Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 129 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2






NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO






KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
C
ỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM






HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO



KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH
VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Lý Hoài Thu






HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô trong phòng Sau đại học - trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và đặc biệt là
cô giáo - PGS.TS. Lý Hoài Thu đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt
tình để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Thảo
























LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Thảo




















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 9
7. Cấu trúc luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ
VÃNG CỦA CHU LAI TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU NĂM 1975 10
1.1.Tiểu thuyết và những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết 10
1.2. Diện mạo của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng về đề
tài chiến tranh sau năm 1975 14

1.2.1. Khái quát về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam trước năm
1975 14
1.2.2. Diện mạo của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói chung
về đề tài chiến tranh sau năm 1975 19
1.3. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai –
sự tiếp nối đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 24
1.3.1. Một số nét về nhà văn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 24
1.3.2. Một số nét về nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng 27
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG
CỦA CHU LAI 32

2.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 32
2.2. Các mô hình không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai 36
2.2.1. Không gian chiến trường 37
2.2.2. Không gian thời hậu chiến 42
2.2.3. Không gian đời tư 45
2.2.4. Không gian tâm linh, huyền ảo 54
2.3. Những biểu tượng trùng phức và ám ảnh – điểm nhấn của không gian
nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng 61
2.3.1. Không gian của những cánh rừng, nấm mộ và bóng đêm 61
***Khác với Chu Lai, Bảo Ninh còn sử dụng dày đặc các biểu tượng mưa,
lửa để tạo dựng không gian nghệ thuật về nỗi buồn chiến tranh 64
2.3.2. Không gian ngôi nhà – biểu tượng cho niềm khát khao một cuộc
sống yên bình, hợp lẽ tự nhiên 66
CHƯƠNG 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG
CỦA CHU LAI 69
3.1. Khái lược chung về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 69

3.2. Các dạng thức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai 72
3.2.1. Thời gian lịch sử - sự kiện 72
3.2.2. Thời gian đồng hiện 75
3.3. Cách thức biểu hiện thời gian tiêu biểu trong Nỗi buồn chiến tranh và
Ăn mày dĩ vãng 80
3.3.1. Nỗi buồn chiến tranh: Thời gian quá khứ qua dòng kí ức và hoài
niệm 80
3.3.1.1. Dòng kí ức về những người thân trong gia đình 81

3.3.1.2. Dòng kí ức về đồng đội 84
3.3.1.3. Dòng kí ức về tình yêu và tuổi trẻ 93
3.3.2. Ăn mày dĩ vãng: Thực tại ăn mày quá khứ hào hùng trong hành
trình đi tìm dĩ vãng 103
3.3.2.1. Hành trình đi tìm dĩ vãng về đồng đội 105
3.3.2.2. Hành trình đi tìm dĩ vãng về tình yêu 108
*** Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai 111
KẾT LUẬN 114
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118



















1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sau năm 1975 đất nước chuyển sang một trang sử mới với biết bao vấn
đề phức tạp của thời hậu chiến song dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ
vẫn còn đọng lại rất sâu sắc trong tâm khảm những người bước ra từ cuộc
chiến tranh khốc liệt này và nó còn ám ảnh cả những thế hệ sinh ra sau chiến
tranh. Văn học thời hậu chiến dần mở rộng đề tài sang những vùng hiện thực
mới. Tuy vậy, bên cạnh mảng văn học viết về đề tài xây dựng kinh tế, về đời
sống thế sự, văn học viết về chiến tranh vẫn có vị trí quan trọng. Nhưng có
một điều khác biệt, đó là, khi hòa bình lập lại người ta có dịp nhìn nhận lại
chiến tranh một cách toàn diện nhất. Có thể liệt kê rất nhiều tác phẩm được
chú ý như: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Đất trắng của Nguyễn Trọng
Oánh, Ông cố vấn – Hồ sơ một điệp viên của Hữu Mai, Năm 1975 họ đã
sống như thế, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Đại tá không biết đùa của
Lê Lựu, Lạc rừng, Lính trận của Trung Trung Đỉnh…và đặc biệt là Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
1.2. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai có

thời điểm xuất hiện gần nhau và đều được dư luận quan tâm đánh giá cao. Nỗi
buồn chiến tranh đã đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991,
còn Ăn mày dĩ vãng đã dành được hai giải thưởng văn học (Giải A của hội
đồng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang Hội nhà
văn năm 1993, Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng năm 1994), hai giải sân
khấu và vài giải điện ảnh. Đặt trong mạch vận động của văn xuôi chiến tranh
sau năm 1975, hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày
dĩ vãng của Chu Lai là những thành công vượt trội.
Bảo Ninh và Chu Lai đều là những người lính trực tiếp chiến đấu trước
khi trở thành nhà văn. Những năm tháng vào sinh ra tử ở chiến trường Tây
2


