Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên Đại học kinh tế Quốc Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.86 KB, 63 trang )

-1-
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 3
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.6 THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 6
1.6.1 Thu thập dữ liệu 6
1.6.2 Phân tích dữ liệu 7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM 9
2.1 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG 9
2.2 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG MỀM 9
2.3 VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN 11
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 15
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN
17
3.1 QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ SỰ CẦN
THIẾT CỦA KỸ NĂNG MỀM 17
3.1.1 Quan điểm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về mức độ
quan trọng của kỹ năng mềm 17
3.1.2 Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về hậu quả
của việc thiếu đi kỹ năng mềm 21
-2-
3.1.3 Các kỹ năng mềm quan trọng theo đánh giá của sinh viên Đại
học Kinh tế Quốc dân 25
3.2 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ


QUỐC DÂN 30
3.2.1 Thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường 30
3.2.2 Thực trạng hoạt động tự trau dồi kỹ năng mềm của sinh viên. .36
3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 40
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN 44
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN 47
4.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ TRƯỜNG VỀ VAI TRÒ CỦA KỸ
NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN 47
4.1.1 Về quan điểm 47
4.1.2 Về định hướng 47
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 48
4.2.1 Về phía nhà trường 48
4.2.2 Về bản thân sinh viên 53
4.2.3 Về mặt chủ trương, chính sách 53
KẾT LUẬN 55
PHỤ LỤC 57
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI ĐIỀU TRA 57
PHỤ LỤC 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐIỀU TRA 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
-3-
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sinh viên Việt Nam được các tổ chức tuyển dụng đánh giá là những người
chăm học, có kiến thức, vững vàng về chuyên môn của mình. Nhưng tại sao
vẫn tồn tại một số lượng lớn sinh viên khi ra trường vẫn thất nghiệp hoặc có
việc làm nhưng khả năng thích ứng với công việc thấp? Vậy điều họ thiếu là
gì? Theo đánh giá từ các nhà tuyển dụng thì vấn đề mà đa số sinh viên Việt

Nam gặp phải đó là thiếu kỹ năng mềm. Hiện nay, sinh viên mới chỉ chú
trọng trong việc học tập, tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành trên giảng
đường mà bỏ qua việc trang bị cho mình các kỹ năng mềm cần thiết cho công
việc tương lai. Điều này cũng xuất phát một phần từ lỗ hổng của hệ thống
giáo dục - chú trọng vào đào tạo kiến thức, không quan tâm nhiều tới việc tạo
ra môi trường và cơ hội để sinh viên có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của
kỹ năng mềm. Với thực trạng như vậy, khi sự cạnh tranh của các ứng viên
tuyển dụng ngày càng khốc liệt, yêu cầu của các nhà tuyển dụng ngày càng
cao, cần những con người làm việc hiệu quả thì việc sinh viên phải tự trang bị
cho mình các kỹ năng mềm trước khi ra trường được xem như là điều tất yếu,
là một lợi thế so với các ứng viên khác, và do đó dần xuất hiện nhu cầu được
học, trau dồi kỹ năng mềm đối với mỗi sinh viên. Đối với một trường đại học
đào tạo các ngành về kinh tế như trường đại học Kinh tế Quốc dân thì sinh
viên lại càng cần bổ sung kỹ năng mềm, không chỉ trên lớp mà còn thông qua
các hoạt động ngoại khóa. Để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu này của sinh viên,
nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải đi vào nghiên cứu với đề
tài :“NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cụm từ “kỹ năng mềm” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây cho
thấy nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của nó đã được nâng lên.
Thực tế, đã có những đề tài nghiên cứu về sự nhận thức của sinh viên và nhu
-4-
cầu học của sinh viên đối với kỹ năng mềm. Có thể kể đến như đề tài “Khảo
sát kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương mại” của nhóm sinh viên
Đinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan. Hay đề tài
“Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt
nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội
dung”, TS. Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng (Khoa Quản Lý Công Nghiệp –
Đại Học Bách Khoa Tp.HCM) cũng đã đề cập tới vai trò quan trọng của kỹ

năng mềm đối với sinh viên ra trường. Bên cạnh những đề tài nghiên cứu
chính thức, cũng có nhiều bài viết trên các báo điện tử đề cập tới vai trò kỹ
năng mềm đối với sinh viên Việt Nam, nhu cầu học tập của họ.
Trường đại học Kinh tế Quốc dân là một ngôi trường đào tạo hàng đầu cả
nước trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu
thì chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về nhu cầu đào tạo kỹ năng
mềm của sinh viên trường. Do vậy việc thực hiện nghiên cứu đề tài này là cần
thiết.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này sẽ nghiên cứu nhu cầu hiện tại trong năm học 2012-2013 của
sinh viên chính quy trường đại học Kinh tế Quốc dân về việc đào tạo kỹ năng
mềm và thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong trường hiện nay. Sau đó, các
giải pháp ngắn hạn và dài hạn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo để thỏa
mãn nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên sẽ được đề xuất.
Cụ thể, đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ tìm hiểu các kỹ năng mềm nào
là cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên của trường đại học Kinh
tế Quốc dân nói riêng. Tiếp theo đó, bài viết sẽ nêu lên thực trạng đào tạo kỹ
năng mềm tại trường đại học Kinh tế Quốc dân thông qua đánh giá của sinh
viên; và họ đã tự trang bị các kỹ năng này cho bản thân như thế nào. Bài viết
cũng sẽ nghiên cứu nhu cầu hiện tại của sinh viên đối với việc đào tạo các kỹ
năng này ngay trong trường học. Cuối cùng, bài viết sẽ nêu ra một số giải
pháp sơ bộ nhằm nâng cao việc đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của
sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân.
-5-
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung chính vào vấn đề là nhu cầu đào tạo kỹ năng
mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay. Để có được cái nhìn
tổng quan cho đối tượng này, bài viết cũng tìm hiểu các vấn đề có liên quan
như: quan niệm về kỹ năng mềm của sinh viên, thực trạng đào tạo trong nhà

