Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu từ các loại phế thải ứng dụng trong quá trình xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm dầu và các chất hữu cơ độc hại khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.55 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
N G H IÊ N CỨU CH Ế TẠO M ỘT s ố V Ậ T L IỆU TỪ
CÁC LO Ạ I PH Ế TH Ả I ÚN G DỤ NG T R O N G Q U Á TR ÌNH
XỬ LÝ CÁC NG ƯỔ N NƯỚC BỊ Ô N H IE M D Ầư
VÀ CÁC C H Ấ T HỮU C ơ ĐỘ C H Ạ I K HÁ C
MÃ SỐ: QT-00-14
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: TS. NGUYEN v ă n n ộ i
CÁC CÁN B ộ THAM GIA ĐỂ TÀI:
PGS.TS. Trịnh Lê Hùng Khoa Hoá học
KS. Hà Sỹ Uyên Khoa Hoá học
PGS.TS. Trần Hồng Kôn Khoa Hoá học
Ths. Nguyễn Thị Hạnh Khoa Hoá học
HÀ NỘI - 2003
BÁO CÁO TÓM TẮT
1. Tên đề tài
Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu từ các loại phế thải ứng dụng trong quá
trình xử lý các nguồn nươc bị ô nhiễm dầu và các chất hữu cơ độc hại khác
2. Chủ trì đề tài: Nguyễn Văn Nội
Học vị: Tiến sĩ Đơn vị công tác: Khoa Hóa học Tel: 825 3503
3. Các cán bộ tham gia đề tài
Họ tên Học vị
Đơn vị công tác
Trịnh Lê Hùng PGS.TS Khoa Hoá học
Hà Sỹ Uyên KS Khoa Hoá học
Trần Hồng Côn PGS.TS Khoa Hoá học
Nguyễn Thị Hạnh
Th.s
Khoa Hoá học
4. Muc tiêu đề tài:
Nghiên cứu khả nãng sử dụng một số vật liệu từ các loại phế thải để chế


tạo vật liệu hấp phụ ứng dụng trong quá trình xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm
dầu và các chất hữu cơ độc hại khác. Bước đầu nghiên cứu tìm các điều kiện
thích hợp để tách loại dầu trong các nguồn nước bị ô nhiễm.
5. Nội dung nghiên cứư:
+ Tổng quan tài liệu
+ Chế tạo vật liệu
+Đánh giá mức độ ô nhiễm tại một số địa điểm thuộc Hà Nội
+Khảo sát khả năng xử lý của vật liệu chế tạo được
6. Các kết quả đạt được:
- Sản phẩm khoa học: 1 bài báo
2
Trần Hồng Côn, Đồng Kim Loan, Phạm Thanh Xuân, Nguyễn Văn Nội.
Nghiên cứu sử dụng mùn cưa biến tính đ ể xử lý nước nhiễm dâu. Tuyển tập các
công trình Khoa học kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Khoa Hoá học, tr. 130-133,
2001
- Kết quả đào tạo: 3 Cử nhân Công nghệ Hoá học tốt nghiệp theo hướng đề
7. Tình hình sử dụng kinh phí
- Kinh phí hỗ trợ cho đề tài: 10 triệu đồng
- Kinh phí đã quyết toán
Mục
Tên mục
Số tiền
110 Cung ứng văn phòng 200.000đ
114
Chi phí thuê mướn 5.000.000đ
119
Chi phí hoạt động chuyên môn 2.800.000đ
134
Chi phí khác
2.000.000đ

Tông cộng
10.000.000d
Ban chủ nhiệm Khoa Hoá học
Ị Vu-' ịjt: 1^1-u< -ỉbu
Cơ quan chủ trì Đề tài
Chủ trì Đề tài
Nguyễn Văn Nội
3
SUMMARY OF THE PROJECT
1. Project title:
Development of some adsorbents from natural materials for the removal of
petroleum hydrocarbons and organic contaminans from wastewaters
Numerical code: QT-00-14
2.Head of the Project: Dr. Nguyen Van Noi
3. Participants:
Dr. Trinh Le Hung
Eng. Ha Sy Uyen
Ass.Prof. Tran Hong Con
MSc.Nguyen Thi Hanh
4. Targets of the Project:
+Development of adsorbents from natural materials and their use for the
treatment of oil contaminated wastewaters
+ Investigation o f proper conditions for the treatment of oil contaminated
wastewaters
5. Research activities of the Project:
+ Colleting the literature, materials relating to the resaerch topic of the
project
+ Investigation of proper conditions for making adsorbents from natural
materials
+ Research into suitable param eters, such as pH, additives, temperature,

and treatment time that are appropritae for the treatment processes
+ Treatment of oil contaminated wastewaters in laboratory scale
6. Results of the Project
+ Result o f Science and Technology: some adsorbents fo r the treatment o f
oil contaminated wastewaters
+ Result o f training: 3 bachelors finished according to the research
activities o f the Project
+ Publication: Ỉ
Hanoi University o f Science
Hanoi University o f Science
Hanoi University o f Science
Hanoi University of Science
4
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm dầu đã và đang là vấn đề môi trường được quan tâm trên phạm vi
toàn thế giới cũng như tại nước ta. Nguyên nhân gây ô nhiễm là từ cả hai lĩnh vực
khai thác và sử dụng dầu khí. Công nghiệp khai thác dầu kh£ càng phát triển thì
sự ô nhiễm dầu của nước biển ở những vùng ven bờ càng nặng nề. Điều này ảnh
hưởng rất mạnh đến sự cân bằng của hệ sinh thái ven biển. Ở đây chúng tôi muốn
quan tâm nhiều đến nguồn nước thải và nước mặt nhiễm dầu do nhu cầu xử dụng
các sản phẩm dầu mỏ của con người và của cả nền kinh tế xã hội; nơi có thể
khoanh vùng, thu gom và xử lý được.
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí đang ngày
càng phát triển, do đó vấn đề bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi các sản
phẩm dầu mỏ ngày càng được quan tâm, nhất là sau hàng loạt các sự cố liên quan
đến vận chuyển dầu như các vụ tai nạn chở dầu trên sông Sài Gòn (1994), sông
Đồng Nai (1994), sông Lòng Tàu (1999). Việc khắc phục các sự cố liên quan đến
ô nhiễm dầu bao giờ cũng là một công việc khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy có
rất nhiều nghiên cứu khác nhau được triển khai nhằm đề xuất các qui trình xử lý
ô nhiễm dầu một cách hiệu quả . Việc xử lý nước nhiễm dầu đã có nhiều cồng

