Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Em tên là Nguyễn Thị Hồng – tác giả của chuyên đề “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm” xin được gửi
lời cảm ơn tới trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nơi em đang theo học, xin được
cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và viết chuyên đề.
Em xin được gửi lời cảm chân thành tới các cán bộ, nhân viên của doanh
nghiệp tư nhân Trường Thiềm đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề này.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình viết bài
chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Nguyễn Thị Hồng, mã sinh viên CQ510350, sinh viên lớp chuyên
ngành Thương mại quốc tế, Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
Em xin cam đoan chuyên đề thực với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm” là kết quả của quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân em trong suốt thời gian thực tập ở doanh
nghiệp và dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn. Chuyên đề
không được sao chép từ bất cứ tài liệu, luận văn nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên


(Ký tên)
Nguyễn Thị Hồng
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Error: Reference source not found
Hình 1.2 : Cơ cấu lao động theo chức năng của doanh nghiệp năm 2012 Error:
Reference source not found
Hình 1.3 : Quy trình sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu
Error: Reference source not found
Hình 1.4: Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ nội thất của
doanh nghiệp Error: Reference source not found
Hình 1.5: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trong sản xuất đồ gỗ nội thất của
doanh nghiệp Error: Reference source not found
Hình 2.1. Doanh thu thuần của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012 Error:
Reference source not found
Hình 2.2. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012 Error:
Reference source not found
Hình 2.3. Chi phí kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2009 -
2012 Error: Reference source not found
Hình 2.4 : Tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 Error:
Reference source not found
Hình 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 Error:
Reference source not found
Hình 2.6: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp không
được quyền tụ chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước. Nhà nước
kiểm soát toàn bộ yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố
sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp không thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng đến.
Từ năm 1986, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì các
doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Hơn thế nữa năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra vô số cơ hội kinh doanh nhưng cũng
tiềm ẩn không ít thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh
tranh gay gắt với nhiều đối thủ hơn, sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh
không chỉ với sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh
nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, doanh
nghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm của mình, tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, phải sử dụng và phân phối
nguồn lực hiệu quả và hợp lý nhất.
Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con người. Hiệu
quả kinh doanh phản ảnh kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời thể hiện sự khai thác nguồn lực và sử dụng nguồn lực như thế
nào trong quá sự trình tái sản xuất để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Trong
cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối
với các doanh nghiệp. Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở mang lại nguồn thu

nhập cho người lao động, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội. Thứ hai,
nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong
kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường, thì doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, do đó mỗi
doanh nghiệp đều phải tìm ra phương hướng phát triển riêng cho mình bằng cách
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, chất lượng hàng hóa được nâng
cao. Thứ ba, bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn
lực của xã hội, khi doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực này được bao nhiêu từ lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng tương ứng. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh
doanh, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó
việc nghiên cứu và tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất
yếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, cùng với việc nhận thức được
tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh, em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm ” làm chuyên đề
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, hoạt động kinh
doanh, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cơ bản, tình hình sử dụng lao
động, khách hàng, thị trường…của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm. Từ đó
thấy được những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được cùng với những tồn tại trong
doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại. Qua đó để đề xuất một số kiến
giải nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những kiến giải có thể
giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường
Thiềm.
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2009 – 2012.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư
nhân Trường Thiềm giai đoạn 2009 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích và giải quyết nội dung của chuyên đề, bài viết được sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
- Pháp phân tích số liệu thu thập.
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia.
5. Kết cấu của chuyên đề:
Bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của chuyên đề thực tập được kết cấu thành 3 phần:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Trường Thiềm.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân Trường Thiềm
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

