Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Người trần thuật trong văn xuôi đặng thân từ ma net đến 3 3 3 9 những mảnh hồn trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2



TRẦN THỊ BAN MAI



NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG
VĂN XUÔI ĐẶNG THÂN – TỪ MA NET ĐẾN
3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM







HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




TRẦN THỊ BAN MAI


NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI
ĐẶNG THÂN – TỪ MA NET ĐẾN
3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế






HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Phùng Gia Thế -
người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.

Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Học viên


Trần Thị Ban Mai

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,
TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì
công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó.

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Học viên


Trần Thị Ban Mai
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Dự kiến đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
VĂN HỌC CỦA ĐẶNG THÂN 9
1.1. Khái quát về người trần thuật 9
1.1.1. Khái niệm về người trần thuật 9
1.1.2. Chức năng của người trần thuật 14
1.1.3. Các dạng thức người trần thuật 16
1.1.4. Mối quan hệ giữa người trần thuật và tác giả 23
1.2. Hành trình văn học của Đặng Thân 26
1.2.1. Thơ 26
1.2.2. Tiểu luận 27
1.2.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết 28
CHƯƠNG 2. NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT
TRONG VĂN XUÔI ĐẶNG THÂN 30
2.1. Ngôi kể của người trần thuật 30
2.1.1. Cuộc đua tranh giữa người trần thuật với cái tôi tự thuật 30
2.1.2. Sàn diễn đa thoại của những người trần thuật bất định 39
2.2. Điểm nhìn của người trần thuật 43
2.2.1. Trao điểm nhìn cho nhân vật 44
2.2.2. Điểm nhìn đa dạng, thay đổi linh hoạt 51
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT
TRONG VĂN XUÔI ĐẶNG THÂN 62
3.1. Ngôn ngữ của người trần thuật 62
3.1.1. Ngôn ngữ mạng 62
3.1.2. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã 68
3.1.3. Ngôn ngữ nhại 71

3.1.4. Ngôn ngữ pha tạp 77
3.2. Giọng điệu của người trần thuật 82
3.2.1. Giọng giễu nhại, trào lộng 83
3.2.2. Giọng điệu bỗ bã, dung tục 90
3.2.3. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn 91
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Người trần thuật (người kể chuyện) là khái niệm trung tâm của tự
sự học, cũng là một vấn đề đang được giới nghiên cứu quan tâm. Mỗi câu
chuyện đều có người trần thuật. Người trần thuật dù xuất hiện ở hình thức,
giọng điệu nào cũng đảm nhiệm vai trò dẫn dắt và kể lại toàn bộ câu chuyện,
giúp bạn đọc cảm thụ và đi sâu tìm hiểu tác phẩm văn học.
Thực tiễn cho thấy, việc thiết tạo hình tượng người trần thuật trong tác
phẩm là biểu hiện quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và sức sáng
tạo của nhà văn. Người trần thuật trong tác phẩm tự sự cũng góp phần khẳng
định tên tuổi của tác giả và sức sống của tác phẩm. Nghiên cứu hình tượng
người trần thuật, do đó, được xem là một cửa ngõ đặc biệt quan trọng để
khám phá đặc tính của chủ thể nghệ sĩ.
1.2. Văn học Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là từ sau 1986 được
xem là cuộc bứt phá ngoạn mục trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Ý
thức đổi mới diễn ra trên nhiều lĩnh vực phong phú: cảm hứng chủ đạo, quan
niệm nghệ thuật về con người và các phương thức thể hiện. Trong cao trào đó
đã nổi lên những gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê
Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài… Gần đây, văn học ghi

nhận những cách tân táo bạo gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Việt Hà, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Đặng Thân… Trong số này, Đặng Thân
được đánh giá là “điển hình của văn học hậu đổi mới” (Đỗ Lai Thúy). Từ
điển Wikipedia viết: “Đặng Thân là nhà thơ song ngữ, nhà văn nổi tiếng về
tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Ông có nhiều sáng tác bằng
tiếng Anh đã được xuất bản tại Hoa Kỳ trong các tuyển tập thơ The Colors of
Life, Eternal Portraits và The Internaltional Who’s Who in Poetry. Nhiều tác
2

phẩm của ông được in trên các tạp chí văn học Wordbridge, The Writers
Post, Beehive, Blank Verse” [33].
Trong lĩnh vực văn xuôi, Đặng Thân có nhiều sáng tác gây ảnh hưởng.
Tập truyện ngắn Ma net của anh gồm 12 truyện chính thức ra mắt độc giả vào
tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên, một số tác phẩm nằm trong tập truyện này
được nhà văn đưa lên các trang mạng và blog trước khi xuất bản đã thu hút
được sự chú ý của độc giả và gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau trong
giới phê bình. Ma net tạo ra ấn tượng nhờ lối viết độc đáo và đánh dấu một
phong cách nổi loạn. Tiếp theo đó là sự ra đời của tác phẩm quan trọng
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] (2011). Tác phẩm này được giới nghiên cứu,
phê bình xem là bước ngoặt quyết đoán của văn học hậu hiện đại Việt Nam. Từ
khi ra đời cho đến nay, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] đã trở thành một chất
liệu quan trọng của các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại.
Có thể nhận thấy, hình tượng người trần thuật là nhân tố quan trọng tạo
nên sức sống trong hầu hết các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Đặng Thân.
Việc tìm hiểu những vận động của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Đặng Thân
không thể không chú ý đến những chuyển dịch trong cấu trúc đặc điểm của
hình tượng người trần thuật từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].
Với tất cả những lí do trên, tác giả luận văn quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài: Người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân - Từ Ma net đến
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].