trình nghiên cứu, đặc biệt là dầu nổi. Song nước nhiễm dầu dưới dạng huyền phù
hay nhũ tương thì hiện nay vẫn còn là vấn đề nan giải khổng những về mặt công
nghệ mà còn về mặt kinh tế. Nhằm đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề
nêu trên, trong khuôn khổ đề tài NCKH nàychúng tôi đề cập tới việc nghiên cứu
xử dụng các nguyên liệu rẻ tiền và sẩn có, đó là mùn cưa, phôi bào, bèo tây, bã
mía để xử lý nước nhiễm dầu.
5
Ô NHIỄM DẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP x ử LÝ
1. Tình trạng ô nhiễm
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí đang ngày
càng phát triển, chính vì thế vấn đề bảo vệ mồi trường khỏi ô nhiễm bởi các sản
phẩm dầu mỏ ngày càng được quan tâm. Việc khắc phục các sự cố liên quan đến
ô nhiễm dầu bao giờ cũng khó khăn và tốn kém: Đã có rất nhiều nghiên cứu khác
nhau nhằm đề xuất quá trình xử lý dầu có hiệu quả. Nghiên cứu khả năng xử lý
nước ô nhiễm dầu bằng phương pháp dùng phế thải nông nghiệp và phương pháp
vi sinh hiếu khí đang rất được chú ý do tính hiệu quả cao và vận hành đơn giản
của nó. Sản phẩm của quá trình xử lý không gây phản ứng phụ, không tạo ra vấn
đề môi trường như phương pháp xử lý hoá học.
Hiện nay, dầu mỏ chiếm 60% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới.
Lượng dầu tiêu thụ càng nhiều thì càng gây rò ri, thất thoát lớn. Hàm lượng dầu
trong nước tãng nhanh theo thời gian và đang ở mức báo động. Một số nghiên
cứu gần đây ở Việt Nam cho thấy:
• Biển miền Trung: 1996 - 1997 Hàm lượng dầu: 0,343 -ỉ- 0,431mg/l
• Quần đảo Trường Sa: 1997 Hàm lượng dầu : 0,400 -ỉ- 0,770mg/l
• Biển Đông Nam Bộ: 1997 Hàm lượng dầu : 0,412 -f 0,617mg/l
• Biển Tây Nam Bộ: 1992 Hàm lượng dầu : 0,448mg/l
2. Nguồn gây ô nhiễm.
2.7. Từ hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi.
Theo số liệu của Tổng Công Ty dầu khí Việt Nam, sản lượng dầu khai thác
ngày càng tăng, năm 1986 sản lượng dầu khai thác là 40.000 tấn, năm 1996 sản

lượng dầu khai thác tăng lên tới 8.800.000 tấn. Trong quá trình thăm dò và khai
thác dầu khí, lượng dầu tràn đã góp phần không nhỏ vào gây ô nhiễm biển. Trên
thực tế, giai đoạn 1992- 2001 có hơn 20 sự cố tràn dầu xảy ra mà gần đây nhất là
sự cố tràn dầu xảy ra vào ngày 7/9/2001 tại vịnh Gành Rái tỉnh Bà Rịa, Vũng
Tàu.
6
2.2. Tàu chở dầu
Theo tuyến hàng hải quốc tế, hàng năm có khoảng 200 triệu tấn dầu được
chuyển từ Trung Đông qua vùng biển nước ta đến Nhật và Hàn Quốc. Lượng dầu
xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam tăng nhanh. Tàu chở dầu khi bị nạn gây tràn
một lượng dầu lớn và để lại hậu quả về mặt môi trường rất nghiêm trọng. Điển
hình là vụ tràn dầu (Khoảng 1700 tấn dầu diezen) do tàu chở dầu đâm vào cảng
Cát Lái vào ngày 03/10/1994. Hàng năm có khoảng 10 triệu tấn dầu thải ra biển
do quá trình bơm tháo, rót dầu và làm vệ sinh tàu tại các cảng, thậm chí có nhiền
trường hợp các tàu không xử lý lượng đầu cặn này mà trực tiếp thải ra đại dương
đặc biệt là tại khu vực hải phận quốc tế, nơi không thuộc chủ quyền quản lý của
quốc gia nào.
2.3. Sự cố hàng hải.
Theo số liệu thống kê, nước ta có khoảng hơn 400 tàu có trọng tải từ 1.000
- 10.000 tấn. Theo số liệu của cục Hàng hải Việt Nam về sự cố hàng hải thì từ
năm 1992 đến 1996 có tới 465 vụ tràn dầu trong đó có 55 vụ nghiêm trọng.
2.4. Hoạt động của các bến cảng.
Hệ thống cảng biển nước ta có 60 cảng lớn nhỏ, trong quá trình hoạt động
các cảng này và các tàu thuyền tại cảng đã làm dầu tràn với một lượng không
nhỏ. Theo số liệu của cảng vụ Hải Phòng thì từ năm 1994 đến 1997 đã xử phạt 17
tàu hoạt động ở cảng làm tràn dầu.
2.5. Nguồn từ đất liền.
Hệ thống sông ở Việt Nam có khoảng 250 con sổng lớn nhỏ, cứ 15 - 20
km bờ biển lại có một cửa sông đổ ra biển. Có thể nói hầu hết các ô nhiễm dầu và
sản phẩm dầu từ đất liền chảy vào các vùng ven biển ở Việt Nam theo các dòng

sông là chủ yếu.
Bên cạnh đó, việc sử đụng các sản phẩm liên quan đến dầu của các ngành
công nghiệp (các nhà máy ô tô, công nghiệp hoá chất, các cửa hàng máy móc
v.v ) cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng chất gây ô nhiễm dầu đối với
môi trường sống.
7
Lượng dầu gây ô nhiễm từ các nguồn khác nhau được trình bày ở bảng 1
(số liệu của Cục Môi Trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Bảng 1. Các nguồn gây ô nhiêm dầu ở Việt Nam
Nguồn
Lượng dầu (tấn)
1992 1995 2000
Giàn khoan ngoài khơi
200 270
550
Sự cố hàng hải
500
500
1500
Tàu chở dầu
2300 3500 7500
Hoạt động cảng 340 450 600
Nguồn từ đất liền 4040 5300 7500
Tổng
7.380
10.020
17.650
3. Tác động của ô nhiễm dầu đến môi trường [2,10,14].
3.1. Tác động sinh học của ô nhiễm dầu đến thủy quyên.
3.1.1. Tác động sinh học của ô nhiễm dầu

