Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HUY HÙNG 3
I. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 3
1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy
Hùng 3
2. Giám đốc hiện tại: Triệu Thị Hằng 3
3. Địa chỉ: 3
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: 3
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần 3
6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp: 3
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì: 4
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 5
1. Mặt hàng, sản phẩm 5
2. Sản lượng từng mặt hàng 6
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ
NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 8
I. Một số đặc điểm SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển
dụng và biên chế nhân lực của Công ty 8
1. Mặt hàng sản xuất 8
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật 9
3. Qui trình công nghệ sản xuất 10
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 12
4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 12
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban 14
5. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động 15
II. Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng 16
1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty
17
1.1. Bộ phận thực hiện 17


1.2. Thời gian, nội dung, qui trình, nguyên tắc thực hiện, các bảng biểu
thực hiện công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực 18
2. Tình hình tuyển dụng nhân lực 23
2.1. Tuyển mộ 23
2.2. Tuyển chọn nhân lực của doanh nghiệp 29
3. Tình hình biên chế nhân lực 39
3.1. Tình hình chung 39
3.2. Các hoạt động định hướng đối với người lao động khi biên chế mới
39
3.3. Tình hình bố trí lại lao động 42
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
HUY HÙNG 44
I. Những thành tựu trong công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại doanh
nghiệp 44
1. Thành tựu trong công tác tuyển mộ 44
2. Thành tựu trong công tác tuyển chọn 46
3. Thành tựu trong công tác biên chế nhân lực 47
II. Những tồn tại trong công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty
47
1. Tồn tại trong tuyển mộ lao động 47
2. Tồn tại trong tuyển chọn nhân lực 49
III. Đề xuất giải pháp 50
1. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển mộ 52
2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển chọn 54
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh
nghiệp đang ngày càng trở nên thích nghi hơn với guồng quay sôi động của nền
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những khó khăn và thử thách
khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong một nền kinh tế mà quy luật cạnh tranh và

đào thải khắc nghiệt đang chi phối rất lớn. Do đó để tồn tại và phát triển được, mỗi
doanh nghiệp đều phải lựa chọn cho mình một chiến lược và sách lược phù hợp.
Trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để mỗi doanh nghiệp thực hiện
chiến lược phát triển của mình.
Con người là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất: lao động, tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Trong ba yếu tố đó thì con người là yếu tố quyết định,
bởi con người nhờ sự thông minh, sáng tạo cùng bàn tay khéo léo của mình bằng
nhiều phương pháp khác nhau đã tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Quản trị nói cho cùng là quản lý con người, tạo đủ động lực cho từng người
và kết hợp cùng chiều các động lực của tất cả mọi người. Người ta không thể lấy
động cơ của xe đạp máy để thay chỗ cho động cơ của máy bay phản lực loại lớn.
Đối với bất kì doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà
nước đều phải có quy mô tổ chức nhất định, mà trong đó quản lý con người luôn là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng không phải là
một trường hợp ngoại lệ. Vấn đề quản trị nhân sự như thế nào để đạt hiệu quả kinh
tế cao trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển như hiện nay
đang là câu hỏi luôn túc trực trong đầu các nhà quản trị Công ty nói riêng và toàn
thể công nhân viên nói chung.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu
tư xây dựng và thương mại Huy Hùng, em hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài :
“Thực trạng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư
1
xây dựng và thương mại Huy Hùng”. Với mục đích nhằm xem xét công tác tuyển
dụng (tuyển mộ - tuyển chọn) và biên chế nhân lực trong doanh nghiệp. Qua đó tìm
ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm định hướng hoàn thiện công tác quản trị nhân
sự của Công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo bao gồm ba
phần:
Phần I: Khái quát chung về Công ty.

Phần II: Thực trạng công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực trong doanh
nghiệp.
Phần III: Đánh giá công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của của toàn thể các cô, chú trong phòng Tổ chức lao động của Công ty.
Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản trị
kinh doanh đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài thực tập này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do có sự hạn chế về thời gian và khả năng
thu nhập thông tin nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HUY HÙNG
I. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng
Tên giao dịch quốc tế: Huy Hung construction and trading company.
2. Giám đốc hiện tại: Triệu Thị Hằng
Điện thoại:043 5112634
3. Địa chỉ:
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùngcó trụ sở chính:
Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.636.7689
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng được thành lập
ngày 30/3/2000 theo quyết định số 2299 – QĐ – TTCP của Bộ Công Nghiệp
(BCN). Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có trụ sở chính đặt tại Triều
Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vốn điều lệ: 18.000.000.000đ
Mã số thuế: 0500204731. Tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thanh Xuân.

