Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.52 KB, 39 trang )


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.......................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thương mại quốc tế..............................3
1.1.1. Khái niệm của Thương mại quốc tế................................................3
1.1.2. Đặc điểm của Thương mại quốc tế.................................................3
1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại......................................4
1.2.1. Khái niệm........................................................................................4
1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại...........................................6
1.2.2.1. Trung gian tài chính................................................................6
1.2.2.2. Tạo phương tiện thanh toán....................................................7
1.2.2.3. Trung gian thanh toán.............................................................8
1.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại............9
1.3.1. Khái niệm và điều kiện về hoạt động Thanh toán quốc tế..............9
1.3.1.1. Khái niệm................................................................................9
1.3.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế của NHTM trong TMQT......10
1.3.1.3. Điều kiện hoạt động TTQT....................................................12
1.3.2. Các phương thức TTQT chủ yếu của NHTM..............................17
1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).................................17
1.3.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu...........................................19
1.3.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary
Credit)................................................................................................21


1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng TTQT...................................23
1.3.3.1. Doanh số hoạt động TTQT....................................................24


1.3.3.2. Tỷ trọng thu từ TTQT so với tổng thu nhập của ngân hàng...24
1.3.3.3. Thị phần hoạt động TTQT.....................................................24
1.3.3.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM cung cấp.25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT................................25
1.4.1. Nhân tố chủ quan..........................................................................25
1.4.1.1. Nhân tố con người.................................................................25
1.4.1.2. Chính sách đối ngoại của ngân hàng....................................25
1.4.1.3. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng.......................26
1.4.1.4. Một số nhân tố chủ quan khác...............................................26
1.4.2. Nhân tố khách quan.......................................................................27
1.4.2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại
thương nói riêng của một nước..........................................................27
1.4.2.2. Chính sách quản lý ngoại hối................................................28
1.4.2.3. Sự biến động của tỷ giá hối đoái...........................................29
1.4.2.4. Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng......30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – HỘI SỞ CHÍNH
............................................................................................................... 31
2.1. Tổng quan về SHB..............................................................................31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB....................................31
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB – Hội sở chính thời gian
qua...........................................................................................................33
2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của SHB – Hội sở chính........................33
2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn tại SHB – Hội sở chính........................35
2.1.2.3. Tình hình tín dụng tại SHB – HSC........................................38


2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB........................42
2.2.1. Quy định về Thanh toán quốc tế...................................................42
2.2.2. Quy trình thực hiện các phương thức TTQT chủ yếu tại SHB.....45

2.2.2.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền..........................................45
2.2.2.2. Quy trình thanh toán L/C......................................................47
2.2.2.3. Quy trình thanh toán nhờ thu................................................49
2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SHB.............................51
2.2.3.1. Thực trạng hoạt động ...........................................................51
2.2.3.2. Đánh giá về hoạt động TTQT tại SHB..................................58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.................................................70
3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động TTQT của SHB – HSC.....70
3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động TTQT....................................72
3.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ TTQT.........72
3.2.2. Thiết lập và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngoài ....73
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu
hút khách hàng đến với ngân hàng..........................................................74
3.2.4. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế....77
3.2.5. Một số giải pháp khác...................................................................80
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................82
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan...........................82
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................84
KẾT LUẬN...........................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................87


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 2008.......................34
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng lợi nhuận SHB 2006 - 2008.......................34
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động 2006 – 2008......................35
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 2006 – 2008.............36
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008..................................39
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008..........39

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay SHB 2006 - 2008.....41
Bảng 2.5: Kết quả doanh số toàn hàng của SHB 2006 - 2008.............52
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động chuyển tiền của SHB – HSC 2006 - 2008
............................................................................................................... 53
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu tại SHB 2006 - 2008
............................................................................................................... 54
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động thanh toán TDCT
tại SHB – HSC 2006 -2008....................................................................55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMQT : Thương mại quốc tế
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
XNK : Xuất nhập khẩu
SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
TMCP : Thương mại cổ phần
HSC : Hội Sở Chính
TDCT : Tín dụng chứng từ
TTQT : Thanh toán quốc tế

