Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.25 KB, 91 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***



















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
PHÁT TRIỂN DOANH NGIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG


TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ





Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐỖ THỊ LOAN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN GIA TUẤN
Lớp : ANH 4 – K41A - KTNT



















HÀ NỘI - 2006






1
0BLỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Đỗ Thị Loan – chủ
nhiệm khoa sau học Trường Đại Học Ngoại
Thương Hà Nội – người đã tận tình chỉ bảo và giúp
đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Bản Luận Văn
này.
Luận văn cũng không thể được hoàn thành nếu
như tác giả không nhận được sự giúp đỡ động viên,
ủng hộ từ gia đình, bạn bè và nhà trường. Tác giả
xin gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành từ đáy
lòng mình.
Tác giả cũng xin cảm ơn những nhận xét từ các
thầy cô giáo và các độc giả để Bản luận văn được
hoàn thiện hơn.

Nguyễn Gia Tuấn




2
1BMục lục


Trang
Lời mở đầu 5
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nỏ 7
1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam và
các nước khác 7
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam 7
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia,
tổ chức như: Ngân hàng thế giới, Nhật Bản, Hàn Quốc 12
1.2. Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 20
1.2.1. Hội nhập và sự cần thiết phải phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập 20
1.2.2. Những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của
doanh nghiệp vừa và nhỏ 24
1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 27
1.3.1. Khuôn khổ pháp lý khuyến khích phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ 27
1.3.2. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ 28
1.3.3. Thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 29
Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 30
2.1. Nhân tố đảm bảo cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ




3

ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 30
2.1.1. Tiến trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 30
2.1.2. Những điều kiện kinh tế xã hội đảm bảo phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 31
2.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế
và xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 39
2.2.1. Là một động lực cho sự phát triển nhanh và hiệu quả của
của nền kinh tế 39
2.2.2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh 40
2.2.3. Đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân
và nguồn thu ngân sách nhà nước 41
2.2.4. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động 43
2.2.5. Tham gia tích cực vào khu vực sản xuất, chế biến, bán lẻ,
dịch vụ góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu 44
2.2.6. Góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển
các làng nghề thủ công truyền thống 46
2.2.7. Bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết
giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn 46
2.2.8. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn 47
2.2.9. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân 47
2.3. Thực trạng và khả năng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 48
2.3.1. Thực trạng về sản lượng 48
2.3.2. Thực trạng về tốc độ phát triển sản xuất 49
2.3.3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh 52
2.4. Đánh giá về thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 54
2.4.1. Thành tựu đã đạt được của doanh nghiệp nhỏ và vừa





4
Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 54
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 56
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 59
3.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Bài học cho Việt nam 59
3.1.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của
các nước Đông Á 59
3.1.2. Bài học về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
từ các nước Đông Á cho Việt Nam 64
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 67
3.2.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt nam giai đoạn 2005 – 2010 67
3.2.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt nam giai đoạn 2005 – 2010 69
3.3. Những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Việt nam 72
3.3.1. Những giải pháp về mặt chính sách nhà nước để
thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển 73
3.3.2. Những từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ 77
10BKết Luận
11BTài Liệu Tham Khảo





5

2BLỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát
triển một cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển
chung của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để có thể tồn tại, phát triển, kinh
doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ
của toàn xã hội cũng như cần nỗ lực tìm tòi học hỏi tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc của bản thân doanh nghiệp; có như vậy mới có đủ năng lực góp
phần vào sự hội nhập chung của nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Để góp phần xem xét và giải quyết những khó khăn nêu trên, không thể
không tìm hiểu về vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, luận văn kinh tế
này là công trình nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Phân tích thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam
Nêu bật những giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
và các nước trên thế giới





6
Phân tích thực trạng phát triển và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam
Tìm hiểu bài học kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của
các nước trên thế giới và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Viẹt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa
và nhỏ tại Việt Nam, trong đó có tìm hiểu thêm các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại
theo tiêu chí của Việt Nam và các nước
Do phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là vấn đề lớn có
tính sống còn với nền kinh tế nên trong luận văn này em chỉ xin đề cập đến
những vấn đề cơ bản và cấp thiết nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt Nam trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương
pháp: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác
– Lênin, phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, phương pháp luận giải
thống kê.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết Luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế





