Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.55 KB, 31 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ
hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ
khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa
thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia
đều có thể dẫn đến bất cập. Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế
Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Với thế và lực mới,
trên con đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng hơn
vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đi cùng với quá trình này, Việt Nam cũng có thể phải
đối mặt với những rủi ro tài chính, bất ổn tài chính do quá trình tự do hoá thương mại
và tự do hoá cán cân thanh toán quốc tế đem lại. Để nâng cao khả năng nhận thức và
phòng tránh cũng như khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính đến cán cân
thanh toán, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung:
• Nắm được tình hình thực tại của cán cân thanh toán Việt Nam năm 1997
• Nắm được tác động tổng thể của khủng hoảng lên nền kinh tế châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng.
- Mục tiêu cụ thể:
• Nắm được những ảnh hưởng cụ thể lên từng bộ phân của cán cân thanh
toán: Cán cân tổng hợp (cán cân vãng lai, cán cân vốn) và Cán cân bù đắp
chính thức.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin và số liệu.
- Phân tích và xử lí những thông tin thu được bằng phương pháp thống kê, phần
mềm excel…
- Xây dựng hệ thống luận cứ, luận điểm chính và giải thích cụ thể.
- Tổng hợp, kết luận và khuyến nghị.
1
eri1441298162.doc
PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính tiền tệ:
Khái niệm về tài chính: Tài chính được hiểu Theo nghĩa rộng là tập hợp các
quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trường luôn
có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền
của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh
hưởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính.
Khái niệm về tiền tệ: Tiền bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ với 3 chức năng chủ
yếu là: Thước đo giá trị; phương tiện trao đổi và phương tiện cất trữ. Những vật được
coi là tiền phải có đầy đủ các chức năng của tiền tệ và đồng thời phải có tính thanh
khoản nhất định.
Khái niệm về khủng hoảng tài chính tiền tệ: Khủng hoảng tài chính tiền tệ là
khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân
đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương
tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó.
Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế: (Cán cân thanh toán vãng lai, cán
cân vốn): Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian
dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán vãng lai thường xảy
ra khi cán cân thương mại bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các
luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn)
gây nên thâm hụt nặng nề.
1.2 Khái niệm về cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán hay còn gọi là “Cán cân thanh toán quốc tế” (được viết tắt là
BOP hay BP - The Balance of Payments) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ
thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với ngưới
không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Với chủ thể giao dịch có thể là cá nhân,
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
doanh nghiệp hay chính phủ. Đối tượng giao dịch là bao gồm các loại hàng hóa, dịch
vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là

một tháng, một quý, song thường là một năm.
Kết cấu của cán cân thanh toán bao gồm:
- Cán cân tổng thể (viết tắt là OB – Overall Balance): phán ánh tất cả các
giao dịch của nền kinh tế, không bao gồm Ngân hàng trung ương. Bao gồm cán
cân vãng lai và cán cân vốn, với đặc trưng cơ bản của từng cán cân là:
• Cán cân vãng lai (viết tắt là CA – Current Account): phản ánh việc chuyển
giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. Bao
gồm 4 cán cân tiểu bộ phận: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân
thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
• Cán cân vốn (viết tắt là K – Capital Balance): phản ánh các khoản thu và
sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữu người cư trú và người không
cư trú.
- Cán cân bù đắp chính thức (viết tắt là OFB – Official Finance Balance):
phản ánh tất cả các hoạt động can thiệp của ngân hàng trung ương.
• Kết luận cuối chương: Những khái niệm trên cho ta thấy một cái nhìn tổng quát
hơn về vấn đề mà nhóm đang nghiên cứu. Khủng hoảng tiền tệ là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Gây ảnh hưởng
nghiêm trọng không chỉ đến nền kinh tế của riêng một nước cụ thể mà kéo theo đó là
một cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu, có thể dẫn đến sự suy giảm sụp đổ
nền kinh tế của cả thế giới.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á nổ ra năm 1997, trước hết xuất
phát ở Thái Lan, sau đó ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ
lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Trong đó, Indonesia, Hàn
Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này.
Các nước Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Lào cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá
bất thình lình. Còn Đài Loan, Singapore và Việt Nam thì không bị ảnh hưởng nhiều.

Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật
phải trải qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á,
nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính
trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brazil và
Hoa Kỳ.
2.1.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân sâu xa là những nguy cơ tiềm tàng trong chính sách kinh tế của
các quốc gia Đông Á: nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông
Nam Á đã cố gắng thực hiện “Bộ ba chính sách không thể đồng thời” - vừa cố định
giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do
hóa tài khoản vốn).
Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập
niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng
trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung
tiền tăng gây ra sức ép lạm phát.
Vào giữa thập niên 1990, đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar
Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn
Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế
tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai
được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần
lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật
Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức.
Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách chuyển vốn đầu
tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa
tài khoản vốn khiến cho lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển.

Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á.
Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính
phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo
hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước
ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (hiện tượng
thông tin bất cân xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức).
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những
cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Khi những
nguy cơ khủng hoảng trên bộc lộ, thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ, một số
thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ
nổi tỷ giá hối đoái cố định, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Và khi
phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á,
một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ Châu Á.
Bên cạnh đó, nguyên nhân là do năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Khi mới
bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình
chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước
mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
Tất cả đã dẫn đến sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
2.1.2 Hậu quả:
Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá
tiền tệ không thể kiểm soát, phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính làm
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh
nghiệp bị phá sản, thất nghiệp tăng mạnh dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới
ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó
là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương
giảm đi đáng kể.
Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị. Tâm lý chống phương
Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ

Quốc tế. Chính phủ bị mất niềm tin dẫn đến sự thay đổi chính phủ mới ở hầu hết các
nước có khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các phong trào Hồi giáo và ly khai phát triển
mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu. Bên cạnh đó,
mức sống bị giảm sút, thất nghiệp tăng dẫn đến biểu tình, bạo động.
Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới
khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị
khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI
giảm, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa : Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần
thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này
thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế
về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung. Chính phủ nhiều nước đang phát
triển đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài, bởi chúng có thể đem lại những tác động bất
lợi với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô
hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự
lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Từ đó nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình
mới về khủng hoảng tiền tệ để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn, phòng
tránh cuộc khủng hoảng tài chính tương tự xảy ra.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998 đến cán
cân thanh toán Việt Nam:
2.2.1 Tác động đến cán cân vãng lai (Current account – CA):
Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam được theo dõi và ghi nhận theo Sổ tay Cán
cân thanh toán quốc tế của IMF (IMF’s Balance of Payments Manual 5- 1993). Là
một bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai ghi nhận
các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, thu nhập và chuyển giao
ròng từ nước ngoài. Cán cân vãng lai chịu sự ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: xuất -

nhập khẩu, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu, thu nhập của
người không cư trú. Trong các hạng mục của Tài khoản vãng lai thì Cán cân Thương
mại là quan trọng nhất. Thông thường nếu có thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nguyên
nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại.
Trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ trạng thái
cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Trong phần dưới đây chúng
ta sẽ nghiên cứu một số thành phần chính của cán cân vãng lai dưới sự ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính 1997.
2.2.1.1 Tác động lên cán cân thương mại:
Xuất – nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 1997 – 1998.
Từ khi đổi mới 1986 Việt Nam ngày càng mở rộng cửa hướng tới khu vực và thị
trường thế giới, do đó cũng đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực 1997. Vào khoảng thời gian từ năm 1986 xuất khẩu được coi
là mục tiêu số một. Rất nhiều chính sách đã được thi hành. Tự do hoá thương mại
bằng việc giảm bớt sự hạn chế của hệ thống thuế quan và phi thuế quan nhằm khuyến
khích người xuất khẩu. Năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu đạt 23,5%. Năm
1991, tỷ lệ này giảm xuống -13,2% bởi sự tan rã của Liên bang Xô viết và Đông Âu,
những đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Những năm sau đó, Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu mới, đó là
các quốc gia Đông Á như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Tốc độ tăng
trưởng thương mại tăng nhanh vượt 30% năm 1994, 1995 và 1996. Những con số này
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
có xu hướng giảm từ năm 1994 và giảm mạnh vào năm 1997 và 1998 do bị ảnh
hưởng bởi khủng hoảng tài chính ở Châu Á vì nước ta chủ yếu dựa vào thị trường này
để phát triển xuất khẩu.
Mặt khác, thời kỳ này nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng sản
xuất nên bắt buộc phải nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị vì vậy thâm hụt
càng có chiều hướng lớn hơn. Cụ thể như sau:

Bảng 1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 (triệu USD)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Cán cân thương mại -2345 -2775 -1247 -989 972 377
Xuất khẩu hàng hóa
(FOB)
5198 7255 9185 9361 11540 1448
Nhập khẩu hàng hóa
(FOB)
7543 10030 10432 10350 10568 14072
Nguồn: Ngân hàng
Nhà
nước Việt
Nam
Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy rõ vào giai đoạn 1995 đến 1998 cán cân thương
mại của Việt Nam thâm hụt liên tục, xuất nhập khẩu giảm đáng kể so với giai đoan
trước đó.
Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và
cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn cho đến năm
1996, khi mức thâm hụt lên tới 9,9% so với GDP. Mức thâm hụt được co hẹp trở lại
trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ
lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu.
2.2.1.2 Tác động lên cán cân dịch vụ:
Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, bao gồm: dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm,
bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng… trong giai đoạn 1997 - 1999 chịu tác
động rất ít bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 vì Việt nam đến 1998 mới mở cửa
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu vực dịch vụ.
Nhìn vào bảng 2, 3 ta thấy: Nhập khẩu dịch vụ đã tăng lên về mọi mặt, đặc biệt
nhập khẩu dịch vụ viễn thông và tỉ lệ gia tăng trong nhập khẩu cao hơn nhiều so với tỉ
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc

