Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Văn hóa khoa cử thời trung đại qua một số tác phẩm văn xuôi tự sự việt nam giai đoạn 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.94 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NHƯ TIN

VĂN HóA KHOA Cử THờI TRUNG ĐạI
QUA MộT Số TáC PHẩM VĂN XUÔI Tự Sự VIệT NAM
GIAI ĐOạN 1930 - 1945

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG


2

NGHỆ AN - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi
cịn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Phan Huy Dũng,
sự góp ý chân thành của các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn và sự động viên
khích lệ của gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo
hướng dẫn và xin gửi đến các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn


chân thành nhất.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Nguyễn Như Tin


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát.................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................
7. Cấu trúc luận văn......................................................................................
Chương

1

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NGUỒN CẢM
HỨNG LỚN TRONG VĂN XI TỰ SỰ 1930 - 1945.................
1.1. Những tình huống sáng tạo đặc thù của văn học Việt Nam 1930
-1945....................................................................................................
1.1.1. Cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học đang được đẩy mạnh.............
1.1.2. Yêu cầu khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trở nên bức thiết
.............................................................................................................
1.1.3. Vấn đề tự nhận thức về phương diện văn hóa nhằm hướng tới
hội nhập trở thành nhu cầu thường trực.........................................
1.2. Cảm hứng về văn hóa truyền thống Việt Nam trong văn xi tự
sự 1930 -1945......................................................................................

1.2.1. Các sự kiện, nhân vật lịch sử với tư cách những thành tố của
văn hóa được làm sống dậy...............................................................
1.2.2. Những biểu hiện muôn mặt của đời sống vật chất và tinh thần
xưa được phục hiện............................................................................


5
1.2.3. Những tính cách dân tộc được nhận thức.........................................
1.3. Văn hóa khoa cử thời trung đại - một đề tài giàu ý nghĩa của
văn xuôi tự sự 1930 - 1945.................................................................
1.3.1. Khái niệm văn hóa khoa cử................................................................
1.3.2. Những điều kiện thuận lợi của việc chiếm lĩnh thẩm mỹ đề tài
văn hóa khoa cử.................................................................................
1.3.3. Nhìn chung về tính đa dạng của cách thể hiện đề tài văn hóa
khoa cử................................................................................................
Chương

2

NHỮNG GĨC ĐỘ TIẾP CẬN VĂN HĨA KHOA CỬ THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG VĂN XI TỰ SỰ 1930 - 1945................
2.1. Xem văn hóa khoa cử như một truyền thống tốt đẹp phải giữ
gìn........................................................................................................
2.1.1. Tái hiện cái đẹp của đời sống coi trọng chữ .....................................
2.1.2. Phục dựng chế độ tuyển chọn hiền tài khắt khe, quy củ.................
2.1.3. Ca ngợi những nhân cách kẻ sĩ..........................................................
2.2. Nhìn văn hóa khoa cử như một hệ thống lỗi thời ...............................
2.2.1. Vạch trần những tệ lậu của chế độ giáo dục - thi cử........................
2.2.2. Phê phán tâm lý háo danh..................................................................
2.2.3. Chia sẻ tâm sự của những nho sinh “nổi loạn”................................

2.3. Tiếp cận văn hóa khoa cử để chuyển vị cảm giác thẩm mỹ...............
2.3.1. Đi tìm cái đẹp thuần túy của “ta” để đối chọi với cái lai căng........
2.3.2. Đi tìm những giá trị tinh thần để đối trọng với xã hội kim tiền
.............................................................................................................
2.3.3. Xây dựng một “mỹ học hoài cựu” để khẳng định cá tính sáng
tạo........................................................................................................


6
Chương

3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA KHOA CỬ THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ 1930 - 1945................
3.1. Kết hợp óc tưởng tượng phong phú với tinh thần khảo cứu công
phu.......................................................................................................
3.1.1. Biểu hiện của sự kết hợp.....................................................................
3.1.2. Ý nghĩa của sự kết hợp ......................................................................
3.1.3. Các phương thức kết hợp ................................................................
3.2. Yếu tố tự truyện....................................................................................
3.2.1. Những nhân vật như là hóa thân của tác giả..................................
3.2.2. Những trải nghiệm cá nhân được tiểu thuyết hóa..........................
3.2.3. Những độ gián cách khác nhau giữa tác giả và thực tại trong
tác phẩm............................................................................................
3.3. Vấn đề xử lý ngôn ngữ.........................................................................
3.3.1. Phục sinh lớp từ cổ............................................................................
3.3.2. Đan xen giữa ngôn ngữ của bản thân sự kiện và ngôn ngữ
đánh giá sự kiện...............................................................................
3.3.3. Trang trọng, u hoài và giễu nhại trong hình thức ngơn ngữ.........

KẾT LUẬN..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................


7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chế độ khoa cử Việt Nam gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc
trong suốt gần một nghìn năm qua. Bất cứ triều đại phong kiến nào muốn kén
chọn người tài giúp nước đều dùng đến khoa cử. Trong Bài kí Đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, tiến sĩ Thân Nhân Trung đã viết:
“Hiền tài là ngun khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng
thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn
kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Như vậy khoa cử có một vai
trị đặc biệt quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Con đường tiến thân của
kẻ sĩ trong nền giáo dục Hán học lúc bấy giờ khơng ngồi con đường dùi mài
kinh sử, lều chõng đi thi để mong có ngày vinh quy bái tổ, làm rạng danh gia
đình, dịng họ. Nhưng kể từ khi kết thúc khoa thi cuối cùng đến nay, phần lớn
người ta khơng cịn biết gì đến khoa cử nữa.
Để lưu giữ những giá trị tinh thần của dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều học giả Việt Nam ở trong và ngồi nước đã dày cơng nghiên cứu, biên
khảo những cơng trình về lịch sử giáo dục khoa cử qua các triều đại. Riêng ở
lĩnh vực sáng tác văn chương, chúng ta không thể không kể đến những tác
phẩm của Ngô Tất Tố như Lều chõng, Trong rừng nho, Chu Thiên với Bút
nghiên, Nhà Nho, Nguyễn Tuân với tập Vang bóng một thời... Tuy sáng tác
theo những khuynh hướng văn học khác nhau nhưng các nhà văn này đã có
cơng lớn trong việc dựng lại một cách sống động về văn hóa khoa cử của một
thời. Họ đã có những đóng góp lớn cho lịch sử văn hóa và cho văn học.
Văn hóa khoa cử qua cái nhìn của một số nhà văn Việt Nam giai đoạn