7
Chương 3: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế




8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam và
các tổ chức, quốc gia khác
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng
và Nhà Nước. Vì Sự thịnh vượng và giàu có của mỗi một quốc gia trên thế
giới cũng như Việt Nam đều có sự đóng góp to lớn của hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Ở Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 80%
trong tổng số doanh nghiệp nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn cho sự phát
triển thần kỳ của nước này trong những thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước.
Trên cơ sở khoa học, doanh nghiệp và kinh doanh được định nghĩa theo
Luật Doanh Nghiệp Việt Nam năm 2005 là “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh” còn “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

Khái niệm về doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam là
tương đối hoàn chỉnh và rõ ràng nhưng chưa có khái niệm chung và hoàn
chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này một phần là do khái niệm doanh
nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào từng ngành nghề, giai đoạn phát triển kinh
tế xã hội, điều kiện kinh tế xã hội và sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực,
các vùng trong một quốc gia. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay
đều dựa trên 2 nhóm tiêu chí là tiêu chí định tính và định lượng.




9
- Tiêu chí định tính: Dựa trên những đặc điểm cơ bản của doanh
nghiệp như: sử dụng công nghệ đơn giản, khả năng chuyên môn hoá thấp,
trình độ quản lý đơn giản, đầu mối quản lý ít…. Những tiêu chí này phản ánh
đúng bản chất của doanh nghiệp vừa nhỏ, giải quyết được vấn đề về sự phức
tạp của ngành nghề, điều kiện kinh tế xã hội, sự khác biệt về kinh tế xã hội
nhưng những tiêu chí này lại ít được sử dụng trong thực tế vì khó xác định
được chính xác như thế nào là công nghệ đơn giản?
- Tiêu chí định lượng: Dựa trên một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh
như: tổng doanh thu, tổng lợi nhuận…, về vốn và tài sản như tổng số vốn,
tổng tài sản, vốn lưu động, vốn đăng ký , về lao động như tổng số lao động,
lao động trung bình Do tiêu chí định lượng dễ xác định và thu thập nên
được sử dụng chủ yếu để xác định khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quá trình xác định loại hình doanh nghiệp theo quy mô bắt đầu có từ
thời kỳ bao cấp. Việc xác định này chủ yếu nhằm để trợ cấp và đầu tư vốn của
nhà nước cho các doanh nghiệp đó mà không phải là xác định loại hình doanh
nghiệp theo thực tế bản chất và quy mô của các doanh nghiệp. Ở thời kỳ này,
nhà nước chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp loại 1, loại 2, loại 3; trong đó
doanh nghiệp loại 3 được coi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất hay được

hiểu là doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Tiêu chí để xác định loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ đó chủ yếu dựa trên số lao động trong biên
chế nhà nước và theo phân cấp từ Trung ương - Địa Phương.
Sau thời kỳ bao cấp, từ năm 1993 việc phân loại doanh nghiệp ở Việt
Nam chia làm 5 cấp: Hạng Đặc Biệt, Hạng I, Hạng II, Hạng III, Hạng IV.
Việc phân chia này dựa trên các tiêu chí về vốn sản xuất kinh doanh, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, doanh thu, số lượng lao động, phạm
vi hoạt động, trình độ công nghệ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên,
có quá nhiều tiêu chí để xác định loại hình doanh nghiệp và chưa hề đề cập
đến những đặc điểm của từng ngành, sự khác biệt về kinh tế xã hội của địa




