Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở CN Công ty cổ phần phân phối Tấn Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.25 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện chuyên đề : Đặng Trung Kiên
Mã sinh viên : TM: TC420272
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Kinh doanh quốc tế 42B
Khoá : 42
Hệ : Tại chức
Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại
CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa và những số liệu thực tế do các bộ phận,
phòng ban của Công ty cung cấp. Ngoài ra em đã thu thập các tài liệu từ mang
internet, báo chí, các giáo trình và sách tham khảo cũng như các website để phân
tích đánh giá hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay
chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng được
bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Đặng Trung Kiên
MỤC LỤC
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
5. Kết cấu của chuyên đề 3
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT


ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI
ĐOẠN 2009-2012 4
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA VÀ CN
CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA TẠI HÀ NỘI 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP phân phối Tấn Khoa và
CN Công ty CP phân Phối Tấn Khoa tại Hà Nội 4
1.1.1.1 khái quát về Công ty CP phân phối Tấn Khoa 4
1.1.1.2 Khái quát về CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa 5
1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức CN Công ty CP Phân Phối Tấn Khoa tại Hà Nội 5
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG TY CP
PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 7
1.2.1 Tầm quan trọng đối với nền kinh tế nói chung 7
1.2.2 Tầm quan trọng đối với CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa nói riêng 8
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN
CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009-2012 8
1.3.1. Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 9
1.3.1.1 Hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế giai đoạn 2009-2012 9
1.3.1.2. Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài giai đoạn 2008-2011 9
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp 10
1.3.2.1 Tiềm lực tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2012 10
1.3.2.2 Nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2009-2012 11
1.3.2.3 Cơ sở vật chất của Công ty giai đoạn 2009-2012 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG TY
CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009-2012 14
2.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN
2009-2012 14

2.1.1 Nội dung cơ bản của hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn
2009-2012 14
2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào của Công ty giai đoạn 2009-2012
14
2.1.1.2 Các phương thức giao dịch nhập khẩu đã được Công ty áp dụng giai đoạn 2009-2012
15
2.1.1.3 Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012 16
2.1.1.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giai đoạn 2009-2012 19
2.1.1.5 Thanh lý hợp đồng nhập khẩu giai đoạn 2009-2012 19
2.1.2 Kết quả hoạt động nhập khẩu ở CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa giai đoạn 2009-
2012. 21
2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2009-2012 22
2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu 22
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 23
2.2.3 Cơ cấu hình thức nhập khẩu 24
2.2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 25
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2009-2012 26
2.3.1 Ưu điểm trong hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn
Khoa giai đoạn 2009-2012 27
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012 . 27
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty
giai đoạn 2009-2012 28
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA ĐẾN
NĂM 2015 30

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY TỚI
NĂM 2015 30
3.1.1 Mục tiêu của Công ty tới năm 2015 30
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty tới năm 2015 31
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA 32
3.2.1 Giải pháp trước mắt 32
3.2.2 Giải pháp lâu dài 33
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 34
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Cơ cấu đội ngũ nhân viên Công ty giai đoạn 2008-2011 12
Bảng 2.1 Tình hình nhập khẩu theo thị trường 15
Bảng 2.2 Phương thức giao dịch qua các năm 16
Bảng 2.3 Kế hoạch tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng với Công ty William
Grant & Sonsinternational LDT-Scotland năm 2011
17
Bảng 2.4 Kết quả tổng hợp tình hình kinh doanh của Công ty 22
Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 25
Bảng 2.6 Thị trường nhập khẩu của Công ty 26
Bảng 3.1 Mục tiêu dự kiến đến năm 2015 31

Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình số Tên hình Trang
Hình 1.1 Bộ máy quản lý của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa 6
Hình 1.2 Đồ thị Doanh thu của Công ty giai đoạn 2009-2012 11
Hình 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty 23
Hình 2.2 Hình thức nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012 25
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta từ sau đổi mới cùng với chính sách mở cửa phát triển nền
kinh tế thị trường đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực đặc
biệt là kinh tế, đã biến nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một
nước có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao
và mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã khẳng định
một điều, mở của hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn của Đảng và
Nhà nước. Chỉ khi hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra
được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử
không công bằng.
Tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có thể tranh thủ được
nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, bên cạnh đó còn tạo điều kiên cho chúng ta mở rộng được
thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở
cửa hội nhập do đó không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để
các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nên
kinh tế thế giới. Trong thương mại quốc tế hoạt động nhập khẩu giữ vị trí quan
trọng đối với việc thúc đẩy thương mại cũng như phát triển nền kinh tế quốc gia.