Nguyên (Bảo Ninh) và ở vùng ven đô Sài Gòn (Chu Lai) đã để lại dấu ấn sâu
sắc trong tâm hồn mỗi người và cho họ vốn sống phong phú về số phận con
người ở nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ là gang tấc. Vì thế viết
về đề tài chiến tranh sẽ là thế mạnh của họ và không gian – thời gian nghệ
thuật khi về viết về đề tài này được họ thể hiện một cách độc đáo trong các
tác phẩm. Trong số đó phải kể đến hai tác phẩm thành công hơn cả của Bảo
Ninh và Chu Lai là Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng.
1.3. Nhìn lại chặng đường đã qua, ta thấy có nhiều ý kiến bình luận khác
nhau, nhiều nghiên cứu đánh giá khác nhau về hai cuốn tiểu thuyết và hầu hết
đều khẳng định vị trí quan trọng của chúng trong đời sống tiểu thuyết đương
đại. Những công trình nghiên cứu tuy nhiều nhưng mới dừng lại chủ yếu ở
vấn đề miêu tả chiến tranh ở góc độ cá nhân thân phận con người, về việc sử
dụng kết cấu dòng ý thức độc đáo mới lạ, thủ pháp đồng hiện nối liền quá khứ
và tương lai… Sự độc đáo về không gian – thời gian nghệ thuật tuy đã được
đề cập nhưng còn tản mạn, riêng lẻ và còn có nhiều hướng mở ra để người
nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.
Có thể thấy Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng đã thành công

rất lớn khi thể hiện không gian – thời gian nghệ thuật với những cách tân táo
bạo làm nền tảng cho các sáng tác đổi mới về sau, đồng thời góp phần thúc
đẩy sự phát triển của thi pháp tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chính vì vậy
việc xem xét lại một cách toàn diện không gian – thời gian nghệ thuật của hai
tác phẩm này là rất quan trọng, góp phần khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò
hàng đầu của Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng trong dòng chảy của
văn xuôi nói chung, tiểu thuyết chiến tranh nói riêng trong tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn với nhan đề Thân phận của tình
yêu, tác phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng trong dư luận. Một năm
3


sau đó tác phẩm của Bảo Ninh đã được tái bản với nhan đề do chính tác giả
đặt lại Nỗi buồn chiến tranh và được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt
Nam. Khác với những tiểu thuyết được trao giải trong năm này (Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của
Dương Hướng), sự lựa chọn của hội đồng xét giải dành cho tác phẩm của Bảo
Ninh đã khiến cho Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong những tác phẩm
được lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất. Tính phức tạp của những đánh giá về
tác phẩm được thể hiện ngay trong cuộc tọa đàm về cuốn tiểu thuyết do Hội
nhà văn và tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một loạt các bài
viết sau tọa đàm.
Trong cuộc thảo luận về cuốn tiểu thuyết, ban tổ chức đã nhận định:
“Đây là một trong số ít những tác phẩm được dư luận chú ý và đã gây ra
nhiều luồng ý kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau”. Nguyễn
Phan Hách khen: “Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp
lắm, chi tiết tuyệt vời và gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi

bóng dáng của một tác phẩm lớn”. Còn giáo sư Trần Đình Sử lại nhận xét:
“Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể nhiều mặt cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại”. Lê Quang Trung thì khẳng định: “Tác giả cố gắng là người không chịu
đi trên lối mòn, có sự kết hợp giữa tính chân thực và huyền thoại. Tất cả
thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật…”.
Trên báo Văn nghệ số 43, 44, 47 năm 1991 liên tục có các bài viết về
Nỗi buồn chiến tranh như Nguyễn Khắc Phê với Đôi điều quanh ba tiểu
thuyết được giải, Đỗ Ngọc Thống với bài Viết về một xu hướng tiếp cận tác
phẩm.
Tiến sĩ mĩ học Đỗ Văn Khang lại chính thức phủ nhận không thương
tiếc giá trị của tác phẩm. Trên báo Văn nghệ số 43 ngày 26 tháng 10 năm
1991 với bài Nghĩ gì khi đọc thân phận của tình yêu ông viết: “… Tác phẩm
có cảm hứng chủ đạo là rối bời, bất định, tư tưởng rõ rang là hoang mang, dễ
4


rơi vào phủ định”. Cách tiếp cận như thế được xem là chưa xác đáng và còn
phiến diện.
Bên cạnh một số nhận xét phủ định giá trị Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh, nhìn chung cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao từ các nhà nghiên
cứu phê bình và đọc giả. Đó cũng là xu hướng đánh giá chung của các nhà
nghiên cứu hiện thời.
Trong cuốn Thi pháp hiện đại, với bài viết Thân phận tình yêu của
Bảo Ninh tác giả Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về tác phẩm, về ngôn từ nghệ
thuật cũng như vai trò của nhà văn: “Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn
chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối
thoại… là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới”. Tác
giả Nguyễn Đăng Điệp với bài Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh (In trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch
sử) đã có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật dòng ý thức – một thủ pháp

trần thuật rất đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này: “Ở Việt Nam, cũng từng
có một số nhà miêu tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến Nỗi buồn chiến
tranh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc
nghệ thuật chi phối cách tổ chức của tác phẩm” [17].
Bên cạnh đó, một số bài viết trong công trình hợp tuyển những bài
nghiên cứu văn học với tiêu đề Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề
nghiên cứu giảng dạy cũng quan tâm tới tác phẩm ở nhiều bình diện khác
nhau. Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay – logic quanh co
của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng cho rằng: “Về
thành tựu nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu cao nhất của văn
học đổi mới…” [43]. Phạm Xuân Thạch ở bài Nỗi buồn chiến tranh viết về
chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới
bút pháp thì nhấn mạnh: “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng nghệ
thuật của nhà văn đi trước một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ tiểu thuyết
hiện thực truyền thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lý” [50].
5


