Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.04 KB, 42 trang )

Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện chuyên đề : : Nguyễn Thị Thu Nga
Mã số sinh viên : : TC420301
Chuyên ngành : : Kinh doanh quốc tế
Lớp : : K42B
Khóa : : 42
Hệ : : Tại Chức
Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội. Những số liệu thực tế do các cô chú
trong Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội cung cấp. Từ những tài
liệu này, em đã tổng hợp một cách có chọn lọc, sau đó tiến hành đánh giá, phân
tích để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay
chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng
được bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Nga
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
1
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CAM ĐOAN 1
Sinh viên thực hiện chuyên đề 1
: 1
: Nguyễn Thị Thu Nga 1
Mã số sinh viên 1
: 1
: TC420301 1
Chuyên ngành 1
: 1


: Kinh doanh quốc tế 1
Lớp 1
: 1
: K42B 1
Khóa 1
: 1
: 42 1
Hệ 1
: 1
: Tại Chức 1
Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội. Những số liệu thực tế do các cô chú
trong Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội cung cấp. Từ những tài liệu
này, em đã tổng hợp một cách có chọn lọc, sau đó tiến hành đánh giá, phân tích để
hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. 1
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay
chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng được
bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường. 1
Sinh viên thực hiện 1
Nguyễn Thị Thu Nga 1
MỞ ĐẦU 5
1.Tính cấp thiết của đề tài 5
CHƯƠNG 1 7
TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 7
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
2
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường

Mục đích nghiên cứu: Có được cái nhìn tổng quan về Chi nhánh Công ty CPĐT
Nam Trí tại Hà Nội và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Chi Nhánh. 7
Nhiệm vụ nghiên cứu: Cần phải trả lời được các câu hỏi: (1) Tổng quan về Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội? (2) Tầm quan trong của việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội
giai đoạn 2010 - 2012? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 –
2012? 7
Nội dung của chương 1 7
1.1 Giới thiệu về Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội 7
1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012. 7
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012 7
1.1 GI I THI U V CHI NHÁNH CÔNG TY CP T NAM TR T I HÀ N I 7Ớ Ệ Ề Đ Í Ạ Ộ
1.1.1. Khái quát quá trình hình th nh v phát tri n Chi Nhánh. 7à à ể
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội được thành lập vào năm 2009 với
vốn pháp định là 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỷ đồng chẵn) số cán bộ công nhân viên
20 người. 7
* Một vài nét về công ty: 7
Tên công ty: Chi Nhánh Công ty cổ phần ĐT Nam Trí Tại Hà Nội 7
Trụ sở chính: Tầng 4,Tòa nhà Ban Quản lý DA khu đô thị Thanh Hà B – Cienco 5,
Phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội 7
Điện thoại : (84 4) 33117567 7
Fax : (84 4) 33117567 7
E-mail : 7
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CN CÔNG TY
CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 17
CHƯƠNG 3 30

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2015 30
3.3.1. Các gi i pháp tr c m t ( gi i quy t các t n t i ) 33ả ướ ắ ả ế ồ ạ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
3
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
STT KÝ HIỆU TÊN BẢNG
1 Bảng 1.3.1
Nguồn nhân lực của Chi nhánh Công ty CPDDT Nam Trí tại
Hà Nội
2 Bảng 1.3.2 Cơ cấu vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012
3 Bảng 2.1
Kim ngạch nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí
tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
4 Bảng 2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
5 Bảng 2.3 Cơ cấu các thị trường nhập khẩu của Chi nhánh ( 2010 – 2012)
6 Bảng 2.4
Tỷ trọng nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu giai đoạn 2010 –
2012
7 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
8 Bảng 2.6
Lợi nhuận nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu của Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 –
2012
9 Bảng 2.7
Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 –

2012
10 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động đối với hàng nhập khẩu
11 Hình 1.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại
Hà Nội
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
4
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển
ngành công nghiệp gia công. Tuy nhiên các mặt hàng máy xây dựng và công
nghiệp có mặt trên thị trường Việt Nam phần lớn đều được nhập khẩu từ các thị
trường nước ngoài như Đức, Áo, Thụy sĩ, Nhật Bản, Hàn quốc…
Chi Nhánh Công ty cổ phần đầu tư Nam Trí tại Hà Nội hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng do đặc thù của loại sản phẩm máy móc phục vụ
cho xây dựng này là đa số đều được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài.
Nhưng hiện nay các máy xây dựng và công nghiệp mà Công ty đưa ra thị
trường chủ yếu là các sản phẩm được các Công ty hàng đầu trong nước nhập
khẩu về và phân phối lại. Nguồn hàng của Công ty hiện nay chủ yếu phụ thuộc
vào nguồn cung cấp này vì vậy Công ty không chủ động được trong việc sản
xuất kinh doanh của. Nhất là hiện nay với mục tiêu trở thành một Công ty hàng
đầu cung cấp các Máy xây dựng và công nghiệp ở Việt Nam thì việc chủ động
về nguồn hàng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của
Công ty. Vì vậy, về lâu dài Công ty cần phải tìm cách để có thể chủ động về
nguồn hàng của mình, mà phương pháp cơ bản nhất là trực tiếp nhập khẩu các
mặt hàng Máy xây dựng và công nghiệp từ các thị trường nước ngoài. Công ty
đã tiến hành nhập khẩu ngay khi công ty đi vào hoạt động năm 2009. Chi
nhánh công ty cổ phần ĐT Nam Trí tại Hà Nội đã kinh doanh trong lĩnh vực
Máy xây dựng và công nghiệp được hơn 4 năm, nhưng hoạt động nhập khẩu

