Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu tinh chế tinh bột ngô thực phẩm thành tinh bột ngô dược dụng theo tiêu chuẩn của dược điển mỹ 24 ( USP 24 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.53 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRưíNG ĐẠI HỌC DU3C HÀ NỘI
PHAN THỊ MAI HƯƠNG
NGHIÊN CỨU TINH CHÊ TINH BỘT NGÔ
THỰC PHẨM THÀNH TINH BỘT NGÔ
DƯỢC DỤNG THEO TIÊU CHUẨN c ủ a
DƯỢC ĐIỂN MỸ 24 (USP - 24)
( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỌC sĩ KHOÁ 1997 - 2002 )
- Người hướng dẫn : TS. PHAN TUÝ
DS. NGUYỄN THỊ THƠM
- Nơi thực hiện : Bộ môn Hoá Vô Cơ - Hoá lý
Tổ môn Vi nấm - Kháng sinh
Bộ môn Bào Chế
- Thời gian thực hiện : 03/2002 - 05/2002.
HÀ NỘI, 5 - 2002.
e d ề ễ t á ĩ ể t
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô hạn tới TS. PH AN
TUÝ và Ds. NGU YỄN THỊ THƠM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. CH U THỊ LỘC, các thầy cô trong bộ
môn Vô Cơ-Hoá Lý, tổ môn Vi Nấm - Kháng sinh, bộ môn Bào c hế đ ã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện đ ể em hoàn thành khoá luận đúng thời hạn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo, các
cán bộ trong trường về những giúp đỡ trong suốt 5 năm học qua.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2002.
Sinh viên
Çîld Jttai
MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ
PHẦN 1: TỔNG QUAN
2


1.1 Tinh bột: 2
1.1.1 Sơ lược vể tinh bột; 2
1.1.2 Tinh bột ngô. Sản xuất và sử dụng tinh bội ngô
4
1.2 Phương pháp so sánh và đánh giá chất lượng tinh bột:

9
1.2.1 So sánh và đánh giá theo tiêu chuẩn dược điển:

9
1.2.2 Đánh giá chất lượng tinh bột thòng qua việc so sánh một số
tiêu chuẩn viên nén: 11
1.3 Phương pháp tinh chê tinh bột ngô thực phẩm thành
tinh bột ngô dược dụng
12
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15
2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm:
.
15
2.1.1 Dụng cụ, hoá chất và nguyên liệu:
15
2.1.2 Phưoíng pháp tinh chế tinh bột ngô thực phẩm 16
2.1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng tinh bột
16
2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận xét:
23
2.2. ỉ Tinh chế tinh bột ngỏ; 23
2.2.2 Khảo sát chất iượng tinh bột ngò thực phẩm và chất lượng
tinh bột ngỏ dược dụng theo các chỉ tiêu của dược điển


.
25
2.2.3 Kháo sái độ rã và khá năng giải phóng hoạt chất của
vièn Paracetamol 325 mg V,, V,, \ ;: 32
2.3 Biin
.

PHẤN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
37
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT.
BP98
British Pharmacopoeia. 1998
DĐVN
Dược Điển Việt Nam.
EP-97
Eropean Pharmacopoeia. 1997.
USP
United States Pharmacopoeia
p
Pure-tinh khiết.
PA
Pure Analyis- tinh khiết phân tích.
SKD
Sinh Khả Dụng
ĐẶT VÂN ĐỂ
Tinh bột là nguồn lương thực quan trọng cho người và gia súc. Trong công
nghiệp thực phẩm, linh bộl dùng làm bánh kẹo, điều chế đường, cồn, rượu Trong
ngành công nghiệp Dược, tinh bột được sử dụng nhiều làm tá dược viên nén, viên bao
Ngày nay, do nhiều ưu điểm mà thuốc viên nén được sản xuất và lưu hành nhiều
nhấl Irong nước ta cũng như trên thế giới. Bởi vậy, chất lượng tá dược cho viên nén