10
phương. Nguyên nhân của cách xác định loại hình doanh nghiệp này là do
định hướng, chiến lược sắp xếp cổ phần hoá, cải tổ lại tổ chức bộ máy tổ quản
lý doanh nghiệp nhà nước, cải cách hệ thống lương thưởng. Cách sắp xếp này
không nhằm mục đích xây dựng chiến lược và định hướng phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được đề cập đến lần đầu
tiên một cách chính thức theo Công Văn của Chính Phủ số 681/CP-KTN ngày
20 tháng 06 năm 1998 về định hướng chiến lược và chính sách phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác
định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những
doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng
năm dưới 200 người.” Nhưng đây chỉ là quy định tạm thời mang tính chất
hành chính để xác định tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp được hưởng
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam từ năm 1998. Trong
đó, Công Văn cũng quy định các bộ các ngành căn cứ vào tình hình kinh tế -

xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một
trong hai chỉ tiêu nói trên. Điều đó có nghĩa đây chỉ là định nghĩa tạm thời và
có thể tuỳ tình hình cụ thể
mà áp dụng.
Theo Nghị Định 90/2001/NĐ - CP của chính phủ: Doan nghiệp vừa và
nhỏ bao gồm các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã hoặc liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp
nhà nước hoặc hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị Định 02/2000/NĐ -
CP) có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 người.” Khái niệm này đã mở rộng quy mô về vốn lên
gấp đôi và số lao đông lên gấp rưỡi so với khái niệm tạm thời của Công Văn
năm 1998. Theo tiêu chí này, cả nước hiện có khoảng 120,000 doanh nghiệp
vừa và nhỏ, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Nếu chỉ căn cứ vào
tiêu chí vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 87,53% trong tổng số doanh




11
nghiệp nhà nước, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong
đó 99,19% doanh nghiệp tư nhân, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty trách
nhiệm hữu hạn, 74,54% công ty cổ phần). Hằng năm, doanh nghiệp vừa và
nhỏ tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân
mỗi năm tạo ra khoảng 700.000 lao động. Riêng năm 2003, doanh nghiệp vừa
và nhỏ tạo ra được 1 triệu chỗ làm việc mới.
Ngoài việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chỉ tiêu định lượng
và định tính như phân loại trong Công Văn số 681/CP - KTN và Nghị Định
90/2001/NĐ - CP cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các khu vực, các
ngành nghề khác nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được xác định dựa trên
từng ngành nghề trong xã hội như: ngành sản xuất - xây dựng, ngành ngân

hàng. Phân loại theo ngành nghề chủ yếu là do đặc điểm của từng ngành
nghề, có ngành sử dụng ít lao động cần nhiều vốn (kinh doanh, phần mềm,
hoá chất, điện tử), có ngành sử dụng nhiều lao động nhưng ít vốn (thuỷ sản,
dệt may, da dày). Do vậy, mỗi một ngành khác nhau cần có riêng những tiêu
chí để phản ánh được đúng bản chất của doanh nghiệp trong mối tương quan
với các ngành khác. Trên thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia phân chia thành
hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí khác nhau như sau:
Bảng 1.1: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ theo Ngành Nghề
TT Tên Đơn Vị
Vốn
(Tỷ Đồng)
Doanh thu
(Tỷ Đồng)
Lao động
(Người)
1.
Doanh Nghiệp Sản
Xuất, Xây Dựng
Doanh Nghiệp Nhỏ
Doanh Nghiệp Vừa
<1
5 - 10

<100
Từ 100 - 500
2.
Doanh Nghiệp Buôn
Bán Dịch Vụ <0,5 <50





12
Doanh Nghiệp Nhỏ
Doanh Nghiệp Vừa
0,5 - 5
50 - 250
Nguån: Bé KÕ Ho¹ch & §Çu T
Hơn thế nữa, các cơ quan, ban ngành hữu quan khác nhau cũng phân
loại theo tiêu chí riêng để phục vụ cho công tác của mình. Chẳng hạn, các
ngân hàng thì phân loại doanh nghiệp để tiến hành các thủ tục cấp tín dụng và
cho vay ưu đãi, bộ tài chính phân loại để thực hiện chính sách ưu đãi các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án của các cơ quan, tổ chức quốc tế phân
loại để tiến hành hoạt động hỗ trợ tín dụng và giải ngân các khoản tín dụng
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam như dự án Việt Nam - EU, dự án của
UNIDU, của OECD…
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các cơ quan, tổ chức ban hành
TT Tên Đơn Vị
Vốn
(Tỷ Đồng)
Doanh thu
(Tỷ Đồng)
Lao động
(Người)
1.
Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam
Vốn cố định < 10
vốn lưu động < 8
< 20 trong

