Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

NGHIÊN CỨU THU NHẬN LIPIT GIÀU AXIT BÉO HỌ EICOSANOIT TỪ RONG CÂU CHỈ VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AGAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Vũ Thị Oanh
NGHIÊN CỨU THU NHẬN LIPIT GIÀU AXIT BÉO
HỌ EICOSANOIT TỪ RONG CÂU CHỈ VÀNG
(GRACILARIA TENUISTIPITATA)
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AGAR
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Công nghệ Sinh học

Hà Nội, 2014
V
ũ

T
h


O
a
n
h


















*
















K
5
5


C
N
S
H

B
1
















*

















N
ă
m

2
0
1
4
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Vũ Thị Oanh
NGHIÊN CỨU THU NHẬN LIPIT GIÀU AXIT BÉO
HỌ EICOSANOIT TỪ RONG CÂU CHỈ VÀNG
(GRACILARIA TENUISTIPITATA)
TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AGAR
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Công nghệ Sinh học

Chương trình đào tạo: Chuẩn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Tất Thành
TS. Lê Hồng Điệp
Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng
của bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Quốc Long
– Viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã tạo điều kiện cho em
được thực tập tại Viện.
Em xin trân trọng cảm ơn ThS Lê Tất Thành, ThS Hoàng Thị Bích –
cán bộ Trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thiên nhiên – Viện
Hóa học các hợp chất thiên nhiên, các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, truyền
đạt những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Phòng Hóa sinh hữu cơ –
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, đã giúp đỡ và có những đóng góp quý
báu cho khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hồng Điệp – người thầy đồng
hướng dẫn em thực hiện khóa luận này; các thầy cô công tác tại Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Khoa.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn quan tâm chia sẻ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Vũ Thị Oanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AA : Arachidonic acid
EPA : Eicosapentaenoic acid
DAPA : Diaminopimelic acid
DGLA : Dihomo-γ-Linolenic acid
PG : Prostaglandin
PUFAs : Polyunsaturated fatty acids
GC : Gas Chromatography
GC-MS : Gas Chromatography - Mass Spectrometry
TLC : Thin Layer Chromatography
ECL : Equivalent Chain Lengths
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
MỤC LỤC
 1
 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1. SƠ LƯỢC VỀ RONG ĐỎ 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái học 3
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Một số thành phần hóa học chính trong rong đỏ 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RONG CÂU CHỈ VÀNG
(GRACILARIA TENUISTIPITATA) 7
1.2.1. Phân loại 7
1.2.2. Hình thái 7
1.2.3. Phân bố 8
1.2.4. Hình thức sinh sản 10
1.3. AGAR (HAY AGAR-AGAR) 10
1.3.1. Cấu trúc 10
1.3.2. Tính chất hóa lý và chất lượng của agar 11

1.4. LIPIT VÀ AXIT BÉO 15
1.4.1. Lipit 15
1.4.2. Các axit béo họ eicosanoit 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT 21
2.2.1. Dụng cụ 21
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 21
2.2.3. Hóa chất 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.3.1. Xác định hàm lượng nước, hàm lượng tro tổng số, các nguyên tố
vi lượng và kim loại nặng 22
2.3.2. Xác định hàm lượng lipit tổng có trong rong câu chỉ vàng 23
2.3.3. Xác định thành phần và hàm lượng các axit béo có trong lipit tổng
24
2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm kiềm đến
chất lượng agar 24
2.3.5. Kiểm tra chất lượng agar 25
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Hàm lượng tro, nước, các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong
rong 27
3.2. Hàm lượng lipit tổng 27
3.3. Thành phần và hàm lượng các axit béo trong dịch chiết lipit tổng 28
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm kiềm đến chất
lượng agar 31
3.5. Kết quả xác định hiệu suất thu agar và một số đặc điểm lý hóa và tồn
dư dung môi của sản phẩm agar 32
3.6. Quy trình kép thu nhận lipit chứa các axit béo họ eicosanoit và agar từ
nguyên liệu rong câu chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata 33
KẾT LUẬN 35

KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sản lượng rong câu nuôi trồng của các tỉnh Việt Nam 9
Bảng 2: Hàm lượng tro, nước và các nguyên tố vi lượng 27
Bảng 3: Thành phần và hàm lượng các axit béo trong dịch chiết lipit tổng
29
Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm kiềm đến chất lượng
agar 31
Bảng 5: Hiệu suất thu agar và đặc tính lý hóa của agar 32
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình ảnh rong câu chỉ vàng 8
A: Hình thái rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata 8
B: Mặt cắt ngang của G. tenuistipitata 8
Hình 2: Sinh sản hữu tính ở rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata 10
Hình 3: Cấu trúc phân tử agar: (A) Agarose; (B) Agarosepectin 11
Hình 4: Máy sắc kí khí GC 22
Hình 5: Máy cô quay chân không 22
Hình 6: Máy ly tâm 22
Hình 7: Cân phân tích 22
Hình 8: Phổ GC thành phần hàm lượng các axit béo 28
Hình 9: Tỷ lệ các axit béo trong rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata 30
Hình 10: Hàm lượng các axit béo 30
Hình 11: Phổ GC-MS kiểm tra dư lượng dung môi của agar 33
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú, có nhiều
nguồn gen quý hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong
những điều kiện tạo nên sự phong phú và giàu có ấy chính là vùng biển nhiệt
đới rộng và bờ dài hơn 3000 km bao bọc hết phía đông và phía nam đất nước.
Một trong những nguồn tài nguyên phong phú và giá trị là nguồn rong biển.