lệ tăng trưởng xuất khẩu. Trong khi khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam tăng
lên, thâm hụt thương mại dịch vụ do tỉ lệ nhập khẩu cao cũng tiếp tục tăng lên.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 1997-2000.
Nguồn xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu (% trên
tổng kim ngạch XK)
Tăng trưởng bình
quân hàng năm (%)
1997 2000 1997-00
Hàng hoá 78,0 84,2 17,3
Dịch vụ: 22,0 15,8 13,4
Các dịch vụ khác
Tài chính/Bảo hiểm
Viễn thông
Khác
18,5
0,1
0,8
17,7
13,4
2,7
0,7
9,9
10,5
0,8
0,7
9,0
Du lịch 0,3 0,3 0,6
Vận tải 3,0 1,9 2,2

Dịch vụ của Chính phủ 0,2 0,1 0,1
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thâm hụt trong thương mại dịch vụ đã tăng lên về cơ bản là do sự gia tăng thâm
hụt trong dịch vụ vận tải. Đội tàu của Việt Nam đã khá cũ (lâu năm) và những hàng
hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng hiện nay phần lớn đều do các tàu nước ngoài
chuyên chở.
Do một số ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, xuất nhập
khẩu dịch vụ của Việt Nam cũng có không ít biến động gây ảnh hưởng lên cán cân
dịch vụ. Lượng khách du lịch tới Việt Nam trong năm 98 giảm 10% so với năm trước
đó, giảm 1.5 triệu và còn giảm hơn trong năm 99. Các khách sạn ở Tp. HCM phải đối
mặt với khó khăn vì thiếu khách. Mặc dù giá phòng cho thuê đã giảm từ 30% tới 50%
nhưng tỷ lệ phòng có người đặt ở các khách sạn Tp. HCM chỉ đạt 35% và các công ty
du lịch bị ảnh hưởng mạnh bởi việc khách hàng giảm đáng kể. Lý do của việc này là
do sự giảm đáng kể của lượng khách đến từ Châu Á, nơi mà chiếm tới 70% tổng
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
lượng khách du lịch vào Việt Nam. Lý do thứ hai là bởi việc sụt giảm trong nguồn
vốn FDI khiến cho một lượng lớn doanh nhân nước ngoài không tới Việt Nam nữa.
Bên cạnh đó cũng có sự thâm hụt ở mức vừa phải trong dịch vụ tài chính, tuy
nhiên những thiếu hụt này đang có xu hướng được hạn chế hơn.
Bảng 3: Cơ cấu nhập khẩu và tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000.
Nguồn nhập khẩu
Cơ cấu nhập khẩu (% trên
tổng kim ngạch NK)
Tăng trưởng bình
quân hàng năm (%)
1997 2000 1997-00
Hàng hoá 76,6 81,2 10,9
Dịch vụ: 23,4 18,8 1,1

Các dịch vụ khác
Tài chính/bảo hiểm
Viễn thông
Khác
20,9
0,2
0,0
20,7
10,2
3,5
0,0
6,7
-36,6
212,1
38,7
-25,6
Du lịch 0,1 0,1 20,0
Vận tải 2,3 8,3 67,6
Dịch vụ của chính phủ 0,1 0,1 9,5
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dưới đây là bảng số liệu tình hình cán cân dịch vụ Việt Nam từ 1995 - 2000
Bảng 4: Số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam
giai đoạn 1995 – 2000 ( triệu USD)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Cán cân dịch vụ 159 -61 -623 -530 -547 -550
Xuất khẩu dịch vụ 2074 2243 2530 2616 2493 2702
Nhập khẩu dịch vụ 1915 2304 3153 3146 3040 3252
Nguồn:
Bộ kế hoạch và đầu
tư (MPI)

Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
Xuất nhập khẩu dịch vụ trong giai đoạn 97 – 98 hầu như không có thay đổi
nhiều. Nhập khẩu dịch vụ năm 1997 tăng trưởng khá nhanh so với xuất khẩu dịch vụ
gây ra thâm hụt cán cân dịch vụ lớn hơn nhiều so với năm 1996 gây những ảnh
hưởng tiêu cực nhưng không đáng kể đến cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn
này.
2.2.1.3 Tác động lên cán cân thu nhập:
Cán cân thu nhập gồm có: thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư.
Trong giai đoạn này có nhiều dự án đầu tư của các nước Đông Á vào Việt Nam
khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á năm 1997 là nguyên nhân trực tiếp khiến các
đối tác đến từ những quốc gia trong khu vực từ bỏ hoặc tạm dừng triển khai hoạt
động đầu tư tại Việt Nam. Mất đi nguồn lực đóng góp 5% - 10% GDP, nền kinh tế
khó tránh khỏi tình trạng suy thoái. Điều này đã làm giảm một khoản thu nhập lớn về
đầu tư trong cán cân thu nhập và gây tác động thâm hụt lên cán cân vãng lai.
Sự rút giảm các dự án đầu tư nươc ngoài ở nước ta giai đoạn đó cũng đồng nghĩa
với việc một số lượng lớn lao động trở thành thất nghiệp, đời sống của họ trở nên khó
khăn. Kéo theo đó là cán cân thu nhập thâm hụt vì đây là lượng lao động mang về
nguồn thu nhập chính cho cán cân thu nhập.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng phụ lục 1, cán cân thu nhập thâm hụt
liên tiếp qua nhiều năm. Thu vào rất ít còn lượng chi ra mỗi năm tăng lên rất nhiều
gây ra tình trạng thâm hụt kéo dài.
2.2.1.4 Tác động lên cán cân vãng lai một chiều:
Trong
giai
đoạn từ 1995 đến 2007 lượng kiều hối gửi về
Việt
Nam không
ngừng gia
tăng từ 285 triệu USD năm 1995 lên