trường về kỹ năng mềm, việc tự trang bị kỹ năng mềm của sinh viên như thế
nào. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên đang theo học
tại trường đại học Kinh tế Quốc dân.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra đối với các sinh viên khóa 51, 52, 53,
54 của các hệ học: hệ chính quy dài hạn, hệ liên kết nước ngoài, hệ tiên tiến
chất lượng cao đang theo học tại trường trong năm học 2012 - 2013. Điều tra
cũng sẽ tiến hành tại hai giảng đường chủ yếu của trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đó là: khu giảng đường chính (giảng đường A, B, C, D, D2, B2) và
khu giảng đường tại trường Phổ thông Dân lập Phương Nam (giảng đường
Phương Nam 1 và Phương Nam 2).
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên thực tế có nhiều cách thức nghiên cứu, nhưng trong phạm vi của bài
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra
chọn mẫu. Bởi phương pháp điều tra này có những ưu điểm nhất định, phù
hợp với điều kiện của nhóm nghiên cứu. Điều tra chọn mẫu thay thế cho điều
tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra lớn, nội dung điều tra cần
thu thập nhiều chỉ tiêu, thực tế ta không đủ kinh phí và nhân lực để tiến hành
điều tra toàn bộ, hơn nữa nếu điểu tra toàn bộ sẽ mất quá nhiều thời gian,
không đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê.
-6-
1.6 THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1.6.1 Thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra và phỏng
vấn. Quan sát là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ
hành động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên
cứu. Trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng, điều tra sẽ
được tiến hành theo các bước sau:
• Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ra 8 sinh viên đại học Kinh tế Quốc
dân để phỏng vấn về các vấn đề cần có trong bảng hỏi. Sau đó tổng

hợp, chọn ra những ý kiến được nhắc đến nhiều nhất. Đồng thời, nhóm
cũng quan sát thực tế để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên để tiến hành xây dựng bảng hỏi. Cụ
thể, nhóm nghiên cứu đã quan sát thái độ học tập của sinh viên trên lớp,
trong những buổi thảo luận nhóm, giờ thảo luận, trong các lớp học kỹ
năng mềm mà các bạn sinh viên tham gia. Nhóm nghiên cứu cũng tiến
hành quan sát những hoạt động ngoại khóa mà các bạn sinh viên tham
gia như các hoạt động của đoàn trường, của các câu lạc bộ trong và
ngoài trường, các buổi hội thảo về kỹ năng mềm cho sinh viên cũng
như quan sát thái độ của các bạn sinh viên với những khóa học về kỹ
năng mềm trong và ngoài trường để biết mức độ quan tâm của các bạn
sinh viên đến việc rèn luyện kỹ năng mềm.
• Sau đó, nhóm nghiên cứu lập ra bảng hỏi dựa trên những vấn đề đã
được tổng hợp ở bước trên. Nhóm chọn ngẫu nhiên 20 sinh viên khác
để tiến hành điều tra thử, sau đó tiếp tục thu thập các ý kiến về cách đặt
câu hỏi trong bảng hỏi, cách thức hướng dẫn trả lời sao cho dễ hiểu,
phù hợp… Tiếp theo tiến hành điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp
• Tiến hành điều tra chính thức: nhóm nghiên cứu tiến hành phát bảng
hỏi điều tra ngẫu nhiên 400 sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân. Nhóm
đã phát bảng hỏi trong giờ ra chơi cho các lớp học ở cả hai khu vực:
khu giảng đường chính của trường (giảng đường A, B, C, D…) và khu
-7-
giảng đường ở trường Phổ thông trung học Phương Nam. Bên cạnh đó,
số lượng các phiếu hỏi cũng được phân chia cho các hệ chính quy dài
hạn, liên kết nước ngoài, tiên tiến chất lượng cao theo tỉ lệ số sinh viên
giữa các hệ này (theo niên giám thống kê trường đại học Kinh tế Quốc
dân năm 2012 đăng ngày 13/06/2012 trên trang web ).
Đồng thời, tỉ lệ sinh viên giữa các khóa cũng được chú ý để mẫu chọn
ra đại diện tốt cho tổng thể toàn bộ sinh viên trường đại học Kinh tế
Quốc dân. Bảng hỏi được phát ra vào thời điểm toàn bộ sinh viên

