Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.06 KB, 113 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐỖ THỊ HẠNH




KỊCH LƢU QUANG VŨ QUA MỘT SỐ
TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Kiều Anh






HÀ NỘI – 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐỖ THỊ HẠNH




KỊCH LƢU QUANG VŨ QUA MỘT SỐ
TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Kiều Anh





HÀ NỘI – 2014



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Bố cục luận văn 8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: XUNG ĐỘT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ
1.1. Khái niệm xung đột kịch 9
1.2. Đặc điểm xung đột kịch Lưu Quang Vũ 11
1.3. Xung đột cơ bản trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu
Quang Vũ 15
1.3.1. Xung đột cái mới – cái cũ 15
1.3.2. Xung đột nội tâm 31
1.4. Phương thức giải quyết xung đột 35

1.4.1. Giải quyết xung đột bằng kiểu kết thúc mở 35
1.4.2. Giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu 37
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ
2.1. Lý thuyết chung về nhân vật 39
2.1.1. Nhân vật 39
2.1.2. Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch 42


2.2. Nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu 44
Quang Vũ 44
2.2.1. Đặc điểm nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 44
2.2.2.Các kiểu loại nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới
của Lưu Quang Vũ 46
2.2.2.1. Kiểu nhân vật tiên phong – nhân vật bảo thủ 46
2.2.2.2.Kiểu nhân vật thuần nhất – nhân vật lưỡng hoá 57
2.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi
mới của Lưu Quang Vũ 65
2.3.1. Xây dựng nhân vật thông qua các biến cố 66
2.3.2. Xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tương phản 68
2.3.3. Xây dựng nhân vật thông qua hành động 69
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ
3.1. Ngôn ngữ kịch 71
3.2. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu
Quang Vũ 74
3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu chất chính luận 74
3.2.2. Ngôn ngữ kịch hàm súc, triết lý 82
3.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ 90
3.3.4. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm 97

KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu thế kỉ XX, cùng với những biến chuyển tích cực trong đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống văn hóa Việt Nam cũng có những khởi sắc
và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Sau nhiều thế kỉ chịu ảnh hưởng và tác động
của văn hóa Trung Hoa, trí thức Việt Nam trong đó có các văn nghệ sĩ đã
từng bước thoát khỏi những ảnh hưởng cố hữu của văn hóa vùng để tiếp nhận
những luồng tư tưởng văn minh phương Tây. Quá trình giao lưu văn hóa
Đông – Tây đã tạo ra bước ngoặt lớn trên mọi mặt của đất nước. Xét trên bình
diện đời sống văn học, cuộc tiếp biến giữa văn học truyền thống với văn học
phương Tây đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà,
đặc biệt về phương diện thể loại. Nhiều thể loại mới ra đời, trong đó có kịch.
Trong lịch sử của nền sân khấu kịch nói Việt Nam, cái tên Lưu Quang Vũ đã
trở nên quá đỗi quen thuộc. Mặc dù chỉ mới kịp tốt nghiệp phổ thông, bằng
con đường tự học, Lưu Quang Vũ đã có những tác phẩm xứng đáng xếp ở
hàng đầu trong những tác phẩm được đánh giá là thành công trên văn đàn.
Đúng như nhà thơ Tây Ban Nha Phêđôricô Gacxia Lorca từng nói – trong
cuộc đời không có những bản đồ, cũng không có những kiến thức để dẫn con
người đến tài năng và những thành công có sức hấp dẫn. Trong kí ức của
nhiều người, tên tuổi Lưu Quang Vũ gắn liền với khởi sắc của kịch Việt Nam
thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX. Đặc biệt trong vòng năm năm cuối đời, Lưu
Quang Vũ đã đem đến cho sân khấu một cuộc phục sinh mạnh mẽ, thậm chí
“làm mưa làm gió trên sân khấu nhất là sân khấu hội diễn” (Tất Thắng). Ông
đã chiếm lĩnh sân khấu và chinh phục khán giả khắp ba miền Bắc, Trung,
Nam, đã giành được hàng chục Huy chương vàng và bạc cho các kịch bản của

mình. Bằng tâm huyết và sức lao động của mình, Lưu Quang Vũ đã tạo nên
một khối lượng tác phẩm vượt xa tất cả các tác gia sân khấu đi trước, tạo nên
2

“một thời hoàng kim chưa bao giờ trở lại của sân khấu”. Chọn cho mình con
đường viết kịch, Lưu Quang Vũ đã tìm ra con đường ngắn nhất để đến với
công chúng khán giả, để có dịp bộc lộ những gì mà con tim anh ấp ủ. Mỗi vở
kịch là một mặt cắt của hiện thực, ở đó hiện lên những số phận, những cảnh
đời khác nhau. Có niềm vui, có nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Ngòi bút
của Lưu Quang Vũ khi đau đớn, xót xa, lúc thâm trầm sâu lắng, khi mạnh mẽ
đanh thép, lúc lại nghiệt ngã chua cay hoặc cao giọng phê phán. Anh gửi gắm
trong đó những tâm tư, tình cảm, khát vọng, những trăn trở về tình yêu, hạnh
phúc, những suy tư về lẽ sống, lẽ làm người, cả những dự cảm về sự sống và
cái chết…
Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ, trước hết đó
là sự rộng rãi của đề tài. Hầu như không bị bất cứ một ràng buộc nào trong
quá trình tìm chọn đề tài sáng tác, các tác phẩm của Lưu Quang Vũ tạo nên
một thế giới nghệ thuật mênh mông: Từ cổ tích dân gian như Lời nói dối cuối
cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá… Từ lịch sử, dã sử như
Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa… Từ lịch sử hiện đại như Sống mãi
tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Nữ kí giả… Và đặc biệt là
loại sáng tác về đề tài hiện đại Mùa hạ cuối cùng, Thủ phạm là ai, Tôi và
chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Nguồn sáng
trong đời, Lời thề thứ chín, Bệnh sĩ, Quyền được hạnh phúc, Điều không thể
mất… Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và chiếm một số lượng khá lớn
trong gia tài kịch mục đồ sộ của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
Khi hướng ngòi bút của mình về cuộc sống, Kịch Lưu Quang Vũ đã
góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Lưu Quang Vũ
đã chứng tỏ một sự nhạy cảm đặc biệt, một khả năng phát hiện, nắm bắt cái
lõi của hiện thực để phản ánh. Ngòi bút của ông đã xông xáo vào mọi ngõ