khoảng 4,7
tỷ USD năm 2006
và 5,5
tỷ USD năm 2007.
Với 3 bộ phận Việt kiều sống ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia đây là một kênh
huy động vốn lớn đối với Việt Nam. Lượng kiều hối này dù tăng liên tục nhưng cũng
chiếm một phần nhỏ trong cán cân vãng lai và có tác dụng mang về nguồn thu bù
đắp thâm hụt cho cán cân thương mại và có tác động tích cực đến cán cân vãng lai.
Hình 1.
Lượng kiều
hối
qua các năm
(Triệu
USD)
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt
Nam
Từ hình 1 nhận thấy

trong giai đoạn 1995 - 2000 đến nay lượng kiều hối gửi
về
nước
đạt
23,4
tỷ
USD, gần
bằng
31
% nguồn vốn FDI và lớn hơn nguồn ODA giải

ngân.(xem thêm phụ lục 2)
2.2.2 Tác động đến cán cân vốn (K):
Cán cân vốn phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác
(luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Bao gồm: cán cân vốn
dài hạn, cán cân vốn ngắn hạn và chuyển giao vốn một chiều.
- Cán cân vốn dài hạn: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác.
- Cán cân vốn ngắn hạn: tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng và
các khoản tiền gửi ngắn hạn.
- Chuyển giao vốn một chiều: các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích
đầu tư, các khoản nợ được xóa.
Ta cũng thấy trong giai đoạn 1990 – 2000, luồng vồn chủ yếu vào Việt Nam là
các nguồn vồn dài hạn. Do vậy trong phần cán cân vốn ta sẽ chủ yếu phân tích tác
động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 đến cán cân vốn dài hạn trong
cán cân thanh toán của Việt Nam.
2.2.2.1 Đầu tư trực tiếp:
Ta sẽ xét chủ yếu đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FDI -
Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước
này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Trong giai đoạn 1990 – 2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu hết là đầu tư FDI
của nước ngoài vào Việt Nam. Mãi đến khoảng năm 2005, hình thức đầu tư trực tiếp
FDI của Việt Nam ra nước ngoài mới được hình thành và dần phát triển. Vì vậy, tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đến đầu tư trực tiếp chủ yếu là đến FDI
tại Việt Nam, hay nói cách khác là luồng vốn dài hạn chảy vào.
Hình 3: FDI
đăng ký và thực
hiện g
iai

đoạn 1995 –
2000
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt
Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 của khu vực Châu Á đã làm
giảm mạnh lượng vốn FDI vào Việt Nam và khiến nhiều dự án đầu tư lâm vào trạng
thái dở dang. ( Hình 3)
Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, tỷ trọng vốn FDI đã tăng lên rất
nhanh, đặc biệt là thời
kỳ 1995 -
1996 đã đạt tới 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư của nền
kinh tế. Điều đáng lưu ý là khoảng 70% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các
nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines
Khủng hoảng khu vực năm 1997 xảy ra ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín
dụng - ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Khiến cho
những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực
cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt, dẫn đến việc rút vốn đầu tư hoặc tạm
dừng triển khai hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy trong thời gian này nhiều dự
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
án đầu tư nhà nước được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển
khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số là các nhà đầu tư từ
Hàn Quốc, Hồng Kông).
Bên cạnh đó, sự giảm sút về số lượng dự án đầu tư cũng như quy mô vốn đầu tư,
cụ thể:
• Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút ( Phụ lục 3):
- Năm 1997: 349 dự án
- Năm 1998: 285 dự án
- Năm 1999: 327 dự án

• Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh:
- Năm 1996 là 9,2 tỷ USD (chiếm 26% trong cơ cấu đầu tư) FDI đăng ký
vào Việt Nam.
- Năm 1997 có 5,6 tỉ USD (chiếm 28%).
- Năm 1998 giảm xuống chỉ còn 5 tỉ USD (chiếm 20.5%).
- Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 chỉ dừng ở mức
trên 2,3 tỉ USD mỗi năm (tương đương dưới 18%)
Tuy nhiên nguồn vốn FDI đã có
xu hướng
phục hồi từ năm
2003
đến
nay.
Một
vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận đã xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam.
Đặc
biệt FDI
vào Việt
Nam có
xu hướng
tăng nhanh trong năm 2006
và 2007,
đạt
10,2 tỷ USD năm 2006
và 18,9
tỷ USD năm
2007.
Tất cả chứng tỏ cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
2.2.2.2 Đầu tư gián tiếp:

Các khoản đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu
quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty, ta chủ yếu chú trọng đến Đầu
tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI - Foreign Portfolio Investment)
Trong giai đoạn 1990 – 2005, thị trường tiền tệ còn rất mới mẻ và chưa phát
triển mạnh mẽ,
năm 1995 nước ta mới
thành
lập Uỷ
ban
chứng
khoán nhà
nước
(SSC).
Còn hai trung tâm
giao
dịch
chứng
khoán: Trung tâm
giao
dịch
chứng
khoán
thành
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
phố Hồ Chí Minh (HOSTC) thành lập
vào
năm
2000 và
Trung tâm

giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HASTC)
vào
năm 2005. Vì vậy, các nguồn vồn đầu tư gián tiếp trong
giai đoạn này hầu như chưa xuất hiện (Phụ lục 2)
.
Mãi đến năm 2006,
dòng
vốn
đầu tư
gián
tiếp mới có
sự
tăng
trưởng
đột biến

đặc biệt là năm 2007 (7,4 tỉ USD) là do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán,
lãi
suất hấp dẫn
của
trái phiếu chính phủ
và kỳ vọng về sự
tăng lên
của VND.
Do vậy
cuộc khủng hoảng tài chính 1997 không ảnh hưởng đến đầu tư gián tiếp
trong cán cân vốn.
2.2.2.3 Vốn dài hạn khác (các khoản tín dụng quốc tế dài hạn):
 Tín dụng thương mại dài hạn: khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng

nước ngoài theo điều kiện thực tế.
Những năm đầu của thập niên 90 ngân hàng nhà nước là cơ sở độc nhất đảm
nhận mọi công việc liên hệ đến tài chính, Việt Nam vẫn còn được coi là một nền kinh
tế với độ sâu tài chính còn khá nông. Mãi đến năm 2004, độ sâu tài chính mới được
tăng cường do nhu cầu tín dụng cao từ cả các doanh nghiệp và thị trường bán lẻ. Lúc
này tín dụng mới bắt đầu tăng trưởng nhanh với tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm
33,4%. Do vậy khủng hoảng tài chính tiền tệ bùng nổ vào năm 1997 ảnh hưởng
không đáng kể đến tín dụng thương mại dài hạn trong cán cân vốn dài hạn.
 Tín dụng ưu đãi dài hạn:
Trong thành phần nguồn vốn đầu tư nhà nước nguồn vốn ODA đóng vai trò hết
sức quan trọng (nguồn vốn ODA chiếm khoảng 33,4% trong tổng đầu tư của nhà
nước). Trong nguồn vốn ODA khoảng 80% là vốn vay ưu đãi. Vì vậy trong phần này
ta sẽ chủ yếu xét đến tác động của khủng hoảng tài chính Châu Á đến ODA.
Hỗ trợ phát triển chính thức (được viết tắt là ODA - Official Development
Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài, các khoản đầu tư này thường là các
khoản cho Nhà nước vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, với
mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc
lợi ở nước được đầu tư.
Giải ngân nguồn vốn ODA là chính phủ được đầu tư nguồn vốn này có những
Nhóm 7 – K09402B
2001
eri1441298162.doc
chương trình, dự án khả thi để sử dụng nguồn vốn ODA một cách thực sự có hiệu
quả, dưới sự giám sát của những tổ chức và Chính phủ trực tiếp đầu tư .
Hình 4: Tình hình
cam
kết
và giải ngân ODA
thời
kỳ

1993 - 2007
Nguồn:
Vụ
Hợp tác quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu

Từ hình 4, ta thấy dưới tác động của khủng hoảng tài chính Châu Á, tỷ
trọng
ODA cam kết trong giai đoạn 1997 - 2000 có xu hướng
giảm nhưng không đáng kể
,
còn tỷ trọng ODA được
giải
ngân trong tổng nguồn vốn đầu tư nhà nước tuy vẫn tăng
nhưng có sự hạn chế
.
Từ 1990 Việt Nam dần chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước
đang phát triển, từ chỗ bị bao vây, cấm vận sang bước đầu mở cửa hội nhập, tiếp
nhận ODA (từ 1993 đến 1997, lượng vốn ODA cam kết là 10,8 tỷ USD, giải ngân
gần 3,85 tỷ USD). Dù có sự tăng giảm trong giai đoạn khủng hoảng và sau khủng
hoảng nhưng vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ giải ngân ODA của một số nhà
tài trợ tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân của những nhà tài trợ đó trong
khu vực và trên thế giới.
Chỉ tính thời kỳ 2001-2005 nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm
trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành kênh vốn
bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thế nhưng
từ năm 2000 đến nay tỷ trọng nợ của Chính phủ đã tăng đều đặn lên trên 75%. Đây là
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
một xu hướng không lành mạnh, bởi vì “con nợ” lại chính là chính phủ .