trường đã hoàn thành xong kỳ thi kết thúc học phần học kỳ III năm học
2012, do vậy tâm lý sinh viên cũng có phần thoải mái hơn, thuận lợi
hơn cho việc thu thập thông tin; thông tin được các sinh viên cung cấp
đầy đủ, ít bị nhiễu bởi các yếu tố ngoại cảnh.
• Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành mã hóa các câu trả lời của sinh viên
và đưa vào phần mềm thống kê. Trong bài nghiên cứu này, nhóm chọn
phần mềm Microsoft Excel Professional Plus 2010 làm công cụ thống
kê.
1.6.2 Phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh: So sánh kết quả giữa các khoá, So sánh trên thực
tế với lý thuyết. Phương pháp đánh giá: Dùng để đánh giá nhận thức cũng như
việc rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên nói chung. Phương pháp
tổng hợp phân tích: Tổng hợp ý kiến trả lời của các đối tượng phỏng vấn, phát
phiếu điều tra; Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan.
Sau khi có thông tin tổng hợp, sẽ tiến hành phân tích dựa trên những kết
quả đó. Dựa vào những phiếu điều tra đã thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ
tổng hợp lại các câu trả lời của các bạn sinh viên trong các phiếu điều tra. Từ
đó tính phần trăm và đưa ra kết luận về nhận thức của sinh viên đại học Kinh
tế Quốc dân về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, mong muốn rèn luyện
kỹ năng mềm của các bạn sinh viên cũng như môi trường và điều kiện tốt
nhất để phát huy kỹ năng mềm mà các bạn được học tập.
-8-
Bên cạnh đó, nhóm chủ yếu sử dụng các phương pháp diễn giải, phân
tích, so sánh để phân tích các số liệu thu được, đưa ra cái nhìn tổng quan nhất
về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
và nhu cầu đào tạo của các sinh viên này.
-9-
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG MỀM
2.1 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong

một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế. Nó là năng lực hay khả năng chuyên
biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để
giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết
nào tốt hơn 2 lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế
cuộc sống của cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm
sinh mà cá nhân sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như
thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ
khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc
sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị chỉ được hình thành trong
hoạt động công việc của một cá nhân.
Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ
năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào
tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, đa số kỹ năng mà
chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc
chúng ta được đào tạo. Và như thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta
trong cuộc sống là do 98% là do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ
năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng
ta.
2.2 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG MỀM
Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên
môn của ứng viên tuyển dụng mà một điều quan trọng nữa mà các ứng viên
cần phải xây dựng cho bản thân đó là kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng mềm là gì?
“Kỹ năng mềm” là một cụm từ mới xuất hiện tại Việt Nam, còn khá mới mẻ
với một số bộ phận trong xã hội. Đã có nhiều tổ chức đưa ra các định nghĩa
-10-
thế nào là kỹ năng mềm. Theo Wikipedia tiếng Việt: Kỹ năng mềm là thuật
ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ
năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời
gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Đây chủ yếu là

những kỹ năng thuộc về tính cách con người, do bẩm sinh đã có hoặc do quá
trình làm việc, học tập tích lũy cho bản thân, không mang tính chuyên môn.
Vì vậy, kỹ năng mềm là một phạm trù vô hình không thể sờ nắm, không phải
là kỹ năng cá tính đặc biệt. Nhưng chúng lại có vai trò quan trọng quyết định
khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay
người hòa giải xung đột. Hay theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá
nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả với giải
pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc
sống hàng ngày. Còn theo tổ chức UNICEF, kỹ năng sống là tập hợp rất
nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra
nhưng quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ
năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh
và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống nó có thể thể hiện thành những hành động cá
nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người
khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung
quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Để có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, chúng ta có thể so sánh nó với kỹ
năng cứng. Kỹ năng mềm thuộc về tính cách con người, nó vô hình, không
thể sờ nắm được; còn kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược để chỉ trình độ chuyên
môn, kiến thức chuyên môn thông qua bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn
thường xuất hiện trên bản lý lịch. Do đó, để nhận biết được một cá nhân có sự
xuất sắc trong kỹ năng mềm cần có một quá trình theo dõi, biểu hiện trong
quá trình làm việc, cuộc sống. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng do bản
thân đã tự có, nhưng phần lớn các kỹ năng mềm phải học, trau dồi từ bên
ngoài, do đó cần phải có quá trình học tập và rèn luyện thường xuyên để
không ngừng năng cao và phát triển các kỹ năng.
-11-
2.3 VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Kỹ năng mềm của cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng góp

vào sự thành công của một tổ chức. Đặc biệt là đối với các tổ chức trong lĩnh
vực kinh doanh, quan hệ khách hàng… thì sự thành công sẽ đạt được cao hơn
rất nhiều khi họ đào tạo nhân viên của họ sử dụng những kỹ năng này. Đào
tạo các thói quen cá nhân hay các đặc điểm như độ tin cậy có thể mang lại
lòng tận tâm trong công việc của nhân viên, đó là một cách đầu tư đáng kể
cho tổ chức. Vì lý do này, kỹ năng mềm là một trong các yếu tố hàng đầu mà
nhà tuyển dụng nhìn vào để tìm ra ứng viên thực sự bên cạnh trình độ chuẩn.
Trong xã hội ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy trong một số ngành nghề,
kỹ năng mềm quan trọng hơn so với kỹ năng cứng. Ví dụ như: nghề luật là
một nghề mà khả năng ứng phó của luật sư đối với con người và các tình
huống hiệu quả, hợp lý,… quyết định sự thành công của luật sư đó nhiều hơn
là các kỹ năng về nghề nghiệp. Với vai trò quan trọng như vậy nên các công
ty ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về kỹ năng mềm đối với người ứng tuyển
và nó trở thành một trong các yếu tố hàng đầu trong các tiêu chí tuyển dụng.
Do vậy, việc học hiện nay không chỉ dừng lại ở học để biết, mà còn phải biết
học để làm, để chung sống và để khẳng định mình (Hộp 1.1).
Hộp 2.1: Kỹ năng là gì
Một nghịch lý rất khó lý giải là: Người Việt Nam thường đạt giải cao
trong các cuộc thi quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robocon ), nhưng lại chưa
thành đạt nhiều trong công việc. Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải
vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị.
Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động Việt Nam thì chắc chắn chúng
ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế?
Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã
hội, thực tế sản xuất kinh doanh.
UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để tự khẳng định mình". Trường học chúng ta hiện đang
nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của
-12-
UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ
năng – Skills Based Economy.
Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ
năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc
sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ
logic) chỉ chiếm 15%. Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà
việc chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên
vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói “vũ khí cạnh tranh mạnh
nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh
tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.
Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức.
Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận
được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức nếu
may mắn có thể sẽ thu được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến
thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là
được. Từ biết đếu hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao cả là
một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là cần thiết cho
mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội
Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and
Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ
bản trong công việc.
Nguồn: Bài viết “Kỹ năng là gì”,
Ngày nay, đối với những sinh viên mới ra trường, bắt đầu đi tìm việc làm
thì kỹ năng mềm được coi như một lợi thế quan trọng để sinh viên đó lọt vào
mắt của nhà tuyển dụng. Họ thường đưa ra những câu hỏi vu vơ trong các
buổi tuyển dụng, mục đích chính là để kiểm tra xem phản ứng của ứng viên là
như thế nào, qua đó họ có thể đánh giá được kỹ năng mềm của ứng viên. Ví
dụ như trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về
-13-

nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi một
con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không
phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, nhiều người sẽ lúng túng,
không biết trả lời sao cho đúng. Thực ra, với những câu hỏi này, không có
một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được
nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.
Dựa trên kết quả nghiên cứu về “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ
năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng
phương pháp phân tích nội dung” của TS. Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng
(Khoa Quản Lý Công Nghiệp – Đại Học Bách Khoa Tp.HCM), nghiên cứu đã
chỉ ra rằng :
-14-
Bảng 2.1: Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp phân
theo hình thức sở hữu, ngành, và vị trí tuyển dụng
Stt Kỹ năng
Toàn
mẫu
Theo hình thức sở hữu Ngành Theo vị trí tuyển dụng
Nước
ngoài
TNH
H
Liên
Doanh
Cổ
phần
Sản
xuất
Dịch
vụ

Sản
xuất–
chất
lượng–
mua
hàng
Hành
chính
–nhân
sự
Tiếp thị-
kinh
doanh–
Chăm
sóc
khách
hàng
Nhóm 1: Cơ
bản
1 Ngoại ngữ 78% 91% 69% 89% 68% 76% 80% 80% 81% 79%
2 Tin học văn
phòng
65% 68% 68% 70% 53% 62% 68% 57% 74% 60%
3 Giao tiếp 42% 38% 42% 44% 47% 36% 46% 23% 53% 52%
4 Làm việc độc
lập
30% 32% 30% 30% 25% 28% 31% 30% 33% 30%
Nhóm 2: Giá
trị gia tăng
5 Tổ chức 19% 19% 25% 11% 10% 16% 21% 23% 29% 13%

6 Quản Lý 19% 19% 19% 19% 17% 27% 11% 37% 14% 13%
7 Phân tích 18% 18% 11% 22% 27% 14% 21% 17% 4% 25%
8 Làmviệc nhóm 15% 18% 8% 30% 15% 13% 17% 22% 17% 10%
9 Tin học chuyên
ngành
14% 21% 13% 4% 10% 19% 11% 20% 6% 7%
10 Truyền thông 14% 9% 13% 15% 22% 10% 17% 12% 17% 18%
11 Hoạch định 13% 9% 13% 15% 17% 9% 15% 12% 14% 13%
12 Đàm phán 13% 18% 6% 11% 17% 11% 14% 14% 7% 25%
Nhóm 3: Nhà
lãnh đạo tương
lai
13 Tổng hợp 9% 5% 6% 7% 24% 8% 11% 7% 4% 16%
14 Lãnh đạo 5% 3% 6% 0% 8% 5% 5% 7% 4% 3%
15 Xây dựng và
phát triển quan
hệ
5% 5% 6% 0% 3% 5% 5% 3% 4% 9%
16 Tổ chức nguồn
nhân lực
4% 1% 8% 0% 2% 5% 3% 0% 10% 0%
17 Ra quyết định 3% 3% 4% 0% 2% 2% 4% 2% 3% 4%
Số kỹ năng
trung bình trên
một vị trí tuyển
dụng
3.63 3.82 3.45 3.70 3.67 3.4 3.8 3.8 3.8 3.5
-15-
Nguồn: TS. Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng, “Yêu cầu của nhà tuyển
dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý –

kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung”
Ta có thể nhận thấy các lĩnh vực khác nhau thì yêu cầu về các kỹ năng
khác nhau. Yêu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn hẳn
so với các doanh nghiệp trong lĩnh vự sản xuất. Và từ bảng kết quả trên, ta có
thể nhận thấy rằng các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,
làm việc độc lập… là tiêu chí đánh giá của các nhà tuyển dụng.
Với đặc thù của nhiều ngành kinh tế là thường phải tiếp xúc, gặp gỡ trao
đổi với các đối tác thì việc cần có kỹ năng mềm đối với mỗi sinh viên kinh tế
khi ra trường lại càng trở nên cần thiết. Những sinh viên học kỹ thuật ví dụ
như kỹ thuật viên phần mềm, đặc thù công việc của họ phần lớn là dành thời
gian bên máy tính gõ những đoạn code. Do đó những kỹ năng như giao tiếp,
thuyết trình có thể sẽ ít được sử dụng hơn so với những sinh viên chuyên
ngành kinh tế. Một sinh viên chuyên ngành marketing có thể phải đi mời hàng
rất nhiều khách hàng, do đó họ phải sử dụng thường xuyên kỹ năng giao tiếp,
làm sao để có thể thuyết phục được họ quyết định mua sản phẩm của mình
một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hay họ cũng phải có một kỹ năng
thuyết trình tốt để có thể thuyết phục ban giám đốc cho triển khai một dự án
nào đó có thể mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Đây đều là những kỹ năng
quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của một cá nhân nhưng lại
không được đề cập đến trong những kiến thức chuyên ngành mà sinh viên
được học.
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG MỀM CỦA
SINH VIÊN
Kỹ năng mềm của mỗi sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm cả yếu tố ngoại cảnh và bản thân sinh viên. Để có thể tìm hiểu
kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, ta cần hiểu rõ những
yếu tố này để tiến hành nghiên cứu, phân tích.
-16-
• Quan điểm của sinh viên về mức độ quan trọng của kỹ năng mềm là
một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến kỹ năng mềm mà một

