Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu khoa học: Giáo dục cho học sinh ở trung tâ giáo dục thường xuyên trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.09 KB, 19 trang )


1
A. ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
"GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƢỜNG XUYÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY"
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ lý luận
- Giáo dục đạo đức là một mặt vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển nhân cách con người nói chung, cho học sinh trong tất cả ngành học, cấp
học nói riêng. Vì vậy ngay từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, các nhà tam triết là
Xôcrát (469.399TCN) là một triết gia chuyên tâm giáo dục người ta về đạo
đức. "Ông thường dùng phương pháp đàm thoại để giáo dục đạo đức"
(1)
. Học
trò của Xôcrat là Pơlatôn 420 - 347 TCN) trong tác phẩm "Nước cộng hòa"
của ông cũng đề cao các nội dung chân, thiện, mỹ"
(2)
. Đến Arixtốt (384 - 322
TCN) là học trò của Pơlatôn đã khẳng định rằng "con người là ba yếu tố hợp
thành là xương thịt, ý chí và lý trí. Mục đích giáo dục chính là phát triển ba bộ
phận ấy cho nên phải cần thể dục, đức dục và trí dục"
(3)
. Nhà triết học La mã
Xênêca (310 - 385) cũng cho rằng "Người thành đạt trong học vấn mà không
thành đạt trong đạo đức, coi như không thành đạt"
(4)
.
- Vai trò, vị trí của đạo đức, giáo dục đạo đức đối với quá trình phát triển
nhân cách con người chân chính đã được các nhà hiền nhân, trí giả, các nhà


giáo dục, các nhà sư phạm cả phương Tây và phương Đông rất quan tâm
trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại. Trong thời kỳ văn nghệ phục
hưng, nhiều nhà nhân văn chủ nghĩa đã kịch liệt phê phán gay gắt chế độ
thống trị phong kiến hà khắc dựa vào "vương quyền, thần quyền và pháp
quyền" đã đẩy Châu Âu vào thiên niên kỷ "Đêm trường trung cổ". Nhiều nhà


(1)

.(2).(3)
Nguyễn Lân - (1958) Lịch sử giáo dục thế giới - NXBGD. Hà Nội trang 12,13
(4)
Phạm Khắc Chương (1992) J.A.Cômenxki nhà giáo dục vĩ đại. Nxb GD Hà Nội, trang 95

2
giáo dục trong thời đó như Rabôle (1490 - 1553) người Pháp đòi hỏi nhà
trường dạy khoa học phải kèm theo đạo đức vì "khoa học mà không có đạo
đức chỉ là một sự phá hoại tâm hồn" (Science sans conscience n'eot que ruine
de l'âme)
(1)
. Trong số các nhà giáo dục nổi tiếng của thời kỳ Văn nghệ phục
hưng và thời kỳ cận đại thì J.A Cômenxki (1592 - 1670) người Séc được suy
tôn là "Nhà giáo dục vĩ đại; là ông tổ của nền sư phạm; "Là một thiên tài rực
rỡ, một nhà phát minh mãnh liệt, một Galilê của giáo dục"
(2)
. Trong hàng
trăm tác phẩm của mình đều nhấn mạnh về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh
để họ trở thành người công dân chân chính. Ông nhấn mạnh "Bất cứ ai hiểu
được cái thiện và cái ác, nhưng chỉ chọn cái thiện và khước từ cái ác, tức
người đó đã đặt nền tảng cho trí khôn" hoặc "Trái tim phải là nơi ngự trị của

