Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và chịu hạn của đậu tương DT – 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.79 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHỊU HẠN
CỦA ĐẬU TƢƠNG RAU DT – 02
Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Văn Mã
1


Đậu tương rau là giống cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và
giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ở nước ta diện tích và sản lượng đậu tương rau vẫn còn
thấp do nguồn gen chủ yếu là nhập nội chưa phù hợp với điều kiện sinh thái của nước
ta. Do đó cần có những nghiên cứu theo hướng chọn các giống đậu tương rau có
năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Nghiên cứu
của chúng tôi nhằm tìm hiểu khả năng sinh trưởng và khả năng chịu hạn của giống
đậu tương rau DT – 02. Kết quả nghiên cứu cho thấy DT – 02 là giống có khả năng
sinh trưởng và trao đổi nước khá, có hàm lượng vitamin C trong quả và nitơ trong
hạt cao. Điều kiện thiếu nước làm giảm khả năng hút nước, tăng hàm lượng prolin
nhưng không ảnh hưởng tới hàm lượng diệp lục của lá đậu tương rau DT-02.
1. Giới thiệu
Đậu tương rau là giống cây thuộc họ Đậu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao,đồng thời còn
có khả năng cải tạo đất tốt. Đậu tương rau có thể trồng cả 3 vụ, trồng luân canh , xen canh với các
cây trồng khác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên ở nước ta diện tích và sản lượng đậu tương
rau còn thấp so với nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do
nguồn giống nhập nội nên chi phí đầu vào lớn, năng suất thấp, do đó đã làm cho giá thành sản phẩm
cao và còn ít người tiêu dùng biết đến.Vì vậy, những nghiên cứu sâu hơn để chọn các giống đậu tương
rau có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam là rất cần thiết.
2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên giống đậu tương rau DT - 02 do Viện Di truyền Nông
nghiệp cung cấp, được tuyển chọn từ nguồn nhập nội, sinh trưởng từ 70 – 80 ngày cho thu quả non và
từ 95 – 100 ngày thu hạt già.
Thời gian tiến hành thí nghiệm: Vụ xuân hè tháng 03/2009
2.2. Phương pháp thí nghiệm


Để xác định khả năng nảy mầm trong điều kiện thiếu nước của Đậu tương rau DT – 02 chúng
tôi tiến hành đặt thí nghiệm theo phương pháp của Volcova [7]. Hạt giống cho nảy mầm trong dung
dịch sacarozo với áp suất thẩm thấu 7 atmotphe trong thời gian 8 ngày.
Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành trên nền đất của Minh Trí - Phúc Yên - Vĩnh Phúc với
kĩ thuật chăm sóc thông thường nhằm đảm bảo đậu tương rau phát triển bình thường trong điều kiện
tự nhiên
Thí nghiệm gây hạn nhân tạo được tiến hành trong chậu với 3 lô: 1 lô đối chứng, 1 lô gây hạn
khi ra hoa, 1 lô gây hạn khi cây ra quả non. Mỗi lô thí nghiệm nhắc lại 3 lần. Các lô gây hạn ngừng

1
Trường ĐHSP Hà Nội 2
tưới nước và che bằng nilông trắng chỉ cho ánh sáng xuyên qua tới khi lá dưới cùng bắt đầu có biểu
hiện héo.
Chiều dài rễ, thân mầm được xác định bằng thước mm.
Chiều cao cây được đo bằng thước cm, tính từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng ngọn, đo liên tục
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây mỗi lần đo cách nhau 10 ngày.
Diện tích lá được đo bằng máy đo diện tích lá Model Area Meter AM 200 (Anh) tính từ
cuống lá đến hết bản lá ở các giai đoạn cây có 2 lá, 4 lá, ra hoa, ra quả.
Số nốt sần tổng số đo đếm ở rễ chính, nốt sần hữu hiệu là những nốt sần đang hoạt động có
màu đỏ thẫm.
Các chỉ tiêu như tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 2-3 hạt được tính trên 100 quả.
Khối lượng của rễ, thân mầm, khối lượng quả trên cây, khối lượng 1000 hạt được xác định
trên cân điện tử Sartorius.
Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Microkjeldahl trên máy cất đạm tự động
VELP - Italia [5].
Hàm lượng vitaminC trong quả non xác định bằng phương pháp chuẩn độ [1].
Hàm lượng Proline được xác định theo phương pháp của Bates (1973) và cải tiến của Đinh
Thị Phòng [6].
Hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng diệp lục liên kết của lá được xác định theo Nguyễn
Duy Minh và Nguyễn như Khanh bằng phương pháp quang phổ theo phương trình của Mac - Kinney

