HỆ THỐNG TƢƠNG TÁC TRỰC TUYẾN – GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Đỗ Hoàng Ánh
1
Hệ thống tương tác trực tuyến (HTTTTT ) trong giáo dục đào tạo là một
mạng máy tính tập hợp các nhu liệu số đa phương tiện được thiết kế để kết hợp được
với những phần cứng, phần mềm máy tính tương ứng tạo nên một chỉnh thể thống
nhất có khả năng tương tác với những hoạt động của người dạy, người học, qua đó
giúp gia tăng hiệu quả phương pháp sự phạm tương tác, nâng cao chất lượng giáo
dục. HTTTTT là kết quả của việc sự ứng dụng và phát triển những thành tựu của
công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực đào tạo, khai thác những điểm
mạnh của hệ thống tín chỉ để nâng cao chất lượng đào tạo. Bài nghiên cứu phân tích
các cơ sở khoa học, khái niệm, nội dung, đặc điểm, tác động của hệ thống tương tác
trực tuyến (HTTTTT) tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt với hoạt động
giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo theo tín chỉ
bậc đại học.
1. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin – truyền
thông (CNTT-TT) và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang chi phối sự phát triển của nhân loại. Đây là
những tác động phổ biến, đòi hỏi các quốc gia - dân tộc phải mở cửa, hội nhập để phát triển. Trong
bối cảnh đó, vấn đề đổi mới theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng và phát triển có hiệu quả những thành
tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp
bách, đặc biệt khi Việt Nam đang xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống
tín chỉ. Việc chuyển từ đào tạo đại học theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thực sự là cuộc đổi mới
lớn trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, không phải chỉ đơn thuần là đổi mới về phương pháp
dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá mà gồm cả tư tưởng, tổ chức, quản lý giáo dục- đào tạo.
Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo, các lĩnh vực, các khía cạnh khác của giáo dục đại học cũng
phải tạo lập các đặc điểm phù hợp, trong đó đặc biệt phải kể đến phương pháp và các hệ thống hỗ trợ
quá trình dạy và học. Vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích các cơ sở, đặc điểm, tác động của hệ
thống tương tác trực tuyến với nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống tương tác trực tuyến
(HTTTTT) hướng tới việc khai thác phương pháp sư phạm tương tác trong giáo dục đào tạo với đối
tượng tác động là cả người dạy và người học.
2. Hệ thống tƣơng tác trực tuyến (H5T)
2.1. Cơ sở hình thành HTTTTT
1
Đại học Thái Nguyên
Hình thức đào tạo đại học theo học chế tín chỉ giúp sinh viên đạt được văn bằng đại học qua việc
tích lũy các kiến thức giáo dục khác nhau được đo bằng đơn vị tín chỉ căn cứ trên khối lượng lao động
học tập trung bình của một sinh viên. Hệ thống tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy
kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở
nước ngoài [2]. Hệ thống đào tạo này cho phép sinh viên chủ động lập kế hoạch phù hợp cho toàn bộ
quá trình học tập tại trường đại học, tùy thuộc vào các điều kiện cá nhân của từng người. Ngoài ra, hệ
thống tín chỉ cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ bằng nhiều hình thức khác nhau và tự chịu trách
nhiệm và kết quả học tập của mình cho từng môn học cũng như cho cả quá trình học tập trong trường
đại học. Với hệ thống này, hoạt động dạy và học phải chuyển đổi tương thích với triết lý giáo dục của
học chế tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo: Cơ sở đào tạo
chịu trách nhiệm về phương hướng, các chuẩn mực và mục tiêu đào tạo. Sinh viên chịu trách nhiệm
cao về lộ trình cụ thể mà mình lựa chọn. Do vậy, cần thiết xây dựng hệ thống hỗ trợ có hiệu quả hoạt
động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, hỗ trợ quá trình giảng dạy đối với giảng viên. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin - truyền thông vào hoạt động giảng dạy
và học tập, nhất là với vấn đề tự học sẽ nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong bối cảnh hiện
nay [9], đáp ứng tốt hơn sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, chúng ta đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thông tin. Chúng ta
cũng đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới hình thành nền
kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong giáo dục - đào
tạo là bước đi tất yếu, nhanh nhất, hiệu quả nhất để các cơ sở đào tạo tồn tại và phát triển. Do vậy,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục -
Đào tạo đặc biệt quan tâm
2
.