Nhìn chung, đối với cán cân vốn, cuộc khủng hoảng tài chính 1997 đã tác động
mạnh mẽ nhất là vào đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam, đã làm suy giảm
đáng kể luồng vốn chảy vào. Tuy nhiên, từ những phân tích trên cũng như số liệu
trong Bảng cán cân thanh toán (Phụ lục 1), ta thấy trong giai đoạn trước, trong và sau
khủng hoảng, cụ thể là giai đoạn 1995 – 1999 cán cân vốn nước ta vẫn thặng dư,
nhưng số dư KA cán cân vốn có sự giảm sút:
- Năm 1996: 10.5
- Năm 1997: 7.2
- Năm 1998: giảm xuống còn 4.18
- Năm 1999: chỉ còn 1.76
- Năm 2000: cán cân vốn mới rơi vào tình trạng thâm hụt là – 2,43
Tác động của khủng hoảng đến cán cân vốn nước ta so với các nước trong
khu vực vẫn được xem là vào mức độ nhẹ.
2.2.3 Tác động đến cán cân bù đắp chính thức (OFB):
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau:
- Dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác.
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của
quốc gia có lập cán cân thanh toán
Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn giản
trong phân tích, ta coi mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 đã làm hạn chế dự trữ ngoại
hối quốc gia của Việt Nam.
Khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng
tiền của mình, nhưng lại cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt dữ trữ ngoại hối
quốc gia. Khi nguồn vốn của họ bị co lại, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn
về. Khi đó, một lượng không nhỏ ngoại tệ (chủ yếu là USD) sẽ ra khỏi Việt Nam.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
Điều này đã làm suy giảm dự trữ ngoại hối của nước ta.

Từ năm 1996 đến 2002, dự trữ ngoại hối bổ sung hàng năm của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chỉ ở mức hạn chế (Hình 5).
Hình 5:
Dự trữ
ngoại tệ
của Việt
Nam
Nguồn: Claudio Dordi, Michel Kostecki, Francesco Abbate, Andrina Lever
&
Paul Baker

Phạm
Chi Lan, Lê Đăng Doanh và các tác giả khác
(2008).
Tuy nhiên, mức dự trữ đã tăng nhanh từ năm 2003

đặc biệt trong những năm
gần
đây.
Dự trữ
ngoại
hối đã tăng từ
11,5
tỷ USD
vào
cuối năm 2006 lên
mức
khoảng
23 tỷ USD
vào

cuối năm
2007, tương đương với 32%
GDP.
Tất cả cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã tác động làm mất cân
bằng trong cán cân bù đắp chính thức.
• Kết luận cuối chương: Tóm lại, dù có những sự giảm sút về tổng số dự án và
tổng mức vốn cam kết đầu tư mới và đầu tư bổ sung, có những chuyển hướng đầu tư
vào những ngành dễ sinh lời, ít rủi ro và vào những khu vực mà điều kiện đảm bảo
cho sự thành công của các dự án cao nhất dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, cũng phải thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng của khu vực và
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
thế giới về thu hút FDI. Cũng như thông qua số liệu cụ thể, và sự phân tích như trên,
cho thấy rằng, cán cân thanh toán Việt Nam cũng không bị tác động nhiều từ cuộc
khủng hỏang giai đoạn 1997 – 1998. Có được những thành quả này, ngoài việc Việt
Nam có môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao; có môi trường chính trị - xã hội ổn định… Còn là nhờ các nỗ
lực ứng phó chính sách một cách có hiệu quả của Việt Nam đối với cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
CHƯƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
Đã hơn 14 năm kể từ ngày 2/7/1997 – ngày khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu
Á bùng nổ, các nước đã hồi phục và có bước phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng vượt
bậc, dù đã trải qua thêm một cuộc khủng hoảng “khủng khiếp” khác: Khủng hoảng
kinh tế thế giới 2008. Tuy nhiên, một số bài học của cuộc khủng hoảng tài chính– tiền
tệ Châu Á 1997 ảnh hưởng đến cán cân thanh toán vẫn còn nguyên giá trị đặc biệt đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đã và đang hội nhập
đáng kể với thế giới trong thập niên vừa qua.
 Thứ nhất : Xây dựng một hệ thống quản lý vững mạnh, hiệu quả, đảm bảo

sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính.
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, các nước đang phát triển tìm mọi cách để
thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính. Lợi ích cụ thể của đầu tư tài
chính được lí giải thông qua tác động “đòn bẩy” hay “cấp số nhân”, nhằm bù vào
thâm hụt trong dự trữ và thương mại của các nền kinh tế đang phát triển (Elgar.E,
1999). Kêu gọi đầu tư, vay mượn tín dụng phải hết sức thận trọng. Mục tiêu tăng
trưởng cao là tốt. Nhưng không tăng trưởng bằng vay mượn, bằng thu hút đầu tư
thiếu thanh lọc. Nếu đảm bảo được mức tăng trưởng ổn định nhờ tăng hiệu suất và
sức mạnh sản xuất thực tế là quí nhất.
Vì vậy, Việt Nam hiện nay cần tiến tới xây dựng một hạ tầng tài chính đủ vững
vàng, công cụ điều tiết luồng vốn hiệu quả để ổn định trước những thay đổi trong
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và biến động trên thị trường tài chính thế giới, đặc
biệt là các nguồn vay chưa phân tán rủi ro, nhằm giảm thiểu những khoản nợ không
có khả năng thu hồi trong tương lai.
 Thứ hai : Tự do hóa thị trường vốn là một việc làm nguy hiểm.
Thị trường vốn quốc tế được ví như những tuyến đường cao tốc của nền kinh tế
thế giới và các nước đang phát triển nên kết nối với tuyến cao tốc này, tạo thuận lợi
để các luồng vốn tự do lưu thông trên đó. Không làm được như vậy thì cũng đồng
nghĩa với việc tự cô lập. Tuy nhiên, chính sách “mở toang” cánh cửa thị trường vốn
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Châu Á 1997. Việc tăng nguồn vốn
đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình
hình thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình
càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường
tài chính châu Á chao đảo.
 Thứ ba : Minh bạch hóa mọi thông tin tài chính – tiền tệ
Hiện tượng rút vốn ồ ạt trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt
nguồn từ sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính, gây tâm lý “hoang mang”,
lo sợ cho các nhà đầu tư – việc rút vốn này gây ảnh hưởng rất xấu đến cán cân thanh

toán của mỗi quốc gia vì đây là nguồn bù đắp thâm hụt thương mại lớn. Vì vậy, việc
minh bạch hóa thông tin là rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu
tư mà còn để tránh hiện tượng đầu cơ, đảm bảo sự ổn định của các nguồn đầu tư này
cũng như bảo vệ quyền lợi của đại chúng.
Việt Nam cần sớm hình thành của các trung gian tài chính độc lập để đánh giá
một cách khách quan hoạt động của các chủ thể tài chính, đặc biệt là các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những thị trường không chính thức (OTC) cần
được quản lý chặt chẽ hơn, cần hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt (vốn đã thành
thói quen của đa số người dân), phát triển các giao dịch phi tiền mặt, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý để thích ứng với hệ thống quản lý hiện đại.
 Thứ tư : Bài học về dự trữ ngoại hối.
Nhìn lại Thái Lan trong cuộc khủng hoảng, Việt Nam nên rút kinh nghiệm cố
giữ một khối dự trữ thật lớn so với nhu cầu ngoại thương của mình.
Theo ADB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đáp ứng được 1,6 tháng nhập
khẩu. Theo số liệu thương mại 7 tháng đầu năm 2011, con số này tương đương hơn
13 tỷ USD.Việt Nam cũng được Ngân hàng phát triển châu Á xác định là nước có dự
trữ ngoại hối thấp nhất khu vực Đông Á. Do dự trữ ngoại hối thấp, cộng với thâm hụt
thương mại cao, Việt Nam đã phải điều chỉnh giảm 9,3% giá trị tiền đồng so với đôla
Mỹ và là một trong số ít những đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
 Thứ năm : Đừng quá tin tưởng vào các biện pháp cứu trợ của các tổ chức
tài chính quốc tế.
Sau khi thất bại toàn diện trong cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, Thái Lan lại
không nghi ngờ và thực hiện tất cả các biện pháp của IMF. Vì tin tưởng vào “tổ chúc
quốc tế” Thái Lan lại đặt vận mệnh quốc gia vào vòng nguy hiểm.
Năm 2003, nước này đã hoàn trả số nợ 12 tỉ đôla từ IMF. Sau đó thủ tướng Thái
Lan Thaksin đã tuyên bố quyến sẽ không bao giờ cầu xin “viện trợ” của IMF.
 Thứ sáu: Phải chủ động trong mọi tình huống.
Mỗi quốc gia cũng như mỗi con người đều phải hết sức tỉnh táo, minh mẫn để