sinh viên có. Bởi quan điểm sẽ quyết định hành động của mỗi con
người về một vấn đề nào đó. Vì nếu sinh viên coi rằng kỹ năng mềm là
không quan trọng, họ sẽ không bỏ thời gian để học nó.
• Sự đào tạo của nhà trường cũng có ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của
sinh viên. Thông qua các công tác đào tạo chính thống và đào tạo ngoại
khóa, sinh viên có thể nâng cao các kỹ năng cần thiết cho mình.
• Ngoài việc đào tạo của nhà trường, sinh viên có thể tự trau dồi kỹ năng
cho mình thông qua các trung tâm đào tạo ở bên ngoài, hay thông qua
việc đi làm thêm bán thời gian.
• Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của sinh viên đó
là: thời gian, khả năng tài chính, thị hiếu, sự uy tín hay cơ sở vật chất
của cơ sở đào tạo… Những yếu tố này có thể tạo thuận lợi hoặc gây cản
trở cho hoạt động học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Ví dụ như về
khả năng tài chính: hiện tại đa số các khóa học về kỹ năng mềm tại các
trung tâm uy tín ở Hà Nội đều có mức giá khá cao so với phần lớn sinh
viên, do đó việc chọn học một khóa học không phải là một chuyện đơn
giản. Hay việc không có thời gian rảnh rỗi cũng khiến sinh viên không
thể đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài…
Bài nghiên cứu sẽ lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố trên để có thể có được
cái nhìn khái quát nhất về nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
-17-
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐÀO TẠO KỸ
NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN
3.1 QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG MỀM
3.1.1 Quan điểm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về mức độ quan
trọng của kỹ năng mềm
Để có thể đánh giá quan điểm của sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân
đối với kỹ năng mềm, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn điều tra khảo sát ngẫu

nhiên 400 sinh viên của trường. Mặc dù, kỹ năng mềm có vai trò quan trọng
đối với sinh viên trong việc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng như hiện nay
nhưng không phải sinh viên nào cũng hiểu được điều này. Thái độ của sinh
viên đối với việc rèn luyện các kỹ năng mềm còn rất khác nhau, thường bị
ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố sinh viên học năm thứ mấy, hệ đào tạo của sinh
viên là gì. Qua kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu đã thu được biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Quan điểm của sinh viên về kỹ năng mềm theo số năm
học
Nguồn: Kết quả điều tra
-18-
Theo Biểu đồ 3.1, sinh viên năm nhất có quan điểm cho rằng kỹ năng
mềm là rất quan trọng với tỷ lệ cao nhất 60.40%, còn quan trọng là 28.71%.
Qua đó ta có thể thấy được mặc dù mới chỉ bắt đầu quá trình học tập tại môi
trường đại học nhưng sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân đã có ý thức kỹ
năng mềm là nhân tố có vai trò quan trọng, cần được trau dồi. Đồng thời,
chính do sự thay đổi môi trường học tập từ Trung học phổ thông lên đại học
cùng với tâm lý luôn chủ động trong việc trang bị, học hỏi, nâng cao những
điểm yếu của bản thân đã khiến cho tỉ lệ sinh viên năm nhất đánh giá kỹ năng
mềm rất quan trọng lại cao đến vậy. Tỷ lệ lựa chọn rất quan trọng 60.40%
của sinh viên năm nhất cũng cho thấy nhu cầu học tập nâng cao các kỹ năng
mềm là rất lớn. Do đó, đòi hỏi cần phải có sự đinh hướng đúng đắn cho các
bạn sinh viên năm nhất lựa chọn những kỹ năng cần thiết với bản thân. Chỉ có
10.89% số sinh viên năm nhất được hỏi đánh giá kỹ năng mềm là bình
thường, và không có sinh viên nào đánh giá nó là không quan trọng. Đây cũng
là một tín hiệu đáng vui mừng.
Đối với sinh viên năm hai, sau một năm học tập tại trường, với việc đã
thích ứng được môi trường học tập tại đại học, được tham gia vào các hoạt
động học tập và câu lạc bộ tình nguyện tại trường đã tạo nên sự nhận thức về
các mức độ cần thiết đã có sự thay đổi so với năm nhất. Trong đó, từ năm
nhất sang năm hai, tỷ lệ lựa chọn mức độ rất quan trọng giảm từ 60.40%