TRƯỜNG THIỀM
1.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm.
Tên viết tắt: DNTN Trường Thiềm.
Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Kiều Chính, Xã Xuân Phương, Huyện Phú Bình, Tỉnh
Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280 3867 342
Chủ doanh nghiệp: Dương Xuân Trường
Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm được thành lập theo quyết định số
1701000642 của sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái Nguyên ngày 21/09/2005.
Trong những ngày đầu mới thành lập, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn
như cơ sở hạ tầng và nhà xưởng chưa có điều kiện xây dựng khang trang. Trong
thời gian đầu từ năm 2005 đến cuối năm 2006, doanh nghiệp chủ yếu doạt động
trong lĩnh vực sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ sau đó tiến hành tạo ra các
thành phẩm và bán ra thị trường như: bàn ghế gỗ, giường gỗ, tủ gỗ, đồ nội thất văn
phòng Do điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, giám đốc doanh nghiệp phải dùng
nhà của mình làm văn phòng hoạt động cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của mình là kinh doanh vận tải hàng hóa
và hành khách theo hợp đồng và tổ chức, thu mua các sản phẩm nông sản từ người
dân địa phương.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu hoạt động do thiếu kinh nghiệm quản lý của
giám đốc cùng với những khó khăn trong tìm kiếm thị trường và khách hàng. Sản
phẩm của doanh nghiệp không được tiêu thụ rộng rãi và doanh nghiệp không nhận
được nhiều đơn đặt hàng. Dẫn đến việc hoạt động thua lỗ, đầu năm 2007, sau hai
năm hoạt động, giám đốc doanh nghiệp nhận thấy doanh nghiệp hoạt động không
hiệu qủa, không đem lại lợi nhuận nên giám đốc quyết định tạm ngừng hoạt động
của doanh nghiệp.
Đăng kí kinh doanh thay đổi lần 1 vào ngày 21/07/2008. Sau khi nghiên cứu
kỹ về thị trường và tham khảo những người trong ngành, cùng với tích lũy thêm
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51

4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
kinh nghiệm cho mình, giám đốc quyết định tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp
nhưng doanh nghiệp chuyển sang hoạt động đa lĩnh vực và ngành nghề chính mà
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là mua bán, sản xuất, tái chế các sản
phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu để sản xuất hạt nhựa và chế tác, sản xuất các sản
phẩm từ gỗ.
Từ cuối năm 2008 đến nay, doanh nghiệp đi vào hoạt động và đã thu được
lợi nhuận.
Doanh nghiệp tự chủ về tài chính và hoạt động theo chế độ hạch toán kinh
tế độc lập, có con dấu riêng.
Từ ngày thành lập, doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm đã trải qua nhiều
giai đoạn phát triển, không ngừng mở rộng và hoạt động.
1.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Mục tiêu của doanh nghiệp
Trong suốt hơn 7 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp luôn nỗ lực để
hoàn thành những mục tiêu sau:
- Tổ chức hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
các phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh tiên tiến, tối đa hóa lợi nhuận, góp
phần phát triển kinh tế, đất nước.
- Tạo công ăn, việc làm ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp. Duy
trì và phát huy quyền làm chủ của người lao động, tạo phúc lợi tốt.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và trách nhiệm đối
với xã hội.
1.2.2. Chức năng
Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực
nhưng chủ yếu là sản xuất, tái chế các sản phẩm tự nhựa, bao bì và chế tác, sản xuất
các sản phẩm đồ gỗ, mỹ nghệ. Cụ thể chức năng của doanh nghiệp như sau:
- Mua bán và chế biến các mặt hàng nông sản, lâm sản sau đó cung cấp cho
các đại lý;

- Vận tải hàng khách và vận tải hàng hóa đường bộ;
- Sản xuất gạch, ngói và khai thác, mua bán, chế biến các khoáng sản như
kẽm, thiếc, quặng sắt;
- Mua bán phụ tùng máy móc, vật tư thiết bị nông lâm nghiệp, công nghiệp,
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
thủy sản, ôtô, xe máy và phụ tùng ôtô, xe máy, vật liêu xây dựng, chất đốt;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ;
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi đường
điện hạ thế;
- Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu cây giống, con giống;
- Sản xuất ra các sản phẩm từ gỗ;
- Mua bán sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu.
Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
- Mua bán và chế biến các mặt hàng nông, lâm sản;
Tuy một năm chỉ có một mùa (vào tháng 7) nhưng việc xuất khẩu quả sấu
sang Trung Quốc cũng đóng góp một phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp trong
năm, đặc biết là trong tháng 7.
Quả sấu được doanh nghiệp thu mua từ những vùng, địa bàn lân cận, sau đó
cho vào bể ngâm vôi rồi cho lên xe xuất khẩu sang Trung Quốc. Quả sấu là nguyên
liệu đầu vào để sản xuất ô mai sấu.
- Mua bán, sản xuất, tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu;
Đây là lĩnh vực kinh doanh thường xuyên, chủ yếu của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp tổ chức thu mua các bao bì, phế liệu, phế phẩm từ nhựa từ những vùng lân
cận, xung quanh sau đó giặt sạch, băm, nấu, cắt, chế biến thành hạt nhựa rồi cho
đóng thành từng bao nhựa để xuất đi.
- Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ;
Đây chỉ là một hoạt động rất nhỏ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tận dụng
xe chở hàng trong, ngoài việc vận chuyển hàng của doanh nghiệp còn tham gia