1 tháng
< 500
2.
Liên Bộ Lao Động &
Thương Binh Xã Hội
và Bộ Tài chính
Vốn pháp định < 1
< 1 trong 1
năm
< 100
3.
Dự án
VIE/US/95/004 (Hỗ
trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Viêt Nam
của UNIDU)
+ Doanh Nghiệp
Nhỏ
+ Doanh Nghiệp Vừa

(*)
Vốn đăng ký < 1,6
Vốn đăng ký < 6,4




< 30
30 - 500





13
4.
Quỹ Phát Triển Nông
Thôn (Thuộc Ngân
Hàng Nhà Nước)

<32 (*)

<500
5.
Quỹ hỗ trợ DNV &
N (Chương trình
Việt Nam- EU)
Vốn điều lệ: 0,8 - 4,8
(*)

10 - 500
(*) Tỷ giá 1USD = 16,000 VND
Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thông Tư Liên Bộ số 21/LDTT
Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư
Chương trình UNIDU & Vietnam - EU
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia, tổ
chức như: Ngân Hàng Thế Giới, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia khác nhau sẽ
khác nhau do mỗi một quốc gia có một đơn vị tiền tệ, điều kiện kinh tế - xã
hội, trình độ phát triển, vị trí địa lý, mục đích phân loại… khác nhau. Trong

những khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ, khái niệm của các quốc gia
phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay của các tổ chức quốc tế như: Liên
Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới tương đối hoàn chỉnh và có khả năng áp dụng
cho các quốc gia phát triển khác. Ngược lại, hầu hết các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam chưa đưa ra được khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
chung và thống nhất trên toàn quốc hay khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
của các bộ, các ngành, các địa phương khác nhau thì khác nhau. Điều này gây
khó khăn cho chính các quốc gia đang phát triển đó và gây ra sự sai lệch trong
kết quả thống kê của các cơ quan thống kê.
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả xin trình bày một số khái niệm về
doanh nghiệp vừa và nhỏ của một vài tổ chức quốc tế và các nước trên thế




14
giới để có cái nhìn tổng quan về khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế
giới và có thể so sánh với khái niệm của Việt Nam.
Đầu tiên, Ngân Hàng Thế Giới (WB) có đưa ra một số khái niệm cơ
bản về các loại hình doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là áp dụng cho các
doanh nghiệp của các nước đang phát triển nhằm mục đích để cung cấp những
khoản hỗ trợ tài chính và giải ngân nguồn vốn của Ngân Hàng Thế Giới giúp
sắp xếp, tái cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia
đang phát triển đó.
12BBảng 1.3: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp của WB
TT
Loại Hình
Doanh Nghiệp
Tiêu Chí Phân loại
Tài Sản

(USD1.000)
Doanh Số
Bán Hàng
(USD1.000)
Lao
Động
(Người)
1. Doanh Nghiệp Siêu Nhỏ <100 <100 <10
2. Doanh Nghiệp Nhỏ 100 - 3.000 100 - 3.000 10 - 50
3. Doanh Nghiệp Vừa 3.000 - 15.000 3.000 - 15.000 50 - 300
4. Doanh Nghiệp Lớn >15.000 >15.000 >300
Nguồn: Promotion of Small and Medium Size Enterprise (Japan), Appendix 2:
Basic Checklist - Page 163.
Tiêu chí phân loại của Ngân Hàng Thế Giới chủ yếu tập trung vào 3
tiêu chí là tổng tài sản, tổng doanh số bán hàng và số lao động và áp dụng cho
hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp kể cả nhà nước tư nhân, cổ phần, mọi
ngành nghề khác nhau như buôn bán, sản xuất và mọi quốc gia khác nhau
gồm cả quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Các doanh nghiệp chỉ
cần đáp ứng ít nhất 2 trong 3 điều kiện trên là đủ tiêu chuẩn để xếp hạng.