Ánh hưởng của ô nhiễm dầu đến cuộc sống sinh vật cả trực tiếp lẫn gián
tiếp. Các độc tố trong dầu gây rối loạn chức năng sinh lý, chức năng trao đổi chất
làm sinh vật chết dần. Môi trường nước bị dầu che phủ làm thay đổi lượng oxy
hoà tan và cản trở ánh sáng chiếu xuống các vùng sâu hơn. Đặc biệt các
hydrocacbon thơm có số lượng nguyên tử Cacbon nhỏ hơn 10, các hợp chất thơm
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật biển. Nếu nồng độ chất thơm hoà tan
bằng 0,1 ppm thi các ấu trùng không tồn tại, nồng độ chất thơm 10-100 ppm sẽ
phá hoại hệ thống thần kinh và sự nhạy cảm của vi sinh vật.
Sự thấm dầu gây nguy hiểm cho các loài chim. Chim biển khi ướt dầu thì
chúng không bay được, bị chết vì đói và rét do hệ thống lông không còn khả
năng sưởi ấm. Nếu dầu ngấm vào cơ thể chim dẫn đến nhiều bệnh khác nhau do
hydrocacbon xâm nhập vào cơ thể hoặc khi chim ria lông cũng bị ngộ độc. Trứng
chim biển bị ướt dầu cũng rất khó nở thành chim non.
3.1.2. Tác động ô nhiêm đến đánh bắt thuỷ hải sản.
Ô nhiễm dầu mỏ và sản phẩm của chúng làm thay đổi tính chất hoá lý của
nước ( thay đổi màu, mùi, v ị ), tạo lớp màng mỏng phủ đều mặt biển, ngăn cách
biển với khí quyển trao đổi ôxy, nhiệt, làm lượng sinh vật phù du giảm, dẫn đến
trữ lượng đánh bắt hải sản giảm.
3.1.3. Tác động ô nhiễm đến công nghiệp.
Các trạm năng lượng hoạt động nhờ nước biển, nếu nguồn nước bị ô nhiễm
dầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy. Các xưởng đóng tàu, vận chuyển
hàng hoá cũng bị trì hoãn vì hàm lượng dầu tràn.
3.1.4. Ảnh hưởng đến ngành du lịch.
Nhiều vụ tràn dầu gây ra ô nhiễm ở vùng ven biển, khu giải trí ở bãi biển
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu lượng dầu quá lớn, các hoạt
động du lịch có thể phải ngừng.
3.2. Ảnh hưởng đến địa quyển.
Sự cố tràn dầu tạo vết dầu loang bao phủ hàng ngàn hecta đất bồi cửa sông,
làm chết rừng ngập mặn, hoa màu, ruộng lúa, gây ảnh hưởng đến cư dân trong
vùng, khu vực dự án, có tác động lâu dài đến môi trường sống.

Khi trên mặt đất có một lớp đầu mỏng sẽ cản trở trao đổi chất của sinh vật
trong đất, làm đất thiếu ôxy, các sinh vật trong đất sẽ chết.
Sự sa lắng các thành phần rắn trong mùn khoan có lẫn dầu sẽ gây nên
những biến đổi về thành phần của trầm tích đáy xung quanh khu vực giàn khoan.
Dầu thấm trong đất và trong lòng đất sẽ chiếm chỗ các mao quản, đẩy
nước và không khí ra ngoài làm môi trường đất bị thiếu không khí và nước, ảnh
hưởng đến tính chất của đất và hệ sinh thái đất.
Dầu xâm nhập vào đất còn làm thay đổi cấu trúc của đất. Chúng biến hạt
keo thành trơ, không có khả năng hấp thụ và trao đổi. Vai trò đệm, tính ôxy hoá,
dẫn điện, dẫn nhiệt của đất thay đổi, giảm tính dẻo và tính dính.
9
Dầu thấm qua đất đến mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra,
dầu là hợp chất có thể tiêu diệt trực tiếp hầu hết các thực vật, động vật, sinh vật
trong đất.
3.3. Ảnh hưởng đến nhiệt độ.
Tại những vùng biển ô nhiễm dầu nặng, nhiệt độ ở đó thấp hơn nhiệt độ
thường khoảng 2 °c sau khoảng mười năm. Điều này liên quan đến màng dầu
loang ngăn cản sự bay hơi của nước, do đó ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt giữa
nước biển và khí quyển. Quá trình đốt khí thải tại các mỏ ngoài khơi tạo ra khí
C 02, NOx, S 0 2 góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
4. Phương pháp xử lý nước ô nhiễm dầu [10,12,13].
Dầu tràn trên mặt nước tham gia hàng loạt các quá trình biến đổi: Lan
truyền, bay hơi, trôi dạt, hoà tan trong nước. Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước nên
dễ khuếch tán vào trong nước tạo nhũ tương dầu - nước. Để tách loại dầu trong
nước ta có các phương pháp như: phương pháp cơ học, phương pháp hoá lý,
phương pháp sinh học, phương pháp hấp phụ và phương pháp hoá học.
4.1. Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học áp đụng cho các vụ tràn dầu, chủ yếu tách các tiểu
phân rắn kích thước lớn ra khỏi nguồn nước thải để loại bỏ các tạp chất tan trong
nước, có ba phương pháp chính:

+ Phương pháp dùng máy hút.
+ Phương pháp dùng phao ngăn dầu.
+ Phương pháp cơ học dùng thiết bị tuyển nổi.
4.2. Phương pháp hoá lý
Một trong phương pháp hoá lý dùng để tách loại dầu trong nước tồn tại
dưới dạng nhũ tương là phương pháp dùng chất đông tụ. Các chất đông tụ thường
dùng A12(S0 4)3, NaA102, Al2(OH)5Cl, KA1(S04)2, FeS04v.v chất đông tụ được
dùng nhiều nhất là A12(S04)3 và FeS04.Al2(S04)3 tạo kết tủa gel Al(OH)3 khi hoà
tan vào nước.
10
A12(S04)3 + 3Ca(HC03)2 = 2A1(0H)3 + 3CaS04 + 6C 02T (1)
Phản ứng (1) xảy ra tốt nhất với pH trong khoảng 5 - 7,5. Nếu dùng FeS04
thì pH trong khoảng 8-9. Các chất đông tụ này phá huỷ chất gây nhũ tương khi
:rung hoà hoặc thay đổi điện tích hạt keo làm cho Al(OH)3 hấp phụ các hạt huyền
phù hay dầu mỏ rồi lắng xuống.
Khi keo tụ các tạp chất trong nước thải, màu sắc, mùi vị, độ đục, các chất
luyền phù trong đó giảm xuống.
4.3. Phương pháp hoá học.
Phương pháp này áp dụng cho xử lý dầu ngoài khơi, đặc biệt khi việc thu
ịom không thực hiện được nữa, sự phân huỷ tự nhiên xảy ra không triệt để. Đối
với dầu tồn tại dưới dạng nhũ tương hay dầu loang sẽ có những hoá chất khác
nhau.
4.3.1. X i'( ỉỷ dầu dưới dạng nhũ tương
Một số hoá chất được sử dụng:
+ Hoá chất hấp phụ Sanol adsorbents, Float adsoab.
+ Hoá chất khuếch tán : AB 2000 của hãng NEOS.
+ Hoá chất tạo kết tủa hay hoá chất nhấn chìm.
+ Hoá chất phá nhũ tương.
Các loại hoá chất này đều chung mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm môi
rường, bảo vệ sự sống cho sinh vật biển, hạn chế sự mất cân bằng sinh thái.

i.3.2 Xử ỉý dầu loang.
Mục đích xử lý dầu loang: Gia tăng tốc độ phân huỷ dầu, đề phòng thiệt
lại cho các loài chim, ngãn ngừa sự cấu thành khối hắc ín, đề phòng dính dầu và
ịẫy bẩn cho tài nguyên cũng như sự sống dưới biển khi nước thuỷ triều lên.
Thành phần then chốt của chất xử lý dầu loang là các chất hoạt động bề
nặt. Cấu trúc phân tử của chất này chứa một đầu ưa dầu, một đầu ưa nước. Ngay
ứìi chất xử lý được trộn với váng dầu, các phân tử của nó sẽ được sắp xếp trên
)ề mặt phân cách dầu - nước, làm giảm sức căng bề mạt dầu - nước, tạo điều kiện
11
hình thành giọt dầu nhỏ tan lẫn trong nước biển với diện tích bề mạt tổng cộng
lớn hơn nhiều so với bề mặt dầu loang, sau đó vết dầu loang được phân tán. Hiện
nay có hai loại hoá chất chính được sử dụng, đó là:
+ Hydrocacbon hoặc chất xử lý gốc hydrocacbon hoà tan có chứa từ 15 -
25% chất hoạt động bề mặt.
+ Các chất xử lý cô đặc trong hỗn hợp tự nhiên với dung môi alcol hoặc
glycol có nồng độ chất hoạt động bề mật cao. Các chất này có thể hoà tan với
nước biển. Sử dụng các hoá chất này còn có tác dụng làm sạch dầu trên đá, vách
biển và các kiến tạo khác.
Một số chất xử lý đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả cao, đó là :
+ Shell Dispersant Concentrate : Hoá chất xử lý đặc của Shell ở dạng lỏng có
thể bị phân huỷ do các quá trinh sinh học, ít độc hại. Hoá chất này làm tan dầu
khi pha loãng với nước. Khi sử dụng hoá chất này tránh để dính vào mắt hoặc
tiếp xúc lâu dài với da hay bị nuốt phải.
+ Coưoxit 9527 : Chất làm tan dầu đậm đặc, sản phẩm của công ty Exxon đã
góp phần không nhỏ vào xử lý nhiều vụ tràn dầu. Sản phẩm này hoà tan được cả
trong nước sạch, dung môi hydrocacbon nhưng hoà tan không hoàn toàn trong
nước muối. Chú ý phải sử dụng hoá chất Corroxit 9527 với dầu đang nổi trên mặt
nước, không có nước bao trên bề mặt dầu.
4.4. Phương pháp sinh học [3,4,5].
Đặc trưng của vi sinh vật là có tính thích nghi cao. Tại các vùng bị ô

nhiễm, vi sinh vật thực hiện cân bằng sinh thái một cách tự nhiên. Các vi sinh vật
sử dụng chất hữu cơ và một số muối khoáng như là nguồn thức ăn để xây dựng tế
bào, sinh trưởng, sinh sản và tăng sinh khối. Do đó tại các vùng bị ô nhiễm, nồng
độ các chất bẩn sẽ giảm đi một cách đáng kể nhờ vi sinh vật. Bản chất của vùng ô
nhiễm dầu là hàm lượng chất hữu cơ quá cao do đó các vùng này sẽ sinh ra các vi
sinh vật ăn dầu.
Một số nhà khoa học cho rằng tại những bãi biển trước đây bị ảnh hưởng
của dầu loang sẽ phục hồi nhanh hom những khu vực chưa từng bị ảnh hưởng. Lý
do chủ yếu là dầu trên các bãi biển được phân huỷ chủ yếu nhờ các vi khuẩn, chứ
12
diông phải là nhờ các quá trình phi sinh học. Những vụ dầu loang như vậy cũng
;húc đẩy sự thay đổi tập tính của các loài vi sinh vật, khiến chúng thích nghi với
việc phá huỷ những chuỗi hydrocacbon còn lại sau khi những phân tử nhỏ trong
iầu thô đã bay hơi.
Qua nghiên cứu, người ta thấy hai nhóm vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng
:ùng tham gia quá trình phân giải các chất gây ô nhiễm. Nhóm vi sinh vật dị
ỉưỡng gồm vi sinh vật hiếu khí, yếm khí và vi sinh vật tuỳ nghi. Các vi sinh vật
liếu khí và vi sinh vật yếm khí được sử dụng phổ biến hơn.
- Quá trình phân huỷ hiếu khí bằng vi sinh vật: Quá trình này sử dụng các vi
sinh vật cần ôxy để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các vi sinh vật này có
thể thực hiện quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đến sản phẩm là C02 và
h 2o
- Quá trình phân huỷ kị khí : Quá trình này sử dụng các vi sinh vật thực hiện
quá trình phân giải các chất bẩn hữu cơ trong điều kiện thiếu hoặc không có
oxy.
4.4.Ỉ. Các giai đoạn của quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học.
Quá trình xử lý nước ồ nhiễm này gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Khuếch tán chuyển chất từ nước thải tới bề mặt các tế bào
vi sinh vật do khuếch tán đối lưu và phân tử.
+ Giai đoạn 2: Chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào được khuếch tán và hấp