ngách và tâm hồn con người. Ông không hạn chế mình trong bất cứ loại đề tài
3

nào bởi ở đâu ông cũng phát hiện ra vấn đề cần bàn luận, trao đổi. Kịch Lưu
Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực
tươi mới, gần gũi. Lưu Quang Vũ có khả năng biến những chi tiết đời thường
thành những điển hình nghệ thuật để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Bằng cách ấy, Lưu Quang Vũ đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh và lí giải
những vấn đề nóng bỏng, quan thiết của xã hội.
Lưu Quang Vũ cũng là một trong số ít các kịch gia được các nhà biên
soạn sách giáo khoa lựa chọn để giảng dạy trong chương trình phổ thông.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua
một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới với mong muốn góp thêm chút công
sức vào việc khẳng định những đóng góp của Lưu Quang Vũ với tiến trình
văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Lưu Quang Vũ đến với sân khấu đúng vào lúc sân khấu đã có những
đòi hỏi khẩn thiết. Những năm cuối thập niên bảy mươi và đầu thập niên tám
mươi của thế kỉ XX đất nước ta vừa bước qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc
và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới. Trong mỗi lĩnh
vực mỗi con người đều chất chứa biết bao vấn đề gay gắt và nóng bỏng. Mẫn
cảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôi thúc Lưu Quang Vũ viết lên những vở
kịch chứa đựng nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống. Mỗi vở kịch là một lát
cắt của hiện thực, ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau. Có
niềm vui, nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Đến những năm tám mươi, kịch
của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi tư duy của người biểu diễn cũng
như công chúng yêu sân khấu. Nhiều bài viết và nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu, phê bình đã đánh giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp
của Lưu Quang Vũ nói riêng và đối với nền văn học nước nhà nói chung. Sau
sự ra đi đột ngột của Lưu Quang Vũ vào năm 1988 thì báo chí đã không

4

ngừng nhắc đến tên ông. Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình đã
đánh giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối
với nền sân khấu nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung. Nhà nghiên
cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sự phát lộ tài năng ở Vũ không tuân theo quy luật
của sự hội tụ mà như lan tỏa trên một mặt bằng rộng rãi.” [11, tr 62].
Rất nhiều các bài báo trên các tạp chí viết về kịch Lưu Quang Vũ, trong
đó có nhiều bài viết về kịch đổi mới của ông. Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật
số tháng 5 năm 1985 đã đăng bài viết của Nguyễn Quang Thọ. Tác giả bài
viết nhắc đến vở Tôi và chúng ta và đã ví tác phẩm “như một mũi nhọn trong
cuộc đấu tranh chống cung cách làm ăn trì trệ, bảo thủ”. Còn tạp chí “Sân
khấu” tháng 7 năm 1985, Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng có không ít tác
phẩm giành giải cao tại các hội diễn rồi sau đó chìm nghỉm vì không hề gây
được sự chú ý của công chúng, nhưng Tôi và chúng ta thì khác, công chúng
xem kịch có lúc reo vui đồng cảm, nhiều lúc lại xúc động lắng im, biết bao
tràng vỗ tay cổ vũ, ngợi khen nhiệt liệt.
Trên tạp chí văn học số tháng 1 năm 1986, Tất Thắng nêu một trong
những nguyên nhân thành công của vở kịch Tôi và chúng ta và một số vở
kịch khác là “Sức hấp dẫn mà kịch đạt được là do sự nhạy bén, kịp thời mà
có thể nói là đúng lúc của đề tài mà kịch diễn tả”. Tác giả cũng khẳng định
vở kịch có sức âm vang mãi mãi và sẽ tồn tại với thời gian.
Trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật tháng 6 năm 1989, Hà
Diệp, tác giả bài báo Về một mảng kịch của Lưu Quang Vũ đã nhận xét rằng
ông là một tài năng nghệ thuật thực sự, một hiện tượng hiếm thấy trong lịch
sử sân khấu dân tộc từ trước đến nay. Mười năm sau ngày Lưu Quang Vũ
mất, trong cuốn sách Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam
hiện đại (xuất bản năm 1998), Phong Lê phác thảo chân dung và sự nghiệp
của 54 tác giả có góp phần vào tiến trình hiện đại hóa văn chương và học
5


thuật của thế kỉ XX. Cũng theo Phong Lê: “Những năm 80 Vũ đạt được rất
nhiều vinh quang trong kịch trường, Vũ liên tục giành được các đỉnh cao đến
mức chóng mặt. Cũng có thể nói ngọn đuốc Lưu Quang Vũ trở nên rực sáng
trên bầu trời sân khấu…” [23].
Cao Minh trong bài Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời
sống có nhận xét về một số vở kịch của Lưu Quang Vũ, về những vấn đề của
đời sống được đề cập đến. Trong đó Nếu anh không đốt lửa là bức tranh
ngày mai được Lưu Quang Vũ chắt lọc từ đời sống và vẽ lên bằng những
mảng hiện thực.
Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết Văn học thời kì
1975- 1985 và những vấn đề xã hội hậu chiến (in trong tạp chí văn học số
10/2003) đã điểm qua các kì hội diễn sân khấu toàn quốc trong khoảng mười
năm và đã đưa ra những luận điểm tổng quát, khách quan. Theo nhà nghiên
cứu Phan Trọng Thưởng “Đội ngũ viết kịch (thời kì 1975 – 1985) tuy không
nhiều nhưng lại mạnh. Họ tỏ ra có tư chất và tài năng”. Lưu Quang Vũ được
xem là một trong số các tác giả nổi trội. Tác giả bài viết đã khẳng định “kịch
của Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự, được cả xã hội quan
tâm, được đưa lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn
đời sống… cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã
gặp đất” [52]. Nhiều bài viết của nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng còn chỉ
ra rằng, cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con
người, về cái đẹp, cái thiện, cái tôi hòa tan trong cái ta. Ông còn đề cập đến
triết lí nhân sinh được mở rộng trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, tính
thời sự kết hợp với những vấn đề muôn thưở của nhân loại và tóm lại, ông kết
luận: “Kịch Lưu Quang Vũ, những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” [47].
Hà Diệp khi tìm hiểu về một mảng kịch Lưu Quang Vũ thông qua ba
tác phẩm: Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc,
6