5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
 Chức năng
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng là doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân, với ngành nghề kinh doanh sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng
3
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng;
- Kinh doanh phát triển nhà;
- Tư vấn xây dựng (không bao gồm thiết kế công trình);
- Sản xuất, mua bán vật tư, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ vật liệu
xây dựng, xi măng, sắt thép;
- Xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi, bưu điện, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện (đến 500kv),
các công trình kĩ thuật hạ tầng trong các đô thị, khu công nghiệp;
- Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng;
- Tư vấn, xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây và
trạm biến thế điện và công trình kĩ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư,
tư vấn đấu thầu, thí nghiệm, thẩm định dự ná đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng
dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án (không bao gòm thiết kế công
trình);
- Trang trí nội, ngoại thất;
- Đầu tư, kinh doanh, phát triển nhà và hạ tầng;
- Thi công các công trình kĩ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn;
- Dịch vụ các công trình thể dục thể thao, bể bơi, sân quần vợt, nhà tập thể dục
thể hình và tổ chức vui chơi giải trí (trừ loại hình vui chơi giải trí Nhà nước
cấm);
- Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường,
quán bar, phòng hat karaoke);

- Khoan phạt xử lý nền và các công trình đê, đập, kè và hồ chứa nước;
 Nhiệm vụ:
- Sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật với những ngành nghề đã đăng kí
- Thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ đối với Nhà nước như: nộp thuế,
nộp Ngân sách Nhà nước
- Xây dựng và phát triển công ty thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế -
xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững.
- Phát huy nghành nghề truyền thống, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hóa sản
phẩm, dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì:
4
Trong 12 năm qua công ty đã thi công được một số công trình có quy mô và
đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lý và được chủ đầu tư đánh giá cao. Dần khẳng
định được vị trí của mình trong hoạt động thương mại và sản xuất.
Hướng phấn đấu của công ty trong những năm tới là trưởng thành trên thị
trường, đơn vị có đội ngũ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, có cán bộ quản lý
giỏi, có các đội lao động chuyên làm công tác đào lắp và xây lắp với tay nghề vững
vàng đủ khả năng xây dựng những công trình có quy mô phức tạp. Công ty có đủ
năng lực thiết bị thi công, thực hiện được tất cả các yêu cầu đòi hỏi về kỹ thuật chất
lượng công trình. Ngoài ra trong lĩnh vực thương mại hoạt động theo hướng ngày
càng mở rộng đem lại niềm tin nới khách hàng.
Hiện nay, đơn vị không ngừng nâng cao đội ngũ kỹ thuật, cán bộ quản lý,
công nhân lành nghề, mua sắm trang thiết bị để đảm bảo hoạt động của mình ngày
càng tốt hơn.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Mặt hàng, sản phẩm
- Xây lắp: Trong công tác xây lắp , giá trị được tính theo công trình và cho
các chi nhánh đảm nhiệm báo cáo thực hiện được nộp lên công ty. Do vậy mỗi chi
nhánh có thểlàm nhiều công trình với sự đòi hỏi rất khác nhau về cơ cấu nhân lực.

Chính vì vậy cơ quan, công ty không thể tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực
được mà phải được thực hiện từ cơ sở.
- Sản xuất công nghiệp: Bao gồm các loại sản phẩm chính là bê tông thương
phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn ,sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất đá cấp phối
sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất cấp phối gạch Tuynen, khai thác đá, sản xuất
cốp pha thép. Với mỗi loại sản phẩm được sản xuất sẽ cần lao động đặc thù của nó.
Vì thế, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là khá cần thiết các sản phẩm này chủ
yếu vẫn làđể phục vụ công tác xây lắp của doanh nghiệp, tính kinh doanh còn thấp.
Chính vì vậy, quả kinh tế chưa cao, vẫn còn tình trạng thua lỗ.
- Kinh doanh vận tải: Cho thuê xe , tiêu thụ xi măng vận chuyển thiết bị vật
tư cho công ty và các loại sản phẩm khác. Loại lao động này có thể tính theo tiêu
5
chuẩn định biên.
- Sản xuất kinh doanh khác và phục vụ nội bộ. Bao gồm các sản phẩm như bê
tông , xi măng bột xây dựng, sửa chữa xe máy và nhiều loại hình khác. Có thể thấy
sản phẩm của công ty là khá đa dạng hơn nữa sự phân bố lại khá phân tán từ đó có
thể hiểu được tầm quan trọngcủa công tác kế hoạch hoá và đặc biệt là kế hoạch hoá
từ các cơ sở, chi nhánh, đơn vị.
2. Sản lượng từng mặt hàng
- Về công tác xây lắp: Hiện nay, với một đội ngũ nhân viên lớn mạnh công ty
có thể tham gia nhiều loại hình đầu tư với nhiều loại qui mô trải dài từ miền Bắc tới
miền Trung. Giá trị xây lắp từ 4,5 tỷ năm 2008 đến 8,6 tỷ năm 2011
- Về sản xuất công nghiệp:
+ Sản xuất gạch đạt 40000 đến 80000m
3
/năm.
+ Sản xuất bê tông thương phẩm đạt 12000m
3
/năm.
- Về đầu tư xây dựng nhà máy gạch men tuy nen Huy Hùng công suất 20