Khóa luận tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế
tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo điều kiện hết
sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Với chủ
trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã đặt hoạt động thương mại quốc tế lên
hàng đầu và coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế và

tăng cường mối quan hệ quốc tế của mình.
Đóng góp không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt
động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò là hết sức
quan trọng. Đặc biệt, đối với các ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế là
mắt xích trong việc chắp nối và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của
Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân
hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn
ngoại tệ.
Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại có
cơ sở khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát
triển ổn định trong môi trường cạnh tranh. Do đó, việc kiện toàn và nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là yêu cầu thường xuyên và bức thiết
đối với mỗi ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung.
Trong quá trình thực tập tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà
Nội, em nhận thấy thanh toán quốc tế được ngân hàng xem là một trong

Khóa luận tốt nghiệp 2
những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong những
năm qua, hoạt động TTQT của SHB đã được chú trọng phát triển, đóng góp
một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung của ngân hàng, song bên
cạnh đó vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém cần được khắc phục. Bởi vậy,
việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội
sở chính là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình là: “Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội”.
Kết cấu khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động Thanh toán quốc tế tại

Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Hà Nội – Hội sở chính
Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB
– Hội sở chính
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Lê Thanh Tâm đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

Khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm của Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (TMQT) là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc
trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.
TMQT là một trong những hoạt động chính và cơ bản của quan hệ kinh
tế quốc tế. TMQT ra đời từ rất sớm, ban đầu đó chỉ là sự trao đổi hàng hóa
đơn thuần giữa các thương gia mang quốc tịch khác nhau. Nguồn gốc của nó
liên quan đến việc giảm chi phí sản xuất, mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa
sản xuất dựa trên cơ sở lợi thế so sánh.
Trong thế giới hiện đại, TMQT giữ vai trò hết sức quan trọng và cần
thiết cho việc thực hiện chuyên môn hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao trong nền
công nghiệp hiện đại. Có thể nói hiện nay, TMQT giữ một vị trí trung tâm
trong quan hệ kinh tế quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm của Thương mại quốc tế
TMQT có những đặc điểm nổi bật khác với thương mại trong nước
những điểm cơ bản sau:
Một là, TMQT là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Hàng hóa có thể di chuyển từ nước này qua nước khác. Nhưng khái niệm này

cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi mua bán hàng hóa cho người nước
ngoài đang sinh sống ở một quốc gia cũng có thể coi là hoạt động xuất khẩu.
Hai là, tham gia vào TMQT là những người có quốc tịch khác nhau, tuy
nhiên khái niệm này cũng không chính xác tuyệt đối vì trong điều kiện hiện

Khóa luận tốt nghiệp 4
nay, ở các nước trên thế giới, để phân biệt TMQT và kinh doanh trong nước,
người ta sử dụng yếu tố lãnh thổ, nơi cư trú hoặc trụ sở thay vì yếu tố quốc
tịch.
Ba là, đồng tiền thanh toán trong TMQT là ngoại tệ đối với một bên hoặc
cả hai bên.
Trong thời đại ngày nay, không có nền kinh tế quốc gia nào có thể tồn tại
độc lập mà bắt buộc phải tham gia TMQT. Hoạt động TMQT bao gồm những
hoạt động sau:
 Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc, thiết
bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng).
 Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát
minh sáng chế, phần mềm vi tính dịch vụ lắp đặt, chuyển giao công nghệ, du
lịch,…).
 Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.
 Tái xuất khẩu (nhập hàng rồi xuất sang nước thứ 3, hoặc chỉ thực hiện
các dịch vụ vận tải quá cảnh, lưu kho bãi, bảo quản…).
 Xuất khẩu tại chỗ như cung cấp hàng hoá dịch vụ cho ngoại giao
đoàn, khách du lịch quốc tế…
1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Ngày nay, sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của hệ thống tài chính ngân
hàng. Có thể xem ngân hàng là mạch máu quan trọng của nền kinh tế. Một
nền kinh tế mạnh đồng nghĩa với một hệ thống ngân hàng vững mạnh, và một

nền kinh tế trì trệ, kém phát triển một phần bởi hệ thống ngân hàng yếu kém.