những hoạt động như dịch vụ vận tải nguyên vật liệu, vận tải hàng hóa, vận tải nông
sản cho khách hàng nếu họ có nhu cầu.
- Sản xuất đồ gỗ nội thất.
Doanh nghiệp thu mua gỗ trên thị trường để chế biến và sản xuất ra những
sản phẩm đồ gỗ nội thất gồm đồ gỗ nội thất phòng ăn, nội thất phòng khách , nội
thất phòng ngủ
Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm luôn cố gắng để trở thành một đối tác
tin cậy của khách hàng và mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản
phẩm tốt nhất và nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường tỉnh
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.
1.2.3. Nhiệm vụ
- Doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Doanh nghiêp phải
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của mình. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp đối với khách hàng và pháp luật.
- Đa dạng cơ cấu mặt hàng, về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của khách
hàng và thị trường.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện đại hóa thiết bị về quy mô lẫn tốc độ
trong sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện quy trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy trình sản xuất và
đảm bảo an toàn cho người lao động về tính mạng, sức khỏe, an toàn về cháy nổ và
đồng thời bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đầy đủ chính sách phúc lợi xã hội cho người lao động như bảo
hiễm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không ngừng cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động và thực hiện các chế độ nghĩ ngơi theo quy định.
Trường hợp người lao động bị tổn hại sức khỏe trong quá trình lao động, doanh

nghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và
nhập khẩu của đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ.
- Tuân thủ các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán
ngoại thương và các văn bản mà doanh nghiệp đã kí kết.
- Luôn tích cực chăm lo cả về đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên
bằng việc thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho
nhân viên.
- Đảm bảo cung cấp những sản phẩm hạt nhựa xuất khẩu và đồ gỗ chất
lượng, để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, chế độ kế toán theo
đúng quy định của nhà nước. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực của
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
báo cáo.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm được tổ chức theo
chế độ tập trung trên cơ sở phát huy quyền làm chủ cho người lao động. Mô hình tổ
chức của doanh nghiệp được chia thành 4 phòng với đội ngũ gồm 7 nhân viên.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức
Nguồ
n: Phòng hành chính tổng hợp – DNTN Trường Thiềm
1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
1.4.1. Giám đốc
Giám đốc là những người đứng đầu, người lãnh đạo định hướng và quản lý
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước, là người đưa

ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp cũng như các chiến lược kinh
doanh. Giám đốc là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết
định và phải chịu trách nhiệm đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Giám đốc chịu trách nhiệm sử dụng, bảo toàn, tận dụng và phát triển vốn và
các nguồn tài sản của doanh nghiệp. Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh,
chiến lược kinh doanh, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thực
hiện việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý toàn bộ nhân viên và thực hiện
toàn quyền với công nhân viên trong doanh nghiệp theo chế độ nhân sự của doanh
nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
Giám đốc
Phòng kỹ thuật Phòng hành chính
tổng hợp
Phòng kế toán
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Với quyền hạn của mình, giám đốc có thể tuyển dụng, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, được quyền cho nghỉ phép, nghỉ
việc đối với toàn bộ công nhân viên. Giám đốc xem xét, ký duyệt các hợp đồng
thương mại và dịch vụ, ký duyệt các chi phí cho hoạt động kinh doanh theo kế
hoạch kinh doanh đề ra, trên cơ sở đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả. Giám đốc có
quyền quyết định các giải pháp kinh doanh đối với các tình huống kinh doanh tạm
thời và phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình.
1.4.2. Phòng kế toán
Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của doanh nghiệp như: kế
toán tiền mặt, kế toán giá thành, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương, kế toán chi phí…quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán
của doanh nghiệp, làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… đối với các vấn đề
liên quan đến công việc kế toán - tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo an toàn tài