triệu viên /năm, giải quyết việc làm cho trên 300 cán bộ công nhân viên.
- Đầu tư trạm trộn bê tông 60m
3
/giờ.
- Và nhiều dự án khác. Các dự án này chủ yếu phục vụ cho công tác đấu thầu
và tăng khả năng cạnh tranh của công ty với những thành tựu khả quan đã đạt được
ban lãnh đạo của công ty kỳ vọng công ty có thể phát triển mạnh trong tương lai.
Bảng 1: Khái quát tình hình SXKD giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Mặt hàng, sản
phẩm
Các công trình, dịch vụ, hạng mục công trình
2 Sản lượng ( tính
theo số hợp đồng
đã thực hiện)
25 21 33 39 45
3 Tổng Doanh thu 21.946 27.446 28.986 39.884 43.423
4 Tổng chi phí 21.590 26.963 28.333 39.066 42.210
5 Tổng lợi nhuận
trước thuế
356 483 653 818 1.213
6 Thuế thu nhập
doanh nghiệp
100 135 183 229 340
6
7 Lợi nhuận sau
thuế
256 348 470 589 873
8 Giá trị TSCĐ

bình quân trong
năm
13.640 16.328 14.945 17.293 18.127
9 Vốn lưu động
bình quân năm
15.274 20.968 24.850 25.295 28.830
10 Số lao động bình
quân năm
289 294 287 295 303
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính
Các số liệu trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm sau đều cao
hơn năm trước, đặc biệt cao nhất vào năm 2011 với 873 triệu đồng, gấp 3,5 lần so
với năm 2007. Như vậy có thể đánh giá tình hình kinh doanh và sử dụng chi phí của
Công ty là tốt. Hiện nay, Công ty tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kiếm
thị trường kinh doanh có hiệu quả và tăng cường uy tín với khách hàng trong và
ngoài nước.
Các công trình hàng năm Công ty thực hiện không trùng lặp nên việc tổng
hợp chi phí sản xuất dựa theo từng công trình cụ thể. Sau đây là chi phí của một số
công trình đã thi công trong quý IV năm 2011.
7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN
CHẾ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP
I. Một số đặc điểm SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển
dụng và biên chế nhân lực của Công ty
1. Mặt hàng sản xuất
- Xây lắp: Trong công tác xây lắp , giá trị được tính theo công trình và cho
các chi nhánh đảm nhiệm báo cáo thực hiện được nộp lên công ty. Do vậy mỗi chi
nhánh có thểlàm nhiều công trình với sự đòi hỏi rất khác nhau về cơ cấu nhân lực.
Chính vì vậy cơ quan, công ty không thể tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực
được mà phải được thực hiện từ cơ sở.

- Sản xuất công nghiệp: Bao gồm các loại sản phẩm chính là bê tông thương
phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn ,sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất đá cấp phối
sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất cấp phối gạch Tuynen, khai thác đá, sản xuất
cốp pha thép. Với mỗi loại sản phẩm được sản xuất sẽ cần lao động đặc thù của nó.
Vì thế, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là khá cần thiết các sản phẩm này chủ
yếu vẫn làđể phục vụ công tác xây lắp của doanh nghiệp, tính kinh doanh còn thấp.
Chính vì vậy, quả kinh tế chưa cao, vẫn còn tình trạng thua lỗ.
- Kinh doanh vận tải: Cho thuê xe , tiêu thụ xi măng vận chuyển thiết bị vật
tư cho công ty và các loại sản phẩm khác. Loại lao động này có thể tính theo tiêu
chuẩn định biên.
- Sản xuất kinh doanh khác và phục vụ nội bộ. Bao gồm các sản phẩm như bê
tông , xi măng bột xây dựng, sửa chữa xe máy và nhiều loại hình khác. Có thể thấy
sản phẩm của công ty là khá đa dạng hơn nữa sự phân bố lại khá phân tán từ đó có
thể hiểu được tầm quan trọngcủa công tác kế hoạch hoá và đặc biệt là kế hoạch hoá
từ các cơ sở, chi nhánh, đơn vị.
8
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Nhìn chung công ty trang bị khá đầy đủ trang thiết bị làm việc cho khối sản
xuất và khối văn phòng. Cụ thể:
- Nhà xưởng: có đầy đủ máy móc thiết bị, hệ thống an toàn lao động
- Nhà văn phòng: được trang bị đầy đủ dụng cụ làm việc, vệ sinh hàng ngày
sạch sẽ
- Máy móc: được nhập khẩu từ các nước trên thế giới với công suất cao, thiết
kế hiện đại.
Trong quá trình kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc công nghệ
có một ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, khả năng cạnh tranh cũng như
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật công nghệ nói chung và xây dựng
nói riêng không ngừng phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các doanh
nghiệp xây dựng. Doanh nghiệp nào có được máy móc công nghệ hiện đại hơn thì
doanh đó có khả năng cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp xây dựng khác trên