1930 -1945 là đề tài giúp chúng ta có thêm những hiểu biết sâu sắc về vấn đề
học hành, thi cử, đời sống, nếp sống sinh hoạt của Nho gia một thời. Mặt khác


8
viết về cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có một cách thể hiện riêng, một
quan điểm và một thái độ riêng về quá khứ văn hóa của dân tộc “một đi
khơng trở lại”. Việc tìm hiểu đề tài này còn giúp người đọc phát hiện ra giá trị
cũng như vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Khoa cử Nho học ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nền
khoa cử độc lập của Việt Nam chính thức ra đời từ thế kỉ XI, đời Lí Nhân
Tơng. Từ lâu đã có nhiều nhà sử học quan tâm ghi chép và nhiều nhà nghiên
cứu, biên khảo văn hóa dày cơng tìm hiểu, khảo cứu về chế độ giáo dục và
thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc. Gần đây, về đề tài
nghiên cứu này, có thể kể một số tác phẩm đáng chú ý như: Khoa cử và giáo
dục Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Nxb Văn hóa Thơng tin, 1993; Nho học
ở Việt Nam - giáo dục và thi cử của Nguyễn Thế Long, Nxb Giáo dục, 1995;
Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Nguyễn
Đăng Tiến, Nxb Giáo dục, 1996; Giáo dục, khoa cử và quan chế ở Việt Nam
thời phong kiến, thời Pháp thuộc của Nguyễn Công Lý... Các học giả, các
nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn hóa khoa cử nước nhà đều có một tâm
huyết là lưu giữ những điều tốt đẹp trong nền văn hóa Việt, để cho đời sau
biết đến khoa cử là gì, cách tổ chức thi cử thời phong kiến, thời Pháp thuộc
ra sao, cách chấm thi, lễ xướng danh, yết bảng như thế nào,... Có những
cơng trình nghiên cứu cơng phu, thời gian biên soạn lâu dài như Lối xưa xe
ngựa (2 tập), Đại lược về khoa cử (2 tập) của Nguyễn Thị Chân Quỳnh (Việt
kiều sống lâu năm ở Pháp). Bà đã khái quát một cách chính xác về chế độ
khoa cử Việt Nam xa xưa qua nhiều triều đại, với nhiều bức ảnh quý liên
quan đến khoa cử trong quá khứ như nghiên bút, ống quyển, lều chõng,

quang cảnh trường thi, cảnh xướng danh khoa thi, ảnh thí sinh 60 tuổi
trường Hà Nam khoa Nhâm Tý (1912),...


9
Như vậy ở lĩnh vực biên khảo lịch sử đã có nhiều cơng trình rất đáng
q. Cịn ở văn học, các nhà văn đã nhìn về khoa cử theo cách riêng với
những ưu thế riêng của văn chương. Lều chõng, Trong rừng nho của Ngô Tất
Tố, Bút nghiên của Chu Thiên, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân là
những tác phẩm tiêu biểu về đề tài khoa cử trong nền giáo dục Hán học. Bên
cạnh giá trị văn học, những tác phẩm này cịn có giá trị tư liệu lịch sử quý.
Tuy nhiên việc tìm hiểu, đánh giá một cách tồn diện về giá trị các tác phẩm
này chưa có những cơng trình nghiên cứu lớn. Sách Từ điển tác phẩm văn
xi Việt Nam của Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên), Nxb Giáo dục 2006 đã
tóm tắt nội dung từng tác phẩm, đánh giá khái quát giá trị mỗi tác phẩm. Cuốn
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 của nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình
Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hồnh Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức, Nxb
Giáo dục, 1999 cũng có những bình luận chung về tác phẩm Lều chõng của
Ngơ Tất Tố, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.Vũ Ngọc Phan trong Nhà
văn hiện đại đã đánh giá khá đầy đủ những thành công cùng một số khuyết
điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của Lều chõng (Ngô Tất Tố), Bút
nghiên, Nhà nho (Chu Thiên), Vang bóng một thời (Nguyễn Tn). Cịn trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, 1981, Nguyễn
Đăng Mạnh đã nhận xét, bình luận nhiều vấn đề về quá trình sáng tác, giá trị
của các tác phẩm cũng như những bài học bổ ích rút ra từ cuộc đời hơn bốn
mươi năm cầm bút của Nguyễn Tn. Nhà phê bình đã nói đến “mỹ học hồi
cựu”, nói đến cốt cách kẻ sĩ trong tác phẩm Nguyễn Tuân và những nhân vật
mà ông ưu ái. Điều này giúp chúng tơi có những hiểu biết thêm về mẫu hình
nhân cách nhà nho, những con người đã từng được đào tạo nơi “cửa Khổng
sân Trình”. Đó là biểu hiện của văn hóa khoa cử xưa.