tập trung khai thác mảng đề tài nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ là đề tài
công nghiệp, xuyên suốt một chủ điểm bàn về cuộc đấu tranh chống quan liêu
bao cấp và đòi dân chủ hóa mọi mặt cho đời sống công nhân.
Không thể không kể đến cuốn Lưu Quang Vũ – về tác gia và tác phẩm
(Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu) bước đầu đã tổng kết
có 238 bài viết về tác giả và tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Đây được coi là
công trình mang tính tổ hợp và hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm này. Công
trình đã tổng kết khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu
Quang Vũ. Mục Kịch Lưu Quang Vũ nằm trong phần Bản sắc con đường
sáng tạo Lưu Quang Vũ mang đến cái nhìn khá toàn diện về sự nghiệp sáng
tác kịch, đặc điểm cũng như đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ cho nền kịch
nước nhà. Bài viết Sức sáng tạo của một tài năng (Lý Hoài Thu) mở đầu
công trình có ý nghĩa tổng kết chặng đường sáng tác và sự phát triển trong
nhận thức, đời sống tình cảm của nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang
Vũ. Cùng với việc mang đến cho bạn đọc những tri thức khái quát và sinh
động về sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, bài viết đã chỉ ra những đặc
điểm quan trọng trong kịch của ông là xung đột, hành động, khắc họa thế giới
nhân vật, thời gian, không gian và yếu tố ngôn ngữ.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ, chúng
tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng về vấn đề đổi mới. Với đề
tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới, luận
văn của chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu các vở kịch của Lưu Quang
Vũ viết về vấn đề đổi mới trên một số phương diện nổi bật của thể loại: nhân
vật, xung đột, ngôn ngữ. Qua đó khẳng định tài năng sáng tạo và sự đóng góp
của Lưu Quang Vũ đối với sự phát triển của thể loại kịch trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
7

Chọn đề tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn

đề đổi mới, chúng tôi mong muốn làm rõ những đặc sắc nổi bật trong kịch
Lưu Quang Vũ viết về đề tài đổi mới như: nhân vật, xung đột, ngôn ngữ. Từ
đó khẳng định những đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam nói
chung và sự phát triển của nền kịch Việt Nam hiện đại nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Kịch Lưu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, phân tích
và lí giải vấn đề trong phạm vi 4 vở kịch tiêu biểu về vấn đề đổi mới của Lưu
Quang Vũ: Tôi và chúng ta, Nếu anh không đốt lửa, Trái tim trong trắng,
Khoảnh khắc và vô tận…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa
- Phương pháp loại hình
Ngoài ra, để thấy được những đặc sắc về kịch của Lưu Quang Vũ
chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà viết
kịch khác như: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng…
6. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số viết về vấn đề đổi mới
của Lưu Quang Vũ, chúng tôi hy vọng sẽ khẳng định những thành công về
nghệ thuật tạo dựng xung đột, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ của
8

nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp cũng như vị trí của Lưu Quang
Vũ trong nền kịch Việt Nam hiện đại.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,

nghiên cứu về Lưu Quang Vũ ở bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại
học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương
- Chương 1: Xung đột trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới
của Lưu Quang Vũ
- Chương 2: Nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới
của Lưu Quang Vũ
- Chương 3: Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới
của Lưu Quang Vũ














9

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
XUNG ĐỘT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ
ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ


1.1. Khái niệm xung đột kịch
Nếu như ở thơ, đặc trưng đầu tiên, được coi là cơ sở là yếu tố cảm xúc,
tâm trạng chủ quan; với tiểu thuyết là sự mô tả mang tính khách quan về đời
sống xã hội và con người thì riêng với kịch là xung đột. Kịch với sự hạn chế
của không gian và thời gian nên không thể trình bày mâu thuẫn lâu dài và tỉ
mỉ như tiểu thuyết được. Vậy muốn phản ánh bản chất cuộc sống đến mức tối
đa có thể thì nhà viết kịch buộc phải lựa chọn, phát hiện những mâu thuẫn nào
đó trong cuộc sống đã phát triển đến mức xung đột, đòi hỏi phải được giải
quyết ngay bằng cách này hay cách khác. Do đó, Hêghen quan niệm “xung
đột là đặc điểm cơ bản của kịch” [14, tr345]. Nói như nghệ sĩ thiên tài của
sân khấu Xô viết Xtanilapxki: “Cơ sở chân chính của tác phẩm kịch bao giờ
cũng là cuộc đấu tranh ủng hộ một tư tưởng này, chống lại một tư tưởng
khác, biểu hiện trong hành động của những con người có tính cách khác
nhau” [27, tr 170].
Trong lịch sử phát triển lâu dài của nghệ thuật sân khấu, khái niệm
xung đột được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Hiểu theo nghĩa
rộng được gọi là xung đột mang tính thời đại “nhằm diễn đạt đặc trưng mang
tính giai cấp của cuộc đấu tranh tư tưởng bao trùm ở mỗi thời đại lịch sử
nhất định”. Ví dụ ở thời cổ đại mọi xung đột kịch đều trực tiếp hay gián tiếp
biểu hiện cuộc giành giật giữa một bên là sức mạnh mù quáng của định mệnh
mà người cổ đại cho là do các đấng thần linh chi phối, một bên là khát vọng
của con người lần đầu tiên muốn đòi quyền tự quyết vận mệnh của mình
10