Trên một số tạp chí văn học và trang wed cũng đã xuất hiện một số các
bài viết về tác phẩm này. Chẳng hạn bài Hiện tượng phân rã cốt truyện
trong phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu của Lưu Thị Thu Hà, bài Về
nhân vật Phương, Người phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi
buồn chiến tranh của Đoàn Cầm Thi trên trang wed Evan.com.vn… Và đặc
biệt liên quan trực tiếp đến một phần của luận văn có bài viết Thời gian trong
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh của Đào Duy Hiệp trên tạp chí nghiên
cứu văn học số 8 – 2007. Tuy nhiên bài viết mới chỉ ra được thời gian nghệ
thuật mà chưa tìm hiểu sâu sắc không gian nghệ thuật và mối quan hệ giữa
không – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm – điều mà tác giả luận văn muốn
hướng tới trong công trình nghiên cứu này.
2.2. Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Ra đời sau Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai dường
như có số phận suôn sẻ hơn nhiều. Nó ít gặp phải nhiều tranh cãi như cuốn
tiểu thuyết của Bảo Ninh. Khi công bố giải thưởng văn học về đề tài chiến
tranh cách mạng và lực lượng vũ trang tuyển chọn trong ba năm (1991 –
1993), nhà văn Xuân Thiều với cương vị chủ tịch Hội đồng xét giải cho rằng:
“Để viết được tác phẩm này, dường như Chu Lai phải vật vã quặn đau như
người trở dạ. Cái tâm huyết của tác giả được phơi bày ra, y như người đọc có
thể nghe rõ tiếng kêu tha thiết và đau đớn, rằng, hỡi con người đương đại và
cả mai sau, hãy tĩnh tâm lại, không được bỏ quên quá khứ hào hùng, chứa
đầy máu và nước mắt của cả một dân tộc. Có thể gọi tác phẩm này đầy chất
lính, giọng văn băm bổ, sôi động, các thứ tình cảm suy tư đều đẩy đến tận
cùng. Cốt truyện có pha chút li kỳ bí hiểm kiểu kiếm hiệp, đọc rất cuốn hút.
Có những chương, những đoạn anh viết về chiến trường hết sức linh động,
nếu không là người trong cuộc, không dựng lại không khí một địa bàn chiến
đấu khá đặc biệt này…. Ăn mày dĩ vãng cũng có chỗ chưa hoàn mỹ. Chính
cái giọng văn băm bổ sôi động ấy, chính cái cách đầy tình cảm, tư duy đến
tận cùng ấy lại tạo ra cái mặt trái khác bởi tính thái quá. Đấy là sự cường
6


điệu trong xử lý tình tiết, sự lộng ngôn trong văn bản. Và cũng vì say sưa
trong cốt truyện, tác giả đã thiếu chặt chẽ trong lý giải tính cách nhân vật của
mình. Từ bỏ quá khứ với một người dũng cảm trung hậu như Ba Sương, quả
thật không thể là điều quá dễ dàng. Dù sao đây cũng là cuốn tiểu thuyết sáng
giá về chiến tranh và người lính, với tầm tư tưởng đúng đắn và trong sáng rất
đáng trân trọng, khích lệ” [55].

Trong bài Một vài cảm nhận sau khi đọc Ăn mày dĩ vãng, tác giả
Xuân Trường đã đánh giá về cuốn tiểu thuyết của Chu Lai: “Cuộc chiến tranh
mà Chu Lai viết lại đó chính là cuộc chiến tranh thật anh dũng và quá nhiều

đau thương mất mát. Nhưng cái mất mát lớn nhất đó là sự ích kỷ, sự chia rẽ,
kỳ thị dân tộc và sự hèn nhát vẫn cứ len lỏi trong hàng ngũ những người cách
mạng làm cho những người anh dũng, gan dạ đánh giặc mù trời một thời
ngang dọc như Hùng, Tám Tính, Tuấn, Ba Thành… bị vứt ra ngoài lề xã hội
ngay sau cuộc chiến”. [60].
Bài viết Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai trên báo
Văn nghệ số 7/1992 đã quy tụ nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà thơ nghiên
cứu về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, chỉ ra những thành công và đôi điều hạn
chế của tác phẩm.
Tác phẩm cũng được chọn làm đối tượng nghiên cứu của một số luận
văn Thạc sĩ ở trường Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm Hà Hội 2
như: Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh
sau năm 1975 (tác giả Bùi Thị Hương), Quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết chiến tranh sau năm 1975 (Nguyễn Thị Ngọc Diệp), Đề tài
chiến tranh trong tiểu thuyết của Chu Lai (Phạm Thúy Hằng), Thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai (Tạ Thị Thanh Thủy)… Nhìn chung, mỗi
luận văn đã đề cập tới một vài phương diện cụ thể của tác phẩm như: Cảm
hứng, cái nhìn hiện thực về con người, quan niệm nghệ thuật về con người,
một số kiểu loại nhân vật….Các tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét xác
đáng, ví dụ, Bùi Thị Hương trong đề tài Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu
7


thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau năm 1975 cho rằng trong Ăn mày dĩ
vãng, “Tác giả nhìn cuộc chiến tranh bằng cái nhìn bi tráng, qua cái bi thể
hiện chất tráng. Bởi vậy bức tranh chiến trận sinh tử khó lường, thương vong
ngút trời vẫn có cái hào sảng riêng của nó. Ở môi trường bất thường này có
thể có niềm vui, nỗi buồn, có yêu thương và lòng căm thù, có lòng dũng cảm
và tính đớn hèn, có lòng trung thành và những phút giây xao động. Và trong
sự tồn tại đồng hành giữa phần bóng tối và ánh sáng, cái phi nhân và điều

chính nghĩa vẫn cháy lên niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của cái tốt,
cái đẹp… Vì thế mặt trái của chiến tranh được phơi bày thì đồng thời vẻ đẹp
của con người, của cuộc chiến cũng được khẳng định” [25, tr.69]. Nguyễn
Thị Ngọc Diệp nhận xét về cách miêu tả sự hy sinh của người lính: “Vẫn là
hình ảnh của lớp lớp người lên đường chiến đấu rồi ngã xuống để giành giật
lấy hòa bình, nhưng không còn cái không khí hào hứng rộn rã đã có…. Có cái
gì đó thật ngậm ngùi buồn đau, đôi khi còn là sự xót xa chua chát” [12,
tr.42].
Những tìm tòi đánh giá của những người đi trước là những gợi ý quý
báu để tác giả luận văn mạnh dạn đi vào khai thác tìm hiểu sâu sắc hơn không
gian – thời gian nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng trong hai tác phẩm
được đánh giá là đỉnh cao của văn học viết về chiến tranh sau năm 1975 này.
Bởi lẽ tác giả nhận thấy những bài viết, nghiên cứu đánh giá tuy nhiều nhưng
vấn đề về không – thời gian nghệ thuật trong hai tác phẩm còn có thể được
khai thác tìm hiểu sâu hơn. Hơn nữa tìm hiểu sự độc đáo về không – thời gian
nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng trong hai tác phẩm đặt trong sự đối
sánh với các tác phẩm sau năm 1975 viết về cùng chủ đề chiến tranh khác là
điều rất cần thiết và là mục đích mà tác giả luận văn muốn hướng tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo riêng
biệt của Không – thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
8


của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai; chỉ ra mối quan hệ giữa không
gian và thời gian nghệ thuật trong hai tác phẩm này, tất nhiên không tách rời
nó với việc đối sánh với các tác phẩm khác viết về cùng chủ đề chiến tranh và
làm sáng tỏ nội dung của hai cuốn tiểu thuyết.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ việc nắm vững kiến thức về thể loại tiểu thuyết, về diện
mạo chung của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh sau năm 1975 và về
không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết, luận văn có nhiệm vụ chỉ
ra những đặc điểm độc đáo riêng biệt trong việc xây dựng các mô hình không
gian và tổ chức các dạng thức thời gian nghệ thuật trong hai cuốn tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
Ngoài ra, luận văn còn đi sâu phát hiện mối quan hệ giữa Không – thời
gian nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể
hiện nội dung tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn là hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2005) và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai (NXB
Hội nhà văn, 2004). Ngoài ra còn có một vài tác phẩm văn xuôi khác cùng
viết về đề tài chiến tranh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp
chính sau đây:
5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử phát sinh
9


5.3. Phương pháp so sánh
5.4. Phương pháp nghiên cứu loại hình
5.5. Phương pháp hệ thống

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Trên cở sở những tiền đề kiến thức lí luận cơ sở, luận văn chỉ rõ những
đặc điểm về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
6.2. Luận văn phát hiện và chỉ rõ nét độc đáo riêng biệt và mối quan hệ giữa
không gian và thời gian nghệ thuật trong hai cuốn tiểu thuyết này, có sự so
sánh đối chiếu với các tác phẩm khác cùng viết về đề tài chiến tranh. Với
những phát hiện này, luận văn nêu bật những đóng góp to lớn của Bảo Ninh
và Chu Lai trong hành trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
đặc biệt là về mặt xây dựng các mô hình không gian và tổ chức các dạng thức
thời gian nghệ thuật. Từ đó, khẳng định những dấu ấn thi pháp cũng như tài
năng phong cách của từng nhà văn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn sẽ được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh
sau năm 1975
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG
CỦA CHU LAI TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU NĂM 1975

