Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xây dựng chiến lược PR cho hoạt động PR của công ty cổ phần dược phẩm nam hà giai đoạn 2008 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
VầK)OoéY
NGUYỄN ĐẢNG TUYEN
XÂY DỰNG CHIẾN Lược PR CHO HOẠT ĐỘNG PR
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Dược PHẨM n am h à
GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 /'■ ^ 10
I ■■ . . ĩ «-Y
Ị ĩ í'
?■ .
\
í M V
I •* í 11 i I
\
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
D ư ợ c
SỸ KHÓA
cịìíií) Vỉ f i t itttóiKi dẫn: ThS.Đô Xuân Thang
Q lđ i thưe. kiên: E3M Q.U3H ly & Kinh Tế Dược
cônạ ty CP Dp Nam Hà
l~7hỉfi ạian. tku'e hiên: 0 \! ‘2D 07 - 05/2007
Hà Nội, Tháng 05/2007
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin bậy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòi cẳm ơn
chân thành tói:
ThS. Dỗ Ăuồn Thắng Giảng viên Bộ môn Quản Lỷ & Kinh Tế Dược. Ngưòi thầy
đã trực tiếp hướng dẫn vồ tận tình chỉ bảo, giúp đõ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
PGS.TS Nguỵễn Thị Thái Hằng Trưỏng ồộ môn Quản Lỷ & Kinh Tế Dược, trường
Dại Học Dược Hả Nội cùng các thầy cô trong bộ môn đã giảng dạỵ, hướng dẫn vồ tạo
mọi điểu kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.


Tôi xin bồỵ tỗ lòng biết ơn chân thành tới cốc thầy cô trong ban Giám Hiệu,
Phòng Đào Tạo và các bộ môn khác Trường Dại Học Dược Hà Nội đã dạ/ dỗ và £,iúp
đõ tôi trong quá trình học tập vả hoàn thành khóa luận.
Tôi xỉa gửi lòi cẫm ơn chân thành tói:
Ông Đoàn VỖÍ1 Dồi - Giám đốc Chi nhánh công ty CPDP Nam Hà tại Hà Nội 96
Thái Hà.
Ông Nguỵễn Dỗiìg Hiền — Phó Giám Dốc Chi nhánh công tỵ CPDP Nam Hà tại
Hà Nội - 96 Thối Hà.
Cùng toàn thể các cán bộ ỏ các phòng ban của Chi nhánh công tỵ CPDP Nam
Hà tại Hà Nội đã nhiệt tỉnh giúp đõ và tạo mọi điéu kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận nả/.
Cuối cùng, tôi xin bà/ tỏ lòng biết ơn sâu sẳc tối những ngưòi thân trong gia
đỉnh và bạn bè - những ngưòi đã luôn động viên, giúp đõ tôi trong suốt quá trình học
tập vồ hoàn thành khóa luận.
Hả Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007
ỗinh Viên
Nguyễn Đăng Tuyển
MỤC LỤC
Trang
ĐẢT VẤN ĐÈ
1
PHÀN I: TỔNG QUAN
3
1.1 QUAN HÊ CÔNG CHÚNG (PR- Public Relations)

3
1.1.1 Đỉnh nghĩa

3
1.1.2 Đăc đỉêm

6
1.1.3 Chức năng P R
7
1.1.4 Các hoat đông chủ yếu của PR
9
1.1.5 Các công cu chủ yêu của PR
12
1.1.6 Nhóm công chúng chủ yếu của PR
14
1.1.7 Vi trí và vai trò của PR trong hoat đông Marketing

17
1.2 Đôi nét về Công ty CP DP Nam Hà
19
1.2.1 Lỉch sử hình thành và phát triên
19
1.2.2 Cơ cẩu tố chức Công ty CPDP Nam Hà

20
1.2.3 Muc tiêu phát triên của công ty
21
1.3 Các đề tài đã nghiên cứu về Công ty CP DP Nam Hà

21
PHÀN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
22
2.1 Đối tương, đia điểm và thời gian nghiên cứu

22
2.1.1 Đối tương nghiên cứu

22
2.1.2 Đia đỉêm nghiên cứu

22
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
22
2.2 Nôi dung nghiên cứu
22
2.3 Phương pháp nghiên cứu
23
2.3.1 Phương pháp chon mẫu
23
2.3.2 Phương pháp điều tra thu tháp số liêu

23
2.3.3 Phương pháp phân tích SWOT
24
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liêu
24
2.5 Trình bày kết quả
24
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUÂN
25
3.1 Hoạt động PR của Công ty CP DP Nam Hà giai đoạn 2002-
2006 !

25
3.1.1 Hiểu biết và nhận thức về hoạt động PR của ban lãnh đạo
Công ty CPDP Nam Hà
25

3.1.2 Hoạt động PR của Công ty CPDP Nam Hà giai đoạn 2002-
2006

.

.

32
3.2 Phân tích một số vấn đề tồn tại trong hoạt động PR của Công
ty CPDP Nam Ha '

. . .


38
3.3 Đe xuất chiến lược PR cho hoạt động PR của Công ty CPDP
Nam Hà giai đoan 2008-2010

’ ’



.