mặt hàng này chỉ mới được thực hiện ở một vài năm gần đây. Cho nên, hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty còn nhiều yếu kém. Nhất là khi Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
nói chung, và Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội nói riêng, cần có
kiến thức chuyên môn tốt để thực hiện công việc nhập khẩu một cách sao cho
hiệu quả.
Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội” để làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiêm cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội đến năm 2015
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
5
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Để đạt được mục tiêu trên, chuyên đề phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích tầm quan trọng và các nhân tố tác động tới hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 -
2012
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 -
2012
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội đến năm
2015?
- Kiến nghị với nhà nước nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh nâng cao hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh công ty CPĐT Nam Trí tại
Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tới hiệu quả
kinh doanh của tất cả các mặt hàng mà Công ty tiến hành nhập khẩu trong giai
đoạn 2010 – 2012.
Về thời gian nghiên cứu: Do công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu trong một
vài năm trở lại đây cho nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn từ
năm 2010 cho đến năm 2012. Thời gian đề xuất giải pháp từ năm 2013 đến
năm 2015
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình và danh mục tài liệu
tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Tầm quan trọng và các nhân tố tác động tới hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai
đoạn 2010 - 2012
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của Chi nhánh công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội đến
năm 2015.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
6
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ
KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT
NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Mục đích nghiên cứu: Có được cái nhìn tổng quan về Chi nhánh Công ty
CPĐT Nam Trí tại Hà Nội và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Chi Nhánh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Cần phải trả lời được các câu hỏi: (1) Tổng quan về
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội? (2) Tầm quan trong của việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam
Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2012?
Nội dung của chương 1
1.1 Giới thiệu về Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội
1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi
nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI
1.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Chi Nhánh.
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội được thành lập vào năm 2009 với
vốn pháp định là 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỷ đồng chẵn) số cán bộ công nhân
viên 20 người.
* Một vài nét về công ty:
Tên công ty: Chi Nhánh Công ty cổ phần ĐT Nam Trí Tại Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 4,Tòa nhà Ban Quản lý DA khu đô thị Thanh Hà B – Cienco 5,
Phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại : (84 4) 33117567
Fax : (84 4) 33117567
E-mail :
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi Nhánh
Chức năng:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
7

Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Buôn bán máy móc thiết bị xây dựng
- Sản xuất, lắp ráp các sán phẩm máy xây dựng
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, tự
động hoá, đo lường, điều khiển.
- Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hoá.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước nhằm tạo
cho công ty một môi trường kinh doanh thuận lợi và nhập khẩu được những
mặt hàng phù hợp với yêu cầu kinh doanh của công ty.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế mà Chi nhánh phải nộp cho ngân sách
theo quy định của pháp luật Việt Nam và từng bước nâng cao đời sống của cán
bộ công nhân viên trong công ty.
- Đưa ra những chính sách phát triển Chi nhánh phù hơp với xu thế phát
triển của thời đại nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
- Thực hiện việc quản lí tài chính theo đúng quy định của pháp luật và bộ
Tài chính nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh có
hiệu quả.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh
Bộ máy tổ chức công ty :
Bộ máy quản trị doanh nghiệp Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội
theo kiểu cơ cấu giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các
chuyên gia trong việc suy nghĩ, nghiên cứu bàn bạc, tìm những giải pháp tối ưu
cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, điều quyết định cuối cùng vẫn là ban
giám đốc. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ
thống trực tuyến.
Khái quát nhiệm vụ, chức năng các phòng ban trong Công ty :
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: một giám đốc, hai phó giám đốc và

năm phòng ban.
Cụ thể như sau:
 Ban giám đốc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
8
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Ban Tổng giám đốc của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội bao
gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Cụ thể như sau:
Hình 1.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội
Các phòng ban.
1. Phòng dự án: Phụ trách các dự án lớn và các khách hàng lẻ có dự án.
Phụ trách dự án:
Phụ trách và theo dõi toàn bộ quy trình cung thiết bị cho các dự án lớn và
các khách lẻ có dự án.
Có trách nhiệm cùng phòng kế toán thường xuyên đối chiếu công nợ với
khách hàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
Phó Giám Đốc
Phụ trách dự án
Phó Giám Đốc
Phụ trách kinh doanh
Nhân
viên
dự
án
Nhân
viên
kinh