1.1. Tiểu thuyết và những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết
Lâu nay tiểu thuyết vẫn được xem là một thể loại đặc biệt. Nó mãi tồn
tại ở thì “hiện tại chưa hoàn thành” (Bakhtin) và có vị trí quan trọng không
thể thay thế trong nền văn học nhân loại. Nhất là khi cuộc sống của con người
ngày càng diễn biến phức tạp và nhiều biến dạng thì tiểu thuyết lại càng có cơ
hội để khẳng định khả năng phản ánh hiện thực toàn vẹn và sinh động của
mình. Bàn về tiểu thuyết, nhà phê bình văn học Nga M. Bakhtin cho rằng:
“Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu cho thời đại mới của lịch sử loài
người, là thành quả rực rỡ có giá trị như một bước nhảy vọt vĩ đại của hàng
năm văn chương thế giới”. Với một vị trí then chốt trong đời sống văn học
toàn nhân loại, việc đưa ra những định nghĩa có tính chất quy phạm cho thể
loại này là không hề đơn giản.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: Tiểu thuyết là một “Tác phẩm tự
sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không
gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời,
những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [18, tr.328].
Trong bài Tiểu thuyết và thực tại hôm nay in trong Tạp chí nghiên
cứu văn học số 10/2007, tác giả Nguyễn Minh Tấn khẳng định: “Tiểu thuyết
có sức mạnh của một vũ khí tầm xa, sức nổ mạnh mẽ. Nó có khả năng bao
quát một mảng hiện thực rộng lớn tạo nên một bức tranh toàn cảnh của một
11


giai đoạn, một thời kỳ lịch sử. Nó có sức khám phá những nguồn mạnh biện
chứng của tâm hồn, soi sáng được cái thiện và ác, cao cả và thấp hèn”.
Định nghĩa của các tác giả trong cuốn Lý luận văn học có lẽ mang tính

chất tổng quát hơn cả về thể loại này: “Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm
trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát ở
mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc
những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng
phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mạng tính tổng thể rộng lớn
về đời sống xã hội”. Điểm chung gặp gỡ của các quan điểm là đều khẳng định
tính chất đặc biệt và vai trò rộng lớn của tiểu thuyết: Phản ánh bức tranh hiện
thực rộng lớn trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội,
của số phận con người.
Nếu truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, khả năng bao quát hiện
thực đời sống, thể hiện số phận cá nhân chỉ giới hạn trong một phạm vi nào
đó, ít thể hiện quá trình vận động mà chủ yếu như một lát cắt, một khoảnh
khắc, quan tâm đến cái chốc lát thì tiểu thuyết là một dòng chảy theo suốt số
phận con người. Bản thân tiểu thuyết cũng luôn biến đổi, có khả năng “tung
hoành” vô bờ, có “sức chứa” và “sức chở” hiện thực rất lớn. Nó mô tả hiện
thực đời sống ở bề rộng lẫn chiều sâu. Xác định nội hàm tiểu thuyết giúp ta
nhận được những đặc điểm thi pháp cơ bản của thể loại. Trên cơ sở đó, khám
phá về quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng như cách thức kiến tạo
các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết là một thể loại
có dung lượng phản ánh hiện thực, “sức chứa” hiện thực lớn: Không chỉ có
khả năng bao quát hiện thực rộng lớn theo xu thế “hướng ngoại”, tiểu thuyết
còn “hướng nội” – tập trung khám phá những bí ẩn, đa chiều trong đời sống
tâm hồn con người – đây thực sự là yếu tố cốt yếu tạo nên sức hấp dẫn bền
vững của thể loại này.
12


Tiểu thuyết nổi bật lên ở “khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và
sinh động bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống”. Đây là một

trong những đặc trưng cơ bản, là ưu thế lớn tạo nên tầm vóc quy mô hiện thực
cho tác phẩm tiểu thuyết. Là một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự,
tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như
chiều dài của thời gian. Khuynh hướng chủ yếu của tiểu thuyết là “tiếp cận
đời sống ở góc nhìn đời tư”. Đây là điều khác biệt với thể loại sử thi (quan
tâm đến vấn đề dân tộc, cộng đồng, ít đề cập đến số phận cá nhân). Các nhà
tiểu thuyết cảm nhận, miêu tả hình ảnh con người trong mối quan hệ xã hội,
gia đình và bản thân một cách đa chiều với những trạng thái tâm lý, tình cảm
phức tạp nhằm khắc họa một bức tranh hiện thực chân thật và sống động.
Tiểu thuyết có xu hướng dần xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật
và đối tượng trần thuật. Theo đó, khoảng cách giữa người trần thuật và nhân
vật được rút ngắn, thậm chí xóa bỏ. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết
trở thành một thể loại dân chủ. Nhà văn có thể thâm nhập vào đời sống bên
trong của con người để khám phá, miêu tả và lí giải. Đối tượng phản ánh vì
vậy luôn bao quát hơn. Nhân vật cũng có thể ngồi ngang hàng với tác giả,
“đối thoại với tác giả”. Ở đó chân lý thuộc về tất cả, không ai có quyền phán
xét hay sắp đặt. Từ đây xuất hiện loại ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết.
Đây cũng chính là “tính đa thanh phức điệu” mà M.Bakhtin gọi là “cái tinh
thần của thể loại”.
Nếu thành phần chính của truyện ngắn và truyện vừa là tính cách nhân
vật thì tiểu thuyết còn quan tâm đến việc miêu tả về suy tư của nhân vật trước
thế giới và đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường
tận về tiểu sử nhân vật. Tiểu thuyết có khả năng đi sâu khai thác từng mảnh
đời, từng góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn con người. Như Nguyễn Minh
Châu đã từng phát biểu: “Chúng ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là
để trở về xem xét con người Việt Nam một cách sáng tỏ, để đào xới về nó sâu
hơn”.
13



