Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý việt nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.42 KB, 114 trang )

1

Luận văn
Vận dụng truyền thống văn hóa pháp
lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa
pháp lý hiện nay


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có nền văn hóa riêng của quốc
gia, dân tộc mình. Nền văn hóa của bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng là sự
kết tinh những giá trị qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển lịch sử lâu dài của quốc gia, dân tộc đó. Nền văn hóa của quốc
gia, dân tộc nào phát triển, thì quốc gia đó, dân tộc đó văn minh, hùng mạnh.
Chính vì thế, nhiều quốc gia, dân tộc hiện nay đã có sự quan tâm đặc biệt đến
chiến lược bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó bao gồm cả văn
hóa pháp lý. Đưa nền văn hóa phát triển là cách tạo đà phát triển về mọi mặt
của đất nước.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách
mạng đã ln coi trọng và phát triển nền văn hoá dân tộc, gắn chủ trương
"xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", với mục tiêu trên,
xây dựng đất nước “ phồn thịnh, cơng bằng, văn minh và dân chủ”. Văn hóa
pháp lý là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa ấy. Văn hóa pháp lý cao là
nền tảng tinh thần, bảo đảm sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước
theo mục tiêu trên, tạo ra những tiền đề quan trọng thực hiện chủ trương xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.
Có thể khẳng định, trong những năm qua, việc thực hiện chủ trương
trên của Đảng "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã


được triển khai toàn diện, trên cả lĩnh vực lý luận, cả lĩnh vực thực tiễn. Về lý
luận đã có nhiều cơng trình nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như những
vấn đề văn hố chính trị, văn hoá cầm quyền, văn hoá ứng xử của công chức
với nhân dân…đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều cơng trình,
bài viết. Trong khi đó, việc nghiên cứu phát triển nền văn hóa pháp lý tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam lại chưa được giới luật học trong nước


3
quan tâm đúng mức, ngay cả những vấn đề lý luận về văn hóa pháp lý cũng
đang cịn nhiều quan điểm khác biệt. Trong khi đó, theo quan điểm của Đảng
tại Nghị quyết 48/ NQ –TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
đã xác định xây dựng hệ thống pháp luật “ kết hợp hài hồ bản sắc văn hố, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật”. Việc thực hiện
quan điểm của Đảng không thể không nghiên cứu các giá trị làm nên bản sắc văn
hoá và truyền thống dân tộc, trong đó có truyền thống văn hoá pháp lý.
Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh tồn cầu hố, trước sự tác động tiêu
cực của hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng về mặt xã hội; ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, lối sống thực
dụng, phân hoá giàu, nghèo, nguy cơ biến dạng và đảo lộn của thang giá trị
truyền thống đang diễn ra gay gắt, làm phai nhạt những truyền thống văn hoá
dân tộc. Đấu tranh nhằm giữ gìn, cũng cố những giá trị truyền thống đó trở
thành nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Phương thức
có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này là nghiên cứu, đưa ra các
cơ chế, giải pháp kế thừa những giá trị truyền thống đó trong nền văn hố
đương đại, trong đó có văn hố pháp lý.
Từ những tiếp cận trên cho thấy nghiên cứu những vấn đề lý luận về
pháp luật, truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam, đề xuất các giải pháp vận
dụng những truyền thống văn hố pháp lý đó trong xây dựng nền văn hố pháp

lý hiện nay là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Vận
dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp
lý hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Văn hóa và truyền thống văn hóa Việt nam được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu, với nhiều cơng trình q giá. Tuy nhiên những vấn đề về văn hóa


4
pháp lý, nhất là về truyền thống văn hoá pháp lý, kế thừa và phát huy truyền
thống đó trong xây dựng văn hoá pháp lý hiện nay như đề tài luận văn thì hầu
như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện. Có thể
kể đến một số cơng trình liên quan đến đề tài như sau:
- Đề tài khoa học:
+ Chuyên đề: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay, thuộc chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 0702, chuyên đề do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên), Hà Nội, 1994.
Ở chuyên đề này, các tác giả làm sáng tỏ khái niệm giá trị truyền thống,
cơ sở hình thành các truyền thống dân tộc, các giá trị truyền thống tiêu biểu và
mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.
+ Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn
định và phát triển đất nước, Viện Khoa học Chính trị (chủ trì), Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm đề
tài, nghiệm thu năm 2004.
Trong đề tài nghiên cứu này đã chỉ rõ tư tưởng coi thường pháp luật ở
nước ta hiện nay là một trong những nguy cơ làm mất ổn định xã hội, phải
đẩy lùi nguy cơ này nhằm bảo đảm ổn định đời sống pháp luật và phát triển
đất nước.
- Luận văn thạc sĩ luật học.
+ Luận văn Thạc sĩ luật học “ Văn hóa pháp lý và xây dựng văn hóa

pháp lý ở Việt Nam hiện nay” của Phan Bạt Tố, bảo vệ tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Nội dung luận văn nghiên cứu một số vấn
đề lý luận về văn hoá pháp lý, thực trạng văn hoá pháp lý nước ta hiện nay.
Từ đó tác giả đề xuất những phương hướng chủ yếu mang tính pháp lý nhằm
xây dựng văn hoá pháp lý ở nước ta hiện nay.
+ Luận văn Thạc sĩ luật học “Văn hóa pháp lý trong hoạt động quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình hiện nay” của Trần thị


5
Phương Thu, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007.
Ở đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về văn hoá pháp lý trong
hoạt động quản lý nhà nước; thực trạng văn hoá pháp lý trong hoạt động quản lý
nhà nước của tỉnh Thái Bình và đề xuất năm nhóm giải pháp bảo đảm văn hoá
pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
- Sách chun khảo
+ Sách “ Việt nam văn hóa sử cương” (1998) của tác giả Đào Duy
Anh, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu văn hố ứng xử
của người Việt Nam, trong đó có kết luận: Người Việt sống lấy tình cảm làm
bản vị. Kết luận này rất có ý nghĩa trong đề xuất giải pháp xây dựng nền văn
hoá pháp lý nước ta hiện nay.
+ Sách “Chúng ta kế thừa di sản nào?”(2008), tác giả Văn Tạo, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung tác phẩm, tác giả nghiên cứu, làm sáng
tỏ nhiều di sản trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời
cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thống có vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Trong đó tác giả
khẳng định phải kế thừa và phát huy những di sản truyền thống pháp luật và
hương ước Việt Nam.
+ Sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt nam” (2001) của Trần Ngọc
Thêm, Nxb TP.Hồ Chí Minh. Nội dung tác phẩm, tác giả xuất phát từ quan

