Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh mobifone TT huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.23 KB, 27 trang )

Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
GV: Trần Hoàng
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Lý do chọn đề tài
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao
động mà người bán sức lao động nhận được từ người lao động.
Đối với người lao động tiền lương, tiền thưởng có yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống của họ, nó thể hiện mức sống của mỗi người và mỗi gia đình. Vì vậy mà
doanh nghiệp cần phải đảm bảo mức lương phù hợp với hao phí mức lao động mà
người lao động bỏ ra.
Đối với doanh nghiệp thì tiền lương là một bộ phận quan trộng của chi phí sản
xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy tiền lương luôn luôn là đề tài mang tính thời sự và được mọi người và
toàn xã hội quan tâm, và cũng là vấn đề nhạy cảm trong việc thực hiện mục đích lớn
nhất của doanh nghiệp là nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả cao nhất.
II. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tiền lương và các phương pháp nghiên cứu
về tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp vận dụng các phương pháp đi
sâu phân tích thống kê tiền lương của người lao động tại chi nhánh phát triển
Mobifone Thừa Thiên Huế, qua phân tích đó để ta có cái nhìn khách quan và sự đánh
giá tổng quát về mức sống người lao động.
Qua đây phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương của công ty và phần nào
phát hiện được những tồn tại hạn chế trong việc quan lý và sử dụng tiền lương của chi
nhánh phát triển Mobifone để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện hơn
về việc phân phối tiền lương của người lao động.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn cũng như những giới hạn về nguồn thông tin nên trong
chuyên đề này nhóm tập trung nghiên cứu, phân tích thống kê tiền lương của người lao


động trong phạm vi chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế.
IV. Nội dung nghiên cứu
+ Phân tích tiền lương bình quân một lao động
Phân tích xu hướng biến động của tiền lương bình quân từ đó thấy được sự tăng
giảm tiền lương bình quân 1 lao động trong công ty.
GV: Trần Hoàng 2
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ số
để từ đó đề ra các biện pháp tăng tiền lương cho người lao động.
+ Phân tích tổng tiền lương
Phân tích sự biến động của tổng tiền lương từ đó thấy được sự tăng giảm tiền
lương qua các năm.
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổng tiền lương để thấy được sự thay đổi của
từng nhân tố ảnh hưởng tổng tiền lương để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
+
Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và tiền lương của người lao động
Thực chất là xem xét mối tương quan giữa tốc độ phát triển của các chỉ tiêu như
thế nào được coi là hợp lý.
Giải quyết các mối quan hệ hợp lý sẽ kích thích người lao động làm việc, doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
GV: Trần Hoàng 3
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Một số lý luận cơ bản về tiền lương của người lao động
1. Khái niệm, vai trò, bản chất và chức năng của tiền lương
1.1. Khái niệm về tiền lương
Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc
trong các doanh nghiệp dịch vụ là tất cả các khoản thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp

của người lao động đã tham gia quá trình sản xuất xã hội tạo ra sản phẩm vật chất và
sản phẩm dịch vụ mà họ được bù đắp bằng tiền công, bảo hiểm xã hội, tiền bồi dưỡng
giữa ca, tiền ăn trưa, tiền đi nghỉ mát, tiền đi du lịch…
1.2. Vai trò, bản chất và chức năng của tiền lương
 Bản chất của tiền lương
Trong tất cả mọi hình thái kinh tế xã hội, con người luôn đóng vai trò trung tâm
chi phối quyết định mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Để sản xuất ra của cải vật chất,
con người phải hao phí sức lao động. Để có thể tái sản xuất và duy trì sức lao động đó,
người lao động sẽ nhận được những khoản bù đắp được biểu hiện dưới dạng tiền
lương. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động. Như vậy bản chất của tiền lương chính là giá cả sứclao
động, được xác định dựa trên cơ sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra
của cải vật chất, được người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau.
 Vai trò của tiền lương
 Vai trò tái sản suất sức lao động
Sức lao động là một dạng công năng sức cơ bắp và tinh thần tồn tại trong cơ thể
con người, là một trong các yếu tố thuộc “đầu vào” của sản xuất. Trong quá trình lao
động sức lao động bị hao mòn dần với quá trình tạo ra sản phẩm do vậy tiền lương
trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu tất yếu không phụ
thuộc vào chế độ xã hội, là cơ sở tối thiểu đầu tiên đảm bảo sự tác động trở lại của
phân phối tới sản xuất.
Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất để đảm bảo tái sản
xuất và sức lao động cũng như lực lượng sản suất xã hội, tiền lương cần thiết phải đủ
nuôi sống người lao động và gia đình họ. Đặc biệt là trong điều kiện lương là thu nhập
cơ bản.
GV: Trần Hoàng 4
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Để thực hiện chức năng này, trước hết tiền lương phải được coi là giá cả sức lao
động. Thực hiện trả lương theo việc, không trả lương theo người, đảm bảo nguyên tắc