Thực tế hiện nay cho thấy, hiện phần lớn các cơ sở đào tạo trong nước khi chuyển sang đào tạo
theo học chế tín chỉ mới chỉ chú trọng tin học hóa hoạt động quản lý như công tác tuyển sinh, giáo
vụ, hành chính - tài vụ.v.v. Phần lớn các hệ thống này đều được phát triển cục bộ và rất khó dùng
chung được dữ liệu với nhau. Mặt khác, các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
phục vụ cho đối tượng đông đảo và quan trọng nhất trong các trường là giảng viên và sinh viên, đặc
biệt là các hệ thống phục vụ trực tiếp cho tự học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn rất thiếu hoặc
chưa được đầu tư đúng mức.
Học tập là quá trình nhận thức tích cực, chủ động “khai phá dữ liệu” của học viên [5], cho nên rất
cần tạo môi trường tương tác, hỗ trợ thuận lợi, hấp dẫn sinh viên làm việc và rồi nhận được kết quả từ
đó [4]. Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, tuy nhiên còn cần
nỗ lực nhiều để nâng cao chất lượng. Dạy và học chủ động, tích cực hóa quá trình nhận thức của sinh
2
Chỉ thị số 58 của Bộ Chính trị, ký ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho
nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo,
kết nối Intemet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo"; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008-2012; Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.v.v.
Xem thêm: Vũ Quang Hiển, Đỗ Hoàng Ánh (2008): “Quan điểm của Đảng về ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11(216), tr.52-58.
viên đang được đề cập đến như là một phương pháp để nâng cao chất lượng. Không tích cực hoá quá
trình nhận thức không thể đào tạo nên đội ngũ chuyên gia năng động, sáng tạo, có năng lực nhận thức,
năng lực phát hiện vấn đề và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Bản chất của quá trình học
đại học là quá trình học viên biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy,
trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, thời gian quy định cho việc tự đào tạo bản thân của sinh viên
gấp hai đến ba lần thời gian lên lớp. Cũng chính vì thế mà thời gian giành cho lên lớp sẽ ít hơn nhiều
so với khi đào tạo theo niên chế. Với cấu trúc như vậy, nếu không đổi mới nội dung và phương pháp
dạy - học, nếu không biết cách tích cực hoá quá trình nhận thức, người học sẽ không thể hoàn thành
được khối lượng tri thức cần phải đạt và nghiêm trọng hơn là sẽ không đạt được mục đích của quá
trình giáo dục và đào tạo đại học. Mục đích của đưa công nghệ thông tin vào dạy - học là nhằm cải
tiến được chất lượng học tập qua việc tạo được sự tương tác cao giữa học viên, người dạy và phương
tiện dạy học. Hơn nữa, công nghệ này liên tục được điều chỉnh, phát triển đa dạng để đáp ứng những
nhu cầu thực tiễn. Đây thực sự là giá trị của công nghệ thông tin trong nền giáo dục mà tất cả chúng ta
mong chờ. Trong các biện pháp để phát triển toàn diện năng lực của sinh viên thông qua môi trường
tương tác, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông được coi là biện pháp hiệu quả và khả thi.
Quá trình dạy học là quá trình truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin
trong một môi trường sư phạm thích hợp; hoạt động giữa người học, người dạy với các thông tin để
có tri thức theo một tiêu chuẩn nhất định. Trong bất kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông
điệp được truyền đi và nhận lại. Thông điệp đó thường là một chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu
hỏi về nội dung cho người học, các phản hồi từ người học đến người dạy. Sự tương tác là một trong
những nhân tố quan trọng với hoạt động học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên. Các
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng quá trình nhận thức của người học sẽ đạt được hiệu
quả càng cao khi gia tăng sự tương tác chủ động giữa sinh viên đối với các tri thức của một môn học
cụ thể
3
. Tương tự như vậy, các giảng viên cũng có hiệu quả giảng dạy tốt khi có sự tương tác với
những tri thức cần truyền đạt thông qua các phương tiện giảng dạy [1]. Bên cạnh đó, theo hình thức
đào tạo tín chỉ, vai trò và tính chủ động của người học được phát huy tích cực tối đa trong sự định
hướng của người dạy, môi trường tương tác là nhân tố tác động sâu sắc tới quá trình chủ động sáng
tạo và học tập của sinh viên [6][7].