Khóa luận tốt nghiệp 5
Trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong
những ngân hàng ra đời từ rất sớm, tầm khoảng cuối thế kỷ 18. Ban đầu đó là
những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi, dịch
vụ bảo quản và cho vay vàng bạc cổ xưa. Ngày nay, các NHTM đã có những
bước tiến vượt bậc so với xuất xứ ban đầu, với nghiệp vụ kinh doanh phong
phú và cơ cấu tổ chức rộng lớn, …
Theo www.saga.vn, NHTM được định nghĩa là tổ chức tín dụng thực
hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng, đó là huy động và cho vay vốn.
NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm
vào nơi khan hiếm. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh một
hàng hóa đặc biệt là “vốn – tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất
cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM.
Hoạt động của NHTM phục vụ mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân
chúng, mọi loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
Theo PGS.TS Phan Thị Lưu Hà, giáo trình “Ngân hàng thương mại”,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 “Ngân hàng thương mại là các tổ chức
tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997 ban hành ngày 12/12/1997 thì
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó tổ chức
tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo luật này và các quy
định khác của pháp luật liên quan để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng
và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.


Khóa luận tốt nghiệp 6
Tóm lại, qua các khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại đã được
đề cập ở trên, ta có thể khái quát lại như sau: “ NHTM là doanh nghiệp đặc
biệt, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, thông qua hoạt động tín
dụng, thanh toán, tiết kiệm… nhằm mục đích chính là đáp ứng nhu cầu về
vốn của dân cư để thu lợi nhuận.
1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Trung gian tài chính
Có thể nói, đây là chức năng cơ bản nhất của NHTM, thể hiện tầm quan
trọng của nó đối với nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian
tài chính bằng cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội nhằm mục đích
kích thích quá trình luân chuyển vốn để tái sản xuất mở rộng, đồng thời đưa
tiết kiệm đến với đầu tư trên phạm vi toàn xã hội.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là chuyển tiết kiệm thành đầu tư thông
qua sự tiếp xúc giữa hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Đó là
những cá nhân, tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, cần bổ sung vốn và những
cá nhân, tổ chức thặng dư chi tiêu, có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại của hai loại
cá nhân và tổ chức này hoàn toàn độc lập đối với ngân hàng. Điều tất yếu là
tiền sẽ chuyển từ nhóm những người tiết kiệm sang nhóm những người đầu
tư. Nhưng quan hệ tín dụng trực tiếp này bị giới hạn do ràng buộc về quy mô,
thời gian, không gian… Từ đó nảy sinh trung gian tài chính. Trung gian tài
chính làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó khuyến khích tiết kiệm,
đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư, từ đó cũng khuyến khích
đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp được người tiết kiệm và đầu tư, giải
quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp bằng cách sử dụng kĩ thuật
nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch.

Khóa luận tốt nghiệp 7
Hầu hết lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của ngân hàng bằng
cách chỉ ra sự không hoàn hảo của hệ thống tài chính. Chẳng hạn các khoản

tín dụng và chứng khoán không thể chia nhỏ để tất cả mọi người đều có thể
mua thì ngân hàng cung cấp dịch vụ, nhằm chia nhỏ chứng khoán đó thành
những khoản nhỏ hơn, phục vụ cho hàng triệu người.
Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận các khoản vay, cho vay rủi ro và phát
hành chứng khoán ít rủi ro để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính
bởi khả năng thẩm định tốt thông tin, từ đó có thể đánh giá và lựa chọn các thị
trường, công cụ mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhất cho cả khách hàng và ngân
hàng.
1.2.2.2. Tạo phương tiện thanh toán
Tiền - vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán.
Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo
phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy
nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương
tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang
nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền
kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền
giấy.
Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng
tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát
hành (in) tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ Tài chính là ngân hàng Trung
ương. Từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giấy bạc của
riêng mình.