(Prômê tê bị xiềng – Etsin, Ơđip làm vua – Xôphôlơ). Ở thời Tư bản chủ
nghĩa thì mọi xung đột đều trực tiếp hay gián tiếp phản ánh cuộc đụng độ giữa
một bên là sức mạnh tàn bạo của đồng tiền và một bên là sự kháng cự yếu ớt
của của lương tâm và tình cảm tự nhiên của con người. Đối với nền sân khấu
Nga Xô Viết, từ khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 thành công thì mọi

xung đột kịch đều trực tiếp hay gián tiếp nói đến sự lựa chọn căng thẳng giữa
hai con đường lớn: Tư bản chủ nghĩa hay Cộng sản chủ nghĩa… Nói tóm lại ở
mỗi thời đại nhất định, trong bất kì vở kịch nào, dù xung đột cụ thể của nó là
gì chăng nữa, nhưng suy đến cùng những xung đột cụ thể ấy cũng không thoát
ra ngoài quỹ đạo chung của xung đột kịch mang tính thời đại, tức là không
phản ánh nét đặc trưng mang tính giai cấp của cuộc đấu tranh tư tưởng bao
trùm ở thời đại đó.
Theo nghĩa hẹp, xung đột kịch gắn liền với đặc trưng giai cấp trong mỗi
thời đại nhất định, do đấy vấn đề lại thuộc về phạm trù nội dung tư tưởng của
tác phẩm nghệ thuật. Hẹp hơn nữa, xung đột với tư cách là một trong những
thành phần cơ bản của lớp kịch “là sự va chạm, sự chống đối, sự đấu tranh
của hai hay hơn hai vế đối lập trong một sự việc cụ thể được phơi bày qua
mỗi đoạn kịch ngắn hơn một lớp” [55].
Xung đột là động lực để phát triển hành động kịch nhằm xác lập nên
những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của các
tác phẩm kịch. Xung đột, đó là “sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một
nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của
tác phẩm nghệ thuật” [13, tr 358]. Lep Tônxtôi viết: “Kịch là xung đột. Kịch
phải đặt ra những vấn đề lớn trước dư luận xã hội. Tác phẩm kịch bộc lộ rõ
nhất bản chất của bất kì nghệ thuật nào. Kịch trình bày những tính cách và
những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt họ, đặt tất
cả họ vào tình huống bắt buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem phải
11

giải quyết vấn đề như thế nào” [9, tr12]. Xung đột chi phối trực tiếp đến cấu
trúc tác phẩm, đến nhịp độ dồn dập khác thường của cốt truyện. Xung đột là
động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên những
mối quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác
phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên
của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách nói của Arixtốt), hoặc chỉ là các

vở kịch tồi (theo cách nói của Lunatratxki) [7, tr 77]. Nhà viết kịch Xô viết
nổi tiếng Pô-gô-đin cũng khẳng định “Xung đột là điều quan trọng đầu tiên
của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm sự sống và sự vận động.” [27, tr
169]. Xung đột kịch không đơn thuần chỉ là những va chạm bên ngoài giữa
các mặt đối lập của mâu thuẫn, của các thuộc tính khác nhau mà còn là
phương tiện để bộc lộ và khẳng định một tư tưởng nào đó mà nhà viết kịch
muốn trình bày với người xem. Trong một vở kịch, tư tưởng là linh hồn của
xung đột, xung đột là cơ sở nội dung của hành động và hành động là sự biểu
hiện cụ thể, sinh động của tư tưởng. Nói một cách ngắn gọn xung đột là sự
biểu hiện tư tưởng bằng hành động.
1.2. Đặc điểm xung đột kịch Lƣu Quang Vũ
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội thường nhạy cảm với
những biến động của đời sống. Xung đột kịch được hình thành trên những
mâu thuẫn của đời sống xã hội. Người nghệ sĩ phải có sự nghiên cứu công
phu, kĩ càng hiện thực, phải có một cảm quan nhạy bén, sắc sảo để xây dựng
được những xung đột mang ý nghĩa điển hình. Nếu như trong những năm
chiến tranh, hòa trong không khí của cả dân tộc, các thế hệ văn nghệ sĩ đã nối
tiếp nhau ra trận. Họ có mặt trên khắp mọi nẻo đường của tổ quốc, mọi lĩnh
vực của đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân. Họ đã làm nên một giai
đoạn văn học cách mạng đầy âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn, dựng
lên hình tượng con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp, những
12

hành động phi thường. Có thể nói màu sắc lí tưởng hóa, anh hùng hóa bao
trùm lên toàn bộ hiện thực. Các nhà viết kịch cũng sáng tác trong âm hưởng
chung ấy. Xung đột kịch được triển khai chủ yếu trên cơ sở mâu thuẫn gay
gắt, đối lập giữa các thế lực địch – ta, giữa cái tiến bộ - cái lạc hậu, cái anh
hùng – sự hèn nhát, cái tích cực – cái tiêu cực… Chiến tranh đi qua, đất nước
hòa bình thống nhất. Hiện thực mới đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với
người nghệ sĩ. Từ đây, văn học có những trăn trở, chuyển mình từng bước đổi

mới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ mới của công chúng. Những đề
tài đấu tranh cách mạng, những mâu thuẫn đối kháng gay gắt một mất một
còn vốn là cảm hứng của một giai đoạn kháng chiến trước đây đánh dấu sự
thành danh của nhiều nhà viết kịch nổi tiếng như Chu Nghi, Đào Hồng Cẩm,
Học Phi… đến nay không còn giữ vị trí độc tôn như trước. Để tạo ra sự
chuyển mình trong văn học thì các nhà viết kịch cũng phải trăn trở chuyển
mình trong các sáng tác, có cách tiếp cận hiện thực đa dạng hơn, vượt qua
những lối mòn trong sự phản ánh để xây dựng những hình tượng nghệ thuật
mới. Xung đột kịch cũng vì vậy mà trở nên đa dạng phong phú hơn. “Từ thực
tế cuộc sống, kich đặt ra và giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội chưa
giải quyết được, nói những tiếng nói cuộc sống chưa dám nói, gợi mở và đề
xuất những vấn đề được cuộc sống chứng thực là đúng” [51, tr 29]
Cũng cần nói thêm về giai đoạn Lưu Quang Vũ sống và viết kịch, Việt
Nam mới thống nhất được năm năm sau hơn một thế kỉ phải đối mặt với rất
nhiều đối thủ luôn nhòm ngó, thực hiện dã tâm xâm lược, đất nước còn bộn
bề, chồng chất bao khó khăn, những tàn dư của thời hậu chiến còn nhức nhối.
Hơn nữa năm 1979, toàn dân tộc lại phải giải quyết xung đột biên giới phía
Bắc đồng thời phải đối phó với tình hình chính trị ngoài biên giới Tây Nam
chưa ổn định. Xã hội Việt Nam vẫn còn trong thời kì bao cấp, tệ quan liêu,
cửa quyền vô trách nhiệm đã trở căn bệnh nhân cách cá nhân, mối quan hệ
13