ngày càng được quan tâm. Tinh bột làm tá dược có thể được lấy từ các nguồn khác nhau
như: gạo, ngô, khoai tây, sắn, lúa m ỳ
ở Việl Nam từ trước đến nay thường dùng tinh bột sắn làm tá dược cho thuốc
viên nén. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến qui trình sản xuất tmh bột
sắn nhằm tạo ra tinh bột chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng viên nén
một cách toàn diện. Riêng tinh bột ngô mặc dù thế giới hay sử dụng và được chứng
minh là tốt hơn tinh bột sắn nhưng do nhiều khó khăn nên cho đến nay ở Việt Nam vẫn
chưa có cơ sở sản xuất tinh bột ngô làm tá dược. Thời gian gần đây nhà máy sản xuất
tinh bột ngô Ihực phẩm đầu tiên đã đi vào hoạt động. Chúng tôi cho rằng đây là cơ sở
thuận lợi cho việc sản xuất tinh bột ngổ dược dụng ở Việt Nam.
Để góp phần vào việc sản xuất tinh bột ngô làm tá dược, trong khoá luận này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
+ Xây dựng qui trình tinh chế tinh bột ngô thực phẩm thành tinh bột ngô dược
dụng.
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn dược điển và khảo sát một số chỉ
tiêu về phương diện bào chế.
+ Xây dựng tiêu chuẩn cư sở tinh bột ngô dược dụng.
PHẦN 1:
TỔNG QUAN
1.1 TINH BỘT:
1.1.1 Sơ lược về tinh bột:
Trong thiên nhiên, tinh bột là hợp chất hữu cơ rất phổ biến và dồi dào chỉ đứng
sau xenluloza. Người ta thấy tinh bột có trong cây xanh, rễ, cành, hạt, củ và quả. Trong
thời kỳ “ ngủ ” và nảy mầm, tinh bột là chất dự trữ năng lượng cho cây. [ 10 ]
Tinh bột là sản phẩm của sự quang hợp của lá xanh. Trong tế bào thực vật, hạt lạp
không mầu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hoà tan kéo đến hạt lạp không mầu và được
để dành dưới dạng tinh bột. [ 3 ].
Các nguồn tinh bột phổ biến là ngô, khoai tây, sắn, lúa mỳ, thóc, gạo
Tinh bột cấu tạo bởi hai loại polysacharid là: Amyloza và Amylopectin.
+ Phân tử Amyloza là một mạch gồm hàng nghìn đơn vị a-D-glucoza nối vói

nhau theo dây nối 1-4, đa số là mạch thẳng, rất ít phân nhánh.
CH2OH
— o
—-o-
\
CH2OH
— o
-o-
\
-o—-
Công thức cấu tạo của Amyloza.
+ Amylopectin có phân tử lượng lófn hcfn, phân nhánh nhiều hcfn, cũng cấu tạo bởi
những đơn vị a-D-glucoza. Các đơn vị a-D-glucoza cũng nối với nhau theo dây nối 1-
4, chỗ phân nhánh nối với nhau theo dây nối 1-6. [ 6 ].
—-o-
H20H
- 0
\

C H 2
o-
:h20h
—o .
-o—-
Công thức cấu tạo Amylopectin.
Trong các loại tinh bột, trung bình tỷ lệ Amyloza là 25%, còn Amylopectin là
75%. Tất cả tinh bột đều được tạo nên bởi một hoặc cả hai dạng này, nhưng tỷ lệ giữa
chúng thì tuỳ thuộc vào nguồn gốc thực vật. Tinh bột ngô chứa 25-28% Amyloza, phần
còn lại là Amylopectin. Tinh bột ngô nếp hầu như toàn bộ là Amylopectin, cũng có loại
ngô giầu Amyloza, chứa tới 80% Amyloza. Trong khi đó tinh bột sắn chỉ chứa khoảng

17% Amyloza. Sự khác biệt giữa Amyloza và Amylopectin không phải luôn luôn rõ nét
bởi lẽ ở các phân tử Amyloza vốn chứa nhiều hcfn 2000 gốc glucoza thường có một
phần nhỏ phân nhánh do đó chúng có những tính chất giống như Amylopectin. Người
ta cũng nhận thấy cấu trúc Amylopectin của tinh bột ngô giầu Amyloza thường ít phân
nhánh hơn so với Amylopectin của tinh bột ngô bình thường. [ 10 ].
Tinh bột nói chung gồm những hạt nhỏ trắng, có thể hơi ngà vàng, mịn mờ, đôi
khi hơi óng ánh. Hình dáng và kích thước của hạt có thể giúp ta phân biệt tinh bột nọ
vód tinh bột kia.Tinh bột không tan trong các dung môi hữu cơ, trong nước lạnh. Đun
vói nước tinh bột nở ra cho một chất nhầy gọi là hổ. Với nước nóng lâu một phần tinh
bột có thể tan. Hồ tinh bột cho vói nước iod mầu xanh tím, đun nóng mầu đó sẽ mất, để
nguội mầu sẽ trở lại. [ 12 ].
Tinh bột là nguồn lương thực chính cho người và gia súc. Ngoài ra tinh bột còn
được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác. Trong kỹ nghệ thực phẩm, tinh bột
dùng làm bánh kẹo, điều chế đường, cồn, rượu Trong kỹ nghệ dệt, tinh bột dùng để
hồ vải. Trong công nghiệp dược, tinh bột dùng làm tá dược cho nhiều loại thuốc dạng
viên nén do nó có những tính chất khá đặc biệt: Tinh bột không gây tác dụng
dược lý riêng, không gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá, không có mùi vị khó chịu.
Tinh bột tương đối trơ về mặt hoá học, không tác dụng với dược chất và không làm thay
đổi tác dụng dược lý của dược chất. Tinh bột có bản chất ổn định, không lên men mốc,
tỷ trọng gần như tương đương với dược chất nên không bị tách lófp khi dùng làm tá dược
độn trong quá trình dập viên.
Do có nhiều đặc tính trên mà tinh bột được dùng làm tá dược độn, dính, rã, trơn
hay tá dược hút tuỳ theo tỷ lệ thêm vào thành phần của thuốc viên.
+ Làm tá dược rã: Với tỷ lệ 5-20% so với viên, do có cấu trúc xốp sau khi dập
viên tạo ra được hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều trong viên, làm viên rã
theo cơ chế vi mao quản. Hiện nay nhiều loại tinh bột biến tính được dùng làm tá dược
rã với tỷ lệ từ 2-6%.
+ Làm tá dược trofn: Với tỷ lệ 5-10%, phải sấy khô trước khi dùng. Có tác dụng
điều hoà sự chảy, làm cho viên dễ rã.
+ Làm tá dược dính: Hồ tinh bột dễ trộn đều với bột dược chất, lại ít có xu hưóĩig