điểm giá trị, đưa ra khái niệm và cấu trúc văn hoá Việt Nam, đồng thời chứng
minh bản sắc văn hoá Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước, cuộc
sống cộng đồng làng xã truyền thống .
+ Sách “Văn hóa pháp lý Việt Nam” (2005), của Luật sư Lê Đức Tiết,
Nxb Tư pháp. Ở cơng trình này, xuất phát từ góc độ tiếp cận các bộ phận cấu
trúc văn hoá pháp lý, tác giả đưa ra khái niệm văn hố pháp lý. Từ đó đi sâu
vào nghiên cứu cấu trúc văn hoá pháp lý trong lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt Nam.


6
+ Sách “Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - những suy
ngẫm” (2007) của Bùi Xuân Đính, Nxb Tư pháp. Tác phẩm tập hợp những sự
kiện về nhà nước pháp luật thời phong kiến Việt Nam, nhằm phản ánh đời
sống pháp luật thời bấy giờ; đồng thời đưa ra giải pháp vận dụng những kinh
nghiệm của ông cha trong xây dựng đời sống pháp luật hiện nay.
- Các bài viết được cơng bố trên các tạp chí chuyên ngành
+ Vấn đề văn hóa pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện nay (1998),
của PGS.TS Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học số 5. Bài viết đã đưa ra định
nghĩa văn hoá pháp luật, đồng thời chỉ ra các bộ phận hợp thành của văn hoá
pháp luật.
+ Văn hố pháp lý Việt Nam trong xu thế tồn cầu hố (2007) của Lê
Vương Long, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4. Ngoài việc đưa ra định nghĩa
về văn hố pháp lý, trong bài viết này, tác giả cịn khẳng định Việt Nam có
truyền thống văn hố pháp lý lâu đời…
Từ nội dung các cơng trình trên cho thấy đề tài luận văn khơng trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về văn hoá pháp lý,
truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam, yêu cầu và giải pháp vận dụng những
truyền thống đó trong xây dựng nền văn hoá pháp lý ở Việt Nam hiện nay.

- Phù hợp với mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng khái niệm văn hóa pháp lý và truyền thống văn hóa pháp
lý Việt Nam;
+ Nghiên cứu khái quát những giá trị truyền thống văn hóa pháp lý
nổi bật trong lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam và yêu cầu
vận dụng những truyền thống đó trong xây dựng văn hố pháp lý Việt Nam
hiện nay.
+ Đánh giá thực trạng văn hoá pháp lý Việt nam, những giải pháp vận
dụng truyền thống văn hóa pháp lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong
kiến Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa pháp lý ở nước ta hiện nay.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam được hun đúc qua nhiều thế
hệ người Việt Nam, qua nhiều thời đại, là kho tàng vô giá. Trong khuôn khổ
của một Luận văn Thạc sĩ luật học, trong điều kiện nguồn tài liệu nghiên cứu
còn hạn chế, được sự gợi ý của Thầy hướng dẫn, và với những tri thức mà bản
thân thu nhận được, tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận văn là những truyền thống văn hoá pháp lý trong lịch sử Nhà nước và
pháp luật phong kiến Việt Nam, nhưng chủ yếu là thời Lê sơ. Từ đây, luận
văn làm rõ những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý, đồng thời trên cơ sở
những vấn đề lý luận chung về văn hoá pháp lý để đề xuất và luận chứng các
giải pháp kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý
trong xây dựng văn hoá pháp lý Việt Nam thời kỳ đổi mới hiện nay.
Việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là xuất
phát từ những lý do sau:
Một là, về nhà nước: Nhà Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch
sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Sau khi lãnh đạo nhân dân cả nước đánh
đuổi giặc Minh đô hộ ra khỏi bờ cõi, lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Lam Sơn

là Lê Lợi đã lên ngơi Hồng đế, sáng lập ra nhà Hậu Lê, triều đại trị vì 360
năm (1428 - 1788) trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Trong thời
gian đó, ở 100 năm đầu, tức là thời Lê sơ đã để lại nhiều giá trị truyền thống
văn hoá pháp lý đặc sắc.
Hai là, về pháp luật, trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, các
cơng trình Hình thư đời Lý, Hình luật thư đời Trần khơng cịn tư liệu gốc để
nghiên cứu, giá trị các Bộ luật này chủ yếu được tiếp cận qua tư liệu lịch sử.
Trong đó, quan trọng là Bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều Hiến chương
loại chí. Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu, so với các triều đại phong kiến
Việt Nam, thời Lê sơ, văn hóa pháp lý phát triển mạnh, được kết tinh và thể
hiện rực rỡ trong Bộ luật Hồng Đức, trong những thành tựu cải cách bộ máy
nhà nước, là những truyền thống văn hóa pháp lý nổi bật nhất trong lịch sử


8
nhà nước và pháp luật phong kiến, là khuôn vàng, thước ngọc truyền lại cho
các triều đại phong kiến về sau. Cốt lõi truyền thống văn hoá pháp lý thời Lê
sơ được phản ánh qua Bộ luật Hồng Đức, là cơng trình pháp điển hố đồ sộ
trong thế kỷ 15, đỉnh cao của lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Đánh
giá về Bộ luật này Nhà sử học Phan Huy Chú trong tác phẩm Lịch triều Hiến
chương loại chí đã viết: "là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc
dân" [7, tr.94].
Ba là, tại cuộc hội thảo "Quốc triều hình luật-những giá trị lịch sử và
đương đại góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam", được tổ
chức tại Thanh Hố ngày 17-18/3/2007, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
và các nhà khoa học đều chung khẳng định: Quốc triều hình luật là một di sản
pháp luật đặc sắc và độc đáo của dân tộc ta. Đây là bộ luật khơng chỉ có ý
nghĩa đối với Việt Nam mà cịn có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu trên
thế giới. Truyền thống pháp lý thời Lê sơ là giá trị mà các nhà luật học, nhà
sử học, cán bộ quản lý nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng những tư tưởng luật

pháp tiến bộ, những bài học, kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong thời
đại mới. Đây cũng là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân [19, tr.1].
Ngồi ra, truyền thống văn hố pháp lý Việt Nam còn được kết tụ
trong các lệ làng, hương ước, phản ánh sống động đời sống cộng đồng làng xã
Việt Nam. Vì lẽ đó, hương ước, lệ làng cũng là đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của luận văn. Tuy nhiên do khuôn khổ hạn chế của một luận văn Thạc sĩ,
nên tác giả cũng chỉ kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó của các nhà
khoa học.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
Việc nghiên cứu đề tài luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan


9
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới nhà nước và pháp luật, về xây
dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được Đảng
đề ra tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng (Khoá VIII).
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các
phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như phương pháp lịch sử, so
sánh, hệ thống hóa, logic.
+ Luận thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở hai chương. Trong đó, chương 1 chủ
yếu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể; chương 2 kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhằm bảo

đảm đánh giá thực trạng khách quan và tồn diện.
+ Ngồi ra trong luận văn cịn sử dụng phương pháp hệ thống hoá, so
sánh để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn có những điểm mới sau:
- Xây dựng khái niệm văn hoá pháp lý và truyền thống văn hoá pháp
lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam .
- Khái quát các giá trị truyền thống văn hoá pháp lý và yêu cầu vận
dụng truyền thống văn hoá pháp lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong
kiến Việt Nam trong xây dựng nền văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng văn hoá pháp lý Việt Nam và giải pháp vận
dụng truyền thống văn hoá pháp lý trong xây dựng văn hoá pháp lý Việt Nam
hiện nay.
7. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
-Việc nghiên cứu truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong nhà
nước phong kiến Việt Nam nhằm bổ sung những vấn đề lý luận về văn hoá


10
pháp lý, truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam, cũng như làm sáng tỏ những
truyền thống văn hoá pháp lý tiêu biểu thời Lê sơ.
- Những giải pháp và kiến nghị của luận văn có giá trị tham khảo cho
các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý nước ta
hiện nay trong điều kiện đổi mới, phát triển ổn định, bền vững và hội nhập
quốc tế.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
tại các cơ sở đào tạo luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành hai chương, 5 tiết.



11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TRUYỀN THỐNG
VĂN HĨA PHÁP LÝ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VĂN HỐ
PHÁP LÝ HIỆN NAY
1.1. VĂN HÓA PHÁP LÝ VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA
PHÁP LÝ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm văn hóa pháp lý và truyền thống văn hoá pháp lý
1.1.1.1. Khái niệm văn hố pháp lý
Văn hóa là một khái niệm rộng, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau. Có quan niệm cho rằng văn hóa là tổng thể những hoạt động tinh thần,
trí tuệ của xã hội, thể hiện phong tục tập quán, ngôn ngữ, ứng xử, hành vi phổ
biến của xã hội. Cũng có quan điểm cho rằng, văn hóa là một q trình nhận
thức, phản ánh trong đời sống xã hội của con người. Có quan niệm lại chia
văn hóa thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần, đồng thời đưa ra các quan niệm về những loại hình văn hố
đó….Năm 1977, D. Paul Scheffer, chun gia của UNESCO đã thống kê
được 256 định nghĩa khác nhau về văn hóa [51, tr.16] Tuy nhiên, trong các
quan niệm về văn hố đó đều có một điểm chung: Văn hóa gắn liền với sự
phát triển của xã hội lồi người và phản ánh trình độ văn minh của xã hội.
Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, tích lũy
và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác phản ánh nhu cầu và năng lực
của con người hướng tới Chân, Thiện, Mỹ; là giá trị tồn tại trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn hoá với quan niệm trên được thể hiện trong tất cả các sản phẩm do
con người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt, từ tri thức khoa
học, tác phẩm nghệ thuật, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Văn hóa pháp lý là một bộ phận của nền văn hố nói chung, là kết quả

của bản thân hoạt động pháp luật của mỗi quốc gia, một dân tộc, một cộng
đồng người.


12
Về phương diện lý luận, văn hóa pháp lý ngày càng được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, theo PGS.TS Lê Minh Tâm:
Văn hóa pháp luật, nói một cách tổng quát là tổng thể những giá
trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp
luật, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật trong các thời kỳ lịch sử,
những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những
tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy
được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật… [42, tr.18].
TS. Lê Thanh Thập viết:
Văn hóa pháp luật là những giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực
của hệ thống pháp luật trong xã hội được thể hiện trong các đạo luật và
thiết chế xã hội. Đồng thời, các giá trị đó cịn đươc thể hiện trong các
hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hành động của mỗi cá
nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ [47, tr.26].
Với PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh:
Văn hoá pháp luật là một bộ phận của nền tảng tinh thần xã
hội, biểu hiện trình độ văn minh của đời sống pháp luật trong xã hội
bao gồm tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật gắn với hệ
thống pháp luật, được đưa vào vận hành trong đời sống cộng đồng
thơng qua các thiết chế chính trị - xã hội và được biểu hiện bằng
hành vi thực hiện pháp luật của cá nhân, tổ chức và cộng đồng xã
hội nhằm phục vụ cho đời sống của con người và sự phát triển của
xã hội [34, tr.13].
Xuất phát từ các yếu tố hợp thành, LS Lê Đức Tiết cho rằng:
Văn hóa pháp lý là một dạng, một bộ phận hợp thành của nền

văn hóa dân tộc. Cũng như các dạng, thành phần văn hóa khác, văn
hóa pháp lý bao gồm trong nó ba yếu tố: Ý thức pháp luật của Nhà
nước, của dân tộc, của các cộng đồng và của các công dân qua các
thời kỳ lịch sử; nền pháp luật bao gồm pháp luật thành văn và chưa