40
3.3.1 Xây dưng phòng PR nôi bô
40
3.3.2 Tăng cường nhân thức của ban lãnh đao công ty về PR

44

3.3.3 Xây dựng chiến lược PR cho sản phẩm “Khẩu Viêm Thanh ” 46
KÉT LUÂN VÀ ĐÊ XUẤT

59
1 Kết Luân

59
2 Đề Xuất
60
TÀI LIÊU THAM KHẢO

PHU LUC
• •
QUY ƯỚC CHỮ VIÉT TẮT
Chữ viết tắt
Nội Dung
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPDP
Cổ phần dược phấm
DN
Doanh nghiệp
GĐ Giai đoạn
HĐ Hoạt động
HĐQT Hội đồng quản trị
IR
Investor relations
KH Khách hàng
KM & QC Khuyến mại và quảng cáo
OTC Over the counter
PGĐ

Phó giám đốc
PR
Public Relations
PTTT Phương tiện truyền thông
QHCC
Quan hệ công chúng
SD Sử dụng
SL Số lượng
SP
Sản phâm
TP
Thành Phố
DANH MỤC BẢNG
số bảng Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Tỷ lệ hiểu biết đúng hoạt động nào là hoạt động PR
25
Bảng 3.2.
Đánh giá của đối tượng khảo sát về mức độ đóng góp
của hoạt động PR vào các nhiệm vụ của doanh nghiệp
27
Bảng 3.3.
Các phương tiện truyền thông được lựa chọn sử dụng
trong hoạt động PR
28
Bảng 3.4.
Ý kiến của đối tượng khảo sát về bộ phận phụ trách
hoạt động PR trong công ty
29
Bảng 3.5.

Hiểu biết của đối tượng khảo sats về các hoạt động mà
doanh nghiệp đã tiến hành, sẽ tiến hành và bộ phận phụ
trách thực hiện
30
Bảng 3.6.
Đánh giá của đối tượng khảo sát về nhóm công chúng
doanh nghiệp hướng tới
31
Bảng 3.7.
Chi phí cho hoạt động PR và KM & QC giai đoạn 2002
- 2006
33
Bảng 3.8.
Chi phí hoạt động PR của Naphaco và Traphaco
33
Bảng 3.9.
Các báo và tạp chí được sử dụng trong hoạt động PR
35
Bảng 3.10.
Nội dung chính cần truyền đạt trong hoạt động tăng
cường nhận thức về PR của ban lãnh đạo công ty
45
Bảng 3.11. Thông tin SP Khẩu Viêm Thanh và SP An Thảo
50
Bảng 3.12. Mục tiêu đối với các nhóm công chúng
53
Bảng 3.13.
Danh sách các báo dự kiến đăng bài PR
55
Bảng 3.14. Ke hoạch triến khai chiến dịch PR

57
Bảng 3.15.
Ngân sách dự kiến cho chương trình PR
58
DANH MỤC HÌNH
số hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1.
Biểu đồ biểu diễn hiểu biết đúng về hoạt động PR
26
Hình 3.2.
Biểu đồ biểu diễn hiểu biết của các đối tượng khảo sát
về các PTTT được sử dụng trong hoạt động PR
28
Hình 3.3.
Chi phí cho hoạt động PR của Naphaco và Traphaco
33
Hình 3.4.
Chi phí cho hoạt động PR và KM & QC giai đoạn 2002-
2006
34
Hình 3.5.
Chi phí cho hoạt động PR so với KM & QC năm 2006
35
Hình 3.6.
Cơ cấu tổ chức phòng PR nội bộ
41
Hình 3.7.
Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và bộ phận PR nội bộ

44
Hình 3.8.
Sản phẩm Khẩu Viêm Thanh
46
Hình 3.9. Sản phẩm An Thảo
49
Hình 3.10.
Mau tờ thông tin dành cho cán bộ y tế 56
KẾT CẤU LUẬN VĂN
Đ Ặ T V Ấ N Đ È
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tố chức thương mại thế giới (WTO) - là một tố chức kinh tế đa phương được
thành lập với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Khi gia nhập WTO, ngành Dược Việt Nam sẽ có một môi trường đầu
tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn với sự ra đời và
hoàn thiện của các bộ luật quan trọng. Các doanh nghiệp Dược Việt Nam sẽ
có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh
doanh và cạnh tranh khá công bằng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều khó khăn và
thách thức đối với các doanh nghiệp khi gia nhập WTO - điều đó đặt các
doanh nghiệp Dược của chúng ta trước nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà. Do
đó, chúng ta cần phải gỡ bỏ dần tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo
hộ của Nhà Nước và chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực quản lý, trình
độ công nghệ, hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế nhằm tăng
khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Công ty cổ phần dược phấm Nam Hà là một trong những doanh nghiệp
Dược có uy tín trên thị trường Dược Phấm Việt Nam hiện nay với bề dày
thành tích gần 50 năm xây dựng và phát triển, đơn vị luôn hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước. Vừa sản xuất, vừa kinh doanh với
mục tiêu “chất lượng luôn hướng tới người tiêu dùng, sản phẩm có sức cạnh

tranh cao, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới” ban lãnh đạo công ty đã ý
thức được tầm quan trọng của các hoạt động Marketing trong hoạt động kinh
doanh và để đạt được thành công - công ty không phải chỉ biết làm chiều lòng
tất cả các khách hàng mục tiêu của mình, mà còn phải tạo dựng hình ảnh, sự
tín nhiệm cả trong các nhóm công chúng khác mà nó tiếp xúc. Công cụ hiệu
quả nhất đế đạt được điều đó chính là PR.
Trên thế giới, PR không còn là một thuật ngữ mới lạ với hầu hết các
doanh nghiệp, nhưng với Việt Nam đây là một công cụ xây dựng thương hiệu
còn khá mới mẻ - ngay cả đối với một số người hoạt động trong lĩnh vực tiếp
1
thị. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các hoạt động PR của chúng ta trở nên
kém sôi noi hay không chuyên nghiệp.
PR - Public Relation là một công cụ thể hiện tính ưu việt trong việc xây
dựng và quảng bá thương hiệu dựa trên nền tảng là tình cảm của công chúng
thông qua các chương trình và các phương tiện truyền thông. Mặc dù nhận
thức được tầm quan trọng của PR nhưng vấn đề các doanh nghiệp hiện nay
đang băn khoăn đó là vận dụng và triến khai các hoạt động PR thế nào cho
hiệu quả? Hoạt động đó có phù hợp với văn hóa, điều kiện và tiềm lực của
công ty không? Việc phân bổ ngân sách, nguồn nhân lực làm sao cho hợp
lý?
Công ty cố phần dược phấm Nam Hà cũng là một doanh nghiệp đang
tìm tòi để đưa hoạt động PR trở thành hoạt động thường xuyên và liên tục.
Với mong muốn hoạt động PR của doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, chuyên
nghiệp và bài bản hơn - tôi xin được triển khai đề tài:
“Xây dựng chiến lược PR cho hoạt động PR của công ty cổ phần
Dược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2008-2010” với mục đích: “nâng cao chất
lượng hoạt động PR của công ty cô phân dược phâm Nam Hà” nhăm giải
quyết các mục tiêu sau:
1. Khảo sát hoạt động PR của công ty CPDP Nam Hà giai đoạn
2005-2006.