Tại biển Việt Nam đã phát hiện được hơn 1000 loài trong đó trên 800 loài đã
được định tên thuộc tất cả các bộ của các ngành rong đã được công bố trên
thế giới [21].
Trên thế giới, rong biển thuộc vào loại tài nguyên có giá trị về mặt kinh
tế và đã được khai thác từ nhiều năm nay để phục vụ cho những mục đích
khác nhau của nền kinh tế. Trong những giá trị về mặt kinh tế mà rong biển
mang lại, sản phẩm có giá trị nhất chính là các polysaccharit, fucodan, muối
khoáng Từ rong biển có thể tách các polysaccharit như: carrageenan, axit
alginic, agar… Trong đó agar là sản phẩm có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Chúng được ứng dụng nhiều trong đời sống do đó việc sản xuất agar đã được
nhanh chóng phát triển trên thế giới. So với các polysaccharit khác, agar có
giá trị thương mại lớn nhất.
Hiện nay, ở nước ta, ngành công nghiệp sản xuất agar còn ở quy mô
nhỏ, chưa chủ động trong công nghệ mà chủ yếu dựa theo các quy trình của
Trung Quốc nên trong quá trình sản xuất, để tăng chất lượng của agar, người
ta thường xử lý rong ở nồng độ kiềm cao (trên 20% ở các cơ sở sản xuất tại
Hải Phòng). Tuy nhiên, việc sử dụng nồng độ kiềm cao vừa làm các phân tử
polysaccharit mạch dài bị bẻ gẫy và tan vào dung dịch dẫn đến giảm hiệu suất
thu hồi agar, vừa làm tăng chi phí sản xuất, vừa ảnh hưởng đến chất lượng
agar thành phẩm nếu không xử lý hết toàn bộ và đặc biệt gây ô nhiễm môi
trường nước xung quanh khu vực sản xuất. Trong công nghiệp, việc nghiên
cứu các điều kiện để giảm lượng hóa chất cần dùng từ đó giảm chi phí sản
xuất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Mặt khác một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong nhiều loài rong câu
chi Gracilaria thuộc ngành rong đỏ (Rhodophyta) Việt Nam có chứa hàm
1
lượng cao các axit béo không no đa nối đôi đặc biệt là các axit béo họ
eicosanoit, chúng là tiền chất tổng hợp lên protagladin, thromboxan,
leukotrien trong cơ thể sống. Đây là các chất điều hòa sinh học có vai trò như
các hoocmon. Ngoài ra các axit béo này còn có vai trò trong việc điều trị các

bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm mãn tính (hen suyễn, khớp, vảy nến… ),
lão hóa, ung thư và liên quan đến sự phát triển của trẻ em từ 1-12 tuổi…[25].
Tuy nhiên các axit béo này thường bị loại bỏ trong giai đoạn xử lý kiềm của
quá trình sản xuất agar, đó là một sự lãng phí lớn.
Nghiên cứu phương pháp thu nhận các hoạt chất này và xác định ảnh
hưởng của việc thu nhận hoạt chất đến quá trình sản xuất agar theo phương
pháp truyền thống, từ đó so sánh chất lượng agar thu được. Thành công của
nghiên cứu này giúp gia tăng giá trị của nguyên liệu rong câu trong sản xuất
công nghiệp.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thu
nhận lipit giàu axit béo họ eicosanoit từ rong câu chỉ vàng (Gracilaria
tenuistipitata) trong quá trình sản xuất agar”.
Nội dung của đề tài bao gồm:
1. Xác định một số chỉ tiêu của nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình
sản xuất agar như: xác định hàm ẩm, hàm lượng tro tổng số, thành phần
các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng.
2. Chiết và thu nhận lipit tổng.
3. Xác định thành phần và hàm lượng các axit béo trong lipit tổng.
4. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ và thời gian ngâm kiềm đến chất
lượng agar.
5. Xác định hiệu suất, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm agar, kiểm tra tồn
dư của dung môi trong agar thành phẩm.
6. Đưa ra quy trình kép thu nhận lipit giàu các axit béo họ eicosanoit và
agar từ rong câu chỉ vàng Gracilaria tennuistipitata.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
2
1.1. SƠ LƯỢC VỀ RONG ĐỎ
1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái học
Rong đỏ hay còn được gọi là tảo đỏ Rhodophyta là những sinh vật
quang tự dưỡng thuộc một trong mười ngành rong trên thế giới. Chúng có lịch

sử phát triển hàng trăm triệu năm trên trái đất, bằng chứng của chúng được
tìm thấy trong những vỉa đá trên 500 triệu năm tuổi [16].
Ngành rong đỏ có xấp xỉ 500 chi với hơn 6000 loài khác nhau. Trong
đó phải kể đến những chi điển hình như: Porphyta, Gracilaria, Hypnea,…
[16]. Hầu hết rong đỏ đều là cơ thể đa bào, sinh sản chủ yếu bằng hai phương
thức sinh sản vô tính thực hiện bằng các bào tử và sinh sản hữu tính là các
noãn giao, chỉ có ít loài sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản hay các mầm hình
thành đầu nhánh [6]. Vách tế bào ở một số ít loài nguyên thủy là bằng cutin,
còn hầu hết là xenlulose, nhiều loài phía ngoài vách được phủ lớp keo, một số
loài phần gốc tản hoặc toàn bộ tản được phủ hay thấm CaCO
3
hoặc muối của
axit silic. Thể màu có hình đĩa, hình sao, hình que hoặc hình sợi. Sắc tố diệp
lục a, d, caroten α, β; xantophin – lutein và nhóm sắc tố biliprotein gồm hai
sắc tố phicoxian màu xanh lam và phicoerytrin màu đỏ. Màu của tản phụ
thuộc vào hàm lượng và tỷ lệ hai sắc tố này, thay đổi từ hồng đến tím thẫm
hoặc màu xanh lam. Cũng nhờ hai sắc tố này có khả năng hấp thụ ánh sáng
lục và tím, chúng có khả năng thâm nhập xuống lớp nước sâu nên rong đỏ
phân bố được khá sâu, có khi vài trăm mét. Sản phẩm đồng hóa là tinh bột tảo
đỏ, khác với tinh bột thường là khi tác dụng với iot cho màu đỏ chứ không
phải màu xanh. Nhiều loài trong cấu trúc tản có chứa agar là chất có đặc tính
quý, dùng làm nguyên liệu chế các bánh kẹo cao cấp, đặc biệt dùng cho môi
trường nuôi giữ, phân lập vi sinh vật, công nghiệp thực phẩm [6].
1.1.2. Phân bố
Các loài rong đỏ phần lớn phân bố ở vùng triều thấp ven bờ nước ấm
thuộc khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, có độ muối 10 – 30‰
,
chỉ có một
số ít sống ở vùng nước lợ hoặc đầm lầy, dọc những vùng nước ven bờ của các
con sông [5]. Rong đỏ chứa sắc tố phycoerythrin, giúp chúng quang hợp tốt