[5].
Khả năng trao đổi nước: khả năng giữ nước, khả năng hút nước, độ hụt nước “còn lại” được
xác định theo phương pháp của Kozushko [2].
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đánh giá khả năng nảy mầm của đậu tương rau DT – 02 trong điều kiện phòng thí
nghiệm
3.1.1. Sự nảy mầm của hạt đậu tương rau trong dung dịch Sacaroza.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đậu tương rau có tỷ lệ nảy mầm cao trong nước cất, có khi đạt
tới 100%. Ở những lô thí nghiệm trong dung dịch đường, khả năng nảy mầm của hạt bị suy giảm. So
với đối chứng, tỷ lệ nảy mầm trong dung dịch đường đạt 84%. Nguyễn Huy Hoàng và Trần Đình
Long đã nghiên cứu đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương nhập nội [3]. Theo thang
đánh giá này thì đậu tương rau DT – 02 là giống đạt loại giỏi. Điều này được chứng minh là chúng có
sức hút nước mạnh để giành giật nước từ dung dịch có áp suất thẩm thấu cao.
3.1.2. Sự sinh trưởng của mầm trong dung dịch đường










Hình 1. Chiều dài của mầm
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong môi trường đủ nước, mầm đậu tương rau sinh
trưởng mạnh hơn so với khi thiếu nước đặc biệt từ ngày thứ 4 thì sự chênh lệch về chiều dài của rễ,
thân mầm ở lô thí nghiệm với lô đối chứng ngày càng rõ rệt hơn.
Bảng 3.1. Sự sinh trưởng của mầm


TN
ĐC
% ĐC
Tỷ lệ nảy mầm
15.3 ± 0.9
18.7 ± 0.9
81.81
Khối lượng tươi
63.7 ± 1.4
235.7 ± 1.3
27.03
Khối lượng khô
14.5 ± 0.5
27.7 ± 0.7
53.35

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện đủ nước khối lượng tươi của mầm khá cao
đạt 235.7 mg/mầm, trong khi đó ở dung dịch đường thì chỉ đạt 63.7mg/mầm. Như vậy so với trong
nước cất thì trong dung dịch đường khối lượng tươi chỉ đạt 27.03%.
Khối lượng khô của mầm trong dung dịch đường cũng thấp hơn so với trong nước cất (chỉ đạt
53.35%).
3.2. Sự sinh trưởng của đậu tương rau DT - 02 trong điều kiện tự nhiên
3.2.1. Chiều cao cây
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây có tốc độ sinh trưởng không giống nhau giữa các
giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn cây non và giai đoạn ra hoa có tốc độ tăng trưởng chiều
cao lớn. Đến cuối giai đoạn cây ra hoa tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dần chậm lại và đạt giá trị tối
đa. Ở giai đoạn ra quả chiều cao cây
đã đạt mức tối đa và duy trì ổn định.



0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Lần1 Lần2 Lần3 Lần4 Lần5 Lần6 Lần7 Lần8 Lần9 LẦN
10
GiAI ĐOẠN CÂY NON GiAI ĐOẠN RA
HOA
GiAI ĐOẠN
RA QUẢ
lần đo
cm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100

Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8
TN RỄ
TN THÂN
ĐC RỄ
ĐC THÂN







Hình2. Chiều cao cây
3.2.2. Diện tích lá
Bảng 3.2. Diện tích lá và số lượng nốt sần
Thời kì
Thời kỳ 2 lá
(cây non)
Thời kỳ 4 lá
(cây non)
Thời kỳ 6 lá
(ra hoa)
Thời kỳ 8 lá (ra
quả)
Diện tích lá
dm
2