giữa người với người bị xâm hại, đời sống kinh tế vô cùng khó khăn. Vốn
thông minh, nhạy cảm, lại có thêm kinh nghiệm của những năm tháng lăn lộn
với cuộc đời, Lưu Quang Vũ phát hiện rất nhanh những mâu thuẫn đang tồn
tại trong đời sống hàng ngày. Chất hiện thực đã làm nên rất nhiều vở diễn
thành công của Lưu Quang Vũ. Chợt nhớ câu nói của A. Sêkhốp (1860 –
1894) : “Nhà văn là một loại phóng viên, một nhà quan sát cuộc sống, có thể
tạo dựng lại cuộc sống một cách chính xác nhất, không che giấu gì”. Và Lưu
Quang Vũ là nhà văn có phẩm chất tuyệt diệu ấy. Nắm vững được những đòi

hỏi bức thiết về nhận thức nghệ thuật từ phía đời sống, Lưu Quang Vũ đã đáp
ứng nhanh nhu cầu đó bằng cách lựa chọn đưa vào tác phẩm của mình những
xung đột mang ý nghĩa thời sự tiêu biểu. Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và
chúng ta, Nếu anh không đốt lửa, Trái tim trong trắng… là những tác phẩm
đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của hiện thực và đời sống đương thời.
Với một cái nhìn quyết liệt, không ngại va chạm, Lưu Quang Vũ đã vạch trần
những dã tâm xấu xa, đê hèn của những kẻ hoặc vì ngu tối, hoặc là vì lợi ích
bản thân mà cản trở bước tiến của xã hội, làm ô nhiễm bầu không khí đang
cần được tẩy rửa và hãm hại biết bao người tốt, trong sáng và lương thiện.
Những vở kịch của ông như con dao mổ xẻ những vấn đề nhức nhối của xã
hội, ông đã động chạm đến những vấn đề nhạy cảm thời đó. Không hô hào
một cách chung chung, Lưu Quang Vũ chỉ ra rất rõ và bắt trúng mạch căn
bệnh trầm kha của cơ chế quan liêu, bao cấp với đầy rẫy những thủ tục máy
móc, nạn tham nhũng, những tiêu cực độc đoán giết dần năng lực sáng tạo của
con người. Qua các tác phẩm của mình, ông đã lên tiếng kêu gọi tất cả mọi
người đã đến lúc phải biết căm ghét cái nghèo, cái trì trệ, và can đảm đốt lửa
lên để đẩy lùi bóng tối. Đến với kịch Lưu Quang Vũ, khán giả không phải
nghe những dòng lí thuyết suông, không phải nhìn thấy những hình ảnh xa lạ
với cuộc sống hàng ngày mà tất cả đều thiết thực và gần gũi. Kịch của ông
14

hấp dẫn người xem một phần là ở chỗ đặt ra và giải đáp được những câu hỏi
bức thiết của con người đêm trước thời kì đổi mới. Nó góp phần khẳng định
tên tuổi của Lưu Quang Vũ như một nhà viết kịch tài ba, biết nắm bắt các vấn
đề thời sự một cách nhanh nhạy và kịp thời. Với mảng kịch này, Lưu Quang
Vũ đã thổi một luồng gió mới, một hơi thở mới cho cuộc sống lúc giao thời.
Lưu Quang Vũ quan tâm đến thực tế đời sống và phản ánh chân thực trong
các sáng tác của mình. Ông từng quan niệm: “Khi cuộc sống đã đổi thay,
những vấn đề thời sự nóng bỏng hôm nay cũng sẽ không còn mới mẻ, sẽ bị
chìm vào quên lãng. Vậy mà các tác phẩm thực sự phải là các tác phẩm sống

lâu dài, hàng mấy mươi năm, hàng thế kỉ, thậm chí sống mãi mãi. Trong khi
viết những tác phẩm lấy chất liệu từ thực tế nóng hổi hôm nay, vì cái thực tại
ngắn ngủi mình đang sống hôm nay, chúng tôi biết rằng vẫn phải phấn đấu
cho những tác phẩm có sức sống lâu dài, những tác phẩm đáng gọi là nghệ
thuật thật sự. Mặt khác cũng có điều này nữa cần lưu ý: xưa nay các tác
phẩm lớn, các tác phẩm sống lâu dài, sống vĩnh viễn cũng thường đều là
những tác phẩm mang đầy đủ hơi thở, hiện trạng của thời điểm xã hội khi tác
phẩm ấy ra đời. Nhà văn không thể mong có ích cho lâu dài, nếu không có ích
cho thời đại mình đang sống” [45, tr 507]. Lưu Quang Vũ được nhà phê bình
sân khấu Pháp Christian Hoche đánh giá là Molie của Việt Nam. Ông nói:
“Chủ đề tư tưởng các tiết mục của anh là những gì? Những tệ nạn xã hội mà
anh tố cáo với một niềm hồ hởi dữ dội, một sự khinh bỉ mạnh mẽ. Chủ đề ưa
chuộng nhất là chủ đề: Chủ nghĩa quan liêu đến nghẹt thở, nạn tham nhũng,
chủ nghĩa ô dù, sự yếu kém năng lực cán bộ” [20]. Khi tìm hiểu xung đột
trong một số vở kịch viết về vấn đề đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu đều cho
rằng Lưu Quang Vũ có biệt tài tạo ra tình huống kịch, tình huống xung đột.
“Đặc điểm khác dễ nhận thấy ở kịch Lưu Quang Vũ là tính chất không gay
gắt của xung đột. Hình như trong kịch của anh ít xuất hiện những xung đột
15