3
hơn các loài rong khác vì thế chúng có thể sống ở nhiều độ sâu khác nhau từ
vài mét đến 268m [6].
Ngược lại, ở những vùng bãi mềm thuộc các vùng ven biển hoặc vùng
cửa sông, nhất là những nơi trống trải, sóng mạnh số lượng rong giảm đi
nhiều do chúng thiếu chỗ bám hay do nền kém ổn định.
1.1.3. Một số thành phần hóa học chính trong rong đỏ
1.1.3.1. Polysaccharit
Polysaccharit là polyme của đường đơn (monosaccharit) liên kết với
nhau bằng liên kết glucozit. Chúng được sử dụng trong các sản phẩm như
chất ổn định, chất làm đặc, chất nhũ hóa, thực phẩm, thức ăn, đồ uống,…
Tổng số polysaccarit trong các loài rong biển chiếm khoảng từ 4-76% so với
trọng lượng thô tuỳ theo loài [12].
Các polysaccarit quan trọng trong rong biển là: carrageenan, agar,
agarose và axit alginic. Các polysaccarit tự nhiên này có cấu trúc mạng lưới,
là những nguồn dự trữ vô tận của rong biển. Ngoài chức năng làm vật liệu tạo
nên thành tế bào, các polysaccarit còn giữ nhiều chức năng khác quan trọng
đối với tế bào như trao đổi chất và bảo vệ tế bào nên chúng có độ bền cơ học
cao. Vì bản chất nêu trên, kết hợp với một số tính chất đặc biệt của chúng như
tạo gel ở nồng độ thấp (1%), độ nhớt cao rất dễ tạo màng, các polysaccarit
này được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành như: chế biến thịt, làm kẹo
bánh, làm thuốc đánh răng, dùng trong mỹ phẩm…
Ngày nay nhiều polysaccarit có nguồn gốc từ rong biển đang được
nghiên cứu để chế tạo các thực phẩm chức năng có tác dụng đào thải các kim
loại nặng và các chất phóng xạ, sản phẩm ổn định đường ruột, tăng cường sức
khỏe, đã có nhiều sản phẩm như vậy đang được lưu hành trên thị trường như:
Qivana Detox, Di Guard nano
1.1.3.2. Lipit
Lipit là một nhóm rộng của các các phân tử tự nhiên bao gồm chất béo,
sáp, sterols, vitamin tan trong chất béo (như vitamin A,D,E và K), monno-,

di-, triacylglycerol, diglycerit, phospholipit và những thành phần khác. Nhiều
4
nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học trong
lớp chất lipit của rong biển.
Sự quan tâm lớn nhất với các axit này là do chúng không chỉ tham gia
vào thành phần màng sinh học mà còn là tiền chất trong tổng hợp
prostaglandin, thromboxan các chất có vai trò điều hòa nhiều quá trình quan
trọng của tế bào.
1.1.3.3. Protein và axit amin
Protein là một hợp chất hữu cơ có phân tử khối lớn, có cấu tạo từ các
nguyên tố C, H, O, N,… Tùy theo từng loại protein khác nhau mà tỷ lệ % các
nguyên tố C, H, O, N trong phân tử có sự thay đổi [4,5,14].
Các nghiên cứu về hàm lượng protein trong rong biển còn rất ít. Theo
các công trình nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein của rong biển dao động
khá lớn, chúng không chỉ phụ thuộc vào thành phần loài mà còn phụ thuộc
vào quá trình phát triển và đặc biệt là điều kiện sống của rong. Hàm lượng
protein trong rong đỏ chiếm tới 10 – 40% khối lượng khô [14,15].
Trong các protein, enzyme là hợp chất quan trọng đối với rong biển.
Enzyme có chức năng điều chỉnh và kích thích các quá trình sinh học, ngoài
ra còn có ý nghĩa như là khóa định loại các loài rong. Những enzyme quan
trọng trong rong biển là hệ enzyme cố định nitơ và sinh tổng hợp α – ε
diaminopimelic axit (DAPA) [14].
Axit amin là đơn vị cơ bản cấu tạo nên protein. Đặc biệt quan trọng là
những axit amin không thay thế: Valin, Leusine, Isoleusine, Methyonin,
Threonine, Phenylalanine, Triptophan, Lysin. Người ta dựa vào hàm lượng
các axit amin không thay thế để đánh giá chất lượng protein [5]. Ở nước ta
các nghiên cứu sâu về thành phần, hàm lượng và các axit amin từ rong biển
còn ít thấy công bố.
1.1.4.4. Hàm lượng tro tổng số, các nguyên tố vi lượng, nước
Tổng lượng tro là chất vô cơ còn lại sau khi sinh vật bị tiêu hủy hết các