phân phối theo lao động. Mức lương tối thiểu là nền tảng của chính sách tiền lương và
tiền công, có cơ cấu hợp lí về sinh học, xã hội học …
Đồng thời người sử dụng lao động không được trả công thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước qui định.
 Vai trò kích thích sản xuất:
Trong quá trình lao động, lợi ích kinh tế là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự hoạt
động của con người là động lực mạnh mẽ nhất của tiến bộ kinh tế xã hội.Trong 3 loại
lợi ích: xã hội, tập thể, người lao động thì lợi ích cá nhân người lao động là động lực
trực tiếp và quan trọng trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Lợi ích của người lao động là động lực của sản xuất. Chính sách tiền lương đúng
đắn là động lực to lớn nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người trong việc thực
hiện các mục tiêu kinh tế –xã hội. Vì vậy tổ chức tiền lương và tiền công thúc đẩy và
khuyến khích người lao động nâng cao nâng suất, chất lượng và hiệu quả của lao động
bảo đảm sự công bằng và xã hội trên cơ sở thực hiện chế độ trả lương. Tiền lương phải
đảm bảo:
- Khuyến khích người lao động có tài năng.
- Nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ cho người lao động.
- Khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, biến phân phối trở thành một động
lực thực sự của sản xuất.
 Vai trò thước đo giá trị:
Là cơ sở điều chỉnh giá cả cho phù hợp. Mỗi khi giá cả biến động, bao gồm cả
giá cả sức lao động hay nói cách khác tiền lương là giá cả sức lao động, là một bộ
phận của sản phẩm xã hội mới được sáng tạo nên.Tiền lương phải thay đổi phù hợp
với sự dao động của giá cả sức lao động.
 Vai trò tích luỹ:
Bảo đảm tiền lương của người lao động không những duy trì được cuộc sống
hàng ngày mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động
hoặc xảy ra bất trắc.
 Chức năng của tiền lương
 Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp:

Tiền lương là động lực kích thích năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động hiệu
quả nhất. Bởi vì tiền lương gắn liền quyền lợi thiết thực nhất đối với người lao động,
nó không chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chất đối mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị
thế của ngưòi lao động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi tiền lương nhận được
thoả đáng, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, rõ ràng sẽ tạo ra động lực
tăng năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên. Khi có lợi
GV: Trần Hoàng 5
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
nhuận cao nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp dành cho người lao động nhiều hơn, nó
là phần bổ sung cho tiền lương làm tăng thu nhập và lợi ích cho họ và gia đình họ tạo
ra động lực lao động tăng khả năng gắn kết làm việc tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, xoá bỏ sự ngăn cách giữa những người sử dụng lao động và người lao
động tất cả hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp đưa sự phát triển của doanh nghiệp
lên hàng đầu.
 Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động:
Khi xây dựng các hình thức trả lương phải đảm bảo được yêu cầu này và đồng
thời đây cũng chính là chức năng của tiền lương. Động lực cao nhất trong công việc
của người lao động chính là thu nhập (tiền lương) vì vậy để có thể khuyến khích tăng
năng suất lao động chỉ có thể là tiền lương mới đảm nhiệm chức năng này. Mặt khác,
hình thức quản trị ngày nay được áp dụng phổ biến là biện pháp kinh tế nên tiền lương
càng phát huy được hết chức năng của mình tạo ra động lực tăng năng suất lao động.
 Chức năng tái sản xuất lao động:
Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, có thể nói đây chính là nguồn
nuôi sống người lao động và gia đình họ, vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải
đảm bảo tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện tốt
chức năng này của tiền lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng
suất cao.
2. Các hình thức trả lương
Việc trả lương cho người lao động được quản lý bởi các quy phạm, chính sách,
chế độ của Nhà nước. Doanh nghiệp xác định tiền lương phải trả cho người lao động

dựa trên số lượng lao động và sức lao động đã hao phí. Tiền lương của người lao động
được trả theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả lao động.
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian được thực hiện bằng việc tính trả lương cho
người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp
vụ, kĩ thuật, chuyên môn của người lao động. Tùy theo các tính chất khác nhau mà
mỗi nghành nghề cụ thể có một thang lương riêng, trong mỗi thang lương lại tùy theo
trình độ thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn mà lại chia thành nhiều bậc lương, mỗi bạc
lương lại có một tiền lương nhất định.
2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cơ bản đang được áp dụng trong khu vực sản xuất
hiện nay. Thực chất tiền lương theo sản phẩm trả cho người lao động căn cứ vào số
lượng, chất lượng sản phẩm làm ra trên cơ sở đơn giá tiền lương đã xác định
Tiền lương sản phẩm = sản lượng thực tế * đơn giá tiền lương
GV: Trần Hoàng 6
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn
chặt năng suất lao động có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ
tay nghề, ra sứ phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật, phương pháp lao động, làm tăng
thêm sản phẩm cho xã hội.
2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp
Đây là hình thức kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả
lương theo sản phẩm. Theo hình thức này tiền lương được chia thành 2 bộ phận:
- Bộ phận lương cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối
thiểu cho người lao động. Bộ phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và
ngày công là công việc của người lao động.
- Bộ phận lương mềm: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của từng
cá nhân người lao động và kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.
2.4. Hình thức khoán thu nhập
Doanh nghiệp thực hiện khoán thu nhập cho người lao động, quan niệm thu nhập