những tình cảm và ước vọng về cái thiện cao đẹp"
(3)
.
- Đối với Phương Đông, trong quá trình phát triển nền văn hóa chung,
cũng như các quốc gia có nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ấn Độ, thì từ
thời cổ đại các vấn đề được các nhà hiền nhân, quân tử đưa ra bàn luận,
nghiên cứu đều tập trung chủ yếu về mặt nhân sinh quan tức là mối quan hệ
đạo đức giữa con người với con người, con người với xã hội cho nên đã phát
triển rất sớm đạo Phật, đạo Khổng, đạo Nho, đạo Lão ở nhiều nước trong khu
vực. Còn về mặt thế giới quan tức là bản chất của thế giới tự nhiên, quy luật
vận động, biến đổi thế nào v.v thì ít được đi sâu khám phá.
- Khổng Tử (551 - 479 TCN) có tên là Khổng Khâu - người đặt nền móng
cho Nho giáo phát triển từ thời Lưỡng Hán (206 TCN) và suốt hàng ngàn năm
dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này. Học thuyết đạo đức của
Khổng Tử được phát triển theo một lô gíc tóm tắt là "Tu, tề, trị, bình (tu thân
nhi hậu tề gia, tề gia nhi hậu trị quốc, trị quốc nhi hậu thiên hạ bình). Nội
dung của tu thân là rèn luyện, bồi dưỡng các Đức Nhân, nghĩa, lễ, trí và tín.
Đó là năm phẩm chất phổ thông, phổ biến của con người gọi là "ngũ thường".


(1)
Nguyễn Lân (1958) Lịch sử tư tưởng giáo dục thế giới trang 38
(2)
(3) Phạm Khắc Chương (1997) J.A.Cômenxki - ông tổ của nền sư phạm cận đại NXBGD tr. 77, 78

3
Đức nhân
(1)
. là phẩm chất đứng đầu hệ thống đạo đức của con người. Nội
dung của đức nhân ( ) là "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho

người. Điều gì mình muốn lập thì lập cho người. Điều gì mình muốn đạt thì
đạt cho người" (Kỷ sơ bất dục vật thi ư nhân. Kỷ sơ dục lập nhi lập nhân. Kỷ
sơ dục đạt nhi đạt nhân)
(1)
. Đức nghĩa gồm có thập nghĩ: quân thì nhân; thần
thì trung, phụ thì từ, tử, hiếu, phu: nghĩa, phụ: thính, huynh: lưỡng, đệ: để,
trưởng: huệ, ấu: thuận
(2)
là những phẩm chất đạo đức có giá trị đặc thù đối với
từng vị trí của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày từ trong gia đình cho đến
ngoài xã hội. Học thuyết "Đức Nhân" lấy đạo đức làm đầu trong nhân cách và
lấy đức "Tín dự" làm điểm hội tụ trong quản lý chính sự từ "Tề gia đến Trị
quốc" đã được những môn đồ nổi tiếng là Tử Tư, Mạnh Tử, Tăng Sâm, Nhan
Hồi được tôn vinh là "Tứ phối - Á Thánh" phát triển sâu sắc trong luận thuyết
của Nho giáo. Không tính đến ảnh hưởng của Nho giáo trong một ngàn năm
Bắc thuộc, mà trong một ngàn năm xây dựng nhà nước độc lập, tự cường từ
nhà Đinh, Lê, Lý các triều đại phong kiến đã lấy Nho giáo làm quốc giáo để
thờ "Đại thành chí thánh là Khổng Tử và bốn Á thánh tại Văn Miếu được xây
dựng từ năm 1070 và đến năm 1076 thì xây Quốc Tử giám trường cao đẳng
đại học đầu tiên để đào tạo nhân tài do Chu Văn An - quan tế tửu, hiệu trưởng
của trường đó. Ngày nay ta gọi chung quần thế đó là "Văn Miếu Quốc Tử
Giám". Có 82 bia tiến sĩ và có tên danh bảng vàng của 1300 cá nhân xuất sắc
trong một giai đoạn lịch sử huy hoàng dưới triều đại nhà Lê từ khoa thi đầu
tiên năm 1442 đến khoa thi cuối cùng 1779
(1)
.
- Gạn lọc, chiết suất, chế hóa những tinh hoa của học thuyết Nho giáo
mang tính dân tộc, tính bản địa và tính truyền thống đồng bào, đồng tộc, "Ai
ơi thương lấy nhau cùng" được thể hiện trong cả văn hóa dân gian (ca dao, tục
ngữ) và văn hóa chữ viết là những tác phẩm vô danh hay hữu danh. Nói

chung, các thế hệ cha ông ta đều rất coi trọng mặt đạo đức, giáo dục đạo đức


(1)
Đoàn Trung Còn (1950) Luận Ngũ - Nxb Trí Đức Tòng Thơ - Sài Gòn
(2)
Trần Trọng Kim (1971) Nho giáo - Trung tâm học liệu Bộ giáo dục xuất bản Sài Gòn.
(1)
Ủy ban khoa học xã hội: Việt Nam (1978)-Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 1 - trang 14, 15