hợp chất hữu cơ ở nhiệt độ cao. Tuy không có giá trị cung cấp năng lượng
5
nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo các tế bào
và mô, trong việc duy trì các hoạt động và tổ chức trong cơ thể sinh vật.
Rong biển tích lũy hàng loạt các nguyên tố vi lượng với hàm lượng cao
như: K, Na, I
2
, Ca, Mg, S, Fe… ngoài chức năng tham gia vào thành phần các
chất hữu cơ quan trọng như: hoocmon, vitamin, enzyme. Chúng còn giữ vai
trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa, sinh lý. Chúng tham gia vào các
quá trình khử độc trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động thần kinh, tim mạch, nếu
thiếu sẽ sinh ra mệt mỏi…[4].
Hàm lượng nước của rong chiếm một tỷ lệ khá cao trong thành phần cơ
thể. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng này chiếm khoảng 80 – 90%.
1.1.4.5. Sắc tố
Sắc tố trong rong đỏ chủ yếu là chlorophyll, caroten, xantophyl – leutin
và nhóm sắc tố biliprotein [6].
• Chlorophyll.
Đây là nhóm sắc tố sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang
hợp vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng
lượng hấp thụ ấy thành năng lượng hóa học, trong khi đó các nhóm sắc tố
khác không làm được chức năng đầy đủ và trực tiếp như vậy. [17]
• Caroten
Caroten là nhóm sắc tố phổ biến nhất, chúng có mặt trong tất cả các
rong tảo, thực vật bậc cao và nhiều loại vi khuần quang hợp. Caroten đại diện
cho sắc tố quang hợp, bước sóng màu đỏ, cam hoặc vàng.
Các đặc tính chống oxy hóa của caroten trong rong cũng đã được chứng
minh. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy β – caroten có thể ngăn chặn sự
khởi đầu của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và mối tương quan giữa
chế độ ăn giàu caroten và giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh ung thư (β –

caroten, lycopene), cũng như các bệnh khoa mắt (lutein, zeaxanthin) [12].
• Phycobiliprotein
Nhóm sắc tố này rất quan trọng đối với rong tảo và các nhóm thực vật
sống ở nước. Nhóm sắc tố này ưa nước, trong tế bào chúng liên kết với
6
protein. Người ta đã xác nhận rằng: lượng ánh sáng do phycobiliprotein hấp
thụ được chuyển đến chlorophyll để sử dụng cho quá trình quang hợp với
hiệu suất cao [17].
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RONG CÂU CHỈ VÀNG
(GRACILARIA TENUISTIPITATA)
1.2.1. Phân loại
Giới: Thực vật Plantae
Ngành: Tảo đỏ Rhodophyta
Lớp: Florideophyceae
Phân lớp: Rhydymeniophycidae
Bộ: Gracilariales
Họ: Gracilariaceace
Chi: Gracilaria
Tên khoa học: Gracilaria tenuistipitata
1.2.2. Hình thái
Rong mọc thành bụi hoặc thảm dày, rong mịn, dài từ 30 đến 40 cm, có
màu đỏ bầm hoặc đỏ sáng. Thân trụ tròn, mảnh, đường kính thân 1,5- 3mm,
phân nhánh 2- 4 lần kiểu chuyền nhau, một bên hoặc đôi khi chẻ hai. Tất cả
chi nhánh đều hướng về hướng đỉnh. Gốc nhánh thắt nhẹ, hoặc hầu như
không thắt [7].
Ở lát cắt ngang thân, sự thay đổi kích thước rõ rệt từ vỏ vào thân. Ở
phần giữa của rong bao gồm: 12-13 lớp tế bào tạo thành hình tròn lớn có cùng
đường kính lên đến 350μm, với thành tế bào dày 5- 7 μm, tế bào bên ngoài
của tủy dần dần sát nhập lại với nhau thành 2- 3 lớp, gần vỏ các tế bào hình
trứng cao 30μm, dày 12- 15 μm. Các tế bào tủy kết hợp lại thành một khối,

hình tròn hoặc giống hình quả. Lớp vỏ gồm hai lớp tế bào dày 130- 150 μm.
Ngoài cùng là lớp tế bào cao 9- 15 μm, dày 3- 5 μm, trong khi bên trong
thường là một dạng phẳng, cao 8- 12 μm, dày 4- 6 μm. Thể bào tử nằm rải
rác trên bề mặt rong, có hình tròn, màu đỏ sẫm [6].
7
A B
Hình 1: Hình ảnh rong câu chỉ vàng
A: Hình thái rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata
B: Mặt cắt ngang của G. tenuistipitata
1.2.3. Phân bố
Chi rong câu Gracilaria được Greville xác lập năm 1830. Đến nay
toàn thế giới đã biết khoảng 150 loài, Trung Quốc có 24 loài, Nhật Bản: 17
loài, Malaixia: 5 loài; Đài Loan: 7 loài; Thái Lan: 12 loài; Phillipin: 17 loài;
Indonesia: 4 loài [3].
Thành phần loài rong câu Việt Nam: tổng kết các kết quả điều tra đến
nay cho thấy, ven biển Việt Nam đã tìm được 19 loài, 1 biến loài rong Câu.
Rong câu ở ven biển miền Bắc Việt Nam phân bố rất rộng rãi theo các
tỉnh và có sự sai khác khác lớn về sinh lượng theo mực thuỷ triều. Kết quả
nghiên cứu phân bố thẳng đứng của các loài rong câu miền Bắc (khu Quảng
Ninh) cho thấy, trên vùng triều cao (2,83 – 3,37 m) không có rong Câu. Ở
vùng triều giữa (1,34 – 2,83 m) có các loài G. tenuistipitata, G. tenuistipitata
(Chorda), G. tenuistipitata (Bursa pastoris). Trên vùng triều thấp (0,46 – 1,34
m) và vùng trên của vùng dưới triều tìm được G. arcuata, G. crassa, G.
tenuistipitata (Gigas), G. tenuistipitata (Chorda), Hòn Dấu – Đồ Sơn trên
vùng triều thấp thường có G.textorii, G. foliifera, G. hainanensis.
Mỗi loài rong câu có sinh lượng cao ở các mực triều khác nhau. Biến
loài G. tenuistipitata (Asiatica) cho sinh lượng ở 0 – 0,6 m, biến loài G.
tenuistipitata (Chorda) – 0,4 m.
Ở nước ta nguồn rong câu có giá trị khai thác nhiều hơn cả là những
loài sống trong vùng nước lợ, đồng muối, đầm phá. Đầm nước lợ được hình