Nhập khẩu giúp đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu tư liệu sản xuất
cho sản xuất, tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng đuổi kịp các nước
tiến tiến trên thế giới. Bên cạnh đó nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những
nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối, góp phần cải thiện đời
sống nhân dân. Do vậy mà hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng
Thực hiện tốt công tác nhập khẩu sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu cấp
bách hiện nay của nền kinh tế. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế,đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng
hoạt động xuất- nhập khẩu của các doanh nghiệp để tìm ra biện pháp hoàn thiện
hoạt động kinh doanh xuất- nhập khẩu là vấn đề quan trọng hiện nay.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở CN
Công ty cổ phần phân phối Tấn Khoa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp thiết thực
nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trong từng
chương phải làm rõ và trả lời được những câu hỏi sau:
Chương 1 cần trả lời các câu hỏi:
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP phân phối Tấn Khoa
như thế nào?
- Cơ cấu phòng ban của Công ty được tổ chức ra sao và lĩnh vực kinh
doanh của Công ty là gì?
- Tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở CN Công ty

CP phân phối Tấn Khoa giai đoạn 2009 – 2012.
- Những nhân tố nào và chúng tác động như thế nào tới hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-2012?
Chương 2 cần trả lời các câu hỏi:
- Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-2012
bao gồm những nội dung nào?
- Công ty đã thực hiện các nội dung của hoạt động hoàn thiện nhập khẩu
giai đoạn 2009-2012 như thế nào?
- Những kết quả của hoạt động nhập khẩu mà Công ty đã đạt được giai
đoạn 2009-2012 là gì?
- Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-
2012 thông qua những chỉ tiêu nào?
- Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động
hoàn thiện nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012 là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa.
 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoàn thiện hoạt động nhập
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa. Mặt hàng Công ty nhập khẩu là
rượu vang, rượu mạnh và đồ uống có ga.
Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong chuyên đề là từ năm 2009
đến năm 2012. Định hướng và một số giải pháp đến năm 2015.
5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dựa trên nhiệm vụ
nghiên cứu của từng chương nội dung chính của chuyên đề gồm có 03 phần sau:

Chương 1: Tầm quan trọng và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu tại CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa giai đoạn 2009-2012.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP
phân phối Tấn Khoa giai đoạn 2009-2012.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa đến năm 2015

Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU TẠI CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA
GIAI ĐOẠN 2009-2012
Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu những nét khái quát về Công ty cp
phân phối Tấn Khoa và CN Công ty cp phân phối Tấn Khoa, làm rõ tầm quan
trọng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động hoàn thiện nhập
khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-2012 để thấy được chiều hướng tác
động của những nhân tố đó là thuận lợi hay bất lợi. Và lấy đó làm cơ sở để có
những phân tích sâu hơn về thực trạng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của CN
Công ty cp phân phối Tấn Khoa từ năm 2009 tới năm 2012 trong nội dung
chính của chuyên đề.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chương 1 là cần phải trả lời được
các câu hỏi sau: (1) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP phân
phối Tấn Khoa và CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa tai Hà Nội như thế nào?
(2) Cơ cấu phòng ban của công ty được tổ chức ra sao và lĩnh vực kinh doanh
của Công ty Cp phân phối Tấn Khoa là gì? (3) Tầm quan trọng của việc hoàn
thiện hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa. (4) Những
nhân tố nào và chúng tác động như thế nào tới hoàn thiện hoạt động nhập khẩu

CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa trong giai đoạn 2009-2012?
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA
VÀ CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA TẠI HÀ NỘI.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP phân phối Tấn
Khoa và CN Công ty CP phân Phối Tấn Khoa tại Hà Nội.
1.1.1.1 khái quát về Công ty CP phân phối Tấn Khoa
Công ty CP phân phối Tấn Khoa được thành lập theo quyết đinh năm
1996. Công ty đã mở thêm 5 chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng , Vũng
Tàu và quang Ninh.
Công ty đã có quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài chuyên sản xuất và
kinh doanh rượu vang, rượu mạnh và nước uống có ga.
Tên Công ty: Công ty CP phân phối Tấn Khoa
Địa chỉ:76-78 Đường 9A khu dân cư Trung Sơn - xã Bình Hưng huyện
Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Website: tankhoa.com
Điện thoại: (08) 54318840
Fax: (08) 54318841
1.1.1.2 Khái quát về CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa
Chi nhánh Công ty Cp phân phối Tấn Khoa tại Hà Nội Được thành lập
theo quyết đinh năm 1997
Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm về rượu vang, rượu
ngoại và nước uống có ga tại khu vực miền Bắc.
Tên Công ty: CN Công ty CP phân Phối Tấn Khoa
Địa chỉ: 290 Nghi Tàm – Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội
Website: tankhoa.com
Điện thoại: (043) 7192905