Hệ thống tương tác trực tuyến xuất hiện có vai trò tạo ra môi trường có tính chuyên nghiệp cao
đáp ứng nhu cầu tương tác giữa sinh viên, giảng viên với tri thức và tương tác hai chiều giữa giảng
viên với sinh viên.
2.2. Khái niệm HTTTTT
Mô hình dạy – học tương tác cho ta thấy có 3 nhân tố: người dạy, người học và tương tác. Đây có
thể coi là 3 đỉnh của tam giác dạy học. Giữa ba đỉnh của tam giác dạy học đó có mối quan hệ hai
chiều, đồng thời, khi các tri thức cụ thể được xây dựng thành một hệ thống (hệ thống tương tác) sẽ tạo
ra khả năng tương tác độc lập theo 2 hướng: người học - hệ thống tương tác và người dạy - hệ thống
3
Xem thêm Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung: Phương pháp và công nghệ dạy, Hà
Nội, 2007, ww.eduf.vnu.edu.vn/elearning về đặc điểm tâm sinh lý trong việc việc thu nhận trí thức. Ngoài ra,
trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, Đại học Manie (Mỹ) cũng đã công bố các nấc thang “hình tháp”
mức độ tiếp thu trong học tập, trong đó khi có sự kết hợp tất cả các giác quan và có sự tương tác tri thức sẽ cho
hiệu quả cao nhất: Thảo luận nhóm (Discussion group) 50%; - Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Practice by
doing) 75%; Dạy người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%.
tương tác, qua đó tăng hiệu quả song hành trong dạy và học. Dễ thấy tính chủ động của người dạy và
người học, khả năng tạo ra môi trường tương tác của hệ thống tương tác là một trong những yếu tố giữ
vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. Do đó, việc xây dựng được một hệ
thống có tính tương tác cao có ý nghĩa lớn với việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.
Cùng với sự xuất hiện mạng máy tính khái niệm trực tuyến (online) ra đời. Hiện nay, tùy vào mục
đích sử dụng mà có những cách hiểu khác nhau xoanh quanh thuật ngữ trực tuyến [3]. Ở trong
nghiên cứu này, trực tuyến là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng các chủ thể thông tin đã được kích hoạt,
sẵn sàng trao đổi, xử lý thông tin thông qua các thiết bị phần cứng và phần mềm qua mạng nội bộ
(LAN - Local Area Network) hay mạng toàn cầu (Internet). Chỉ cần có máy tính nối mạng hoạt động,
người dùng có thể trực tuyến để liên lạc, trao đổi thông tin với nhau mà không bị phụ thuộc hoàn toàn
về thời gian không gian mang tính tập trung, mối liên hệ phẳng được hình thành qua mạng trong “thế
giới phẳng” [10].
Tương tác trực tuyến trong giáo dục là hoạt động thông qua môi trường mạng để tạo nên sự tương
tác của 3 yếu tố: người dạy, người học và tri thức. Tương tác trực tuyến với những thế mạnh về công
nghệ thông tin và truyền thông tạo ra khả năng tương tác trực tuyến đa phương tiện. Truyền thông
được hiểu là các phương tiện để giao tiếp giữa con người với nhau như tiếng nói, đồ họa, điệu bộ,
tranh ảnh, phim v.v Đa phương tiện là việc kết hợp các phương tiện truyền thông này lại để đạt được
hiệu quả truyền thông mục tiêu. Trong khoa học máy tính, đa phương tiện là hệ thống siêu liên kết của
các yếu tố đồ họa, âm thanh, phim, tiếng nói, văn bản qua sự hỗ trợ của máy tính. Đa phương tiện
trong công nghệ giảng dạy là tập hợp các nguồn đa phương tiện cho phép tích hợp các nội dung có
các yếu tố như ảnh, âm thanh, văn bản, phim, mô hình mô phỏng, hoạt họa minh họa v.v. điều này mở
ra khả năng sử dụng đa phương tiện truyền thông trong giảng dạy. Hơn nữa, giảng dạy phải là giảng
dạy tương tác đa phương tiện trong hệ thống phù hợp. Do vậy, tương tác trực tuyến với đặc tính linh
động, dễ ứng dụng, đa phương tiện đặc biệt thích hợp với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cho phép tăng
cường chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập.