4
trong quá trình phát triển nhân cách từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Chúng ta đều thấy những di huấn của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân
lý và hạnh phúc của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn
Trãi là giương cao ngọn cờ đạo đức "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" và so
sánh hai mặt tài đức trong nhân cách con người thì "Tài thì kém đức một vài
phân" trong ứng xử thì độ lượng, khoan dung, nhân từ, nhân ái". Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo"
(2)
. Đặc biệt việc học
tập, rèn luyện trong nhà trường từ tiểu tập, trung tập đến đại tập thì chương
trình giáo dục đạo đức cũng được đặt vào vị trí quan trọng:
"Khai tâm từ thủa thiếu niên.
Hiếu kinh một mạch đọc liền cho thông
Sau rồi đến Trung Dung, Đại học
Tứ thư rồi mới học ngũ kinh"
(1)

Đối với học trò từ bậc trung tập, đại tập thì cha ông ta cũng nhấn mạnh" Sĩ
tử đi học trước tiên phải say mê về nhân nghĩa, đạo đức rồi sau mới phát ra

làm văn chương. Giỏi thì có thể giúp đời cứu dân; không giỏi thì sửa mình
sửa tục"
(2)
và cũng có lời cảnh bảo "người có tài mà không có đức được tham
gia vào việc chính sự thì sinh ra nhũng nhiễu nhân dân. Người có tài, có cả
đức được tham gia vào việc chính sự thì làm lợi cho nhân dân"
(3)
.
Tiếp thu những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp
với đạo đức cách mạng suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. Bác
Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất là một tác phẩm nổi tiếng của ông Hà Huy
Giáp đã khẳng định "Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, qua sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chủ Tịch đã tỏ ra
là một nhà cách mạng vĩ đại, có một lý tưởng rõ rệt về chủ nghĩa nhân đạo
đã đặt đúng vào những "người cùng khổ" nhất, xấu số nhất trong xã hội tức là
những người công nhân, nông dân, những người dân thuộc địa bị bóc lột đến


(2)
Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo
(1)
Nguyễn Trãi (1939) Giáo huấn diễn ca, NXB cuối chợ Đồng Xuân - Hà Nội
(2)

(3)
Phương Lựu (1985) về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, NXBGD Hà Nội, trang 110, 111

5
tận xương, tận tủy"
(4)

. Lý tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã tập trung vào
suy nghĩ và hành động: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" "Những khi
tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo -
là vì mục đích đó"
(1)
. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng
ác liệt, Người thường xuyên giáo dục, rèn luyện người cán bộ cách mạng phải
có đạo đức "cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
(2)
.
1.2. Xuất phát từ thực tiễn
Nhân loại trên thế giới đang sống trong thời đại của những năm đầu của
thế kỷ XXI. Đây là thời đại khoa học và công nghệ thông tin và nền kinh tế tri
thức phát triển như vũ bão đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần đến
mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Dân tộc Việt Nam sau 30 năm (1945 - 1975) trường kỳ kháng chiến đánh
đuổi đế quốc Pháp, Mĩ Bắc Nam thống nhất, tiếp tục xây dựng nhà nước theo
chế độ xã hội chủ nghĩa chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường nhằm hòa
nhập với thế giới và khu vực đã gặp rất nhiều thuận lợi và cũng không ít khó
khăn theo xu hướng cạnh tranh quyết liệt về mọi mặt để tồn tại và phát triển,
trong đó có giáo dục. Mặc dù sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước
rất quan tâm "Giáo dục là quốc sách hàng đầu - Giáo dục nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng
"công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước". Nhưng trong bối cảnh nền kinh
tế thế giới suy thoái, kinh tế thị trường trong nước còn bề bộn, cạnh tranh khốc
liệt "Đồng tiền là tiên là Phật". Văn hóa, lối sống Âu, Mỹ ào ạt tràn vào chưa

được tinh lọc kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như bạo lực, cờ bạc bóng đá, ma túy,


