RoS, RoE, RoA và EPS hàng năm.
− Tiếp tục củng cố vị thế Công ty đã xác lập; tạo cơ sở đảm bảo ổn định

hoạt động, phát triển bền vững và thúc đẩy cải tiến quản trị, điều hành Công
ty.
− Tập trung rà soát nội lực, sẵn sàng cho chiến lược phát triển tăng tốc
trong giai đoạn 2014 – 2018. Hoạch định, triển khai chiến lược Tái cơ cấu lần
II để thích nghi với tình hình kinh tế trong và ngoài nước đồng thời phát huy
tối đa nguồn lực, nắm bắt thời cơ và giảm thiểu rủi ro.
− Củng cố và mở rộng nguồn khách hàng/ thị trường truyền thống và
tiếp cận thị trường/ khách hàng mới từ ưu đãi thuế quan của các hiệp định
thương mại song phương/ đa phương TPP, EU–VN, ASEAN–Trung Quốc…
Trang 20
− Luôn trong tư thế sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức
liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào (nguồn cung nguyên liệu nội địa
không thể đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng, cạnh tranh nguồn
nguyên liệu đầu vào), cạnh tranh nguồn lao động, cạnh tranh thị trường nội địa
từ các mặt hàng hiệu của Mỹ, Châu Âu hoặc hàng giá rẻ từ Trung Quốc và các
nước thành viên ASEAN khác…”
2.2.3 Rủi ro thực hiện
2.2.3.1 Rủi ro kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất của các công ty
trong nền kinh tế thị trường. Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam luôn ở mức thấp dẫn đến tình trạng khó khăn, trì
trệ trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, rủi ro về lãi
suất cũng là một vấn đề cần được quan tâm và cân nhắc. Tuy nhà nước đã có
những chính sách hạ trần lãi suất cho vay, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ.
Hiện nay, Cty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/doanh thu còn thấp, chỉ gần 10%, do đó
sẽ lệ thuộc nhiều vào vốn vay tín dụng.
2.2.3.2 Rủi ro tỷ giá
“Doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất lớn (86.4%) là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chịu rủi ro rất cao về tỷ giá.

Hơn thế nữa, phần lớn nguyên vật liệu sản xuất của công ty đều là nhập khẩu
từ nước ngoài; vì thế, sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và
lợi nhuận của công ty”
2.2.3.3 Rủi ro thị trường
Nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi thị hiếu, văn hóa cũng như thói quen
của người tiêu dùng là những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, vấn đề quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung ứng cũng là vấn đề
cần được quan tâm và cân nhắc kĩ lưỡng. Trong nền kinh tế mở hiện nay,
doanh nghiệp luôn phải có các biện pháp nâng cao, cải thiện hệ thống quản lý,
trách nhiệm xã hội, chất lượng mẫu mã, hàng hóa; cân đối, giữ gìn bền vững
quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng đế giảm thiểu tối đa rủi ro từ các
công ty cạnh tranh.
2.2.3.4 Rủi ro đặc thù
Vấn đề nguyên vật liệu cũng như phương thức dây chuyền sản xuất là
một trong những thách thức lớn cho doanh nghiệp. Nguồn nguyên vật liệu của
GMC hơn 80% đều được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy bất kì sự thay đổi,
Trang 21
biến động nào của giá nguyên vật liệu thế giới đều ảnh hưởng đến vấn đề chi
phí, lợi nhuận của công ty và gián đoạn quá trình sản xuất; từ đó dẫn đến tình
trạng chậm giao hàng hóa hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo, gây thiệt
hại đến Công ty. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải coi trọng tính điều hành, cân
đối kế hoạch, giám sát chất lượng, nghiên cứu cải thiện nâng cao kĩ thuật sản
xuất.
2.2.3.5 Rủi ro luật pháp
Hoạt động, hình thức của Công ty cổ phần và niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán, doanh nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp từ Luật Doanh nghiệp và
Luật Chứng khoán. Bất kỳ sự thay đổi nào của hệ thống luật pháp đều gây ra
tác động lớn đến việc hình thành chiến lược và chính sách của Công ty. Bên
cạnh đó, trong thời kì hội nhập hiện nay đã đặt ra rất nhiều khó khăn và thử
thách cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt và tiếp thu Luật pháp quốc tế

nói chung và Luật thương mại Quốc tế cũng như rào cản kỹ thuật chống bán
phá giá của các nước nhập khẩu nói riêng.
Trang 22
2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
2.3.1 Hội đồng quản trị
1. Ông NGUYỄN QUANG HÙNG - Chủ tịch HĐQT
2. Ông NGUYỄN ÂN - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc
3. Bà THẠNH THI HUỆ - Thành viên Độc lập
4. Ông LÂM TỨ THANH - Thành viên Độc lập
5. Bà ĐỖ THỊ KIM NHÀN - Ủy viên Thường trực Hội đồng Quản trị
6. Ông NGUYỄN HOÀNG GIANG - Thành viên
7. Bà NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - Thành viên
2.3.2 Ban giám đốc
1 Ông NGUYỄN ÂN - Tổng Giám Đốc
2. Bà ĐỖ THỊ KIM NHÀN – Phó Tổng Giám đốc Điều hành
3. Bà NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG - Phó Tổng Giám đốc Nội chính
4. Ông NGUYỄN HOÀNG GIANG - Phó Tổng Giám đốc Xúc tiến
Thương mại.
2.3.3 Ban kiểm soát
1. Bà LÊ THỊ CHÍNH - Trưởng Ban Kiểm soát
2. Bà LIÊU SANH THU CÚC - Thành viên
3. Bà NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN - Thành viên
Trang 23
2.3.4 Sơ đồ tổ chức Công ty Thương mại may Sài Gòn
Trang 1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẢNG ỦY VÀ
ĐOÀN THỂ
BAN

KIỂM SOÁT
Phó tổng giám đốc
Phụ trách Đối ngoại
Phó tổng giám đốc
Phụ trách Nội chính
Phó tổng giám đốc
Phụ trách Pháp lý
Giám Đốc
Kỹ Thuật – Chất lượng
Giám đốc
Kế hoạch
Giám đốc
Kinh doanh Xuất khẩu
Phòng
QLCL
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Thiết bị
Phòng
Kế toán
thống kê
Phòng
Tổ chức
hành chánh
Phòng Xuất
nhập
khẩu
Phòng
Kế

hoạch
Phòng
Kinh doanh
Xuất khẩu
Xí nghiệp May
An Nhơn
Xí nghiệp May
An Phú
Xí nghiệp May
Bình Tiên
Xí nghiệp May
Tân Phú
Công ty TNHH
May Sài Gòn
Công ty TNHH
May Sài Tân Mỹ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại
May Sài Gòn
: Đơn vị không áp dụng hệ thống QLCL 9001: 2008

×