Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121 KB, 11 trang )

Phương án điều tra
 Đề tài
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ
năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiện nay
Những năm gần đây khái niệm kỹ năng mềm đã trở lên khá gần gũi và
quen thuộc đối với mỗi bạn sinh viên. Kỹ năng mềm không hoàn toàn xa
lạ, nó không liên quan những kỹ năng mang tính chuyên môn mà thực
chất kỹ năng mềm là một thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc
theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới...”. Những nghiên cứu mới đây cho thấy các kỹ năng
này đã góp phần mang lại tính hiệu quả rất cao trong công việc chính vì
vậy xu hướng tìm hiểu và ứng dụng kỹ năng mềm ngày càng trở nên phổ
biến. Trên cơ sở muốn nắm bắt và nghiên cứu cụ thể hơn nhu cầu nói
chung về kỹ năng mềm nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài:
“Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-
KTQD hiện nay”.
• Lý do lựa chọn:
- Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi
vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu
quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là
kỹ năng “cứng”. Một trong những điều kiện để được tuyển dụng
mà sinh viên cần phải trang bị hiện nay đó là kỹ năng mềm. Như
vậy thực trạng của việc trang bị kỹ năng mềm của sinh viên như thế
nào và nhu cầu cần trang bị của họ ra sao? Để trả lời câu hỏi này
nhóm nghiên cứu đã tham gia tiến hành khảo sát thực trạng và nhu
cầu đó.
- Kỹ năng mềm thể hiện được tính nổi trội thiết thực và cần thiết
nhất đối với sinh viên kinh tế. Kỹ năng mềm mang lại cho sinh
viên sự tự tin, năng động, linh hoạt , xử lý,đàm phán, giải quyết
1


công việc một cách có hiệu quả- những nhân tố rất quan trọng
trong kinh doanh.
• Mục đích:
- Với mong muốn trang bị cho các bạn sinh viên kỹ năng tốt nhất và
cần thiết nhất để sinh viên tự tin với công việc sau này trên cơ sở
nắm bắt thực trạng và nhu cầu về kỹ năng mềm của sinh viên, trung
tâm đào tạo kỹ năng mềm đã tiến hành khảo sát với mục đích:
- Nắm bắt được thực trạng trang bị kỹ năng mềm của sinh viên
KTQD đánhgiá được mức độ hiểu biết kỹ năng mềm đến đâu, sự
trang bị kiến thức của bản thân sinh viên về kỹ năng đó như thế
nào, kỹ năng nào còn thiếu, kỹ năng nào cần bổ sung.
- Thông qua các gợi ý về nội dung và hình thức khóa học kỹ năng
mềm sẽ nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên về việc
cần trang bị kỹ năng mềm. Đánh giá được mức độ mong muốn đó
ở mức như thế nào.
• Đối tượng điều tra, đơn vị, phạm vi điều tra:
- Đối tượng điều tra: Sinh viên chính quy đại học kinh tế quốc dân
- Đơn vị điều tra : Giảng đường trường đại học kinh tế quốc
dân phân phối bảng hỏi theo lớp chuyên ngành của từng khóa
- Phạm vi điều tra : Trường đại học kinh tế quốc dân
• Nội dung:
 Thông tin cá nhân
- Họ và tên:
- Giới tính : Nam/ Nữ
- Khóa:
- Lớp chuyên ngành:
- Email:
 Thông tin về thực trạng trang bị kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay:
2
- Mức độ hiểu biết kỹ năng mềm của sinh viên

- Những kỹ năng mềm nào bản thân sinh viên đã được trang bị
- Việc đã từng tham gia khóa kỹ năng mềm của sinh viên
trước khi tham gia khảo sát
 Thông tin về nhận định, quan điểm của sinh viên về kỹ năng mềm
- Căn cứ xác định bản thân đã có kỹ năng mềm nào đó
- Sự cần thiết của kỹ năng mềm với sinh viên
- Giải thích lí do của sự quan trọng của kỹ năng mềm
- Nhận định của sinh viên về việc tổ chức hoạt động nhằm
mục đích nâng cao kỹ năng mềm ở trường
- Chất lượng khóa học kỹ năng mềm đã từng tham gia( nếu có)
 Thông tin về nhu cầu và nguyện vọng trang bị kỹ năng mềm sinh viên:
- Khoảng thời gian thích hợp để tham gia khóa học kỹ năng mềm
- Hình thức của lớp học
- Phong cách dạy và học
- Số sinh viên trong một lớp
- Mức học phí cho khóa học
- Trình bày nguyện vọng của bản thân về nội dung và hình
thức khóa học kỹ năng mềm.
• Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp Anket
 Ưu điểm
- Không cần gặp mặt trực tiếp các sinh viên và bố trí nghi
thức ,địa điểm gặp gỡ.
- Nhanh chóng có được kết quả
- Tiết kiệm chi phí
- Dễ tổ chức
 Hạn chế
3
- Tỷ lệ bị thất thoát phiếu hỏi cao
- Không kiểm soát đối tượng trả lời
 Vì cuộc khảo sát có quy mô nhỏ , yêu cầu phải có kết quả

nhanh, số người trong nhóm nghiên cứu có hạn, để có thể
tổng hợp và phân tích nhằm đánh giá được thực trạng và
nhu cầu từ đó lên kế hoạch cho việc tổ chức khóa học kỹ
năng mềm nhóm sử dụng phương pháp Anket có thể vừa tiết
kiệm thời gian và chi phí vừa dễ tổ chức. Vì phát theo lớp
chuyên ngành nên có thể kiểm soát số phiếu và đối tượng
trả lời tốt hơn khi phát hành bảng hỏi .
• Quy mô:
400- 500 đối tượng
- Tham khảo các cuộc điều tra khác
- Ước lượng tương đối thông qua sử dụng công thức:
n≥
- Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tương đối thực trạng và nhu cầu của sinh viên

Nhóm nghiên cứu:
Trần Thị Bé
Nguyễn Thị Kim Hoàn
Lê Quỳnh Mai
Trần Thị Quỳnh
Đào Thị Thu
Trần Ngọc Tùng
Nguyễn Anh Việt
4

Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng
mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiện nay
******************
Ngày nay bằng cấp và các kiến thức về chuyên môn chưa phải là
những yếu tố quyết định để các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng đánh giá

khả năng làm viêc của bạn. Bởi vì bên cạnh những kỹ năng truyền thống
tức là những kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ nhà tuyển dụng còn sử
dụng tiêu thức khác để kiểm tra chất lượng của ứng viên và nhân viên của
mình. Tiêu thức đó có tên là “ kỹ năng mềm”. Vậy theo bạn kỹ năng mềm
là gì? Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong
cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo
và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không
liên quan đến kiến thức chuyên môn. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem những
kỹ năng này là nhân tố quan trọng để lựa chọn nhân viên. Như vậy, cuộc
sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép
5

×