Fax: (043) 7192904
1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức CN Công ty CP Phân Phối Tấn Khoa tại Hà Nội.
CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa tổ chức bộ máy quản lý điều hành
theo mô hình trực tuyến chức năng .
Bộ máy quản lý được tổ chức như sau: (Xem hình 1.1)
Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng và
đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và các cơ quan
quản lý của Nhà nước.
Giám đốc chi nhánh là người đại diện cho công ty trước cơ quan pháp luật
và tài phán khi có tranh chấp xảy ra giám đốc có trách nhiệm báo cáo lên cho
công ty
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHI NHÁNH HÀ NỘI


GIÁM ĐỐC CN


PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG GIAO
NHẬN
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG
NHÂN SỰ

TRƯỞNG PHÒNG
KINH DOANH
TRƯỞNG PHÒNG
GIAO NHẬN





Kế toán tổng
hợp

KÊNH NHÀ
HÀNG

Đội trưởng giao
nhân
KHO
Kế toán
công nợ

Nhân viên
kinh doanh
Thủ kho
Kế toán thu
tiền

KÊNH SIÊU
THỊ


Nhân viên giao
nhận


Nhân viên
kinh doanh

KÊNH SHOP

Nhân viên
kinh doanh

TỈNH

Nhân viên KD
tỉnh

Hình 1.1. Bộ máy quản lý của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa
Chức năng của các phòng, ban được quy định như sau:
* Phòng Nhân sự:
- Giúp Giám đốc điều hành công tác hành chính. Chịu trách nhiệm trong
khâu tuyển dụng và quản lý nhân viên
- Tổ chức sắp xếp cán bộ, thực hiện các chế độ với cán bộ.
* Phòng kế toán
- Giúp Giám đốc Công ty tổ chức hạch toán kinh tế bằng tiền, tổ chức mọi
hoạt động kinh doanh sản xuất trong phạm vi Công ty.
- Tổ chức hạch toán kinh tế ở Công ty và hướng dẫn hạch toán kinh tế với
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
6

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
các đơn vị trực thuộc. Tổ chức duyệt quyết toán của Công ty và các đơn vị trực
thuộc.
- Thực hiện các chính sách về kế toán.
- Tham gia vào quá trình duyệt quyết toán, ký kết các hợp đồng thương
mại đối với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
*Phòng kinh doanh:
- Giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng quản lý kinh doanh. Điều hành
hoạt động kinh doanh của Công ty
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện các mục tiêu đề ra .
- Phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty, nghiên cứu thị trường mở
rộng mạng lưới kênh phân phối.
*Phòng Giao nhận:
- Bảo quản hàng hóa, xuất nhập hàng hóa kịp thời đúng trình tự
- Vận chuyển hàng hóa giao tới các địa điểm yêu cầu
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG
TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
Hoạt động nhập khẩu có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh
tế quốc gia cũng như hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn
khoa. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động nhập khẩu rượu ngoại còn gặp nhiều khó
khăn bởi nhiều nguyên nhân. Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu là một việc làm
cần thiết nhằm tháo gỡ những vấn đề mà hoạt động nhập khẩu hiện tại còn
vướng mắc đồng thời nâng cao những đóng góp của hoạt động nhập khẩu đối
với nền kinh tế quốc gia và doanh nghiệp.
1.2.1 Tầm quan trọng đối với nền kinh tế nói chung.
Việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu mang lại những lợi ích sau:
Trước hết, Hoạt động nhập khẩu Rượu là một trong những hoạt động
nhập khẩu giá trị cao. Do đó việc quan tâm phát triển và hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu rượu nhằm tăng quy mô, số lượng những hợp đồng nhập khẩu sẽ góp
phần tăng giá trị kim ngạch nhập khẩu,tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Công ty hàng năm đã đóng góp những khoản thuế cho ngân sách nhà nước năm
2009 là 4.293 tỷ VND đến năm 2010 là 5.891 tỷ VND, năm 2011 là 5.009 tỷ
VND và đến năm 2012 cũng đạt 4.869 tỷ đồng.
Thứ hai, Nền kinh tế ngày càng phát triển ,nhu cầu cuộc sống ngày càng
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
nâng cao,do đó việc nhập khẩu rượu trở nên cần thiết để phục vụ cho nhu cầu
của xã hội.
Thứ ba, Nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của mình,
khai thác được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại
quốc tế.
Thứ tư, Nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về cầu
do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Hiện nay nghành sản xuất bia rượu
trong nước chưa được phát triển vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất loại
sản phẩm này. Ngoài ra do nhu cầu của người tiêu dùng với mức thu nhập ngày
một cao và theo xu hướng của thị trường là ưa chuộng hàng ngoại nhập hơn nên
hoạt động nhập khẩu rượu của Công ty phần nào bù đắp được những thiếu hụt
do quy mô sản xuất trong nước chưa đáp ứng được.
Như vậy, Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu và đồ uống có ga phần nào
giải quyết được những vướng mắc trong quá trình hoạt động nhập khẩu nhằm
cung cấp cho người tiêu dùng một cách kịp thời.
1.2.2 Tầm quan trọng đối với CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa nói
riêng.
Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu giúp tiết kiệm thời gian ,tiền của, chi phí về
nguồn nhân lực,và những chi phí khác như bảo hiểm,kho bãi,chi phí vận chuyển.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công ty có cơ hội gặp gỡ
những đối tác lớn trong lĩnh vực nhập khẩu rượu. Đây là cơ hội lớn để Công ty
có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như có thêm nhiều đối tác trong