15
Theo tiêu chí trên thì hầu hết mọi doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều
thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới và đều được hưởng
những chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho loại hình doanh nghiệp này của
Ngân Hàng Thế Giới.
Thứ hai, Nhật Bản cũng đưa ra cho mình các tiêu chí để xác định doanh
nghiệp vừa và nhỏ theo đặc thù của từng ngành trong xã hội. Tiêu chí của

Nhật Bản dựa chủ yếu trên 2 yếu tố là vốn (khoản đầu tư) và lượng lao động
trong từng ngành của xã hội. Nhật Bản rất chú trọng đến phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong xã hội vì nước này xây dựng cơ cấu kinh tế theo hai
tầng. Do vậy, Nhật Bản dựa trên tiêu chí vốn và lao động để đưa ra khái niệm
doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện những chính sách ưu đãi, khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển.
13BBảng 1.4: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Của Nhật Bản
TT Lĩnh Vực Kinh Doanh
Loại Hình
DN
Vốn
(Triệu Yên)
Lao Động
(Người)
1.
Doanh Nghiệp
Sản Xuất
DN Vừa
<300
20 - 300
DN Nhỏ <20
2.
Doanh Nghiệp
Bán Buôn
DN Vừa
<100
<100
DN Nhỏ n/a
3.
Doanh Nghiệp

Bán Lẻ
DN Vừa
<50
5 - 50
DN Nhỏ <5
4.
Doanh Nghiệp
Dịch Vụ
DN Vừa
<50
5 - 100
DN Nhỏ <5




16
Nguồn: Industrial Policy of Japan. - Page 534
Promotion of Small and Medium Size Enterprise - Page 163
Small and Medium Size Enterprise Agency -
Thứ ba, Thái Lan vốn là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như
Việt Nam và có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh. Hơn thế nữa, trong quá
trình phát triển quốc gia này cũng rất chú trọng đến phát triển các loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua những chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ
chính phủ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Thái Lan cũng gần giống với
Nhật Bản và Ngân Hàng Thế Giới, chủ yếu dựa vào vốn và lao động.
14BBảng 5: Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Thái Lan
Ngành Nghề
Loại Hình
Doanh Nghiệp

Vốn
(Triệu Baht)
Lao Động
(Người)
3BSản
Xuất
Siêu Nhỏ <0,5 <5
Nhỏ 0,5 - 8 5 - 49
Trung Bình 8 - 50 50 - 199
Lớn >50 >200
Kinh Doanh
Siêu Nhỏ <1 <5
Nhỏ 1 - 20 5 - 19
Trung Bình 20 - 140 20 - 99
Lớn >140 >100
Nguồn: Project ILO/UNDP: THA/99/003




17
Việc tìm hiểu khái niệm chính xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý
nghĩa rất quan trọng, tạo hiệu quả cho đúng đối tượng cần tác động. Nhiều
nước trên thế giới đều chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không có tiêu thức thống nhất để phân loại cho tất cả
các nước vì điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước có những đặc thù riêng và
ngay trong một nước.
Quá nghiên cứu, tìm kiếm và tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác
nhau, định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia trên thế giới
dựa theo tổng số lao động được thể hiện theo bảng sau:


Bảng 6: Định Nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của tất cả các quốc gia trên thế giới
Quốc Gia
Lao
Động
Năm số
liệu
Nguồn Tài Liệu
Albania
500
1994-95
United Nation Commision for Europe
Argentina 200* 1993
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Australia
100
1991
APEC, 1994 The APEC Survey on SME
Austria
250
1996
Eurostat
Azerbaijan
250*
1996-97
United Nation Commision for Europe
Belarus
250*
1996-97