doanh
Nhân
viên
kinh
doanh
Nhân
viên
kinh
doanh
Nhân
viên
dự
án
Nhân
viên
dự
án
9
Giám Đốc
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Chịu trách nhiệm liên hệ, trao đổi, theo dõi đối với các hợp đồng mua
trực tiếp với Nước ngoài.
2. Phòng kinh doanh: Phụ trách các khách hàng lẻ.
Phụ trách kinh doanh:
Quản lý và điều hành hoạt động của các nhân viên kinh doanh. Có trách
nhiệm phân công cụ thể công việc của từng nhân viên kinh doanh.
Phụ trách chủ yếu là khối khách lẻ, phụ trách xuất nhập khẩu, theo dõi và làm
thủ tục liên quan đến việc nhập hàng, xuất hàng.
Cùng Giám đốc đề ra các phương hướng kinh doanh có hiệu quả.
Cùng Kế toán theo dõi và đốc thúc công nợ của khách hàng.

Nhân viên dự án, nhân viên kinh doanh:
Nắm nhu cầu thị trường và giá các sản phẩm mà Công ty kinh doanh để
triển khai việc cung cấp có hiệu quả. Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ,
nắm rõ các chính sách về kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế của các mặt hàng
kinh doanh của Công ty.
Hiểu rõ quy trình kinh doanh và xây dựng giá của từng mặt hàng. Theo dõi
chặt chẽ quá trình bán hàng của từng khách hàng. Hiểu rõ thị trường, bạn hàng
cũng như các đối thủ cạnh tranh
3. Phòng kế toán: Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của
công ty như nộp thuế nhà nước, cân đối ngân sách cuối kì, tổ chức đánh
giá toàn bộ hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra (tháng, quý,
năm) và tiến hành giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.
- Phụ trách kế toán:
Thực hiện công tác quyết toán lãi lỗ hàng kỳ trong kinh doanh.
Theo dõi, phản ánh kế hoạch thu chi, công nợ trong và ngoài nước.
Cùng ban giám đốc bàn về công tác quản lý, sử dụng vốn, các hoạt động tài
chính.
Theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ với Ngân hàng, Bảo hiểm và cơ quan
thuế.
- Nhân viên kế toán:
Theo dõi và nhập chứng từ thu chi nhập xuất.
Kiểm tra các chứng từ nhập hàng từ nước ngoài.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
Phòng kế toán Phòng XNK
Thủ
quỹ,
Thủ
kho
Nhân
viên

kế
toán
Nhân
viên
kế
toán
Nhân
viên
XNK
Nhân
viên
XNK
Phòng Nhân sự -
Hành Chính
10
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Giao dịch ngân hàng.
4. Phòng Nhân sự - Hành chính : Chịu trách nhiệm về việc tham mưu
tuyển dụng, đào tạo và quản lý cán bộ công nhân viên cùng công nhân.
Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại cùng Ban giám đốc.
5. Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của
công ty như: thanh toán quốc tế, làm thủ tục hải quan, nhận hàng ở cảng…
Phòng tài chính kế toán:
Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty như nộp
thuế nhà nước, cân đối ngân sách cuối kì, tổ chức đánh giá toàn bộ hoạt động
của công ty theo kế hoạch đã đề ra (tháng, quý, năm) và tiến hành giao kế
hoạch tài chính cho các phòng ban.
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM

TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn luôn là 1 vấn đề quan trọng của nền
kinh tế vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu có một vai trò vô cùng to lớn đối
với nền kinh tế trong nước cũng như đối với Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại
Hà Nội. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là việc cần thiết và đúng
đắn để củng cố lại chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
đóng góp thêm cho nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
1.2.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu đối với nền kinh tế trong nước.
• Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước được
tiếp cận với những sản phẩm đa dạng, hiện đại và giá cả hợp lý.Vì vậy việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối
với nền kinh tế trong nước
• Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp tiết kiệm tối đa các chi phí
không cần thiết.
1.2.2. Tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối
với Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
11
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp Chi nhánh tiếp cận được với
nhiều nguồn hàng phong phú hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn
sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm một cách đa dạng.
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ giúp Chi nhánh hạn chế được
nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh nhập khẩu.
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp Chi nhánh mở rộng được thị
trường người tiêu dùng do có nhiều nguồn hàng, nhiều sẩn phẩm chất lượng
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI

ĐOẠN 2010 - 2012
Là một công ty có tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vì vậy Chi Nhánh Công ty
CPĐT Nam Trí tại Hà Nội cũng giống như tất cả các nhà kinh doanh khác đều
quan tâm xem xét đến các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của mình nói
chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Ở mục này chúng ta sẽ tiếp
cận và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội theo hai hướng là : (1.3.1) các nhân
tố bên trong và (1.3.2) các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội từ đó rút ra được
nhân tố đó tác động làm tăng hay làm giảm đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 –
2012.
1.3.1.1. Nguồn nhân lực của Chi Nhánh giai đoạn 2010 – 2012
Đội ngũ nhân viên đều có trình độ đại học, được đào tạo phù hợp với ngành
nghề kinh doanh của công ty cũng như với bộ phận mà mình đang công tác. Đa
phần nhân viên kinh doanh có tuổi đời trẻ từ 25-35, nhanh nhẹn, sáng tạo, có
khả năng nắm bắt và thích ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường đối với Chi
nhánh là đơn vị tham gia hoạt động nhập khẩu thì đây sẽ làm tăng hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu Đây là yếu tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
12
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Bảng 1.3.1 : Nguồn nhân lực của Chi nhánh công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội
TT Nhân viên ( người ) Tỷ lệ (%)
1 Nam 15 70
2 Nữ 9 30

3 Tổng số 24 100
Nguồn : Báo cáo tình hình nhân sự của công ty
Ngoài ra Chi nhánh cũng rất quan tâm đến chế độ đãi ngộ và chính sách theo
quy định của nhà nước như đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ cho
100% CBCNV có thời gian làm việc tại công ty trên 1 năm, ngoài ra công ty cũng
rất quan tâm đến đời sống tinh thần của CBCNV như tổ chức giao lưu giữa các
phòng ban với nhau nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong công ty, tổ chức các
khóa học nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV, tổ chức tham quan, nghỉ mát trong dip
nghỉ hè, lễ tết hàng năm.
1.3.1.2. Nguồn vốn của Chi Nhánh giai đoạn 2010 – 2012
Khi mới được thành lập Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội có số vốn
điều lệ là 1.800.000.000 VND trong đó 80% là tài sản lưu động chủ yếu dưới dạng
tiền mặt hoặc hàng hóa. Sau 3 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
đã tăng lên 6.000.000.000 VND (tăng khoảng 334%). Năm 2012, tổng nguồn vốn
sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là 45.342.000.000
VND và được huy động từ ba nguồn chủ yếu sau :
Nguồn vốn chủ sở hữu : 6.000.000.000 VND , chiếm 13.2%.
Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng : 37.933.000.000 VND, chiếm 83,66%
Các khoản khác (như nợ ngân sách Nhà nước, các khoản trả trước của người mua,
nợ công nhân viên…) : 1.409.000.000VND; chiếm 3,11%.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
13
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Bảng 1.3.2 : Cơ cấu vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012
2010 2011 2012
Nguồn
vốn (tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng

(%)
Nguồn
vốn ( tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
( % )
Nguồn
vốn ( tỷ
VNĐ)
Tỷ
trọng
( % )
Vốn điều lệ 1.8 3.35 13,6 6 13,2
Nguồn vốn từ khoản vay
ngân hàng
19.870 81,08 37.933 83,66
Nguồn vốn từ khoản khác
( nợ ngân sách, khoản trả
trước của người mua)
7.85 3,20 1.409 3,11
Cộng
100 31 100 45 100
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm
Như vậy, trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại
Hà Nội, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 13,2%; còn lại 86,8% tổng nguồn vốn là vốn
huy động từ bên ngoài, trong đó 83,66% là vốn từ các khoản vay ngân hàng và
3,11% từ các khoản khác như nợ ngân sách Nhà nước, các khoản trả trước của
người mua, nợ công nhân viên… Do đó, chi phí sử dụng vốn của công ty là khá
lớn, chủ yếu là chi phí sử dụng vốn vay.

Đây sẽ là yếu tố bất lợi cho Chi nhánh trong việc huy động vốn để nhập
khẩu, vì vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
1.3.1.3. Trình độ quản lý Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những
trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện
các chức năng quản trị doanh nghiệp.
Với đội ngũ quản Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội với 1 giám
đốc, 2 Phó giám đốc và 5 trưởng phòng. Họ đã được đào tạo qua các trường như
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
14
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Đại học kinh tế quốc dân, Đại học ngoại ngữ, Đại học thương mại, Đại học bách
khoa, Đại học xây dựng và có 1 khoảng thời gian làm việc tại các công ty khác
nhau. Tuy nhiên, đội ngũ quản trị công ty đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản lý điều hành.
Công tác quản trị một doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao
động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp
với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong
doanh nghiệp. Đây là căn nguyên sâu xa có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả
kinh doanh của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội trong nhiều
trường hợp
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
1.3.2.1. Môi trường luật pháp, chính sách của Nhà nước giai đoạn
2010 – 2012
Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ
nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập
khẩu.
Đối với các loại hàng hóa mà Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội đã và