thành do việc đắp đê bào trên các bãi triều với mục đích sản xuất tôm, cá tự
8
nhiên, bán thâm canh, hay thâm canh cải tiến. Trong đầm nước lợ có một số
loài rong lục, rong đỏ, trong đó rong câu thường gặp là rong câu chỉ vàng và
rong câu thắt. Trong đầm, rong câu có sinh lượng, mật độ, độ phủ cao hơn
ngoài bãi triều. Ví dụ mật độ (số lượng cá thể trên 1 m
2
) và độ phủ (phần trăm
diện tích rong) của rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata (Asiatia) ở đầm Phong
Cốc (Quảng Ninh) đạt 115 và 42% trong khi ở bãi triều chỉ đạt tương ứng là 9
và 15%. Rong câu chỉ vàng ở đầm Đình Vũ (Hải Phòng), 2 chỉ tiêu khá cao:
206 và 58%. Ở đầm Thái Đô (Thái Bình): 180 và 60%, đầm Bạch Long (Hà
Nam Ninh): 91 và 33%, đầm Xuân Lộc (Thanh Hóa) 117 và 28%, đầm Xuân
Hội (Nghệ Tĩnh): 114 và 15%. Rong câu trong đầm nước lợ các tỉnh phía bắc
Việt Nam phát triển tốt nhất vào tháng 4 – 5, từ tháng 7 trở đi, khi nhiệt độ bắt
đầu tăng cao, cộng với mưa lũ độ mặn giảm rong chết hàng loạt [3].
Sản lượng rong câu ở các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam bao gồm
nguồn lợi tự nhiên và nuôi trồng, trong đó phần lớn nguồn lợi rong câu miền
bắc Việt Nam từ nuôi trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình và Nam Định.
Bảng 1: Sản lượng rong câu nuôi trồng của các tỉnh Việt Nam
Tên tỉnh
Sản lượng năm ( tấn)
1993 2001 2004 2009
Quảng Ninh 2000 2000 6000 7000
Hải Phòng 1800 4500 18000 16500
Thái Bình 400 1000 12000 14000
Nam Định 440 1000 7000 8000
Thanh Hóa 560 500 3500 4000
Nghệ An 300 20 150 120

Huế 2000 40 200 500
Quảng Nam 250 10 50 80
Phú Yên 800 30 100 70
Bình Định 400 50 500 600
Khánh Hòa 200 20 50 80
Vũng Tàu 150 40 100 100
Tổng 9.300 10.828 47.700 51.050
9
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1.2.4. Hình thức sinh sản
Hình thức sinh sản của rong Gracilaria tenuistipitata cũng giống như
các loài khác thuộc chi rong đỏ Gracilaria. Chúng có hai hình thức sinh sản
chủ yếu là vô tính và hữu tính [6].
Sinh sản vô tính thực hiện bằng các bào tử, bào tử được hình thành
trong túi với bốn bào tử được gọi là tứ phân bào tử. Thể bào tử dạng 2n, trên
thể bào tử chỉ có cơ quan sinh sản vô tính. Sinh sản hữu tính là noãn giao.
Hình 2: Sinh sản hữu tính ở rong câu chỉ vàng G. tenuistipitata.
1.3. AGAR (HAY AGAR-AGAR)
1.3.1. Cấu trúc
Agar là một polysaccharit hầu như chỉ có trong rong đỏ. Payen (1859)
là người đầu tiên nghiên cứu loại polysaccharit này, đã mô tả công thức phân
tử của agar là (C
6
H
10
O
5
)
n
.

Trong những năm sau đó nhiều nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc agar đã
được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc cơ bản của một
agar là một polysaccharit được cấu tạo từ nhiều dime mỗi dime gồm β- D-
glactose và một 3,6 anhydro-α - L - glactose gọi là agarobiose (A) (thành
phần chủ yếu của agarose) hoặc một β- D- glactose và một 6- sunphate- α –
L- glactose gọi tiền tố agarobise (B) hay agaropectin . Các monome này được
10
nối với nhau qua liên kết glicozit (1-4) trong đó các dime được liên kết với
nhau bằng cầu nối (1-3). Agarose là thành phần quyết định tính chất tạo gel,
agaropectin là thành phần tạo nhớt cho agar [26].

Hình 3: Cấu trúc phân tử agar: (A) Agarose; (B) Agarosepectin
Agarose có cấu tạo mạch thẳng, trung tính, từ các gốc β D-
galactopyranose và 3-6- alhidro-L- galactose. Cả hai gốc có sự xắp xếp xen
kẽ. Độ bền các liên kết khác nhau. Liên kết α 1-3 dễ phân hủy bằng enzyme
tạo thành neo-agarobiose. Liên kết β 1-4 dễ thủy phân với xúc tác của axit và
tạo thành gốc agar- agarobiose. Agar- agarobiose làm cho agar-agar trong môi
trường nước có khả năng tạo gel.
Agaropectin có khả năng tạo gel thấp trong nước. Cấu trúc của nó đến
nay vẫn chưa xác định rõ. Chỉ biết rằng nó được tạo nên bởi sự xắp xếp xen
kẽ giữa D-galactose và L-galactose và chúng chứa tất cả các nhóm phân cực
trong agar.
1.3.2. Tính chất hóa lý và chất lượng của agar
1.3.2.1.Chất lượng của agar
Chất lượng của agar thương phẩm có thể được đánh giá theo hàm lượng
metoxyl, pyruvat, sunfat ảnh hường đến nhiệt độ đông, nhiệt độ tan và độ bền
của gel.
• Ảnh hưởng của nhóm chức đến tính chất hóa lý của agar:
11
Gốc sunfat: sự có mặt của este sunfat là phổ biến trong agar tự nhiên từ