13
thành văn được xây dựng nên qua các thời kỳ lịch sử; trình độ, kỹ
năng, nghệ thuật với vai trị là vũ khí bảo vệ quyền con người,
quyền cơng dân, là công cụ quản lý thống nhất của nhà nước, là căn
cứ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của Nhà nước, của xã hội, là
mực thước xử xự đúng pháp luật của mọi công dân [51, tr.34,35].
Năm 2001, tại Hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu Khoa học pháp
lý thuộc Bộ Tư pháp về Văn hóa tư pháp, các nhà khoa học đã đề cập đến
nên diễn đạt thuật ngữ “văn hóa pháp luật” hay “văn hóa pháp lý” và đi đến
thống nhất sử dụng thuật ngữ “ văn hóa pháp lý”, bởi khái niệm pháp lý rộng
hơn khái niệm pháp luật, phù hợp hơn [61, tr.16]. Tác giả hồn tồn thống
nhất với nhận thức văn hố pháp lý tại cuộc Hội thảo này.
Như trên đã đề cập, nói văn hố là nói tới tồn bộ những giá trị sáng
tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm
về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người.
Văn hố góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt
giữa dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa pháp lý là một bộ phận của văn
hóa nói chung. Vì lẽ đó, văn hóa pháp lý phải là những giá trị, là thành quả
của quá trình lao động và sáng tạo của con người
Từ những cách tiếp cận như trên, tác giả cho rằng khái niệm văn hóa
pháp lý của các tác giả trong Từ điển Luật học - Viện khoa học pháp lí, Bộ Tư
pháp là đầy đủ nhất, theo đó:
Văn hố pháp lí là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
mang tính pháp lí khơng có sẵn trong thiên nhiên mà do nhà nước

và nhân dân tạo ra. Do pháp luật có một vị trí đặc biệt trong đời
sống của một quốc gia, có quan hệ mật thiết với cuộc sống con
người, gắn liền hữu cơ với những phạm trù có vị trí đặc biệt trong
đời sống tinh thần của một cá nhân như cơng bằng, lẽ phải, cơng lí,
dân chủ tự do, nên ở mỗi con người, nhìn từ nhiều góc độ, có mối
quan tâm đặc biệt đối với pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội


14
làm hình thành ở mỗi con người những quan niệm, nhận thức, có
khi cả những lí tưởng đối với những giá trị của pháp luật; đồng thời,
cũng làm hình thành thói quen, ham muốn, thích thú được sống và
và làm việc theo hiến pháp và pháp luật và qua pháp luật qua thời
gian được nâng lên thành lí tưởng, thành nhân sinh quan pháp luật
có tính văn hố và giá trị văn hoá cao, đặc thù ở cả một bộ phận, có
khi khơng nhỏ của dân cư, trở thành một bộ phận khơng thể tách rời
của văn hố dân tộc. Văn hố pháp lí là một bộ phận cấu thành của
một nền văn hố dân tộc. văn hóa pháp lí bao gồm hệ thống pháp
luật, ý thức pháp luật (gồm tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật),
thể hiện ở tri thức pháp luật, thói quen, lối sống theo pháp luật, nghệ
thuật vận dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày [62, tr.840]
Từ đó, có thể hiểu văn hóa pháp lý là sự phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống pháp luật (của cá nhân và
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại, nó cấu thành một hệ thống
giá trị và lối sống pháp luật của một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc. Văn
hóa pháp lý có cấu trúc gồm: hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật (gồm tư
tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật) và hành vi, lối sống theo pháp luật.
1.1.1.2. Khái niệm truyền thống văn hóa pháp lý và vận dụng truyền
thống văn hoá Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý hiện nay
Thứ nhất, khái niệm truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam

Truyền thống trong gốc chữ La -tinh là: "Traditio", dịch nghĩa là: Nối
đời, nối truyền, truyền lại…Truyền thống là những gì được truyền từ đời này
sang đời khác. Với người Trung Quốc: " Truyền thống là sức mạnh của tập
quán của xã hội đươc lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế
độ, tư tưởng văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác động khống chế vơ hình
đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống biểu hiện tính kế thừa của
lịch sử [30, tr.10]. Bách khoa từ điển Xô - Viết quan niệm, Truyền thống:


15
Đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời
này và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong
một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế định xã
hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tấp
quán và lối sống…Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội
và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [30, tr.10].
Giáo sư Trần Quốc Vượng chỉ rõ:
Có thể hiểu "truyền thống" như là một hệ thống các tính cách,
các thế ứng xử của một cộng đồng, được hình thành trong lịch sử,
trong một môi trường sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn
định, trường tồn, nhưng không vĩnh cửu, có thể định chế hóa bằng
luật hay lệ (phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác - Có thể gọi là di truyền văn hóa, bên cạnh sự di
truyền sinh vật về thân xác - để bảo đảm tính đồng nhất của một
cộng đồng [68, tr.102].
Từ những quan niệm trên, cho thấy khái niệm truyền thống khơng đồng
nhất với những gì diễn ra trong quá khứ. Truyền thống là những yếu tố của di tồn
văn hóa, xã hội từ đời này sang đời khác. Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa
điều kiện khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của mơi trường tự nhiên, điều
kiện địa lý, hồn cảnh lịch sử xã hội…và luôn mang các đặc trưng: Cộng đồng, ổn

định và lưu truyền. Truyền thống mang tính chất ổn định, trường tồn và được
chuyển trao (truyền) và nối tiếp (thống) từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền
thống bao hàm cả mặt tốt và mặt xấu, có cả truyền thống tốt đẹp và truyền thống
tiêu cực (yếu tố tiêu cực). Các truyền thống tiêu cực là lực cản (cản trở) văn hoá
phát triển. Những truyền thống tốt đẹp đó chính là những giá trị truyền thống của
một cộng đồng được hình thành, giữ gìn và phát huy trong quá trình lịch sử, gắn
liền với giá trị Chân, Thiện, Mỹ, phù hợp với chuẩn mực của đời sống xã hội, thúc
đẩy con người phát triển, vươn tới những phẩm chất tốt đẹp. Hay nói cách khách, khi
đề cập đến những giá trị truyền thống của một cộng đồng, là khơng tính đến những