(4)
Hà Huy Giáp (1977) Bác Hồ Người Việt Nam đẹp nhất - NXBTN Hà Nội, trang 19
(1)
Hồ Chí Minh (1993) về đạo đức - NXBCTQG - Hà Nội trang 44, 45
(2)
Tuyển tập Hồ Chí Minh - Tập 4 trang 466 - 467

6
mại dâm, các phim ảnh sex mặt khác một số giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc lại không được bảo tồn, phát huy thậm chí bị xô lệch méo
mó, coi thường Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh
trong nhà trường nói chung, cho học sinh THPT trong các TTGDTX nói riêng
đang gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn với những biểu hiện cụ thể là:
- Bạo lực học đường tự phát cá nhân hoặc phe, nhóm.
- Gian lận trong học tập, thi cử?
- Đua đòi nếp sống văn hóa không lành mạnh
- Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
- Không thể hiện được đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ.
- Thiếu hành vi văn hóa ở nơi công cộng
- Vi phạm luật giao thông, bảo vệ môi trường
- Trong ứng xử thường hay gây gổ, hỗn láo với người lớn, thiếu tình cảm
nhân bản, nhân ái, chia sẻ, nhường nhịn
- Chưa nêu cao ý thức đấu tranh với cái ác, thực hiện điều thiện trong
đó có một tỷ lệ cao là học sinh trong hệ thống TTGDTX.
Rất đáng quan ngại là một số bộ phận học sinh đã vướng vào những tệ nạn
trên ở các mức độ khác nhau, đã có một số em đã chạm vào khung phạt hình
sự làm cho gia đình phải đau lòng, nhà trường, xã hội phải lo lắng.

Xuất phát từ định hướng lý luận về vị trí vô cùng quan trọng của đạo đức
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, và thực tiễn đòi hỏi cấp
bách của đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa theo cơ chế thị trường đang rất
còn bề bộn, sự nghiệp giáo dục "thế hệ trẻ phát triển toàn diện: Đức, trí, thể,
mỹ, lao động kỹ thuật tổng hợp, để trở thành người công dân chân chính
tương lai"
(1)
. Trên đây là những lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: "Giáo dục đạo đức cho học sinh ở TTGDTX trong bối cảnh hiện
nay". Đây là một vấn đề có ý nghĩa thời sự và cũng rất cấp thiết, nhưng chưa
có nhiều công trình nghiên cứu trong khoa học giáo dục theo yêu cầu phát
triển của xã hội hiện nay.


(1)
Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên 2006) Giáo trình GDH tập 1, trang 102

7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC
TTGDTX TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh ở nước ngoài
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh trong nước
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Giáo dục theo nghĩa rộng
1.2.2. Giáo dục theo nghĩa hẹp
1.2.3. Chức năng - các chức năng của giáo dục

1.2.4. Đạo đức
1.2.5. Các chức năng của đạo đức
1.2.6. Giáo dục đạo đức cho học sinh một mục tiêu quan trọng của con
người phát triển toàn diện.
1.3. Một số nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng hiện nay.
1.3.1. Học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh: nhân
nghĩa, trí, tín, dũng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
1.3.2. Các nội dung đạo đức theo giáo trình của các cấp học, ngành học do
bộ GD&ĐT quy định.
1.4. Các bƣớc của quá trình giáo dục hành vi đạo đức.
1.4.1. Khai sáng hành vi đạo đức
1.4.2. Hình thành tình cảm, thái độ, đạo đức.
1.4.3. Phát triển hành vi đạo đức và thói quen đạo đức
1.4.4. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các bước trong quá trình giáo dục phát
triển đạo đức.

8
1.5. Các con đƣờng cơ bản hƣớng vào hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh nói chung, học sinh ở TTGDTX.
1.5.1. Thực hiện nội dung giáo dục theo chương trình quy định của bộ
GD&ĐT do giáo viên chuyên ngành đảm nhận.
1.5.2. Lồng ghép, đan cài nội dung giáo dục đạo đức vào các môn học tự
nhiên, xã hội ở trên lớp.
1.5.3. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: các ngày lễ, ngày hội
trong năm học, các buổi sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần.
1.5.4. Phối, kết hợp chặt chẽ gữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã
hội tác động thống nhất đồng bộ thực hiện mục đích giáo dục đạo đức.
1.6. Các nhóm phƣơngpháp giáo dục đạo đức cho học sinh
1.6.1. Nhóm phương pháp khai sáng tri thức đạo đức: giảng giải, đàm
thoại, trực tiếp nghe người tốt làm việc tốt