kéo dài thcd gian rã của viên. Thường dùng loại hồ 5-15%. [ 1 ].
Hiện nay trên thị trường có dùng các loại tinh bột biến tính là tinh bột đã xử lý
bằng các phương pháp vật lý hoặc hoá học làm tá dược với các tính năng khác nhau
như: Lycatab, Drimagel, Eratab, Primojel
1.1.2 Tinh bột ngô. Sản xuất và sử dụng tinh bột ngô:
ỉ . 1.2.1 Tinh bột ngô:
Tinh bột ngô được chế biến từ hạt của cây ngô ( tên khoa học Zea mays L.
Poaceae ).
Đặc điểm thực vật của cây ngô: Là cây thân cỏ, cao 1-3 m, thân thẳng có nhiều
gióng, ở những mấu gióng phía gần gốc có đâm rễ. Lá mọc so le hình dải dài, có khi tới
1 m, có bẹ ôm lấy thân cây. Hoa đực mọc thành bông ở đỉnh. Hoa cái mọc ở nách kẽ lá,
sau khi thụ phấn phát triển thành bắp ngô có rất nhiều hạt bám ở phía ngoài, giữa là lõi
[8,13],
Hạt ngô của các nhóm ngô khác nhau có hình dáng khác nhau. Tuy vậy bộ phận
cơ bản của hạt ngô giống nhau và gồm có:
Nội nhũ: Chiếm 79-90% hạt ngô khô.
Phôi: Chiếm 8-14% hạt ngô khô.
Màng: Chiếm 5-6% hạt ngô khô.
Thành phần hoá học trong ba bộ phận cơ bản trên của hạt ngô cũng rất khác nhau.
Có thể nêu con số trung bình hàm lượng các chất trong thành phần hạt ngô như sau.
Bảng 1: Hàm lượng các chất của các phần chính trong hạt ngô (%).
Như vậy, tinh bột chủ yếu tập trung ở nội nhũ, chất béo, tro, sacarit tập trung ở
phôi, còn protein cơ bản nằm trong nội nhũ và phôi. Trên đây là hàm lưọfng trung bình
các chất. Trên thực tế hàm lượng các chất không những khác nhau theo từng loại ngô
mà còn phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi trồng ngô và độ già non của
ngô khi thu hoạch.
Hàm lượng các nguyên tố trong tro của các phần khác nhau của hạt ngô cũng
khác nhau, phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu nơi trồng ngô, số lượng, chất lượng phân
bón. [21 ].
Bảng 2: Hàm lượng trung bình oxyd các nguyên tố trong tro (% ).

^sCác oxyd
T h à n h \ ^
phần hạt
P2O5
SO2
Na.o MgO CaO
K /) Fe2Ơ3
Tổng
cộng
Nôi nhũ
1,32
0,53
1,37
0,31
0,02
-
0,05 3,60
Phôi
33,80 15,10 19,17
5,38 6,43
-
0,42
80,30
Màng 3,79 3,89
0,45
1,89
0,66
4,83
0,59
16,10

Hạt tinh bột ngô thường đơn, hình nhiều cạnh, hiếm khi tròn, kích thước từ 4-
25|.im, rốn nằm giữa, hạt hình chấm, hình sao hay phân nhánh, không rõ vân tăng
trưởng. [ 14 ].
Vậy thành phần hoá học của hạt ngô ngoài tinh bột chiếm từ 50-80% tuỳ loài còn
có nhiều chất khác như protid, lipid, xenluloza, muối khoáng, nguyên tố vi lượng., và
nhất là caroten cùng một số chất mầu nếu đi từ những loại ngô có mầu như ngô đỏ
( Bảng 3 ). [ 12 J.
Bảng 3: Thành phần hoá học trung bình các hợp chất trong hạt ngô:
Thành phần
Hàm lượng ( % )
Tinh bột
68.0
Protid
9.6
Lipid
5.1
Nước
13.6
Cellulose
3.6
Tro
0.8
Caroten
0.4
Các muối khoáng và
nguyên tố vi lượng
Hàm lượng nhỏ
Tinh bột nói chung và tinh bột ngô nói riêng được sử dụng trong nhiều ngành
công nghiệp như ngành công nghiệp thực phẩm, dệt, giấy và nhất là ngành công nghiệp
Dược, ở các nước có ngành công nghiệp Dược phát triển như Pháp, Hungari, Ân độ