2. Phân tích một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động PR của
công ty CPDP Nam Hà.
3. Đe xuất chiến lược PR cho hoạt động PR của công ty CPDP
Nam Hà giai đoạn 2008 -2010.
2
PHẦN I: TỎNG QUAN
1.1 QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR- Public Relations)
1.1.1 Định nghĩa
a) Lịch sử
PR là gì hiện nay vẫn đang là vấn đề tốn nhiều giấy mực đế định nghĩa
chính xác, và PR xuất hiện từ khi nào còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Nhiều sử gia cho rằng, vào năm 1807 Thomas Jefferson là người đầu
tiên kết hợp chữ “Public” và chữ “Relations” thành cụm từ “Public
Relations”. Những người khác thì cho rằng cụm từ này được luật sư Dorman
Eaton sử dụng vào năm 1882. [21]
Bất chấp những ý kiến trái ngược như thế nào, cụm từ “Public
Relations” được sử dụng với ý nghĩa như hiện nay bắt đầu từ năm 1897, khi
nó xuất hiện trong quyển “Niên giám bài văn hay của ngành đường sắt” thuộc
hiệp hội ngành đường sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể nói là
thuộc về ông Edward L.Bernays, mà ông Irwin Ross gọi là “cha đẻ của ngành
PR”. [21]
Bernays chính là người đầu tiên gọi mình là “chuyên viên tư vấn PR”
vào năm 1921. Hai năm sau, ông viết quyển sách đầu tiên về đề tài “Ket tinh
quan niệm công chúng” và dạy khóa đầu tiên về PR tại đại học New York.
Như vậy, đó là vào đầu thế kỷ 20, PR đã trở thành cụm từ chính thức và được
xem là một nghề, một chương trình đào tạo mang tính học thuật. Với tất cả
những ảnh hưởng của mình trong ngành PR, nhưng có thế nói rằng: Bemays
không phải là người sáng lập ra ngành PR và ngành PR chắc chắn không chỉ
do một người sáng lập mà do nhiều chuyên gia thực hành ở Mỹ hình thành.
Không nghi ngờ rằng, ngành PR ở Mỹ phát triến nhanh hơn bất kỳ một

quốc gia nào khác. Nhưng theo Frank Jefkins, tác giả cuốn Public Relations -
Frameworks (nhà xuất bản Finacial Times) thì PR tồn tại trước khi nước Mỹ
hình thành khá lâu. Nước Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Mickey, Coca-cola
hay Hollywood nhưng họ không phát minh ra PR. [21]
3
Nhiều học giả lại cho rằng PR đã xuất hiện từ 9000 năm trước ở Trung
Quốc từ thời Xuân thu chiến quốc với đại diện khá rõ ràng là Lã Bất Vi. Cũng
có ý kiến cho rang, PR ra đời từ thời La Mã cố đại thông qua hình thức cáo thị
mà nhiều học giả nhận định là tờ báo đầu tiên của thế giới. Rõ ràng, PR đã
được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. [21]
Tóm lại, PR ra đời chính xác từ khi nào vẫn đang còn là câu hỏi chưa
có lời giải đáp, nhưng có một thực tế không thế phủ nhận là PR đã định hình,
phát triển và được “nhào nặn” khá “hoành tráng” dưới bàn tay của nước Mỹ
trong thế kỷ 20 vừa qua, và được dự báo sẽ thăng hoa trong thế kỷ này. [20]
b) Định nghĩa
PR có nhiều tên gọi khác nhau như: Quan hệ công chúng, quan hệ cộng
đồng, quan hệ đối ngoại, giao tế cộng đồng, giao tế nhân sự, hay đơn giản chỉ
là PR.
PR bao gồm tất cả các hoạt động giao tiếp với mọi người mà tố chức
liên hệ. Mọi cá nhân trong xã hội đều sử dụng PR, trừ khi họ hoàn toàn bị
cách ly và không có liên hệ với con người. [6]
Cũng như những ngành mới (Marketing chẳng hạn), có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa đó tồn tại song song và bổ sung
cho nhau. Rex Harlow - một trong những học giả hàng đầu về PR cho hay, có
đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR. Có lẽ chính vì vậy mà có rất nhiều
cách giới hạn vai trò và chức năng của PR trong đời sống hiện đại.
Các định nghĩa được đưa ra sau đây nhằm xây dựng cái nhìn về PR từ
nhiều góc độ, để từ đó có thể hiếu rõ hơn bản chất của PR: [6] [22]
s
Theo bách khoa toàn thư thế giới ( The World Book Encyclopedia) định