sản của doanh nghiệp về mặt giá trị. Tính toán, cân đối tài chính cho doanh nghiệp
nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tư
vấn cho Giám đốc doanh nghiệp về lĩnh vực tài chính.
Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài
chính và hoạch toán kế toán, về huy động và quản lý đầu tư tài chính, thực hiện theo
dõi và phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác, thực hiện
thanh toán các chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí đầu tư theo chỉ thị của
giám đốc doanh nghiệp.
1.4.3. Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có
hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất đạt
chất lượng tốt, đúng qui trình qui phạm.
Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc xây
dựng các phương án kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm để phục vụ hoạt động của
doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong việc sản xuất của doanh nghiệp
và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
1.4.4. Phòng hành chính – tổng hợp
Phòng hành chính tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, văn thư, hành chính
và lưu trữ. Tiếp nhận các văn bản đến và phân loại, lưu trữ và phân loại những văn
bản đi. Tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp xử lý các văn bản hành chính kịp
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
thời. Quản lý chữ ký và con dấu theo quy định. Quản lý tài sản cố định, công cụ
dụng cụ, văn phòng phẩm (kể cả các tài sản thuê ngoài của doanh nghiệp) theo phân
cấp, nghiên cứu đề xuất, xây dựng mô hình quản lý, phương án tổ chức của doanh
nghiệp phù hợp trong từng thời kỳ. Xây dựng điều chỉnh các quy chế về tiền lương,
bảo hiểm xã hội, thưởng, phạt, kỷ luật lao động cho doanh nghiệp. Tiếp nhận, quản
lý toàn bộ hồ sơ người lao động để cung cấp thông tin cho giám đốc doanh nghiệp
đồng thời tham mưu cho giám đốc sử dụng, bố trí lao động và đánh giá, thực hiện

các chế độ chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp. Cuối tháng có trách
nhiệm tập hợp báo cáo của các phòng ban để lập báo cáo tổng hợp gửi giám đốc
doanh nghiệp.
1.5. NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1.5.1. Tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được sử
dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định. Với số vốn đăng ký ngày
ngày 21/09/2005 là 950.000.000 đồng.
Phân theo tính chất nguồn vốn gồm có:
- Vốn cố định: 522.500.000 đồng
- Vốn lưu động: 427.500.000 đồng.
Nguồn vốn tự có chiếm khoảng 80% tổng số vốn của doanh nghiệp. Nhờ tỷ
trọng nguồn vốn tự có cao, doanh nghiệp có thể tự chủ về nguồn vốn kinh doanh,
xoay vòng, luân chuyển vốn, không bị áp lực trả nợ trong điều kiện lãi vay cao như
hiện nay.
Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn lưu động
nên chiếm tỷ lệ lớn hơn nguồn vốn cố định. Nhưng ở doanh nghiệp tư Nhân Trường
Thiềm thì nguồn vốn cố định lớn hơn vốn lưu động điều này chưa hợp lý, doanh
nghiệp cần khắc phục.
1.5.2. Nguồn nhân lực
Đối với mọi tổ chức và doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt,
quyết định sự thành công hay thất bại. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên
chú trọng đến nguồn nhân lực của mình.
Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm cũng vậy, tuy chỉ là một doanh nghiệp
nhỏ nhưng cũng chú trọng đến đến việc dùng người.
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Tổng số nhân viên của doanh nghiệp năm 2012 là 27 người, trong đó:
- Giám đốc: Có 1 giám đốc

- Phòng kế toán: Gồm 1 người
- Phòng kỹ thuật: Gồm 2 người
- Phòng hành chính – tổng hợp: Gồm 3 người
Trong số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có 2 người có trình độ đại
học, 5 người trình độ trung cấp, cao đẳng được đào tạo đầy đủ các ngành nghề kinh
tế, kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm. Lãnh đạo của doanh
nghiệp từ kinh doanh nhỏ lẻ thành lập doanh nghiệp nên còn nhiều hạn chế về quản
lý và tổ chức doanh nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiệp có 20 công nhân lao động lành nghề có chuyên môn cao,
giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
Bảng 1.1: Tỷ trọng lao động theo chức năng của doanh nghiệp năm 2012
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng
1. Lao động gián tiếp: 7 26%
- Quản lý 1 4%
- Hỗ trợ 6 22%
2. Lao động trực tiếp 20 74%
- Phân xưởng sản xuất 15 56%
- Kho bãi 5 18%
Tổng 27 100%
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – DNTN Trường Thiềm
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Hình 1.2 : Cơ cấu lao động theo chức năng của doanh nghiệp năm 2012
ĐVT: %
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – DNTN Trường Thiềm
Qua bảng trên ta thấy, lao động trong phân xưởng chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuât.
Do đặc thù của ngành nghề nên hầu hết công nhân của doanh nghiệp chỉ là lao động
phổ thông.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã đi vào hoàn thiện và hoạt động khá
hiệu quả. Tuy nhiên để trong tương lai để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nhiều nhân lực.
1.5.3. Cơ sở vật chất
Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm có cơ sở sản xuất và trụ sở
hoạt động đặt tại xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên.
Doanh nghiệp đã có nhà máy sản xuất hạt nhựa được tranh bị hệ thống máy
chất lượng tốt, năng suất cao, đảm bảo đúng quy trình sản xuất và chất lượng sản
phẩm tuy nhiên do doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ nên hệ thống máy
móc chưa phải là những máy móc hiện đại nhất cụ thể bao gồm:
- Hệ thống máy giặt bao bì xi măng;
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Hệ thống máy băm bao bì xi măng;
- Hệ thống máy tạo hạt nhựa ;
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn có máy cắt sợi và máy tách hạt để tách những
hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.
Ngoài hệ thống máy sản xuất hạt nhựa, doanh nghiệp có hệ thống máy chế
biến gỗ bao gồm:
- Máy chà nhám thùng: loại 1.3m;
- Máy cắt phay 2 đầu;
- Máy bào thẫm;
- Máy cưa RISAW;
- Máy tupi 2 trục;
- Máy khoan nhiều đầu;
- Máy bào cuốn 1 mặt;
- Máy cưa.
Hệ thống máy móc của doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ Trung