chủ yếu dùng tinh bột ngỏ và các sản phẩm biến tính từ tinh bột ngô làm tá dược cho
Ihuốc viên.
Ngành Dược Việt Nam cho đến nay chủ yếu dùng tinh bột sắn làm tá dược, vì vậy
việc chế tạo tinh bột sắn và nghiên cứu chế biến các dạng tá dược cao cấp hơn lừ tinh
bộl sắn cũng bắt đầu được quan tâm. Các loại tinh bột khác, trong đó có tinh bột ngô
cho đến nay ít được các xí nghiệp dược phẩm Việt Nam sử dụng.
Hiện tại nước ta mới chỉ có vài cơ sở sản xuất tinh bột ngô dùng cho thực phẩm,
mà qui mô lớn nhất là xí nghiệp sản xuất tinh bột ngô của tỉnh Phú Thọ.
Qui Iruih cơ bản sản xuất tinh bột ngô từ hạt ngô được tóm tắt theo sơ đồ 1:
Sơ đổ 1: Qui trình cơ
bản sản xuất tinh bột
ngô.
Nhìn vào sơ đồ 1 ta thấy thực chấl quá trình sản xuất tinh bột ngô là dùng nước để
tách tinh bột khỏi các thành phần khác trong hạt ngô, mà giai đoạn tốn nhiều công sức
nhất là loại bỏ các tạp chất hoá học sẵn có trong ngô. Thông thường giai đoạn này được
liến hành bằng cách ngâm rửa nhiều lần rồi lắng gạn lấy tinh bột. Việc ngâm càng kỹ,
rửa càng nhiều lần thì loại càng được nhiều tạp hơn. Tuy nhiên tinh bột sản xuất như
vậy chỉ đạt tiêu chuẩn thực phẩm vì không loại được triệt để protid, lipid, kim loại và
nhất là mầu sắc của sản phẩm.
Phân tích thành phần hoá học của hạt ngô cho thấy: Hàm lượng protid và lipid khá
cao mà việc loại các thành phần này lại rất khó. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng tinh
bột ngô thực phẩm thành tinh bột dược dụng cần quan tâm tới vấn đề này.
Để loại protid và lipid trong ngô, biện pháp thông thường và đơn giản nhất là lên
men tự nhiên ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên rất tốn thời gian và nước rửa. Còn để tẩy
mầu có thể sử dụng phương pháp vật lý như dùng than hoạt để hấp phụ chất mầu, hoặc
theo cơ chế hoá học: Dùng các chất có tính oxy hoá khử mạnh như: KMnƠ4, H2O2,
NbịSOị để phá huỷ chất mầu dưới dạng tan trong nước rồi loại đi bằng nước rửa.
Tuy nhiên tinh bột là một chất hữu cơ nên việc sử dụng các tác nhân hoá học cần
phải thận trọng Iránh làm cho các hạt tinh bột bị biến chất, sẽ mất đi các đặc tính quý
báu vốn quý của nó.

Song song với việc loại protid, Lipid và tẩy mầu cũng phải chú ý đến việc tách các
ion kim loại, đặc biệt là kim loại nặng khỏi tinh bột ngô đáp ứng yêu cầu tinh bột chất
lượng cao. [ 7 I
Từ bảng 1 và bảng 2 có thể thấy tinh bột chủ yếu ở nội nhũ và hàm lượng các
nguyên tố vi lượng, đặc biệt sắt ở nội nhũ thấp. Vì vậy để hạ thấp hàm lượng kim ioại
nặng trong túih bột ngô cần sử dụng nguồn nước đã làm "sạch" chủ yếu về mặt kim
loại trong tấl cả các khâu của qui trình để điều chế tinh bột. Trên cơ sở chất lượng,
người ta chia tinh bột ngô thành nhiều loại như: Tinh bột ngô cao cấp, tinh bột ngô loại
1, loại 2 Bảng 4 là tiêu chuẩn tinh bột ngô cao cấp và tinh bột ngô loại 1. [ 21 I
Các chỉ liêu
Cao cấp
Loại 1
Màu
Trắng
Hơi vàng
Độ ẩm ( % )
13
13
Tro ( toàn phần )
0,2
0,3
Phần tro không tan trong HCl 10%
0,04
0,06
Độ acid (số ml NaOH 0,1N trung hoà
acid trong lOOg tinh bột với chỉ thị
màu phenolphtalein )
20
25
Hàm lượng SO2

( mg/ Ikg tinh bột)
80 80
Hàm lượng Protein ( % )
0,8
1,0
1.2 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
TINH BỘT:
1.2.1 So sánh và đánh giá theo tiêu chuẩn dược điển:
Tinh bột được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vì vậy dược điển các nước đều có
chuyên luận riêng về tinh bột. Dược điển Mỹ, Anh, Châu Âu, Nhật có chuyên luận
riêng cho từng loại tinh bột. Dược điển Việt Nam II - tập 3 xây dựng tiêu chuẩn dược
dụng chung cho mọi tinh bột, không phân biệt nguồn gốc thực vật.
Tiêu chuẩn tinh bột dược dụng của một số dược điển được tóm tắt ở bảng 5. Mỗi
chỉ tiêu đều có phương pháp thử riêng và phương pháp thử của các dược điển cũng
không hoàn toàn giống nhau.
Bảng 5: Tiêu chuẩn tinh bột dược dụng theo một s ố dược điển
STT
TC X .
D ĐVN Il-tập 3 USP 24
BP 98 EP 97
1
Định tính
Đặc điểm thực
vật
Tạo hồ
Tạo mầu với I2
Đặc điểm
thực vật
Tạo hổ
Tao mầu với