xuống 40.85% và mức độ quan trọng tăng từ 28.71% lên 46.48%. Tỷ lệ dao
động của hai mức độ cao, hoán đổi vị trí cho nhau cho thấy tư duy của sinh
viên năm hai đã có sự khác biệt so với khi bước chân vào trường. Hai mức độ
còn lại có sự dao động không đáng kể với tỷ lệ mức độ không quan trọng là
0.70% (so với 0.00% của năm nhất) và bình thường là 11.97% (so với 10.89%
của năm nhất).
Theo Biểu đồ 3.1, so với sinh viên năm hai thì sinh viên năm ba, các mức
độ quan trọng có tỷ lệ dao động không đáng kể. Cụ thể, so với sinh viên năm
hai, tỷ lệ sinh viên năm ba lựa chọn mức độ rất quan trọng 42.73% (so với
40.85%), quan trọng 43.64% (so với 46.48%), bình thường 11.82% (so với
11.97%). Sinh viên năm ba, thời gian học tập tại trường nhiều đã giúp sinh
-19-
viên phần nào cải thiện các kỹ năng mềm thiết yếu, đồng thời đây là năm
quyết định đến kết quả học tập tại trường, với khối lượng học tập nhiều nên
thời gian để sinh viên có thể học tập, trao dồi, quan tâm đến các kỹ năng mềm
đã có sự giảm sút. Điều này thể hiện rõ, qua tỷ lệ lựa chọn mức độ Rất quan
trọng và Quan trọng dao động sung xung con số 43.00%, đây là mức tỷ lệ
thấp. Đặc biệt, phải kể đến mức độ không quan trọng, so với sinh viên năm
nhất tỷ lệ là 0% thì đến sinh viên năm ba tỷ lệ tăng lên đến 1.82%. Đây là
mức tỷ lệ thấp nhưng nó cũng cho thấy đã có những sinh viên không coi trọng
kỹ năng mềm. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, tìm cách giải quyết.
Đối với sinh viên năm tư, là những người sắp bước chân khỏi ghế giảng
đường để bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động, chịu áp lực cạnh tranh cho
vị trí việc làm so với các ứng viên khác thì nhận thức về sự quan trọng đã có
sự thay đổi tích cực, khi tỷ lệ lựa chọn giảm dần cùng theo mức độ quan
trọng. Cụ thể theo Biểu đồ 3.1, mức độ rất quan trọng là 54.55%, quan trọng
là 27.27%, bình thường là 18.18% và không quan trọng là 0%. Tỷ lệ chọn
mức độ rất quan trọng với mức cao nhất 54.55%, nó thể hiện điều quan tâm
đối với sinh viên năm cuối đó là trang bị cho bản thân hành tranh để chuẩn bị
cho các buổi phỏng vấn xin việc. Đây là thời gian sinh viên đi thực tập, được

cọ xát với môi trường công việc thực tế, sẽ phải sử dụng nhiều đến các kỹ
năng mềm. Do đó, khi sinh viên đã có các kỹ năng mềm tốt thì sẽ rất thuận lợi
cho công việc. Những bạn có kỹ năng mềm yếu sẽ khó khăn hơn trong việc
giải quyết các công việc, nhưng đây là khoản thời gian các bạn sinh viên có
nhiều thời gian rỗi nhất do không phải học tập tại trường nên việc học các kỹ
năng mềm sẽ có nhiều điều kiện hơn.
Sinh viên giữa các năm đã có mức độ lựa chọn sự cần thiết khác nhau,
theo hệ đào tạo thì sự khác biệt đó cũng không tránh khỏi do các hệ học khác
nhau có những điều kiện tiếp xúc khác nhau đối với kỹ năng mềm. Điều này
được thể hiện thông qua biểu đồ sau.
-20-
Biểu đồ 3.2: Quan điểm của sinh viên về kỹ năng mềm theo hệ học
Nguồn: Kết quả điều tra
Đối với mức độ rất quan trọng, hệ tiên tiến, chất lượng cao có tỷ lệ lựa
chọn cao nhất 53.57%, hệ liên kết nước ngoài là 51.43%, chính quy dài hạn
46.33%, hệ khác 0%. Hai hệ tiên tiến, chất lượng cao và liên kết nước ngoài
có tỷ lệ lựa chọn trên 50%, đây là tỷ lệ cao cho thấy chương trình đào tạo đã
có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên. Sinh viên hai hệ đào tạo này,
với quy mô sinh viên một lớp chỉ từ 25-35 sinh viên, xây dựng theo chương
trình của nước ngoài, sinh viên học theo giáo trình sử dụng tiếng Anh, sinh
viên được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện các kỹ năng mềm. Chính môi
trường học tập như vậy mà sinh viên hai hệ này có cái nhìn khác hơn về kỹ
năng mềm, đồng thời có các kỹ năng vượt trội hơn so với các hệ khác. Hệ
chính quy dài hạn tỷ lệ lựa chọn mức độ rất quan trọng là 46.33%, tuy không
cao so với hai hệ trên nhưng so với quy mô đào tạo, chương trình học thì đây
có thể xem là một mức tỷ lệ cao. Khoảng cách về sự hiểu biết, thái độ đánh
giá về tầm quan trọng giữa các hệ chính quy dài hạn và hệ tiên tiến, chất
-21-
lượng cao cùng với hệ liên kết đang được thu hẹp. Đây có thể xem là yếu tố
tích cực.