2. Lịch sử vấn đề
Đăng Thân là một nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hậu hiện đại.
Độc giả biết đến anh với cương vị là một nhà thơ, một nhà văn song ngữ. Khi
nhắc đến tên tuổi Đặng Thân, người đọc không thể không nhớ đến Thơ phụ
âm (Alliteration), TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh], đặc biệt là tập
truyện ngắn Ma net và tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]. Ma net và
3

tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là hai cuốn sách đã thu hút được sự
quan tâm, chú ý của độc giả và giới nghiên cứu phê bình bởi một phong cách
mới lạ, giọng văn độc đáo. Chính sự táo bạo trong cách tân văn học, những
đổi mới trong lối viết khiến Đặng Thân nhận được nhiều sự ủng hộ và cả
những ý kiến phản biện của những người trong giới cầm bút.
Qua khảo sát, chúng tôi đã tập hợp được những bài viết nghiên cứu về
Đặng Thân và các tác phẩm của anh ở các mức độ khác nhau:
Trong bài "Bung phá sáng tạo và vượt thoát" (Tiền phong cuối tuần, số
ra ngày 17/12/2008), nhà văn Lê Anh Hoài chỉ rõ: “Cái độc đáo nằm sâu bên
trong văn của Đặng Thân là cách nhìn. Vẫn chính là mọi sự của đời sống với
đi học, đi làm, vui chơi, tán tỉnh, yêu đương, có cả chiến tranh, sống chết
nhưng được nhìn theo cách không quan trọng bình thường thôi” [15].
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi đề cập về tập truyện ngắn Ma
net trong Văn học Việt Nam 2008 đã viết: “Những truyện ngắn trong tập này
được viết có tính chất hậu hiện đại khá rõ, cho thấy văn chương còn nhiều lối
đi mở, nhưng cũng đòi hỏi người đọc phải thích nghi với cách viết khác để có
cách đọc khác” [19].
Mặc dù còn có một số ý kiến trái chiều nhau song tựu trung, giới
nghiên cứu đều coi trọng tài năng Đặng Thân. Về tập Ma net, GS. TS Trần
Ngọc Vương khẳng định “Ma net chắc chắn mang đến một sự hoang mang
tích cực cho độc giả”. Nhà lí luận phê bình, TS. Hoàng Ngọc Hiến dành một
vị trí khá cao cho Đặng Thân trên tiến trình của văn học hậu đổi mới khi ông

cho rằng: “Về tính hài hước, Đặng Thân còn vượt cả Nguyễn Huy Thiệp”.
Cùng quan điểm với ông, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy trong buổi tọa đàm về
tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà
Nội, chiều ngày 7/1/2012 nhận định: “Như một cuộc chạy tiếp sức lịch sử,
chính ở chỗ mà Thiệp dừng chân (thì) Thân bước tiếp”.
4

Trong quá trình tìm kiếm tư liệu về Đặng Thân, chúng tôi tìm thấy
nhiều gợi ý từ những phân tích đánh giá của giới nghiên cứu. Nhà văn, dịch
giả Nguyễn Hồng Nhung ghi nhận sau khi đọc Ma net: “Bằng cái giọng viết
đặc sệt chất Hà thành: ngông nghênh mà lịch lãm, du côn nhưng biết điều,
giữ khoảng cách nhưng sát ngôn từ không thương tiếc, Đặng Thân khiến ta
ngơ ngẩn bởi không biết nên trở thành cái gì đây cái hiện thực ngồn ngộn
thông tin tự thân cắn xé này” [20].
Trong buổi “Trình diễn đa thoại về tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những mảnh
hồn trần] của Đặng Thân” diễn ra tai viện Goethe, nhà phê bình La Khắc Hòa
khẳng định: “Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam chúng ta thấy giai đoạn nào
cũng có những tác giả, tác phẩm xuất sắc, thế nhưng không phải giai đoạn
nào cũng có tác giả tạo ra được bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc
Văn chương sau Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Nguyễn Tuân dường như một
thời gian rất dài không có gì thay đổi, Mãi đến khi Nguyễn Huy Thiệp xuất
hiện, theo tôi, nó đã tạo ra một cái sự khác, và đến khi Đặng Thân xuất hiện
với những tác phẩm như Ma net, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thì ta lại bắt
gặp một bước ngoặt khác. Bước ngoặt mà Đặng Thân tạo ra chính là bước
ngoặt của văn học hậu hiện đại bằng cách tạo ra những không gian trò diễn
kiểu khác, những chủ đề với những cấu trúc khác. Đặng Thân thực sự đã tạo
ra một tác phẩm đa thanh phức điệu, Xây dựng được một khung truyện kể
giản đơn để tạo ra ở bên trên một cấu trúc ngữ nghĩa vô cùng phong phú
phức tạp. Với ý nghĩa ấy thì tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một
sự kiện cực kì quan trọng trong đời sống văn học của chúng ta” [12].