kinh doanh.
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009-2012.
Mục tiêu của mục này là nêu ra được những nhân tố và sự tác động của chúng
tới hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian từ năm 2009 tới năm 2012
Chuyên đề sẽ tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa theo hai hướng là
nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp và nhân tố thuộc môi trường bên
trong doanh nghiệp.Từ đó rút ra kết luận các nhân tố đó đã tác động thuận lợi
hay bất lợi đến việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân
phối Tấn khoa
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
1.3.1. Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.1.1 Hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế giai đoạn 2009-2012
Lĩnh vực nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật: luật trong
nước, luật của các nước bạn hàng của khách hàng và luật pháp quốc tế.
Trong giai đoạn 2009-2012, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật quy định hoặc sửa đổi, hướng dẫn thi hành, thực hiện các văn bản
pháp luật đã có trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu:
+ Thông tư số 79/2009, Thông tư 194/2010: hướng dẫn về thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hoá
XNK đã giúp cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn khi thực hiện hoạt động
nhập khẩu
+ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Do đó chi phí nhập khẩu giảm, quy định về việc tính thuế
được cải thiện rõ ràng hơn tác động thuận lợi đến việc giải quyết những thủ tục
và những vướng mắc trước đây quy định về thuế nhập khẩu.

1.3.1.2. Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài giai đoạn 2008-
2011.
Kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã ảnh hưởng tới
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Năm 2009 thương mại thế giới đã giảm sút
trên 10%. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ngành tài chính ngân hàng và nhanh
chóng lan rộng tầm ảnh hưởng đến các ngành khác. Hậu quả của cuộc khủng
hoảng đã khiến cho giá cả nhập khẩu tăng, tín dụng thắt chặt. Sở dĩ khủng hoảng
làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng là do trong thời gian diễn ra khủng
hoảng, đồng nội tệ đã mất giá khá nhanh. Trong giai đoạn này, đã có lúc tỷ giá
được dự đoán đẩy lên đến trên 22.000VND/USD. Do đó, cuộc khủng hoảng này
đã gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP
phân phối Tấn Khoa.
Kinh tế trong nước
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn này lãi suất ngân hàng ở mức rất cao, bình quân trên 20% khiến
cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho hoạt
động nhập khẩu tác động bất lợi đến hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công
ty.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Đặc biệt, từ cuối năm 2011 đến nay, tình trạng khủng hoảng ngày càng rõ
nét và trầm trọng đối với nền kinh tế trong nước.Người tiêu dùng tỏ ra bi quan
với nền kinh tế trong nước,sức mua của các mặt hàng đều giảm mạnh. Điều này
gây rất nhiều bất lợi cho hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Những khó khăn và tâm lý bi quan nêu trên, đang là một trong những thách
thức không nhỏ với những tính toán kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Tóm lại, môi trường kinh tế trong nước giai đoạn 2009-2012 chịu ảnh