nghĩa: “PR là hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/
truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với
một hay nhiêu nhóm được mệnh danh là công chúng”.
s Pat Jackson - một chuyên gia nối tiếng về PR hiện đại định nghĩa: “PR
như việc xây dựng mối quan hệ với các nhóm người liên quan mà tố
chức tác động tới đê thay đôi thái độ của họ và mang lại những hành
động mong đợi
4
s Định nghĩa PR theo chức năng thì “PR là chức năng quản trị dùng để
đánh giá thái độ của công chúng, nhận định môi quan tâm của công
chúng đổi với các chính sách và cơ chế của một cả nhân hay một tổ
chức, từ đó lập kê hoạch và thực hiện những hoạt động cần thỉêt để đạt
được sự hiểu biết và chấp nhận từ phía công chủng”.
•S Theo khái niệm đưa ra trong cuốn Effective of Public Relations (của
S.Cutlip, A.Center và G.Broom) thì “PR thực hiện chức năng quản trị
nhằm tạo dựng và duy trì mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa một tổ
chức và đổi tượng công chúng quyết định sự thành bại của tổ chức đó
'S Viện quan hệ công chúng Anh (Institue of Public Relations) định nghĩa
vê PR như sau: “Quan hệ công chúng là một nô lực được lên kê hoạch
và kéo dài liên tục đế thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn
nhau giữa một to chức và công chúng”. Định nghĩa này nhấn mạnh hoạt
động PR được tổ chức thành một chiến dịch hay chương trình và là một
hoạt động liên tục, nó không thế không có kế hoạch.
s Theo Frank Jefkins (tác giả cuốn Public Relations - Frameworks do
Financial Times xuất ban): “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp
được lên kế hoạch, cả hên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức
và công chúng của nó nham đạt được những mục tiêu cụ thế liên quan
đến sự hiểu biết lẫn nhau”. Tác giả muốn nhấn mạnh lchía cạnh hoạt
động có mục tiêu cụ thế của PR (không chỉ là sự hiếu biết lẫn nhau
chung chung), và như vậy chúng ta có thế đánh giá mức độ thành công

hay thất bại của một chiến dịch PR dựa trên những mục tiêu đã đề ra.
s Trong cuộc họp giữa các viện sĩ thông tân PR đến từ nhiều nước (World
Assembly of Public Relations Associates) diễn ra ở thành phố Mexico
tháng 8 năm 1978, mọi người đã tán đồng lời phát biểu sau: “PR là một
nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán
những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện
các chương trình hành động đã được lập kế hoạch đế phục vụ quyền lợi
của cả to chức và công chúng”. Định nghĩa này chú trọng đến việc áp
dụng các phương pháp nghiên cứu trước khi lên kế hoạch PR và khía
cạnh xã hội của một to chức. Một to chức sẽ được đánh giá qua sự quan
5
tâm và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi của công chúng. PR liên
quan đến sự tín nhiệm và danh tiếng của tổ chức.
s Hội quan hệ công chúng Mỹ (Public Relations Society of America) năm
1988 cũng chính thức đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về PR, được
chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới: “PR giúp cho một tổ
chức và công chúng của nó ngày càng hiếu biết nhau hơn và chấp nhận
lân nhau”. Định nghĩa này ấn trong nó các chức năng nghiên cứu, lên kế
hoạch, thực hiện và đánh giá.
Như vậy, qua các định nghĩa trên, ta có thế thấy rằng - PR được coi là
một chức năng quản lý giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi
giữa doanh nghiệp và công chúng của nó. Nó bao gồm 5 nguyên tắc:
> Truyền thông trung thực để tạo uy tín.
y Cởi mở và hành động kiên định đế được tín nhiệm.
'r Hành động công băng đê được tôn trọng.
^ Truyền thông 2 chiều để tránh những tình huống bất lợi và xây
dựng mối quan hệ.
y Nghiên cứu mục tiêu, tổng kết đánh giá, ra quyết định hoặc kịp
thời thay đôi đê hòa hợp với xã hội.
1.1.2 Đặc điểm

về cơ bản, PR là triết lý hành vi của một công ty, gắn liền với hàng loạt
các kỹ thuật thông tin giao tiếp đế đối thoại với nhiều đối tượng khác nhau.
Nó không giống tuyên truyền — vốn chỉ là một công cụ được sử dụng trong
PR. Các đặc điếm dưới đây của PR được rút ra và so sánh với các hình thức
quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng trực tiếp.
s PR ít tốn kém:
Các chương trình PR như tuyên truyền, to chức sự kiện, bài báo giới
thiệu tính trên đầu người được tiếp cận thì thấp hơn nhiều so với 3 loại
chiêu thị trên. Nhưng ngược lại, nó lại có mức chi phí thấp hơn nhiều
lần.
s Đối tượng cụ thể:
6
PR chủ yếu nhắm vào nhiều loại đối tượng cùng một lúc, song đôi khi
nó cũng thường nhằm vào thái độ và quan tâm cụ thê của các nhóm đôi
tượng cụ thể. Còn đối với quảng cáo, một khi đã tiến hành phải nhắm
vào một số lớn đối tượng.
'S Tính đáng tin:
Có được điều này là do PR thường không mang một thông điệp có tính
thương mại, vì vậy mà công chúng tiếp cận cảm thấy khẩu hiệu đó đáng
tin hơn và nhờ đó người ta cũng dễ có tình cảm hơn với công ty. Mặt
khác, công chúng có khi lại đóng vai trò người thứ ba giúp đánh bóng
hình ảnh của công ty hay sản phấm của nó.
s Tính khó điều khiển:
Đôi khi những mong muốn mà doanh nghiệp mong đợi từ hoạt động
PR lại mang đến những hậu quả không lường. Bởi vì hoạt động này
không chỉ hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động điều khiên trực tiếp
như các hình thức chiêu thị khác, mà nó còn phụ thuộc nhiều vào đối
tượng nhận thông điệp và nguồn phát thông điệp.
s Tính cạnh tranh:
Cũng giống như các hoạt động quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến

mãi - PR dễ gây ra sự quan tâm, chú ý và cả bat chước từ phía đối thủ
cạnh tranh. Vì vậy, khiến cho PR phải thực sự hiệu quả về mặt thời
gian cũng như không gian.
1.1.3 Chức năng PR [7] [16]
PR có những nghiệp vụ liên quan đến việc thu thập thông tin đầu vào
và xử lý thông tin đầu ra. PR cũng làm một trong những nhiệm vụ đặc biệt là
quảng bá cho hình ảnh của tố chức. Đôi khi mọi người thường sử dụng cụm
từ “đánh bóng thương hiệu” - như vậy là chưa chính xác, bởi vì PR không chỉ
đánh bóng mà còn là một công cụ tham gia chính trong việc xây dựng và phát
triến thương hiệu.
Các chức năng chính của PR:
7
s Chức năng viết: Kỹ năng cơ bản này là kỹ năng viết bản tin, báo cáo,
diễn văn và nội dung quảng cáo.
■S Chức năng quan hệ truyền thông: Quan hệ với báo chí, truyền thanh,
truyền hình.
s Chức năng cố vấn: cố vấn cho ban lãnh đạo công ty những đường
hướng phát triển của doanh nghiệp.
•S Chức năng nghiên cứu: Nghiên cứu thái độ và suy nghĩ của người tiêu
dùng có ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi.
s Chức năng phổ biến cộng đồng: Tạo sự nhận biết với những phẩm chất
tích cực cho doanh nghiệp, tô chức.
s Chức năng quan hệ cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức: đề cao hình
ảnh và thông điệp của doanh nghiệp trong phạm vi cộng đồng.
S Chức năng quan hệ với người tiêu dùng: đối thoại qua bài viết và bài
phát biếu. Thu thập, xử lý, theo dõi xu thế tin đồn, trào lưu ở 1 nhóm,
địa phương.
s Chức năng quan hệ với nhân viên: điều hòa các mối quan hệ trong
công ty, giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc. Tạo môi trường lành
mạnh, tạo văn hóa công ty và tránh bê bối trong nội bộ.

s Chức năng quan hệ vói chính quyền: quan hệ với người làm luật,
chính quyền trung ương, địa phương hoặc tất cả những người đại diện
chính quyên làm việc với doanh nghiệp, tô chức.
v' Chức năng quan hệ vói nhà đầu tư: tìm tòi, bảo vệ, quản lý và phát
huy khả năng kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài.
s Chức năng quan hệ với cộng đồng cá biệt: phụ nữ, trẻ em.
v'' Chức năng quản trị sự cố và sự vụ cộng đồng: quản trị khủng hoảng,
ứng xử với luật lệ, quy định của cộng đồng có ảnh hưởng đối với hoạt
động của doanh nghiệp, tố chức. Xây dựng và giảu quyết sự cố liên quan
đến sản phẩm, doanh nghiệp.
•S Chức năng quản trị kênh thông tin: quản lý các trang Web, báo, đặc
san của doanh nghiệp, tố chức.
8
•S Chức năng quan hệ tài chính: PR có nhiệm vụ giữ gìn mối quan hệ với
ngân hàng, các tố chức tín dụng, nắm bắt tình hình cổ phiếu trên thị
trường, xu hướng đầu tư, quản trị tài chính bên ngoài.
S Chức năng quản trị các sự kiện quan trọng: tố chức các cuộc họp
báo, hội nghị khách hàng, ra mắt sản phấm mới.
1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của PR
Có thể thấy rằng hoạt động PR rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân loại
các hoạt động PR thành 7 mảng lớn:
1.1.4.1 Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông (Media Kit)
Hoạt động quan hệ báo chí và phương tiện truyền thông có vai trò cung
cấp thông tin đế báo chí và phương tiện truyền thông đăng tải những thông tin
có giá trị trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút sự chứ ý đến
con người, sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức. [7]
Đây là các hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng. Nó bao gồm:
- Thông cáo báo chí (Press Release)
- Họp báo (Press Conference)
- Phỏng vấn báo chí (Press Interview)

- Tác động vào báo chí (Press dumping)
Các hoạt động này liên quan nhiều đến báo chí nên nhiều người lầm
tưởng PR đơn giản chỉ là làm báo.
Tùy theo mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ the của doanh nghiệp
mà có thể tiến hành hoạt động giới thiệu sản phẩm mới, hoặc giới thiệu về các
hoạt động cụ thể doanh nghiệp đã làm, cũng như các chính sách chất lượng
mà doanh nghiệp đang theo đuôi Đê đạt được hiệu quả cao trong việc cung
cấp thông tin và kích thích sự nhập cuộc của báo chí, đôi khi doanh nghiệp có
thế sử dụng chiến thuật “rò rỉ” thông tin. Chiến thuật này không chỉ gây tò mò
cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các nhà đầu tư, đối
tác, khách hàng và ngay cả nhân viên trong doanh nghiệp.
9
1.1.4.2 To chức sự kiện (Event management)
Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện có thế như khai trương, động thố,
khánh thành, các lễ kỷ niệm Đây sẽ là dịp tốt đế khách hàng biết nhiều hơn
về doanh nghiệp, hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo
niềm tin và lòng tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, góp
phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và gia tăng khả
năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong doanh nghiệp. [12]
Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình
quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn lan các sự kiện
thường làm cho doanh nghiệp phải chi phí quá nhiều, trong khi ấn tượng về
thương hiệu của doanh nghiệp có thế bị xem nhẹ. Nên chọn lọc các sự kiện có
liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và cần có sự đầu tư
thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của của công chúng. [12]
Nhiều công ty hiện nay chỉ đơn thuần làm tổ chức sự kiện, nghĩa là họ
chỉ làm một mảng trong nhiều mảng của hoạt động PR.
1.1.4.3 Quản lý khủng hoảng (Crisis management)
Quản lý khủng hoảng dường như là vấn đề khó khăn nhất trong PR.
Nhiều công ty chỉ vì làm không tốt điều này mà có thể dẫn đến phá sản.