Quốc và Đài Loan do máy móc ở Trung Quốc và Đài loan có giá thành khá rẻ, giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về cơ sở vật chất. Bên cạnh giá thành rẻ, những máy
móc được doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ sản xuất là những máy móc có chất
lượng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất.
Ngoài những máy móc kể trên, doanh nghiệp còn có 4 xe tải cỡ nhỏ được
dùng để thu mua bao bì xi măng và phế phẩm từ nhựa của người dân khu vực lân
cận và làm nhiệm vụ chở hàng, quả sấu, hạt nhựa đến nơi cần vận chuyển cho
khách hàng. Xe tải của doanh nghiệp còn được doanh nghiệp cho thuê sử dụng khi
không có nhu cầu sử dụng đến.
1.6. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.6.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhóm các
yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được. Mỗi doanh nghiệp chịu
tác động khác nhau từ môi trường vĩ mô. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô sau
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
ảnh hưởng đến doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm.
1.6.1.1. Môi trường chính trị và pháp luật
- Môi trường chính trị ổn định trong thời gian qua: Việt Nam đã xây dựng
được một môi trường chính trị ổn định, với một Đảng cầm quyền. Đặc biệt, trụ sở
hoạt động của doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh có tình hình chính trị
rất ổn định và hòa bình. Điều này ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp, doanh
nghiệp có thể yên tâm hoạt động mà không lo các biểu tình hay các cuộc xung đột
chính trị.
- Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật ở nước ta còn thiếu chặt chẽ và
đồng bộ giữa các cơ quan. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật ngày càng được

quan tâm bằng việc sửa đổi và bổ sung qua các năm để hoàn thiện.
Nhìn chung hệ thống chính trị và pháp luật cơ bản là thuận lợi cho các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm nói riêng. Mặt khác, sự
thuận lợi này dành cho tất cả doanh nghiệp như nhau.
1.6.1.2. Môi trường kinh tế
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu, nền kinh tế Việt
Nam trong nhưng năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc
độ tăng trưởng GDP thấp trong nhưng năm gần đây. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng
GDP của nước ta chỉ đạt 5,03% (thấp nhất trong những năm trở lại đây). Những khó
khăn của nền kinh tế nước ta dẫn đến khả năng tăng trưởng và phát triển của các
doanh nghiệp là thấp.
- Lạm phát tăng cao trong thời gian qua gây nhiều khó khăn cho doanh
nghiệp khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Năm 2011 chỉ số lạm phát là 18,6%,
đến năm 2012 do tác động của các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, lạm
phát tăng thấp chỉ tăng 6,81 %. Tuy nhiên, giá xăng và giá điện tăng cao trong thời
gian gần đây làm cho chi phí về sản xuất của doanh nghiệp tăng. Điều này tác động
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lãi suất tiền vay, tiền gửi có nhiều biến động trong thời gian gần đây. Hiện
nay, mức lãi suất vay vốn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp được điều chỉnh ở
mức từ 12% - 15%, đây là mức lãi suất khá dễ chịu, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ
hơn với nguồn vốn.
Tóm lại, môi trường kinh tế gồm nhiều nhân tố và có tác động tích cực hoặc
tiêu cực đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định các nhân tố tác động thế nào
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
đến hoạt động kinh doanh của mình để đề ra chính sách phù hợp.
1.6.1.3. Môi trường văn hóa
Văn hóa là một khái niệm tổng quát bao gồm toàn bộ những: niềm tin, giá
trị, chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùng của