Ở lĩnh vực nghiên cứu các tác giả Ngơ Tất Tố, Nguyễn Tn, đã có khá
nhiều bài viết, cơng trình đi sâu tìm hiểu các phương diện khác nhau trong thế


10
giới nghệ thuật của họ. Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu
khám phá về Lều chõng, Trong rừng nho, Vang bóng một thời theo góc nhìn
mà luận văn của chúng tơi lựa chọn.
Có thể nói những tác phẩm về nền giáo dục khoa cử thời phong kiến
của Ngô Tất Tố, Chu Thiên và Nguyễn Tuân đều là sản phẩm sáng tạo của
những nhà văn tài hoa, có vốn sống, vốn văn hóa phong phú cũng như vốn
kiến thức lịch sử uyên thâm. Họ đều là những nhà Nho hay xuất thân từ gia
đình có dịng dõi khoa bảng. Những tác phẩm ấy là những chiêm nghiệm về
khoa cử, về văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng hướng về quá khứ nhưng
mỗi người một cách viết, một tâm sự riêng với thời cuộc.
Trên cơ sở tìm hiểu thêm những nguồn tài liệu về giáo dục khoa cử
Việt Nam, đặc biệt là qua sáng tác của một số nhà văn Việt Nam giai đoạn
1930 - 1945, chúng tơi muốn góp phần nghiên cứu về vẻ đẹp cũng như giá trị
văn hóa khoa cử mà các tác phẩm để lại.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tơi là
sự thể hiện văn hóa khoa cử thời trung đại trong một số tác phẩm văn xuôi tự
sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Văn hóa khoa cử qua cái nhìn của Ngơ Tất Tố với Lều chõng (1939),
Trong rừng nho (1945); Chu Thiên với Bút nghiên (1941), Nhà nho (1942);
Nguyễn Công Hoan với Thanh đạm (1943), Nguyễn Triệu Luật với Bốn con
yêu và hai ơng đồ (1943), Nguyễn Tn với Vang bóng một thời (1940),...
Chúng tôi cũng khảo sát tác phẩm Nho phong (1928) của Nhất Linh để có

thêm cứ liệu khẳng định các luận điểm khoa học.


11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó có văn hóa
khoa cử là một nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn xuôi 1930 - 1945.
4.2. Phân tích những góc độ tiếp cận chính đối với văn hóa khoa cử
thời trung đại trong văn xuôi tự sự 1930 - 1945
4.3. Làm sáng tỏ nghệ thuật thể hiện văn hóa khoa cử thời trung đại
trong văn xuôi tự sự 1930 - 1945
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu vận dụng
các phương pháp sau đây: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so
sánh, phương pháp loại hình,...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ văn hóa khoa cử thời trung đại qua
cách chiếm lĩnh nghệ thuật của các nhà văn thời kỳ 1930 - 1945 như Ngô Tất
Tố, Chu Thiên, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tuân...
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp người đọc có thêm hiểu biết
mới về các nhà văn đã quen thuộc và có thêm căn cứ để khẳng định mối quan
hệ mật thiết giữa văn hóa và văn học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Văn hóa truyền thống Việt Nam - nguồn cảm hứng lớn
trong văn xuôi tự sự 1930 - 1945
Chương 2. Những góc độ tiếp cận văn hóa khoa cử thời trung đại
trong văn xuôi tự sự 1930 - 1945
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện văn hóa khoa cử thời trung đại trong

văn xuôi tự sự 1930 - 1945


12
Chương 1
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NGUỒN CẢM HỨNG LỚN
TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ 1930 - 1945
1.1. Những tình huống sáng tạo đặc thù của văn học Việt Nam
1930 -1945
1.1.1. Cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học đang được đẩy mạnh
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa, đạt được những thành tựu
phong phú, rực rỡ với một nhịp độ phát triển hết sức nhanh chóng. Đây là thời
kì văn học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tồn bộ tiến trình phát triển
của lịch sử văn học nước nhà. Nó vừa kế thừa những tinh hoa truyền thống
văn học dân tộc trong suốt mười thế kỉ, đồng thời vừa mở ra một thời kì văn
học mới - thời kì văn học hiện đại.
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám 1945 có thể chia làm ba chặng (hai thập niên đầu thế kỉ XX;
những năm 20 của thế kỉ XX; từ đầu những năm 30 đến Cách mạng tháng
Tám 1945). Như vậy văn học 1930 - 1945 là giai đoạn văn học mà sự hiện đại
hóa đã tiến lên một bước, đã “đồng bộ và toàn diện”, đã đạt tới độ kết tinh với
những thành tựu lớn. Điều này cũng có nghĩa là văn học 1930-1945 đã thể
hiện đầy đủ, trọn vẹn tính chất hiện đại của thời kì văn học hiện đại.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 đổi mới mạnh mẽ theo
hướng hiện đại hóa. Khái niệm hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm
cho văn học Việt Nam có tính chất hiện đại, có thể nhịp bước và hịa nhập với
nền văn học thế giới. Hiện đại hóa văn học đồng nghĩa với cách tân văn học,
với sự đổi mới văn học. Rõ hơn, hiện đại hóa là làm cho văn học vượt khỏi
phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại.



13
Từ đầu thế kỉ XX, hiện đại hóa văn học đã trở thành một yêu cầu khách
quan, tất yếu của lịch sử văn học. Sự hiện đại hóa văn học được diễn ra trên
những cơ sở, những điều kiện nhất định, nghĩa là hội đủ cả yếu tố nội sinh và
ngoại nhập. Yếu tố nội sinh là điều kiện xã hội, điều kiện tư tưởng cùng
truyền thống văn học, yếu tố ngoại nhập là những ảnh hưởng từ bên ngoài,
giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc. Cơng cuộc hiện đại hóa văn
học là một bộ phận của hiện đại hóa văn hóa. Nó khơng phải là một điều gì
đơn giản mà là cả một quá trình phức tạp, diễn ra liên tục khơng ngừng. Nó
vừa thuộc hình thức vừa thuộc nội dung của văn học.
Nhìn lại các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX, ta thấy ở chặng cuối này cơng cuộc hiện đại hóa đang được đẩy
mạnh.Văn học phát triển với một tốc độ nhanh chóng chưa từng có. Vũ Ngọc
Phan trong Nhà văn hiện đại đã khẳng định: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể
như ba mươi năm của người’’. Đây là giai đoạn hoàn tất q trình hiện đại
hóa văn học với nhiều cách tân trên mọi thể loại, đặc biệt là thơ, tiểu thuyết và
truyện ngắn.
Thơ ca phát triển mạnh với phong trào Thơ mới (1932- 1945). Thơ mới
thực sự là một cuộc cách mạng trong thơ ca tiếng Việt. Điều đó thể hiện ở sự
thay đổi tư duy thơ, thay đổi tổ chức đơn vị câu thơ và hệ thống thể loại.
Nếu văn học trung đại là phi ngã, uyên bác thì văn học hiện đại là hữu
ngã và dân chủ hóa ngày càng rõ nét. Thơ trung đại ít khi bộc lộ cái Tơi, cịn
Thơ mới tư duy dựa trên cái Tơi. Từ những năm bốn mươi của thế kỉ XX,
Hoài Thanh đã chỉ ra: tinh thần Thơ mới là cái Tôi cá nhân, “quan niệm cá
nhân”. Các nhà thơ mới huy động tối đa sự tự do, lắng nghe tâm thức chính
mình và ln tìm tịi những biểu hiện mới. Việc trực tiếp biểu hiện cái tôi cá
nhân đem đến cho Thơ mới sự chân thực và tạo nên nhiều phong cách riêng.
Thơ phá bỏ mọi ước lệ, công thức mà thể hiện rất tự nhiên thế giới tình cảm,