thụ trong tế bào vi sinh vật do sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài tế
+ Giai đoạn 3: Quá trình chuyển hoá các chất được khuếch tán và hấp thụ
trong tế bào vi sinh vật thành năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.
Các giai đoạn nói trên có quan hệ rất chặt chẽ với nhau và quá trình
;huyển hoá các chất đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nước thải.
Các hợp chất hoá học trải qua nhiều phản ứng chuyển hoá khác nhau trong
Iguyên sinh chất của tế bào. Phương trình tổng quát của quá trình oxy hoá sinh
loá ở điều kiện hiếu khí có dạng như sau :
13
QHyOjN + (x + y/4 - z/2 - 3/4)02 - Men vi sinh ► xC02 + (y - 3)/2 H20 + NH3 +AH (2)
CxHy0 2N + NH3+ 0 2 -M en — sinh » C5H7N 0 2 + C 0 2+ ah (3)
Trong phản ứng trên CxHyOzN là tất cả các chất hữu cơ của nước thải còn
Z!5H7N 0 2 là công thức theo tỷ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế bào vi
;inh vật, AH là năng lượng.
Phản ứng (2) là phản ứng ôxy hoá các chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu năng
ượng của tế bào, còn phản ứng (3) là phản ứng tổng hợp để xây dựng tế bào.
^ượng oxy tiêu tốn cho các phản ứng này là tổng BOD của nước thải.
Nếu tiếp tục tiến hành quá trình oxy hoá, khi không đủ chất dinh dưỡng,
\uả trình chuyển hoá các chất của tế bào bắt đầu xảy ra bằng oxy hoá các vật liệu
ế bào (tự oxy hoá).
Men vi sinh
C5H7N02 + 0 2



► 5C02 + NH3 + 2H20 + a H (4)
Men vi sinh
NH3 + 0 2

► HNƠ2+ 0 2


► ĩĩNOị (5)
í.4.2 Dinh dưỡng của vi sinh vật.
ỊỊhất dinh dưỡng chứa cacbon
Prôtêin, axit nuclêic, hợp chất hữu cơ khác là hợp chất xây dựng lên cơ thể
ỉi sinh vật đều là hợp chất cacbon. Tuỳ thuộc nồng độ trong môi trường mà một
ìợp chất cacbon vừa là chất dinh dưỡng vừa là chất ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh
Jiất dinh dưỡng chứa nitơ.
Các chất dinh dưỡng chứa nitơ cung cấp cho vi sinh vật để tạo thành nhóm
imin (NH-2), nhóm imin (-NH-), phân tử axit amin, các nucleotit, pirimidin,
ìhiều vitamin trong một số hợp chất của nguyên sinh chất.
Nguồn nitơ để hấp thụ đối với vi sinh vật: NH3, NH4+. Một số anion dễ làm
:hua môi trường sinh lý, urê là nguồn thức ăn nitơ trung tính.
CO(NH2)2 + H20

Menureaza

► 2NH3 + C02 (6)
14
Chất dinh dưỡng khoáng.
Chất khoáng làm vi sinh vật phát triển, sinh trưởng, sinh sản. Nồng độ chất
khoáng là khác nhau đối với các loại vi sinh vật: p, K, Mg : 0,2 - 0,5 mg/1;
nguyên tố vi lượng Mo, Cu, Co: 0,1 - 0,001 mg/1. Các nguyên tố khoáng trong tế
bào có chức năng chủ yếu là tăng cường hoạt hoá các loại men khác nhau.
Chất sinh trưởng
Các chất sinh trưởng : Vitamin, axit amin, purin, pirimidin và các dẫn
xuất của chúng rất cần cho tất cả các loại vi sinh vật. Các chất sinh trưởng trong
thành phần của men thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Mỗi
loại vi sinh vật cần một loại chất sinh trưởng khác nhau.
4.4.3. Mô hình bể lọc sinh học.