Trong bài viết: “Đặng Thân: điển hình của văn học hậu – Đổi mới”,
trên tạp chí Da màu, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy viết: “Tiểu thuyết 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần] của Đặng Thân là điển hình của văn chương hậu-Đổi
mới. Nó có đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết hậu-hiện đại.  đây, tôi
5

chỉ xin nêu ra hai đặc điểm: sự phân mảnh và tính diễu nhại. Sự phân mảnh
này làm cho cái Một, cái Duy nhất trở thành cái nhiều, chứ không phải cái-
không-có-gì. Một câu truyện, mà thường là “chuyện lớn”, trở thành nhiều
câu chuyện, một trung tâm trở thành nhiều trung tâm, một tư tưởng trở thành
nhiều tư tưởng. Mà câu chuyện nào, trung tâm nào, tư tưởng nào cũng đều
quan trọng như nhau cả, nếu có hơn kém là tùy ở hệ quy chiếu của người đọc.
Nhân vật của 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] cũng vậy, thực ảo lẫn lộn.
Trong đó, tác giả không phải chỉ là k dẫn chuyện, mà là một nhân vật trong
truyện, như các nhân vật khác. Có thể, vị thế “chân trong chân ngoài”, hoặc
hoàn toàn là “người trong cuộc” này làm cho tính diễu nhại Đặng Thân trở
thành tự diễu nhại. Người đọc cũng tự diễu nhại. Biết nhìn mình như một k
khác, nhất là có thái độ với mình vừa nghiêm túc vừa hài hước,bao dung là
bước đầu của sự thức tỉnh. Tiểu thuyết Đặng Thân, tuy là một cuốn sách in để
đọc, nhưng lại có kết cấu như thể của một tiểu thuyết mạng. Câu chuyện trôi
chảy tự nhiên, nhiều khi phụ thuộc vào những nhân vật chen ngang. Đó là
một tác phẩm mở ” [30].
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết “Siêu thị chữ của Đặng Thân”
cũng khẳng định: “Đặng Thân là kiểu nghệ sĩ nổi loạn. Anh viết nhiều nhưng
sung sức và vạm vỡ nhất ở các sáng tác mang phong cách hậu hiện đại. 
thời điểm hiện nay, Đặng Thân là chất liệu phong phú bậc nhất cho những
người quan tâm nghiên cứu văn xuôi hậu Đổi mới ở nước ta. Người nghiên
cứu có thể tìm thấy trong sáng tác của Đặng Thân nhiều vấn đề có ý nghĩa
lịch sử và lí thuyết liên quan tới việc vẽ bản đồ văn học, nguồn gốc của một
hiện tượng văn học, cách viết và cách đọc một tác phẩm văn học.” [29].

Trong bài viết: “Đặc trưng ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại –
nhìn từ trường hợp của Đặng Thân” được đăng tải trên Yume.vn, tác giả Phan
Tuấn Anh đã khai thác cấu trúc và văn phong hậu hiện đại kiểu mạng, bàn
6

phím máy tính dựa trên nguyên tắc thẩm mĩ Facebook và lối đọc status –
entry trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần].v.v… [1].
Tóm lại, qua việc phân tích các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên,
chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình đã thừa nhận và chỉ ra
những phương diện cách tân về thi pháp trong tập truyện ngắn Ma net và tiểu
thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân. Tuy nhiên, tính đến
nay, theo quan sát của chúng tôi thì vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu về
người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân một cách trọn vẹn. Chính vì vậy,
trên cơ sở kết qủa nghiên cứu của những người đi trước, luận văn của chúng
tôi tập trung tìm hiểu đặc điểm hình tượng người trần thuật trong văn xuôi
Đặng Thân và những chuyển dịch của nó từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh
hồn trần] với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và bổ sung một vấn đề còn đang
bỏ ngỏ về hiện tượng nghệ thuật độc đáo này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu những nét đặc sắc của hình tượng người
trần thuật văn xuôi Đặng Thân cùng những chuyển dịch của nó từ Manet đến
3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] nhằm ghi nhận những sáng tạo, tìm tòi trong
nghệ thuật tự sự của nhà văn. Đây cũng là cơ sở để khẳng định vai trò của
Đặng Thân trong tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm vững và vận dụng lí thuyết về người trần thuật để phân tích
những nét độc đáo của hình tượng người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân.
- Phân tích sự vận động của hình tượng người trần thuật trong văn xuôi
Đặng Thân từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] để thấy được những