Ngoài ra, tiểu thuyết còn là một thể loại mang bản chất tổng hợp, có sự
pha trộn đa dạng trong tiểu thuyết những phong cách nghệ thuật của các thể
loại khác như thơ, kịch, ký… và khả năng tổng hợp những thủ pháp nghệ
thuật của các loại hình lân cận như điện ảnh, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…
Trong nhiều trường đoạn khác nhau, người viết tiểu thuyết có thể vận dụng
một cách linh hoạt và sáng tạo nhiều phương thức: tự sự, trữ tình, kịch. Trong
quỹ đạo vận động của thể loại, người viết tiểu thuyết có thể khai thác ưu thế
của điện ảnh, điêu khắc, âm nhạc, hội họa trong việc lắp ghép các mảng
không gian, đặc tả chi tiết, tạo hình nhân vật, phối âm, hòa sắc… Có thể bắt
gặp trong tiểu thuyết những rung động tinh tế, cảm xúc tràn trào của thơ ca,
những xung đột xã hội gay gắt của hình thái kịch, những mảng hiện thực nóng
hổi chất sống trực tiếp của ký, những sắc màu của hội họa, những điệp khúc,
thanh âm của nhạc, sự hỗ trợ, thay thế ký hiệu ngôn ngữ bằng những khuôn
hình của điện ảnh, những bức chân dung cân xứng hài hòa của điêu khắc… Ở
mỗi giai đoạn, thời kì, ở từng tác giả, tiểu thuyết lại “lột xác” để tìm kiếm cho
mình những nét mới đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng
văn chương. Đó là Gorki với tiểu thuyết thế sự - trữ tình, Tônxtôi với tiểu
thuyết sử thi – tâm lý, Đôtxtôiépki với tiểu thuyết – kịch, Mác két với tiểu
thuyết huyền thoại… Điều này đã minh chứng cho câu nói của M.Bakhtin
“Tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang định hình và chưa xong xuôi”.
Bước sang thế kỷ mới (thế kỷ XXI), sứ mệnh của tiểu thuyết đối với
đời sống văn học chắc chắn vẫn là hết sức to lớn. Nhìn vào những đặc trưng
của tiểu thuyết, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng: Một
nền văn học chỉ thực sự lớn mạnh khi nó được nuôi dưỡng bằng tác phẩm và
tên tuổi của các nhà tiểu thuyết. Cùng với sự xuất hiện và “lên ngôi” của thi
pháp học (cụ thể là thi pháp thể loại và tự sự học) thì không gian và thời gian
nghệ thuật là yếu tố quan trọng được các nhà nghiên cứu quan tâm khi tìm
hiểu tiểu thuyết. Bởi lẽ trong những cách tân nghệ thuật gần đây, phạm trù
14



không gian và thời gian nghệ thuật được thừa nhận là yếu tố mang đến cho
tiểu thuyết tính hiện đại.
1.2. Diện mạo của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng
về đề tài chiến tranh sau năm 1975
1.2.1. Khái quát về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam trước năm
1975
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh hào
hùng chống ngoại xâm. Lịch sử ấy được soi chiếu qua lăng kính của văn học,
qua cách nhìn, cách cảm của mỗi người nghệ sĩ chân chính. Nảy sinh từ hiện
thực đau thương mà anh dũng của dân tộc, văn học Cách mạng đã khẳng định
được vị thế của mình và làm được sứ mệnh cao cả:
“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền”
(Sóng Hồng)
Văn học cách mạng không chỉ ghi lại chân thực cái dữ dội, hào hùng
của những chiến dịch lớn, những địa bàn chiến đấu ác liệt, những vùng đất
“thép” và “lửa”, những cuộc chống càn, những đợt tấn công và tổng tấn
công… mà hơn thế là nét dáng, là gương mặt, là tầm vóc, là phẩm chất con
người được bộc lộ và định hình trong những hoàn cảnh cực kì gay go, khốc
liệt.
Ở chặng đường 1945 – 1975, đề tài chiến tranh được các nhà thơ, nhà
văn chú ý hướng tới nhiều nhất. Nhà văn nguyện làm “người thư kí trung
thành của thời đại” ghi lại chân thực hình ảnh người lính trong chiến đấu với
những chiến công lẫm liệt. Nền văn học luôn theo sát và phục vụ đắc lực cho
hai cuộc kháng chiến vệ quốc. Suốt ba mươi năm ấy, các nhà văn không ngớt
ngợi ca cuộc chiến đấu hào hùng và thể hiện niềm tin vào chiến thắng, vào
tương lai tươi sáng của dân tộc. Nguyễn Minh Châu cho rằng trước năm 1975
“Những cuốn tiểu thuyết về chiến tranh… được mang dáng dấp gần với thể
loại anh hùng ca” [11].