Tóm lại, hệ thống tương tác trực tuyến (HTTTTT ) trong giáo dục đào tạo là một mạng máy tính
tập hợp các nhu liệu số đa phương tiện được thiết kế để kết hợp được với những phần cứng, phần
mềm máy tính tương ứng tạo nên một chỉnh thể thống nhất có khả năng tương tác với những hoạt
động của người dạy, người học và tạo ra kênh tin trao đổi giữa người học-người dạy, qua đó giúp gia
tăng hiệu quả phương pháp sự phạm tương tác, nâng cao chất lượng giáo dục. HTTTTT là kết quả
của việc sự ứng dụng và phát triển những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh
vực đào tạo, khai thác những điểm mạnh của hệ thống tín chỉ để nâng cao chất lượng đào tạo.
HTTTTT vừa là cơ sở vừa có tính hỗ trợ cho ngành giáo dục phát triển và hoàn chỉnh hệ thống đào
tạo trực tuyến, đào tạo từ xa với các khóa học thích hợp.
2.3. Đặc điểm, tác dụng của HTTTTT
HTTTTT được xây dựng trên hạ tầng truyền thông và mạng (bao gồm các thiết bị đầu cuối cho
người dùng (học viên, giáo viên, cố vấn học tập.v.v ). Các thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ,
mạng, truyền thông, hệ thống máy phục vụ (webserver), bản quyền phần mềm…), hạ tầng phần mềm
(trang tin điện tử, hệ thống quản lý học tập tương tác, các công cụ hỗ trợ soạn thảo, thiết kế bài giảng,
bài học, bài tập, tài liệu, trang tin hỗ trợ đào tạo …). Thành phần quan trọng nhất là hạ tầng thông tin
(nội dung các khóa học, tên lớp học, danh sách học viên/sinh viên tham dự, giảng viên phụ trách được
cập nhật/đồng bộ từ cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý đào tạo theo phương pháp tương tác trực
tuyến; nội dung đào tạo, nội dung bài học, tài liệu chuyên ngành: được thiết kế cho từng môn học
hoặc liên kết đa môn học, được tổ chức lưu trữ và cập nhật các phiên bản phù hợp; nội dung bài tập
do giáo viên phụ trách tự đưa ra hoặc đi kèm theo giáo trình giảng dạy; nội dung thảo luận, tài liệu,
các mô phỏng… và các tính năng hỗ trợ, mở rộng của hệ thống).
Thành tố cấu thành nên HTTTTT gồm 2 yếu tố: mạng máy tính và nội dung số. Do vậy, hệ thống
này có sự kết hợp chặt chẽ của phần mềm và phần cứng máy tính để tạo ra một chỉnh thể thống nhất.
Nó mang những đặc điểm của một mạng máy tính và của thông tin đã số hóa. Mạng máy tính phải có
khả năng trực tuyến, cho phép người dùng tương tác với các nội dung số và kết nối với nhau bằng
những phân hệ chức năng như trao đổi nhanh, diễn đàn, tin nhắn v.v… Nội dung số bao gồm các
nguồn nội dung đa phương tiện như âm thanh, đồ họa, hoạt họa, mô phỏng, văn bản v.v. Nội dung số
trong hệ thống này được thiết kế để tạo ra tính tương tác cao, mô phỏng các hoạt động khác nhau của
quá trình giảng dạy. Phần nội dung số có thể bao gồm các tư liệu chuyên biệt trong lĩnh vực giáo dục
như các đoạn phim giảng viên giảng bài, phim tư liệu minh họa cho bài giảng, các đoạn phim mô
phỏng, giáo trình - bài giảng đã được số hóa, các bài tập củng cố kiến thức (trắc nghiệm, các câu hỏi
củng cố v.v ), các tư liệu mở rộng, các nhu liệu tham khảo khác v.v Những thành phần trong nội
dung số thuộc một nhóm theo những tiêu chí cho trước phải có tính định hướng nội dung, phải có khả
năng hỗ trợ lẫn nhau trong việc nâng cao hiệu quả nhận thức, sáng tạo của người học, chất lượng của
người giảng dạy.
HTTTTT gồm nhiều phân hệ chức năng khác nhau để gia tăng tính tương tác, nâng cao khả năng
sử dụng các nội dung số chuyên biệt trong việc tăng hiệu quả tích lũy, khám phá tri thức của người
học, việc cung cấp và định hướng tri thức của người dạy. Những phân hệ chức năng chính là: bài học,
bài tập, đánh giá, nhật ký tương tác, hội thảo học tập, nhóm học tập, diễn đàn, nhắn tin nhanh, trao đổi
thông tin đa phương tiện, từ điển thuật ngữ… Tất cả các phân hệ chức năng này đều hướng tới việc
tạo ra khả năng tương tác của các yếu tố người học, người dạy, nội dung trong HTTTTT.