chuyển dịch trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.
7

- So sánh Đặng Thân với một số cây bút văn xuôi tiêu biểu khác để
thấy được những sáng tạo độc đáo của anh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người trần thuật trong văn xuôi Đặng Thân từ Ma net đến 3.3.3.9
[những mảnh hồn trần]
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập truyện ngắn Ma net, Nhà xuất bản Văn học, 2008;
- Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], Nhà xuất bản Hội Nhà
văn, 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả nghiên cứu luận văn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống;
- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp loại hình.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những kiến thức về người trần thuật với tư cách một
thuật ngữ khoa học;
- Phân tích đặc điểm và chỉ ra những chuyển dịch của hình tượng người
trần thuật của Đặng Thân từ Ma net đến 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần];
- Khẳng định vai trò quan trọng của việc thiết tạo người trần thuật đối
với việc hình thành tư duy và cá tính sáng tạo ở Đặng Thân.
8

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài được triển khai cụ thể thành ba chương. Cụ thể bao gồm:
Chương 1: Khái quát về người trần thuật và hành trình văn học của
Đặng Thân
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn của người trần thuật trong văn xuôi
Đặng Thân
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu của người trần thuật trong văn xuôi
Đặng Thân.














9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TRẦN THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH VĂN HỌC CỦA ĐẶNG THÂN
1.1. Khái quát về người trần thuật
1.1.1. Khái niệm về người trần thuật

Từ đầu thế kỷ XX vấn đề người trần thuật hay cách gọi khác là người
kể chuyện đã được các nhà hình thức chủ nghĩa Nga và nhóm các nhà nghiên
cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức đặc biệt quan tâm đến. Nhưng phải đến công
trình của những nhà nghiên cứu thế hệ sau: P. Lubbock, N. Friedman, Iu.
Lotman, G. Genette, B. Uspenski,… khái niệm người trần thuật mới có được
nhận thức tương đối rõ ràng. Ở đây, chúng tôi xin dẫn ra quan niệm của một
số tác giả tiêu biểu.
Tz. Todorov tuyên bố: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc
kiến tạo thế giới tưởng tượng… không thể có trần thuật thiếu người kể
chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể
chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân
vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt”
[dẫn theo 23, tr.116-117].
Theo Tz. Todorov, người trần thuật là một “yếu tố tích cực” góp phần
tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Câu chuyện mà tác giả gửi gắm tư
tưởng nghệ thuật về cuộc sống, con người được người trần thuật kể lại bằng
những hình thức và giọng điệu nhất định.
Bàn về người trần thuật trong bài viết “Vấn đề người kể chuyện trong
thi pháp tự sự hiện đại” [23, tr.116-125], tác giả Đỗ Hải Phong đã khẳng
định: “Người kể chuyện cũng có thể có tính cách như nội dung của hình
10

tượng. Khác với các hình tượng khác, tính cách của người trần thuật bộc lộ
không phải chỉ qua việc trực tiếp tham gia vào hành động trong tác phẩm,
hay qua những lời giãi bày tâm sự về chính mình mà chủ yếu qua thái độ đối
với thế giới câu chuyện được kể lại. Phần nào đây là một “hình tượng - thái
độ” [23 - tr.119]. Người trần thuật luôn bày tỏ thái độ của mình trước câu
chuyện được kể thông qua cách kể, giọng điệu kể. Tính cách của người trần
thuật cũng nổi bật như các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện.
L.I. Timofeev cho rằng: “Hình tượng người kể chuyện tức người mang

những đặc điểm ngôn ngữ cá nhân không gắn liền với các nhân vật của tác
phẩm, có một tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi
vì cách quan niệm biến cố xảy ra, cách đánh giá các nhân vật và các biến cố
đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện” [31, tr.44].
Như vậy với L.I. Timofeev, người trần thuật là người đứng ra kể lại,
dẫn dắt lại, trần thuật lại một câu chuyện nào đó cho người khác biết, có đặc
điểm cá nhân riêng biệt và qua câu chuyện kể lại, người trần thuật thể hiện
quan điểm, cách đánh giá của mình đối với vấn đề được nói tới trong câu
chuyện.
Trong bài viết: “Người kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng
trong tác phẩm tự sự” [24, tr.196-208], tác giả Nguyễn Thị Hải Phương đã
dẫn ra quan niệm về người kể chuyện của các tác giả tiêu biểu như: G.N.
Pospelov, W. Kayser.
Theo G.N. Pospelov thì người trần thuật là “người môi giới giữa các
hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và
cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [dẫn theo 24, tr.196].
Trong quan niệm của W. Kayser, người trần thuật lại là một khái niệm
mang tính chất hình thức. “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về
toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học.  nghệ thuật kể, không bao giờ người kể
11

chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra
và chấp nhận” [dẫn theo 24, tr.196].
Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương đã đưa ra khái niệm
người trần thuật thể hiện ở các điểm cơ bản: “Người kể chuyện là một công cụ
do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện” [24, tr.197], là “một nhân vật đặc biệt
trong tác phẩm tự sự” [24, tr.198]. Tác giả khẳng định sự khác biệt giữa
người trần thuật thực tế trong đời sống với người trần thuật trong tác phẩm tự
sự. Nếu người trần thuật thực tế trong đời sống là những con người cụ thể, có
hình hài, điệu bộ… thì người trần thuật trong tác phẩm tự sự lại không hiện

hữu cụ thể, không có hình hài, giọng nói, điệu bộ mà ẩn mình vào những dòng
chữ, vào những ký hiệu ngôn từ của văn bản và chỉ hiện lên trong liên tưởng,
tưởng tượng của bạn đọc. Hai kiểu người trần thuật này đã lựa chọn cách trần
thuật khác nhau. Với người trần thuật thực tế trong đời sống thường kể lại câu
chuyện theo trật tự tuyến tính, có thể điều chỉnh câu chuyện theo phản ứng
của người nghe, bởi người trần thuật và người nghe đang đối diện nhau.
Ngược lại, người trần thuật trong tác phẩm tự sự không thể thay đổi, điều
chỉnh câu chuyện theo phản ứng của người nghe, bởi câu chuyện chỉ đến với
người nghe khi nó được người trần thuật hoàn tất. Điều đặc biệt là câu chuyện
có thể được kể theo thời gian tuyến tính, cũng có thể đảo tuyến hoặc đan xen
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Người trần thuật trong tác phẩm tự sự
không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà
còn có chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá các nhân vật khác. Nói
như L.I. Timofeev: “Người kể chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của
nhân vật mà họ nhắc tới phải lệ thuộc vào mình ngay cả khi người kể chuyện
cho một sự độc lập đầy đủ về mặt ngôn ngữ” [dẫn theo 24, tr.198]. Vị trí của
người trần thuật trong tác phẩm có sự thay đổi linh hoạt đáp ứng mục đích của
sáng tác văn chương: mỗi nhà văn đều muốn thể hiện quan điểm, tư tưởng
nghệ thuật của mình qua tác phẩm sáng tạo ra.
12

Từ điển thuật ngữ văn học cũng có mục từ nói về người trần thuật.
Theo đó, người trần thuật là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác
phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ
thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả…, có thể là một
nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra…, có thể là một người biết một câu
chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.
Hình tượng người trần thuật đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự
đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái
nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác

phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [10, tr.221].
Còn theo nhà nghiên cứu Ngô Tự Lập thì người trần thuật có vai trò
như một “k mang thông điệp” chuyển tải những thông điệp từ người phát
ngôn đến người nhận: “Các thông điệp của một văn bản bao giờ cũng được
chuyển đi, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ một hay một vài phát ngôn viên
(speaker, hoặc narrator), mà tôi gọi là k mang thông điệp: một người sĩ
quan ra mệnh lệnh, người kể chuyện trong tiểu thuyết, hay các đối tác ký vào
hợp đồng hợp tác kinh doanh…Những k mang thông điệp có thể có thật hoặc
hư cấu” [18, tr.178]. Với một quan điểm rộng dựa trên nền của lý thuyết hội
thoại, tác giả của Văn chương như là quá trình dụng điển đã xác định được
vai trò quan trọng của người trần thuật trong tác phẩm tự sự: cầu nối trung
gian giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Thêm vào đó ông còn nhấn mạnh
“chính đặc điểm và mối quan hệ giữa thông điệp và k mang thông điệp là
cái quyết định tính chất của văn bản” [18, tr.178] và “trong truyện, thông
điệp mang tính chất khái quát, và k mang thông điệp là những nhân vật hư
cấu” [18, tr.180]. Quan điểm này khá thống nhất với các tác giả của cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học đã nói trên.
Tác giả Lại Nguyên Ân lại đưa ra một định nghĩa khá sâu sắc về người
trần thuật trong trần thuật tự sự: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi
13

được gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và
thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy
ra” [3, tr.360]. Trong định nghĩa này, nhà lý luận một lần nữa khẳng định vai
trò cầu nối và dẫn dắt câu chuyện của người trần thuật trong tác phẩm tự sự,
đồng thời nhấn mạnh vai trò chứng kiến và giải thích của hình tượng này. Đây
là những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện người trần thuật trong các sáng
tác tự sự từ xưa đến nay.
Tác giả Lê Ngọc Trà đưa ra một quan niệm ngắn gọn hơn về người trần
thuật, dựa trên mối quan hệ giữa chủ thể trần thuật và lời kể trong tác phẩm tự