thị trường xây dựng, do đó, khả năng thắng thầu cao và thu được lợi nhuận. Ngược
lại, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thi công lạc hậu, thường không giành được
công trình trong các cuộc đấu thầu xây lắp. Chính vì vậy mà ngày nay, cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong
việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Huy
Hùng phần lớn đều là những máy đang trong thời gian sử dụng tốt. Tuy nhiên một
số máy ở thế hệ năm 1990 thì vẫn còn khả năng sử dụng được nhưng đã cũ và lạc
hậu, năng suất kém hay bị hỏng hóc, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, năng lượng. Để thấy
rõ hơn về đặc điểm của máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh ta có thể
đánh giá qua bảng sau:
9
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty
Tên thiết bị
Năm sản
xuất
Số lượng Tình trạng kĩ thuật
Máy trộn bê tông 2002 9c Vẫn sử dụng tốt
Máy hàn biến áp 2003 20c -
Máy trộn vữa 1999 11c -
Đầm dùi 2003 29c -
Đàm bàn 1998 10c -
Máy bơm nước 2000 12c -
Cần cẩu XDK 13,5 1995 1c Sử dụng 80% công suất
Cần cẩu KC 2561 1994 1c Sử dụng 70% công suất
Ô tô JIN 130 1997 5c Vẫn sử dụng tốt
Ô tô Maz 2004 2c -
Súng kiểm tra bê tông 1998 1c -
Máy xúc ủi Belaut 1995 1c -

Dàn máy vi tính 2003 9c -
Máy khoan đứng 1995 1c Sử dụng 70% công suất
Máy ép cọc 1999 2 Vẫn sử dụng tốt
Máy vận thăng 2001 5 -
Giàn giáo thi công 2000 10 -
Xe luba bánh sắt 1995 1 Sử dụng 80% công suất
Máy hàn 1997 3 Sử dụng 80% công suất
Máy ca 2002 1 Vẫn sử dụng tốt
Máy tời 2003 4 -
Máy ủi C 100 1999 3 -
Máy ủi Caterpillar 2004 2 -
Nguồn: Phòng vật tư
3. Qui trình công nghệ sản xuất
Quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng được thực hiện theo sơ đồ:
10
1. Lao động
2. Phương tiện,
công cụ
3. Vật liệu xây
dựng
4. Thông qua tác động
công nghệ sản xuất
5. Sản phẩm xây
dựng
Sơ đồ 2.1: Qui trình tạo ra sản phẩm xây dựng
Trước đây để tạo ra sản phẩm xây dựng cụ thể và trực tiếp, người ta dùng
thuật ngữ kĩ thuật thi công (KTTC). Quá trình nghiên cứu và thể nghiệm nhiều năm
con người đã cố gắng tìm tòi những mối quan hệ, những nguyên tắc của các khâu
trong KTTC để thấy mối ràng buộc giữa chúng với nhau. Khi phát hiện được luân
lý của các khâu trong KTTC, kĩ thuật đã được nâng lên một mức đó là công nghệ.

Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền ra đời vào giữa thế kỉ IXX, thời kì
thế giới diễn ra cuộc cách mạng vĩ đại trong sản xuất công nghiệp, biến sản xuất thủ
công thành sản xuất cơ khí hoá.Nội dung chính của phương pháp dây chuyền là chia
quá trình sản xuất của mỗi sản phẩm thành các quá trình nhỏ có đặc tính sản xuất
giống nhau được gọi là các dây chuyền công nghệ. Những quá trình công nghệ nhỏ
ấy được sản xuất liên tục qua các sản phẩm có nghĩa là công việc được thực hiện
tuần tự với các quá trình phân nhỏ giống nhau và thực hiện song song với các quá
trình phân nhỏ khác nhau.Đối với sản xuất xây dựng thì chia công trình thành các
hạng mục giống nhau, các hạng mục ấy lại được chia thành các công việc giống
nhau. Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc là công việc giống nhau được tiến hành từ
hạng mục này qua hạng mục khác, trong mỗi hạng mục thì công việc theo công
nghệ khác nhau nối đuôi nhau được thực hiện. Cách tổ chức theo dây chuyền phải
đảm bảo được trên mặt bằng sản xuất luôn có người lao động và người lao động
luôn luôn tham gia sản xuất không bị ngừng việc. Điều này phản ánh tính điều hoà
11
và liên tục.
Các dạng dây chuyền xây dựng:
- Theo cơ cấu dây chuyền: Dây chuyền chuyên môn hoá, dây chuyền công
trình, dây chuyền liên hợp.
- Theo tính chất nhịp nhàng: Dây chuyền nhịp nhàng và không nhịp nhàng.
- Theo mức độ chi tiết phân nhỏ: Dây chuyền phân nhỏ một phần, phân nhỏ
hoàn toàn.
- Theo mức độ tiến triển: Dây chuyền ổn định, dây chuyền không ổn định
Tuỳ theo từng công trình cụ thể mà Công tysử dụng các dạng dây chuyền phù
hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo sơ đồ trên có thể hiểu một cách đơn giản 1
sản phẩm xây dựng được tạo thành như sau: Người lao động sử dụng các phương
tiện, công cụ tác động vào vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng thông qua
ảnh hưởng của công nghệ sản xuất cuối cùng tạo ra sản phẩm.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

12
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TGĐ
KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH
Phòng
Tổ chức – Hành
chính
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
PHÓ TGĐ
THI CÔNG
PHÓ TGĐ
KINH DOANH
PHÓ TGĐ
DỰ ÁN
Phòng
Kỹ thuật – Cơ giới
Phòng
Tài chính – Kế toán
Phòng
Kinh tế - Kế hoạch
Phòng
Dự án
(Nguồn: phòng Tổ chức - Hành chính, 2011)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần ĐTXD&TM Huy Hùng
13
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo cơ cấu tổ chức trực

tuyến - chức năng, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức sản xuất kinh doanh,
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ của cán bộ quản lý hiện nay.
Kiểu cơ cấu này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, tăng cường
mối quan hệ giữa hệ thống quản lý và hệ thống được quản lý. Từ đó có thông tin
nhanh chóng để kịp thời xử lý đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh liên tục
và có hiệu quả cao.
- Ban kiểm soát: thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và
điều hành của công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên
quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồn cổ đông.
- Tổng giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng
công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; chăm lo đời sống cán bộ công
nhân viên; lãnh đạo công ty thực hiện chức năng nhiệm vụ được Hội đồng quản trị
và Tổng công ty giao cho.
- Phó tổng giám đốc Kế hoạch – Tài chính: giúp việc cho Tổng giám đốc về
công tác kế hoạch tài chính, hoạch toán kinh doanh; Đồng thời tham gia tư vấn cho
Tổng giám đốc về hoạt động của công ty.
- Phó tổng giám đốc Kỹ thuật – Công nghệ: Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy
trình thiết bị, kỹ thuật thi công và quản lý chất lượng; Chỉ đạo công tác cơ giới toàn
công ty, cân đối xe máy thiết bị…
- Phó tổng giám đốc Thi công: Giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác thi
công; Thực hiện nhiệm vụ được giao về quản lý chất lượng
- Phó tổng giám đốc Kinh doanh: Giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác
tiếp thị đấu thầu; thực hiện nhiệm vụ được giao về tiếp thị đấu thầu và quản lý chất
lượng;
- Phó tổng giám đốc Dự án: Giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác dự án;
14
Công tác kỹ thuật của công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán: có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc

công ty trong công tác huy động và phân phối các nguồn lực tài chính theo yêu cầu
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thực hiện tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công
ty đến các đơn vị trực thuộc. Đứng đầu là Kế toán trưởng công ty, có chức năng
tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán, tổ chức bộ máy tài
chính kế toán của công ty. Thực hiện công tác kế toán và báo cáo cho Tổng giám
đốc, kế toán trưởng Tổng công ty. Để giúp việc cho Kế toán trưởng có các phó
phòng và các phòng ban thực hiện theo từng nghiệp vụ riêng.
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Có chức năng xây dựng và chỉ đạo kế hoạch,
công tác kinh tế, công tác hợp đông kinh tế và tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản của công ty. Đồng thời thực hiện yêu cầu chất lượng liên quan đến công tác
kinh tế - kế hoạch.
- Phòng Dự án: gồm có ba bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau đó là:
Bộ phận tiếp thị; Bộ phận đấu thầu và Bộ phận quản lý đầu tư. Đứng đầu là trưởng
phòng có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong các lĩnh vực tiếp thị
đấu thầu, mua sắm vật tư, lập và quản lý dự án đầu tư…
- Phòng Kỹ thuật – Cơ giới: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công
ty trong các lĩnh vực quản lý kỹ thuật chất lượng; công tác an toàn, bảo hộ lao động.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc
về lĩnh vực sủ dụng nguồn nhân lực công ty, thực hiện công tác truyền tin, và quản
lý toàn bộ tài sản trang thiết bị của cơ quan công ty.
5. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động
 Số lượng: Tính đến thời điểm 31/12/2011 Công ty đã đảm bảo việc làm
ổn định cho 303 cán bộ quản lý, công nhân viên mới mức thu nhập bình quân là
2.450.000Đ/người/tháng. Cùng với đội ngũ lao động trẻ và nhiệt huyết, công ty
đang trên đà phát triển, đi tiên phong trong ngành.
 Chất lượng và kết cấu lao động:
15
Bảng 2.2: Cơ cấu cán bộ khoa học nghiệp vụ đến ngày 31/12/2011
Đơn vị tính: người
TT Trình độ Tổng số Nữ