rong biển. Việc thủy phân bằng kiềm thường được áp dụng trong phòng thí
nghiệm và trong quá trình sản xuất để chuyển L- glacstose 6- sunfat thành
dạng 3,6- anhydro-α- L- galactose, kết quả là tăng khả năng tạo gel của agar.
Mục đích của việc xử lý kiềm nhằm loại bỏ gốc sunfat, và nếu như nhóm
hydroxyl ở cacbon C3 ở trạng thái chưa liên kết và nhóm este sunfat ở vị trí
cacbon C6 của gốc α- L –galactopyrannose thì chúng sẽ chuyển thành dạng
3,6- anhydro-α- L- galactose bền hơn [18]. Sự thay đổi cấu hình ở trên dẫn
đến hình thành mạng lưới 3 chiều và khả năng tạo gel của dịch chiết agar
được tăng lên [25]. Vì vậy, tỷ lệ hàm lượng của 3,6- anhydro-α- L- galactose
trên L-galactose -6- sunfat sẽ là thước đo đặc trưng cho đặc tính tạo kết gel
của agar. Mặt khác nhóm sunfat liên kết ở những vị trí khác như C4, C6 của
gốc D-glactose thì nó thường bền với kiềm.
Hàm lượng sunfat trong agar cao liên quan đến độ đàn hồi và độ bền
của gel thấp. Sự hình thành gel bị cản trở hoặc là do sự có mặt của L-
galactose -6- sunfat có trong chuỗi xoắn; hoặc nhóm sunfat ở C2 của gốc
galactopyranose có liên kết 1,3 ức chế hình thành gel. Những nhóm sunfat
khác trong các vị trí còn lại ảnh hưởng tương tự đến sự tổ hợp của cấu trúc
xoắn kép bằng tương tác tĩnh điện.
Metoxyl: ở những điều kiện đã cho, nhóm metoxyl ảnh hưởng đến tính
chất gel của agar, ảnh hưởng đến nhiệt độ đông của dung dịch agar. Agar và
agaroit từ những mẫu rong khác nhau có nhiệt độ đông rất khác nhau. Đặc
biệt, mức độ metoxyl hóa trong những polyme agar từ rong biển chi
Gracilaria cao hơn một cách đáng kể so với agar từ các chi khác và sự khác
nhau đó được phản ánh trong nhiệt độ đông của agar. Trong thực tế, agar
được chiết từ những mẫu rong biển thuộc chi Gracilaria có nhiệt độ đông
trong khoảng 40-52ºC, trong khi agar được chiết từ rong biển chi Gelidium có
nhiệt độ đông trong khoảng 34-38ºC [20].
Axit pyruvic: sự thay thế các gốc liên kết ở vị trí 1,3 bằng nhóm
pyruvat tạo ra 4,6 –O- (1- cacboxyethylidene)-β-D-galactose có thể xem là
không ảnh hưởng đến độ bền của gel. Đây là điều dễ nhận biết, bởi nhóm

pyruvat không gây trở ngại đến những nguyên tử hydro của 3,6- anhydro-
12
glactose và không làm biến đổi đáng kể cấu hình của phân tử. Nhưng mặt
khác, điện tích âm của nhóm cacboxyl của axit pyruvic ảnh hưởng một cách
nhạy cảm đến những tính chất điện, đặc biệt là trong điện di gel.
1.3.2.2. Tính chất
• Tính tan
Tính tan: agar không tan trong nước lạnh, tan nhẹ trong ethanolamine, ở
trạng thái ẩm tan tốt trong nước lạnh 25ºC, khi sấy khô chỉ tan trong nước nóng.
• Khả năng tạo gel
Agar là một chất vô định hình, có khả năng tạo gel bằng cách hạ nhiệt
độ xuống 30-40°C và để làm tan chảy cần tăng nhiệt độ đến 90-100°C.
• Cơ chế tạo gel của agar
Agar là một keo ưa nước. Nếu đặt agar trong môi trường nước lạnh,
agar sẽ trương và hấp thụ một lượng nước lớn tạo thành bọng nước được phân
bố bên trong agar và mỗi tiểu phân agar trở nên tích điện trong lớp vỏ điện
tích âm. Các cấu tử hỗn hợp này sẽ phân chia pha: nước ở pha phân tán và
agar ở pha liên tục. Khi đưa nhiệt độ lên cao > 90°C, agar trở thành pha phân
tán và nước trở thành pha liên tục, lúc này sol gồm những tiểu phân mixen, ở
giữa những mixen là phân tử agar, khi hạ nhiệt độ xuống 30°C các hạt mixen
được bao bọc xung quanh một lớp nước liên kết lại tạo thành gel dẫn đến sự
phân bố lại điện tích trên bề mặt của những hạt mixen. Khả năng hình thành
gel thuận nghịch là đặc điểm làm cho agar có nhiều ứng dụng trong công
nghiệp và đời sống.
• Trọng lượng phân tử
Khả năng tạo gel cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng phân tử và sự
phân bố trọng lượng phân tử. Độ bền chắc của gel có mối tương quan rõ ràng
và chặt chẽ với trọng lượng phân tử. Dưới một giới hạn nào đó của trọng
lượng phân tử mạng lưới gel không thể hình thành và đến một giới hạn nào
đó, mạng lưới gel được hình thành, tạo khả năng hình thành gel độc lập với