đang nhập khẩu cũng có những chế độ ưu đãi, hạn chế khác nhau của Nhà nước ?
Đây là yếu tố làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
1.3.2.2. Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và
quốc tế giai đoạn 2010 – 2012
Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình
nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội có thể đơn giản hoặc
phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu và
do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Đây
là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khâủ của Chi
nhánh
Ví dụ như luật pháp Nhật Bản quy định cấm bán một số sản phẩm có độ
chính xác cao trong nghành cơ khí của hãng Mitutoyo cho Việt Nam. Điều đó làm
ảnh hưởng tới nguồn cung sản phẩm cho Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội và cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng cơ khí
chính xác của Chi nhánh.
1.3.2.3. Biến động của tỷ giá hối đoái giai đoạn 2010 – 2012
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
15
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Thị trường nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội chủ
yếu từ thị trường Châu Âu, nên giao dịch chủ yếu bằng đồng tiền chung Châu âu là
Euro. Tuy nhiên tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam thường xuyên biến động
phức tạp với biên độ giao động lớn. Trong khi đó Chi nhánh thường ký hợp đồng
nội trước khi ký hợp đồng ngoại nhập khẩu hàng hóa nên sự biến động về tỷ giá
hối đoái giữa đồng Euro và đồng Việt Nam cũng đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu theo chiều hướng xấu của Chi nhánh Công ty CPĐT
Nam Trí tại Hà Nội. Đây là nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của Chi nhánh
1.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2010 – 2012
Hiện nay trên thị thị trường có khoảng 50 doanh nghiệp lớn và nhỏ đã và đang

kinh doanh cùng lĩnh vực với Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội từ đó
khách hàng cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm phù hợp hơn. Chi nhánh
cũng có nghiên cứu kỹ về các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng để
tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, tìm cho mình một hướng đi, cách thức thực hiện kinh doanh, đặc biệt là các
chương trình marketing phù hợp, có tính cạnh tranh và tạo những nét riêng của
Công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm cho Chi Nhánh và hàng
hóa của không bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, dễ dàng khẳng định thương
hiệu và chất lượng hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là
nhân tố làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
16
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CN CÔNG
TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Qua chương 1 chúng ta đã có được những nhìn nhận tổng quan cùng với
những phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của CN
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội. Trên cơ sở đó, mục tiêu của chương 2 là đi sâu
vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của CN
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012, thông qua việc xem xét
các vấn đề sau : (2.1) Tình hình nhập khẩu của Chi Nhánh Công ty CPĐT Nam Trí
tại Hà Nội ; (2.2) Thực trạng hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 ; (2.3)
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010- 2012 ; (2.4) Đánh giá nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2012
2.1. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM
TRÍ TẠI HÀ NỘI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
Trong giai đoạn 2010-2012, kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội. Kim ngach nhập khẩu chủ yếu của
Công ty là mặt hàng Máy xây dựng và công nghiệp.
Kim ngạch nhập khẩu của 2 mặt hàng này không ngừng tăng lên qua các năm,
đó là kết quả của sự mở rộng nghành hàng kinh doanh, mở rộng quan hệ kinh
doanh với các đối tác nước ngoài
Bảng 2.1 : Kim ngach nhập khẩu của Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí
tại Hà Nội giai đoạn 2010 -2012
Năm
Kim ngạch nhập
khẩu thực tế
(USD)
Mức tăng, giảm so với năm trước
Giá trị
(USD)
Tốc độ
( % )
2010 690.000
2011 785.000 ±95.000 14
2012 887.000 ±102.000 13
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
17
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trong giai đoạn 2010-2011, kim ngạch nhập khẩu của có chiều hướng tăng
tương đối đều trong các năm. Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 785.000
USD tăng 14% so với năm 2010,năm 2012 tăng 102.000 USD tương đương với
13% so với năm 2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 887.000 USD. Tốc độ tăng trưởng
trong kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định, mức tăng trưởng trung bình là

khoảng 12%/năm. Riêng năm 2012, mức tăng kim ngạch nhập xu hướng giảm so
với năm 2011 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh toàn cầu ảnh hưởng trầm trọng
đến nền kinh tế trong nước.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, nghành hàng kinh doanh của Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội hết sức đa dạng. Trên thực tế, công ty kinh
doanh các sản phẩm Máy xây dựng và Máy công nghiệp.
Hiện nay, công ty đang thực hiện nhập khẩu hai nhóm hàng chính : Máy xây
dựng và Công nghiệp .
- Máy xây dựng : máy đào, máy ủi
- Máy công nghiệp : dây truyền sản xuất gạch,
Bảng 2.2 : Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010-2012
STT
Tên
hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng

(%)
1
Máy
xây
dựng
338.100
49 266.900 34 384.410 43
2
Máy
công
nghiệp
351.9 51 518.100 66 505.590 57
3
Tổng
cộng
690.000 100 785.000 100 887.000 100
Nguồn : Báo cáo nội bộ của phòng xuất nhập khẩu
2.1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2012
Trong quá trình hình thành và phát triển, Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí
tại Hà Nội luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
18
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
theo hướng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Khả
năng mở rộng nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường
thế giới, đặc biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Bảng 2.3 Cơ cấu các thị trường nhập khẩu của Công ty (2010-2012)
Đơn vị tính: USD
Thị
Trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá Trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Áo 207.000 30 274.750 35 266.100 30
CHLB
Đức
483.000 70 510.250 65 620.900 70
Tổng
cộng
690.000 100 785.000 100 887.000 100
Nguồn: Báo cáo nội bộ của phòng xuất nhập khẩu
2.1.4.Hình thức nhập khẩu
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội thực hiện nhập khẩu hàng hóa
dưới hai hình thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác.
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội thực hiện nhập khẩu chủ yếu dưới
hình thức nhập khẩu ủy thác mặt hàng mà công ty kinh doanh.
Bảng 2.4 : Tỷ trọng kim ngach nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu giai
đoạn 2010-2012
HÌNH
THỨC

NHẬP
KHẨU
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
GIÁ
TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
GIÁ
TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
GIÁ
TRỊ
(USD)
Tỷ
trọng
NK trực
tiếp
483.000 70%
431.55
0
55%
177.40
0
20%
NK ủy
thác
207.000 30%

353.25
0
45%
709.60
0
80%
TỔNG 690.000
100
%
785.00
0
100
%
887.00
0
100
%
Nguồn : Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
19
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Từ bảng trên có thể thấy, tỷ trọng hàng hóa nhập theo hình thức nhập khẩu
trực tiếp giảm từ 70% năm 2010 xuống còn 55% năm 2011, đồng thời giá trị
cũng giảm cả về giá trị tuyệt đối xuống còn 431.550 USD so với 483.000 USD
năm 2010. Năm 2012, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức trực tiếp
giảm tỷ trọng xuống còn 20% giá trị tuyệt đối cũng giảm theo đạt 177.400
USD.
Tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp của Chi nhánh giảm dần theo từng năm là do
nguyên nhân Chi nhánh có nguồn vốn hạn hẹp, doanh thu năm sau tăng so với
năm trước, vốn vay ngân hàng khó huy động dẫn tới việc Chi nhánh Công ty

CPĐT Nam Trí tại Hà Nội phải nhập hàng hóa qua đối tác nhập ủy thác.
2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2010 – 2012
2.2.1 Các biện pháp Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội đã
áp dụng để tăng doanh thu giai đoạn 2010 – 2012
Tăng doanh thu là một con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp có thể tìm cách tăng lượng tiêu thụ hàng hoá,
hoặc nâng cao chất lượng hàng hoá để tăng lượng bán, hoặc nâng giá hàng hoá. Để
tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì cần phải chú trọng vào chất lượng hàng hoá hoặc
các khâu marketing, quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản
phẩm. Đối các mặt hàng nhập khẩu thì khẩu quảng bá sản phẩm là đặc biệt quan
trong để người tiêu dùng biết đến sản phẩm. Chất lượng hàng hóa cũng cần được
chú trọng vì doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất ra những mặt hàng này.
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội đã áp dụng biện pháp tìm
kiếm khai thác những thị trường têu thụ mới như thị trường miền trung, miền nam
nhắm mục tiêu đến những khách hàng có tiềm năng lớn, triển khai áp dụng những
chế độ ưu đãi, quan tâm đến chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội cũng tham gia vào các chương
trình hội chợ, hội thảo chuyên nghành nhằm tím kiếm những cơ hội khách hành
mới mà Công ty chưa có khả năng khai thác.
Ngoài mặt hàng truyền thống Máy xây dựng và máy công nghiệp ra, Công ty
còn quảng bá các sản phẩm nhập khẩu khác vào Cơ quan, các viên nghiên cứu,
trung tâm khoa học, trường học…
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
20
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Để gia tăng doanh số bán hàng Chi nhánh cũng chú trọng đến chất lượng sản
phẩm với hãng sản xuất cùng hãng đưa ra giải pháp nhiệt đới hóa tất cả sản phẩm
xuất khẩu đến Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng độ bền của sản phẩm khi được