16
truyền thống tiêu cực. Chỉ những gì tốt đẹp mới được gọi là giá trị, mang danh
giá trị, tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đó bao
hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, có khả năng thôi
thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Cịn văn hóa gắn liền với giá trị.
Vì vậy khi nói truyền thống văn hóa pháp lý, hàm ý nói đến những giá trị tương
đối ổn định, những gì tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu của đời sống pháp luật.
Như thế, có thể hiểu truyền thống văn hóa pháp lý Việt là một hệ thống các giá
trị văn hóa pháp lý Việt Nam biểu hiện bằng tính cách, các thế ứng xử của một
cộng đồng, được hình thành trong lịch sử, phản ánh đời sống pháp luật, mang
tính ổn định có thể được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đời sống pháp luật biểu hiện bằng các quan hệ xã hội được pháp luật
điều chỉnh, thông qua các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật
và bảo vệ pháp luật.
Lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam đã để lại cho hậu
thế nhiều truyền thống văn hóa pháp lý tiêu biểu, phản ánh đời sống pháp luật
của dân tộc ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, và được các triều đại phong kiến
sau kế thừa, phát huy, vận dụng có hiệu quả trong xây dựng, thực hiện và bảo
vệ pháp luật. Đồng thời nhiều giá trị truyền thống văn hố pháp lý cịn ngun

giá trị trong xây dựng văn hóa pháp lý nước ta hiện nay.
Cùng với truyền thống văn hóa pháp lý, trong nhà nước phong kiến
Việt Nam còn tồn tại những yếu tố tiêu cực, lực cản văn hóa pháp lý phát
triển. Những yếu tố tiêu cực ấy vẫn còn tồn tại và cản trở sự phát triển của
văn hố pháp lý nước ta hiện nay. Vì vậy, để xây dựng văn hóa pháp lý cần kế
thừa truyền thống văn hóa pháp lý của cha ơng, đồng thời với đẩy lùi tiến đến
xóa bỏ những yếu tố tiêu cực của của văn hoá pháp lý.
Thứ hai, khái niệm vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam
trong xây dựng văn hoá pháp lý.
Theo Từ điển tiếng Việt, vận dụng là: “đem tri thức lý luận dùng vào
thực tiễn” [24, tr 909]. Văn hoá pháp lý, về cấu trúc gồm: Hệ thống pháp luật,


17
ý thức pháp luật và hành vi, lối sống theo pháp luật. Vì vậy, vận dụng truyền
thống văn hố pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý nước ta hiện
nay, là đưa những giá trị truyền thống văn hố pháp lý Việt Nam vào xây
dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao ý thức, hành vi và lối sống
pháp luật cho các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, văn hoá pháp lý là sự
thống nhất hữu cơ những giá trị có được từ hoạt động của con người qua các
quan hệ pháp luật (hành vi, lối sống) trong đời sống xã hội. Do vậy, phát triển
văn hố pháp lý cũng là góp phần nâng phát triển con người, nâng cao sức
mạnh và nguồn lực con người trong phát triển xã hội.
Thực tế lịch sử cho thấy, khơng có truyền thống của dân tộc nào chỉ
đơn thuần tốt cả. Truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam cũng nằm trong
nguồn mạch ấy. Nó bao gồm những giá trị truyền thống văn hố pháp lý tích
cực, thúc đẩy văn hoá pháp lý phát triển, đồng thời tồn tại những yếu tố tiêu
cực, cản trở văn hoá pháp lý phát triển trong đời sống pháp luật trong xã hội
đương thời và truyền lại đến tận đời sống xã hội hiện nay.
Vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý trong xây dựng văn hố pháp lý

là q trình gìn giữ, cũng cố những những truyền thống tích cực, vừa là q
trình đấu tranh hạn chế, xố bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở văn hoá pháp lý
phát triển của lịch sử để lại.
Từ những sự phân tích trên, văn hoá pháp lý của một cồng đồng, quốc
gia, dân tộc vơ cùng phong phú, diễn ra trên tồn bộ các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp, tư pháp; trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…gắn
chặt với cuộc đời của con người, nhà nước và xã hội. Vì vậy, vận dụng truyền
thống văn hố pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý nước ta hiện
nay là hoạt động chuyển taỉ những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý vào
xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và phòng ngừa, chăn chặn, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật; xoá bỏ các yếu tố tiêu cực, cản trở văn hoá pháp
lý phát triển, bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao ý thức, hành
vi và lối sống pháp luật cho các thành viên trong xã hội.


18
1.1.1.3. Đặc điểm truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam
-

Tính nhân văn

Từ lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam cho thấy, Việt
Nam là quốc gia ở phương Đông vốn coi trọng đạo đức trong điều chỉnh quan
hệ xã hội, dù có truyền thống pháp điển hố thành hình luật. Lý Thái Tơng đời vua thứ hai của triều Lý– ban hành Bộ Hình thư, vì thấy “trong nước việc
hình ngục kiện cáo phiền nhiễu, pháp quan câu nệ luật văn, chuộng xử
nghiêm khắc, phần nhiều oan uổng sai lầm...”. Vua lấy làm thương dân mới
sai quan Trung thư san định luật lệnh [7, tr.95]. Trong thực hiện Hình thư, Lý
Thánh Tơng cũng thể hiện lịng nhân từ, thương người ở chốn lao tù. Mùa
đông, tháng 10 (1055), đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng:
Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lơng chồn

cịn rét thế này, nghĩ đến người tù cịn bị giam trong ngục, khổ sở về
gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn khơng no bụng, mặc khơng kín
thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết khơng đáng tội, trẫm rất
thương xót. Vậy lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn
ngày hai bữa [63, tr.271].
Tư tưởng này được nhà Trần tiếp nối, năm 1341, Trần Dụ Tông sai
Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn ... khảo soạn bộ Hình thư để ban
hành, tức là coi trọng việc pháp trị, nhưng đồng thời dưới thời vua làm thái
thượng hồng thì "Nguyễn Trung Ngạn kiến nghị lập tào thương chứa thóc tơ
để chẩn cấp dân bị đói. Xuống chiếu cho các lộ bắt chước thế mà làm" hay
như năm 1345 thì "Xuống chiếu sốt tù, giảm tội bọn tội phạm" [63, tr.273] ,
những hành động như thế chứng tỏ nhà vua cũng rất quan tâm tới đời sống
nhân dân, thể hiện quan điểm nhân trị sâu sắc . Đặc biệt hơn, dưới thời Trần,
cơ quan tư pháp được thành lập gồm Thẩm hình viện và Tam tư viện để bảo
đảm việc xét xử án được công minh. Sang thời nhà Lê, dưới sự ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo, dù vẫn kế thừa truyền thống hình luật từ thời Lý - Trần,
nhưng luật Hồng Đức có nhiều tính nhân đạo, nhiều quy định bảo vệ quyền