những thành viên trong xã hội. Yếu tố văn hóa tác động không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc các yếu tố này tác động như thế nào phụ thuộc
vào sự hiểu biết của doanh nghiệp và vận dụng sự hiểu biết đó vào hoạt động kinh
doanh.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa của các đối tượng
khách hàng, xu thế tiêu dùng và chuẩn mực thẩm mỹ của thị trường mục tiêu. Từ
đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hài lòng khách hàng của mình, được
thị trường chấp thuận. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có hiểu biết về môi
trường văn hóa tại thị trường của mình, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không
được khách hàng chấp nhận và tiêu thụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kiến thức về
môi trường văn hóa tại địa bàn kinh doanh và xây dựng nét văn hóa riêng cho doanh
nghiệp dựa trên văn hóa của khách hàng .
1.6.1.4. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đầu vào quá trình sản xuất của doanh
nghiệp là nguyên liệu gỗ. Tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán có thể làm đình trệ sản
xuất, gây khó khăn trong việc khai thác gỗ của nhà cung cấp và vận chuyển gỗ về
kho của doanh nghiệp. Môi trường tự nhiên không thuận lợi tác động đến giá gỗ,
làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận và doanh thu.
Môi trường tự nhiên còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào vì thế ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
1.6.2. Đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp
1.6.2.1. Quy trình sản xuất hạt nhựa của doanh nghiệp
Hình 1.3 : Quy trình sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa,
bao bì, phế liệu
Nguồn: phòng kỹ thuật - DNTN Trường Thiềm
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
15
Bước 1: Thu
mua nguyên
vật liệu

Bước 3: Chế
biến thành hạt
nhựa
Bước 4:
Xuất bán
Bước 2:
Sơ chế nguyên
vật liệu
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
 Bước 1: Thu mua nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một phần không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy thu mua nguyên vật liệu là
một bước khá quan trọng vì nếu không có nguyên vật liệu thì doanh nghiệp không
thể sản xuất được.
Công việc cụ thể của bước này là:
- Cho xe đến thu mua bao bì tại các điểm ở những vùng lân cận hoặc các nhà
máy cám. Đây là những điểm thu mua của doanh nghiệp đã đạt trên địa bàn lân cận,
và các nhà máy cám ở khu vực Thái Nguyên. Sở dĩ thu mua bao bì ở nhà máy cám
là do tại nhà máy thường có số lượng bao tải rất lớn của quá trình đóng gói sản
phẩm. Doanh nghiệp thu mua bao bì để trở thành đầu vào sản xuất của doanh
nghiệp;
- Bao bì được phơi khô và xếp thành từng bó, cân rồi cho lên xe, trở về bãi
của doanh nghiệp. Nếu thu mua tại nhà máy thì cho xe vào bốc rồi cân bằng cân
điện tử.
 Bước 2: Sơ chế nguyên vật liệu: Tuy chỉ là một bước trung gian nhưng
đây cũng là công việc không thể thiếu trong quy trình sản xuất vì nếu nguyên vật
liệu không được sơ chế thì không thể chế biến được.
Công việc cụ thể của bước này là:
- Bao bì mua về được phơi khô ở bãi của doanh nghiệp;
- Sau khi được phơi khô, bao bì được cho vào máy giặt. Nhờ tác dụng của
nước và lực xoáy của máy giặt, bao bì được giặt sạch.

 Bước 3: Chế biến thành hạt nhựa: Đây là bước quan trọng nhất trong các
hoạt động của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp phải có những hoạt động chuẩn bị
tốt. Chỉ một khâu máy móc có vấn đề hay điện không ổn định là cả doanh nghiệp bị
ảnh hưởng.
Công việc cụ thể của bước này gồm có:
- Bao bì sau khi được giặt sạch được cho vào máy băm tạo thành những sợi
phoi;
- Phoi được cho vào nồi nấu, nhờ nhiệt độ cao để nóng chảy thành hỗn hợp
lỏng;
- Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn được
bố trí xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn. Những
sợi này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
lại. Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đi
bằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa.
- Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục của máy cắt sợi,
nhựa được cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi
vào máy tách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng
bao;
- Hạt nhựa được đóng thành từng bao 25kg rồi được vận chuyển vào kho chờ
xuất bán.
 Bước 4: Xuất bán: Sau khi sản xuất thì việc xuất bán cũng vô cùng quan
trọng vì nếu không bán được, doanh nghiệp sẽ không có doanh thu. Vì vậy, doanh
nghiệp phải tìm được các đối tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác khi học
đến thu mua hạt nhựa.
- Từng bao hạt nhựa được vận chuyển từ kho của doanh nghiệp lên xe
chuyên dụng sau đó đưa ra bãi tập kết;
- Hạt nhựa được cân rồi vận chuyển lên xe của doanh nghiệp hoặc xe của