14
cảm xúc của con người. Tư duy thơ đi liền với sự thay đổi hình thức thơ. Thơ
mới chuyển từ câu thơ trữ tình điệu ngâm (thơ cổ điển) sang câu thơ trữ tình
điệu nói. Do vậy, nó tạo điều kiện giải phóng cá tính của nhà thơ, tạo nên “cái
mới về cảm xúc dựa trên cái tôi cá nhân’’ (Huy Cận). Về thể loại, Thơ mới
tiếp thu và cải biến các thể loại thơ truyền thống,ví dụ như thơ bảy chữ, lục
bát và sáng tạo thể thơ mới: thơ tự do.
Có thể nói, Thơ mới là một cuộc cách tân lớn về mặt thi ca, tạo cho thơ
chuyển hẳn sang một thời kì mới - thời kì hiện đại. Những thành tựu của Thơ
mới gắn với đội ngũ nhà thơ đông đảo, đa dạng, phong phú về phong cách
nghệ thuật như Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp,
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Đồn Văn
Cừ, Bàng Bá Lân,... đã góp phần làm cho nền thơ dân tộc ngày càng phong
phú. Trong mười năm phát triển, Thơ mới vận động trong thời gian hiện đại
hóa, ngày càng đi sâu vào hướng thể hiện nội tâm, khám phá thế giới tâm linh
với nhiều màu sắc khác nhau trong tiếp thu ảnh hưởng của nhiều khuynh
hướng thi ca. Thơ mới đã đưa nền thơ Việt Nam chuyển từ loại hình trung đại
sang loại hình hiện đại, tạo bước ngoặt lớn làm cho thơ Việt Nam hòa nhập
với thế giới. Mặt khác, Thơ mới đưa thơ xích lại gần truyền thống, phần nào
thực hiện mục tiêu đại chúng hóa trong thơ ca. Trong Thi nhân Việt Nam,
Hoài Thanh và Hoài Chân đã tuyển chọn 169 bài thơ hay của 46 tác giả. Thơ
văn của họ trở thành “độc nhất vơ nhị” (Hồi Thanh). Thơ mới đã làm một
cuộc cách mạng trong thi ca. Thành tựu mười năm của Thơ mới có thể ví
bằng một trăm năm của thế kỉ trước. Chính vì thế mà Hồi Thanh đã khơng
ngần ngại khi nói rằng: Thơ mới là “một thời đại trong thi ca”
Bên cạnh thơ, văn xi nghệ thuật phát triển phong phú chưa từng có
và đạt được nhiều thành tựu. Trước hết là về tiểu thuyết: nếu trong văn học cổ
điển, tiểu thuyết bị xem là chuyện đầu đường xó chợ thì đến thời hiện đại,



15
người ta quan tâm đến đời tư nhiều nên tiểu thuyết phát triển mạnh và trở
thành thể loại chính của văn học, chi phối các thể loại khác. Nó được xem là
“cỗ máy cái” của nền văn học hiện đại. Ngay trong nội bộ thể loại tiểu thuyết,
ta thấy có đủ mọi loại tiểu thuyết có thể có ở Pháp. Theo Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại (1942) có đến chín hình thức thể loại tiểu thuyết: tiểu thuyết
phong tục, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết ln lí, tiểu
thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội,
tiểu thuyết trinh thám.
Trước 1930 là giai đoạn hình thành, thể nghiệm của thể loại tiểu thuyết
văn xuôi tiếng Việt. Hồ Biểu Chánh là cây bút tiểu thuyết tiêu biểu giai đoạn
1900 - 1930 (với 64 tiểu thuyết) và Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách
được đánh giá là dấu son đầu tiên của q trình hiện đại hóa thể loại. Nhìn
chung tiểu thuyết trước 1930 cịn ít ỏi và có phần đơn giản. Đến những năm
ba mươi của thế kỉ XX, sự hiện đại hóa chín muồi về mặt thể loại mới thực sự
được khẳng định. Nhóm Tự lực văn đồn với những tác phẩm thành công của
Nhất Linh, Khái Hưng đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được xem là một cột mốc trong tiến trình tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, có những đóng góp khơng nhỏ cho việc đổi mới
văn học đương thời, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Đánh giá về thành tựu
của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, các nhà phê bình đã chỉ rõ những cái mới
trong nội dung tư tưởng cũng như đóng góp về mặt nghệ thuật. Tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn đã thể hiện một cách nhìn, một quan điểm nhất quán; khẳng
định và đề cao vị trí, vai trị của con người cá nhân. Họ đấu tranh đòi tự do cá
nhân, đòi tự do hôn nhân và chống lễ giáo phong kiến. Thực ra khát vọng tình
u tự do, hơn nhân tự do đã được phản ánh trong thơ trung đại với các sáng
tác của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái,... và
trong tiểu thuyết từ trước 1930 của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,...