đối kháng giai cấp gay gắt. Phần lớn là xung đột về cách sống, quan niệm
sống, xung đột diễn ra trong tâm lí nội bộ và sinh hoạt cộng đồng. Cho nên
việc giải quyết xung đột trong kịch của anh không cần phải viện đến bạo lực
cách mạng, đến tổn thất vật chất to lớn, mà thường dựa trên sự tự ý thức của
mỗi nhân vật.”[45, tr 297]
Khai thác một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ,
chúng tôi nhận thấy xung đột nổi bật chính là xung đột giữa cái cũ và cái mới,
cái tiên tiến với cái lạc hậu, trì trệ ; cái tốt – cái xấu và xung đột nội tâm.
1.3. Xung đột cơ bản trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của
Lƣu Quang Vũ

1.3.1. Xung đột cái mới – cái cũ
Như chúng tôi đã trình bày trong phần đặc điểm xung đột kịch Lưu
Quang Vũ, bối cảnh ra đời kịch Lưu Quang Vũ vào những năm tám mươi đã
có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo dựng các xung đột kịch của ông. Đây là
giai đoạn đất nước bước vào giai đoạn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến
tranh và cơ chế quan liêu bao cấp lỗi thời đã trở thành lực cản cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Cuộc đấu tranh bây giờ không chỉ đơn giản ở
hai tuyến địch – ta mà là cuộc đấu tranh để khẳng định cái mới, cái phù hợp
với xu thế phát triển của đất nước. Với óc quan sát nhanh nhạy của một nhà
báo cùng với cảm quan chính trị sâu sắc, Lưu Quang Vũ đã nhanh chóng nhìn
ra và bắt được mối xung đột bản chất thời hậu chiến. Thực chất đây là xung
đột giữa một bên là cái hợp quy luật, hợp lý có thể chấp nhận được với cái phi
lý, không còn hợp xu thế vận động của đời sống. Cũng bởi vậy mà trong các
kịch bản của ông tính thời sự thể hiện khá rõ. Nó không đơn thuần chỉ là phản
ánh hiện thực lúc bấy giờ mà còn thể hiện cách nhìn của ông với những trăn
trở suy tư, đòi hỏi với hiện thực, mong mỏi nó tiến tới những chân lí cuộc
sống là lẽ sống, lẽ làm người. Các vở kịch đề cập trực tiếp đến vấn đề này là
16

Tôi và chúng ta (1984) và Nếu anh không đốt lửa (1986), Khoảnh khắc và
vô tận… Tôi và chúng ta là vở kịch mở đầu cho đề tài đổi mới trong cơ chế
sản xuất và quản lý, góp một tiếng nói quan trọng vào cuộc đấu tranh chống
tiêu cực, xây dựng hình tượng con người mới trong cơ chế mới. Mâu thuẫn cơ
bản trong vở kịch này là sự xung đột giữa cái cũ và cái mới. Phạm vi vở kịch
xoay quanh một xí nghiệp nhưng ý nghĩa xã hội của nó thì rộng lớn và vô
cùng sâu sắc. Câu chuyện kịch kể về xí nghiệp mang tên Thắng Lợi nhưng lại
luôn luôn thất bại, luôn trong tình trạng lỗ thật, lãi giả. Vậy mà nó vẫn tồn tại
trong vòng tay bao cấp của cơ chế. Cùng với Nếu anh không đốt lửa, vở kịch
khẳng định tính phi lí của cơ chế cũ và đặt ra vấn đề chiến đấu chống lại cái
cũ, cái bảo thủ, trì trệ của một đất nước nông nghiệp lạc hậu. Theo nhà nghiên

cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sức hấp dẫn chính của Tôi và chúng ta là nhờ đã đi
thẳng vào một vấn đề có thật, một vướng mắc nổi cộm lên trong đời sống xã
hội. Đó là quản lí các xí nghiệp nhưng theo lối mới sao cho phát huy được
quyền chủ động của các cơ sở chống thói bao cấp, quan liêu” [11, tr 144].
Xung đột kịch trong Tôi và chúng ta xoay quanh lề lối làm ăn của một
xí nghiệp nhà nước gắn với hai tuyến nhân vật, một bên là những con người
đại diện cho những quyết tâm thay dổi tư duy cũ để tìm kiếm giải pháp cứu
vãn xí nghiệp (Hoàng Việt là đại diện) với một bên là những kẻ tư duy cũ
mòn cố chạy theo thành tích, cố tìm cách củng cố địa vị và vây cánh nhằm
mưu đồ lợi ích riêng (tiêu biểu là Nguyễn Chính). Xung đột ấy tạo nên những
cuộc đụng độ về quan điểm trái ngược nhau giữa đổi mới – bảo thủ. Qua các
cuộc đối thoại của nhân vật, ta thấy rõ sự đối lập giữa hai quan điểm đổi mới
và bảo thủ:
Hoàng Việt: - Sao lâu nay ta chỉ giới hạn trong con số trên dưới hai
trăm công nhân, đồng chí trưởng phòng tổ chức lao động?
17

Trưởng phòng tổ chức lao động: - Chỉ tiêu biên chế cho chúng ta chỉ
có thế. Một số lượng biên chế và quỹ lương vừa mức với kế hoạch sản xuất
của xí nghiệp.
Hoàng Việt: - Cái kế hoạch sản xuất ấy ở đâu ra, anh Chính?
Nguyễn Chính: - Ở cấp trên ạ.
Hoàng Việt: - Nhưng cấp trên dựa vào đâu mà ra kế hoạch đó?
Nguyễn Chính: - Có lẽ … dựa vào kế hoạch của cấp trên cao hơn, dĩ
nhiên!
Hoàng Việt: - Cấp trên cao lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa, nghĩa là
các kế hoạch được đề ra rất ngược đời. Đáng lẽ phải do cơ sở đưa lên, dựa
vào khả năng cơ sở và yêu cầu của thị trường… Các đồng chí, từ nay chúng
ta sẽ chủ động đặt ra kế hoạch của chính chúng ta.
Có thể nói sự công kích của Hoàng Việt không nhằm vào cá nhân