Trong đó
Lao động
quản lý
Nhân viên
Tổng Nữ Tổng Nữ
Tổng số 303 49 91 2 212 50
1 Trên ĐH 5 0 4 1
2 ĐH 194 29 65 1 129 28
3 CĐ 50 6 11 1 44 8
4 Trung cấp 54 14 7 38 14
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2011)
- Phân theo trình độ: Nhìn chung cán bộ khoa học nghiệp vụ của công ty có
trình độ chuyên môn cao, tổng số có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng
lớn (chiếm 2/3 tổng số). Điều này đảm bảo cho sự thành công của công ty trong lĩnh
vực cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thị trường.
- Phân theo giới tính: Có thể nhận thấy tỷ trọng giới tính của nữ giới so với
nam giới trong cơ cấu của công ty là rất chênh lệch (xấp xỉ 1/6) , điều này là khó
tránh khỏi bởi đặc thù của công ty là hoạt động lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên
trong thời gian tới công ty nên tuyển thêm nhân viên nữ trong các vị trí để đảm bảo
yêu cầu cân bằng giới.
- Phân theo loại hình lao động: Hiện nay công ty có 200 người có hợp đồng
lao động không xác định thời hạn, trong số đó nữ có 40 người. Hợp đồng từ 1-3
năm là 111 người trong đó có 14 nữ.
II. Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty cổ phần
16
đầu tư xây dựng và thương mại Huy Hùng
1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty
1.1. Bộ phận thực hiện
Việc tuyển dụng cán bộ nhân viên trong công ty được quan tâm và đặt ra kế
hoạch rất cụ thể rõ ràng. Khi có nhu cầu tuyển thêm nhân viên vào vị trí việc làm

mới, thủ trưởng các đơn vị hoặc trưởng các phòng ban sẽ lập phiếu xác định nhu
cầu tuyển dụng ghi chi tiết về nội dung công việc cần tuyển, số lượng cần tuyển,
tuyển theo hình thức nào? kinh phí dự kiến là bao nhiêu? trong khoảng thời gian
nào? Tất cả những thông tin này được lập theo mẫu của công ty. Sau đó, phiếu này
được chuyển về phòng Tổ chức - Hành chính. Trên cơ sở đó phòng Tổ chức - Hành
chính tiến hành xác định nhu cầu tuyển dụng trong năm và lập bảng Kế hoạch
tuyển dụng năm. Sau đó, phòng Tổ chức - Hành chính lập kế hoạch chi tiết theo
mẫu trình Tổng giám đốc công ty phê duyệt.
Căn cứ vào kế hoạch được duyệt phòng Tổ chức - Hành chính tổng hợp danh
sách liên hệ với các nguồn và ra thông báo tuyển dụng.
Khi có nhu cầu tuyển dụng đột suất, phòng Tổ chức - Hành chính trực tiếp liên
hệ với các nguồn lực khác để thực hiện tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng phải
thông qua Hội đồng tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn ( do Tổng giám đốc ra quyết
định thành lập) gồm:
- Đ/c Phó tổng giám đốc công ty làm Chủ tịch hội đồng;
- Đ/c Chủ tịch công đoàn Công ty làm Phó Chủ tịch hội đồng;
- Đ/c Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính làm ủy viên thường trực;
- Cùng một số chuyên viên của các phòng tham gia làm ủy viên không thường
xuyên của hội đồng (tùy theo ngành nghề cần tuyển hội đồng tuyển chọn sẽ mời
tham gia).
- Như vậy trách nhiệm tuyển dụng nhân sự là trách nhiệm chung của nhiều
thành phần, phòng ban chứ không chỉ riêng của phòng Tổ chức - Hành chính. Tuy
nhiên, trong tiến trình tuyển dụng thì phòng Tổ chức - Hành chính vẫn có vai trò
17
quan trọng nhất, từ khâu tuyển mộ cho đến khi tuyển được nhân viên mới và sắp
xếp bố trí họ vào làm việc. Với quy mô tổng số cán bộ của cả công ty là 303 người,
thì bộ máy làm công tác tuyển dụng như vậy là phù hợp và đủ khả năng thực hiện
tốt công tác tuyển dụng cán bộ cho cả công ty. Công tác tuyển dụng được quy định
khá rõ ràng về trách nhiệm của từng bộ phận, từng người cụ thể. Tuy nhiên, phòng
Tổ chức - Hành chính của công ty chỉ có hai người thực hiện công tác liên quan đến