16
Nhưng chỉ khi Tự lực văn đoàn ra đời, đề tài hơn nhân,tình u, gia đình mới
thực sự là đề tài lớn, có giá trị phản phong và nhân đạo sâu sắc. Các tác phẩm
của Nhất Linh như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đời mưa gió,... Hồn bướm mơ tiên,
Nửa chừng xn, Gia đình, Thốt ly, Thừa tự của Khái Hưng, Gánh hàng hoa
của Nhất Linh, Khái Hưng đã tập trung phản ánh khát vọng hạnh phúc cá
nhân, tự do hôn nhân, gia đình, đấu tranh cho quyền sống của người phụ nữ,
chống lại lễ giáo phong kiến,... Những tác phẩm của họ được thanh niên thành
thị đón nhận một cách sơi nổi, bởi nó đã nói hộ cuộc sống và tâm trạng của
thế hệ thanh niên mới, đáp ứng được thị hiếu của người đọc, những người có
trình độ học vấn cao được tiếp xúc với luồng gió mới từ văn hóa phương Tây.
Và cũng như một qui luật của sự vận động, phát triển không ngừng của
văn học, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng phản ứng với cái khuôn khổ, cái
đơn điệu của tiểu thuyết cũ. Những cách tân về tổ chức kết cấu tiểu thuyết và
nghệ thuật miêu tả tâm lý là những đóng góp lớn về nghệ thuật của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn. Nhân vật Tự lực văn đồn có thế giới nội nội tâm phong
phú, phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Bởi vậy tiểu thuyết loại bỏ kết cấu chương
hồi truyền thống mà tìm đến một kiểu kết cấu mới - kết cấu tâm lý hoặc phối
hợp giữa kết cấu theo trình tự thời gian truyền thống với kết cấu tâm lý.
Tiếp theo tiểu thuyết Tự lực văn đồn là những sáng tác có giá trị đưa
thể loại tiểu thuyết lên một đỉnh cao như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Đứa con của Đỗ
Đức Thu, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư và Sống mòn của Nam Cao.
Truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng.
Chưa bao giờ truyện ngắn lại phong phú với nhiều phong cách như thế: truyện
ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn trữ tình của Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; truyện ngắn phong tục của Tơ Hồi, Bùi Hiển,
Kim Lân, truyện ngắn của Nguyễn Tuân, Nam Cao,...



17
Ở chặng này, kịch nói tiếp tục phát triển. Tiêu biểu là các vở kịch của
Vi Huyền Đắc (Kim tiền), Đoàn Phú Tứ (Ngã ba), nhất là các vở kịch khai
thác đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng (Cột đồng Mã Viện, Vũ Như Tô).
Cùng với sáng tác văn học, lí luận, phê bình văn học cũng đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Những nhà phê bình lí luận như Thiếu Sơn, Hoài
Thanh, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan,... đã thúc đẩy nền văn học
phát triển.
Nhìn lại văn học 1930 - 1945, ta thấy công cuộc hiện đại hóa nền văn
học đang được đẩy mạnh. Chưa bao giờ văn học lại phát triển nhanh chóng
như vậy và đạt được những thành tựu to lớn. Sự đa dạng, phong phú về thể
loại văn học, đa dạng về phong cách, đa dạng về trào lưu tạo nên diện mạo
riêng của văn học nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Có
thể nói đây là mười lăm năm có ý nghĩa bản lề dường như khép lại thời kì văn
học trung đại để mở ra một cách rực rỡ thời kì văn học hiện đại.
1.1.2. Yêu cầu khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trở nên bức thiết
Khi đặt chân đến Đông Dương, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách
khai thác và bóc lột thuộc địa. Hậu quả là đời sống của nhân dân ngày càng
kiệt quệ, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc càng trở nên gay gắt. Đến năm 1945,
nước ta có hơn hai triệu người chết đói. Khơng những thế, thực dân, phát xít
cịn đầu độc nhân dân ta về văn hóa và thi hành chính sách ngu dân, dẫn đến
95% dân số mù chữ. Như một lẽ sống còn của dân tộc, yêu cầu khẳng định
bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn này càng trở nên bức thiết.
Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của
phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, mà
chủ yếu là văn hóa Pháp. Thực dân phổ biến văn hóa Pháp và chấm dứt ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc. Chế độ khoa cử bị hủy bỏ trong tồn quốc từ
năm 1919. Chữ Hán và chữ Nơm từ 1920 khơng cịn được sử dụng phổ biến



18
và cái cầu nối liền văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam cũng có nguy
cơ bị cắt đứt.
Thực dân Pháp thi hành chính sách kiểm duyệt, đàn áp sách báo tiến
bộ. Trong các nhà trường, ngoài việc truyền bá văn hóa Pháp, chính phủ thực
dân cịn tun truyền những tư tưởng duy tâm thần bí của phong kiến, tư
tưởng duy tâm siêu hình của tư sản. Cùng với chính sách ngu dân, Pháp thi
hành chính sách mị dân để ru ngủ nhân dân, đánh lạc hướng thanh niên, thu
hút họ vào các chợ phiên, các tiệm hút, tiệm nhảy, sịng bạc,... Chúng cịn
khơi phục tư tưởng hủ bại, cố bảo tồn những mê tín, những hủ tục, lễ nghi
phiền phức, cố kích thích những thói ăn chơi trụy lạc. Phóng sự Thanh niên
trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp, những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như Số
đỏ, Làm đĩ, Kĩ nghệ lấy Tây đã phản ánh rõ những kiểu sinh hoạt, ăn chơi đồi
trụy của thanh niên lúc bấy giờ.
Về mặt văn hóa, Nhật khi vào nước ta đã tung ra cái thuyết “Đại Đông
Á” nhằm mê hoặc mọi người, tìm cách phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản. Chúng mở ra các cuộc thi sáng tác trên đề tài đó. Tất cả những hành
động của chúng nhằm tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại Đông Á và tinh thần võ
sĩ đạo. Tuy nhiên chính sách văn hóa Nhật trong phạm vi năm năm khơng thể
lấn át chính sách văn hóa của thực dân Pháp. Chính sách kinh tế, chính trị,
văn hóa vơ cùng phản động của thực dân càng ngày càng nhào nặn xã hội
Việt Nam vào cái khn khổ có lợi cho chúng. Nền văn học nước nhà bị nơ
dịch hóa bởi những thủ đoạn, âm mưu xảo trá của thực dân. Văn học công
khai đứng trước bờ vực bế tắc. Nhưng đối lập với chính sách thâm độc của
bọn thống trị là vai trò của Đảng và cách mạng. Sự thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương năm 1930 ảnh hưởng quyết định đến tình hình chính trị, xã hội,
văn hóa, trong đó có cả văn học.
Song song với vai trò lãnh đạo các phong trào cách mạng, Đảng bao