Thường công ty nào không có đội ngũ PR chuyên nghiệp chăm lo cho mảng
này thì có thế thuê công ty PR đế đối phó với các vụ khủng hoảng bất ngờ.
Khủng hoảng có thế của một cá nhân quan trọng, của một tố chức kinh doanh,
hoặc của một tố chức chính trị.
Quản lý khủng hoảng có thế là giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự cố
của khách hàng, thậm chí có thế là cảnh báo về nguy cơ hàng giả và tuyên
truyền chống hàng giả, bồi thường cho khách hàng Chính điều này đã tạo
được lòng tin của khách hàng đối với hoạt động và sản phẩm của doanh
nghiệp. Tuy nhiên cần hết sức tỉnh táo với các hoạt động này vì rất có thế
thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị tay chay và doanh nghiệp sẽ phải trả giá
vì sự dễ dãi trong xử lý các sự cố. [12]
1.1.4.4 Quan hệ với chính phủ (Goverment Relations)
10
Quan hệ với chính phủ cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bộ
phận PR của doanh nghiệp nên cử một người chuyên lo mảng đối ngoại với
chính phủ để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
Vận động hành lang (hay lobby) có thể coi là một trong những hoạt
động quan hệ với chính phủ. Lobby là một khái niệm không chỉ xa lạ với Việt
Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. "Lobby" có thế được hiếu một
cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định
hoặc có thế mang một nghĩa rộng hơn thế nữa. [14]
1.1.4.5 Quản lỷ danh tiếng (Reputation management)
Là việc quản lý danh tiếng (thương hiệu) của doanh nghiệp hay của sản
phấm, là một phần của hoạt động PR
Danh tiếng của doanh nghiệp là tổng hòa nhận thức của tất cả những
người có quyền lợi với doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp có thể
được coi là một loại tài sản mà giá trị của nó được tăng lên khi các thành viên
ngày càng có nhiều nhìn nhận, đánh giá tích cực đối với doanh nghiệp
Quản lý danh tiếng của doanh nghiệp hiệu quả hay không phụ thuộc
vào việc nắm bắt các cơ hội và chống lại các mối đe dọa. Nó liên quan đến

các chiến lược phòng thủ trong việc giải quyết khủng hoảng và các chiến lược
tấn công khi tung ra một sản phấm mới nhằm đạt được hoặc thay đối một mô
hình kinh doanh nào đó. [13]
1.1.4.6 Quan hệ với nhà đầu tư (Investor Relations - IR)
Quan hệ với nhà đầu tư (IR) là công việc quản trị mối quan hệ giữa một
công ty với các cổ đông hiện tại và tương lai, nhằm giúp họ hiêu rõ và hình
thành mong muốn đầu tư vào công ty. IR cũng được coi là một hoạt động PR
nhằm giới thiệu những hình ảnh trung thực về hoạt động và tiềm năng phát
triến của công ty với các nhà đầu tư hiện tại và tương lai.
1.1.4.7 Trách nhiệm xã hội (Social responsibility)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility)
“là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triến kinh tế bền vững, thông
qua việc tuân thủ chuấn mực về bảo vệ môi trường, bình đắng về giới, an toàn
11
lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân
viên, phát triển cộng đồng theo cách đó có lợi cho cả công ty cũng như phát
triến chúng của xã hội.” - Theo định nghĩa của Hội đồng kinh doanh thế giới
về phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable
Development).
1.1.5 Các công cụ chủ yếu của PR
Một doanh nghiệp đế làm PR thành công trước tiên phải lựa chọn được
công cụ PR sao cho phù hợp với mục tiêu, nhóm đổi tượng mà nó nhắm tới,
và nằm trong khả năng của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài công cụ chủ
yếu hay được sử dụng hiện nay.
1.1.5.1 Sự kiện đặc biệt [20]
Đe thu hút được sự chú ý đặc biệt của quần chúng, các doanh nghiệp
thường sử dụng việc tố chức các sự kiện đặc biệt có tính lâu dài hoặc có được
sự quan tâm rất lớn từ phía công cúng. Các sự kiện đặc biệt có thế là tài trợ
cho các hoạt động hoặc các sự kiện nối bật, có thế làm các hội thảo, cuộc thi
Ớ Việt Nam các doanh nghiệp thường là nhà tài trợ cho các chương trình chứ

không đứng ra tố chức chương trình. Và đa phần các công ty PR đều làm
công việc tố chức sự kiện là chính, điều đó gây sự nhầm lẫn đối với nhiều
người: PR là tô chức sự kiện.
1.1.5.2 Hoạt động cộng đồng [20]
Các hoạt động cộng đồng có phạm vi rộng lớn và được hiếu theo nhiều
cách. Hoạt động cộng đồng góp phần xây dựng hình ảnh của công ty, thu hút
sự chú ý đến các sản phẩm mới hoặc hoạt động khắc phục công ty. Nó có thể
bao gồm các công việc như: Tham gia các đợt vận động gây quỹ bảo trợ,
người điều hành doanh nghiệp tham gia các tố chức phi lợi nhuận, giúp đỡ
hay trài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao
Cũng có khi doanh nghiệp trích một số tiền nhất định từ số hàng người
tiêu dùng đã mua đế ủng hộ sự nghiệp nào đó (hình thức này được gọi là
Marketing gắn với sự nghiệp). Các công ty đang ngày càng tập trung sự quan
tâm tới hoạt động cộng đồng vì nó góp phần rất lớn trong việc nâng cao uy tín
của công ty trong công chúng.
12
1.1.5.3 Ấn bản công ty (xuất bản phẩm) [20]
Là các tư liệu truyền thông của công ty được lưu hành trong nội bộ
hoặc bên ngoài hệ thống phân phối và khách hàng của công ty. Những tư liệu
này bao gồm: các báo cáo hàng năm, những cuốn sách nhỏ, những bài báo, tư
liệu nghe nhìn, bản tin của công ty và các tạp chí.
Các xuất bản phấm có thế bao gồm cả phim ảnh, băng ghi hình, băng
ghi âm Loại xuất bản này thường có cường độ tác động rất lớn, nó là một
công cụ giao tế vô giá và tạo ra một thiện chí cao với công ty nơi các nhóm
công chúng khác. Nhưng nó có một nhược điểm là chi phí cao hơn nhiều so
với các ấn phẩm khác, do vậy nó chỉ thường được các công ty lớn sử dụng.
1.1.5.4 Trưng bày - triển lãm [20]
Các cuộc trưng bày triến lãm rất có hiệu quả trong việc xây dựng hình
ảnh tích cực và sự nhận thức tên tuối công ty đối với công chúng. Nó thường
nhằm vào đối tượng công chúng rộng rãi, cũng có khi đối tượng mục tiêu là

