Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2
NGUYễN THI MINH HàI
Tổ CHứC HOạT ĐộNG NHóM
TRONG GIờ LUYệN Từ Và CÂU
CHO HọC SINH LớP 4
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc (Bc Tiu hc)
Mó s: 60 14 01 01
luận VĂN THạC Sĩ KHOA HọC GIáO DụC
Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM THU HềA
Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đâu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo trực tiếp
giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Với tất cả tình cảm và tấm lòng của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến TS. Phạm Thị Hòa, người đã hướng dẫn, trợ giúp
và động viên tôi rất nhiều, trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt
luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo trong
Trường Tiểu học Ngọc Thanh A, Trường Tiểu học Xuân Hòa đã tạo điều kiện
giúp tôi rất nhiều trong hoạt động dạy thử nghiệm.
Cuối cùng tôi gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những
người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể
hoàn thành tốt luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Minh Hài
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Minh Hài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Giả thuyết khoa học của đề tài 7
8. Bố cục luận văn 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 9
1. Cơ sở lí thuyết 9
1.1.1. Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp 9
1.1.2. Hội thoại và tương tác trong hội thoại 9
1.1.3. Khái quát về phương pháp làm việc theo nhóm 11
1.1.3.1. Khái niệm dạy học theo nhóm. 11
1.1.3.2. Ưu điểm dạy học theo nhóm 11
1.1.3.3.Các tiêu chí phân loại nhóm 12
1.1.3.4 Các nguyên tắc chia nhóm 12
1.1.3.5. Các biện pháp tổ chức nhóm hoạt động học tập. 16
1.1.3.6 Quy trình và cách thức dạy học theo nhóm 20
1.1.4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 9 – 10 tuổi 22
1.2. Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1. Các kiểu bài Luyện từ và câu lớp 4 24
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm ở từng kiểu
bài 25
1.2.2.1 Về phía GV 25
1.2.2.2 Về phía học sinh 31
Chƣơng 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO CÁC DẠNG BÀI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 33
2.1. Các nội dung bài học Luyện từ và câu thích hợp với hình thức
dạy học theo nhóm 33
2.2. Tổ chức dạy học nhóm theo các dạng bài Luyện từ và câu 33
2.2.1. Xác định các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm cho từng nội
dung bài học 33
2.2.2. Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu theo quy
trình dạy học nhóm 39
2.2.2.1 Bước 1-Xác định yêu cầu của bài tập và chọn biện pháp
dạy học theo nhóm thích hợp 40
2.2.2.2 Bước 2- Chia nhóm 44
2.2.2.3 Bước 3- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn các nhóm làm việc 48
2.2.2.4 Bước 4- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét,
đánh giá kết quả làm việc của nhóm 55
Chƣơng 3. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 58
3.1. Mục đích thử nghiệm 58
3.2. Nội dung thử nghiệm 58
3.3. Đối tƣợng và địa bàn thử nghiệm 58
3.4. Thời gian thử nghiệm 59
3.5. Giáo án thử nghiệm 59
3.6. Kết quả thử nghiệm 74
3.6.1 Kết quả thống kê 74
3.6.2. Nhận xét 75
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
MT : Miêu tả
PP : Phƣơng pháp
SGK : Sách giáo khoa
TLV : Tập làm văn
TV : Tiếng Việt
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nhằm phát hiện và phát huy các khả năng riêng
biệt của mỗi học sinh, giúp các em định hƣớng, khám phá và phát triển tối đa
năng lực của bản thân, tự giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới toàn diện công tác quản
lý nhà trƣờng, tăng cƣờng kiểm tra công tác giảng dạy, cải tiến phƣơng pháp
dạy học, sao cho mỗi tiết học đều tạo ra sự hứng thú cho HS, giúp các em đón
nhận kiến thức một cách tự nhiên, chất lƣợng và hiệu quả. Các Sở Giáo dục
theo chỉ đạo của Bộ cũng đã đẩy mạnh các phƣơng pháp dạy học tích cực, thí
điểm phƣơng pháp “bàn tay nặn bột”, dựa vào các hoạt động tìm tòi, nghiên
cứu, khám phá thực tiễn để chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đƣợc
đặt ra trong cuộc sống, từ đó rút ra các kiến thức và hình thành kỹ năng theo
yêu cầu dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Đồng thời, vận dụng mô hình
trƣờng học mới vào việc dạy và tổ chức lớp học, trong đó GV đã tập trung
chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ sang học sinh theo hình thức tự
học trong nhóm thông qua đó các em phát huy tối đa năng lực tƣ duy, sáng
tạo. Đổi mới phƣơng pháp dạy học sẽ giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển
năng lực quan sát, thực hành, khả năng làm việc hợp tác theo nhóm, kỹ năng
diễn đạt qua ngôn ngữ nói và viết… góp phần phát triển năng lực tự học, tác
phong và thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, lòng yêu thích
và say mê khoa học. Nhƣng trên thực tế, tổ chức dạy học theo nhóm chƣa
đƣợc nhận thức và vận dụng tốt trong các môn học.