hưởng của những biến động kinh tế thế giới trong giai đoạn này dẫn đến lãi
suất ngân hàng cao các doanh nghiệp khó huy động vốn, lạm phát cao đồng
Việt Nam mất giá so với các đồng tiền khác, khiến cho hoạt động nhập khẩu
càng trở nên bất lợi hơn.
1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp.
1.3.2.1 Tiềm lực tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2012.
Vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên. Tổng vốn cua Công ty có 20.500 triệu
VND. Trong đó vốn cố định của Công ty là 3.000 triệu VND, vốn lưu động của
Công ty là 17.500 triệu VND.Với nguồn vốn như vậy Công ty đã chuẩn bị tốt
cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc,phục vụ cho công việc.Với múc vốn điều
lệ được tăng lên Công ty đã tạo được chỗ đứng và dược các đối tác đánh giá cao
giúp cho Công ty mở rộng được nhiều mối quan hệ làm ăn.
Doanh thu của Công ty đã tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần
đây.Năm 2009 doanh thu Công ty đạt 71,55 tỷ đồng, sang năm 2010 mức doanh
thu của Công ty đã giảm 8,5% tức chỉ đạt 65,46 tỷ đồng. Sang đến năm 2011
Công ty đã cải thiên tình hình kinh doanh nên mức doanh thu đạt 84,98 tỷ đồng
tăng 29,8% so với năm 2010. Năm 2012 do khó khăn cả ở thị trường trong nước
và nước ngoài nên doanh thu của Công ty chỉ đạt được 81,15 tỷ đồng giảm 4,5%
so với năm 2011.
Những kết quả trên cho thấy kết quả hoạt động nhập khẩu còn nhiều bấp
bênh gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đây cũng là
lý do mà công ty cần xem xét lại hoạt động nhập khẩu của mình và tìm ra những
giải pháp nhằm cải thiện hoạt động này trong thời gian tới.

Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Đơn vị: Tỷ đồng


100 84,98 81,15
80 71,55 65,46
60
40
20

2009 2010 2011 2012
Hình 1.2. Đồ thị Doanh thu của Công ty giai đoạn 2009-2012.
(theo nguồn báo cáo của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa)
1.3.2.2 Nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2009-2012.
Lực lượng lao động ở Công ty nhìn chung còn trẻ. Lao động Công ty gồm
105 người. Là những người có trình độ văn hóa cao từ trung cấp, cao đẳng và
đại học. Đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu của công việc cũng như công tác quản
lý của Công ty.
CN Công ty CP phân phối Tấn khoa luôn trú trọng đến việc phát triển
nguồn nhân lực của Công ty. Nên việc tuyển dụng nhân viên có năng lực luôn
được Công ty đặt lên hàng đầu. Đội ngũ nhân viên có trình độ trên đại học năm
2009 chiếm 2.08% đến năm 2012 là 1.9%. Trinh độ đại học chiếm 12.5% năm
2009 đến 2012 tăng lên 14.29%.Trình độ cao đẳng và trung cấp có chiều hướng
tăng dần qua các năm.
Nguồn nhân lực của Công ty tăng dần qua các năm là yếu tố thuận lợi cho
sự phát triển của Công ty. Ví dụ: Trình độ Đại học năm 2009 là 6 người thì đến
năm 2012 đã tăng lên la 15 người. Trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ
thuật cũng tăng qua từng năm.
Định hướng của Công ty trong những năm gần đây là phát triển mạnh nguồn
nhân lực. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có, xây dựng đội ngũ nhân viên
ngày càng chuyên nghiệp trong công tác chuyên môn. Tuyển dụng những nhân
viên mới có trình độ và năng lực cao đủ nhu cầu đáp ứng tốt công việc.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B

11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Bảng 1.1. Cơ cấu đội ngũ nhân viên Công ty giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Người
TT Trình độ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Trên đại học 1 2.08 2 2.78 2 2.30 2 1.90
2 Đại học 6 12.50 10 13.89 12 13.79 15 14.29
3 Cao đẳng 11 22.92 15 20.83 16 18.39 25 23.81
4 Trung cấp 18 37.50 20 27.78 25 28.74 28 26.67
5 Công nhân kỹ
thuật và sơ cấp
12 25.00 25 34.72 32 36.78 35 33.33
Tổng số 48 100.00 72 100.00 87 100.00 105 100.00
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Công ty)

Từ những số liệu trên cho thấy cơ cấu đội ngũ nhân viên của Công ty phát
triển theo chiều hướng tăng dần qua từng năm đây là yếu tố thuận lợi đến hoạt
động nhập khẩu của Công ty.
1.3.2.3 Cơ sở vật chất của Công ty giai đoạn 2009-2012
Trong giai đoạn 2009-2012, Công ty đã xây dựng thêm nhiều văn phòng
làm việc, trang thiết bị được nâng cấp để đáp ứng thêm nhu cầu của nhân viên
tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động nhập khẩu của Công ty .
Công ty có 8 phòng làm việc phục vụ cho các phòng ban, có nhà ăn và bãi
đỗ xe dưới tầng hầm được trang bị camera với tổng diện tích sử dụng 300m2.
Công ty đã trang bị 18 máy tính nối mạng với đường truyền internet tốc độ
20mb phục vụ cho công việc. Ngoài ra còn có 3 máy in và các phòng ban đều
được trang bị điện thoại cố định sử dụng cả số nội bộ, Công ty đã đưa vào sử
dụng hệ thống máy chấm công điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đọng
nhập khẩu của Công ty.
Trong những năm tới đây Công ty sẽ tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng trang
thiết bị,trang bị thêm máy tính và máy chiếu tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt
động nhập khẩu của Công ty
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu tổng quan về CN Công ty CP phân phối
Tấn Khoa, đồng thời phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong
có ảnh hưởng đến hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty. Từ đó, sang
chương 2, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động
nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2012.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
13