giờ cũng coi văn hóa là một mặt trận đấu tranh cách mạng vô cùng quan


19
trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết của thời đại, Đề cương văn hóa Việt
Nam năm 1943 đã ra đời. Đề cương văn hóa Việt Nam do Trường Chinh,
Tổng bí thư của Đảng khởi thảo và đưa ra thông qua trong cuộc hội nghị Ban
thường vụ Trung Ương ở Võng La (Đơng Anh, Phúc n). Mặc dù ra đời
trong hồn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu
sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam nhưng Đề cương
văn hóa đã thâu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, trong điều kiện lúc đó của cách mạng
Việt Nam. Theo đó, cuộc vận động văn hóa tiến hành theo ba nguyên tắc: dân
tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Đây là nhân tố quan trọng làm cho nền
văn hóa nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng, chống lại
những âm mưu nơ dịch văn hóa của kẻ thù. Cũng năm 1943, Đảng đã tập hợp
nhiều văn nghệ sĩ yêu nước tiến bộ trong Hội văn hóa cứu quốc, một tổ chức
quần chúng nằm trong mặt trận Việt Minh do Đảng trực tiếp lãnh đạo.
Sau khi ra đời, nhất là từ những năm ba mươi trở đi, Đảng cộng sản
ngày càng có vai trị tích cực đối với nền văn hóa dân tộc. Mặt khác, Đảng và
cách mạng cịn bảo vệ và phát huy tính dân tộc và tính hiện thực của văn học.
Trước nguy cơ văn hóa nước nhà bị trói buộc và trấn áp, việc giữ gìn và
khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học càng trở nên bức thiết.
1.1.3. Vấn đề tự nhận thức về phương diện văn hóa nhằm hướng tới
hội nhập trở thành nhu cầu thường trực
Chặng đường mười lăm năm hồn tất q trình hiện đại hóa văn học
1930 - 1945 đã trải qua nhiều biến động phức tạp của lịch sử xã hội. Cùng với
yêu cầu khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học, vấn đề tự nhận
thức về phương diện văn hóa nhằm hướng tới hội nhập trở thành một nhu cầu
thường trực.

Cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào Việt Nam, đội
ngũ trí thức Tây học ngày càng đông đảo. Một thế hệ văn nghệ sĩ cầm bút sắt


20
ra đời có điệu sống mới, cảm xúc mới khác nhiều so với lớp thi sĩ Nho gia
trước đây. Họ được học tiếng Pháp, am hiểu văn hóa Pháp và được tiếp xúc
với nhiều luồng văn hóa mới trên thế giới. Những tư tưởng mới tiến bộ được
truyền bá từ sách báo tiếng Pháp đã làm thay đổi nhận thức khơng chỉ của
tầng lớp trí thức trẻ mà của cả những nhà nho yêu nước. Có thể nói sự gặp gỡ
với phương Tây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Sự tiếp xúc này làm thay
đổi hoàn toàn cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Về sự ảnh hưởng
của tư tưởng phương Tây, sách báo phương Tây đến tầng lớp trí thức, Hồi
Thanh nhận xét: “...sĩ phu nước ta từ xưa vốn chỉ biết có Khổng Tử, bắt đầu
dẫn Mạnh - đức - tư - cưu với Lư Thoa. Họ bắt đầu viết quốc ngữ, một thứ
chữ viết của người phương Tây. Câu văn của họ bắt đầu có cái rõ ràng, cái
sáng sủa của câu văn Tây. Những tư tưởng phương Tây đầy rẫy trên Đơng
Dương tạp chí, trên Nam Phong tạp chí, và từ hai cơ quan ấy thấm dần vào
các hạng người có học. Người ta đua nhau cho con em đến trường Pháp Việt,
người ta gửi con em sang tận bên Pháp,...” (Thi nhân Việt Nam).
Luồng gió mới của văn hóa phương Tây đã đem đến cho tầng lớp trí
thức Tây học những quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh, về cái đẹp. Họ là
những người trẻ tuổi, không bị ràng buộc gì với tư tưởng nho giáo, với mĩ học
cổ điển. Lớp nhà văn này có cơng lớn trong việc tạo nên một diện mạo mới
mẻ, đầy khởi sắc cho văn học. Văn học giai đoạn này bắt nhịp cùng với sự
phát triển của nền văn học các nước tiến bộ trên thế giới. Người ta đánh giá
cao những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những truyện vừa của Nhất Linh,
Khái Hưng, Nam Cao, những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nguyên
Hồng, Thạch Lam, tùy bút của Nguyễn Tuân.
Về góc độ văn hóa, giai đoạn này cũng phải nói tới sự giao lưu văn hóa

với các nước Châu Âu tạo nên lớp văn sĩ mới. Nhu cầu giao lưu văn hóa để
hướng đến mục đích canh tân nền văn hóa Việt Nam là một nhu cầu tất yếu