sử dụng ở nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.
2.2.2 Các biện pháp Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội
đã áp dụng để giảm chi phí giai đoạn 2010 – 2012
Chi nhánh Công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội thực hiện tốt các khâu của
hoạt động nhập khẩu hàng hóa, bắt đầu từ việc tìm kiếm những đầu mối cung ứng
hàng hóa tin cậy, giảm độ rủi ro trong kinh doanh. Chi nhánh Công ty CPĐT Nam
Trí tại Hà Nội lưu ý trong việc tìm kiếm các đối tác mới, cần phải chú ý tới uy tín
của các doanh nghiệp trên thị trường.
Khâu kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được thực hiện nghiêm túc, nhằm giảm
số lượng hàng hóa hỏng do vận chuyển, hàng kém chất lượng. Các quy định chất
lượng hàng hóa được xem xét kỹ khi ký hợp đồng nhập khẩu và khi tiến hành mở
L/C thanh toán.
Chi nhánh nắm vững lịch trình hàng đến cảng, sắp xếp thời gian cho người
ra đón hàng kịp thời, đúng thời hạn quy định, giảm chi phí lưu kho bãi do nhận
hàng chậm, đồng thời tận dụng được các điều khoản thưởng phạt về thời gian dỡ
hàng khỏi tàu.
Đối với chi phí mua bảo hiểm : Chi nhánh nghiên cứu kỹ lịch trình di chuyển
của hàng nhập khẩu, nắm bắt được những rủi ro có thể gặp phải sẽ giúp Chi nhánh
quyết định mức bảo hiểm phù hợp (trong trường hợp nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc
về công ty), tránh lãng phí do mua mức bảo hiểm quá cao hoặc quá thấp.
Biện pháp giảm chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa :
Công tác quảng cáo giới thiệu hàng hóa, tìm kiếm bạn hàng nhận và xử lý
đơn đặt hàng của khách từ trước khi hàng về cảng đã cho Chi nhánh công ty CPĐT
Nam Trí tại Hà Nội có được một kế hoạch phân phối, vận chuyển hàng chủ động từ
cảng về nơi tiêu thụ, tránh phải vận chuyển hàng hóa nhiều lần theo nhiều con
đường khác nhau. Với một mạng lưới khách hàng rộng khắp trên cả nước, chi phí
vận chuyển, lưu thông hàng hóa của Chi nhánh là khá lớn, do đó, một kế hoạch vận
chuyển đã giúp cho Chi nhánh giảm chi phí trong lưu thông. Chi nhánh có thể áp
dụng các mức giá khác nhau cho thời gian giao hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga

21
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu cũng là một phương pháp mà Chi nhánh
Công ty CPĐT Nam Trí đang áp dụng để giảm chi phí lưu giữ và bảo quản hàng
hóa.
Xác định lượng hàng hóa nhập khẩu và thời gian nhập hợp lý, tránh lượng
hàng lưu trữ trong kho quá cao hoặc dưới mức dự trữ bảo hiểm.
Thực hiện công tác bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu, đối với các
hàng hóa của công ty, tránh va chạm, cẩu thả trong bốc xếp hàng, giảm thiểu sản
phẩm bị hư hại trong vận chuyển, lưu kho
2.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐT NAM TRÍ TẠI HÀ NỘI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012
2.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp giai đoạn 2010 - 2012
2.3.1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu là mức chênh lệch giữa doanh thu nhập khẩu
và chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu thể hiện công ty làm ăn có lãi
không, lãi tăng như thế nào qua các thời kỳ. Lợi nhuận nhập khẩu được tính
bằng công thức:
Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Đơn vị: tỷ vnđ
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
± % ± %
1
Doanh thu hàng nhập
khẩu
13,11 15,7 18,63 2,6 20 3 19
2

Chi phí hàng nhập
khẩu
10,43 12,56 14,9 2,13 20 2,34 18,7
3
Lợi nhuận hàng nhập
khẩu
2,68 3,14 3,73 0,46 18 0,59 19
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh nhập khẩu
Từ bảng 2.5 cũng cho thấy chi phí hàng nhập khẩu tăng trong 3 năm từ 2010 đến
2012. Chi phí hàng nhập khẩu của năm 2011 tăng 2,13 tỷ đồng, chiếm 20% so với
năm 2010. Đến năm 2012 chi phí này tăng 2,34 tỷ đồng, chiếm tới 18,7% chi phí
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
22
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
hàng nhập khẩu của năm 2011. Do đó, lợi nhuận từ hàng nhập khẩu của chi nhánh
cũng bị ảnh hưởng.
Sự gia tăng lợi nhuận hàng năm cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của Chi nhánh tăng lên, thể hiện ở sự thay đổi về tương quan giữa kết
quả kinh doanh thu được (doanh thu kinh doanh nhập khẩu hàng hóa) và chi phí bỏ
ra cho quá trình kinh doanh. Lợi nhuận từ kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của
công ty tăng lên chủ yếu là kết quả của sự gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, mức lợi
nhuận của chi nhánh có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu, đây
không chỉ là kết quả của tăng doanh thu mà còn do việc giảm chi phí kinh doanh
nhập khẩu hàng hóa. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty tăng lên.
2.3.1.2. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu tính theo doanh thu
Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu tính theo doanh thu cho biết một đồng doanh thu
nhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