United Nation Commision for Europe
Begium
250*
1996-97
Eurostat
Brazil
250
1994
IBGE Census 1994
Brunei
100
1994
APEC Survey
Bulgaria 250
1995-96,
1999
Center for International Private Enterprise,
Main Characteristics of SME: Bulgari Report,
Institute for Market Economics
Burundi 100 90s
Regional Program on Enterprise Development
Page#30
Cameroon 200 90s
Regional Program on Enterprise Development
Page#30




18

Canada 500*
1990-
93,96,98
Presentation to the Standing Committee on
Industry, Science and Technology, APEC
Survey, Globalization and SME 1997 (OECD)
Chile 200* 1996
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Columbia 200 1990
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Costa Rica 100
1990, 92-
95
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Cote D' Ivoire 200 90s
Regional Program on Enterprise Development
Page#106, #109
Croatia 250 1998
United Nation Commision for Europe, Center
for Internation Enterprise
Czech Republic
250*
1996
United Nation Commision for Europe
Denmark 500 1991-92
Globalization and SME 1997 (OECD),
International Labor Organization

Ecuador 200 1994
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
El Salvador 150* 1993
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Estonia 250* 1996-97
United Nation Economics Commission for
Europe
Finland 250* 1996-97 Eurostat Database
France 500 1991-96
International Labor Organization, OECD SME
Outlook
Georgia
250*
1996-97
United Nation Commission for Europe
Germany 500
1991, 93-
98
Globalization and SME 1997 (OECD), 4th
Europian Commission
Ghana 200 90s
Regional Program on Enterprise Development
Page#106, #109
Greece
500
1998
OECD
Guatemala 200* 1990

Inter-American Development Bank - SME
Observatory




19
Honduras 150 1990
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
HongKong,
China
100 1993, 2000

APEC Survey, Legislative Coun
Hungary 250 1997
United Nation Economics Commission for
Europe
Iceland
100
1996
Eurostat Database
Indonesia
100
1997
Globalization and SME
Italy 200 1995
Russian SME Resource Center, Eurostat
Database
Japan 300

1991, 94,
96,, 98, 99
Globalization and SME 1997, Snall and Medium
Size Enterprise Agency in Japan
Kazakhstan 500* 1994
United Nation Economics Commission for
Europe
Kenya 200 90s
Regional Program on Enterprise Development,
Page#106, #109
Korea, Republic 300
1992-93,
97, 99
APEC Survey, OECD, Paper titled "Bank Loan
to Micro Enterprise, SMEs and poor Household
in Korea
Kyrgyz
Republic
300 1996 - 97
United Nation Economics Commission for
Europe
Latvia 500* 1994-95
United Nation Economics Commission for
Europe
Luxembourg
250*
1996
Eurostat Database
Mexico 250 1990-97
Inter-American Development Bank - SME

Observatory
Netherland 100 1991-98
G8 Global MarketPlace for SME, Globalization
and SME 1997 (OECD)
New Zealand 100*
1991, 98-
00
SMEs in Newzealand, Structure and Dynamics,
APEC Survey
Nicaragua 100 1992
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Nigeria 200 2000 Regional Program Enterprise Develop Page#118




20
Norway
100
1994, 2000
Europian Industrial Relations Observatory
Panama 200 1992
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Peru 200 1994
Inter-American Development Bank - SME
Observatory
Philipines 200 1993-95
APEC Survey, Situation Analyst of SME in

Laguna
Poland 250
1996-97,
99
United Nation Economics Commission for
Europe
Portugal
500
1991, 95
OECD
Romania 250 1996-99
United Nation Economics Commission for
Europe, Center for International Private
Enterprise
Russia
Federation
250* 1996-97
Untied Nation Economics Commission for
Europe
Singapore
100
1991, 93
APEC Survey
Slovak Republic 500 1994-95
Untied Nation Economics Commission for
Europe
Slovenia 500* 1994-95
Untied Nation Economics Commission for
Europe, SME in Central and Eastern Europe,
Barriers, and Solution by F. Welter