1.6.2. Nhóm các phươngpháp phát triển tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức
cho học sinh: tổ chức cho học sinh thực hiện nghiên túc chế độ học tập và nội
dung của nhà trường như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần, thực hiện kỷ
luật trách nhiệm học ở trên lớp, các sinh hoạt ngoại khóa, các ngày lễ hội với
tinh thần tự giác cao: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương
như giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ bảo vệ xây dựng môi trường xanh
sạch đẹp, thực hiện an toàn giao thông, giúp đỡ bạn nghèo, gia đình nghèo
bệnh tật
1.6.3. Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kích thích động viên kết
quả rèn luyện, tu dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hạn chế, khắc phục
những hành vi lệch chuẩn: phương pháp động viên, khen thưởng và phương
pháp phê phán.
1.7. Sơ lƣợc sự hình thành, phát triển và hoạt động dạy học, giáo dục
của TTGDTX.
1.7.1. Hệ thống nhà trường TTGDTX cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện ở
địa phương.

9
1.7.2. Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTGDTX trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
1.7.3. Đặc điểm cơ cấu đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học đối với
bậc phổ thông và nghề nghiệp của TTGDTX.
1.7.4. Đặc điểm về việc tuyển chọn và hoạt động học tập của học sinh.
1.7.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy học, giáo dục của
TTGDTX.
1.8. Vài nét khái quát và bối cảnh xã hội hiện nay.
1.8.1. Xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết của Nhà Nước.
1.8.2. Thực sự tác động mạnh mẽ của sự phát triển tri thức, khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin ở thế kỷ 21 đối với mọi quốc gia và nền giáo dục

trên toàn thế giới.
1.8.3. Xu thế hội nhập WTO và khu vực về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh
vực vì hòa bình, hoà nhập, nhưng giữ gìn, phát huy được truyền thống, bản
sắc dân tộc thực hiện nền giáo dục "Dân tộc, khoa học, đại chúng".
Tiểu kết chƣơng 1

10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG
TTGDTX CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Vài nét khái quát về địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thành
phố Hà Nội sau khi mở rộng địa giới.
2.1.1. Khái quát về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.1.2. Về giáo dục nói chung, hệ thống nhà trường TTGDTX nói riêng.
2.2. Địa bàn khảo sát thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức của
TTGDTX ở nội và ngoại thành Hà Nội.
2.2.1. Bao gồm 1 TTGDTX thành phố Hà Nội + 4 TTGDTX thuộc 4 quận
nội thành: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm + 4 quận mới thành
lập: Long Biên, Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông + 5 TTGDTX của 5 huyện:
Ứng Hòa, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Gia Lâm.
Dự kiến khảo sát thực trạng gồm các đối tượng sau đây của 14 trung tâm
giáo dục thường xuyên.
1. Học sinh 14 TTGDTX x 50 học sinh = 700 HS
2. Giáo viên 14 TTGDTX x 12 = 182 GV
3. Cán bộ QLGD các cấp và CBQL các TTGT x 14 x 10 = 140 CBQL
4. CBQL hành chính địa phương 14 x 5 = 70 CBHC
5. Phụ huynh 14 x 12 = 168 PH
Tổng số là: 1260 đối tượng
2.2.2. Kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, học sinh THPT
nói riêng các trung tâm giáo dục thường xuyên được nghiên cứu trong thời

gian từ năm học 2010 đến 2015
2.3. Thực trạng về nhận thức vai trò, vị trí giáo dục đạo đức cho học
sinh của CBQL và giáo viên trong TTGDTX.
2.3.1. Mức độ nhận thức của CBQLGD các cấp và của TTGDTX: 140 người.
2.3.2. Mức độ nhận thức của giáo viên: 168 người
2.3.3. Mức độ nhận thức của phụ huynh: 168 người.