sự: “Người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong
tác phẩm văn học” [32, tr.89]. Ở đây, định nghĩa đã nêu bật được vai trò đặc
trưng mang tính chức năng của người trần thuật.
Với cách nhìn nhận đặt trong tương quan giữa người trần thuật và kết
cấu tác phẩm, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương khẳng định: “Khái niệm
hình tượng tác giả (người kể chuyện – NV) nói lên bản chất của tác phẩm
nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng
và ngôn từ của tác phẩm. Đó là phạm trù thi pháp cao nhất quyết định đặc
điểm và nội dung của cấu trúc tác phẩm, quyết định cả tính khuynh hướng và
sự triển khai tác phẩm đó” [9, tr.215]. Có nghĩa là, người trần thuật giữ vai
trò định hướng và quyết định đối với việc tổ chức các yếu tố trong cấu trúc
của một văn bản tự sự.
Qua khảo sát nêu trên, chúng tôi nhận thấy khái niệm về người trần
thuật khá phong phú, thậm chí có cả sự khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm
ấy đều mang những điểm chung và cơ bản nhất thể hiện đúng bản chất cũng
như vai trò của người trần thuật trong tác phẩm tự sự. Có thể nói một cách
ngắn gọn: người trần thuật chính là người do nhà văn sáng tạo ra để thực hiện
hành vi kể, xây dựng tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái
14

độ của mình về thế giới và con người. Chính người trần thuật đã làm nên nét
độc đáo trong cá tính sáng tạo của nhà văn.
1.1.2. Chức năng của người trần thuật
Mỗi khái niệm về người trần thuật được nêu ra đã bao hàm cả chức
năng của người trần thuật. Người trần thuật có vai trò đặc biệt quan trọng,
thực hiện nhiều chức năng trong tác phẩm tự sự.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người trần thuật thực hiện năm chức
năng: “1, chức năng kể chuyện, trần thuật; 2, chức năng truyền đạt, đóng vai
một yếu tố của tổ chức tự sự; 3, chức năng chỉ dẫn, thuộc phương pháp trần
thuật; 4, chức năng bình luận; 5, chức năng nhân vật hóa” [10, tr.223]. Vì

vậy, việc xây dựng người trần thuật có vai trò quyết định đến giá trị cũng như
sự thành công của tác phẩm. Việc nắm vững thực chất chức năng của người
trần thuật sẽ giúp người phân tích nghệ thuật tự sự được khoa học hơn, tránh
những ngộ nhận không cần thiết.
Người trần thuật là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật. Trong tác
phẩm của mình, nhà văn xây dựng hình tượng người trần thuật để kể lại toàn
bộ câu chuyện. Việc tác giả lựa chọn người trần thuật nào để kể hoàn toàn
không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm nhằm mục đích
chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Tác giả Nguyễn Thị
Hải Phương trong bài viết: “Người kể chuyện – nhân vật mang tính chức
năng trong tác phẩm tự sự” [24, tr.196-208] đã khẳng định:“Người kể chuyện
trong tác phẩm tự sự là một nhân vật mang tính chức năng,… là nhân vật
trung gian nối liền giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc” [24, tr.202].
Tác giả chỉ ra ba chức năng cơ bản của người trần thuật.
Một là, người trần thuật có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, tìm ra
một kết cấu tối ưu làm cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc.
Truyện ngắn Anh hùng bĩ vận của Nguyễn Khải là một ví dụ tiêu biểu cho sự
15

nối kết tài hoa và khéo léo của người kể chuyện. Tác phẩm gồm những câu
chuyện khác nhau, tưởng như không liên quan đến nhau: chuyện của một xã
tiếng tăm giờ rơi vào khủng hoảng, chuyện của nghề viết văn trong thời kinh
tế thị trường, chuyện của cuộc đời ông Cậy - chủ một gia đình làm ăn phát
đạt, bây giờ sa sút, thua lỗ, con cái tha hương khắp nơi. Những sự kiện riêng
rẽ ấy qua lời kể của người kể chuyện đã trở nên liền mạch, thống nhất.
Hai là, người trần thuật có chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp
cận thế giới nghệ thuật, giúp người đọc hiểu rõ hơn, sâu hơn về nhân vật,
hướng họ cùng suy nghĩ, chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm,
những suy nghĩ của mình về cuộc đời. Trong nhiều trường hợp, “người kể
chuyện còn tiến hành đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau kiếm

tìm, khám phá chân lý cuộc sống… lôi kéo người đọc cùng tham gia vào câu
chuyện, buộc họ phải phản ứng” [24, tr.205]. Trong Anh hùng bĩ vận, lời kể
mang tính khiêu khích người đọc:
“Này các bạn tr, các bạn chớ có vội cười, các bạn chớ có nghĩ một
cách tự phụ rằng chỉ có lứa tuổi các bạn mới biết mãnh lực tình yêu. Không
nên chủ quan như thế! Các bà nội cũng vẫn có, nếu như cái ma lực ấy các cụ
không tiêu xài quá phung phí lúc thiếu thời” [dẫn theo 24, tr.205-206].
Với lời kể này, người trần thuật hướng tới đối tượng là các bạn trẻ,
buộc những bạn trẻ nào đọc tác phẩm đều phải tỏ rõ thái độ của mình: đồng
tình hay phản đối. Đây là một chức năng, vai trò to lớn mà người trần thuật
mang lại cho mỗi tác phẩm tự sự.
Ba là, người trần thuật thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về
cuộc sống, nghệ thuật. Khác các nhà tư tưởng, các nhà văn không trình bày tư
tưởng của mình bằng những lời phát biểu trực tiếp mà trình bày một cách
nghệ thuật thông qua các hình tượng do mình hư cấu nên trong đó có hình
tượng người trần thuật.
16

Trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, người trần thuật xưng
“tôi” - nhân vật Thuần đã bày tỏ quan điểm của mình về bản chất của sự sáng
tạo nghệ thuật. Thuần “cứ mơ hồ cảm thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những
con người cô đơn khủng khiếp”. Hay trong Đất kinh kì, Nguyễn Khải cũng
gửi gắm một quan niệm khá sâu sắc về văn chương qua lời người trần thuật:
“Văn chương đâu là thứ để dành được, ướp lạnh được, không dùng trước thì
dùng sau hoặc dùng dần. Nó là sự sống mà lại là phần thiêng liêng mong
manh dễ vỡ nhất của sự sống”.
Người trần thuật là một điểm tất yếu phải có, mang ý nghĩa khá quan
trọng trong tác phẩm tự sự. Người trần thuật tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt
định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại, tranh luận của người đọc, là điểm
tựa để tác giả bộc lộ quan điểm của mình về cuộc sống, nghệ thuật. Đặc biệt,

người trần thuật còn nhìn nhận và thấu hiểu các cung bậc cảm xúc của nhân
vật: niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn… Tất cả được người trần thuật tái hiện
trong tác phẩm qua câu chuyện kể của mình. Chính vì chức năng này của
người trần thuật mà nhà lí luận Mỹ Jonathan Culler đã cho rằng: “Bất cứ trần
thuật nào đều phải có người trần thuật (người kể chuyện), bất kể người trần
thuật ấy có được xác nhận rõ ràng hay không” [dẫn theo 22, tr.180].
Với những chức năng cũng như tầm quan trọng của người trần thuật,
mỗi nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật đều phải chú ý xây dựng hình tượng
người trần thuật. Người trần thuật chính là một yếu tố góp phần khẳng định
thành công của tác phẩm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn.
1.1.3. Các dạng thức người trần thuật
Trong tác phẩm tự sự, người trần thuật cũng được xây dựng dưới nhiều
dạng thức khác nhau, từ đó tạo nên các kiểu người trần thuật tương ứng.
Thông thường hình thức người kể chuyện gắn liền với ngôi kể. Người kể
chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.
17

1.1.3.1. Người trần thuật ngôi thứ nhất
Hình thức người trần thuật ngôi thứ nhất xuất hiện muộn, ở châu Âu
xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Đây là hình thức mà người trần thuật xưng
“tôi”, là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện và đứng ra kể lại.
Ngoài ra còn có trường hợp người trần thuật theo ngôi thứ nhất xưng “chúng
tôi” nhưng rất ít. Tiêu biểu như các tác phẩm: 26 người đàn ông và một cô gái
của M. Gorki hay Hoa hồng cho Emily của W. Faulkner. Ở trường hợp này,
tính cá thể hóa của người kể chuyện bị hạn chế.
Người trần thuật theo ngôi thứ nhất là hình thức lộ diện, là người kể
chuyện tham gia vào truyện chứ không đứng ngoài như người trần thuật ngôi
thứ ba. Trong hình thức này, người trần thuật có điều kiện tham dự vào cuộc
đàm thoại, được nhận xét trực tiếp về các sự kiện và các nhân vật, được nói
tiếng nói riêng của mình. Từ đó, bạn đọc nhận ra tính cá biệt hóa của người

trần thuật với các nhân vật trong truyện cả trên phương diện xã hội và thẩm
mĩ, góp phần tạo ra cái nhìn nghệ thuật cho tác phẩm.
Nói về người trần thuật ngôi thứ nhất, nhà bác học Nga M. Bakhtin đã
từng khẳng định: “Trần thuật từ ngôi thứ nhất là tương tự với sự trần thuật
của người kể chuyện. Đôi khi, hình thức này do dụng ý dựa trên lời kể của k
khác quy định, đôi khi như lối kể của Tuôcghênhiep, nó có thể tiếp cận và
cuối cùng là hòa nhập với lời trực tiếp của tác giả, tức là hoạt động với lời
một giọng của ngôi thứ hai” [dẫn theo 23, tr.380].
Nhà văn Nguyễn Công Hoan - một bậc thầy truyện ngắn Việt Nam,
cũng nêu quan điểm của mình về hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất:
“Ngoài hình thức kể chuyện mà tác giả làm như một người ngoài truyện còn
có một hình thức khác nữa, là tác giả làm như chính mình là người trong
truyện. Tác giả vờ đóng vai chủ động để kể chuyện mình, xưng với độc giả là
tôi… khi một truyện diễn ra từ đầu đến cuối bằng nhiều cảnh, nhiều việc thì
18