South Africa
100
1998
World Bank Report
Spain
500
1991, 95
OECD
Sweden
200
1991, 96
OECD
Switzerland 500*
1991, 95,
96
OECD
Taiwan
200
1993
APEC Survey
Tajkistan 500* 1994, 95
Untied Nation Economics Commission for
Europe
Tanzania 200 90s Regional Program on Enterprise Page#106, #109

Thailand
200
1991, 93
APEC Survey
Turkey

200*
1992, 97
SME in Turkey




21
Ukraine 250* 1996
United Nation Economics Commission for
Europe
United Kingdom

250*
1994, 96-
00
Department of Trade and Industry, UK
United States
500
90-98
Statistics of US Business: MicroData and Table
Yugoslatvia
250*
1999
Center for International Private Enterprise
Vietnam
300
2001
Nomura Research Institue Pagers
Zambia 200 90s

Regional Program on Enterprise Development
Page#106, #109
Zimbabwe 200 90s
Regional Program on Enterprise Development
Page#106, #109
* Chỉ tiêu các quốc gia không có định nghĩa chính thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2. Sự cần thiếtphải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Hội nhập và sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập
1.2.1.1. Khái niệm hội nhập và quan điểm của Đảng về hội nhập kinh
tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã được đề cập đến từ lâu trên thế giới nhưng
trong thập niên 90 của thế kỷ 20 hội nhập kinh tế mới phát triển mạnhvà trở
thành một xu hướng, lôi kéo tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong cuốn
“Những hậu quả kinh tế của hoà bình” vào năm 1919, John Maynard Keynes
đã đưa ra một bức tranh nghiên cứu mẫu mực về tình hình kinh tế thế giới thời
kỳ trước chiến tranh và trong tương lai: “Một người dân London có thể vừa
uống trà buổi sáng vừa gọi điện đặt mua các loại sản phẩm khác nhau trên
khắp thế giới với khối lượng tuỳ thích rồi ngồi đợi người ta đem đến tận nhà
cho mình và đồng thời cũng bằng phương tiện như vậy, ông ta có thể đánh
liều ném tài sản của mình vào việc kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và ung




22
dung hưởng phần thành công cũng như những mong đợi của chúng. Nếu ông
muốn thì ngay lập tức ông có thể có được các phương tiện thoải mái mà
không cần hộ chiếu hoặc bất kỳ một thủ tục nào khác. Ông có thể sai gia nhân

đến nhà băng ở gần đấy lấy về những thứ đồ kim hoàn quý giá bao nhiêu tuỳ
thích. Khi ấy, ông có thể đi đến những miền đất lạ mà không hề biết tôn giáo
hay phong tục của họ, đem theo bên mình số tài sản dưới dạng tiền bạc” Bức
tranh do Keynes vẽ ra cho thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá
kinh tế không phải là một hiện tượng mới. Về nhiều mặt, hiện nay hội nhập
kinh tế thế giới vẫn còn xa mới được như thời kỳ đỉnh cao của bản vị vàng.
Qua bức tranh do Keynes vẽ ra ta thấy được hội nhập kinh tế quốc tế là một
quá trình mà nền kinh tế của một nước tham gia vào đời sống kinh tế của các
nước trên thế giới. Đó là quá trình thực hiện các thoả thuận, các ký kết giữa
c
ác nước với nhau, trước hết là về kinh tế. Xu hướng hội nhập kinh tế rõ nét
nhất là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và phối hợp các chính sách
thương mại.
Các văn bản Đại Hội lần thứ VII (năm 1991) và Đại hội lần thứ VIII
(năm 1996) đã khẳng định chính sách đổi mới và mở cửa với những quan
điểm trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay:
- Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa: Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là
những đơn vị độc lập, tự chủ nhưng phụ thuộc vào nhau về kinh tế và khoa
học công nghệ. Sự phụ thuộc giữa các quốc gia bắt nguồn từ những yếu tố kết
quả. Đó là do những điều kiện địa lý, do sự phân bổ không đồng đều tài
nguyên thiên nhiên, và cũng bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất
và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới.
- Quan điểm mở cửa, xây dựng hệ thống kinh tế mở: “Mở cửa” kinh tế
ra thế giới bên ngoài là một chính sách có tính chiến lược, hoàn toàn phù hợp