mà doanh nghiệp trả cho người lao động là một bộ phận nằm trong tổng thu nhập của
doanh nghiệp. Đối với hình thức trả lương này thì tiền lương phải trả cho người lao
động không tính vào chi phí SXKD mà là nội dung phân phối thu nhập của doanh
nghiệp. Thông qua đại hội công nhân viên, doanh nghiệp thỏa thuận trước tỷ lệ thu
nhập dùng để trả lương cho người lao động. Vì vậy quỹ tiền lương của người lao động
phụ thuộc vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tiền lương của người lao động
3.1. Tổng tiền lương của người lao động
Tổng tiền lương là toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp trả cho người
lao động theo sản lượng và chất lượng lao động của họ đã hao phí trong một thời kì
nhất định. Theo chế độ báo cáo thống kê hiện nay, tiền lương của người lao động
thương mại được báo cáo theo kỳ hạn 6 tháng và 1 năm. Tổng số tiền lương phụ thuộc
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Tổng tiền lương của NGƯỜI LAO ĐỘNG được ký hiệu là: ∑X. Nó bao gồm tiền
lương, tiền thưởng, tiền BHXH, các khoản phụ cấp và một số khoản khác.
Nghiên cứu tổng tiền lương giúp kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch tổng mức
tiền lương bình quân của từng bộ phận hoặc từng loại lao động của doanh nghiệp.
3.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thu nhập của người lao động
trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:
- Tiền lương bình quân giờ:
Tiền lương bình quân giờ = Tổng quỹ lương / Tổng số giờ công LVTT
Chỉ tiêu tiền lương bình quân giờ phản ánh thu nhập của người lao động trong
một giờ làm việc.
- Tiền lương bình quân ngày:
GV: Trần Hoàng 7
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Tiền lương bình quân ngày = Tổng quỹ lương / Tổng số ngày công LVTT
Hay:
Tiền lương bình quân ngày = Tiền lương bình quân giờ X Số giờ công LVTT

bình quân 1 ngày
Chỉ tiêu tiền lương bình quân ngày phản ánh thu nhập của người lao động trong
ngày làm việc.
- Tiền lương bình quân tháng (quý, năm):
Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) = Tổng quỹ lương / Số lượng lao động
bình quân
Hay:
Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) = Tiền lương bình quân ngày x Số ngày
LVTT bình quân 01 công nhân trong kỳ
Chỉ tiêu tiền lương bình quân tháng (quý, năm) phản ánh thu nhập của người lao
động trong một thời gian nhất định, được sử dụng để phân tích tình hình biến động của
tổng quỹ tiền lương toàn doanh nghiệp.
3.3. Chi tiêu tỷ suất tiền lương của người lao động
Tỷ suất tiền tiền lương của người lao động trong thương mại là chỉ tiêu tương đối
được tính bằng cách so sánh giữa các mức thu nhập với mức tiêu thụ hàng hóa.
Được tính bằng công thức:
Trong đó:
∑X: Tổng tiền lương của người lao động
∑M: Tổng mức tiêu thụ của người lao động
X: Tỷ suất tiền lương của người lao động
Vì tiền lương của người lao động là bộ phận của chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ. Để giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và doanh
nghiệp thì phải đảm bảo giảm tỷ suất tiền lương và tăng tiền lương bình quân của
người lao động. Một trong các biện pháp đó là tăng năng suất lao động bình quân và
tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
GV: Trần Hoàng 8
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
II. Nội dung nghiên cứu về tiền lương của người lao động tại chi nhánh
MobiFone Thừa Thiên Huế
1. Ý nghĩa của việc phân tích thống kê tiền lương của người lao động trong

doanh nghiệp
Việc phân tích thống kê các hoạt động kinh doanh giúp các doanh nghiệp đưa ra
những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình
thực tiễn và quy luật khách quan. Phân tích thống kê tiền lượng của người lao động
không nằm ngoài mục đích ấy.
Đồng thời phân tích thống kê tiền lương của người lao động giúp doanh
nghiệp nhận thức rõ nguyên nhân nguồn gốc của những hạn chế trong việc quản lý và
sử dụng quỹ tiền lương để có thể đưa ra các giải pháp cụ thể để cải tiến công tác quản
lý và sử dụng quỹ lương.
2. Nội dung nghiên cứu về tiền lương của người lao động tại chi nhánh
MobiFone Thừa Thiên Huế
 Phân tích tiền lương bình quân một lao động
Phân tích xu hướng biến động của tiền lương bình quân từ đó thấy được sự tăng
giảm tiền lương bình quân 1 lao động trong công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ số
để từ đó đề ra các biện pháp tăng tiền lương cho người lao động.
 Phân tích tổng tiền lương
Phân tích sự biến động của tổng tiền lương từ đó thấy được sự tăng giảm tiền
lương qua các năm.
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổng tiền lương để thấy được sự thay đổi của
từng nhân tố ảnh hưởng tổng tiền lương để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
 Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và tiền lương của người lao động
Thực chất là xem xét mối tương quan giữa tốc độ phát triển của các chỉ tiêu như
thế nào để được coi là hợp lý.
Giải quyết các mối quan hệ hợp lý sẽ kích thích người lao động làm việc, doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
GV: Trần Hoàng 9
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
CHƯƠNG II
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CHI NHÁNH MOBIFONE THỪA THIÊN HUẾ
I. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp phiếu điều tra.
Là phương pháp được thực hiện bằng việc phát phiếu điều tra cho các nhân viên
của các bộ phận trong công ty, cho biết ưu nhược điểm của quá trình quản lý và hoạt
động kinh doanh, những vấn đề khó khăn còn tồn tại, đồng thời tiến hành thu thập số
liệu về kết quả hoạt động của công ty.
 Phương pháp phỏng vấn.
Là phương pháp được thực hiện bằng việc gặp trực tiếp những người có thể đưa
ra những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu như giám đốc, kế toán, nhân viên
trong công ty.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Là phương pháp được thực hiện bằng việc nghiên cứu chính sách, chế độ tài
chính hiện hành, tham khảo giáo trình phân tích kinh tế tài chính doanh nghiệp thương
mại.
 Phương pháp tổng hợp số liệu qua báo cáo, qua mạng và các nguồn khác
Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phương pháp trên, tổng hợp ý kiến từ đó
đưa ra vấn đề cần chú trọng, lưu ý nhất.
1.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó tiến hành phân
chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Đây là
phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Trên thực tế đây là phương pháp
được sử dụng rộng rãi và kết quả của phân tổ thống kê được biểu hiện qua bảng và đồ
thị thống kê.
1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
1.2.1. Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình.
- Số tuyệt đối:
Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế

xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Thông qua số tuyệt đối ta sẽ có nhận thức cụ thể và quy mô khối lượng thực tế
của hiện tượng nghiên cứu, có thể xác định được kế hoạch phát triển kinh tế và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch.
- Số tương đối:
Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng nghiên cứu.
GV: Trần Hoàng 10
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Số tương đối cho phép phân tích đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu trong mối
quan hệ so sánh với nhau, nó biểu hiện tình hình thực tế của hiện tượng.
- Số trung bình:
Số trung bình trong thống kê được biểu hiện mức độ đại diện theo tiêu thức của
hiện tượng nào đó bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Nó được dùng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nhằm nêu lên đặc điểm chung
của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Sử dụng
số trung bình tạo điều kiện để so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô, giúp ta
nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
1.2.2. Phương pháp dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ
tự thời gian. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian để phân tích xu hướng
biến động của hiện tượng theo thời gian.
1.2.3. Phương pháp chỉ số
Chỉ số thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của
một hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp chỉ số phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện
tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều phân tử mà các đại lượng biểu hiện không thể
trực tiếp cộng lại được.
Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu ta thường dùng
hệ thống chỉ số, là tập hợp các chỉ số có mối liên hệ với nhau và lập thành một đẳng

thức.
II. Tổng quan về công ty MobiFone Thừa Thiên Huế
Công ty thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company -
VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành
doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương
hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới
và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt
Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông
tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí
Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng
Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao
tặng.
GV: Trần Hoàng 11
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Biểu đồ 1: Tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993 – 2010
Biểu đồ 2: Biểu đồ phân chia thị phần của các nhà mạng
Biểu đồ 3: Thuê bao hoạt động trên mạng giai đoạn 2005 -2013
Biểu đồ 4: Doanh thu giai đoạn 2005 – 2013
GV: Trần Hoàng 12
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Biểu đồ 5: Lợi nhuận giai đoạn 2005 – 2013
Biểu đồ 6: Tốc độ phát triển mạng giai đoạn 2009 - 2013
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty là ông Đinh Văn
Phước.
- 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập

đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực
III.
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với
Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông
tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin
di động. Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông
Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu).
- 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.
- 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập
Công ty thông tin di động. Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng. Tính đến
GV: Trần Hoàng 13
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại
Việt Nam.
- 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền
thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung
tâm Tính cước và Thanh khoản.
- 7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- 2013: Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động và đón nhận Huân
chương Độc lập Hạng Ba.
III. Phân tích thực trạng tiền lương của NLĐ tại chi nhánh MobiFone
Thừa Thiên Huế
1. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong quý I năm 2014
Bảng 1: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong quý I năm 2014
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị Quý I
1 Tổng doanh thu Trđ 4497,858
2 Tổng quỹ lương Trđ 569,832
3 Tiền lương thời gian Trđ 226,305

4 Tiền lương sản phẩm Trđ 343,528
5 Tiền lương bình quân Trđ 17,110
6
Tổng các khoản khấu trừ lương thời
gian (BHXH, BHYT,BHTN)
Trđ 26,964
7 Tổng thời gian làm việc Giờ 568
7 Tổng thời gian làm việc Ngày 71
8 Tổng số lao động Ng 100
9 NSLĐ BQ 1 NV Trđ 135,084
10 Tỷ suất tiền lương % 37,963
GV: Trần Hoàng 14
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Statistics
Lương bình quân quý I của nhân viên
N Valid 36
Missing 0
Mean 3.08
Std. Error of Mean .108
Median 3.00
Std. Deviation .649
Variance .421
Skewness 078
Std. Error of Skewness .393
Minimum 2
Maximum 4
Sum 111
Lương bình quân quý I của nhân viên
Freque
ncy Percent

Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid 4 – 5 trđ 6 16.7 16.7 16.7
5 – 6 trđ 21 58.3 58.3 75.0
6 – 7 trđ 9 25.0 25.0 100.0
Total 36 100.0 100.0
Biểu đồ 7: Lương bình quân quý I của NLĐ
Chú thích: (2) từ 4-5 trđ; (3) từ 5 đến 6 trđ; (4): từ 6 đến 7 trđ
2. Thống kê mô tả các chỉ tiêu lương trong 3 tháng đầu năm
GV: Trần Hoàng 15
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
2.1. Thống kê mô tả chỉ tiêu lương sản phẩm
 Tháng 1:
Bảng 2: Bảng thống kê mô tả lương sản phẩm tháng 1/2014 của NLĐ
Mức
lương
sản phẩm
Frequ
ency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
2-2,5 trđ 2 5.6 6.9 6.9
2,5-3 trđ 4 11.1 13.8 20.7
3-3,5 trđ 6 16.7 20.7 41.4
3,5-4 trđ 11 30.6 37.9 79.3