Nguyễn Chính mà đó cũng là lời tuyên bố với một cơ chế cũ kĩ đã ngự trị
hàng chục năm trong các xí nghiệp Nhà nước. Vở kịch là tiếng nói bằng nghệ
thuật về những điều mà mọi người đang trăn trở, những điều mà những người
can đảm đã nghĩ, đã làm và đã phải trả giá cho việc làm đó. Vở kịch đã chứng
tỏ sự nhạy bén trong những vấn đề thời sự, tạo ra sự tranh luận sôi nổi, gay
gắt về vấn đề đổi mới. Lưu Quang Vũ đã công khai bảo vệ những tư tưởng
mới, lối nghĩ mới, cách làm ăn mới năng động, sáng tạo. Đồng thời phê phán
cơ chế quan liêu bao cấp cả trong lĩnh vực quản lý kinh tế lẫn trong lĩnh vực
tinh thần. Anh thống kê được cả 21 nguyên tắc tài vụ lỗi thời cần phải thay
đổi. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Thưởng nhận xét: “Với vở kịch này, có
thể nói Lưu Quang Vũ đã phản biện lại cả một cơ chế” [50, tr 246]. Lưu
Quang Vũ đã mượn lời nhân vật bộ trưởng để nói lên quan điểm của mình:
“tác hại của hệ thống quan liêu bao cấp, của cơ chế cũ không phải chỉ làm
năng suất kém, đời sống thấp mà tác hại đáng sợ hơn là sa sút phẩm chất con
người, phá hoại những mối quan hệ giữa con người với con người, dung túng
18

cho thói quan liêu, ích kỉ, hèn nhát, ỷ lại, tối tăm, ngu muội. Phải chống nguy
cơ đó” [42, tr 481]. Tôi và chúng ta được đánh giá là tiêu biểu nhất cho tài
năng và phong cách của Lưu Quang Vũ. Nó có tính dự báo - một dự báo đầy
dũng khí, thực tiễn và táo bạo, thể hiện bằng những tính cách sắc sảo, quyết
liệt, thấm đẫm tinh thần nhân văn xã hội chủ nghĩa. Vở kịch đã cất lên tiếng
nói khát khao của cả một cộng đồng như hồi kèn khởi động cho cả một đất
nước bước vào thời kì mới mạnh mẽ và bão táp dưới ngọn cờ của Đảng. Tác
giả vở diễn đã bộc bạch: “Khi mà cuộc sống và công chúng đặt ra cho người
làm sân khấu những yêu cầu cao hơn, gắt gao hơn trước thì làm thế nào có
những kịch bản hay. Những vở kịch trong đó khát vọng nhân bản của người
nghệ sĩ hòa đồng cùng nhiệm vụ công dân và thời đại giao phó cho anh? Làm
thế nào để không làm kẻ lẩn tránh quay lưng lại với cuộc đời nhưng cũng
không làm anh xu thời, chạy theo những thành công dễ dãi… Cuộc sống, chỉ

gắn bó với cuộc sống, sống hết mình với cuộc sống mới tránh khỏi sự khô cạn
tài năng và tâm hồn – thứ hiểm họa luôn đe dọa người nghệ sĩ ở bất cứ lứa
tuổi nào, địa vị nào” (Tạp chí sân khấu, 11/1985).
Xu hướng khẳng định cái tiến bộ vừa là đòi hỏi của đời sống, vừa là
quy luật phát triển của xã hội. Con người không thể bấu víu vào cái lỗi thời,
lấy đó là thước đo chân lí. Sự trì kéo cơ chế cũ chỉ làm ảnh hưởng xấu đến
tình cảm của người dân đối với chế độ xã hội. Lưu Quang Vũ rất trăn trở với
đề tài đổi mới, và ông là một trong những tác giả mở đầu cho đề tài này.
Những vấn đề nêu ra trong Tôi và chúng ta tiếp tục được quan tâm, khai thác
trong các vở kịch của các nhà viết kịch khác. Cũng ngay từ năm 1985 với vở
hài kịch trữ tình Mùa hè ở biển, tác giả Xuân Trình đã hài hước hóa những
típ cán bộ kiểu như Đoàn Xoa - sản phẩm của cơ chế quản lý quan liêu bao
cấp đã tỏ ra không còn phù hợp với đòi hỏi mới của cuộc sống và công khai
bênh vực cho chính sách khoán hộ, lúc đó đang còn phải làm chui, làm trộm.
19

Thái độ của Xuân Trình trong vở kịch này là thái độ ủng hộ, thái độ bênh vực
cho những cái mới đang còn khó phân định đúng sai, thái độ phê phán dưới
hình thức hài kịch những cái đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với yêu
cầu mới của cuộc sống và sự phát triển khách quan của lịch sử để giã từ với
quá khứ một cách vui vẻ như C.Marx đã từng nói. Ông cũng mạnh dạn chỉ ra
những vấn đề còn tồn đọng, những hiện tượng lạc hậu hay chủ nghĩa cường
hào mới. Dù Lưu Quang Vũ khai thác đề tài công nghiệp còn Xuân Trình đề
cập đến lĩnh vực nông nghiệp nhưng cả hai nhà viết kịch đều nhận thức được
xu thế phát triển của lịch sử và có thái độ phê phán sự lạc hậu, chậm tiến.
“Chính cái nhìn hiện thực, sự mạnh dạn trong cách đặt vấn đề mang tính chất
kiến nghị xã hội đã làm nên tiếng vang lớn của nhiều vở kịch Tôi và chúng ta
(Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình)…” [45, tr 283]. Ở một phương
diện khác, trong vở Nhân danh công lý, cũng từ năm 1984, Doãn Hoàng
Giang và Võ Khắc Nghiêm đã trực diện đấu tranh với thế lực tiêu cực, lớn