15


Cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi chiến tranh khi đó là chủ nghĩa yêu
nước, khát vọng tự do độc lập, là niềm tự hào về sự nghiệp cứu nước vĩ đại
của nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh nhận
thấy: “Thực đẹp đẽ vô cùng cái quang cảnh của một dân tộc vươn mình lên
ánh sáng, cảnh tưng bừng của cả dân tộc Việt Nam trỗi dậy. Tôi cảm thấy
khắp nơi ở quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc tái sinh màu nhiệm”. Đó
chính là niềm hạnh phúc từ đáy lòng những công dân đầu tiên được làm chủ
vận mệnh mình, được thấy rõ sức mạnh của dân tộc mình. Trong chiến tranh,
họ càng hiểu hơn bao giờ hết chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã có bao lớp thanh niên xác định “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến
chống quân thù”, “Đánh Tây sướng bằng tiên chớ gì” [53, tr.60]. Với họ,
đường ra trận là “Đường vui” (Nguyễn Tuân), khuôn mặt người “bừng bừng
như say” [7, tr.50]. Cảnh ra trận trong nhiều trang viết thẫm đẫm chất thơ và
chất lãng mạn. Anh phi công trong Vùng trời của Hữu Mai ngồi trong máy
bay mà vẫn nhận thấy thiên nhiên thật huyền diệu: “Trên đầu anh có một trời
sao và dưới cánh anh cũng là một trời sao của đất nước”. Còn nhân vật
Thiêm (Trong Mẫn và tôi của Phan Tứ) thì thổ lộ: “Bỗng dưng tôi bắt gặp
một bông hoa vui đang nở ngập ngừng trong tôi, tỏa hương quen thuộc,xông
vào đầu tôi lịm dần. Tôi nhận ra rồi. Đó là niềm vui được đánh giặc”[58,
tr.93]. Những lời đẹp nhất dành cho những người anh hùng có chiến công
oanh liệt. Họ là “thứ thép được luyện lửa nhiều rồi, đem đúc súng hay rèn
lưỡi cày đều ăn chịu cả” [58, tr.647].
Âm hưởng sử thi hào hùng, sảng khoái, cảm hứng ngợi ca cuộc chiến
hiện tại và tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai đã trở thành đặc điểm chủ đạo
trong văn xuôi về đề tài chiến tranh trước năm 1975. Và nguồn cảm hứng chủ
đạo ấy sẽ chi phối cách tổ chức cốt truyện, cách xây dựng nhân vật và sự lựa
chọn ngôn ngữ, giọng điệu… Nhìn chung, cốt truyện của văn xuôi Việt Nam

trước năm 1975 thường được xây dựng trên cơ sở xung đột địch – ta. Nhà văn
thường đẩy xung đột đến mức gay gắt, quyết liệt qua việc thể hiện tội ác của
16


kẻ thù với nhân dân hoặc với một vài nhân vật nào đó trong tác phẩm. Đó là
cảnh thằng Dục cho lính đánh chết mẹ con Mai và đốt cháy mười đầu ngón
tay Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành). Đó là việc kẻ thù thả thuốc
độc xuống suối và thằng Xăm chém đứt đầu chị Sứ một cách man rợ (Hòn
Đất – Anh Đức)… Việc xây dựng xung đột như vậy làm nổi bật sự đối lập
giữa chính nghĩa của ta và phi nghĩa của kẻ địch, qua đó chỉ ra nguyên nhân
làm nên sức mạnh để quân dân ta đánh thắng giặc. Đôi khi nhà văn cũng đề
cập tới mâu thuẫn trong nội bộ những người làm cách mạng (mâu thuẫn giữa
thằng Kiếm với cha và vợ trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh
Châu; Mâu thuẫn giữa thằng Xăm và mẹ trong Hòn Đất của Anh Đức…).
Song khi kết thúc bao giờ những tác phẩm ấy cũng được giải quyết theo xu
thế tất thắng của chúng ta.
Nguyễn Minh Châu thừa nhận trong văn xuôi chiến tranh, những sự
kiện và biến cố lịch sử thường lấn át sự miêu tả con người. Cốt truyện nói
chung luôn là chuỗi những sự kiện logic theo quan hệ nhân – quả. Vì thế,
“Cảm giác thời gian luôn gắn với sự kiện, biến cố… nên dù tác giả có sử
dụng kĩ thuật đảo thời gian trần thuật thì người đọc vẫn có cảm giác câu
chuyện được kể gần với lối tiểu thuyết chương hồi truyền thống” [24, tr.147].
Khảo sát qua một số tác phẩm ta thấy rất rõ điều đó. Trật tự trần thuật của
Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu và Hòn đất của Anh đức hoàn
toàn theo trình tự thời gian. Dấu chân người lính viết về chiến dịch Khe
Sanh theo trình tự: Hành quân, Chiến dịch bao vây, Đất giải phóng. Hòn đất
bám sát theo cuộc chiến đấu của đội quân du kích trong hang Hòn và cuộc
đấu tranh phối hợp của nhân dân Hòn đất từ lúc kẻ thù kéo tới bao vây hòng
tiêu diệt lực lượng quân ta cho đến lúc thua cuộc phải rút lui. Tuy có một và