các khách hàng có triến vọng.
Ở Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến
công cụ này. Họ tích cực tham gia các cuộc triến lãm quy mô toàn quốc và
quốc tế tại các trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cần thơ,
Hải Phòng Những doanh nghiệp có thực lực hơn thì mở riêng các phòng
trưng bày sản phẩm cho công chúng hoặc các khách hàng tiềm năng.
1.1.5.5 Tin tức [20]
Đây là một công cụ PR mà có thể nói ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
được chú ý nhiều. Nhiệm vụ của các chuyên gia PR là tìm kiếm hoặc sáng tạo
ra các tin tức về công ty hoặc sản phẩm hoặc con người. Đồng thời cũng phải
đảm bảo các tin đó được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Nói chúng, đây là một công cụ khó nắm bắt và điều khiến, nó đòi hỏi
phải có được quan hệ tốt với giới báo chí, truyền hình. Song nó lại rất hiệu
quả nếu thành công khi giải quyết các rắc rối hoặc tạo ra sự quan tâm, tò mò
đặc biệt từ công chúng.
13
1.1.6 Nhóm công chúng chủ yếu của PR
Khác hẳn với quảng cáo, khuyến mại hay bán hàng trực tiếp, nhóm
công chúng của các hoạt động này luôn luôn chỉ là khách hàng mục tiêu.
Trong khi đó, nhóm công chúng của hoạt động PR lại rộng lớn hơn rất nhiều.
Có thê phân thành 10 nhóm công chúng, các nhóm công chúng khác có thê
xuất phát từ nhóm này.
1.1.6.1 Cộng đồng
Cộng đồng của mỗi tố chức sẽ khác nhau tùy theo tố chức đó thuộc
dạng nào: là một cơ quan chính quyền, phòng thí nghiệm, bệnh viện hay một
to chức giáo dục. Ngay cả khi cùng trụ sở tại một khu vực nhưng các tô chức
khác nhau sẽ quan tâm đến những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và giải

quyết những vấn đề khác nhau như các vấn đề an ninh, tiếng ồn, rác thải
Cộng đồng ở đây muốn nói đến là những người dân, những tố chức nằm trong

khu vực làm việc nơi công ty bạn đặt trụ sở. [6]
1.1.6.2 Nhăn viên tiềm năng
Nhân viên tiềm năng có thế tồn tại trong các tố chức khác hay có thế
được tuyên chọn từ các trường học hoặc từ nước ngoài. Những người này có
thế không tìm kiếm việc làm từ một dịch vụ, hay đáp lại một mấu quảng cáo
tuyến người trừ khi họ hiếu được công việc của tố chức đó và xem đó là một
nơi tốt đế làm việc và phát triến. [6]
1.1.6.3 Nhân viên [6]
Nhân viên là nhóm công chúng trong nội bộ công ty hay bên trong tổ
chức. Có thể phân thành nhiều nhóm, như nhóm quản lý và điều hành, nhóm
làm việc trong phòng thí nghiệm, nhóm nhân viên kho hàng và phân xưởng,
nhóm nhân viên văn phòng
Quan hệ PR đối nội chính là quan hệ với nhân viên trong công ty. Để
vấn đề PR nội bộ đạt được hiệu quả cần có sự kết hợp giữa các yếu tố:
- Sự công bằng của ban lãnh đạo.
- Ban lãnh đạo nhận biết giá trị và tầm quan trọng của việc giao tiếp với
nhân viên.
14
-Người quản lý PR không chỉ có kĩ năng và kinh nghiệm mà còn phải
có những phương tiện kỹ thuận hiện đại hỗ trợ.
1.1.6.4 Nhà cung cấp dịch vụ và nguyên liệu [6]
Các nhà cung cấp được chia làm hai nhóm: Nhóm cung cấp dịch vụ
(dịch vụ đóng gói và những dịch vụ chuyên nghiệp ), nhóm cung cấp
nguyên liệu (nguyên liệu cơ bản và nguyên liệu thô như nước, năng lượng )
1.1.6.5 Nhà đầu tư thị trường tiền tệ [6]
Nhà đầu tư của một doanh nghiệp có thế là ngân hàng địa phương, các
cá nhân mua chứng khoán, những nhà phân tích đầu tư và các định chế tài
chính ngân hàng, công ty bảo hiếm tùy vào lĩnh vực hoạt động của mồi
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có quan hệ tốt với nhóm công chúng này để
tạo điều kiện thuận lợi khi muốn huy động vốn đầu tư công nghệ hay khi gặp