11
2.3.4. Mức độ nhận thức của CBQL của địa phương:70 người
2.3.5. Nhận thức và vai trò, vị trí đạo đức và giáo dục đạo đức của học sinh.
2.4. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX
2.4.1. Thực hiện đúng với quy định về giờ lý thuyết và thực hành giáo
dục đạo đức trong chương trình của bộ GD&ĐT.
2.4.2. Ý thức trách nhiệm lồng ghép, đan cài giáo dục đạo đức (đối với
một số tiết lên lớp) nhằm thực hiện định hướng dạy chữ dạy người.
2.4.3. Lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực và hình thức tổ chức
hấp dẫn theo chủ đề, chủ điểm "Học tập làm theo gương đạo đức của Hồ Chí
Minh" trong cả năm.
2.4.4. Xây dựng hội đồng giáo dục có uy tín, năng lực nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức và kịp thời ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn về văn hóa,
đạo đức.
2.4.5. Sử dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể, bằng tập thể tức là dựa
vào tổ chức lớp, tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh để đánh giá, xếp loại đạo
đức và phát hiện những sai phạm về đạo đức của cá nhân.
2.4.6. Tổ chức cho các em trực tiếp nghe, tọa đàm với những tấm gương
người tốt, việc tốt, tấm gương hiếu học, hiếu thảo.
2.4.7. Xây dựng, củng cố tổ chức hội phụ huynh học sinh giúp đỡ, giám
sát việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh ở địa phương
2.4.8. Nhà trường tích cực chủ động tư vấn cho chính quyền, các đoàn thể
địa phương xây dựng phong trào văn hóa mới "ông bà, cha mẹ gương mẫu,

con cháu hiếu thảo", nhằm tạo môi trường tốt đẹp cho giiaos dục đạo đức.
2.4.9. Thường xuyên xây dựng, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà
trường gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục, đặc biệt là có sự kết hợp
chặt chẽ với công an, dân phòng ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội đã len
lỏi vào nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2


12
Chƣơng 3:
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH THPT Ở TTGDTX

3.1. Những căn cứ để đề xuất các biện pháp.
3.1.1. Căn cứ vào những định hướng về lý luận đã giải trình ở chương 1
3.1.2. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2
3.1.3. Căn cứ vào một số nguyên tắc về giáo dục, giáo dục đạo đức cho
học sinh.
3.1.4. Căn cứ vào một số chủ trương, nghị quyết mới của Đảng, của Bộ
GD&ĐT trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Đề xuất một số biện pháp
3.2.1. Nâng cao vai trò, vị trí của đạo đức, giáo dục đạo đức cho giáo viên
và học sinh của TTGDTX trong bối cảnh xã hội hiện nay.
a. Mục tiêu của biện pháp
b. Tổ chức thực hiện
c. Điều kiện thực hiện
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức có nội dung cụ thể, hình
thức phong phú, đa dạng, phù hợp "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" liên tục trong suốt năm học ở các khối, các lớp.
a.

b.
c.
3.2.3. Nhà trường thực hiện chức năng tư vấn cho chính quyền địa phương
xây dựng "làng, xã văn hóa mới" ngăn chặn các tệ nạn xã hội, tạo môi trường
sống lành mạnh từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
a.
b.
c

13
3.2.4. Tạo động lực cho học sinh rèn luyện, phấn đấu trở thành người công
dân chân chính thông qua hoạt động "Tư vấn và giáo dục hướng nghiệp".
a,
b.
c.
3.2.5. Thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên của TTGDTX có trách nhiệm, tình thương, gương mẫu kết hợp chặt chẽ
với gia đình để thực hiện mục tiêu "Dạy con nên người".
a.
b.
c.
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa nhằm thu hút nhân lực, vật lực, tài
lực để thực hiện mục tiêu dạy học, giáo dục học sinh TTGDTX theo yêu cầu
đáp ứng nguồn nhân lực của địa phương
a.
b.
c
3.2.7. Vận dụng phối hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức phong
phú, hấp dẫn, phù hợp trong quá trình giáo dục và đánh giá khách quan theo
định hướng phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn và kích thích động viên

những hành vi đạo đức tốt đẹp.
a.
b.
c
3.2.8. Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính nhằm tổ chức, thực hiện các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mục đích cụ thể.
a.
b.
c.