Phân môn Luyện từ và câu đƣợc học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có
những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho HS. Các em đƣợc mở
rộng, hệ thống hoá vốn từ, đƣợc trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng
2
dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng
kể. Các em thích diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết Thế nhƣng
tƣ duy các em phát triển chƣa hoàn thiện, các em chƣa hiểu nghĩa từ, chƣa
nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành
và phát triển kĩ năng sử dụng TV là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến
thức về từ ngữ, ngữ pháp TV mới học tốt các phân môn TV và các môn học
khác. Sử dụng từ, câu TV giúp trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng, năng lực tƣ duy.
Thông qua các bài Luyện từ và câu, HS đƣợc rèn luyện và phát triển trí tƣởng
tƣợng ngay từ các bài học cụ thể. Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt
câu, sử dụng dấu câu để nói, viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp
tu từ. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đƣa vào ngữ
cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý
thức sử dụng TV văn hoá trong giao tiếp và thích học TV. Tổ chức tốt hoạt
động nhóm trong quá trình học "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em phong phú
vốn từ, biết sử dụng từ ngữ phù hợp với các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các
em chủ động tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Nhƣng làm thế nào để dạy tốt môn Luyện từ và câu lớp 4? Làm thế nào
để gây hƣớng thú đối với các em? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng hoạt
đông nhóm cho HS tiểu học nói chung, HS lớp 4 nói riêng? Đó là một vấn đề
quan trọng đƣợc các nhà giáo dục quan tâm. Là một GV đã trực tiếp giảng
dạy lớp 4 nhiều năm, bản thân tôi rất trăn trở cho chất lƣợng dạy phân môn
Luyện từ và câu nói chung và hiệu quả của hoạt động dạy học theo nhóm
trong phân môn này nói riêng. Vì thế, tôi quyết định chọn vấn đề “Tổ chức
hoạt động nhóm trong giờ Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Dạy học theo nhóm là một trong những hình thức dạy học hợp tác. Đây
không phải là hình thức dạy học mới xuất hiện gần đây, mà nó đƣợc hình
3
thành từ một tƣ tƣởng dạy học có từ lâu trên thế giới. Đó là tất cả cùng làm
việc, chia sẻ thông tin với nhau để đạt đƣợc mục đích cuối cùng.
Những năm gần đây, vấn đề dạy học “Hợp tác nhóm” ở trƣờng học phổ
thông nói chung và tiểu học nói riêng đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm. Có
thể chia các công trình nghiên cứu theo hai hƣớng chính sau:
Hướng thứ nhất: nghiên cứu hoạt động dạy học theo nhóm trong tất
cả các môn học nói chung.
Một số công trình nghiên cứu về học tập theo nhóm có thể kể đến một
số tác giả sau:
- J. Dewey khi nghiên cứu về học tập theo nhóm ông đã cho rằng: chỉ
có làm việc chung mới giúp cho HS có thói quen trao đổi những kinh nghiệm
thực hành, có cơ hội phát triển lí luận và năng lực trừu tƣợng hóa.
- Roger Cousinet lại cho rằng: nếu HS có làm việc chung thành từng
nhóm thì sẽ phù hợp về mặt tâm lí cũng nhƣ về mặt giáo dục.
Hai tác giả trên đã đề cập đến phƣơng pháp học tập theo nhóm tuy
nhiên ở thời điểm đó phƣơng pháp học tập nhóm chỉ đƣợc nhìn nhận ở bình
diện tổng quát, đề cập phƣơng pháp này trong một sinh hoạt chung của một
cơ cấu mới là “Nhà trƣờng hoạt động”.
Các nhà giáo dục sau này đã kế thừa những kết quả nghiên cứu đó để
tiếp tục nghiên cứu về học tập theo nhóm. Các nội dung: khái niệm nhóm,
cách thành lập nhóm, cách phân loại nhóm và các yếu tố chi phối sinh hoạt
của nhóm… đã đƣợc họ đƣa ra và trở thành cơ sở lí luận quan trọng cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo.
Các tác giả Việt Nam cũng đã kế thừa kết quả của các công trình
nghiên cứu nêu trên và đã thu đƣợc những kết quả nhất định về những
phƣơng pháp dạy học theo nhóm.
4
- Năm 1999, khi bàn về dạy học theo nhóm.Tạp chí giáo dục số23/1999.
Phùng Nhƣ Thụy đề cập đến khái niệm bản chất các bƣớc tổ chức dạy học
theo nhóm trong nhà trƣờng.
- Khi tìm hiểu về phƣơng pháp dạy học theo nhóm. Ngô Thị Thu Dung,
Tạp chí Giáo dục số 3 -2001 và số 46 -2002 đã có một số bài về lí luận và khả
năng học theo nhóm của HS. Trong đó tác giả đề cập đến đặc điểm, ƣu điểm,
nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học theo nhóm và khả năng, hứng thú học
tập theo nhóm của HS.
- Nguyễn Hữu Châu trong công trình nghiên cứu “Dạy học hợp tác”,
Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục số 114 năm 2005 đã đƣa ra khái niệm
dạy học hợp tác, các bƣớc tiến hành và đã đƣa ra một số ví dụ minh họa về
dạy học hợp tác.
- Ngô Thị Dung, Một số bài về lí luận và khả năng học theo nhóm của
học sinh, Tạp chí Giáo dục số 46/2003.