0,85 ± 0,01
2,56 ± 0,75

7,65± 0,75
9,15± 0,30
Nốt sần tổng số
0
4,30 ± 0,30
24,50 ± 1,20
27,30± 1,50
Nốt sần hữu hiệu
0
2,25 ± 0,25
18,25 ± 1,56
20,75± 1,75
Kết quả nghiên cứu về diện tích lá được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy diện tích lá tăng lên
qua các giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại không giống nhau. Diện tích lá lớn
nhất ở giai đoạn ra quả là giai đoạn quyết định năng suất, lúc này quá trình quang hợp diễn ra rất
mạnh.
3.2.3. Khả năng tạo nốt sần: Một đặc điểm của cây họ Đậu nói chung và đậu tương rau nói
riêng là chúng có khả năng sử dụng nitơ từ khí quyển nhờ vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với rễ cây.
Trong đất, nơi nào có rễ cây họ Đậu thì vi khuẩn nốt sần cũng bị kích thích sinh sản mạnh. Mức độ
tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu ảnh hưởng rất lớn tới các quá trình sinh lý, sinh trưởng của chúng.
Nghiên cứu cho thấy khi cây còn non, số nốt sần còn ít, chỉ khoảng 4,3 nốt sần/cây, trong đó
số nốt sần hữu hiệu là 2,25 nốt sần/cây. Bước vào giai đoạn ra hoa và giai đoạn ra quả số nốt sần tăng
lên. Ở giai đoạn ra hoa số nốt sần tăng đột biến đạt 24,50 nốt sần/cây ( 6 lần) và số nốt sần hữu hiệu là
18,25 nốt sần/cây ( tăng 8 lần), ở giai đoạn ra quả số nốt sần tăng lên đạt mức cao nhất 27,30 nốt
sần/cây trong đó số nốt sần hữu hiệu 20,75 nốt sần/cây. So với các cây họ Đậu khác thì số nốt sần của
đậu tương rau ít hơn, có thể là do nền đất trồng đã ảnh hưởng đến khả năng tạo nốt sần của chúng.
3.3. Khả năng trao đổi nước
Bảng 3.3. Sự trao đổi nước

Thời kì 2 lá

Thời kì 4 lá
Thời kì ra hoa
Thời kì quả non
Thời kì
Khả năng giữ
nước(%)
23,51±1,50
26,40±1,50
30,86±1,40
39,63±1,2
Khả năng hút
nước(%)
30,04±1,20
27,63±1,25
24,12±1,12
19,31±1,25
Độ hụt nước
“còn lại”(%)
2,86±1,50
3,12±0,90
5,89±0,70
5,61±0,70

Khả năng giữ nƣớc là một đặc điểm quan trọng giúp cây chống lại sự mất nước. Kết quả thu
được cho thấy ở giai đoạn còn non (Cây có từ 2-4 lá) lượng nước bị mất là ít nhất, khoảng 23,51-
26,40%. Đến giai đoạn ra hoa, ra quả lượng nước bị mất đi khi lá bị héo tăng lên cao hơn và lượng
nước bị mất cao nhất là ở giai đoạn cây ra quả non. Như vậy khả năng giữ nước ở giai đoạn ra hoa và
ra quả yếu hơn so với giai đoạn cây non.
Khả năng hút nƣớc của thực vật là khả năng của mô thực vật phục hồi lại lượng nước ban
đầu bị mất. Chỉ tiêu này cho biết khả năng của cây chịu đựng sự mất nước. Kết quả nghiên cứu cho

thấy khả năng hút nước mạnh dần qua các thời kì sinh trưởng của cây, thể hiện ở lượng nước không
hút được sau khi héo giảm dần qua các thời kì sinh trưởng.
Độ hụt nƣớc “còn lại” dùng để đánh giá mức độ nước còn thiếu hụt sau một đêm cây hút
nước. Chúng tôi xác định chỉ tiêu này vào sáng sớm khi mà sự thoát hơi nước là tối thiểu. Độ hụt
nước “còn lại” của lá cũng là một đại lượng cho biết khả năng chịu đựng sự mất nước của thực vật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước thiếu hụt thấp nhất ở giai đoạn cây non và cao nhất ở giai
đoạn ra hoa.
So với khả năng trao đổi nước của các giống đậu tương DT84, DT96, DT99 và các cây họ
đậu trong các nghiên cứu trước đây thì đậu tương rau DT - 02 có khả năng phục hồi sức trương tốt, độ
thiếu hụt nước ít hơn, do đó chúng có khả năng chịu hạn tốt hơn.
3.4. Các yếu tố tạo năng suất, chất lượng
Bảng 3.4. Các yếu tố tạo năng suất, chất lượng