14
3.3. Tổ chức khảo sát mức độ đồng thuận về tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp.
3.3.1. Lựa chọn nghiệm thu (khoảng 370 thuộc các đối tượng cần thiết).
3.3.2. Tiến hành lấy mẫu (khoảng 30 nghiệm thể)
3.3.3. Phát mẫu khảo sát cho 310 nghiệm thể đánh giá về mức độ của tính
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
3.3.4. Sử dụng thang đo likoct (5 bậc) hoặc Speerman (theo điểm) để đánh
giá mức độ đồng thuận của các nghiệm thể về tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đã được đề xuất.
3.4. Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp
3.4.1. Chọn các lớp thử nghiệm và đối chứng, đánh giá đầu vào.
3.4.2. Chon một số biện pháp để thử nghiệm
3.4.3. Quá trình tiến hành thử nghiệm theo một quy trình chặt chẽ.
(Ghi chú: tất cả các phương pháp, biện pháp ở chương 2 và chương 3 có
thể được bổ sung, sửa chữa trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu).
Tiểu kết chƣơng 3
Kết luận chung
Kiến nghị
- Đối với bộ GD&ĐT

- Đối với sở GD&ĐT
- Đối với nhà trường TTGDTX
- Đối với địa phương
- Đối với gia đình.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÃ ĐỌC VÀ TRÍCH DẪN ĐỂ XÂY DỰNG
ĐỀ CƢƠNG CHƢA SẮP XẾP THEO ALPHABET

1. Phạm Khắc Chương (1992)J.A.Coomenxki - Nhà giáo dục vĩ đại
2. Phạm Khắc Chương (2000) Đạo đức học, NXB GD - Hà Nội
3. Phạm Khắc Chương (2002) chỉ Nam nhân cách học trò - NXBTN Hà Nội
4. Đoàn Trung Còn (1950) Luận ngữ. NXB Từ Đức Nghĩa - Sài Gòn.
5. Trần Tuyết Oanh (Chủ biên 2006) Giáo dục học tập 1, tập 2. NXB
ĐHSP Hà Nội.
6. Hà Huy Giáp (1977) Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất. NxbTN - Hà Nội
7. Trần Trọng Kim (1971) Nho giáo. Trung tâm học liệu - Bộ GD xuất
bản Sài Gòn
8. Nguyễn Lân (1958) Lịch sử giáo dục học thế giới NXBGD. Hà Nội
9. Phương Lựu (1955) Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam. Nxb GD
10. Hồ Chí Minh (1993) Về đạo đức. Nxb CTQG Hà Nội
11. Tuyển tập Hồ Chí Minh (tập 4)
12. Đào Ngọc Nam (2001) Xây dựng mô hình nhân cách học sinh Hà Nội,
(Đề tài NC cấp thành phố - Sở GD&ĐT Hà Nội).
13. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987) Giáo trình giáo dục học tập 1, tập
2. NXBGD Hà Nội.
14. Raja Roy Singh (1994) Nền giáo dục cho thế kỷ XXI. Những triển
vọng cho châu Á Thái Bình Dương, Viện KHGD Việt Nam.
15. Hà Nhật Thăng (1989) Hệ thống giá trị đạo đức, nhân văn
16. Nguyễn Trãi (1939) Giáo huấn diễn ca. NXB Cuối chợ Đồng Xuân Hà Nội

17. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1978) Tuyển tập văn bia - quyển 1


16
B. Lý do chọn trƣờng ĐHSP Hà Nội làm cơ sở đào tạo
Thí sinh chọn trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cơ sở đào tạo xuất
phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
- Vị trí, vai trò của trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường
trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống của các trường sư phạm, là trung tâm
lớn về đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học và là nơi tạo nên nhiều nhân
tài, nhà khoa học danh tiếng cho đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát
triển, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị, được xã hội tín nhiệm và đánh giáo cao.
- Hoạt động đào tạo đại học và sau đại học: Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội không chỉ là chiếc nôi đầu ngành trong hoạt động đào tạo sinh viên hệ
đại học, cao đẳng mà còn là một trung tâm đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ
uy tín, chất lượng cao. Hàng năm, trường đã đào tạo cho đất nước hàng nghìn
thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu trình độ của nhiều ngành, lĩnh
vực và của toàn xã hội.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và tên tuổi của các nhà
khoa học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị trọng điểm trong
nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học giáo dục của ngành. Rất nhiều
nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ, chuyên gia nghiên cứu…có tên
tuổi đều trưởng thành từ mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhiều nhà
khoa học của trường trở thành các nhà khoa học tầm cỡ quốc gia và quốc tế
và được nhận các Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Trong xu thế hội nhập hiện nay, để
không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng của nhà trường không ngừng được đầu tư
và nâng cấp, tạo điều kiện tốt cho sinh viên, học viên học tập và nghiên cứu.