- Năm 2007, khi nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học, chƣơng trình
SGK, Trần Bá Hoành (2007) Đổi mới phƣơng pháp dạy học, chƣơng trình và
sách giáo khoa Nxb Đại học Sƣ pham, Hà Nội có đƣa ra phƣơng pháp dạy
học tích cực lấy HS làm trung tâm trong đó dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Trong cuốn Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học (dự án Việt- Bỉ), Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010), Nxb Đại học Sƣ
phạm, Hà Nội đã đề cập phƣơng pháp làm việc nhóm.Tác giả đã nói rõ các
bƣớc hoạt động nhóm, nguyên tác chọn nhóm vá cách tổ chức làm việc nhóm,
cách tổ chức dạy học theo nhóm nhƣ thể nào cho đạt hiệu quả. Ngoài ra còn
có một số tác giả khác với các công trình nghiên cứu về hoạt động hợp tác
trong dạy học nhƣ: Đặng Thành Hƣng (2008), Tương tác hoạt động thầy - trò
trên lớp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Nguyễn Thành Kính (2009) Dạy học
5
hợp tác và vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Tạp chí
Giáo dục (218).
Nhìn chung các công trình nêu trên ở các phƣơng diện khác nhau đã đề
cập đến những vấn đề thuộc về khái niệm, nguyên tắc chon nhóm, ƣu nhƣợc
của hoạt động nhóm. Đây chính là những định hƣớng lí thuyết để chúng tôi áp
dụng tổ chức hoạt động nhóm trong một phân môn cụ thể.
Hướng thứ hai: Nghiên cứu hoạt động nhóm trong tổ chức dạy học
tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu
học (dự án Phát triển GV tiểu học) đã đề cập tới các phƣơng pháp dạy học
phát huy tính tích cực của HS trong dạy học tất cả các môn. Trong phƣơng
pháp thực hành giao tiếp (phần dạy học Luyện từ và câu), hoạt động học tập
theo nhóm đƣợc coi là hình thức học tập có ƣu thế lớn để HS chủ động, tự tin
rèn luyện năng lực giao tiếp.
Tuy nhiên do mục đích của tài liệu là “nhằm cung cấp cho GV và cán
bộ quản lí giáo dục tiểu học ở các cơ quan quản lí giáo dục. Các trƣờng tiểu
học những kiến thức và kĩ năng về đổi mới PPDH nói chung, về PPDH các
môn theo chƣơng trình - SGK ở tiểu học nói riêng”, nên những vấn đề thuộc
về hoạt động nhóm mới chỉ đƣợc các tác giả nhắc đến ở phƣơng diện có tác
dụng trong tích cực hóa hoạt động học tập của HS mà thôi.
Trong cuốn giáo trình Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt ở tiểu học (tài
liệu đào tạo GV tiểu học), Nxb Đại học Sƣ phạm năm 2013 Tác giả Lê
Phƣơng Nga (chủ biên) các tác giả đã đề cặp đến hình thức làm việc nhóm:
tác dụng làm việc theo nhóm. Thế nhƣng, tài liệu này lại chƣa đi sâu vào tổ
chức hoạt động nhóm ở các phân môn cụ thể.
Tác giả cũng không nói rõ với lớp học đông hơn mức quy định thì phải
chia nhóm nhƣ thể nào cho phù hợp. Ví dụ: lớp có 50 HS trở nên, nếu chia
6
lớp thành 2 nhóm thì sẽ quá đông, còn chia thành nhiều nhóm thì không đủ
không gian để thảo luận.
Nhiều cách tổ chức hoạt động nhóm chƣa phù hợp với tình hình lớp học
ở nƣớc ta (diện tích lớp học nhỏ, HS thì đông), nên suốt từ khi triển khai
chƣơng trình năm 2000 đến nay, HS vẫn ngồi học theo từng dãy bàn nhƣ
truyền thống, việc tổ chức hoạt động nhóm chỉ đƣợc thực hiện trong một
trƣờng hợp nhất định. Cách làm này nhiều khi mang tính chất hình thức,
không phù hợp với yêu cầu của phƣơng pháp dạy học tổ chức hoạt động.
+ Tác giả Hoàng Hòa Bình và Nguyễn Minh Thuyết trong công trình
nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học đã cụ thể
phƣơng pháp làm việc nhóm thành các biện pháp: nhóm đôi, nhóm vòng tròn,
khăn trải bàn, phòng tranh, XYZ, mảnh ghép, nhóm tranh luận, ổ bi, bể cá.
Các tác giả đã chỉ rõ cách thức thực hiện và tác dụng của từng biện pháp. Một
số biện pháp có ví dụ minh họa, nhƣng ở rải rác trong các phân môn thuộc các
lớp khác nhau. Vì vậy, chúng tôi coi những kiến thức về biện pháp tổ chức
hoạt động nhóm mà các tác giả nêu trong tài liệu này là những chỉ dẫn lí
thuyết (chúng tôi sẽ trình bày kĩ nội dung từng biện pháp trong phần cơ sở lí
thuyết của đề tài) để chúng tôi áp dụng tổ chức hoạt động nhóm cho HS lớp 4
trong phân môn Luyện từ và câu.
Điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi
thấy: dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm không phải là vấn đề mới mẻ.
Nhƣng xem xét tổ chức hoạt động nhóm trong phân môn Luyện từ và câu ở
một khối lớp thì chƣa có công trình nào đi sâu. Đề tài của chúng tôi đi tiếp
khoảng trống còn bỏ ngỏ đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ học Luyện
từ và câu, chúng tôi nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động giao tiếp của HS
7
trong giờ học TV để mỗi HS ngoài việc đƣợc bộc lộ năng lực của mình còn có
kĩ năng giao tiếp hợp tác với bạn bè để hòa nhập cùng phát triển.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn để xây dựng đƣợc cơ sở lí
luận cho đề tài.
- Tìm ra đƣợc các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm thích hợp với
phân môn Luyện từ và câu đồng thời xác định từng kiểu bài, từng bài cụ thể
trong phân môn này có cách thực hiện quy trình dạy học theo nhóm khác
nhau nhƣ thế nào để từ đó phát huy đƣợc tính tích cực của từng thành viên
trong nhóm và nâng cao hiệu quả dạy học.
- Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những đề xuất
mà luận văn đã tìm ra.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ Luyện
từ và câu lớp 4.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hoạt động theo nhóm trong giờ
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở Trƣờng Tiểu học Ngọc Thanh A và
Trƣờng Tiểu học Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết.
- Phƣơng pháp phân tích, miêu tả.
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát.
- Phƣơng pháp thực nghiệm.
7. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu đề tài nghiên cứu thành công, nghĩa là xác định đƣợc các hoạt
động nhóm thích hợp phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 và tổ chức cho các
8
em thực hành tốt hoạt động nhóm trong các dạng bài khác nhau thì sẽ nâng
cao năng lực hợp tác khi thực hành giao tiếp trong giờ học nói riêng và trong
môi trƣờng giao tiếp của lứa tuổi nói chung. Làm việc theo nhóm thƣờng
xuyên và có hiệu quả sẽ giúp các em thống nhất giữa trách nhiệm cá nhân
(tôi) với trách nhiệm cộng đồng (chúng ta), trong đó mỗi thành viên phải phấn
đấu hoàn thành các mục tiêu cho mình phát triển vốn từ và năng lực dung từ
ngữ của mình.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn.
Chƣơng 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ dạy học các dạng bài
Luyện từ và câu lớp 4.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí thuyết
Hoạt động dạy học theo nhóm, dạy học thông qua trò chơi… là các hoạt
động dạy học mà ngƣời học đƣợc khuyến khích tham gia vào các hoạt động
giao tiếp, tƣơng tác hỗ trợ lẫn nhau càng nhiều càng tốt. Dạy học theo nhóm
là một trong những hình thức dạy học TV theo quan điểm giao tiếp nhằm phát
triển tối đa năng lực giao tiếp cho ngƣời học.
1.1.1. Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Trong ngôn ngữ học, giao tiếp đƣợc khẳng định là một chức năng xã
hội cơ bản của ngôn ngữ. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “giao tiếp là một hoạt
động liên cá nhân, có chức năng truyền đạt những thông tin về sự vật, hiện
tƣợng của thực tế (thông tin miêu tả hay thông tin sự vật) nhằm tạo ra những
biến đổi trong tình cảm, trạng thái tâm lí và hoạt động giữa những ngƣời tham
gia giao tiếp (thông tin liên cá nhân hay thông tin tác động). Nó cũng là nơi
con ngƣời bộc lộ chính mình. Mỗi chức năng trên của giao tiếp đòi hỏi phải
có một loại tín hiệu thích hợp với nó[7, tr.255].
Quan điểm giao tiếp chi phối đến toàn bộ quá trình dạy học TV ở tiểu học:
từ việc xác định mục tiêu môn học, xây dựng chƣơng trình, viết SGK, viết các
tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Trong quá trình dạy học TV theo quan điểm giao tiếp, ngƣời học đƣợc
khuyến khích thực hành giao tiếp, tham gia vào các tình huống hội thoại đa
dạng sinh động càng nhiều càng tốt.
1.1.2. Hội thoại và tương tác trong hội thoại
Các vấn đề về hội thoại và tƣơng tác trong hội thoại, chúng tôi dựa
vào quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu trình bày trong Đại cƣơng ngôn
10
ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. Sau đây là những nội dung cơ
bản của lí thuyết này.
a) Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, căn bản, phổ biến của
ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các
hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều đƣợc giải thích dựa vào hình
thức hoạt động căn bản này
b) Tương tác trong hội thoại
- Khái niệm: Sự tƣơng tác là hiện tƣợng các thoại nhân ảnh hƣởng lẫn
nhau. Tác động đến cách ứng xƣ của từng ngƣời trong quá trình hội thoại.
- Trong hội thoại nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tƣơng tác
(interactants). Họ tác động lẫn nhau về mọi phƣơng diện, đối với ngữ dụng
học quan trọng nhất là tác động đến lời nói (và ngôn ngữ) của nhau. Liên
tƣơng tác trong hội thoại trƣớc hết là liên tƣơng tác giữa các lƣợt lời. Nhƣ thế
lƣợt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phƣơng tiện sử dụng để gây ra tác
động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của
ngƣời nói và ngƣời nghe.