I2
Đặc điểm
thực vật.
Tạo hổ
Tao mầu với
12'
Đặc điểm
thực vật.
Tạo hồ
Tao mầu với
12'
2
Tạp chất
lạ
Chỉ có vài tiểu
phân lạ, nhìn kĩ
mới thấy.
Không được

Không được

3
Kim loại
nặng
Không có tủa
nâu khi làm
phản ứng với
Na2Sổ 3.
4 Tạp chất
sắt ( % )

0,002
0,002
5 Arsenic Khỏng có vết
vàng hoặc nâu
đen khi làm
phản ứng.
6 Giới hạn
acid
CĐ acid-base
^NaOH — 1^5 ml
Đo pH:
4,5-7,0
CĐ acid-base
^NaOH ^1,5
ml
CĐ acid-base
^NaOH - 1
ml
7 Độ ẩm
14%
( 100-105°C)
14%
( 120°C; 4giờ)
15%
(105”C;5giờ)
15%
(lOO-lOS^C)
8 Chất oxy
hoá
0,002%

9
Sulfur
dioxyd
0,008%
10 Giới hạn
vi khuẩn
Không có
E.coli và
Salmonella
Không có
E.coli
Khồng có
E.coli
TSVK < lOVg
TSVN < ìo v l
11
Tro
0,5
0,6
0,6
Ghi chú : TC - tiêu chuẩn ; DĐ - dược điển; CĐ- Chuẩn độ.
N h ân x é t: Qua bảng 5 ta thấy:
- Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột của DĐVN II - tập 3 qui định còn thấp hơn so
với tiêu chuẩn của một sô' nước trên thế giới.
- Chỉ tiêu giới hạn kim loại, riêng DĐVN qui định thử giới hạn chì, còn các dược
điển kia qui định thử giới hạn sắt.
- Tiêu chuẩn tạp chất arsen chỉ có DĐVN qui định.
Chúng tôi cho rằng ngoài những chỉ tiêu chung như định tính , tạp chất lạ, độ ẩm,
độ acid, tro sau khi nung, những chỉ tiêu kim loại nặng, giới hạn vi khuẩn, chất oxy
hoá, sulfur dioxyd không thể không để cập đến. Vì vậy, qua các dược điển tham khảo

chúng tôi thấy tiêu chuẩn tinh bột dược dụng của dược điển Mỹ là toàn diện hơn cả.
1.2.2 Đánh giá chất lượng tinh bột thông qua việc so sánh một sô
tiêu chuẩn viên nén:
Trong kĩ thuật sản xuất viên nén, xây dựng công thức dập viên nén là bước quan
trọng quyết định chất lượng chế phẩm. Nội dung cơ bản của việc xây dựng công thức
dập viên là vấn đề lựa chọn tá dược và chất lượng tá dược. Như vậy việc đánh giá chất
lượng của tá dược không chỉ là những kết quả kiểm nghiệm theo dược điển mà còn dựa
vào chấl lượng viên có chứa lá dược trong thành phẩn công thức.
Hiện nay, ngoài các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng viên nén như hình thức
viên, độ bền cơ học, định tmh, định lượng người ta còn tiến hành xem xét chỉ tiêu
SKD ừivivo và invitro. ở đây do điều kiện thí nghiệm chúng tôi chỉ tiến hành nghiên
cứu khả năng giải phóng dược chất thông qua hai tiêu chuẩn: độ rã và độ hoà tan. Đây
là hai liêu chuẩn có liên quan mật thiết đến vai Irò làm tá dược của tinh bột. [ 7 ].
12.2.1 Độ rã:
Trong những năm gần đây, thời gian rã của viên được xem là tiêu chuẩn để đánh
dá mức độ giải phóng dược chất từ viên nén. Tuy nhiên rã nhanh nhưng chưa chắc là
hoà lan nhanh và có SKD cao.
Theo Alache, tốc độ hoà tan dược chất phụ thuộc vào cách rã của viên,viên rã
càng mịn thì tốc độ hoà tan cao, SKD cao và ngược lại. Trên cơ sở này có 3 cách rã: rã
hạt lo, rã hạt nhỏ, rã keo. [ 7 ]
Cơ chế rã viên: Trước đây cho rằng chủ yếu là do sự trương nở của tá dược và sự
hoà tan của các thành phần trong viên. Gần đây lại thiên về cơ chế vi mao quản mà tinh
bột là đại diện.
Tóm lại việc xác định độ rã viên nén chỉ là tiêu chuẩn bước đầu về SKD của viên.
Qua đó cũng góp phần đánh giá về chất lượng tá dược trong viên.
1.22.2 Độhoàtan:
Từ những năm 1960, người ta đã phát hiện thấy có những viên nén tuy đạt yêu cầu
về độ rã nhưng lại không gây được tác dụng điều trị, đặc biệt là những viên có dược
chất ít tan.
Qua nghiên cứu, nhận thấy mối liên quan giữa cách rã của viên, tốc độ hoà tan