Với hệ thống này, tính tương tác đa chiều, đa không gian được hình thành. Tính tương tác không
chỉ mang các thuộc tính vật lý mà còn bao gồm cả các yếu tố tâm lý. Tương tác không chỉ bao gói gọn
trong quá trình hỏi/đáp, nêu và giải quyết vấn đề ở lớp mà còn hiện diện trong cả quá trình tư duy của
người học. Thông thường, có ba chiều tương tác của quá trình dạy-học là: giao tiếp giữa người học-
nội dung bài giảng; giao tiếp giữa thầy giáo - học trò và giao tiếp giữa người học - người học.
HTTTTT không phủ định bất cứ loại hình nào trong các loại hình kể trên, ngược lại các phân hệ chức
năng, các tư liệu tương tác đa phương tiện truyền thông còn khuyến khích người học có cơ hội nâng
cao chất lượng tương tác so với các phương pháp tương tác truyền thống, trong đó nhấn mạnh đến sự
tương tác chủ động có tính tổ hợp của 3 nhân tố: người dạy, người học, hệ thống tương tác trực
tuyến
4
. Như vậy, hệ thống này không chỉ đơn thuần là một công cụ mà là môi trường chuyên nghiệp
cao cho các thiết bị hỗ trợ giảng dạy - học tập, hỗ trợ hoạt động dạy và học khác phát huy thế mạnh
của mình.
4
Các chiều tương tác được gia tăng không giới hạn số người tham gia, không gian của người tham gia, thời
điểm tham gia gồm: giảng viên – giảng viên, học viên – học viên, học viên – giảng viên, giảng viên – tư liệu
tương tác đa phương tiện, học viên – tư liệu tương tác đa phương tiện, giảng viên – học viên – nội dung tương
tác đa phương tiện.
Trong hệ thống tương tác trực tuyến, mối liên hệ giữa người học, người dạy, nội dung đều qua
mạng, tạo nên đặc trưng vượt thời gian và không gian. Điều này cho thấy, người học và người dạy
không chịu sự chi phối của không gian và thời gian mang tính tập trung. Việc học không nhất thiết
phải tiến hành đồng bộ hay đào tạo có thể không cần trùng khớp về thời gian giữa các yếu tố tham gia.
Họ có thể tương tác với nội dung số, tương tác lẫn nhau ở bất cứ đâu, ở bất cứ khi nào nếu như họ có
các phần cứng, phần mềm phù hợp. HTTTTT nhờ vậy có thể được triển khai trên quy mô lớn với
hàng trăm ngàn người dùng nhưng cũng có thể triển khai thích hợp cả ở quy mô nhỏ hơn vài chục cho
tới vài trăm người.
Hệ thống tương tác trực tuyến có thể xây dựng theo khả năng chạy trên nền web hoặc các phần
mềm độc lập nhưng đều có đặc tính chung là khả năng đa kết nối và sử dụng chung cơ sở dữ liệu lẫn
nhau. Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực của người tham gia tương tác. Hệ
thống sẽ giảm hiệu quả khi giảng viên và sinh viên chỉ xem đó là nơi công bố và tải về các bài giảng,
các tài liệu học tập… chứ chưa sử dụng nó như một môi trường tương tác tích cực giữa ba yếu tố:
giảng viên, học viên, hệ thống tương tác.
HTTTTT mở rộng cơ hội tiếp cận các tài nguyên học tập. Giảng viên và sinh viên sẽ không còn
phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách và các tài liệu in trong các thư viện với số lượng hạn chế nữa. Với
hệ thống này, một tài nguyên giáo trình học về hầu hết các môn học và trên các phương tiện khác
nhau có thể tiếp cận bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào trong ngày với số lượng không hạn chế. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với nhiều trường mà nguồn học từ thư viện bị hạn chế và không được cập nhật. Hệ
thống cũng tạo điều kiện rộng mở để tiếp cận đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản
lý và người học.
HTTTTT phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo nhưng không phải là hệ thống đào tạo trực tuyến,
mặc dù có những điểm chung và kế thừa tính mềm dẻo của đào tạo trực tuyến trong việc lựa chọn cơ
hội học tập cho người học [8]. Hệ thống này chỉ tạo ra môi trường tương tác hỗ trợ học tập và giảng
dạy chứ không phải là một chương trình đào tạo để có những công nhận kết quả đánh giá tương tác có
tính pháp lý. Tuy vậy với những đặc điểm của mình nó cũng là cơ sở cho hệ thống đào tạo trực tuyến.