- Hội thoại có thể ở hai cực: điều hòa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vƣớng
mắc (tiêu biểu là các cuộc cãi lộn).
- Trong quá trình hòa phối mỗi nhân vật thực hiện sự tự hòa phối tức là
tự mình điều chỉnh thái độ, hành động, lƣợt lời của mình theo từng bƣớc của
cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống
hội thoại đang diễn ra.
- Giữa các nhân vật tƣơng tác có sự liên hòa phối (inter-syn-chronisation)
có nghĩa là phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật.
- Trong quá trình tƣơng tác còn có những cặp trao đáp củng cố và sửa
chữa. Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc quan hệ giữa ngƣời
trong cuộc để cuộc tƣơng tác đạt hiệu quả.
11
1.1.3. Khái quát về phương pháp làm việc theo nhóm
1.1.3.1. Khái niệm dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm đƣợc hiểu là cách dạy học, trong đó các HS đƣợc
chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà GV
đặt ra, từ đó giúp HS tiếp thu đƣợc một kiến thức nhất định nào đó, nhằm
giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy
của HS, phát triển nhân cách HS.
1.1.3.2. Ưu điểm dạy học theo nhóm
- Học tập theo nhóm tạo môi trƣờng thuận lợi giúp cho HS có cơ hội phát
biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới.
những HS yếu kém này có cơ hội đƣợc học tập ở những bạn giỏi hơn và những
HS khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải giúp đỡ các
bạn yếu hơn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Hình thành cho các em tình thần tự
chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động.
- Học tập theo nhóm giúp HS phát triển năng lực xã hội. giúp HS phát
triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng
bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫ. v.v. Học tập theo nhóm giúp những
HS nhút nhát, thiếu tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trƣớc tập thể.
Học tập theo nhóm giúp HS phát triển năng lực hoạt động. HS có cơ
hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh… HS
biết giải quyết các vấn đề và tình huống, trong học tập một cách phù hợp, hiệu
quả và sáng tạo và từ những vấn đề tình huống đó HS sẽ rút ra đƣợc những
kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân.
Theo A.T.Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phƣơng pháp học
tập mà theo phƣơng pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác
với nhau trong học tập”.
Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong đó GV tổ chức cho HS
hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhằm đạt đƣợc mục tiêu học tập.
12
Tính hợp tác là đặc điểm nổi trội của hoạt động nhóm.
1.1.3.3. Các tiêu chí phân loại nhóm
Cách chía nhóm trong học tập tại lớp sao cho thích hợp và đạt hiệu quả
cao cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Thành lập nhóm học tập phải phù hợp với từng môn học, từng
chƣơng, từng chủ đề, phù hợp với trình độ học lực và các điều kiện thực tế
khác. Vấn đề số lƣợng các thành viên trong nhóm, cách sắp xếp, phân bố vị trí
chỗ ngồi của các thành viên, khoảng cách giữa GV và HS, giữa các nhóm với
nhau… ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của dạy học theo nhóm.
- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và nội dung của một cuộc thảo luận
học tập tại lớp. Lập kế hoạch bài học sao cho nội dung thảo luận tại lớp có
liên quan đến những kiến thức và kiến thức cơ bản mà HS cần nắm trƣớc khi
bắt đầu cuộc thảo luận. Giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng cho từng nhóm tùy
vào mức độ khó của vấn đề và đặc điểm của từng nhóm.
- Tạo không khí cởi mở, thoải mái trong tiến trình chia nhóm thảo luận.
Khuyến khích HS tự chuẩn bị một cách thích hợp và tự do trình bày ý kiến.
1.1.3.4. Các nguyên tắc chia nhóm
Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ: mục
tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ học; thời
gian tiết học; phụ thuộc vào kĩ năng làm việc của nhóm HS; phụ thuộc vào
mức độ quen biết giữa các HS trong lớp. Có rất nhiều cách hình thành nhóm
học tập theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất
trong cả năm học. Sau đây là một số nguyên tắc chọn hình thức nhóm:
a) Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập
Căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể mà phân môn Luyện từ và câu cần
dạy cho HS lớp 4, chúng tôi thấy: hoạt động dạy học MRVT vừa có nhiệm vụ
cung cấp từ mới, vừa có nhiệm vụ rèn cho HS khả năng huy động vốn từ đồng
thời rèn cho HS sử dụng từ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Đây là các nhiệm vụ
13
tƣơng đối nặng với GV và HS, vì vậy để huy động vốn từ cá nhân của từng
HS và tạo điều kiện thuận lợi các em bổ sung vốn từ cho nhau. GV nên chia
nhóm từ 4 em trở lên, nhƣng cũng không nên chia nhóm quá lớn. Ví dụ lớp có
hai dãy bàn thì chia mỗi dãy một nhóm là không đƣợc. Vì nhóm nhiều HS
quá, mỗi HS không kịp nêu ý kiến riêng của mình.
Các bài học lí thuyết với nhiệm vụ chủ yếu là dạy cho HS tìm hiểu về
cấu tạo tiếng, tìm hiểu về phƣơng thức cấu tạo từ, những kiến thức sơ giản về
danh từ, động từ, tính từ gắn với các tình huống sử dụng, một số kiến thức sơ
giản về các kiểu câu theo mục đích nói.