tính theo doanh thu
=
Lợi nhuận nhập khẩu
Doanh thu nhập khẩu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu tính theo chi phí
Tương tự như tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận tính theo chi phí cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tính bởi công thức:
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
tính theo chi phí
=
Lợi nhuận nhập khẩu
Chi phí cho hoạt động nhập
khẩu.
Bảng 2.6: Lợi nhuận nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận của Chi nhánh Công ty
CPĐT Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : Tỷ VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm 2011
Năm
2012
1 Doanh thu 13,11 15,7 18,63
2 Chi phí 10,43 12,56 14,9
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
23
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
3 Lợi nhuận 2,68 3,14 3,73

4 TSLN theo chi phí (%) 0,257 0,25 0,25
5 TSLN theo doanh thu (%) 0,20 0,20 0,20
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí và tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giữ ở mức
ổn định.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí từ 25,7% năm 2010 xuống còn 25% vào năm
2011 và đến năm 2012 cũng vẫn giữ ở mức 25%. Nghĩa là với cách tính chi phí của
Chi nhánh mới chỉ giữ ở mức ổn đinh chứ chưa có sư chuyển biến theo chiều
hướng tăng hay giảm.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thì từ 2010- 2012 cũng giữ ở mức ổn định
chưa có sự đột phá nào trong giai đoạn này.
Với những kết quả trên có thể thấy doanh thu nhập khẩu tăng nhưng kết quả
này là hệ quả tất yếu cho tất cả những cố gắng của toàn bộ Chi nhánh trong kinh
doanh đối với công tác nhập khẩu thì chưa có chuyển biến hay có tác động tích cực
trong việc giảm chi phí nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu và các chương
trình marketing, đặc biệt là do sự thay đổi của chi nhánh trong cách thức sử dụng
vốn, phân chia chi phí hợp lý giữa các phòng ban, các bộ phận thực hiện kinh
doanh.
2.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận giai đoạn 2010 - 2012
2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn
Công tác hạch toán của Chi nhánh công ty CPĐT Nam Trí tại Hà Nội không
được thực hiện riêng đối với từng nguồn vốn dành cho các lĩnh vực hoạt động khác
nhau, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được tính chung cho toàn bộ quá trình sử
dụng vốn của doanh nghiệp đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ nguồn vốn
của doanh nghiệp, do đó, hiệu quả sử dụng vốn chung của toàn doanh nghiệp cũng
có thể thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
Theo bảng thống kê, năm 2012, doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp
tăng 18,12% so với năm 2011 đạt 18,63 tỷ đồng, trong khi đó, vốn lưu động bình
quân của doanh nghiệp tăng 16,42% đạt 4,3 tỷ đồng. Mức tăng trưởng doanh thu

thuần cao hơn so với vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ, từ đó, làm cho số
vòng quay của vốn trong năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Năm 2010, số vòng
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
24
Chuyên đề thực tập – K42B GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
quay vốn của 5,24 vòng/năm và năm 2011 giảm còn 4,24 vòng/năm, năm 2012
tăng lên 4,33 vòng/năm. Và do đó, thời gian quay vòng vốn của năm 2011 cũng
giảm so với năm 2010 (khoảng 16 ngày) và đạt 66,6ngày/ 1 vòng quay,năm 2012
lại tăng lên 68,1ngày/1vòng quay tăng lên so với năm 2011 ( khoảng 1,5 ngày).
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh Công ty CPĐT
Nam Trí tại Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Tỷ VNĐ
TT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Doanh thu thuần (VND) 13,11 15,7 18,63
2 Vốn lưu động bình quân (VND) 2,5 3,7 4,3
3 Số vòng quay của vốn ( vòng /năm ) 5,25 4,24 4,33
4 Thời gian quay vòng vốn ( ngày ) 82,3 66,6 68,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong tổng mức tăng trưởng doanh thu thuần của Chi nhánh Công ty CPĐT
Nam Trí tại Hà Nội, mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu hàng hóa là chủ yếu (năm 2012, doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
tăng 18,12% so với năm 2011. Do đó, mức tăng tốc độ quay vòng vốn chủ yếu là từ
sự tăng trưởng doanh thu trong kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, tốc độ quay vòng vốn kinh doanh của Chi nhánh là không cao, so

với tốc độ trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nguyên nhân
chủ yếu là do Chi nhánh sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, mức tiêu
thụ hàng hóa có sự tăng trưởng song mức tăng không cao : doanh thu từ kinh doanh
nhập khẩu hàng hóa chỉ tăng 18,12%.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động đối với hàng nhập khẩu
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
± % ± %
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Nga
25

×