tác giả nên đóng vai người ngoài đã nhìn thấy những cảnh, những việc ấy mà
kể lại cho độc giả nghe… Nhưng khi một tiểu thuyết chỉ dựa vào cảnh, vào
việc để nói lên sự diễn biến của tâm lý, tư tưởng thì người viết dùng hình thức
kể chuyện cũng không sao. Nhưng tốt hơn là nên dùng hình thức mình kể
chuyện mình, mình nói tâm lý, tư tưởng mình thì nếu vai trò chủ động là một
người có tâm lý xấu hoặc có nhiều ý nghĩ ngốc nghếch, dại dột, đáng buồn
cười thì chi bằng tác giả nhận phăng ấy là vai mình. Mình kể chuyện mình
xưng là tôi thì dù ai cũng xấu, ngốc dại như người trong truyện có bị chạm
nọc, họ cũng không giận tác giả đã lật tẩy họ” [dẫn theo 23, tr.381-382].
Người trần thuật ngôi thứ nhất cũng mang những ưu điểm và hạn chế
nhất định. Với kiểu người trần thuật này, câu chuyện gây được cảm giác đáng
tin cậy hơn người trần thuật ở ngôi thứ ba vì người trần thuật không phải ai đó
xa lạ, đứng ở tận đâu đâu, trên cao, ngoài xa phóng tầm mắt quan sát mọi
chuyện mà hòa mình trực tiếp, tham gia vào các biến cố, nhất là khi người

trần thuật đóng vai nhân vật chính. Sử dụng người trần thuật ở ngôi thứ nhất
giúp cho câu chuyện có tính khách quan. Người trần thuật có điều kiện bày tỏ
quan điểm của mình, tuy nhiên dung lượng phản ánh hiện thực lại bị hạn chế.
Dù vậy, số tác giả viết truyện sử dụng hình thức người trần thuật này vẫn
chiếm số lượng lớn. Mỗi hình tượng người trần thuật được các nhà văn xây
dựng đều có nét riêng biệt. Có thể kể đến Nam Cao với: Lão Hạc, Những
cánh hoa tàn, Cái mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết…,
Nguyễn Công Hoan với: Mánh khóe, Nhân tài, Tôi chủ báo, nó chủ báo…
hay Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu…
Trong số các tác giả đương đại, Nguyễn Huy Thiệp khá thành công với
những truyện ngắn viết ở ngôi thứ nhất: Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi,
Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Những
người thợ x, Chuyện tình kể trong đêm mưa…. Người kể chuyện ngôi thứ
19

nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là kiểu người kể
chuyện thuộc dạng cố định. Người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp không phải là cái “tôi” mang tính chất tự truyện mà là
cái “tôi” đội lốt trong nhiều con người với nhiều vị trí khác nhau trong xã hội
cho phép chúng ta cảm nhận và cùng trải nghiệm cuộc sống với nhiều cái nhìn
phong phú và đa dạng. Điều đó dường như là bức thông điệp mà truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp muốn mang tới cho người đọc: tôi mang tới cho bạn
cuộc sống hiện thực như nó đang tồn tại chứ không phải là cái nhìn cuộc sống
hay là những trải nghiệm của riêng tôi.
Như vậy, người trần thuật ở ngôi thứ nhất là một hình thức trần thuật
phổ biến và quen thuộc. Với việc sử dụng thành công hình thức người trần
thuật này, nhà văn đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị đóng góp
cho sự phát triển của tiến trình văn học nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng.
1.1.3.2. Người trần thuật ngôi thứ hai
Người trần thuật ngôi thứ hai là hình thức kể chuyện ít được sử dụng.

Trong tác phẩm, người trần thuật ngôi thứ hai thường xưng “bạn”, “mi”, cũng
mang cái tôi của người kể song nó tạo ra được một không gian gián cách, một
cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ không phải một cái tôi tự kể như ngôi
thứ nhất. Bạn đọc sẽ bắt gặp hình thức người trần thuật ngôi thứ hai trong một
số tác phẩm như: Linh Sơn của Cao Hành Kiện, Không khóc ở Cali của
Nguyễn Huy Thiệp, Niềm vui sướng của Mạc Ngôn, hay Thay đổi của M.
Butor, một số đoạn trong Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh…
Nói về vai trò của người trần thuật ngôi thứ hai, M. Butor đã từng
khẳng định: “Nếu nhân vật hoàn toàn biết rõ chuyện của y, sẵn sàng đem kể
ra hoặc tự kể với mình thì sử dụng ngôi thứ nhất là thích hợp. Nhưng khi
người ta muốn miêu tả một sự tiến triển thật sự của ý thức, khi vấn đề là làm
sao cho nhân vật nói ra được thì sử dụng ngôi thứ hai lại có hiệu quả hơn”.

×