Ở lớp 2-3, HS chủ yếu thực hành về từ và câu, lên lớp 4 các em mới
đƣợc tìm hiểu các kiến thức sơ giản về cấu tạo tiếng, cấu tạo từ, khái niệm các
từ loại cơ bản và một số kiểu câu phân theo mục đích nói. Các kiến thức nói trên
đƣợc yêu cầu trình bày cho HS theo hƣớng thực hành phục vụ các mục đích giao
tiếp hơn là những kiến thức phân loại hàn lâm. Vì thế việc chia nhóm nên nhỏ
gọn, HS trao đổi trong nhóm 2, hoặc tối đa là 3 nếu HS ngồi bàn 3.
Ví dụ : Khi dạy HS có kiến thức sơ giản về danh từ chung và danh từ
riêng, GV có thể cho HS hoạt động nhóm ngay khi làm các bài tập trong mục
I Nhận xét. Nhiệm vụ của các bài tập này nhằm giúp HS hiểu: danh từ chung
là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ
riêng luôn luôn đƣợc viết hoa. Việc chia nhóm hai rất thuận lợi để GV tổ chức
hoạt động nhóm trong hình thức trò chơi nhanh, đơn giản. (Ví dụ: một HS là
danh từ chung, một HS là danh từ riêng. Cô giáo chỉ vào HS là danh từ chung,
em đó phải nói đƣợc: “em là tên của một loại sự vật”, chỉ vào HS là danh từ
riêng, em đó nói nhanh: “em là tên riêng của một sự vật, tên em phải viết
hoa”…).
Tƣơng tự, khi GV hƣớng dẫn HS làm bài tập trong mục I Nhận xét, bài
Động từ nên chia nhóm hai, bài Tính từ nên chia nhóm 3.
14
Với các bài học về câu, HS đƣợc rèn luyện năng lực sử dụng các kiểu
câu theo các tình huống giao tiếp cho phù hợp và lịch sự, vì thế việc phân chia
các nhóm cần căn cứ vào nhiệm vụ học tập, vào ngữ cảnh giao tiếp phù hợp
với mỗi dạng bài tập. Ví dụ khi dạy bài Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu,
đề nghị hoặc bài Cách đặt câu khiến, để nhiều HS đặt đƣợc các câu cầu khiến
phù hợp với các tình huống và đảm bảo phép lịch sự GV nên lựa chọn hình
thức nhóm 4 hoặc 6. Các em sẽ thảo luận trong nhóm, nêu tình huống, đặt các
câu khác nhau. Hình thức nhóm này giúp các em học tập đƣợc nhiều mẫu câu
của nhau.
b) Hình thức nhóm phụ thuộc vào biện pháp nhóm mà GV chọn
- Biện pháp “nhóm đôi” cần 2 thành viên; biện pháp nhóm “vòng tròn”
cần 4 - 5 HS, biện pháp “phòng tranh” cần 4 đến 8 thành viên.
- Biện pháp “nhóm vòng tròn” cần từ 4 đến 6 HS.
c) Hình thành nhóm theo vị trí không gian
Các lớp học ở các địa phƣơng khác nhau, do điều kiện cơ sở vật chất khác
nhau, loại bàn, kích cỡ bàn khác nhau nên việc chọn hình thức nhóm một mặt
cần căn cứ theo nhiệm vụ học tập, theo các biện pháp dạy học theo nhóm mà GV
đã lựa chọn, nhƣng cần linh hoạt theo thực tế không gian lớp học. Điều này hết
sức chú ý với GV khi chọn các nhóm có số lƣợng nhiều HS tham gia.
d) Hình thành nhóm theo quy tắc ngẫu nhiên
Để thay đổi không khí làm việc và để tạo tính khác quan cho hoạt động
chia nhóm, GV có thể dựa theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Một số cách thực hiện
theo nguyên tắc này nhƣ sau:
+ Xếp nhóm ngẫu nhiên theo số thứ tự
HS đếm lần lƣợt từ 1 - 5 thành lập một nhóm hoặc cho HS đếm lần lƣợt
1,2,3,4,5. Sau đó, GV gọi tất cả HS số 1 vào thành một nhóm, số 2 vào thành
một nhóm, số 3, 4, 5 tƣơng tự nhƣ vậy.
15
Xếp nhóm ngẫu nhiên theo màu sắc: GV chia nhóm bằng cách chia
cho HS những mảnh giấy nhỏ, HS nào có cùng màu vào một nhóm. Tuy theo
số lƣợng HS trong lớp và mục đích chia nhóm (mấy nhóm) để chuẩn bị số
lƣợng giấy màu.
+ Xếp nhóm ngẫu nhiên theo biểu tƣợng: GV có thể cho HS dùng biểu
tƣợng hình học, các loại hoa, con vật. Những HS có cùng biểu tƣợng sẽ vào
một nhóm. Với cách chia nhóm nhƣ thế này các nhóm thƣờng chênh lệch, GV
không dự đoán đƣợc sự lựa chọn của HS. Vì vậy, thực tế GV thƣờng sử dụng
chia nhóm rồi đặt tên nhóm có thể là biểu tƣợng trên.