19
con người. “Cùng với quan điểm nhân trị, Bộ luật Hồng Đức chịu ảnh hưởng
của quan điểm pháp trị” [3 tr.13]. Đến nhà Nguyễn, với Bộ luật Gia Long,
thực hiện chế độ hình phạt hà khắc, phản ánh tính chun chế, trừng trị rõ rệt,
nên nó làm giảm dần tính nhân văn trong truyền thống văn hoá pháp lý Việt
Nam. Sự kết hợp đức trị với pháp trị trong thuật trị nước, khơng q chun
chế, độc đốn; quan tâm đến cuộc sống của dân đã phản ánh phần nào tính
nhân văn trong truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam.
Cùng với tư tưởng kết hợp đức trị và pháp trị, truyền thống văn hố
pháp lý Việt Nam ln bảo vệ quyền con người. Quyền con người dù tiếp cận
ở góc độ nào cũng phải thừa nhận rằng, cái cốt lõi và thực chất của quyền con

người là quyền được sống, được chăm sóc, được bảo vệ và tất cả các quyền
khác của con người chỉ được thực hiện và chỉ có ý nghĩa khi quyền sống,
quyền được chăm sóc, được bảo vệ được tôn trọng, bảo đảm trong thực tế và
được thể chế hoá bằng pháp luật, đạo luật. Trong lịch sử nhà ước và pháp luật
phong kiến Việt Nam đến thời nhà Tiền Lê chưa có pháp luật thành văn,
quyền con người chưa được đảm bảo về mặt pháp lý. Dưới triều Lý vì buổi
đầu nhiều án oan sai, thương xót dân, Lý Thánh Tơng ban hành Hình thư, dân
lấy làm tiện. “ Đến đây phép xử án được bằng phẳng, rõ ràng, nên đổi niên
hiệu là Minh Đạo và đổi tiền Minh Đạo” [63, tr.271], phản ánh phần nào tư
tưởng bảo vệ quyền con người ở thời Lý. Nhà Trần tiếp nối nhà Lý cũng đã
thể hiện một nhà nước thân dân, tôn trọng ý kiến nhân dân khi quyết định vấn
đề sống còn của chế độ bằng Hội nghị Diên Hồng, phát huy sức mạnh toàn
dân trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên…Đỉnh cao của truyền
thống bảo vệ quyền con người được kết tinh trong luật Hồng Đức thời Lê sơ.
Bộ Quốc triều hình luật có 6 quyển, 13 chương, 722 điều. Dù luật Hồng Đức
tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của cả luật
pháp nhà Đường và nhà Minh, nhưng khi nghiên cứu 722 điều của Bộ luật
Hồng Đức với 502 điều trong luật nhà Đường và 460 điều của luật nhà Minh,
có 220 điều khác biệt hồn tồn. Trong đó có nhiều chế định pháp luật tiến


20
bộ, giàu tính nhân văn, nhiều quy định bảo vệ quyền con người như về hơn
nhân gia đình, thừa kế, bảo vệ quyền lợi người phụ nữ; xử nặng những người
phạm tội xâm phạm luân thường đạo lý của dân tộc như tội ác nghịch: Đánh,
mưu giết ông bà, cha mẹ, tội bất nghĩa: Giết quan lại, giết thầy học…
- Yếu tố dân chủ làng xã trong nhà nước quân chủ:
Năm 906, người Việt giành lại được chính quyền từ tay các quan đô
hộ của nhà Đường (Trung quốc) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch
sử dân tộc. Nó chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc đen tối kéo dài hơn 1.000 năm mở

ra một kỷ nguyên mới cho đất nước. Với nền tảng kinh tế là sản xuất nông
nghiệp tự cấp, tự túc đất nước luôn chứa đựng khuynh hướng phân tán, cát cứ.
Chính vì thế, sau khi Ngơ Quyền qua đời, chính quyền trung ương khơng điều
hành nổi đất nước nữa. Các nhà sử học gọi đó là thời kỳ loạn 12 sứ quân. Đất
nước cần một chính quyền trung ương vững mạnh. Sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lần
lượt đánh bại 11 sứ quân khác, thống nhất lại đất nước vào năm 967, một mặt
thể hiện tài năng qn sự của ơng, nhưng mặt khác, đó cịn là biểu hiện sự
thắng thế của khuynh hướng thống nhất quyền lực. Và từ đó về sau, dưới các
triều đại phong kiến Việt Nam, tập quyền luôn là khuynh hướng chủ đạo. Nhà
nước trung ương tập quyền dựa trên sở hữu tối cao của nhà nước - đứng đầu
là vua - đối với ruộng đất cơng xã, bóc lột nơng dân. Đơn vị kinh tế – xã hội
cơ bản của nhà nước phong kiến từ thế kỷ X trở đi là các làng. Dựa trên chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất – chế độ ruộng đất công làng xã, do vậy giữa
các thành viên của làng xã luôn giữ được bầu khơng khí hồ đồng, thống nhất.
Làng với Nước có được sự hồ hợp và nhà nước lấy sức mạnh của làng xã
làm sức mạnh quốc gia. Nhà nước đã đồng nhất ruộng đất trong các làng xã
với tài sản của nhà nước. Làng cung cấp cho Nhà nước tơ thuế, lao dịch, binh
dịch. Vì vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam, về bản chất giai cấp là cơng cụ
chun chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nơng dân và người lao
động khác, nhưng chính xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước với làng xã
mà từng thời kỳ cụ thể Nhà nước có những chính sách hài hồ giữa lợi ích