Bể loc sinh hoc
Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước ô nhiễm tưới lên bề mặt của bể và
thấm qua lớp vật liệu lọc. ở lớp bề mặt của vật liệu lọc và khe hở giữa chúng, các
cận bẩn được giữ lại, tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Lượng ôxy cần thiết để
ôxy hoá các chất bẩn hữu cơ thâm nhập vào bể cùng nước ô nhiễm khi đưa vào,
hoặc qua khe hở thành bể, hoặc qua hệ thống tiêu nước từ đáy đi lên.
Vật liệu lọc: Có thể là than hoạt tính, đá dăm, cuội Trong đó than hoạt
tính được sử dụng khá phổ biến. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt và khả
năng xúc tác làm tăng sinh khối. Vai trò xúc tác dựa vào các lỗ, rãnh, lỗ hổng,
cấu trúc ba chiều của cacbon. Khả năng xúc tác thể hiện ở khả nãng chuyển hoá
hợp chất Peoxit hữu cơ, các loại chất độc hại đối với vi sinh vật. Các chất gây ô
nhiễm keo tụ do hấp phụ trên than hoạt tính tạo màng bám tốt cho các vi sinh vật.
Các vi sinh vật này sẽ ôxy hoá các chất gây ô nhiễm hấp phụ trên than hoạt tính,
io đó chúng sẽ tái tạo lại bề mặt cacbon (than hoạt tính).
Bể lọc sinh học có hai loại:
Loại 1: Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Dùng để xử lý sinh hoá nước thải hoàn
oàn với hàm lượng BOD của nước sau xử lý đạt 15mg/l, hiệu suất có thể đạt 90%
theo BOD).
15
Loại 2: Bể lọc sinh học cao tải: Bể này có chiều cao công tác và tải trọng
tưới nước cao hơn bể nhỏ giọt. Kích thước hạt vật liệu từ 40 - 60mm nên giữa các
hạt có khe hở lớn. Điều kiện bể lọc sinh học cao tải là nước thải phải xử lý sơ bộ
trước khi lên bể, nồng độ nước nhiễm bẩn không vượt quá 200mg/l (theo BOD).
Ưu điểm bể lọc sinh học: Cấu tạo đơn giản, quản lý thuận tiện, thích hợp
với nơi có nhiệt độ không khí cao, trình độ công nghiệp chưa phát triển, ở Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới, nền công nghiệp phát triển chưa cao thì áp dụng bể lọc
sinh học để xử lý nước ô nhiễm có điều kiện phát triển thuận lợi.
Khi tiến hành xử lý bậc ba nước nhiễm dầu bằng cacbon hoạt tính có lófp
màng vi sinh, người ta nhận thấy rằng cacbon có lớp màng vi sinh có khả năng
loại bỏ chất hữu cơ gấp 2,6 lần khả năng loại bỏ chất hữu cơ của chính cacbon.

Bể Aeroten
Nguyên lý làm việc của bể Aeroten 2 bậc:
Quá trình ôxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong bể được thực hiện qua từng
giai đoạn ở mỗi bậc riêng biệt.
Bậc 1: Quá trình bùn hoạt tính hấp phụ chất hữu cơ, ôxy hoá một phần
chất dễ bị ôxy hoá (chủ yếu là chất chứa cacbon). Hiệu quả xử lý 50% - 70%.
Sau đó quá trình xảy ra ở bề mặt bể Aeroten.
Bậc 2: Nước thải được làm sạch hoàn toàn. Trước khi nước thải được xả ra
ngoài, chúng được dẫn qua bể lắng.
Đặc điểm của phương pháp này là ở mỗi bể sẽ có các loại vi sinh vật đặc
biệt thích ứng với điều kiện nhất định và làm cho hiệu suất cao hơn.
Phương pháp xử lý này áp dụng cho nước thải có nồng độ cao, đặc biệt là
nước thải công nghiệp.
Oxyten:
Công trình xử lý Oxyten có hiệu quả cao, dùng để xử lý nước ô nhiễm
bằng phương pháp sinh học tăng cường với việc sử dụng oxy kỹ thuật và bùn hoạt
tính đậm đặc. Thiết bị luôn có vùng làm thoáng nên luôn giữ nồng độ oxy hoà
tan ở lớp nước trên cùng. Nhờ đó tốc độ oxy hoá chất hữu cơ tăng lên. Do lượng
16
oxy hoà tan tới mức bão hoà trong nước, bùn ở vùng lắng tiếp tục oxy hoá các
chất nhiễm bẩn hữu cơ còn lại.
4.5. Phương pháp sử dụng vật liệu hấp phụ [1,3,7].
- Hấp phụ là một phương pháp nhiệt tách chất trong đó các cấu tử xác định từ
hỗn hợp lỏng hoặc khí bị hấp phụ trên bề mặt chất rắn xốp.
- Chất có bề mặt ở đó xảy ra sự hấp phụ được gọi là chất hấp phụ. Chất tích lũy
trên bề mặt được gọi là chất bị hấp phụ.
- Quá trình ngược quá trình hấp phụ gọi là quá trình giải hấp.
- Tuỳ thuộc lực tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ ta có hấp phụ
vật lý hay hấp phụ hoá học.
4.5.1. C hế tạo chất hấp phụ.

Để chế tạo các chất hấp phụ có độ khuếch tán cao, diện tích bề mặt lớn,
người ta có thể đùng các phương pháp sau: loại trừ, kết tụ, kết tinh thuỷ nhiệt,
phân huỷ nhiệt.
Phương pháp loại trừ: Sử dụng các biện pháp hoá học hay vật lý để loại
bớt một phần khối chất rắn. Phần chất bị loại khỏi vị trí ban đầu sẽ để lại chỗ
trống, tạo độ xốp cho vật liệu hấp phụ.
Phương pháp kết tụ: Tạo ra một cấu trúc xốp từ vật liệu có kích thước nhỏ.
Bằng các tác nhân vật lý, hoá học làm cho chúng co cụm, liên kết với nhau. Khi
sấy khô khoảng cách giữa chúng giảm đi tãng độ bền liên kết giữa các hạt. Diện
tích bề mật của vật liệu chính là tổng diện tích của các hạt nhỏ.
Kết tinh thuỷ nhiệt: Từ một khối phản ứng vô định hình ban dầu dùng
nhiệt để ủ và các tinh thể hình thành trong chất lỏng. Cấu trúc vật liệu tinh thể có
độ xốp và diện tích do bản chất của nó quyết định.
Phân huỷ nhiệt: Tác nhân chính là dùng nhiệt. Nó được phân làm hai
trường hợp là có và không dùng thêm tác nhân phân huỷ. Sản phẩm của quá trình
là các chất bay hơi. Nếu trong nguyên liệu có sinh ra các chất bay hơi thì không
cần bổ sung các chất phân huỷ, ví dụ dehyđrat nhôm hydroxit thành nhôm oxit,
luyện than cốc. í
' 'Vị 7h ;
17 • |)ĩ / 'C G
Các vật liệu hấp phụ tổng hợp thường được sử dụng: khoáng bentonit,
khoáng diatomit, than hoạt tính, silicagel, zeolit, chất hấp phụ dạng polyme .v.v
các chất hấp phụ này tương đối có hiệu quả, có thể sử dụng một hoặc một số lần.
Bên cạnh đó các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên cũng được sử dụng rộng
rãi như xơ dừa, mùn cưa, vỏ trấu và bã mía v.v
Mía là cây trồng theo rãnh, thường từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Là
cây rễ chùm, thân mía gồm nhiều lóng và đốt hợp thành, sắp xếp lại thành đường
thẳng hoặc hơi gấp khúc. Thân mía màu vàng, đỏ sẫm, màu tím tuỳ loài. Thành
phần của cây mía gồm axit có chứa nitơ và không chứa nitơ, hợp chất hữu cơ cao
phân tử (chất xơ, bán xơ, chất keo, chất nhựa, tinh bột, chất béo, chất sáp mía).