dược chất trong viên và SKD của viên: viên rã thành tiểu phân mịn hoặc keo thì dược
chất hoà tan sẽ cao, SKD viên cao.
Như vậy số liệu về độ hoà tan có liên quan chặt chẽ đến SKD của thuốc, đồng thời
nó cũng phản ánh về vai trò của tá dược trong viên, nhất là vai trò rã. Vì vậy đây là một
chỉ tiêu quan trọng đối với dạng thuốc này và hiện nay USP đã qui định thử độ hoà tan
cho phần lớn viên nén chứa dược chất ít tan.
Có rất nhiều phương pháp thử độ hoà tan của thuốc, nhưng phổ biến nhất là các
phương pháp đã được công bố trong các dược điển Anh, Mỹ.
1.3 PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ TINH BỘT NGÔ THỰC
PHẨM THÀNH TINH BỘT NGÔ Dược DỤNG:
* Các qui trình tinh chế tinh bột luôn luôn có hai phần: Phần tạo nguồn nước và
phần linh chê tinh bột. Nước dùng để tinh chế tinh bột là nước mềm, sạch tạp cơ học.
Trường hợp để tinh chế được tinh bột dược dụng không những cần nước mềm, sạch tạp
cơ học mà còn phải có hàm lượng kim loại nặng thấp. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả
[ 9 1 đã đưa ra phương pháp làm sạch nước rất đơn giản, dễ dàng áp dụng trong qui mô
công nghiệp.
* Tinh chê tinh bột ngô thực phẩm thành tinh bột ngô dược dụng.
Về tmh chế tinh bột có nhiều phương pháp: Trong các nhà máy sản xuất tinh bột,
để được tinh bột ngô cao cấp, người ta tinh chế bẵng cách ngâm tũih bột ngô sơ chế
Irong dung dịch HiSO^ nồng độ 0,15-0,20% ( tính theo SO2 ) ở nhiệt độ 45-50°C, rửa
nhiều lần rồi sấy khô.
ở Canada năm 1962 đã có sáng chế số 886, 644 về tinh chế tinh bột. Theo sáng
chế này, tinh bột được ngâm trong acid ( thường là H2SO3 ) có pH = 3,0-4,0 với thời
eian 2-8 giờ ở nhiệt độ 90°-115°F. Sau đó, hỗn dịch được rửa rồi ngâm trong dung dịch
kiềm có pH = 9,0-11,0 ở nhiệt độ 90°-l 15°F với thời gian 8-20 giờ. Cuối cùng hỗn dịch
được ma đến pH = 5,0-7,0 và sấy khô.
Các qui trình tinh chế trên cho tinh bột sạch nhưng không thật trắng. Mặt khác
các qui trình này chỉ có thể tiến hành ở những nơi trực tiếp sản xuất SO2. Một khó khăn
nữa đối với cơ sở tinh chế nhỏ là vấn đề gia nhiệt liên tục. Mặt khác các qui trình này
chủ yếu túìh chế tinh bột ngô sơ chế.

ớ Irường đại học Dược Hà Nội đã có một số tác giả [ 7,11 ] nghiên cứu sản xuất
tinh bột ngô dược dụng từ ngô hạt. Quá trình gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạnl: Tách tinh bột ngô khỏi hạt ngô.
Giai đoạn 2: Tinh chế tũih bột ngô.
Việc tinh chế tinh bột ngô thực phẩm chúng tôi thấy vấn đề cần quan tâm là mầu
sắc tinh bột, các tạp chất dạng protid, lipid, kim loại nặng và độ nhiễm khuẩn của tinh
bột. Để tẩy mầu chúng tôi dùng các chất tẩy mầu kinh điển như KMnOị, NajSOj
đồng ihời Na^SOỊ còn có tác dụng diệt khuẩn. Loại protid, lipid bằng cách lên men tự
nhiên ở nhiệt độ thường và lắng gạn. Dùng nước xử lý đã làm sạch về mặt kim loại để
giải quyết vấn đề kim loại nặng trong tinh bột.Giai đoạn tinh chế tinh bột ngô có thể
làm theo 2 phương pháp sau:
• Phương pháp 1: Cân tinh bột ngô. Ngâm trong nước đã xử lý, acid hoá bằng
HCl đến pH = 2. Khuấy và nhỏ dung dịch KMnƠ4 ( 0,04% ). Để lắng 3 giờ. Gạn
bò lớp nước ở trên, thêm H2O trung lính. Khuấy và thêm Na2SO,0,l%. Để qua
đêm. Lọc qua phễu Buchner. Rửa bằng nước xử lý trung túih đến khi nước rửa
trung tính. Sấy khô ở 35-40‘’C.
• Phương pháp 2: Cân tinh bột. Ngâm trong dung dịch gồm chất xúc tác K và
nước xử lý có nồng độ NaOH 0,2N. Khuấy,lắng gạn bỏ nước ngâm sau 10 giờ. Ngâm
trong H-,02 ?>% và xúc tác K trong dung dịch NaOH 0,0125N thời gian 24 giờ. Sau đó
lọc qua phễu Buchner. Rửa bằng nước xử lý trung tính đến khi nước rửa trung tính. Sấy
ở 35-40“C. [ 7 ]
Trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành tinh chế theo 2 phương pháp trên và
nguyên liệu để tinh chế là tinh bột ngô thực phẩm.
PHẦN 2:THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM:
2.1.1 Dụng cụ, hoá chất và nguyên liệu:
Để phục vụ cho công trình nghiên cứu này chúng tôi cần những dụng cụ, hoá chất
và nguyên liệu chmh sau:
• Dụng cụ:
Buồng cấy vô trùng.