21
của sự vận động của xã hội. Nhu cầu đó thực sự đã diễn ra vào đầu thế kỉ XX
với vai trò phát động của các nhà Nho, các sĩ phu với phong trào Đông Du,
với sự cổ động học “Tân thư”, với chủ trương chấn hưng dân khí, nâng cao
dân trí,... Nhu cầu đổi mới đời sống văn hóa và đời sống văn học đã trở thành
nhu cầu chung của công chúng. Bản thân con người Việt Nam khi đứng trước
những đòi hỏi nhu cầu canh tân nền văn hóa, họ tự nhận thức về bản lĩnh văn
hóa dân tộc, đồng thời biết tiếp thụ những tinh hoa văn hóa thế giới và thời
đại. Từ việc tiếp xúc với văn hóa Pháp, người Việt đã biết cách biến văn học
Pháp, chữ Pháp và chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ nô dịch của thực dân thành
một phương diện có ý nghĩa quan trọng và hữu hiệu trong việc xây dựng nền
văn học Việt Nam hiện đại, hỗ trợ cho quá trình giao lưu và hội nhập của văn
học dân tộc vào quỹ đạo chung của văn học thế giới.
Suy cho cùng, sự ra đời của các trào lưu văn học giai đoạn 1930 - 1945
là tất yếu của sự vận động văn học. Nó phản ánh nỗi đau, nỗi bức xúc của các
nhà văn nhằm thoát khỏi sự nơ lệ về văn hóa. Văn chương dù có tiếp thụ cái
mới, cái hiện đại nhưng vẫn đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Khi nhận định về
khuynh hướng thơ mới, Hoài Thanh đã viết: “Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như
mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”. Tác giả Thi nhân Việt Nam muốn
nói đến sự ảnh hưởng, sự giao thoa văn hóa có tác động trực tiếp đến các nhà
thơ mới. Nhưng phong trào Thơ mới 1932 - 1945 dù hình thức thơ có được
thốt thai từ việc học tập thơ Pháp thì hồn dân tộc vẫn thấm thía trong từng
bài thơ với những phẩm chất khác nhau. Dù có hiện đại đến đâu thì những
thành tựu của Thơ mới cũng bám chặt vào cội rễ của truyền thống thơ ca, văn
hóa và tinh thần của dân tộc. “Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh
thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu

diệt. Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào
những gì bất diệt bảo đảm cho ngày mai” [53, 47].


22
Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc.
Cùng với sự gặp gỡ, giao lưu với văn hóa phương Tây, người Việt khơng chỉ
biết tiếp thu cái mới mà cịn tự cải tạo mình cho phù hợp với u cầu mới
nhưng khơng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Và như một lẽ tự nhiên, vấn
đề tự nhận thức về phương diện văn hóa nhằm hướng tới hội nhập đã trở
thành nhu cầu thường trực. Nền văn hóa của dân tộc (trong đó có văn học)
ngày càng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và hòa nhập với nhiều nền văn
hóa tiến bộ trên thế giới.
1.2. Cảm hứng về văn hóa truyền thống Việt Nam trong văn xi
tự sự 1930 -1945
1.2.1. Các sự kiện, nhân vật lịch sử với tư cách những thành tố của
văn hóa được làm sống dậy
Như một hệ quả tất yếu của chính sách đàn áp do đế quốc gây ra, xã hội
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng và bộc lộ
nhiều mâu thuẫn. Mặt khác, làn gió mới phương Tây thổi vào xứ thuộc địa
khiến cho mọi giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị mai một.
Đó là nỗi mất mát lớn, nỗi đau lớn của cả dân tộc. Là những người nghệ sĩ,
hơn ai hết, họ nhạy cảm với nỗi đau thời cuộc, cảm thấy bất lực cho thân phận
người dân mất nước. Trong số họ, có những người đã tìm về với những giá trị
truyền thống như một cách để phản ứng lại với xã hội lúc bấy giờ, tự tìm cho
mình một niềm an ủi tâm hồn trước hồn thiêng dân tộc.
Đối với thơ, ta thấy trong khi phần lớn các nhà thơ mới đều ảnh hưởng
văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, thơ mang cảm hứng phương
Tây hiện đại, có nhiều câu thơ mang dáng dấp thơ Pháp thì ta vẫn thấy xuất
hiện những hồn thơ mộc mạc, giản dị, trong sáng như Nguyễn Bính, Nguyễn

Nhược Pháp, Phạm Huy Thơng,... Thơ Nguyễn Bính “đã đánh thức người nhà
q vẫn ẩn náu trong lịng ta” (Hồi Thanh). Cái “hồn xưa của đất nước”


23
được sống dậy trong không gian quen thuộc của làng q Việt - khơng gian
văn hóa với những phong tục, tập quán mang màu sắc dân tộc, những nếp
sống dân dã, giản dị của người dân được gợi lên từ những đêm hát chèo,
những lễ hội. Hình ảnh làng quê trong thơ ông bao giờ cũng gắn với những
hàng cau, giàn trầu, dậu mồng tơi, hàng đỗ ván hay bến nước, con đị,...
Nguyễn Bính là “nhà thơ của tình q và hồn q” (Tơ Hồi).
Cùng hướng tầm mắt về q khứ nhưng thơ Nguyễn Nhược Pháp lại có
nét riêng với thơ Huy Thơng. Mặc dù góp mặt vào làng thơ chỉ có một tập thơ
duy nhất: Ngày xưa (1935) nhưng thơ ông đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng
người đọc. Thi sĩ đã ghi lại những cảnh sinh hoạt ngàn đời ở thôn quê, những
tập tục cổ truyền của dân tộc và thực sự “làm sống lại cả một thời xưa” - “một
thời xưa gồm những màu sắc tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh” (Hồi
Thanh). Thơ Huy Thơng lại có màu sắc hùng tráng, mơ màng. Bất lực với
hiện tại, thi nhân hay trở về dĩ vãng, sống lại trong không gian của những
huyền thoại (Giấc mộng Lê Đại Hành) và những mối tình lịch sử như mối tình
giữa Huyền Trân cơng chúa với tướng Trần Khắc Chung...
Đối với văn xuôi nghệ thuật, các nhà văn đã làm sống dậy những sự
kiện, nhân vật lịch sử bằng các tiểu thuyết lịch sử. Trong những năm hai mươi
và đầu những năm ba mươi của thế kỉ trước, tiểu thuyết lịch sử phát triển rất
nhanh với số lượng tác phẩm và tác giả ngày càng nhiều. Các cây bút nổi bật
là Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn
Tử Siêu, Phú Đức, Bửu Đình. Đến giai đoạn 1930 -1945, tiểu thuyết lịch sử
hiện đại xuất hiện trong dòng tư duy trở về với cảm hứng văn hóa truyền
thống của dân tộc, chống lại khuynh hướng Tây hóa khinh thị giống nịi. Tiêu
biểu cho dịng tiểu thuyết này là các tác gia Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai,