+ Xếp ngẫu nhiên theo nhóm ghép hình: Xé nhỏ một bức tranh. HS
đƣợc phát các mẫu xé nhỏ, những HS có mảnh ghép thành bức tranh sẽ tạo
thành một nhóm.
Ngoài ra những hình thức chia nhóm theo giới, theo nơi ở của HS…
cũng có thể xếp vào hình thức chia nhóm ngẫu nhiên.
e) Hình thành nhóm theo mức độ hiểu biết, thói quen làm việc của HS
Đây là kiểu lập nhóm hỗn hợp gồm nhiều trình độ. GV căn cứ vào danh
sách HS đã đƣợc xếp từ yếu, trung bình đến khá giỏi mà chia nhóm sao cho
các nhóm có các trình độ yếu , trung bình khá giỏi tƣơng đƣơng nhau.Tránh
trƣờng hợp nhóm toàn nam hoặc toàn nữ và cũng không nên để các em không
hợp nhau ở cùng một nhóm.
* Khi sắp xếp nhóm làm việc GV cần cân nhắc những điều sau:
- Nhóm đồng nhất hay nhóm đa dạng: Nhóm đồng nhất có thể đƣợc tổ
chức với mục tiêu cung cấp một vài những kĩ năng đáp ứng với mục tiêu
chuyên biệt nào đó. Kinh nghiệm chỉ ra rằng nhóm hoạt động có kết quả là
nhóm có các thành phần với năng lực đa dạng: trình độ nhận thức cao, trung
bình và yếu; đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi
trƣờng sống. Nói cách khác phải có cả giỏi, yếu, khá, với nhóm nhƣ vậy,
mỗi vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn.
16
- Là ai chọn, HS chọn hay GV chọn? Nếu để HS tự chọn, thông thƣờng
chúng sẽ chọn những bạn có cùng trình độ nhận thức hoặc hoàn cảnh kinh tế,
nhận thức xã hội vào nhóm của mình. Nhƣ vậy là nhóm sẽ không thuần khiết,
hiệu quả hợp tác sẽ không cao. Do vậy GV cần lựa chọn cho các em. Tuy
nhiên cũng cần cân nhắc ý kiến của các em. Có thể tiến hành nhƣ sau: cho hai
em hợp nhau vào cũng một nhóm bằng cách yêu cầu các em đề tên 3 bạn
mình thích vào nhóm của mình. Từ danh sách 3 HS này, GV có thể bổ sung
thêm sao cho nhóm phải là nhóm đa dạng.
Thời gian duy trì nhóm sao cho các thành viên trong nhóm đủ để hiểu
nhau và có đƣợc những kĩ năng cần thiết nhất định, nhƣng cũng không nên để
nhóm quá hiểu nhau dễ sinh ra tình trạng trì trệ, thiếu năng động dựa dẫm vào
nhau. Do vậy GV cần tạo ra nhóm mới. Ngoài ra, khi các nhóm cũ có vấn đề
và hoạt động kém hiệu quả thì GV cũng cần cân nhắc tạo ra nhóm mới. Nếu
không lập ra nhóm mới HS sẽ không đƣợc học các kĩ năng cần thiết cho việc
giải quyết vấn đề, trong quá trình hợp tác với bạn bè. Việc HS đƣợc hợp tác
cùng nhóm với tất cả các bạn trong một lớp, sau một kì học hay năm học là
điều hết sức có ý nghĩa. Nó giúp cho công việc xây dựng trong các em cảm
nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, mang lại cho các em nhiều cơ hội
để thực hành các kĩ năng cần thiết cho việc hoạt động trong các nhóm mới.
HS có cơ hội để thực hành và phát triển cá nhân. HS có cơ hội giao tiếp với
nhau nhiều nét tính cách riêng, khác nhau Điều đó làm tăng ý nghĩa giao
lƣu, giao tiếp, mở rộng và nâng cao kiến thức năm học. Tránh việc đánh giá
thấp sức mạnh của nhóm học tập đa dạng trong công việc nâng cao chất lƣợng
học tập, sự phong phú tích cực tham giá của mọi thành viên.
1.1.3.5. Các biện pháp tổ chức nhóm hoạt động học tập.
Dựa trên khả năng và đặc điểm của HS, điều kiện học tập và mục
tiêu cần đạt được, chúng tôi đã chọn một số biện pháp dạy học theo nhóm mà
17
tác giả giáo trình Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học đã nêu
làm cơ sở lí thuyết cho việc triển khai các nhiệm trong luận văn của mình.
+ Biện pháp “nhóm đôi”
Nhóm đôi là nhóm có hai HS. Thông thƣờng, đây là những HS ngồi
cạnh nhau trong lớp học, vừa làm việc độc lập, vừa trao đổi với nhau khi cần
thiết. Ƣu điểm của nhóm đôi là tổ chƣc hoạt động học nhanh, gọn. Hạn chế
của biện pháp này là HS dễ thỏa hiệp với nhau.
+ Biện pháp “nhóm vòng tròn”
“Nhóm vòng tròn” là cách tổ chức nhóm trong đó có khoảng 4-6 HS
ngồi quanh một bàn vừa làm việc độc lập vừa trao đổi với nhau khi cần thiết.