Cốc so mầu Nessler 50 ml.
Cân phân tích BP 125, cân kĩ thuật, cân đồng hồ.
Đĩa Petri. ông nghiệm.
Lò nung Prolab, chén nung.
Máy khuấy
Máy đo pH ( Metrohm )
Máy thử độ rã Erweka ZT4, máy thử độ hoà tan Erweka DT.
Nồi hấp tiệt trùng.
Phễu lọc nấm, phễu lọc Buchner.
• Hoá chấl - nguyên liệu:
STT
Tên hoá chấl- nguyên liệu
Nguồn gốc
Cấp tiêu chuẩn
1
Acid acetic đậm đặc
TQ p
2
Amonithiocyanat TQ
PA
Amonipersulíal
TQ
PA
4
sắl amoni sulíal
TQ
PA
5 NaOH, Na2SƠ3 tinh thể
TQ
PA

6
HCl, H2S04đặc TQ
P
7
KI, KH2PO4,12
TQ P
8
Tinh bột sắn
VN Dược dụng
9
Tinh bột ngô
VN Thực phẩm
10
Paracetamol TQ
Dược dụng
11
Talc VN Dược dụng
'12
Magtdstearat TQ
Dược dụng
13
Lactose VN Dược dụng
14 Amidon
Pháp Dược dụng
2.1.2 Phương pháp tinh chê tinh bột ngô thực phẩm:
Chúng tôi tiến hành tinh chế tinh bột ngô thực phẩm của nhà máy tinh bột ngô ở
Phú Thọ theo 2 phương pháp đã nêu ở phần 1.3 .
Sau đó so sánh kết quả sản phẩm thu được từ 2 phương pháp và chọn lấy qui trình
tinh chế tốt hơn.
2.1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng tinh bột:

2.13. ỉ Đánh giá chất lượng tinh hột theo một số chỉ tiêu:
Chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các tiêu chuẩn chung nhất cho 4 dược điển,
đặc biệt chú trọng các tiêu chuẩn mà DĐVNII - tập 3 không qui định. Cụ thể chúng tôi
sẽ khảo sát 8 tiêu chuẩn sau mà chủ yếu tiến hành theo USP-24.
1. Tạp chất lạ
2. Tạp chất sắt
3. Giới hạn acid
4. Độ ẩm
5. Chất oxy hoá
6. SuUur dioxyd
7. Giới hạn vi khuẩn
8. Tro sau khi nung.
Riêng phần định tính, các dược điển thống nhất nhau nên chúng tôi làm theo
DĐVN II - tập 3.
• Tap chất la :
Có hai phương pháp chính:
- Theo DĐVN II - tập 3: Xác định tạp chất cơ học
Trong cốc thuỷ tinh hình trụ, hoà tinh bột với nước, khuấy theo một chiều trong
vài phúl, để lắng, quan sát các tạp chất nặng lắng dưới đáy cốc và tạp chất nhẹ nổi trên
mặt nước bằng mắl thường.
- Theo USP-24; BP-98: Dùng kính hiển vi tìm các tế bào màng nhầy và chất
nguyên sinh trong tinh bột.
• Giới han acid:
Các dược điển thống nhất nhau ở hai phương pháp chmh:
- Chuẩn độ acid-base với dung dịch chuẩn độ là NaOH 0,1N, chỉ thị là
phenolphtalein. Giới hạn acid được qui định bằng số ml NaOH đã dùng.
- Đo pH.
• Dỏ ẩm:
Dùng phương pháp sấy ở áp suất thường để xác định độ ẩm của tinh bột.
• Giới han tap chất sát:

Theo các dược điển mà chúng tôi tham khảo phương pháp xác định giới hạn sắt
bằng cách so mầu, phản ứng tiến hành trong ống so mầu Nessler dung tích 50ml. Khối
lượng mẫu thử được tmh theo công thức:
1,0/1000L trong đó L là giới hạn sắt theo từng chuyên luận.
Trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành theo USP-24.
+ Nguyên tắc: Phản ứng tạo màu đỏ của Fe với amonium thiocyanat.
+ Dung dịch mẫu chứa 10 |.ig Fe / Iml.
• Chất oxv hoá:
Dược điển USP-24 qui định giới hạn chất oxy hoá;dùng phương pháp đo iod trong
môi trường acid.
- Nguyên tắc: Các chất oxy hoá có trong tinh bột, ở môi trường acid sẽ giải phóng
L từ KI. Định lượng I2 giải phóng bằng Na2S20, 0,002N với chỉ thị hồ tinh bột. Hàm
lượng các chất oxy hoá được xác định bằng số ml NaỊSsO, 0,002N đã dùng.
• SuUur dioxyd:
Theo USP-24 dùng phương pháp định lượng trực tiếp bằng iod với chỉ thị hồ tinh
bột.
Giới han vi khuẩn:
Kiểm tra độ nhiễm khuẩn của mẫu tinh bột nhằm mục đích:
- Kiểm ira lổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được và tổng số vi nấm có nằm dưới
giới hạn cho phép của tiêu chuẩn hay khỏng.
- Phát hiện, phân lập các vi khuẩn gây bệnh:
Escherichia. coli ( E. coli)
Các loài Salmonella.
* Để kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc, chúng tôi dùng phương pháp
nuôi cấy trực tiếp:
Chất thử được hoà tan vào nước muối sinh lý đến nồng độ thích hợp. Trộn I ml
của những nồng độ này với khoảng 10-15ml môi trường thạch đã đun chảy, để nguội
dưới 45“C. vSau khi nuôi cấy, đếm số khuẩn lạc và nhân với độ pha loãng để tính ra số vi
sinh vật trong I gam chất thử.
+ Môi li-ường:

Môi tmờng Cao thịt - cao men:
Pepton lOg
Cao thịt 3g
Cao men 2g
NaCl 5g
Thạch 20g
Nước cất vừa đủ lOOOml; pH = 7,4-7,6.
Môi trường Sabouraud- Kháng sinh:
Pepton
Glucose
Cloramphenicol
Thạch
Nước cất vừa đủ
lOg
40g
50mg
15g
lOOOml; pH = 5,6-5,8.
+ Tmh kết quả: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi nấm trong 1 gam tinh bột được tmh
theo công thức:
ÁK.^A_K_
X =
( với 2 nồng độ thử)
Trong đó : Al- Số khuẩn lạc trung bình ở nồngđộ pha loãng KI
A2- Số khuẩn lạc trung bình ở nồngđộ pha loãng K2
Kl, K2: Độ pha loãng.
* Phương pháp phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh:
Trước hết cấy mẫu thử vào môi trường tăng sinh để làm giầu vi khuẩn. Sau đó cấy
chuyển sang các môi trường chọn lọc đối với từng vi khuẩn. Sau khi nuôi cấy, căn cứ
vào đặc điểm hình thái, sinh hoá, smh lý của từng loài vi khuẩn để xác định chúng.

+ Qui trình phân lập E.coli và Salmonella theo sơ đồ: [ 6 ].
Canh thang Tetrathionat: Làm phong - Môi trường Macconkey: khuẩn lạc
phú Salmonella.
Môi trường BiiUiant green: Khuẩn
lạc mầu trắng đục đến hồng bao -
quanh là quầng mầu hồng đến đỏ.
Môi trường Macconkey: khuẩn lạc
mầu vàng hơi có sám đen ở trung -
tâm.
Môi trường thạch-sắt-3 đường: phần
thạch nghiêng có mầu đỏ, phần
thạch đứng có mầu vàng, xung
quanh đường cấy sâu có hoặc không
có mầu đen do tạo H^s.
Trực khuẩn Gram (-), di động.
mầu hồng đến đỏ, có vòng đỏ bao
quanh .
Môi trường Eosin - Methylen - Blue
( EMB ): khuẩn lạc có mầu xanh
đen, có ánh kim.
Tạo Indol.
Trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, Gram
(-), di động.
Sơ đồ 2: Sơ đồ phân lập Ecoli và Salmonella.
• Tro sau khi nung:
Tất cả các tài liệu [ 15, 20 ] đều thử tro theo phương pháp vô cơ hoá qua 2 bước:
Vô cơ hoá ướt bằng HoSOị đặc, sau đó vô cơ hoá khô bằng nung ở 600-800°C.
2.1.3.2 Khảo sát độ rã và ìdiả năng giải phóng dược chất của tinh
hột ngô khi được dùng làm tá dược cho viên nén:
Để xác định khả năng dùng tinh bột ngô làm tá dược cho viên nén, chúng tôi sơ

bộ khảo sát độ rã, khả năng giải phóng dược chất ( theo trắc nghiệm hoà tan ) của tinh
bộl ngô khi đưa vào viên nén Paracetamol trên cơ sở so sánh với tinh bột sắn, AiTiidon.
Paracetamol ià mộl dược chất ít tan, khó dập viên, viên khó chắc, rấl hay bị bong
mặl, sứl cạnh.
• Chúng tôi chọn Paracetamol dập viên theo 3 công thức sau đây để nghiên cứu so
sánh:

×