Nguyễn Huy Tưởng. Họ không chỉ là những người có tâm huyết và am hiểu
sâu sắc lịch sử dân tộc mà cịn có sức viết, sức sáng tạo dồi dào.


24
Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946) được các nhà phê bình và nhà văn
đương thời xếp vào bậc đàn anh trong thể loại tiểu thuyết lịch sử. Ông để
lại tám bộ tiểu thuyết: Hòm đựng người (1936), Bà chúa Chè (1938), Loạn
kiêu binh (1939), Ngược đường Trường Thi (1939), Chúa Trịnh Khải
(1940), Rắn báo ốn (1941), Thiếp chàng đơi ngả (1941), Bốn con yêu và
hai ông đồ (1943).
Lan Khai (1906 - 1945) là nhà văn có nhiều đóng góp cho lịch sử văn
học ở nhiều thể loại: tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết
tâm lí xã hội. Ông có số lượng tiểu thuyết lịch sử khá lớn, tiêu biểu là các tác
phẩm: Ai lên phố Cát (1937), Chiếc ngai vàng (1937), Cái hột mận (1937),
Người thù của mặt trời (1941), Trăng nước Hồ Tây (1942), Rỡn sóng Bạch
Đằng (1942),...
Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.
Ông là một nhà tiểu thuyết lịch sử, một cây bút chuyên sâu về đề tài lịch sử.
Trong số những sáng tác của ông, bộ tiểu thuyết lịch sử Đêm hội Long Trì
(1942) và An Tư (1944) là những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam
1930 - 1945.
Qua những tiểu thuyết lịch sử hiện đại, ta thấy mỗi nhà văn đều có ý
thức sâu sắc khi được mang trên mình trách nhiệm cao cả: “nhà chép sử bằng
văn chương” (Dương Trung Quốc). Họ không kể lại lịch sử, khơng “lịch sử
hóa tiểu thuyết” mà phát huy khả năng tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo nên
những bộ tiểu thuyết lịch sử có giá trị. Nếu như Nguyễn Triệu Luật ln đề
cao tính chất xác thực khi viết kí sự lịch sử thì Lan Khai lại thiên về lãng mạn
hóa, lí tưởng hóa hiện thực lịch sử qua những truyện tình éo le. Nguyễn Huy
Tưởng lại có cách viết khác. Ông dựa vào một dữ kiện lịch sử được ghi vài

dịng trong chính sử, tạo dựng nên tác phẩm với những nhân vật và sự kiện có
thật, với một văn phong lịch lãm, truyền cảm và thấm đẫm tinh thần nhân văn.


25
Đọc tiểu thuyết lịch sử 1930 - 1945, độc giả hiểu thêm những trang sử
oai hùng của dân tộc được sống dậy trong bối cảnh của thời Lý, thời Trần,
thời Lê,... Tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật trừ Thiếp chàng đơi ngả liên quan
đến thời kì cuối nhà Trần sang nhà Hồ, cuốn Rắn báo oán lấy bối cảnh triều
Lê, những tác phẩm khác đều lấy cái khung lịch sử là thời kì cuối cùng của
nhà Lê khi xã hội phong kiến lâm vào cảnh mục nát. Nhà văn có tài tái dựng
lại khơng khí xưa như thật với những chuyện li kì và những nhân vật đặc biệt.
Lan Khai trong Cái hột mận viết về thời Lí và lịch sử Thăng Long. Chiếc ngai
vàng lại gắn liền với bối cảnh triều Trần với những mưu mô hiểm sâu của
Trần Thủ Độ nhằm giành giật ngôi báu về tay nhà Trần. Ngồi ra, ơng cịn
viết về lịch sử thời Tây Sơn, thời Nguyễn. Còn Nguyễn Huy Tưởng thường
lấy bối cảnh lịch sử thành Thăng Long làm nguồn cảm hứng sáng tác, bởi vậy
ơng được giới phê bình gọi là “nhà Thăng Long học”. An Tư lấy bối cảnh
kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt thế kỉ XIII.
Nổi lên trên nền lịch sử ấy là mối tình lãng mạn của công chúa An Tư và
Chiêu Thành Vương Trần Thơng. Trong Đêm hội Long Trì, nhà văn dựa vào
các sự kiện lịch sử xảy ra dưới thời Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739 - 1782).
Trịnh Sâm say mê sắc đẹp của tuyên phi Đặng Thị Huệ mà bỏ bê cơng việc
triều chính, dẫn đến loạn kiêu binh kéo dài hàng chục năm. Với cốt truyện
lịch sử ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc: quyền uy và
nữ sắc; cái đẹp, cái thiện, cái ác; sự nhập thế của kẻ sĩ; cơng lí và thần
quyền... Vấn đề đặt ra trong tác phẩm đã vượt ra khỏi phạm vi đề tài, đó là
những vấn đề mn thuở của nhân sinh, thế sự.
Trên cái nền của các sự kiện lịch sử, những nhân vật chính sử qua sự
sáng tạo của người nghệ sĩ đã trở thành nhân vật tiểu thuyết. Chân dung của

họ hiện lên rõ nét từ ngoại hình, số phận, hành động cho đến tính cách, tâm lí.
Đó là những nhân vật anh hùng trong các sáng tác của Lan Khai: Lí Cơng


×