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG TY CP
PHÂN PHỐI TẤN KHOA GIAI ĐOẠN 2009-2012
Qua chương 1 chúng ta đã có được những nhìn nhận tổng quan cùng với
những phân tích các nhân tố tác động tạo ra thuận lợi và bất lợi như thế nào
đối với hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa. Trên cơ
sở đó, mục tiêu của chương 2 là đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng
hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa giai đoạn 2009-
2012, thông qua việc xem xét tình hình thực hiện các nội dung cơ bản và các chỉ
tiêu hoạt động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa , tìm hiểu
những biện pháp mà Công ty đã áp dụng trong hoạt động nhập khẩu của mình
giai đoạn 2009 – 2012.
Nhiệm vụ chính của chương 2 là phải làm rõ được những câu hỏi: (1) Hoạt
động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa trong giai đoạn 2009-
2012 bao gồm những nội dung nào? (2) Công ty đã thực hiện các nội dung của
hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2009-2012 như thế nào? (3) Những kết quả hoạt
động nhập khẩu mà Công ty đã đạt được giai đoạn 2009-2012 là gì? (4) Đánh
giá kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-2012 thông
qua những chỉ tiêu nào? (5) Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những
tồn tại trong hoạt động nhập khẩu Công ty giai đoạn 2009-2012 là gì?
2.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CN CÔNG TY CP PHÂN PHỐI TẤN KHOA
GIAI ĐOẠN 2009-2012
2.1.1 Nội dung cơ bản của hoạt động nhập khẩu của Công ty trong giai
đoạn 2009-2012.
2.1.1.1 Nghiên cứu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào của Công ty giai
đoạn 2009-2012
Thị trường nhập khẩu có một vai trò quan trọng với sự phát triển hoạt
động nhập khẩu của CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa. Hoạt động có hiệu

quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, Công
ty đã tìm đến và quan hệ với một số đối tác có uy tín lớn trên toàn thế giới chứ
không bó hẹp với những thị trường quen thuộc. Và nhờ có quyết định kịp thời
trên nên đã giúp Công ty phát triển và hoạt động hiệu quả.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhìn vào bảng dưới ta thấy thị trường của Công ty gồm nhiều thị trường
lớn nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường Mĩ, Pháp, Scotland, Úc, Chile… và
các thị trường khác.
Trong các thị trường chủ yếu nổi lên là thị trường Scotland.
Nhìn chung có thể thấy rằng trong những năm gần đây Công ty có quan
hệ tốt với nhiều thị trường trên thế giới, tuy tỷ trọng giữa các thị trường này
không đồng đều. Nhưng nhờ mối quan hệ này đã giúp Công ty thực hiện tốt hoạt
động nhập khẩu và ngày càng phát triển.
Bảng 2.1. Tình hình nhập khẩu theo thị trường

Năm
2009 2010 2011 2012
STT Tên
nước
Giá trị TT
%
Giá trị TT
%
Giá trị TT
%
Giá trị TT %
1 Scotland

1,008,80
4 25.79 873,105 25.42 1,225,063 27.34 1,575,339 26.15
2 Mĩ 481,160 12.30 455,447 13.26 520,137 11.61 755,743 12.54
3 Pháp 700,636 17.91 593,526 17.28 751,842 16.78 902,211 14.97
4
Nhật
Bản 565,125 14.45 486,995 14.18 621,368 13.86 682,484 11.33
5
Nam
Phi 275,648 7.05 252,761 7.36 275,800 6.15 594,118 9.86
6 Úc 55,045 1.41 67,558 1.97 79,211 1.77 95,053 1.58
7 TBN 71,815 1.84 90,855 2.65 86,979 1.94 104,375 1.73
8 Italia 112,295 2.87 127,447 3.71 122,289 2.73 146,747 2.44
9 Chile 450,845 11.53 388,579 11.32 692,574 15.45 1,041,615 17.29
10
Các
nước
khác 190,252 4.86 97,842 2.85 106,398 2.37 127,677 2.12
Tổng 3,911,625 100
3,434,11
5 100 4,481,661 100 6,025,362 100
(Nguồn:Phòng kinh doanh của Công ty)
2.1.1.2 Các phương thức giao dịch nhập khẩu đã được Công ty áp dụng giai
đoạn 2009-2012.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trong hoạt động nhập khẩu của mình, Công ty đã lựa chọn một số
phương thức sau trong quá trình hoàn thiện hoạt động nhập khẩu Rượu của