tiếng đòi hỏi một sự dân chủ, bình đẳng trước pháp luật và cuộc sống. Đó là
chưa kể đến những tác phẩm như: Cù lao Chàm, Đứng trước biển của
Nguyễn Mạnh Tuấn còn ra đời sớm hơn. Đặc biệt là hàng loạt phóng sự nghệ
thuật của Trần Huy Quang, Minh Chuyên, Phùng Gia Lộc làm khuấy động
xã hội bằng những chất liệu hiện thực sinh động, có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Đó thực sự là những áp lực, những tín hiệu báo trước của thời kỳ đổi mới sẽ
được chính thức khởi động vào năm 1986. Rõ ràng, sân khấu đã cất lên một
tiếng nói rất thiết thực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Với Tôi và chúng
ta, Lưu Quang Vũ đã nói lên niềm khát khao của cả cộng đồng: “Như một hồi
kèn khởi động cho cả đất nước bước vào thời kì mới mạnh mẽ và bão táp dưới
ngọn cờ của Đảng” [12]. Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ
chủ nghĩa tập thể tập trung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp
của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái "chúng ta"
20

được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc
quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu
tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám
làm. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn,
khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ phong trào đổi mới toàn diện đời sống
kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Không chỉ gây tiếng vang trong nước,
Tôi và chúng ta còn nhận được sự đồng tình của khán giả nước ngoài. Tờ Sự
thật (Liên Xô) viết: “Vở kịch được trình diễn với tiếng vỗ tay hầu như không
ngớt của khán giả. Các vấn đề nhà viết kịch đề cập đến hòa nhịp một cách
sâu sắc với ngày hôm nay của Việt Nam, đáp ứng được các nhiệm vụ to lớn
và nặng nề của đất nước trong việc hoàn thiện hệ thống kinh tế. Tôi và chúng
ta là vở kịch về sự xung đột giữa phương pháp quan liêu với đường lối mới
năng động, và mở ra một không gian rộng lớn cho sự sáng tạo của người lao
động…”.
Nếu anh không đốt lửa (1986) cũng có cùng chất liệu như Tôi và

chúng ta. Đây là một bức tranh ngày mai được Lưu Quang Vũ chắt lọc từ
chất liệu đời sống và vẽ lên bằng những mảng hiện thực. Phải chăng muốn đổi
mới phải kiến tạo xã hội thì ngay mỗi con người phải biết nhen nhóm đốt lên
ngọn lửa còn đang tiềm ẩn bên trong. Nhưng khi con người ta có ước mơ,
hoài bão trong sự đổi mới muốn mọi thứ tốt hơn cái cũ thì các thế lực bảo thủ,
trì trệ lại bắt tay nhau. Chúng vạch ra những âm mưu thủ đoạn để vùi dập, tàn
phá cái mới. Mâu thuẫn diễn ra ngay từ đầu vở kịch và được đẩy lên gay gắt ở
cảnh bốn khi Định được các công nhân trong xí nghiệp bầu vào chức giám
đốc. Định trúng chức giám đốc nhưng những người thuộc cấp trên mà đại
diện là bà Bảo lại ra sức ngăn cản và muốn Định từ chức cho dù anh chưa bắt
đầu chính thức nhận chức. Theo bà Bảo, Định không phải là người xứng đáng
và có đủ năng lực để giữ chức vụ này. Định có con đường tiến thân không
21

như bà Bảo.Việc Định được bầu làm giám đốc thay cho ông Hân đã vấp phải
sự cản phá, phản đối của những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, ích kỉ mưu mô bởi
lẽ: “Cái tội lớn nhất của Định là bảo không nghe”. Xung đột giữa cái cũ và
cái mới ở đây bắt đầu từ cách làm ăn, thử nghiệm táo bạo của Định. Trong 6
tháng làm thử, Định đã đề ra một nguyên tắc: “Tôi sẽ chẳng lãnh đạo ai hết,
công việc sẽ lãnh đạo mọi người, rằng tôi chẳng có tài ba gì cả, tôi chỉ sắp
xếp xí nghiệp sao cho mọi người đều được thi thố hết tài ba của mình. Ai thấy
cần làm gì để có lợi cho mình và cho xí nghiệp, cứ tha hồ chọn lựa, tôi sẽ chỉ
đưa ra những quy định chung chứ chẳng ra một mệnh lệnh nào cho bất cứ
ai…”. Định cho rằng tổ chức cơ chế mới thì không thể thực hiện theo cách cũ.
Một giám đốc không nghĩ thay cho tất cả, ra mệnh lệnh cho tất cả. Vì vậy, khi
vừa ngồi vào ghế giám đốc, Định đã làm một cuộc cách mạng: bãi bỏ sự tồn
tại các phòng ban, giao quyền chủ động cho từng người, bố trí công việc phù
hợp với khả năng của họ. Định đã xây dựng và cải tiến những thứ mà trước
đây chưa ai làm, những thứ đã tồn tại từ bao đời giám đốc, những thứ được
cấp trên ủng hộ mặc dù trong hoàn cảnh hiện tại nó không còn hợp với quy

luật. Chính Lê Duy – Bí thư thành ủy đã chỉ rõ: “Hình như từ xưa đến nay ta
đánh giá một người, tiêu chuẩn cao nhất, cái thước đo cao nhất là “bảo phải
nghe”. Ta gọi đó là “tuyệt đối phục tùng”, “trung thành vô điều kiện”, “tin
tưởng hoàn toàn vào sự lãnh đạo”, vân vân… Chỉ là cách nói khác đi của câu
“bảo phải nghe!”. Thế rồi bây giờ có ai không như thế, bảo không dễ nghe,
dám làm khác điều trên dưới vẫn làm, óc lúc dám nghi ngờ, dám tranh cãi,
bất đồng với cấp to hơn mình là ta lập tức thấy thế là không được, là hỏng, là
bậy, có phải thế không?”. Cũng theo ông Lê Duy sự bao cấp đáng sợ hơn cả
là sự bao cấp về trí tuệ. Trong vở kịch này, Lưu Quang Vũ đã phê phán gay
gắt cơ chế quan liêu bao cấp. Cơ chế đó đã sản sinh ra những lực cản sự phát
triển của xã hội, những con người xấu, kém về phẩm chất, năng lực. Những

×