> 4 trđ 6 16.7 20.7 100.0
Total 29 80.6 100.0
Total 36 100.0
Mức lương sản phẩm trong tháng 1/2014 tập trung chủ yếu vào khoảng từ 3.5
đến 4 trđ chiếm 37.9 % tổng số nhân viên của toàn chi nhánh. Trong khi đó, khá đông
số nhân viên đạt được 2 mức lương tiệm cận với khoảng lương này là từ 3 đến dưới
3.5 trđ (chiếm 20,7%) và trên 4 trđ (20,7%) cho thấy rằng khả năng làm việc của nhân
viên chi nhánh là khá đồng đều với nhau trong tháng 1 này.
 Tháng 2:
Bảng 3: Bảng thống kê mô tả lương sản phẩm tháng 2/2014 của NLĐ
Lương sp tháng 2 MH
Mức lương
sản phẩm Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid 1 5 13.9 14.3 14.3
2 6 16.7 17.1 31.4
3 14 38.9 40.0 71.4
4 7 19.4 20.0 91.4
5 3 8.3 8.6 100.0
Total 35 97.2 100.0
Total 36 100.0
Mức lương SP mà nhân viên trong chi nhánh đạt được nhiều nhất trong tháng
2/2014 là từ 3 đến 3,5 trđ (chiếm 40%). Trong khi đó mức lương sản phẩm phổ biến
trong tháng 1 (từ 3,5 đến 4 trđ) đã giảm đi trong kì này. Điều này phản ánh đúng số
ngày giờ lao động của nhân viên trong chi nhánh khi tháng 2 chỉ có 28 và trúng vào kì
nghỉ Tết Nguyên Đán.
GV: Trần Hoàng 16

Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
 Tháng 3:
Bảng 4: Bảng thống kê mô tả lương sản phẩm tháng 3/2014 của nhân viên
Lương sp tháng 3 MH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 2 7 19.4 19.4 19.4
3 8 22.2 22.2 41.7
4 13 36.1 36.1 77.8
5 8 22.2 22.2 100.0
Total 36 100.0 100.0
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Khi mà số ngày giờ làm việc đã ổn định
trở lại (cả tháng không có ngày nghỉ lễ) và nhân viên đi làm đầy đủ thì mức lương sản
phẩm của nhân viên đã ổn định trở lại và tập trung vào mức từ 3.5 đến 4 trđ. Điều
đáng chú ý hơn ở trong tháng 3 đó chính là không có nhân viên nào trong chi nhánh
đạt mức lương thấp nhất từ 2 đến 2,5 trđ. Điều này chứng tỏ dường như năng suất làm
việc của nhân viên trong chi nhánh ngày càng được nâng cao nhằm mục đích cải thiện
tiền lương.
2.2. Thống kê mô tả chỉ tiêu lương NLĐ trong cả 3 tháng
Bảng 5: Bảng thống kê mô tả lương NLĐ tháng 1/2014
luong nhan vien thang 1 MH
Frequen
cy Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid 4 - 5 trđ 3 8.3 10.3 10.3
5 – 6 trđ 15 41.7 51.7 62.1
6 – 7 trđ 11 30.6 37.9 100.0
Total 29 80.6 100.0

Total 36 100.0
Bảng 6: Bảng thống kê mô tả lương NLĐ tháng 2/2014
GV: Trần Hoàng 17
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
lương tháng nhân viên tháng 2 MH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 11 30.6 31.4 31.4
2 21 58.3 60.0 91.4
3 3 8.3 8.6 100.0
Total 35 97.2 100.0
Total 36 100.0
GV: Trần Hoàng 18
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Bảng 7: Bảng thống kê mô tả lương NLĐ tháng 3/2014
Lương tháng nhân viên 3 MH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 2 15 41.7 41.7 41.7
3 20 55.6 55.6 97.2
4 1 2.8 2.8 100.0
Tota
l
36 100.0 100.0
Theo quan sát ở Bảng phân tích thể hiện lương tháng của nhân viên trong tháng 1
thì mức lương tập trung vào 2 mức cụ thể là từ 5 - 6 trđ (chiếm 51,7%) và từ 6 - 7 trđ
(chiếm 37,9%) và không có nhân viên nào đạt mức lương trên 7 trđ.
Ở tháng 2, lương tháng của nhân viên tập trung nhiều nhất ở mức từ 5 - 6 trđ
(chiếm 60%). Do đây là tháng lao động ít ngày nhất nên xu hướng tiền lương cũng có
chút chuyển biến khi mức lương 6 -7 trđ trong tháng 1 đã có xu hướng giảm đi; thay
vào đó là việc số nhân viên đạt được mức lương 4 – 5 trđ tăng lên đáng kể.
Còn ở tháng 3, mức lương từ 5 – 6 trđ vẫn là mức lương phổ biến. Tuy nhiên,

trong tháng này thì mức tiền lương của NLĐ có sự chuyển biến đáng kể khi không có
nhân viên nào đạt mức lương thấp 4 - 5 trđ. Thay vào đó, mức lương từ 5 – 6 trđ vẫn
cho thấy đây là một mức lương khá ổn định trong mức lương tháng của nhân viên
trong chi nhánh. Và đặc biệt, lần đầu tiên trong 3 tháng của quý I thì đã có nhân viên
đạt được mức lương trên 7 trđ.
Vì lương thời gian luôn cố định theo giờ làm nên lương của nhân viên trong
tháng phụ thuộc nhiều vào mức lương sản phẩm mỗi nhân viên đã đạt được trong
tháng. Nhưng nhìn vào những biến động và thay đổi về mức tiền lương của nhân viên
trong chi nhánh thì mức lương tháng chung của nhân viên đang có xu hướng ngày
càng được nâng cao cùng với sự cải thiện mức lương sản phẩm. Điều này chứng tỏ
hiệu quả lao động sản xuất của nhân viên đang có những chuyển biến tích cực. Đây
được xem là một tín hiệu mừng cho cả chi nhánh nói chung và các nhân viên trong chi
nhánh nói riêng.
GV: Trần Hoàng 19
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
3. Phân tích chung tình hình tiền lương của NLĐ tại chi nhánh MobiFone
Thừa Thiên Huế
Bảng 8: Kết quả HĐSX KD của chi nhánh 3 tháng đầu năm
S
T
T
Chỉ tiêu Đơn vị
Tháng
1/2014
Tháng
2/2014
Tháng
3/2014
1 Tổng doanh thu Trđ 1338,041 1476,579 1683,238
2 Tổng quỹ lương Trđ 169,538 181,719 218,575