Công ty:
- Giao dịch thông thường: Trong một vài năm trở lại đây, Công ty đang
chuyển dần sang thực hiện các giao dịch dạng này. Đây là mô hình giao dịch
giúp Công ty chủ động hơn trong tiếp xúc với đối tác và tránh một số rủi ro
trong quan hệ đối tác.
- Giao dịch qua trung gian: Phương thức giao dịch này hiện vẫn chiếm
một vai trò khá quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đây là
phương thức mà Công ty sẽ thiếu đi sự an toàn trong quan hệ đối tác. Mức độ
phụ thuộc trung gian khá lớn và phải chia sẻ nhiều thông tin và lợi nhuận.
- Giao dịch tại các show room trưng bày sản phẩm hay tổ chúc các
chương trình lớn nhằm giới thiệu sản phẩm, mời các đối tác đến tham
dự.Phương thức này tỏ ra rất hiệu quả, giúp Công ty mở rộng được mối quan hệ
và tìm kiếm được nhiều đối tác tiềm năng trong tương lai.
Bảng 2.2. Phương thức giao dịch qua các năm
STT Phương Thức 2009 2010 2011 2012
1 Giao dịch thông thường 12 9 15 19
2 Giao dịch qua trung gian 3 2 5 2
3 Giao dịch tại show room 8 6 10 14
(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty)
2.1.1.3 Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty giai đoạn
2009-2012
Giao dịch đàm phán
Sau khi lập phương án kinh doanh và phê duyệt Công ty sẽ tiến hành đàm
phán và ký kết hượp đồng nhập khẩu Công ty thực hiện quy trình đàm phán
dưới 3 hình thức.
+ Giao dịch đàm phán qua thư
Phương thức giao dịch này một mặt nhằm tiết kiệm chi phí mặt khacs có
thể tạo điều kiện cho Công ty và cho cả đối tác là nhà xuất khẩu có thời gian cân
nhắc, suy nghĩ để đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên hình thức này phải mất
nhiều thời gian chờ đợi để có được thông tin từ đối tác. Do vậy mà Công ty có

thể mất đi những cơ hội mua bán tốt hơn.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
+ Giao dịch đàm phán qua Fax và điện thoại
Công ty sử dụng giao dịch này khi cần ký được hợp đòng trong thời gian
gắn để nhập khẩu kịp thời hàng hóa cần thiết. Bằng cách này Công ty sẽ rút
ngắn thời gian giao dịch, nhanh chóng đi đén thống nhất và kí kết hợp đồng với
đối tác. Tuy nhiên đàm phán qua điện thoại rất dễ bị hiểu sai do dùng ngoại ngữ
trong đàm phán, với thời gian nhanh gấp nên sẽ không thể cân nhắc và tính toán
có thể sẽ dẫn đến sai xót và tranh chấp về sau.
+ Đàm phán trực tiếp
Gặp mặt trực tiếp đối tác để trao đổi và thảo luận về việc ký kết hợp đồng.
Phương thức này mất thời gian và tốn kém về chi phí nhưng vì được thảo luận
và bàn bạc trực tiếp rồi mới đi đén quyết định sẽ tránh được những sai xót không
đáng có.
Ký kết hợp đồng
Sau khi giao dịch đàm phán xong với đối tác Công ty sẽ tiến hành ký kết
hợp đồng nhập khẩu. Trong quà trình ký hợp đồng Công ty luôn thận trọng, thực
hiện nghiêm túc, đùng pháp luật và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Sauk hi hợp
đồng được ký kết, quan hệ pháp lý được xác lập và các bên phải có nghĩa vụ
thực hiện đúng những cam kết ghi trong hợp đồng.
Để minh hoạ cho quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức đàm phán ký kết
hợp đồng. Sau đây là ví dụ về một bản tóm tắt ký kết hợp đồng với Công ty
William Grant & Sonsinternational LDT-Scotland
Bảng 2.3. Kế hoạch tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng với Công ty
William Grant & Sonsinternational LDT-Scotland năm 2011
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VỚI CÔNG TY
WILLIAM GRANT & SONSINTERNATIONAL LDT