bất lợi về vấn đề tài chính.
1.1.6.6 Nhà phân phối [6]
Nhà phân phối là những người đóng vai trò trung gian trong việc luân
chuyến số lượng hàng hóa lớn giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ. Nhà phân
phối có thể gồm: Người bán buôn, người đại diện, đại lý, người bán lẻ, các
cửa hiệu riêng, cửa hàng bán giảm giá Nhà phân phối là cầu nổi trung gian
giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, do đó phải có các chính sách đối với
nhà phân phối như chiết khấu, các dịch vụ chăm sóc: tổ chức cuộc thi bán
hàng giữa các nhà phân phối, chương trình hội nghị khách hàng dành cho nhà
phân phối
1.1.6.7 Người tiêu dùng hay người sử dụng [6]
Những người trực tiếp sử dụng tiêu dùng sản phấm của công ty hoặc sử
dụng làm bán sản phấm đế từ đó làm nguyên liệu chế biến những sản phấm
khác. Trong tiếp thị, PR thường chỉ áp dụng để nhắm vào đối tượng này, điều
này cho thấy tiếp thị chỉ ứng dụng giới hạn một số khả năng của PR.
Khi hướng tới đối tượng là người tiêu dùng hay sử dụng, doanh nghiệp
có thể sử dụng các hoạt động trực tiếp đến họ như: các hoạt động tài trợ liên
quan đến người tiêu dùng, những buổi giới thiệu sản phẩm mới, triển lãm, tài
15
trợ sách hướng dẫn sử dụng sản phấm, các chương trình tư vấn sử dụng sản
phâm, các câu lạc bộ khách hàng dành cho những khách hàng thường xuyên
của doanh nghiệp.
1.1.6.8 Các giới ảnh hưởng tới dư luận
Những người có ảnh hưởng tớ dư luận bao gồm tất cả những người mà
ý kiến của họ có thế gây ảnh hưởng tốt hay xấu đối với tố chức. Tùy theo từng
doanh nghiệp mà nhóm người có ảnh hưởng đến dư luận là khác nhau và thay
đổi thường xuyên. Ví dụ nhóm người có ảnh hưởng đến dư luận của một công
ty thực phẩm bao gồm: người tiêu dùng, chuyên viên về dinh dưỡng, người
phụ trách mục thực phấm - dinh dưỡng trên các báo đài, bác sĩ, nha sĩ và các
cơ quan Y tế như: viện dinh dưỡng, trung tâm dinh dưỡng; Nhóm người có

ảnh hưởng đến dư luận của một công ty du lịch lại bao gồm: người trên tour
du lịch, các phóng viên chuyên ngành trang du lịch của các báo đài, chính trị
gia, giáo viên trong nước và nước ngoài. [6]
1.1.6.9 Các đoàn thể, các hiệp hội thương mại
Các đoàn thế hiệp hội thương mại là những người có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến đời sống chính trị, công nghiệp và thương mại. Ví dụ: Liên đoàn
quảng cáo Mỹ (AAF), hiệp hội chè Việt Nam
1.1.6.10 Giới truyền thông
Giới truyền thông là đối tượng cần sự quan tâm hoàn toàn khác biệt so
với các nhóm công chúng khác. Vì giới truyền thông là con đường dẫn một tố
chức trực tiếp đến với các nhóm công chúng khác, giới truyền thông bao gồm:
các nhà xuất bản, biên tập viên, nhà báo là những người có toàn quyền quyết
định xuất bản những gì cho công chúng xem và đọc. Mỗi biên tập viên, nhà
báo hay nhà xuất bản luôn luôn tìm kiếm trong sự nghiệp của họ một câu
chuyện hay, một sự kiện được khán giả và độc giả quan tâm. Cung cấp cho
giới truyền thông những câu chuyện hay, những thông tin mới, doanh nghiệp
sẽ luôn là mối quan tâm đối với giới truyền thông. [6]
Tóm lại, nhóm công chúng của ngành du lịch, của một tổ chức từ thiện,
của công ty thực phấm, của ngành ngân hàng hay của công ty dược phẩm là
khác nhau. Vì vậy cần phải xác định nhóm công chúng để: xác định nhóm
16
người liên quan đến chương trình PR, thiết lập mức độ ưu tiên trong giới hạn
ngân sách và nguồn lực, lựa chọn phương tiện truyền thông và phương pháp,
để chuẩn bị thông điệp với hình thức và nội dung phù hợp nhất.
1.1.7 Vị trí và vai trò của PR trong hoạt động Marketing
It) Vị trí của PR trong hoạt động Marketing [20]
Vị trí của PR trong Marketing hiện nay còn có nhiều ý kiến trái ngược.
Có người cho rằng PR là một bộ phận của Marketing, có người lại cho rằng
PR và Marketing là hai chức năng hoàn toàn khác nhau. Có thế thấy sự khác
nhau giữa PR và Marketing qua hai ý cơ bản sau:

-Thứ nhất:
+ Xét về khái niệm thì Marketing là hoạt động nhằm nghiên cứu,
tìm hiếu nhu cầu của khách hàng đế từ đó đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu đó.
Còn PR, hiếu một cách cơ bản nhất là hoạt động nhằm xây dựng trong lòng
công chúng hình ảnh tốt đẹp có thật của một thương hiệu.
+Xét về đối tượng hướng đến thì Marketing chỉ tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng, có thế là khách hàng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng.
Còn đối tượng của PR rất rộng, không chỉ là khách hàng, mà còn là nhân viên
của công ty, nội bộ các phòng ban, giới truyền thông
-Thứ hai:
+Neu cho rằng PR là hoạt động nằm trong Marketing thì có
nghĩa Marketing ở đâu thì ở đó có PR. Nhưng trên thực tế, hiện nay nhiều
doanh nghiệp không có Marketing nhưng lại có bộ phận PR trong doanh
nghiệp đó. Ví dụ như ở những công ty chuyên sản xuất gia công - những
công ty này không cần phải đi tìm hiếu nhu cầu của khách hàng, làm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Nhưng trong các công ty này vẫn có bộ phận
PR hoặc nhân viên phụ trách PR đế tố chức các hoạt động tạo sự gắn kết cho
nhân viên đối với công ty, hay xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong doanh
nghiệp.
Nói như vậy, không có nghĩa là PR và Marketing hoàn toàn độc lập
nhau, giữa chúng vẫn có mối liên hệ bổ sung cho nhau. Và quan-^'djem^cliiv
' l ' A
/ /f t(~
L - íiU ^ í- N Ị *
17 \ U iM (/ /

×