trọng lượng phân tử. Hơn nữa, quá trình chuyển hóa sol – gel dễ bị lẫn lộn do
ảnh hưởng của sự phân bố trọng lượng phân tử, hoặc sự hình thành những
vùng giao điểm do ảnh hưởng tương tác của các mạch phân bố có chiều dài
13
khác nhau nhiều. Nghiên cứu đặc tính phân tử của agar từ Gracilaria cho thấy
trọng lượng phân tử của các polyme sau khi chiết nằm trong khoảng 40.000-
300.000 Dal [25].
1.3.2.2. Ứng dụng
Agar có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế:
 Trong ngành thực phẩm: agar làm dung dịch ổn định, tráng lắng cặn
trong nhà máy đồ hộp, tác dụng làm xốp trong nhà máy kem, để làm tăng độ
trong của rượu, làm xốp bánh mì, làm giấy bọc kẹo… Rong có nhiều chất
dinh dưỡng và không độc nên là món ăn quen thuộc của người dân ven biển
nước ta và nhiều nước trên thế giới. Agar được sử dụng trong thực phẩm nhờ
tính ổn định của nó và khả năng tạo sự đông đặc.
 Trong Y dược: agar làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn chế thuốc
nhuận tràng, chống táo bón làm vỏ bọc thuốc khó uống dùng làm phối liệu
chế thuốc viên, thuốc cao, làm khuôn răng, mắt giả, thuốc đông máu, chỉ khâu
vá trong phẫu thuật ngoại khoa, chất nhũ hóa trong khi làm dầu cá.
Agar dẫn đến giảm nồng độ đường trong máu. Chúng cũng ảnh hưởng
đến sự hấp thu tia cực tím, hoạt động chống khối u cũng được tìm thấy trong
một polysaccharit khai thác từ một vài loài Gracilaria sống trong vùng nước
lạnh dưới 10
o
C.
 Trong công nghiệp: agar dùng để hồ tơ lụa, vải sợi, dùng trong kỹ
thuật in, làm thuốc đánh răng, nghiên cứu hóa các chất dẻo, chất cao điện hóa
học, làm giấy chống ẩm, sơn nước thay cho keo xương, dùng trong phim ảnh.
 Trong nông nghiệp agar làm môi trường chế phân vi khuẩn (1kg agar
có thể chế phân vi khuẩn bón cho một ha lúa) hoặc làm môi trường chọn

giống các loài tảo đơn bào có giá trị kinh tế như Platymonas, Chlorella.
 Ứng dụng y sinh của agarose: agarose là một gel lý tưởng để khuếch
tán và di chuyển điện động của các biopolyme. Gel của nó là một phương tiện
chống đối lưu, kiểm soát ion. Agarose được sử dụng rộng rãi trong y sinh học
và công nghệ sinh học như: sắc kí, điện di agarose, miễn dịch, cố đinh
enzyme và tế bào.
14
1.3.2.3. Sản lượng
Hiện nay, hàng năm trên thế giới khai thác và sản xuất khoảng một
triệu tấn khô các loài rong chứa agar, và chế biến khoảng mười nghìn tấn agar
các loại với chất lượng khác nhau. Trong đó 28% sản lượng agar sử dụng
trong công nghệ sinh học, 14% công nghệ dược phẩm, 58% còn lại được sử
dụng chủ yếu để sản xuất các mặt hàng công nghệ thực phẩm và một số ngành
công nghiệp khác.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê hiện nay các cơ sở chế biến đã sử
dụng nguyên liệu đáng kể, khoảng 5.100 tấn rong khô, chiếm 77% tổng sản
lượng cả nước, phần còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc ở dạng nguyên liệu
thô, nên giá xuất khẩu còn thấp khoảng 6000-6700 đ/kg khô. Các cơ sở sản
xuất agar ở Việt Nam tập trung phần lớn ở Hải Phòng và Thái Bình, quy trình
sản xuất hầu như đều tương tự nhau, chỉ khác nhau ở công cụ sản xuất [3].
1.4. LIPIT VÀ AXIT BÉO
1.4.1. Lipit
Tên gọi “lipit” xuất phát từ tiếng Hi Lạp “lipos” có nghĩa là chất béo.
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong
nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, chloroform,
benzen, ete dầu hỏa, toluen… chúng có độ nhớt cao và thường không bay hơi
ở nhiệt độ thường [12].
Lipit là thành phần cấu tạo quan trọng của màng sinh học, là nguồn
nhiên liệu dự trữ quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể [12].
Lipit thường được chia thành hai nhóm chính: lipit đơn giản và lipit