Như vậy, HTTTTT là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tối đa những tiến bộ của
khoa học và công nghệ, thông qua mạng (mạng nội bộ và mạng toàn cầu) để truyền tải các kiến thức
và kỹ năng đến những người học, người dạy là cá nhân hoặc tổ chức ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, tại
bất kỳ thời điểm nào và thúc đẩy người học tiềm năng tham gia vào giáo dục đại học. Với các phân hệ
chức năng phong phú, cộng đồng tương tác trực tuyến đông đảo, có thể kết hợp tốt song song với các
hình thức tuyền thống khác, hệ thống này giúp mọi người mở rộng cơ hội học tập, khám phá và tự đào
tạo cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, công việc sau này.
Ngoài những điều nói trên, chúng ta còn thấy rằng việc xây dựng và vận hành một HTTTTT
không chỉ là sự tiếp nhận và phát triển của một hệ thống cụ thể mà đó phải được hiểu là sự tiếp nhận
và phát triển một quy trình làm việc mới, cách tư duy mới về giáo dục - đào tạo và những thành tựu
thích hợp mới nhất của khoa học - công nghệ. Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới, đó
là thời đại mà thông tin, trí tuệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời đại của nền kinh tế tri thức,
thời đại của xã hội thông tin. Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm
nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản
xuất, kinh tế thông tin lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận
làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin - truyền thông làm nền tảng phát triển. Trong kinh tế
thông tin, năng lực cạnh tranh, hiệu quả lao động phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thu thập, lưu trữ, xử
lý và trao đổi thông tin. HTTTTT tạo ra môi trường tương tác thông tin giúp người học, người dạy
phát triển năng lực này.
2.4. Tương lai hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của HTTTTT
Với những thế mạnh của mình, HTTTTT sẽ làm giáo dục có những chuyển biến mạnh theo
hướng tích cực:
Tương tác đa phương tiện được sử dụng phổ biến: với đặc tính linh hoạt, dễ triển khai, và hiệu
quả cao với hoạt động dạy và học, tương tác đa phương tiện ngày càng được nhiều cơ sở đào tạo sử
dụng dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Tương tác đa phương tiện là xu thế tất yếu phù hợp
với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm gần đây.
Muốn có hiệu quả sâu rộng cần có cơ chế chính sách, có hành lang pháp lý về giảng dạy và học tập
điện tử. Bên cạnh việc đầu tư phần cứng và phần mềm cần thiết, giáo dục cũng cần phải chuẩn bị cho
môi trường văn hóa học tập trực tuyến, văn hóa của một xã hội học tập. Có như vậy, hệ thống này mới
phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo con người.
Phát triển mô hình giáo dục hướng tới sự hài hòa giữa người học và người dạy: thực tế giáo dục
đại học cho thấy, chương trình học hiện nay dựa chủ yếu vào tốc độ giảng dạy của người dạy. Dưới áp
lực từ khung chương trình đào tạo nhất định trong một thời gian nhất định, giảng viên không thể để
tâm tới vấn đề liệu từng người học đã thực sự hiểu và làm chủ được kiến thức môn học hay chưa. Vấn
đề nảy sinh là có những sinh viên không theo kịp được tiến độ học tập trên lớp ngay từ khi chương
trình bắt đầu. Điều đó dẫn tới việc những sinh viên thông minh phải chờ những học sinh còn lại, trong
khi đó, những sinh viên nhận thức chậm lại không thể đảm bảo chất lượng học tập tốt. Không có sự
bất lực học tập mà chỉ có sự bất lực giảng dạy. Sự bất lực trong giảng dạy có thể được khắc phục bằng
phương pháp sư phạm tương tác: thay vì truyền đạt một chiều từ trên xuống dưới thì sử dụng tương
tác đa chiều giữa người dạy, người học và nội dung dạy học. Có nghĩa là tốc độ học tập gắn liền với
sự tiến bộ của từng cá nhân.