17
- Với bản thân: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính là nơi thí sinh
được học tập, tu dưỡng và rèn luyện trong quá trình đào tạo thạc sĩ và cũng là
nơi công tác của bản thân. Trong quá trình đó, thí sinh đã được các thầy cô
dạy dỗ, giáo dục giúp cho bản thân thí sinh ngày một trưởng thành và luôn nỗ
lực cố gắng vươn lên trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học. Do vậy,
bản thân luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự dìu dắt, định hướng của các
thầy cô giáo, các nhà khoa học giàu kinh nghiệm và tên tuổi đang công tác tại
nhà trường.






















18
C. Dự kiến kế hoạch, tiến độ thực hiện
BẢN DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời
gian
Công việc
Sản phẩm
Ngƣời
thực hiện
Địa điểm

2014 –
2015

- Chỉnh sửa, hoàn thiện
đề cương và hướng
nghiên cứu




- Thu thập tài liệu,
nghiên cứu cơ sở lý
luận của đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng
đạo đức và giáo dục
đạo đức của TTGDTX

ở nội và ngoại thành Hà
Nội

- Bản đề cương
hoàn chỉnh

- Báo cáo về cơ
sở lý luận

+ Phiếu điều tra
+ Phiếu quan sát
+ Phiếu phỏng
vấn
Tác giả +
Người
hướng
dẫn khoa
học

ĐHSPHN

2016-
2017
- Tiến hành điều tra
thực trạng
- Tiến hành thực
nghiệm
- Xử lý kết quả
- Viết báo cáo
- Bản báo cáo

tổng hợp ban đầu
về kết quả nghiên
cứu
Người
hướng
dẫn khoa
học
Tác giả +
Cộng tác
viên
Một số các
TTGDTX
ở nội và
ngoại
thành Hà
Nội
2017 -
2018
- Hoàn chỉnh báo cáo
- Báo cáo tại Hội đồng
cấp cơ sở
- Chỉnh sửa báo cáo
- Hoàn thành báo cáo
chính thức
- Bản báo cáo
hoàn chỉnh
Người
hướng
dẫn khoa
học và tác

giả
ĐHSP HN
Bảo vệ chính thức




19
D. Những kinh nghiệm, kiến thức của thí sinh về lĩnh vực nghiên cứu
Đề tài của thí sinh nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực giáo dục. Về vấn đề
này, bản thân thí sinh đã tiếp cận và tìm hiểu trong nhiều năm. Thí sinh cũng
đã có 01 bài báo đăng trên tạp chí Giáo dục số 313 tháng 7 năm 2013 với nội
dung liên quan tới giáo dục, trên tạp chí giáo chức số 76 tháng 8 năm 2013 có
nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên
trong bối cảnh hiện nay và trong tạp chí khoa học Volum 59, number 2, 2014
của Trường ĐHSP Hà Nội có bài viết “ Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học
sinh và sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kế thừa những kinh nghiệm đó và mong muốn phát triển định hướng
nghiên cứu ở mức độ khó hơn, thí sinh tiếp tục triển khai đề tài nghiên cứu về
giáo dục đạo đức cho học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên trong bối
cảnh hiện nay một cách hệ thống hơn, cụ thể hơn và sâu sắc hơn.
E. Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục tham gia vào công tác bồi dưỡng, giáo dục thường xuyên tại
Trung tâm Giáo dục và Bồi dưỡng thường xuyên trường ĐHSP Hà Nội.
- Tham gia viết các bài báo, các công trình khoa học liên quan tới nội
dung đề tài thí sinh nghiên cứu.
6. Đề xuất ngƣời hƣớng dẫn
- PGS.TS Phan Thanh long
- PGS.TS Phạm Khắc Chương




×