+ Biện pháp “khăn trải bàn”
Gọi cách tổ chức này là “khăn trải bàn” là vì kết quả hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm đƣợc trình bày trên một tờ giấy to giống nhƣ một chiếc
khăn trải bàn. Các HS trong nhóm, mỗi ngƣời ngồi ở một vị trí xung quanh,
làm việc độc lập, ghi ý kiến riêng vào phần “góc khăn” của mình. Cả nhóm
thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
+ Biện pháp “phòng tranh”
Biện pháp kĩ thuật này giống nhƣ biện pháp “khăn trải bàn”, chỉ khác ở
hình thức thể hiện. Mỗi HS ghi ý kiến riêng rồi đính lên bàn, lên tƣờng ,
giống nhƣ một phòng tranh. Cả nhóm tham quan “phòng tranh”, lần lƣợt nghe
tác giả từng bức tranh giới thiệu rồi cùng trao đổi, thống nhất ý kiến.ý kiến
của mình
+ Biện pháp “ XYZ”
“XYZ” là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận
nhóm. X là số thành viên trong nhóm,Y là số ý kiến mỗi ngƣời cần đƣa ra, Z
là thời gian tính bằng phút cho mỗi thành viên. Chẳng hạn, nếu XYZ là 522
thì hoạt động nhóm diễn ra nhƣ sau:
18
Mỗi nhóm 5 HS, mỗi HS viết 2 ý kiến trên một tờ giấy trong 2 phút.Về
cách giải quyết một vấn đề, chuyển cho bạn bên cạnh, tiếp tục cho đến hết
thành viên trong nhóm là vừa 10 phút. Nhóm trƣởng tổ chức thảo luận đánh
giá các ý kiến.
+ Biện pháp “mảnh ghép”
“Mảnh ghép” là biện pháp tổ chức hoạt động hợp tác liên nhóm. Mỗi
nhóm đƣợc giao một nhiệm vu riêng và sau khi hoàn thành sẽ cử đại diện
cùng các đại diện nhóm khác lập thành nhóm ghép để giải quyết toàn bộ
nhiệm vụ.
Biện pháp mảnh ghép đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, nhóm chuyên sâu làm việc
Giai đoạn 2, nhóm ghép làm việc
Sơ đồ kĩ thuật “mảnh ghép”
+ Biện pháp “nhóm tranh luận”
Áp dụng biện pháp nhóm tranh luận là tổ chức những nhóm có quan
điểm đối lập nhau, hoặc khác nhau ở mức độ nhất định để cùng cùng xem xét
,một vấn đề với cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn.
Giai đoạn1 (…) B A
Nhóm chuyên
sâu
Giai đoạn 2
Nhóm mảnh
ghép
… II I
HS
HS
HS.
.
HSB
HSB
HSB
HSA
HSA
HSA
HS
HSB
HSA
AA
HS.
.
HSB
HSA
HS
>>
HSB
HSA
19
Cách tổ chức nhóm tranh luận: Chia nhóm theo các quan điểm; từng
nhóm trao đổi thảo luận; mỗi nhóm cử đại diện trình bày quan điểm của nhóm
mình và phản bác quan điểm của nhóm khác ; cả lớp thảo luận, thống nhất ý
kiến.
+ Biện pháp “ổ bi”
Là cách tổ chức hoạt động liên nhóm theo hình thức: HS đƣợc chia
thành 2 nhóm ngồi thành hai vòng tròn đồng tâm nhƣ hai vòng của một ổ bi
và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể lần lƣợt nói chuyện với
các HS khác.
+ Biện pháp “bể cá”
“Bể cá” là hình thức hoạt động kết hợp thảo luận nhóm với đánh giá về
hoạt động ấy. Một nhóm HS ngồi giữa lớp thảo luận với nhau, còn những HS
khác ngồi xung quanh theo dõi cuộc thảo luận và đánh giá nhận xét. Cuộc
thảo luận khi nó kết thúc.
Trong quá trình thảo luận, ngƣời quan sát và ngƣời thảo luận sẽ thay
đổi vai trò cho nhau.
Biện pháp chỉ giống nhƣ một định hƣớng theo khuôn mẫu cái quan
trọng ở đây chính là vai trò của ngƣời GV. Trong dạy học hiện đại, đặc biệt
với dạy học bằng cách chia nhóm tại lớp, vai trò cua ngƣời GV hết sức quan
trọng. GV không còn là ngƣời truyền đạt những kiến thức có sẵn, cung cấp
chân lí có sẵn mà vừa là ngƣời tổ chức, định hƣớng, hƣớng dẫn. GV vừa là
ngƣời nghe, là ngƣời phân xử, ngƣời cố vấn, động viên, cổ vũ hoạt động của
các nhóm. GV làm việc theo nguyên tắc dân chủ, hợp tác, tƣơng trợ và tôn
trọng lẫn nhau. Ngƣời GV phải làm sao tạo những điều kiện thuận lợi nhất để
học tập trong nhóm, giúp họ cảm thấy tự tin phát huy cao năng lực, trí tuệ của
mình nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. GV phải biết cách đặt ra vấn đề,