hoạt động nhân sự, như vậy khối lượng công việc là tương đối lớn, điều này có thể
ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tuyển dụng.
1.2. Thời gian, nội dung, qui trình, nguyên tắc thực hiện, các bảng biểu thực
hiện công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực
 Thời gian
- Công ty thường tiến hành tuyển dụng vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
- Tuy nhiên trong trường hợp có nhu cầu đột suất về nhân lực, công ty sẽ tiến
hành tuyển dụng theo qui trình hiện có.
 Nội dung
Công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực của công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và thương mại Huy Hùng bao gồm 3 nội dung chính là:
- Tuyển mộ nhân lực: là quá trình tìm kiếm, thu hút và xác định một tập hợp
các ứng viên có chất lượng với số lượng thích hợp để đáp ứng các nhu cầu về hiện
tại và tương lai của tổ chức về lực lượng lao động.
- Tuyển chọn nhân lực: là quá trình đánh giá các ứng viên theo theo nhiều khía
cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với
các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ.
- Biên chế lao động: Sau khi lao động được tuyển dụng vào công ty sẽ qua 3
tháng thử việc và tiếp tục ký hợp đồng lao động chính thức với công ty nếu đạt yêu
cầu.
 Qui trình
Mọi quy trình tuyển dụng đều thực hiện theo các bước: lập kế hoạch tuyển
18
dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thời gian và địa
điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, đánh giá quá trình tuyển dụng, hướng dẫn
nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.Tuy nhiên, không phải mọi
doanh nghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi trong một doanh
nghiệp, tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển dụng khác nhau. Vì
vậy, quy trình tuyển dụng nhân sự sau đây được các doanh nghiệp áp dụng rất linh
hoạt.

Sơ đồ 2.3: Qui trình tuyển dụng tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại
Huy Hùng
(Nguồn: Hành chính, 2011)
Nhu cầu CBCNV Định hướng Công ty K.Quả đánh giá nguồn lực
Xác định nhu cầu tuyển
dụng
Định hướng Công ty
Lập kế hoạch tuyển dụng
Phê duyệt của lãnh đạo
Thực hiện tuyển dụng
Hồ sơ tuyển dụngNhu cầu đột xuất
19
Nhìn vào lưu đồ tuyển dụng trên của công ty ta có thể chia quá trình tuyển
dụng thành hai giai đoạn gồm:
- Giai đoạn thực hiện tuyển mộ: là giai đoạn tổng hợp nhu cầu cán bộ công
nhân viên; định hướng công ty; và kết quả đánh giá nguồn lực để xác định nhu cầu
tuyển dụng. Trên cơ sở đó phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành lập kế hoạch
tuyển dụng và trình lên Tổng giám đốc phê duyệt. Khi hoàn tất những thủ tục trên
thì phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tiến hành thu hút ứng viên xin việc vào công ty
bằng những phương pháp khác nhau. Từ đó sẽ xác định được một lượng ứng viên
xin việc nhất định để tiến hành quá trình tuyển chọn.
- Giai đoạn thực hiện tuyển chọn nhân viên: giai đoạn này được thực hiện sau
khi đã có được một tập hợp ứng viên nhất định xin việc vào công ty.
Trưởng bộ phận có nhu cầu tuyển dụng căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh, khối lượng công việc hiện tại và tương lai, bảng cân đối nhân lực hàng
tháng, hàng quý lập đề xuất tuyển dụng lên phòng Tổ chức - Hành chính (Phiếu xác
định nhu cầu tuyển dụng).Từ đó phòng Tổ chức - Hành chính xem xét và xác định
nhu cầu tuyển dụng, được sự đồng ý của Tổng giám đốc công ty, tiến hành lập kế
hoạch tuyển dụng.
Trong phiếu xác định nhu cầu tuyển dụng gồm thông tin về đơn vị lập phiếu,