3.4.1. Các yếu tố tạo năng suất
Số hoa, số quả đợt 1 được xác định khi 2/3 số cây ra hoa ra quả. Theo kết quả nghiên cứu thì số hoa, số quả của giống đậu tương rau DT - 02 có ít hơn so với các giống đậu tương khác. Tuy nhiên tỉ lệ quả chắc và tỉ lệ quả 2 -3 hạt lại khá cao. Nếu xét trên 100 quả thì có tới 92 – 95% số quả là quả chắc và số quả có 2- 3 hạt đạt tới 75- 80%
Khối lượng của P
1000 hạt
là 350g. Các giống đậu tương năng suất cao như DT84, DT96, DT99 có khối lượng 1000 hạt chỉ đạt từ 200 -250g. Như vậy, khối lượng của giống đ ậu tương rau DT - 02 cao hơn hẳn.
3.4.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng: Để đánh giá chất lượng của đậu tương rau chúng tôi xác định ở 2 chỉ tiêu là hàm lượng vitaminC và hàm lượng nitơ tổng số, đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của hạt.
Hàm
lƣợng
vitami
nC
được
Chỉ tiêu
Kết quả
Số hoa đợt 1/cây
11,3
Số quả đợt 1/ cây
14,7

Tỉ lệ quả chắc/ 100quả
92,63
Tỉ lệ quả 2-3 hạt/100 quả
80,53
Khối lượng 1000 hạt(g)
350
Hàm lượng vitaminC(%)
3,39
Hàm lượng nitơ tổng số (mg/g)
112,4
xác định ở giai đoạn quả non ( 75-80 ngày). So với các giống đậu tương trước đây hàm lượng
vitaminC đạt từ 2-3% thì đậu tương rau có hàm lượng vitaminC cao hơn khoảng1,5 lần.
Hàm lƣợng nitơ tổng số trong hạt đậu tương rau DT - 02 được xác định ở giai đoạn quả già và đạt
112,4mg/g. So với các giống đậu tương như DT84, DT96, DT99 có hàm lượng nitơ tổng số chỉ đạt từ
50-60mg/g thì hàm lượng nitơ tổng số ở đậu tương rau DT - 02 cao hơn hẳn so với các giống đậu
tương nói trên.
3.5. Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn tới khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT -
02
Hạn hán là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng đặc biệt là khả năng trao đổi nước. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa
học về ảnh hưởng của hạn hán tới khả năng trao đổi nước của các cây họ Đậu [4], [6]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi về ảnh hưởng của hạn hán đến khả năng trao đổi nước của đậu tương rau DT - 02
được trình bày ở bảng 3.5.
Về khả năng giữ nƣớc, kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước bị mất ở cây gây hạn ở cả 2 thời
kì ra hoa và ra quả đều thấp hơn so với cây đối chứng. Ở giai đoạn ra hoa lượng nước bị mất ở cây
gây hạn so với đối chứng chỉ đạt giá trị 47,95%, ở giai đoạn ra hoa là 62,30%. Điều này có thể là do
lượng nước trong cây bị hạn ít hơn hoặc có thể là do các chất có tính thẩm thấu ở cây bị hạn tăng cao
hơn so với đối chứng.
Bảng 3.5. Sự trao đổi nước khi gây hạn
Đơn vị: %


Về khả năng hút nƣớc, hạn hán đã làm cho lượng nước không hút được ở cây bị hạn cao hơn
nhiều so với cây đối chứng . Ở giai đoạn ra hoa lượng nước không hút được ở cây bị hạn đạt 157,02%
so với đối chứng. Ở giai đoạn ra quả lượng nước thiếu hụt tăng lên đạt 163,00% so với đối chứng.
Về độ hụt nƣớc”còn lại”, hạn hán đã làm gia tăng lượng nước thiếu hụt. Kết quả cho thấy lượng
nước thiếu hụt ở cây bị hạn tăng lên cao hơn so với cây đối chứng. Ở giai đoạn ra hoa lượng nước
thiếu hụt ở cây bị hạn bằng 139,60% so với cây đối chứng. Đến giai đoạn ra quả lượng nước thiếu hụt
tăng lên 1,5 lần.
3.6. Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến hàm lượng proline ở rễ và lá đậu
tương rau DT - 02