23
với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc “mở cửa” là mở rộng giao
lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ với nước ngơài, tham gia sâu
rộng vào sự trao đổi và sự phân công lao động quốc tế. “Mở cửa” là một chính
sách kinh tế lớn và là một điều kiện đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội của đất nước.
- Phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại, tận lực khai thác những lợi thế của đất nước trong sự trao
đổi và sự phân công lao động quốc tế. Tình hình quốc tế phức tạp đòi hỏi phải
có chính sách mềm dẻo, khôn khéo, được điều chỉnh kịp thời, phù hợp về
những biến động của tình hình và phải có cách làm thông minh, sáng tạo
nhằm mở rộng sự hợp tác toàn diện với bên ngoài và khai thác có hiệu quả sự
giúp đỡ quốc tế.
- Mở rộng diện bạn hàng, đối tác, đa phương hoá các mối quan hệ, phù
hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Hội
nhập kinh tế trong một khung cảnh rộng lớn là nền kinh tế thế giới, thị trường
quốc tế, vì thế đối tượng hợp tác rất đa dạng. Đối với các tổ chức kinh doanh
đòi hỏi phải mở rộng diện bạn hàng, nhất là các bạn hàng có tín nhiệm cao và
thực sự muốn làm ăn lâu dài với Việt Nam
- Đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ mở rộng quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho
các cơ quan và tổ chức trong nước, mở rộng quyền hoạt động kinh doanh đối
ngoại cho các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân trong
khuôn khổ pháp luật và phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng giai
đoạn.
- Chính phủ sẽ phân biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng
quản lý kinh doanh trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhà nước đảm bảo
quyền tự chủ kinh doanh, tài chính của các tổ chức kinh doanh đối ngoại, đi





24
đôi với sự tăng cường quản lý thống nhất của Nhà nước về kinh tế đối ngoại.
Nhà nước mà các cơ quan chức năng quản lý kinh tế đối ngoại là người đại
diện sẽ không can thiệp vào sự hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh
doanh.
1.2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến
trình hội nhập
Lịch sử ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá gắn liền với sự hình
thành và phát triển các doanh nghiệp. Giai đoạn tiền sử (C. Mác gọi là hàng
hoá giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và người thợ. Người sản
xuất hàng hoá vừa là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động
trực tiếp, vừa là người điều khiển (quản lý) công việc của mình (của gia đình
mình), vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình trao đổi trên thị
trường. Đó là loại doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp
cực nhỏ Trong thời kỳ hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới
trưởng thành để đi làm việc được, đều muốn thử sức mình trong nghề kinh
doanh. Với một số vốn trong tay ít ỏi, với một trình độ nhất định, lĩnh hội
được trong các trường chuyên nghiệp, bắt đầu khởi nghiệp, phần lớn họ đều
thành lập doanh nghiệp nhỏ chỉ của riêng mình, tự sản xuất, tự kinh doanh.
Trong sản xuất- kinh doanh có một số người đã gặp vận may và đặc biệt
là nhờ sự tài ba của mình, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
khéo điều hành và tổ chức sắp xếp công việc, cần cù, chịu khó, tiết kiệm đã
thành đạt, ngày càng giàu lên, tích luỹ được nhiều của cải, tiền vốn, thường
xuyên mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, đến một lúc nào đó, lực lượng
lao động của gia đình không đảm đương hết công việc, cần phải thuê thêm
người làm và họ trở thành ông chủ. Ngược lại, một bộ phận nguời sản xuất
hàng hoá nhỏ khác, hoặc do không gặp vận may trong sản xuất-kinh doanh và

đời sống, hoặc do kém cỏi không biết chớp thời cơ, không có sáng kiến cải

×