Nội dung tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, hình thức tuyển dụng, kinh phí dự kiến,
thời gian tuyển dụng.
Phòng Tổ chức - Hành chính thu thập phiếu xác định nhu cầu tuyển dụng của
các đơn vị và căn cứ vào định hướng phát triển của công ty, kết quả đánh giá nguồn
nhân lực hiện tại. Từ đó sẽ xác định được nhu cầu tuyển dụng cho từng quý, từng
năm một.
Hiện tại, việc xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty chỉ được tiến hành
từng năm một, tức là việc lập kế hoạch tuyển dụng mới chỉ là kế hoạch ngắn hạn,
mang tính chất tự phát là chính chứ chưa có một chương trình mang tính chất dài
hạn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn. Do đó công tác xác định nhu
cầu tuyển dụng còn thiếu tính chủ động.
20
Trong những năm gần đây, do việc mở rộng địa bàn hoạt động sang các Tỉnh
lân cận …Do đó số lượng cán bộ khoa học nghiệp vụ của Công ty được tuyển mới
trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Có thể thấy thực tế này qua số
lượng cán bộ khoa học nghiệp vụ được tuyển và kế hoạch trong năm tới của công ty
như sau:
Bảng 2.3:Báo cáo nhân lực năm 2007 đến năm 2011
(đơn vị: người)
Danh mục
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

Cân đối nhân lực năm 2011
Hiện có Thừa Thiếu
Tổng số
CBKHNV
289 294 287 298 303 303 - 43
1. CB quản lý 84 86 84 80 88 88 - -
2 CB kỹ thuật 90 95 99 86 94 94 - 28
3. CB nghiệp
vụ
115 113 104 132 121 121 - 15
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính, 2007 - 2011)
 Nguyên tắc thực hiện
- Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn: Nhu cầu này phải được phản ánh trong
chiến lược và chính sách nhân viên của doanh nghiệp và trong kế hoạch tuyển dụng
của mỗi bộ phận của doanh nghiệp.
- Dân chủ và công bằng: Mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ
phẩm chất tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển
dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều cần được công khai rộng rãi
để mọi người đều được bình đẳng trong việc tham gia ứng cử.Lãnh đạo doanh
nghiệp cần kiên quyết khắc phục tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, tư tưởng đẳng
21
cấp, thứ bậc theo kiểu phong kiến, khắc phục tình trạng ô dù, cảm tình, ê kíp, bè
phái, cục bộ.
- Tuyển dụng tài năng qua thi tuyển: Đây là vấn đề khá quan trọng đối với
nhiều doanh nghiệp. Việc tuyển dụng qua thi tuyển cần được áp dụng rộng rãi vì
mục đích của tuyển dụng là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về mọi
mặt.Doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều người tham gia thi
tuyển vào một vị trí, hết sức tránh tình trạng “độc diễn”. Người tham gia ứng cử
hoặc đề cử vào một chức vụ nào đó phải có đề án công việc, có chương trình hành
động cụ thể. Có thể áp dụng hình thức thuyết trình công khai để mọi người tham gia

lựa chọn. Đồng thời phải tổ chức Hội đồng thi tuyển có thành phần phù hợp với
việc tuyển chọn từng vị trí nhất định. Hội đồng có Quy chế làm việc chặt chẽ, đảm
bảo tính khách quan, trung thực và có quyền độc lập khi đánh giá. Ý kiến của Hội
đồng phải được tôn trọng.Kết hợp thi tuyển chuyên môn, sát hạch năng lực với việc
đánh giá các phẩm chất đạo đức của nhân viên thông qua thăm dò tín nhiệm và sự
lựa chọn dân chủ của các nhân viên khác trong doanh nghiệp. Sau khi có sự thống
nhất giữa kết quả thi tuyển về chuyên môn với việc đánh giá về phẩm chất chuyên
môn, đạo đức mới ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm.
- Tuyển dụng phải có điều kiện, tiêu chuẩn rõ ràng: Nguyên tắc này nhằm
tránh việc tùy tiện trong quá trình tuyển dụng nhân viên kiểu “yêu nên tốt, ghét nên
xấu” hoặc chủ quan, cảm tính trong quá trình nhận xét đánh giá con người.Cùng với
thông tin tuyển dụng rõ ràng, chế độ thưởng phạt nghiêm minh cũng cần phải được
công bố hết sức cụ thể trước khi tuyển dụng. Doanh nghiệp cần cho các ứng viên
biết rằng khi doanh nghiệp trân trọng trao phần thưởng để động viên những nhân
viên có thành tích trong công việc thì cũng không thể chấp nhận những nhân viên
liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm việc cầm chừng để giữ vị trí.Đương
nhiên, việc tuyển chọn chính xác hay không tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên
tắc, tiêu chuẩn tuyển chọn, phẩm chất người tuyển dụng Song một quy chế tuyển
dụng đúng đắn và thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của quá trình
tuyển dụng. Có như thế mới tập hợp được đội ngũ nhân viên có đức có tài luôn
22

×