Ra hoa
Ra quả
TN
ĐC
%ĐC
TN
ĐC
% ĐC
Khả năng
giữ nước
12,16 ± 0,90
25,36 ± 1,25
47,95
24,73 ± 0,85
29,70 ± 1,15
62,30
Khả năng
hút nước
12,75 ± 1,20

8,12 ± 1,10
157,02
23,44 ± 0,95
14,38 ± 1,25
163,00
Độ hụt
nước “còn
lại”
7,54 ± 0,30
5,40 ± 0,75
139,60
10,02 ± 0,15
6,64 ± 0,73
150,90
Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng axit amin proline có vai trò to lớn đối
với tính chịu hạn của cây [6], [8]. Các nghiên cứu cũng cho biết các giống có khả năng chịu hạn tốt thì
có sự gia tăng hàm lượng proline càng cao khi bị hạn. Proline còn có vai trò trực tiếp bảo vệ thành tế
bào thực vật và ảnh hưởng gián tiếp đến sự tích lũy các chất hòa tan làm tăng áp lực thẩm thấu của tế
bào.
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng proline được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Hàm lượng proline
Đơn vị: mg/g

Ra hoa
Ra quả
TN
ĐC
% ĐC
TN
ĐC

% ĐC

1,56 ± 0,23
0,35 ± 0,11
445,71
1,06 ± 0,05
0,27 ± 0,07
389,02
Rễ
0,55 ± 0,08
0,31± 0,03
177,42
0,33 ± 0,02
0,25 ± 0,11
129,87

Ở thời điểm ra hoa: Hàm lượng proline ở cây bị hạn tăng lên rõ rệt so với cây đối chứng tưới
đủ nước. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Mức tăng hàm lượng proline ở lá là lớn
nhất chiếm 445,71% so với đối chứng. Sự tăng cường tổng hợp proline là một chỉ tiêu quan trọng
phản ánh khả năng chịu hạn của cây giúp cây duy trì được áp lực thẩm thấu, cấu trúc thành tế bào,
đảm bảo cho sự trao đổi nước bình thường khi cây sống ở môi trường khô hạn. Khi ra quả hàm lượng
proline ở lá và rễ thấp hơn so với thời điểm ra hoa. Tuy nhiên hàm lượng proline ở cây gây hạn vẫn
cao hơn so với cây đối chứng. Ở lá hàm lượng proline ở lá cây bị hạn chiếm 389,20% so với đối
chứng, còn ở rễ là 129,87%.
Như vậy việc gây hạn đã làm gia tăng hàm lượng proline ở lá và rễ của giống đậu tương rau DT
– 02, mức tăng thể hiện lớn nhất là ở lá ở giai đoạn cây ra hoa.
3.7. Ảnh hưởng của điều kiện gây hạn đến hàm lượng diệp lục của giống đậu tương rau
DT - 02
Diệp lục có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp là hấp thụ năng lượng của photon
ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được vào trung tâm phản ứng và tham gia vào quá trình

chuyển quang năng thành hóa năng. Hàm lượng diệp lục ở cây trồng có tương quan thuận với khả
năng quang hợp của chúng. Do đó nghiên cứu hàm lượng diệp lục trong lá cũng được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm , đặc biệt là trong nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống cây trồng [4].
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng diệp lục được trình bày ở bảng 3.7.
Hàm lƣợng diệp lục a: Diệp lục a là loại diệp lục trực tiếp tham gia vào các phản ứng sáng chuyển
quang năng thành hóa năng trong các liên kết hóa học của ATP. Trong điều kiện gây hạn diệp lục a
không có sự thay đổi so với cây đối chứng. Ở từng giai đoạn sinh trưởng hàm lượng diệp lục a có sự
thay đổi: ở giai đoạn ra quả hàm lượng diệp lục a lớn hơn so với giai đoạn ra hoa.
Hàm lƣợng diệp lục b: Diệp lục b hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển năng lượng cho diệp lục
a ở các trung tâm phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng diệp lục b ở lô gây hạn thấp hơn
so với đối chứng. Ở giai đoạn ra hoa hàm lượng diệp lục b ở cây gây hạn chiếm 94,24% so với cây
đối chứng và ở giai đoạn ra quả chiếm 96,05% so với đối chứng.
Bảng 3.7. Hàm lượng diệp lục
Đơn vị: mg/g