khách hàng.
1.6.2.2. Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp
Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp được chia ra làm hai giai đoạn:
 Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: từ đầu vào là gỗ xẻ được tạo thành phôi
nguyên liệu cho giai đoạn sau, phù hợp với yêu cầu về chất lượng gỗ, số lượng và
kích thước đơn hàng. Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.4: Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ
nội thất của doanh nghiệp
Nguồn: phòng kỹ thuật - DNTN Trường Thiềm
Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
lựa chọn kỹ những điểm lỗi: mắt chết, cong vênh, nứt tét, mối mọi sẽ được lọc bỏ
trước khi chuyển qua giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm.
 Giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm: đầu vào là phôi nguyên
liệu, ván tấm từ giai đoạn 1, trải qua nhiều công đoạn của quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm nội thất đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Giai đoạn gia công chi tiết
được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.5: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trong sản xuất đồ gỗ
nội thất của doanh nghiệp
Nguồn: phòng kỹ thuật - DNTN Trường Thiềm
Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm rất quan trọng vì nó ảnh hướng đến 70% chất
lượng của sản phẩm. Do đó, giai đoạn này luôn được quản lý chặt chẽ của đội ngũ
quản lý xưởng, đội ngũ nhân viên thiết kế, nhân viên tư vấn và khách hàng, để đem
lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
1.6.3. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, những sản phẩm chính mà doanh
nghiệp cung cấp bao gồm:
- Quả sấu: quả sấu được doanh nghiệp thu mua từ người dân các khu vực lân

cận. doanh nghiệp chế biến qua rồi xuất khẩu sang cho khách hàng ở Trung Quốc.
Quả sấu được dùng để sản xuất ô mai sấu.
- Hạt nhựa: đây là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp. Hạt nhựa của doanh
nghiệp là hạt nhựa tái sinh. Hạt nhựa tái sinh được dùng làm đầu vào cho các doanh
nghiệp khác để sản xuất ra các sản phẩm từ nhựa.
• HDPE: dùng để thổi túi và ép các sản phẩm công nghiệp và gia dụng;
• PE: dùng để thổi túi và ép các sản phẩm công nghiệp và gia dụng;
• PP: dùng để kép chỉ dệt bao, kéo dây đóng gói, ép các sản phẩm công
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
nghiệp và gia dụng.
- Đồ gỗ nội thất: đây là sản phẩm sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp. Đồ gỗ
nội thất đòi hỏi tính thẩm mỹ, công năng và chất lượng tốt. Doanh nghiệp chú trọng
sản xuất các sản phẩm đồ gỗ có chất lượng, công năng và hướng tới nhiều khách
hàng. Các sản phẩm đồ gỗ doanh nghiệp cung cấp ra thị trường bao gồm:
• Gường ngủ;
• Tủ quần áo gỗ;
• Bàn ghế gỗ;
• Nội thất phòng ngủ…
1.6.4. Đặc điểm khách hàng của doanh nghiệp
Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng nội địa đối với sản
phẩm đồ gỗ nội thất. Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp đối với mặt hàng đồ gỗ
nội thất là thị trường miền Bắc, đặc biệt là Thái Nguyên và khách hàng thường là
khách hàng quen của doanh nghiệp. Do khách hàng cùng ở trên một khu vực tạo ra
những thuận lợi cho doanh nghiệp như những đặc điểm chung về văn hóa, xu hướng
tiêu dùng trên cùng một khu vực. Tuy nhiên, cũng có những điểm bất lợi như doanh
nghiệp phụ thuộc vào một thị trường do đó những thay đổi của thị trường tác động
lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Và những khách hàng
của doanh nghiệp thường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, sản