Nếu chúng ta sử dụng hệ thống tương tác đa phương tiện trực tuyến thì chúng ta có thể điều chỉnh
tốc độ giảng dạy, học tập phù hợp với tiến bộ của từng học viên. Sau khi đã hoàn thành tìm hiểu một
vấn đề, học viên đó có thể tự làm một bài kiểm tra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, nếu hoàn thành đáp
ứng yêu cầu của phần đó thì anh ta có thể tiếp tục với những nội dung tiếp theo. Những học viên đạt
kết quả tốt có thể đi nhanh hơn. Những học viên nhận thức chậm hơn có thể mất nhiều thời gian hơn.
Không có vấn đề gì trong việc một số người học học nhanh hơn và tiếp tục bài khác trong khi một số
khác bị tụt hậu, bởi vì tất cả đều đến điểm kết thúc, đó là mọi người nắm được cái cần phải học là gì,
trang bị được cái gì để vào đời sau nội dung tìm hiểu đó. Trong học tập, chỉ có những học sinh đi
nhanh hơn và những học sinh đi chậm hơn. Trong giảng dạy có sự hỗ trợ của hệ thống tương tác trực
tuyến, trình độ chủ thể tham gia hệ thống quyết định tốc độ tiến bộ. Khi chủ thể này đáp ứng được các
mức độ nhất định của bước trước đó thì có thể chuyển sang nội dung tiếp theo.
Còn một yếu tố khác có tính sư phạm chứ không đơn thuần kỹ thuật là môi trường tương tác trong
hệ thống này đòi hỏi người học và người hướng dẫn phải bộc lộ sự tham gia và chất lượng tham gia
của mình. Cũng qua trao đổi mới nắm được học viên như nào. Cùng lúc có thể đánh giá được nhiều
học viên, nâng cao công tác quản lý lớp học trong giảng dạy, từ đó có những hoạt động hỗ trợ, điều
chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, chính qua tương tác, hỏi/đáp này dần dần sẽ hình thành một tư liệu quan
trọng cho các hoạt động của giảng viên.
Như vậy với tính tương tác phù hợp cao hệ thống này đáp ứng việc coi trọng những kiến thức, kỹ
năng, thái độ và niềm tin mà người học mang vào lớp. Phần kiến thức mà sinh viên thu nhận được vì
vậy không chỉ là kiến thức một ngành học cụ thể trong một môi trường tiện nghi, mà còn là toàn bộ
hành trang kiến thức nền tảng và kỹ năng mềm giúp họ hòa nhập cuộc sống dễ dàng và thành đạt. Đây
chính là phát triển mô hình hướng tới sự hài hòa giữa người học với người dạy.
Kích thích tinh thần say mê học tập, nâng cao kỹ năng tự đào tạo bản thân, kỹ năng mềm của
người học: Ta biết rằng con người có năng lực tri thức không phải là con người được nhồi nhét nhiều
tri thức một cách thụ động, mà phải là người biết chủ động tiếp thu tri thức qua việc học, biến tri thức
học được thành tri thức của mình, biết cách tự mình tìm kiếm những tri thức mà mình muốn có, và rồi
từ đó có khả năng vận dụng những tri thức đã biết để tạo ra tri thức mới cần cho cuộc sống và hoạt
động của mình. Yêu cầu có một năng lực tri thức như vậy đang trở thành phổ biến đối với mỗi con
người trong xã hội tri thức thế kỷ XX. Và chính để có năng lực tri thức đó mà việc học sẽ chủ yếu
phải là tự học, học liên tục và học suốt đời. Nền giáo dục của một quốc gia trong tương lai phải xem
việc tổ chức hệ thống học cho toàn xã hội, với các hình thức hỗ trợ việc tự học, học liên tục, học suốt
đời cho mọi công dân là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của mình. Hệ thống đào tạo trực
tuyến nói chung và hệ thống tương tác trực tuyến nói riêng phục vụ đắc lực cho quá trình hình thành
kỹ năng quan trọng này. HTTTTT hướng học tập giống với môi trường xã hội thực tế mà trong đó
sinh viên sẽ thực sự áp dụng các kỹ năng đã học được của mình. Hệ thống này có thể tạo ra sự tiến bộ
của một học viên phù hợp với tốc độ của họ trong tương quan với phương hướng và mục đích đào tạo.
Nhờ đó, nó tạo ra và duy trì niềm say mê học tập trong người học. Trong niềm say mê học tập này,
người học sẽ làm tăng thêm sự tích lũy kiến thức và hiểu biết của mình. HTTTTT mô phỏng được môi
trường thực tế cho phép sinh viên có thể thấy được sự liên quan giữa cái họ đang nghiên cứu với xã
hội, nhờ vậy, làm tăng khả năng hòa nhập vào thực tế.