Ra hoa
Ra quả
TN
ĐC
% ĐC
TN
ĐC
% ĐC
Diệp lục
a
2,66 ± 0,14
a

2,74 ± 0,03
a


98,50
3,06 ± 0,06
a

3,09 ± 0,01
a

99,00
Diệp lục
b
2,29 ± 0,21
b
2,43 ± 0,28
b
*

94,24
4,63 ± 0,05
b
4,82 ± 0,07
b
*

96,05
Diệp lục
a+b
4,95 ± 0,29
c
5,16 ± 0,29

c
*

95,90
7,69 ± 0,01
c
7,91± 0,06
c
*

97,20

Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong
một hàng, dấu * thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Độ tin cậy α ≤ 0,05
4. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đậu tương rau DT – 02 là giống có khả năng nảy mầm cao trong dung dịch có áp suất
thẩm thấu cao , đồng thời có sự sinh trưởng của mầm mạnh, sự tích luỹ chất khô cao.
2. Đậu tương rau DT - 02 là giống có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất
ưu việt hơn so với các giống đậu tương khác, hàm lượng vitaminC và đặc biệt hàm lượng Nitơ tổng số
của hạt cao.
3. Đậu tương rau DT - 02 là giống có khả năng trao đổi nước tốt thể hiện ở khả năng phục hồi
sức trương tốt, khả năng giữ nước khá, lượng nước thiếu hụt ít.
4. Trong điều kiện gây hạn, khả năng hút nước và độ hụt nước ở cây đậu tương rau DT-02 bị
giảm sút, hàm lượng diệp lục ít bị ảnh hưởng, hàm lượng proline gia tăng rõ rệt ở cả lá và rễ so với
đối chứng. Ở thời điểm ra hoa mức độ gia tăng hàm lượng proline nhiều hơn so với giai đoạn ra quả
non.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Trân Châu và cs, Thực hành hóa sinh học, Nxb Giáo dục, 1997.

2. Kozushko. N.N, Xác định tính chịu hạn của cây lấy hạt theo sự biến đổi thông số chế độ nước
(khả năng giữ nước, khả năng hút nước, độ hụt nước “còn lại”), Nxb Vir. Leningrad: 3 – 1. (
Bản dịch Tiếng Nga), 1984.
3. Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long, Đánh giá khả năng chịu nóng của tập đoàn đậu tương
nhập nội Miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Sinh học 17(3). Tr 45 – 48, 1995.
4. Nguyễn Văn Mã, Phan Hồng Quân, Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của cây đậu
tương trong điều kiện gây hạn, Tạp chí Sinh học, 22(4): 47-52, 2000.
5. Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Như Khanh, Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục, 1982.
6. Đinh Thị Phòng, Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng công nghệ
tế bào thực vật, Luận án Tiến sĩ Sinh học, TTKHTN và Công nghệ Quốc gia. Tr6 – 80, 2001.
7. Volcova A.M, Xác định tính chịu hạn và chịu nóng tương đối của các mẫu giống ngũ cốc
bằng cách gieo hạt trong dung dịch Sacaroza và xử lý nhiệt, Nxb Lêningrat (Bản dịch tiếng
Nga), 1984.
8. Bokari. U.G and Trent J.D, Proline concentrations in water. Stressed grases, Journal of range
Management. Page 37 – 38, 1985.
9. Viện Di truyền Nông nghiệp, Báo cáo kết quả chọn tạo giống đậu tương rau DT - 02. 9tr.

GROWTH AND DROUGHT RESISTANCE OF VEGETABLE SOYBEAN DT – 02
Nguyen Thi Giang, Nguyen Thi Huyen, Nguyen Van Ma

Abstract
Vegetable soybeans are plants of high nutrient and economical values. Recently, the area and
production of vegetable soybeans in Vietnam have still remained rather low because the genes mainly
exported have not been suitable to the ecological conditions of the country yet. Therefore, it requires
to have researches in the direction of selecting the vegetable soybeans that have high production, good
quality and are consistent with Vietnamese climate. Our research aims at studying the possibilities of
growth and drought resistance of vegetable soybean DT - 02. The research results show that DT - 02
has quite good growth capability and water exchange, as well as high content of vitamin C in nuts and
nitrogen in grains . The water shortage reduces the ability of water absorption, increases the content of
proline, but does not affect the chlorophyll content of the leaves.


×