21
Nhà nước với lợi ích làng xã. Chính sự hài hồ này tạo ra tính dân chủ làng xã
trong truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam, bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, làng xã là đơn vị kinh tế - xã hội, hành chính của nhà nước.
Làng xã Việt Nam đã xuất hiện từ cuối thời nguyên thuỷ, đầu thời dựng nước,
là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Dưới các vương triều phong kiến
nước ta xã là một đơn vị hành chính (xã có một làng hoặc nhiều làng). Làng

xã ln có tính tự quản nhất định.
Thứ hai, hương ước là công cụ thực hiện dân chủ làng xã được nhà
nước thừa nhận. Trong xã hội phong kiến, bên cạnh hệ thống pháp luật của
nhà nước trung ương cịn có hệ thống luật lệ của làng xã, được gọi chung là
hương ước hay lệ làng. Hương ước, cũng như bản thân làng xã là sản phẩm
của văn hoá lúa nước. Hương ước là Bộ tổng luật của làng xã, là công cụ điều
chỉnh quan hệ mọi mặt của cư dân làng xã. Nó là cơng cụ tạo ra sức mạnh
cộng đồng, đồng thời để phát huy sức mạnh vơ địch của đồn kết tồn dân.
Hương ước cịn là công cụ để làng xã xây dựng cuộc sống có tổ chức. Hương
ước có lịch sử tồn tại hàng ngàn năm nay cho dù các thế lực xâm lược nước
ngoài bao gồm cả phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp đều rất muốn xố
bỏ, nhưng khơng xố được. Hương ước là cơng cụ tự quản làng xã, có tính cụ
thể, gắn với u cầu của từng làng, có tính cộng đồng và bảo đảm những điều
kiện sống cơ bản cho người dân (ruộng đất, thuỷ lợi, môi trường, tín
ngưỡng…), và được người dân tự nguyện thực hiện.
Hương ước với luật nhà nước có điểm giống nhau, đều là những quy
ước điều chỉnh các mơí quan hệ xã hội ở nhiều lĩnh vực, như kinh tế, văn
hoá…và một chế độ thưởng, phạt nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nôi dung văn bản
hương ước đơn giản hơn so với luật nhà nước. Chẳng hạn quy định về hơn
nân và gia đình, luật Hồng Đức quy định 58 điều, từ điều 283 đến điều 340;
trong khi đó hương ước chỉ ghi nhận thành một và điều ngắn gọn. Hình phạt
hương ước đơn giản hơn luật nước, chủ yếu là phạt tiền hay hiện vật (trâu,
lợn, gà, trầu, rượu), bồi thường thiệt hại, đánh đập, hạ ngôi thứ, đuổi khỏi


22
làng. Hương ước điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng những lời khuyên răn
như: Không nên, không được làm…và thực hiện chủ yếu không những thông
qua chế độ thưởng, phạt mà còn bằng sức ép dư luận của dân làng. Chính
điều này góp phần giúp người dân bớt vi phạm lệ làng. Từ đó giúp người dân

hạn chế vi phạm luật nước và chịu tác động pháp luật nhà nước qua tổ chức
làng xã của mình. Xuất phát từ tính hiệu lực của hương ước và sự đồng thuận
của cư dân làng xã, nhà nước phải phải dành cho làng xã tính tự quản, thực
hiện dân chủ trong làng xã. Với hệ thống cộng đồng làng xã tự quản, người
nơng dân có những quyền dân chủ nhất định. Cho nên, C.E. Bouilevauv, một
học giả người Pháp nhận định rằng: Trong xã hội An Nam đã có sự pha trộn
giữa cường quyền và những quyền tự do quý báu [27, tr.299]. Quyền dân chủ
làng xã được nhà nước phong kiến thừa nhận thông qua việc quản lý làng xã,
đặt xã quan và đến thời Lê sơ về sau nhà nước kiểm sốt q trình soạn thảo,
ban hành và thực hiện hương ước. Khi nhà nước trung ương tập quyền càng
phát triển thì mức độ tự quản làng xã càng thu hẹp nhưng hương ước vẫn là
công cụ hữu hiệu để thực hiện dân chủ làng xã.
- Tính dân tộc, tính nhân loại phổ biến:
Tính dân tộc của truyền thống văn hố pháp lý Việt Nam đó là những
nếp nghĩ, hành vi trong đời sống pháp luật được lưu giữ, kế thừa, phát huy
qua nhiều thế hệ mang cốt cách con người Việt Nam. Đó là ý thức tơn trọng
quyền con người, pháp điển hố pháp luật…Chính các yếu tố này đã hun đúc,
kết tinh một nền văn hoá mang bản sắc đặc thù Việt Nam, tạo nên một sức
sống lâu bền và hiện vẫn là nhân tố tích cực đóng góp vào diện mạo của nền
văn hố nước nhà trong thời kỳ đổi mới.
Không ai phủ nhận được truyền thống văn hoá pháp lý gắn liền với
đời sống pháp luật của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Truyền thống văn
hoá pháp lý của một dân tộc bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng tiến bộ của
nhân loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực
sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự


23
tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật
trong lĩnh vực hoạt động của nhà nước, mối quan hệ nhà nước với cơng

dân….Vì vậy truyền thống văn hố pháp lý ngồi tính dân tộc cịn có tính
nhân loại phổ biến.
1.2. NỘI DUNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA PHÁP LÝ VIỆT
NAM TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
VIỆT NAM
1.2.1. Những giá trị truyền thống tích cực
Thứ nhất: Sự hài hoà của mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước với
làng xã.
Khái niệm làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với ba
đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm
làng, xây dựng văn hố, lối sống, đạo đức...); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất
trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi
làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau).
Nhà nước và làng xã hài hồ về sở hữu ruộng đất: Ngồi ruộng cơng,
ruộng tư phát triển từ thời Lý, đến thời Trần ruộng đất tư hữu phát triển hơn
[43, tr.26]. Từ đời Lê Thánh Tơng (1477), chính sách "qn điền" thống nhất
cho cả nước mới được ban hành và thực hiện. Theo chính sách này, các quan
chức từ tam phẩm, tứ phẩm (nếu ruộng lộc được ít) trở xuống cho đến binh sĩ
dân đinh, phụ nữ gố chồng, trẻ mồ cơi đều được chia một phần ruộng cơng
theo vị thế của mình. Chính sách quân điền của nhà nước thời Lê sơ không
phải là chia đều ruộng đất công cho mỗi người, nhưng mỗi ngưịi dân lương
thiện đều được chia ruộng, trong đó binh lính có phần ưu tiên đã giải quyết
được vấn đề nhân công sau chiến tranh. Làng cung cấp cho Nhà nước tô thuế,
lao dịch, binh dịch. Nhà nước cho làng có ruộng đất tư, tính tự quản làng xã,
bảo đảm hịa lợi ích của làng xã và lợi ích nhà nước.
Hài hoà trong trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật: Làng xây
dựng, thực hiện và bảo vệ luật làng (hương ước). Hương ước được nhà nước