Khi cắt ngang cây mía dùng kính phóng to mật ngoài có lớp biểu bì, bên trong là
chùm ống xơ lớn nhỏ và tế bào mềm. Lớp vỏ tổ chức đặc, chất gổ nhiều. Chùm
xơ ống lớn nhỏ đều dạng sợi, dùng để vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây sinh
trưởng. Lớp gần vỏ bố trí dày đặc. Bộ phận tế bào mềm bọc bên ngoài chùm ống
xơ, nơi chứa đựng thành phần đường. Màng của chùm xơ và tế bào mềm có tính
đàn h ồ i.
18
PHẦN THỰC NGHIỆM
1. Thiết bị và hoá chất
Các loại hoá chất dùng trong thí nghiệm là loại hoá chất tinh khiết cho hoá
học phân tích
Hàm lượng dầu trong nước được xác định bằng phương pháp phân tích
khối lượng theo qui trình chuẩn như sau:
Bước 1: Tách dầu và các sản phẩm dầu ra khỏi nước
Bước 2: Xác định dầu và sản phẩm dầu
2. Nghiên cứu khả năng xử lý nước nhiễm dầu bằng vật liệu hấp phụ
(VLHP) chê tạo từ bèo tây
3. Nghiên cứu khả năng xử lý nước nhiễm dầu bằng VLHP chê tạo từ bã mía
4. Nghiên cứu khả năng xử lý nước nhiễm dầu bằng VLHP chê tạo từ mùn
19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG x ử LÝ NƯỚC NHIÊM DẦư BẰNG VLHP CHẾ TẠO
Từ BÈO TÂY
1.1. Chế tạo VLHP từ bèo tây
l . ỉ . ỉ . C hế tạo vật liệu từ nguyên liệu ban đầu là bèo tây, VLHP-BTỈ
Nguồn nguyên liệu chính của VLHP1 là bèo tây. Thân bèo tây sau khi
được rửa sạch, đem cắt nhỏ, sấy khô ở 80°c trong vòng 1 giờ. Nâng nhiệt độ lên
110°c sấy tiếp trong 3 giờ. Sau đó đùng dung dịch HC1 có nồng độ 0,1 M để
ngâm bèo trong khoảng 30 phút. Rửa sạch bèo bằng nước tới môi trường trung
tính sau đó được sấy trở lại ở 110°c cho đến khối lượng không đổi được VLHP1.

1.1.2. Chê tạo vật liệu từ nguyên liệu ban đầu là bèo tây và khoáng diatomit
VLHP-BT2 với tỷ ỉệ 1:3 về khối lượng
VLHP-BT2 được chế tạo từ 2 nguồn nguyên liệu chính là bèo tây và
khoáng diatomit. Khoáng diatomit được sấy khô, nghiền mịn, hoà tan trong nước,
lọc cơ học qua rây có kích thước 0,1 mm. Dung dịch huyền phù để lắng trong 10
giờ, lọc gạn kết tủa, đem sấy khô được bột diatomit. Xử lý bột diatomit với dung
dịch H2S04 24% trong 48 giờ, sau đó lọc gạn, rửa bột khoáng bằng nước cất đến
pH không đổi, được bột diatomit đã biến tính. Sấy khô bột diatomit ở 110-120°c
trong 2 giờ và bảo quản trong bình hút ẩm cho đến khi đưa ra nghiên cứu. Bèo
tây cũng được xử lý như VLHP-BT1. Sau đó được nghiền mịn bằng máy xay
chuyên dụng.
Trộn bột bột diatomit đã biến tính trên và bèo tây với tỷ lệ 3:1 về khối
lượng cùng với chất kết dính là mật mía có tỷ lệ 10% về khối lượng, sau đó tạo
dạng viên có đường kính khoảng 2 mm rồi nung khoảng lgiờ ở 200°c, sau đó
nung tiếp ở 600°c trong vòng 4 giờ.
1.2. Chuẩn bị hệ nhũ tương dầu-nước
Cân 562,3 (mg) dầu FO trên cân phân tích, sau đó cho vào cốc cùng với
llít nước cất. Dung dịch này được khuấy mạnh trong 2 giờ. Thu được hệ nhũ
tương dầu-nước dùng làm đối tượng khảo sát.
20
1.3. Tiến hành xử lý bằng VLHP-BT1
VLHP-BT1 được trương nở trong nước cất 12 giờ trước khi nhồi vào cột
hấp phụ hình trụ có đường kính 2 cm, chiều cao 40 cm. Cột được nhồi 140 cm3
vật liệu hấp phụ và được giữ đầy nước trước khi sử dụng để tránh sự hấp phụ
không khí. Thể tích vật liệu nhồi vào cột là một đơn vị thể tích cơ sở (bed
volume), tốc độ -dòng thể tích qua cột là 1/6 bed volume trong 1 phút. Qua tham
khảo tài liệu thấy rằng tốc độ này là phù hợp và được duy trì cho các quá trình
tách loại về sau.
Tiến hành dội 7 lít nhũ tương dầu- nước có hàm lượng dầu 562,3 (mg/1)
qua cột chứa VLHP-BT1. Kết quả phân tích hàm lượng dầu còn lại trong nước