phức tạp. Lipit đơn giản là este của axit béo và ancol, bao gồm triacylglycerol
(dầu, mỡ thực vật), sáp, steride. Lipit phức tạp: trong phân tử của chúng ngoài
axit béo và ancol còn có các thành phần khác như: gốc axit phosphoric,
cholin, saccharit, bao gồm: glycerophospholipit, glyceroglucolipit,
spingophospholipit, spingoglucolipit [12].
Trong các lớp chất có hoạt tính sinh học cao từ rong biển thì lipit được
nghiên cứu khá nhiều do trong thành phần của chúng có có chứa nhiều axit
15
béo không no nhiều nối đôi (Polyunsaturate fatty axits- PUFAs), các axit này
được xác định như một thành phần đặc trưng của rong biển. Chính các axit
béo PUFAs này là những chất thể hiện hoạt tính sinh học của lipit, trong đó
quan trọng nhất là các axit béo họ omega3 (hay n-3) và họ omega6 (hay n-6),
điển hình là axit arachidonic (AA) và axit eicosapentaenoic (EPA)[1,2,9,11].
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu các chất có hoạt tính
sinh học trong lớp chất của rong biển:
Những kết quả thu được về lipit và axit béo của Khotimchenko S. V,
Svetashev (1991) đã xác định được thành phần các axit béo của một số loài
rong đỏ. Đáng chú ý là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit arachidonic
(AA). Khi nghiên cứu về thành phần axit béo ở rong đỏ Lovern (1985) đã
tìm được các loại axit béo không no C20 và C22 tương đương với động vật
biển về số lượng.
Các tác giả Orcutt D.M & Pattrson (1975); Monero (1979), Benamotz
A (1985); Yuvera (1984); Volkman J.K. (1989 -1993); Aknin M (1992) đã
nghiên cứu thành phần và hàm lượng các axit béo có hoạt tính sinh học trên
các đối tượng tảo biển : Diatoms, Eustigmatophytes, Crytomonads,
Rhodophytes; Prasinophytes, Chlorophytes, Prymnesiophytes. Những kết quả
này cho thấy một số nhóm rong có axit béo không no nhiều nối đôi từ C16-
C22, còn có nhóm rong Diatoms và Dinoflagetates có hàm lượng axit béo
EPA cao.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng hàm lượng

lipit tổng cũng như thành phần và hàm lượng axit béo tự do ở các loài rong
chịu ảnh hưởng bởi nguồn dinh dưỡng, điều kiện tự nhiên: khí hậu, nhiệt độ,
độ sâu…
Tại Việt Nam đây là một hướng nghiên cứu mới và có nhiều tiềm năng
bởi thành phần các loài rong biển rất đa dạng, sản lượng lớn.
1.4.2. Các axit béo họ eicosanoit
Eicosanoit là các axit béo mà phân tử gồm 20 nguyên tử các bon liên
kết với nhau bởi các liên kết hoá học, trong phân tử của chúng có nhiều nối
16
đôi Các eicosanoit được chia thành 4 nhóm chính là prostaglandin,
prostacyclin, thromboxan và leukotrien [10].
Các eicosanoit có chức năng sinh học quan trọng, chúng không được
lưu trữ trong các tế bào, nhưng được tổng hợp theo yêu cầu khi tế bào nhận
được kích thích và sau đó được các enzyme chuyển hóa và bất hoạt. Các yếu
tố kích hoạt quá trình sinh tổng hợp eicosanoit gồm các chấn thương cơ học,
các cytokine, yếu tố kích thích khác thậm chí có thể là một eicosanoit từ một
tế bào lân cận. Nếu tốc độ tổng hợp lớn hơn tốc độ thoái biến sẽ làm tăng quá
mức nồng độ các eicosanoit trong tổ chức mô và chúng gây ra các tác dụng có
hại, chúng đóng vai trò quan trọng trong các bệnh tự miễn, trong đó điển hình
là bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hen và tim mạch.
Tiền thân quan trọng để tổng hợp nên các eicosanoit là các axit béo có
20 cacbon như: 8, 11, 14-eicosatrienoic (dihomo-γ-linolenic (DGLA) hoặc
20:03 (n-6)), 5, 8, 11, 14, 17-eicosapentaenoic (EPA hoặc 20:05 (n-3)),5, 8,
11, 14-eicosatetraenoic (arachidonic (AA) hoặc 20:04 (n-6))
Axit eicosapentaenoic
Axit eicosapentaenoic (EPA) được chỉ ra là có cấu tạo như sau:
EPA là một axit không no với mạch gồm 20 nguyên tử cacbon, 5 nối
đôi dạng cis, nối đôi đầu tiên ở vị trí omega 3. Khối lượng phân tử : 302,451
g/mol.
Nguồn EPA thường được tách chiết từ các loài cá sống ở vùng nước

lạnh: cá trích, cá thu, cá mòi, cá mòi dầu… các loại rong tảo biển. Nó cũng
được tìm thấy trong sữa mẹ [10].
EPA thu hút sự quan tâm đặc biệt như một loại thuốc quan trọng trong
việc đề phòng và điều trị tim mạch, làm giảm quá trình viêm, nó có hiệu quả
trong điều trị một số bệnh ung thư và có thể làm chậm quá trình tăng trưởng
của các khối u [10].
17
Axit arachidonic
Axit arachidonic (AA) được chỉ ra có công thức cấu tạo như sau:
AA là một axit không no với mạch gồm 20 cacbon, bốn liên kết đôi ở
dạng cis, liên kết đôi đầu tiên ở vị trí omega 6. Khối lượng phân tử: 307,47
g/mol, khối lượng riêng: 0,922 g/ cm
3
.
AA là thành phần chính của các phospholipit trong màng của tế bào
não, cơ bắp và gan. Nó được xem là tiền chất của protaglandin, protacydin,
thromboxan và leukotrien và sẵn có trong mỡ động vật với hàm lượng cao
(dạng phospholipit là chủ yếu). AA thường được phân lập từ lipit của gan,
trứng của các loài cá biển [10].
Prostaglandin
Prostaglandin (PG) là những nhóm các axit béo không no, dẫn chất của
axit prostanoic, gồm 20 nguyên tử cacbon (họ Eicosanoit) có cấu trúc tương tự
nhau nhưng có hoạt tính sinh học khác nhau. Ngày nay người ta đã biết đến với
hơn 20 loại PG, chúng được chia thành các loại A, B, C, D, E, F, G và H.
Các PG được tổng hợp để dùng ngay tại mô, nồng độ rất thấp chỉ
khoảng vài nanogam/gam mô. Chúng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, phạm vi
tác dụng sinh lý rất rộng lớn có vai trò như một chất trung gian hóa học của
quá trình viêm và cảm nhận đau, ngoài ra còn có tác dụng sinh lý ở các mô
riêng biệt (còn gọi là hooc môn tổ chức).
18

×