3 Tiền lương thời gian Trđ 66,652 69,208 90,445
4 Tiền lương sản phẩm Trđ 102,887 112,511 128,130
5
Tiền lương bình
quân/tháng
Trđ 5,846 5,192 6,072
6
Tổng các khoản khấu trừ
lương thời gian (BHXH,
BHYT,BHTN)
Trđ 7,820 9,437 9,707
7 Thời gian làm việc Giờ 192 168 208
Qua bảng trên cho thấy những tháng đầu năm 2014, khi mới đổi mới cơ chế quản
lý bán hàng, chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế đã đạt được doanh thu đều đạt ở
mức cao. Tháng 1 tổng doanh thu của chi nhánh là 1338,041 trđ, tháng 2 tổng doanh
thu của chi nhánh là 1476,579 trđ, tháng 3 tổng doanh thu của chi nhánh là 1683,238
trđ. Chúng ta có thể thấy tổng doanh thu của chi nhánh đã tăng lên 345,242 trđ, qua đó
ta có thể nhận xét, năng suất lao động của NLĐ đã tăng đáng kể, làm doanh thu có
mức tăng nhanh. Tổng quỹ lương qua từng tháng cũng đã tăng, sau 3 tháng thì đã tăng
thêm 49,037 trđ; tháng 1 tổng quỹ lương là 169,538; tháng 2 tổng quỹ lương là
181,719 trđ; tháng 3 tổng quỹ lương là 218,575 trđ. Chỉ tiêu tổng quỹ lương là chỉ tiêu
tổng hợp của 2 chỉ tiêu: tổng lương theo thời gian và tổng lương theo sản phẩm, như
vậy việc hoàn thành chỉ tiêu về thời gian và số lượng sản phẩm sẽ ghóp phần tăng quỹ
lương cho NLĐ của chi nhánh. Tiền lương trung bình trong tháng 1 là 5,846 trđ, trong
tháng 2 là 5,192 trđ, trong tháng 3 là 6,072 trđ. Mức thu nhập này của NLĐ là chưa
cao so với tình trạng lạm phát của nền kinh tế hiện nay và mức tăng về doanh thu,
nguyên nhân là do quỹ tiền lương của chi nhánh còn hạn hẹp.
4. Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu kết quả SXKD
Tại chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế việc phân tích chung tình hình tiền
lương của NLĐ được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu: tỷ suất chi phí tiền lương, mức

tiết kiệm chi phí tiền lương trong mối quan hệ với kết quả SXKD, hiệu quả sử dụng
chi phí tiền lương.
Ta có bảng số liệu sau:
GV: Trần Hoàng 20
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Bảng 9: Bảng tổng hợp biến động của các chỉ tiêu kết quả HĐSX KD của chi
nhánh 3 tháng đầu năm
S
T
T
Chỉ tiêu ĐVT
Tháng
1/2014
Tháng
3/2014
So sánh
Số tiền Tỷ lệ
1 Tổng doanh thu Trđ 1338,041 1683,238 345,197 25,799
2 Tổng quỹ lương Trđ 169,539 218,575 49,037 28,923
3 Số lao động Ng 29 36 7 24,138
4
Tiền lương bình
quân/tháng
Trđ 5,846 6,072 0,226 3,866
5 NSLĐ BQ Trđ 46,139 46,757 0,618 1,339
6 Tỷ suất tiền lương % 12,671 12,985
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng quỹ lương của chi nhánh trong quý I tăng 49,037 trđ, tương đương với tỷ lệ
là 28,923% lớn hơn tỷ lệ của doanh thu, tiền lương bình quân chỉ tăng 0,226
trđ/người/tháng tương đương tỷ lệ 3,866% cao hơn tỷ lệ tăng của NSLĐ bình quân

Tuy nhiên đứng trên góc độ của chi nhánh thì điều này còn chưa hợp lý vì nếu liên hệ
với tốc độ tăng của NSLĐ chỉ là 1,339% và tốc độ tăng của doanh thu là 25,799% thì
tiền lương của NLĐ là một khoản chi phí đối với chi nhánh, tiền lương của NLĐ tăng
làm cho chi phí tăng. Chi nhánh phải luôn phấn đấu hạ chi phí để tỷ suất chi phí giảm
hoặc nếu chi phí tăng thì NSLĐ phải tăng. Để đạt HQ SXKD cao hơn thì cần quản lý
và sử dụng quỹ lương hợp lý hơn.
4.1. Phân tích thống kê mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tiền lương bình quân và
tỷ suất tiền lương với NSLĐ
Từ số liệu các bảng trên ta có bảng số liệu sau:
Bảng 10: Bảng phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tiền lương bình quân
và tỷ suất tiền lương với NSLĐ
STT
Chỉ tiêu ĐVT
Tháng
1/2014
Tháng
3/2014
Chỉ số(%)
1 Tiền lương BQ Trđ 5,846 6,072 103,866
2 Tỷ suất tiền lương % 12,671 12,985 102,478
3 NSLĐ BQ 1 NV Trđ 46,139 46,757 101,339
Từ bảng trên ta có:
GV: Trần Hoàng 21
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Mối quan hệ này là không tốt, chưa hợp lý, tốc độ tăng của NSLĐ chậm hơn tốc
độ tăng của tiền lương bình quân và tốc độ tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn
tốc độ tăng của tỷ suất tiền lương.
4.2. Phân tích xu hướng biến động tổng quỹ lương của NLĐ do ảnh hưởng
của tiền lương bình quân và số lượng lao động
Bảng 11: Bảng phân tích sự biến động trong tổng quỹ lương của NLĐ do ảnh