Đối với mức độ Quan trọng đối với ba hệ đầu khoảng cách về tỷ lệ lựa
chọn không có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, hệ chính quy dài hạn 40.33%,
liên kết nước ngoài 40%, hệ tiên tiến, chất lương cao 39.29%. Như vậy, sự lựa
chọn ở mức độ Quan trọng giữa các sinh viên các hệ khác nhau đều có chung
một quan điểm.
Đối với mức độ bình thường đã có sự phân hóa rõ ràng, khi chính quy dài
hạn là 12.33%, liên kết nước ngoài 8.57%, tiên tiến, chất lượng cao là 7.14%
và hệ khác là 100%. Đối với sinh viên hệ liên kết nước ngoài và tiên tiến, chất
lượng cao do mức độ đánh giá rất quan trọng cao trên 50%, đồng thời do
những điều kiện của hệ này nên tỷ lệ lựa chọn mức độ bình thường dưới 10%.
3.1.2 Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân về hậu quả của
việc thiếu đi kỹ năng mềm
3.1.2.1 Hậu quả của việc thiếu đi kỹ năng mềm
Khi còn ngồi trên ghế giảng đường các sinh viên chưa thấy được tầm
quan trọng của những kỹ năng mềm. Chỉ khi ra trường, bắt đầu va chạm với
công việc thực tế các bạn sinh viên mới nhận ra được sự cần thiết của kỹ năng
mềm. Kết quả của vấn đề này là có đến 63 % sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ
năng, đây là con số điều tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2011 (Nguồn:
Báo Giáo Dục Việt />nghiep-chat-luong-giao-duc-co-van-de/227408.gd). Có thể thấy, đây là con số
đáng báo động, nó không chỉ gây ra sự lãng phí của xã hội khi thời gian, tiền
bạc của các bạn sinh viên đầu tư cho học tập không được ứng dụng vào cuộc
sống công việc, không những thế nó còn gây ra gánh nặng cho Nhà nước khi
phải giải quyết việc làm cho số lượng sinh viên thất nghiệp này nhằm đảm
bảo trật tự xã hội. Với bối cảnh của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và
khó dự đoán như hiện nay, thị trường lao động sẽ có nhiều sự cạnh tranh mà
tại đó chỉ có những cá nhân nào tạo ra cho mình sự vượt trội, khác biệt mới có
thể sống sót. Nhận định này hoàn toàn đúng, khi theo số liệu thống kê toàn
-22-
ngành giáo dục năm 2012 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, số lượng sinh viên
và số lượng trường rất lớn. Cụ thể:

Bảng 3.2: Thống kê hệ Đại học – Cao đẳng từ năm học 2007-2008 đến
2011-2012
Chỉ tiêu 2007-
2008
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-
2012
Số
lượng
trường
Đại học 160 169 173 188 204
Cao
đẳng
209 227 230 226 215
Tổng 369 396 403 414 419
Số
lượng
sinh
viên
Đai học 1,180,547 1,242,778 1,358,861 1,435,887 1,448,021
Cao
đẳng
422,937 476,721 576,878 726,219 756,292
Tổng 1,603,484 1,719,499 1,935,739 2,162,106 2,204,313
Sinh

viên tốt
nghiệp
Đại học 152,272 143,466 161,151 187,379 232,877
Cao
đẳng
81,694 79,199 96,325 130,966 169,400
Tổng 233,966 222,665 257,476 318,345 402,277
Nguồn : /> Từ bảng thống kê, có thể nhận thấy rằng các chỉ tiêu số lượng trường,
số lượng sinh viên và sinh viên tốt nghiệp đều tăng. Trong đó, chỉ tiêu số
lượng sinh viên năm học 2007-2008 là 1,603,484 thì đến năm học 2011-2012
đã tăng lên đến 2,204,313 sinh viên. Như vậy đã tăng thêm 600,829 sinh viên.
Điều này, nguyên nhân do số lượng trường đại học, Cao đẳng được nâng cấp,
mở mới tăng lên nhiều làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ
thông có nhiều cơ hội để học tập hơn. Một chỉ tiêu là số lượng sinh viên tốt
nghiệp hàng năm tăng thêm lớn, cụ thể năm học 2007-2008 mới chỉ có
233,966 sinh viên tốt nghiệp thì đến năm học 2011-2012 đã là 402,277 sinh
viên. So sánh giữa hai năm học 2010-2011 và 2011-2012 thì tốc độ tăng
trưởng sinh viên tốt nghiệp là 26.36%. Quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn
nhỏ, số lượng việc làm hàng năm tạo mới ít nhưng với việc tăng về các chỉ
tiêu như trên thì sẽ đặt ra một bài toán khó khăn trong việc giải quyết việc
làm. Vì thế việc sinh viên tạo ra cho mình sự khác biệt hóa bằng cách tạo ra
-23-
cho mình những kỹ năng mềm là một trong những lợi thế cạnh tranh trong thị
trường lao động hiện nay.
3.1.2.2 Nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân
Đối với sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân các bạn cũng đã ý
thức được việc cần thiết của các kỹ năng mềm. Điều đó thể hiện qua biểu đồ
sau:
Biểu đồ 3.3: Nhận thức sinh viên về hậu quả của thiếu kỹ năng mềm
Nguồn: Kết quả điều tra