phẩm thu hút được khách hàng nhất là những sản phẩm có mẫu mã đa dạng, kiểu
dáng đơn giản, tinh tế và có chất lượng.
Về mặt hàng quả sấu và hạt nhựa của doanh nghiệp thường được xuất khẩu
sang Trung Quốc. Đây thường là những khách hàng quen của doanh nghiệp, nhờ uy
tín trong kinh doanh, doanh nghiệp đã dần lấy lại được những đơn hàng quen và
được khách hàng giới thiệu cho khách hàng mới
1.6.5. Đặc điểm nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp
Nguyên liệu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm. Nguyên liệu
tốt tạo nên chất lượng sản phẩm tốt. Giá thành nguyên liệu góp phần hình thành giá
thành sản xuất của sản phẩm. Khi giá thành nguyên liệu giảm dẫn đến chi phí sản
xuất giảm và giảm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm giẩm tạo nên sự cạnh
tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khác. Nó góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nó quyết định vào việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
tham gia sản xuất đa lĩnh vực nên nguyên liệu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
cũng rất đa dạng.
Nguyên liệu để sản xuất hạt nhựa xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm bao
bì xi măng và các phế phẩm từ nhựa. Doanh nghiệp thường liên hệ với các nhà máy
sản xuất cám trong khu vực, các cửa hàng, đại lý bán cám để thu mua số lượng lớn
bao bì xi măng. Ngoài ra, doanh nghiệp cho đặt các điểm thu mua phế liệu từ nhựa
ở địa phương và khu vực lân cận, sau đó cho xe chở hàng đến thu mua, chở về bãi
tập kết hàng của doanh nghiệp và tiến hàng sản xuất. Nguồn nguyên liệu để sản
xuất luôn ổn định nên góp phần ổn định tiến độ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp chủ yếu là gỗ thu
mua từ địa phương và các khu vực ở miền Trung. Do thị trường của doanh nghiệp
là nội địa, không có yêu cầu quá khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như giá

thành sản phẩm phải chăng hợp lý nên nguyên liệu gỗ được thu mua chủ yếu từ địa
phương. Tùy vào từng sản phẩm mà loại gỗ để sản xuất khác nhau:
- Sản xuất ghế Salon: Bàn ghế salon thích hợp với nhiều loại gỗ như: Cẩm Lai,
Giáng Hương, Mun Sọc, Mun Đen, Xoan Đào, Ghỗ Sồi, Căm Xe… các loại gỗ này ít
bị cong vênh, vân gỗ nổi và có nhiều màu. Tùy theo giá cả từng loại gỗ mà người tiêu
dùng có thể lựa chọn các kiêu bàn ghế Salon mà nhà sản xuất đưa ra.
- Sản xuất Giường ngủ: sản phẩm giường ngủ thường cần các loại gỗ có vân
đẹp vì thường giường ngủ cần gỗ có mặt lớn. Những loại gỗ mà doanh nghiệp
thường dùng để sản xuất giường ngủ như Xoan đào, Sồi, Pơ mu… Đây là những
loại gỗ có vân gỗ đẹp, thịt gỗ chắc cứng, có khả năng chịu lực cao và giá thành phù
hợp để sản xuât giường ngủ.
- Tủ bếp: để sản xuất tủ bếp thì đồ gỗ trong bếp có yêu cầu là phải chịu được
nhiệt độ cao, chịu nước và có độ bền tốt. Chính vì vậy mà doanh nghiệp thường lựa
chọn gỗ Sồi để sản xuất. Loại gỗ này có độ bền cao, vân tự nhiên và sắc nét thích
hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
- Cầu thang: Đặc tính của gỗ thường hay bị cong, vênh nên khi lựa chọn gỗ
để sử dụng cho cầu thang thường phải chọn gỗ tốt và chất lượng. Doanh nghiệp lựa
chọn gỗ Căm xe. Đây là loại gỗ được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ, gỗ
Căm xe cứng, chắc và nặng, không có mối mọt và được xem như một loại gỗ Lim ở
phía bắc. Gỗ Căm xe không cong vênh và biến dạng nên rất thích hợp để sản xuất
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
mặt cầu thang.
- Cửa gỗ: Doanh nghiệp thường lựa chọn gỗ Trò và Căm xe cho khuôn cửa,
vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ của doanh nghiệp là nguồn gỗ trong
nước, doanh nghiệp thu mua gỗ từ các vùng, khu trồng rừng trong cả nước và đảm
bảo có được loại gỗ tốt, phù hợp sản xuất sản phẩm.
SV: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Thương mại quốc tế K51

21

×