nhìn rõ bản chất của vấn đề, hiểu được sự vận động xung quanh mình. Quyền lực
thực sự hiện nay luôn thuộc về tay kẻ mạnh. Những kẻ cùng mạnh sẽ dễ dàng liên
kết, điều khiển cuộc chơi toàn cầu để cùng hưởng lợi. Những nền kinh tế nhỏ như
chúng ta, nếu không thể lớn mạnh lên được như họ thì không có cách nào khác là
phải học được cách ứng xử thông minh.
Thứ bảy: Cần có một tổ chức chuyên trách của chính phủ theo dõi sự biến động
của lạm phát, tỷ giá hối đoá, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài
khoản vãn lai, nợ quốc gia, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để đề xuất các
chính sách và điều tiết các chính sách cần thiết đảm bảo phát triển quốc gia bền vững
với tăng trưởng tương đối cao.
• Kết luận cuối chương: Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997 –
1998 đã trôi qua, tuy không ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam nhưng những bài học
rút ra từ đó vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Nhìn lại tình
hình kinh tế vĩ mô nước ta đang có một số điểm tương đồng với các nước khu vực
Đông Á trước giai đoạn 1997, tiêu biểu: hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu
quả với hàng loạt ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, giá nhà đất có xu hướng bong
bóng, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, tỷ giá hối đoái liên tục
được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh theo hướng giảm giá nội tệ… Những yếu kém
này đang đe doạ tính bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, việc xem xét
những bài học cũng như kinh nghiệm mà các nước đi trước đã thực hiện để vượt qua
khủng hoảng sẽ giúp Việt Nam có được những hướng đi đúng đắn và tránh lâm vào
một cuộc khủng hoảng mới.
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã được làm rõ từ nhiều khía cạnh: cơ
sở lí thuyết và các thuật ngữ liên quan, nguyên nhân hậu quả và ảnh hưởng toàn diện
sâu rộng cũng như chi tiết đến từng cán cân: vãng lai, vốn ngắn và dài hạn, bù đắp
chính thức…
Song bên cạnh đó còn rất nhiều khía cạnh khách quan mà đề tài chưa thể thực

hiện do tầm nhìn phiến diện hạn chế của nhóm thực hiện cùng thời gian có hạn. Các ý
nghĩa học thuật: hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây
trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á hay
đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ: mô hình phương pháp tiếp cận bảng
cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính
sách tài chính và chính sách tiền tệ…vẫn chưa được đầu tư nhiều.
Những bài học được rút ra cho hệ thống tài chính của Việt Nam còn nhiều hạn
chế trong việc nêu ra các biện pháp chi tiết để cải thiện cũng như khôi phục kinh tế
sau khủng hoảng, cải cách thị trường, cải cách cách quản lí của khu vực xí nghiệp,
cung cách quản lí kinh tế vĩ mô, các khu vực tài chính… mà chỉ dừng lại ở các biện
pháp được đề xuất dưới trạng thái hoàn hảo (tức là chỉ khả thi nếu kinh tế Việt Nam ở
mức phát triển cao).
Trong quá trình chuẩn bị, nhóm thực hiện đã rất cố gắng song chắc chắn không
thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được đóng góp từ thầy và các bạn.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
DANH MỤC THAM KHẢO
- PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010) – “Giáo trình tài chính quốc tế” – Nhà
xuất bản Thống Kê.
- Song Hongbing – “ Chiến tranh tiền tệ ” - NXB Trẻ.
- Nguyễn Thiện Nhân (2002) – “ Khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Châu Á 1997 –
1999 ” – NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
- GS. TS. Nguyễn Thị Cành (2009) – “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát
triển và những tác động của quá trình hội nhập” – Lấy từ

- Đặng Lê (2007) – “Châu Á học được gì từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997” –
Lấy từ
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – “Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997” –
Lấy từ

- ThS. Nguyễn Thị Hiền (2010) – “Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam giai đoạn hiện nay” – Lấy từ
Nhóm 7 – K09402B
eri1441298162.doc
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Cán cân thanh
toán
của Việt Nam của giai
đoạn
1990-2007
Triệu
USD
1990
1995
1996
1997
1998
1999
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1.
Cán cân thương
mại
Xuất khẩu
(FOB)
Nhập
khẩu
(FOB)
Nhập
khẩu

(CIF)
-41
1731
1772
-2345
5198
7543
-2775
7255
10030
-1247
9185
10432
-989
9361
10350
972
11540
10568
377
1448
14072
481
15027
14546
-1054
16706
17760
-2581
20149

22830
-3854
26485
30339
-2439
32447
34886
-2776
39826
42602
10360
48561
58921
2. Dịch vụ
Xuất
khẩu
Nhập khẩu
Điều chỉnh
theo
F&I
55
55
0
159
2074
1915
-61
2243
2304
-623

2530
3153
-530
2616
3146
-547
2493
3040
-550
2702
3252
-572
2810
3382
-749
2948
3697
-788
3272
4050
61
2867
3806
-219
4176
4395
1500
-8
5100
5108

1832
-894
6030
6924
3009
3.
Thu thập đầu

Thu
Chi
Trong đó Trả tiền lãi
(Thực
chi)
-411
28
439
237
53
-236
96
332
262
128
-384
140
524
340
281
-543
136

679
379
348
-677
127
804
303
246
-429
142
571
371
276
-451
331
782
462
328
-477
318
795
345
345
-721
167
888
288
288
-811
125

936
286
286
-891
188
1079
-1219
364
1583
443
443
-1429
668
2097
541
541
-2168
1093
3261
626
626
4.
Chuyển
tiền
(ròng)
Khu
vực

nhân
138

0
290
140
1200
1050
885
710
1122
950
1181
1050
1732
1585
1250
1100
1921
1767
2239
2100
3093
2919
3380
3150
4049
3800
6430
6180
Nhóm 7 – K09402B

×