24

thừa nhận. Hương ước là văn bản bao gồm các quy tắc ứng xử mang tính bắt
buộc đối với mọi thành viên trong từng cộng đồng làng xã, do hội nghị làng
xã đặt ra. Hương ước có nguồn gốc từ tục lệ làng, được nhà nước văn bản hoá
vào thời Lê sơ trở đi, đánh dấu bằng sự kiện vua Lê Thánh Tông cũng cố lại
việc soạn và phê duyệt hương ước. Sách Hồng Đức thiện chính thư chép lại
đạo dụ của Lê Thánh Tơng có đoạn:
Các làng xã khơng nên có khốn ước riêng vì đã có pháp luật
chung của Nhà nước. Làng nào có phong tục khác lạ thì có thì có
thể cho lập khốn. Những người thảo ra hương ước phải là những
người có trình độ nho học, có đức hạnh, có chức phận chính thức,
có tuổi tác. Khoán ước thảo xong phải được quan trên kiểm duyệt
cho phép hoặc bãi bỏ. Khi khoán ước đã cho phép áp dụng, ai
không tuân theo, quan trên sẽ trị tội [51, tr.116-117].
Từ sự kiện này hương ước thời Lê sơ khơng được khuyến khích tạo lập;
nếu tạo lập hương ước thì hương ước phản ánh ít nhiều tinh thần pháp luật
của triều đình. Hương ước có giá trị như "bộ luật" của làng, biểu hiện tính "tự
trị" làng xã và là sự dung hoà quyền lợi giữa nhà nước phong kiến và làng xã,
nhưng sự "tự trị" này rất giới hạn vì quan trên (chứ khơng là trong làng xã)
kiểm duyệt cho phép hoặc bãi bỏ hương ước, cũng như trị tội người vi phạm
hương ước.
Luật nước từ nhà Lý đến nhà Nguyễn đều thừa nhận thiết chế làng xã,
hương ước trong nhà nước phong kiến Việt Nam. Trên thực tế nhà nước phong
kiến không trực tiếp nắm người nông dân mà phải thông qua tổ chức làng xã.
Song song đó, do nhu cầu trị thuỷ, trồng lúa nước và chống ngoại
xâm, lấy nhân lực, tài lực từ làng xã, nên các nhà vua Việt Nam không chuyên
chế như các vua Trung Quốc. Do đó có người gọi đây là nền chuyên chế mềm
[27, tr.298]. Nhà nước phong kiến đã biết dựa vào các làng xã với tư cách là
những khối kết cấu kinh tế – xã hội tương đối thống nhất và dựa vào mối liên
kết liên làng vốn có từ ngàn xưa để thiết kế nên một hệ thống chính trị mà



25
trong đó chính quyền trung ương là người đại diện những quyền lợi cơ bản
của tất cả các làng xã. Dù là nhà nước quân chủ, nhưng nhiều vị vua chăm lo
đến mối liên hệ giữa nhà nước với làng xã, hướng đến lợi ích của nhân dân.
Vì thế, trong nhà nước phong kiến, những vị hồng đế có uy quyền thần
thánh, nhưng cũng ln quan tâm đến lợi ích làng xã, lợi ích dân nhất định
theo một tinh thần gia trưởng, được coi như là một người cha trong một gia
đình lớn, chứ khơng phải là bạo chúa.
Tiếc rằng, đến thời nhà Nguyễn pháp luật thì hà khắc, quan lại “trừ
một bộ phận quan chức thanh liêm như Phan Thanh Giản, Đặng Huy
Trứ…chiếm số ít cịn lại đa số quan chức nhà nước từ thượng thư đến tổng đốc,
từ tri huyện đến lính lệ đều sống bằng nhiều hình thức hối lộ…Đối với người
dân hễ phải đến cửa quan thì đã là một điều đáng sợ” [67, tr.106], đã làm đời
sống làng xã vô cùng ngột ngạt. Cải cách hành chính của vua Minh Mạng và thí
điểm chia lại ruộng đất theo hướng mở rộng ruộng đất công không phù hợp với
thực tế làm cho nông dân nỗi dậy nhiều nơi, làm mai một dần truyền thống pháp
luật nhà nước phong kiến Việt Nam có chính sách bảo đảm hài hịa lợi ích của
làng xã và lợi ích Nhà nước.
Tóm lại, nhà nước phong kiến ở những giai đoạn hưng thịnh đã tìm
được một phương thức xử lý tối ưu mối quan hệ hài hồ giữa lợi ích nhà nước
với làng xã trước yêu cầu tập trung quyền lực, yêu cầu phát triển kinh tế, tạo
lập dân chủ làng xã. Biểu hiện bằng việc hương ước tạo cho người dân có thói
sống theo quy ước, phù hợp thực tế từng làng xã, không trái luật nước. Mặt
khác luật pháp nghiêm minh và tính chất tiến bộ của những bộ luật đó đã làm
giảm thiểu đáng kể sự thao túng, lộng hành của các thành phần kinh tế tư
nhân, nhất là hạn chế được nạn cường hào ở nông thôn, duy trì sự cân bằng
giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân có vai trị tích cực đối với sản xuất
tiểu nơng.
Sự hài hồ quan hệ giữa nhà nước với làng xã trong nhà nước phong

kiến là cơ sở phát huy về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân trong nhà


×