Khóa luận tốt nghiệp 8
Trong điều kiện phát triển nhanh toán qua ngân hàng, các khách hàng
nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể
chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu.
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó,

bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện
thanh toán.
Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các
khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở
cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả
thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng
khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới.
1.2.2.3. Trung gian thanh toán
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay của hầu hết
các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị
hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm
chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán khác
nhau như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp
mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách
hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua
Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ
thanh toán qua các ngân hàng càng đạt được hiệu quả cao khi qui mô sử dụng
công nghệ đó càng được mở rộng. Bởi vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua
ngân hàng thường được các nhà quản lý áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức
thanh toán được chuẩn hóa đã góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán,
không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng
trên thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập góp phần làm

Khóa luận tốt nghiệp 9
tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung
tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế.
1.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm và điều kiện về hoạt động Thanh toán quốc tế
1.3.1.1. Khái niệm
Trong thời đại hiện nay, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia bao gồm

nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kĩ thuật…
nhưng trong đó quan hệ kinh tế vẫn chiếm vai trò chủ đạo và là cơ sở cho các
quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng
phát triển, nhu cầu chi trả và thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác
nhau càng tăng, từ đây hình thành hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), mà
ngân hàng là cầu nối giữa các bên. Hoạt động TTQT ra đời, trở thành một
trong những dịch vụ quan trọng nhất trong mảng kinh doanh đối ngoại của
NHTM.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, giáo trình “Thanh toán quốc tế và tài
trợ ngoại thương”, NXB Thống kê, 2007 thì TTQT được định nghĩa là việc
thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với
tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông
qua quan hệ ngân hàng của các nước liên quan.
Nếu chỉ đề cập đến các quan hệ thanh toán phát sinh trong lĩnh vực kinh
tế và tài chính ta có thể định nghĩa TTQT như sau:
TTQT là việc chi trả các nghĩa vụ yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các
quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc
tế, giữa các hãng, giữa các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một

Khóa luận tốt nghiệp 10
chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức
chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.
TTQT giữ chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại. Nó
được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước
và ngân hàng thương mại được nhà nước giao cho độc quyền làm công tác
thanh toán này. Do vậy, các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải
thông qua ngân hàng. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn, ứng
dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự an toàn và hiệu quả đối với NHTM và các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1.3.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế của NHTM trong TMQT
TTQT là khâu then chốt cuối cùng khép kín một chu kỳ mua bán hàng
hóa hay trao đổi dịch vụ. Việc thanh toán tiền hàng được nhanh chóng, chính
xác, an toàn là đảm bảo giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa -
tiền tệ giữa người mua - người bán. Về mặt kinh doanh, thanh toán tiền hàng
thể hiện chất lượng kinh doanh, nói lên hiệu quả kinh tế về tài chính trong
hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với NHTM, TTQT thể hiện những vai trò quan trọng như sau:
Một là: TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị trường.
Khách hàng tìm đến ngân hàng với mong muốn được thỏa mãn các nhu
cầu về dịch vụ tài chính. Trong điều kiện hiện nay, buôn bán kinh doanh, du
lịch, đầu tư,… đã vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, nhu cầu TTQT đối với
các cá nhân, tổ chức ngày càng lớn hơn. Mặt khác, trong cuộc cạnh tranh gay
gắt giữa các ngân hàng, việc đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng
là một trong những mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến, nhằm thu hút
khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.
Hai là: TTQT tạo khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận.

×