sau khi đã xử lý được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột chứa VLHP -BT1
Thể tích (1) Hàm lượng dầu còn lại(mg/l) Phần trãm dầu đã xử lý được (%)
1
87,2
84.4
2 85,6 84.7
3 82,8 85.2
4 85,3 84.8
5
84,6 84.9
6 83,7 85.1
7 85,2
84.8
Các kết quả thu được có thể biểu diễn trên đồ thị ở hình 1
21
Hàm lượng dầu còn lại sau khi xử lý bằng V L H P -
BT 1
90 -
1 2 3 4 5 6 7
V (I)
Hình 1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột
chứa VLHP-BT1
Từ các kết quả thu được có thể thấy rằng VLHP-BT1 tỏ ra có hiệu quả tốt.
Từ hàm lượng dầu ban đầu là 562,3 mg/lít sau khi đã xử lý đã giảm xuống còn
dưới 90 mgAít, đạt hiệu quả tách loại cao hơn 84%. Như vậy lg VLHP-BT1 có
thể hấp phụ hơn 300 mg dầu.
1.4. Tiến hành xử lý bằng VLHP-BT2
Tiến hành dội qua cột nhồi VLHP-BT2 nhũ tương dầu- nước với nồng độ
562,3 (mg/1). Sau đó thực hiện phân tích hàm lượng dầu còn lại đối với mỗi lít

nước đã được xử lý. Kết qủa phân tích được trình bày ở bảng 3 và hình 2.
Bảng 3. Hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột chứa VLHP-BT2
Thể tích (lít) Hàm lượng dầu còn lại (mg/1)
Phần tram dầu đa xử lý được (%)
1
267,8 52,3
2
284,1 49,4
3
272,3
51,5
4
282,2
49,8
5
269,9
51,8
22
Thể tích (lít)
Hàm lượng dầu còn lại (mg/1) Phần trăm dầu đã xử lý được (%)
6 272,5
51,5
7 280,2
50,1
8 269,5
52,0
9
273,2 51,4
10
270,8

51,8
Các kết quả thu được có thể được biểu diễn trên đồ thị ở hình 2
Hàm lượng dầu còn lại sau khi xử lý bằng VLHP-BT2
3 00 -Ị
2 50 -
2 0 0 -

ơ>
E 1 5 0
o
100 -j
I
5 0 -
0 4-
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
V (I)
Hình 2. Đồ thị biểu diễn hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột
chứa VLHP-BT2
VLHP-BT2 được chế tạo từ 2 nguồn nguyên liệu chính là bèo tây và
khoáng diatomit đã được biến tính. VLHP-BT2 tạo ra được tiến hành qua giai
đoạn nung ở 600°c. Ớ giai đoạn này, ngoài việc làm bay hơi một số hợp chất
hữu cơ nhẹ để tạo thêm lỗ xốp ban đầu cho vật liệu thì còn tạo ra các tâm hoạt
động do sự than hoá bèo tây. Với cấu trúc lỗ xốp của khoáng diatomit và một
23
lượng lớn các tâm hoạt động bao gồm các vi tinh thể cacbon, song khả năng hấp
phụ dầu của VLHP-BT2 này chỉ đạt cỡ 50 %- Đồng thời xét về khả năng hấp phụ
thì lg VLHP-BT2 chỉ hấp phụ được hơn 200 mg dầu. Như vậy so với VLHP-BT1
thì VLHP-BT2 có hiệu quả xử lý thấp hơn. Tuy nhiên do độ bền cơ học cao của
loại vật liệu này mà nó có thể được sử dụng rất tốt cho qui trình xử lý bằng
phương pháp hấp phụ động (Continuous Flow Sorption).

1.5. Quá trình xử lý dầu với sự kết hợp của VLHP-BT1 và chất tạo bông sa
lắng FeCl3
Thêm 5 mg F e ơ 3 vào nhũ tương dầu-nước có hàm lượng dầu là 562,3
mg/lít, khuấy đều trong vài phút. Nhũ tương dầu-nước cùng với chất tạo bông sa
lắng FeCl3 sẽ được đội qua cột chứa VLHP-BTl.Tiến hành xác định hàm lượng
dầu đối với mỗi lít nước đã qua xử lý. Kết quả phân tích trình bày ở bảng 4 và
hình 3.
Bảng 4. Hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột chứa VLHP-BT1 kết hợp với
sử dụng chất tạo bông sa lắng FeCl3
Thể tích (1) Hàm lượng dầu còn lại (mg/1)
Phần trăm dầu đã xử lý được (%)
1 6,5 98,8
2 6,2
98,9
3 6,3 98,8
4 5,6
99,0
5
6,3
98,8
6
■5,4
99,0
7
5,7
98,9
Các kết quả thu được ở trên đượctrình bày ở đồ thị hĩnh 3
24
Hàm lượng dầu còn lại sau khi xử lý bằng
VLHP 1 kết hợp với chất tạo bông sa lắng FeC13

7
1 2 3 4 5 6 7
________________________________
V f l)
______________________________
Hình 3. Đồ thị biểu diễn hàm lượng dầu còn lại sau khi dội qua cột chứa
VLHP-BT1 kết hợp với sử dụng chất tạo bông sa lắng FeCl3
Khả nãng hấp phụ của VLHP-BT1 khi kết hợp sử dụng chất tạo bông sa
lắng FeCl3 tăng lên rất nhiều. Điều này được giải thích do chất keo tụ FeCl3 trong
nước bị thuỷ phân tạo dung dịch keo hydroxit sắt. Những hạt nhũ tương dầu lơ
lửng trong nước khi va chạm với bông kết tủa Fe(OH)3 sẽ bị hấp phụ vào cấu
trúc không gian mạng lưới của kết tủa. Hiệu quả xử lý dầu đạt tới 99%.
1.6. Sử dụng VLHP-BT1 trong việc tách loại dầu ra khỏi nước thải của nhà
máy đóng tàu Bạch Đằng - Hải Phòng.
Mẫu nước thải được lấy từ cống thải của nhà máy theo phương pháp lấy
mẫu đơn lẻ. Bằng phương pháp phân tích khối lượng chúng tôi đã tiến hành xác
định mức độ ô nhiễm dầu trong nguồn nước ở nhà máy đóng tàu Bạch Đằng- Hải
Phòng với hàm lượng là 540,5 mg/lít.
Tiến hành xử lý bằng cách dội qua cột chứa VLHP-BT1 nước thải của nhà
máy đóng tàu Bạch Đằng- Hải Phòng. Kết quả phân tích hàm lượng dầu còn lại
sau mỗi lít dung dịch đã xử lý được trình bày ở bảng 5 và hĩnh 4.
25

×