Cơ sở để hình thành, hỗ trợ những hệ thống đào tạo trực tuyến có tính pháp lý: HTTTTT mới chỉ
dừng ở mức độ tham gia hỗ trợ cho quá trình giáo dục. Nhiều cơ sở đào tạo ở nước ta đã áp dụng hình
thức đào tạo trực tuyến, nhưng thuật ngữ “đào tạo trực tuyến” ở đây mới chỉ mang nghĩa là bổ trợ kiến
thức, “học ảo”, “dạy học không giáp mặt”[11] chứ chưa phải là hình thức đào tạo với những kết quả
được pháp luật hiện hành của nước ta thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong tương tai, khi cơ sở hạ
tầng, trình độ đào tạo được phát triển, môi trường pháp lý có những điều chỉnh hợp lý, hệ thống đào
tạo trực tuyến sẽ trở nên phổ biến và HTTTTT sẽ góp phần đắc lực trong việc nâng cao hiệu quả
giảng dạy và học tập, hướng tới một hệ thống giáo dục cân bằng đa hướng.
3. Kết luận
Hệ thống tương tác trực tuyến là kết quả của việc ứng dụng và phát triển những thành tựu công
nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục. Hệ thống cho thấy khả năng phát huy tính
tương tác đa phương tiện với chất lượng giảng dạy và học tập, nhất là trong hệ thống đào tạo theo tín
chỉ. Hơn thế nữa, HTTTTT có lợi ích thực sự không chỉ ở sự cung cấp công nghệ và những phần cứng
hay phần mềm cụ thể, mà ở chỗ các yếu tố của nó góp phần tạo nên một hệ thống đào tạo mạnh mẽ,
cách tư duy trong giáo dục – đào tạo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ [12], phục vụ đắc
lực sự nghiệp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới xây dựng và phát
triển một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung, Phương pháp và công nghệ dạy,
Hà Nội, ww.eduf.vnu.edu.vn/elearning, 2007.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 14/2005/NQ-CP - Nghị quyết về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 ngày 02-11-2005
3. Các bộ phần mềm từ điển Encarta, Longman Dictionary of Contemporary English,
Cambridge Advanced Learner's Dictionary.
4. Diana Laurillard, Teaching Tips, Mc Keachie, W.J, 10th edition, Houghton Miflin, 379p, 1999.
5. Nguyễn Thúc Hải, “Tự học trong thời đại thông tin”, Tia sáng, số tháng 03-2004, 2004.
6. Jean – Marc Denomme và Madeleine Roy, Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác,
NXb Thanh niên, 2003.
7. Cao Xuân Liễu, Phương pháp sư phạm tương tác và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ,
Khoa Sư phạm – Trường Đại học Đà Lạt.
8. Quách Tuấn Ngọc, Ứng dụng CNTT trong đào tạo giáo viên - Kỉ yếu hội thảo Ứng dụng
CNTT trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam, Hà Nội 8 – 2008.
9. Ngô Tứ Thành, “Một số giải pháp tự học của sinh viên đại học trên nền tảng ICT”, Tạp chí
Thông tin KHKT & Kinh tế bưu điện, (Số 7), tr.54, 2008.
10. Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng. Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, NXB Trẻ, 2006.
11. Ngô Hữu Tình, “Dạy học không giáp mặt – xu hướng cần phát triển trong xã hội học tập hiện
đại”, Tạp chí Giáo dục, Số 132, kỳ 2-2/2006, tr19, 2006.
12. UN Development Programme Viet Nam, Achieving MDGs through ICT: Experiences and
Challenges in Viet Nam, Hanoi, 2003.
INTERACTIVE ONLINE SYSTEM - A SOLUTION TO IMPROVE CREDIT - BASED
HIGHER EDUCATION QUALITY
Do Hoang Anh
Abstract
An interactive online system in education and training is a computer system which assembles
multimedia learning resources and is designed to connect compatible computer hardware and software
in order to establish a consistent entity which can interact with teaching and learning activities. This
results in the improvement in interactive pedagogy and education quality. The interactive online
system is the application and development of information and communication technology (ICT) in
education and training; it enhances the advantages of the credit system and, thus, improves the quality
of education and training. This study analyzed the scientific bases, concepts, contents, features, and
impacts of the interactive online system on promoting education and training quality, especially, on
the teaching and learning activities in the credit system at tertiary level.