hưởng của tiền lương bình quân và số lượng lao động.
ST
T
Chỉ tiêu ĐVT
Tháng
1/2014
Tháng
3/2014
Chỉ
số(%)
1 Tổng quỹ lương Trđ 169,539 218,575 28,923
2 Tiền lương BQ Trđ 5,846 6,072 3,866
3 Số lao động BQ Người 29 36 24,138
Hệ thống chỉ số:
Số tương đối:
Trong đó: ∑X là tổng quỹ lương của NLĐ
∑T là tổng lao động trong kỳ
là mức lương bình quân một lao động trong kỳ
Số tuyệt đối:
Theo bảng số liệu, ta có:
Thay vào hệ thống chỉ số: 28,923% = 3,866% x 24,138%
Số tuyệt đối:
49,036 = 0,226 x 36 + 7 x 5,846
hay: 49,036 = 8,136 + 40,922
Nhận xét: Tổng quỹ lương của NLĐ trong quý I tăng 28,923% hay số tuyệt đối
tăng 49,036 trđ đó là ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
Thứ nhất là do tiền lương bình quân 1 NLĐ toàn chi nhánh tăng 3,866% làm cho
tổng quỹ lương của NLĐ tăng 8,136 Trđ.
Thứ hai là do tổng số lao động bình quân toàn chi nhánh tăng 24,138% làm cho
tổng quỹ lương của NLĐ tăng 40,922 trđ.

Như vậy, tổng quỹ lương của NLĐ trong quý I tăng lên là do cả hai nhân tố
nhưng chủ yếu là do tổng số lao động bình quân tăng lên.
Ta có:
Nghĩa là tốc độ tăng của tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng của số lượng
lao động và tốc độ tăng của số lượng lao động chậm hơn tốc độ tăng của tổng quỹ
lương. Như vậy mối tương quan này là chưa hợp lý, chi nhánh cần có biện pháp tốt
hơn để thực hiện hợp lý mối tương quan này.
GV: Trần Hoàng 22
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
4.3. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương của NLĐ do ảnh hưởng của
tỷ suất tiền lương và tổng doanh thu
Bảng 12: Bảng phân tích sự biến động trong tổng quỹ lương của NLĐ do ảnh
hưởng của tỷ suất tiền lương và tổng doanh thu.
ST
T
Chỉ tiêu
ĐV
T
Tháng
1/2014
Tháng
3/2014
Chỉ số(%)
1 Tổng quỹ lương Trđ 169,539 218,575 28,923
2 Tổng doanh thu Trđ 1338,041 1683,238 25,799
3 Tỷ suất tiền lương % 12,671 12,985 2,478
Hệ thống chỉ số:
Số tương đối:
Trong đó: ∑X là tổng quỹ lương của NLĐ
∑M là tổng doanh thu trong kỳ

là tỷ suất tiền lương
Số tuyệt đối:
Theo bảng số liệu, ta có:
Thay vào hệ thống chỉ số: 28,923% = 2,478% x 25,799%
Số tuyệt đối:
49,036 = 0.314% x 1683,238+ 345,197 x 12,671%
Hay: 49,036 = 5,285 + 43,739
Nhận xét: Tổng quỹ lương của NLĐ trong quý I tăng 28,923% tương đương với
49,036 Trđ. đó là do sự ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Thứ nhất do tỷ suất tiền lương của NLĐ trong quý I là 2,478% làm cho tổng quỹ
lương của NLĐ tăng 5,285 trđ.
- Thứ hai do tổng doanh thu trong quý I tăng là 25,799% làm cho tổng quỹ lương của
NLĐ tăng 43,739 trđ.
Tuy nhiên sự gia tăng này chưa hợp lý chi nhánh cần có biện pháp khắc phục
nhằm nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh cho chi nhánh.
GV: Trần Hoàng 23
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
CHƯƠNG III
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NH„M QUẢN LÝ
VÀ S… D†NG QU‡ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CHI NHÁNH MOBIFONE THỪA THIÊN HUẾ
I. Các kết luận qua nghiên cứu tiền lương tại chi nhánh MobiFone Thừa
Thiên Huế
1. Ưu điểm
 Đối với tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với NLĐ
- Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi
xây dựng cơ chế trả lương như mức lương tối thiểu nhà nước quy định, lương thử việc,
lương thời vụ, lương trong thời kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc
- Thực hiện tính lương đầy đủ kịp thời trả lương đúng hạn cho NLĐ.
- Có chế độ làm việc ngoài giờ, nghỉ ngơi, ốm đau hợp lý nhằm động viên, khuyến