Trong đó, sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân đã cho rằng thiếu kỹ
năng mềm sinh viên sẽ gặp khó khăn trong xin việc với tỷ lệ lựa chọn là
83.52%. Mức tỷ lệ này hợp lý thể hiện đúng sự nhận thức của sinh viên và
hiểu biết về nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Đó là các nhà tuyển
dụng không chỉ quan tâm đến kỹ năng cứng, trình độ chuyên môn, bằng cấp
của người ứng tuyển nữa mà họ chú trọng đến cả những kỹ năng mềm và xem
đây như là tiêu chí quan trọng để tuyển dụng. Điều họ quan tâm đến ứng viên
đó là khả năng hòa nhập, thích ứng với môi trường làm việc của công ty và
làm việc hiệu quả thay vì tuyển dụng những ứng viên có kỹ năng cứng tốt
-24-
nhưng không làm được việc, công ty phải đào tạo lại sẽ mất thêm chi phí, thời
gian, cơ hội của họ.
Một hậu quả được sinh viên trong trường lựa chọn với tỷ lệ cao đó là sinh
viên không năng động với tỷ lệ 81.59%. Việc bạn chỉ quan tâm đến việc học
tập, đến giảng đường và đi về phòng trọ sẽ tạo ra cho bạn thói quen “ỳ”, điều
này sẽ cản trở bạn rất nhiều trong công việc. Bạn sẽ không có sự sáng tạo, tư
duy phát kiến ý tưởng mới, thay vào đó bạn chỉ biết dập khuôn những kiến
thức lý thuyết mình được học, áp dụng một cách máy móc. Trong mỗi trường
hợp, hoàn cảnh cụ thể cần có sự áp dụng linh hoạt. Bên cạnh việc học tập bạn
cần phải quan tâm đến nhiều thứ xung quanh mình, để bạn không phải là
người đi sau, lạc hậu với mọi người. Hãy tham gia vào các hoạt động của tổ
chức sinh viên, hoạt động đoàn thể của trường tại đó bạn sẽ thiết lập được
nhiều mối quan hệ, sống trong môi trường tập thể. Với sự năng động bạn sẽ
luôn thích ứng khi thay đổi hay tham gia vào môi trường mới, ở đó bạn sẽ mất
ít thời gian để hòa nhập hơn. Thiếu kỹ năng mềm gây ra cho các bạn hậu quả
nữa đó là để tuột mất các cơ hội đáng giá trong cuộc sống.
Đối với mỗi con người, cơ hội đến với mỗi chúng ta chỉ trong chốc lát,
nếu có sự chuẩn bị trước bạn sẽ nắm bắt được cơ hội và biến những cơ hội đó
thành kết quả, gặt hái được nhiều thành công. Chẳng hạn, khi bạn là sinh viên
năm cuối, bạn cần phải tìm những nơi thực tập và trong số đó sẽ có những

công ty, ngân hàng lớn, danh tiếng tuyển thực tập sinh. Đây sẽ là một cơ hội
rất tốt nếu bạn được thực tập tại những công ty lớn này, một môi trường năng
động, chuyên nghiệp, hiện đại. Nhưng ngay tại vòng phỏng vấn, bạn đã không
thể qua khỏi đơn giản vì khả năng giao tiếp của bạn kém. Cụ thể, bạn mất
bình tĩnh, hoang mang và không có tâm lý tốt khi đối diện với người phóng
vấn mình; cách trả lời của bạn không khoa học và lúng túng, không diễn đạt
trôi trảy ý kiến của mình. Hay đơn giản không phải là kỹ năng giao tiếp mà là
những hành động, cử chỉ của bạn, cách lựa chọn trang phục không phù
hợp….Như vậy, mặc dù những kiến thức chuyên ngành bạn nắm vững nhưng
nó không thể nào giúp bạn khắc phục được những điểm yếu về kỹ năng mềm.
Kết quả là những cơ hội tốt nhất sẽ không bao giờ đến với bạn.
-25-
Một hậu quả mà có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội, nhưng đối với mỗi cá
nhân thì điều đó không ảnh hưởng lớn, đó là chất lượng nguồn nhân lực. Đối
với mỗi quốc gia, để xây dựng được thương hiệu chất lượng nguồn nhân lực
đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức tuyển dụng thì hệ thống giáo dục-
đào tạo cần bổ sung cho sinh viên đầy đủ những kỹ năng mềm. Trong suy
nghĩ của các nhà đầu tư nước ngoài thì nhân lực tại Việt Nam còn thiếu kỹ
năng mềm, khả năng thích ứng với công việc thấp do đó giá trị của lao động
thấp. Phần lớn họ chọn đầu tư tại Việt Nam vì ưu thế số lượng lao động dồi
dào, giá rẻ. Như vậy, mỗi cá nhân không tốt, thiếu đi những kỹ năng mềm cần
thiết đã gây ra cho chất lượng nguồn nhân lực của toàn xã hội bị đánh giá
thấp, đây sẽ là nhược điểm để các công ty gây khó khăn cho người lao động
khi ký kết hợp đồng, điều khoản về lương thưởng. Không những thế, trước
khi đầu tư các công ty nước ngoài luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn
quốc gia đầu tư, so sánh chất lượng nguồn nhân lực của mỗi nước. Do đó, với
sự yếu kém về những kỹ năng mềm này sẽ một phần làm giảm đi sự canh
tranh về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta so với các nước trong khu
vực. Kết quả, là họ sẽ lựa chọn một nước khác thay là đầu tư vào Việt Nam,
tỷ lệ thu hút đầu tư của Việt Nam sẽ giảm.

3.1.3 Các kỹ năng mềm quan trọng theo đánh giá của sinh viên Đại học
Kinh tế Quốc dân
Do nhu cầu tuyển dụng khắt khe như vậy nên thách thức được đặt ra cho
thế hệ sinh viên hiện nay là phải không ngừng trang bị cho mình các kỹ năng
mềm. Kỹ năng mềm bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau, do đó mỗi cá nhân
khác nhau sẽ cần những kỹ năng phù hợp và cần thiết cho bản thân. Đối với
mỗi sinh viên giữa các trường khác nhau sẽ có những yêu cầu các kỹ năng cần
thiết khác nhau. Tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, sinh viên đã lựa chọn
những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp theo chuyên ngành học tập, năm học,
hệ đào tạo, yếu tố cá nhân và ngoại cảnh tác động để nâng cao các kỹ năng
mềm. Kết quả điều tra nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kỹ năng mềm sau đây
được sinh viên của trường đề cập nhiều tới nhất, bao gồm : Kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý stress, kỹ năng làm

×