TT
1 Tên công ty Công ty WILLIAM GRANT & SONSINTERNATIONAL LDT
2 Thời gian ký
kết hợp đồng
Bắt đầu từ 9h ngày 03/2/2012, dự kiến kết thúc vào sáng ngày
04/2/2012
3 Địa điểm ký
kết hợp đồng
CN Công ty CP phân phối Tấn Khoa – 290 Nghi Tàm, Yên phụ,
Tây Hồ ,HN
4 Mục đích đ/p Ký kết hợp đồng nhập khẩu rượu trị giá 200 nghìn USD
5 Thành phần Bên CN Công ty CP phân Bên Công ty William Grant &
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
t/g đàm phán phối Tấn Khoa Sonsinternational LDT-Scotland
-Giám đốc Cty: Lê Trần Phú
-Trưởng phòng kinh doanh:
Nguyễn Tiến Thắng
-Trưởng phòng tài chính kế
toán:Nguyễn Thùy Linh
-Trợ lý giám đốc:Trần Thu
Trang
-Phiên dịch:Đặng Thu Hiền
-Phó giám đốc: Martin Dolly
-Trưỏng phòng kinh doanh:
Michelle Daring
-Luật sư: Jordan Lombard
-Trợ lý phó giám đốc: Jason

Vuong
-Phiên dịch: Stephanies simpson
6 Lịch trình
công việc
Thời gian Nội dung
công việc
Địa điểm Phụ trách
14h30 ngày
03/2/2012
Đón đoàn
đàm phán
của Công
ty William
Grant &
Sonsintern
ational về
khách sạn
Sân bay Nội Bài-
khách sạn
DAEWOO
Nguyễn
Thanh Hà –
Phòng kinh
doanh (P. KD)
19h ngày
03/2/2012
Bố trí ăn
tối
Tại khách sạn
DAEWOO

Hoàng Thu
Hằng
8h30 ngày
04/3/2012
Đón đoàn
từ khách
sạn đến
Công ty
Nguyễn
Thanh Hà (P.
KD)
9h30 ngày
04/3/2012
Gặp mặt
đối tác tại
phòng họp
của Công
ty để thực
hiện giao
dịch và
đàm phán
(Nguồn :Phòng kinh doanh của Công ty)
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
2.1.1.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giai đoạn 2009-2012.
Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty tiến hành những bước sau:
+ Xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại
+ Mở L/C tại ngân hàng với các điều kiện được ghi trong hợp đồng nhập

khẩu
+ Mua bảo hiểm hàng hóa. Do hầu hết các sản phẩm rượu đều đóng chai
thủy tinh dễ vỡ ví vậy việc mua bảo hiểm hàng hóa sẽ tránh cho Công ty bị thiệt
hại do quá trình vận chuyển gây ra.
+ Làm thủ tục hải quan
+ Nhận hàng
+ Kiểm tra hàng nhập khẩu
+ Làm thủ tục thanh toán
+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Năm 2009 Công ty đã thực hiện được 22 hợp đồng nhập khẩu các loại
rượu từ nhiều nước trên thế giơi, sang năm 2010 là 17 hợp đồng ,năm 2011 là 25
hợp đồng và đến năm 2012 là 31 hợp đồng nhập khẩu. Nhìn chung số lượng hợp
đồng của Công ty ngày càng tăng điều này cho thấy Công ty đang kinh doanh có
hiệu quả
Trong thời gian qua hầu hết các Hợp đồng của Công ty đều diễn ra rất
thuận lợi do đó việc tranh chấp và khiếu kiên rất ít xảy ra, điều này tạo lòng tin
cho Công ty tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
2.1.1.5 Thanh lý hợp đồng nhập khẩu giai đoạn 2009-2012
Trong giai đoạn 2009-2012 Công ty đã thực hiên được tất cả là 95 hợp
đồng nhập khẩu lớn nhỏ.
Việc thanh lý hợp đồng được giải quyết theo hai phương án. Đối với
những hợp đồng nhỏ việc thanh lý hợp đồng được quy định trong điều khoản
của hợp đồng. Việc thanh lý sẽ được giải quyết khi hai bên đã thực hiên xong
các quyền và nghĩa vụ của mình.
Đối với những hợp đồng có yêu cầu của một trong hai bên Công ty sẽ lập
ra một bản thanh lý hợp đồng để hoàn tất hợp đồng nhập khẩu.
Sinh viên Đặng Trung Kiên
Kinh doanh quốc tế 42B
19

×