khích NLĐ làm việc.
 Đối với công tác thống kê phân tích tiền lương của NLĐ
- Tổ chức công tác phân tích thống kê tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương được
tiến hành ở nhiều bộ phận khác nhau từ đó đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho
nhà quản lý, đồng thời đảm bảo tính khách quan của thông tin.
- Chi nhánh áp dụng phương pháp thống kê bằng hệ thống chỉ số kết hợp với so sánh
các mức độ của hiện tượng nghiên cứu làm cho chi nhánh có thể tháy rõ được sự biến
động tăng giảm của các chỉ tiêu thống kê đồng thời nhận ra được những nhân tố ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu đó, từ đó có thể đưa ra các quyết định quản lý cho phù hợp.
- Chi nhánh đã áp dụng máy tính vào công tác quản lý thu thập dữ liệu cho việc phân
tích thống kê đạt được kết quả chính xác, giảm những sai sót trong công việc.
- Chi nhánh đã lựu chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích thống kê tiền lương của NLĐ một
cách hợp lý. Từ đó đạt hiệu quả công tác cao, phục vụ cho yêu cầu quản lý.
2. Nhược điểm
 Đối với tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với NLĐ
- Tiền lương của NLĐ trong chi nhánh tuy có tăng qua các năm nhưng mức tăng chưa
cao so mức lương chung trên thị trường thì mức lương này còn thấp, trong khi giá cả
của các hàng hóa tiêu dùng thì ngày càng đắt đỏ. Do đó mức lương này chưa đủ đáp
ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần và một phần nhu cầu tích lũy.
- Cách tính lương thường dựa vào đánh giá chủ quan của người quản lý, do đó không
đảm bảo chính xác.
II. Một số giải pháp nhˆm quản lý và s‰ dụng quỹ lương của người lao động
tại Chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý và s‰ dụng quỹ tiền lương
GV: Trần Hoàng 24
Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại chi nhánh Mobifone TT-Huế
Chi nhánh nên lựa chọn nhiều hình thức thưởng khác nhau như: thưởng sáng
kiến, thưởng chất lượng, thưởng kinh nghiệm… để cổ vũ hơn nữa tinh thần và trách
nhiệm làm việc của người lao động.
Thường xuyên theo dõi tình hình thống kê, đối chiếu mức thực hiện công việc để

tránh bội chi tiền lương, luôn cân đối tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng
tiền lương.
Chi nhánh chú trọng hơn nữa trong công tác thống kê: công tác thống kê ngày
càng quan trọng trong quản lý: nó cung cấp các thông tin cho nhà quản lý một cách
chính xác, nhanh chóng, đầy đủ và tình hình như nhân sự và tiền lương.Llựa chọn hệ
thống các chỉ tiêu và thống kê tiền lương đầy đủ hơn, chi tiết hơn sẽ giúp Chi nhánh
quản lý và sử dụng quỹ lương hiệu quả.
2. Các giải pháp nhˆm hoàn thiện công tác tiền lương của người lao động tại
Chi nhánh MobiFone Thừa Thiên Huế
2.1. Xây dựng định mức cho người lao động phŠ hợp với tính chất công việc
Xác định được có bao nhiêu loại công việc, sắp xếp tất cả các công việc trong bộ
phận vào các từng loại công việc.
Bước đầu tiên là xác định các vị trí chủ chốt của công việc: giám đốc, phó giám
đốc, trợ lý giám đốc, trưởng ban đơn vị, chuyên viên chính, công nhân chính.
Sau khi thu thập được các thong tin cần thiết, bộ phận có trách nhiệm tiến hành
phân loại mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với mổi loại công việc chủ chốt.
Cuối cùng bộ phận có chức năng tiến hành tính điểm cho mổi công việc, phân
loại chúng. Mục đích của việc đánh giá công việc là để sắp xếp các công việc và từng
hạng, loại nhất định. Kết quả của quá trình này sẻ là cơ sở để tính mức lương cho từng
vị trí công việc 1 cách hợp lý nhất.
2.2. Xây dựng kế hoạch lao động phŠ hợp với định hướng phát triển sản
xuất kinh doanh của Công ty
Bố trí hợp lý và khoa học thời gian làm việc nghỉ của NLĐ, giải quyết thêm
được việc làm cho lao động, đồng thời NLĐ vẫn được thu nhập hàng tháng.
Bố trí phân công lao động một các hợp lý và chính xác: công tác tuyển chọn lao
động quyết định chất lượng lao động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất kinh doanh. Chi nhánh cần tập thận trọng trong công tác tuyển chọn, tránh tình
trạng chủ quan trong tuyển chọn. Bố trí và phân công lao động một cách hợp lý chính
xác nhằm làm mỗi cán bộ công nhân viên phát huy tối đa khả năng của bản thân đồng
thời quy trách nhiệm rõ ràng cho mỗi NLĐ trên từng người để giao việc.

Phải thường xuyên mở các lớp đào tạo, gửi nhân viên đi học tập thêm để nâng
cao trình độ, nâng cao khả năng tay nghề để làm việc chuyên nghiệp hơn.
2.3. Thường xuyên phân tích quỹ lương
Lập kế hoạch quản lý và sử dụng quỷ lương: xây dựng định mức lao động, đơn
giá tiền lương, tiêu chuẩn chuyên môn trong Chi nhánh. Cũng cố tổ chức bộ máy làm
công tác lao động tiền lương trong Chi nhánh, có kế hoạch đào tạo, bồi dưởng đội ngũ
GV: Trần Hoàng 25

×