đoạn quay ngược về quá khứ song dường như các đoạn này chỉ có tác dụng
soi chiếu nội tâm nhân vật chứ không tạo ấn tượng riêng nào về thời gian.
Truyện Mẫn và tôi do tôi (Thiêm) kể lại. Đôi khi có vài đoạn hồi tưởng lại
thời kỳ Thiêm chưa vào bộ đội song thực chất câu chuyện vẫn được kể theo
17


trình tự thời gian tuyến tính, mối tình Mẫn – Thiêm hình thành và ngày càng
gắn bó cùng sự trưởng thành của đội quân du kích Tam Sa từ lúc còn đầy khó
khăn đến khi đủ lớn mạnh để đương đầu với kẻ thù. Cách trần thuật theo thời
gian tuyến tính như vậy là phù hợp với nhãn quan chính trị. Mọi xung đột làm
nền cho tác phẩm đều là xung đột có tính lịch sử - xã hội.
Cách xây dựng nhân vật trong văn xuôi chiến tranh trước năm 1975
mang nhiều nét đặc trưng riêng. Trần Đình Sử cho rằng: “Nhân vật văn học
nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm
nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn” [45, tr.46]. Cách xây
dựng nhân vật phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con người trong từng
thời kì văn học. Sứ mệnh “phục vụ kháng chiến” đã hướng nhà văn tập trung
thể hiện con người quần chúng, những người thuộc ba thành phần cơ bản:
công – nông – binh. Các chủng loại nhân vật khác ít xuất hiện, hoặc nếu có
cũng rất mờ nhạt. Phù hợp với cách tổ chức cốt truyện trên cơ sở xung đột
địch – ta, nhân vật được phân ra rạch ròi hai tuyến chính diện và phản diện.
Nhưng dụng công và tâm huyết của nhà văn luôn dành cho các nhân vật chính
diện. Đó phần lớn là những người anh hùng. Họ mang phẩm chất của nhân vật
sử thi: là đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng, tầm vóc núi sông, của lịch sử,
luôn luôn chiến thắng hoàn cảnh. Họ sống chủ yếu trong tư cách con người
chính trị, con người công dân. Bị kẻ thù treo lơ lửng trên cây dừa, chị Sứ tự
nhủ: “Bữa nay có lẽ mình chết. Nhưng mình chỉ thấy tiếc chứ không ăn hận
mắc cỡ gì cả… Tới phút này đối với Đảng, mình vẫn còn y nguyên, như chị
Minh Khai, chị Võ Thị Sáu… nên từ phút này trở đi, mình cũng phải giữ được

như vậy…” [16, tr.166]. Ngay tình yêu giữa các nhân vật cũng đẫm sắc thái lí
trí, chính trị. Đó là tình yêu của Thiêm và Mẫn, Ngạn và Duyên, Nguyệt và
Lãm… Để phù hợp với tầm vóc người anh hùng, nhà văn thường cho nhân
vật hoạt động trong không gian mở, hoành tráng, không gian sinh hoạt cộng
đồng. Ở đó tập thể là môi trường lý tưởng nhất để mỗi cá nhân trưởng thành,
được hoàn thiện, tìm được niềm tin cậy và sức mạnh bất khả chiến bại.
18


Nhìn chung nhân vật được lí tưởng hóa một chiều. Người đọc ít gặp
những trăn trở đời thường trong tâm hồn họ, họ rất ít khi buồn, không biết đến
cô đơn, vì mọi cảm xúc đều gắn chặt với vận mệnh cộng đồng. Một bức thư
ngắn ngủi của người vợ hậu phương gửi cho chồng ở tiền tuyến vẫn không
quên thông báo: “ở nhà mọi người đều bình yên và đang tích cực sản xuất để
góp phần cùng tiền tuyến chống Mỹ cứu nước” [7, tr.346]. Khi gặp con trai
ngoài mặt trận, ông bố nói ngay: “Chốc nữa anh báo cáo với tôi công việc
anh đã làm từ ngày đi bộ đội. Quyết tâm thư khi đi chiến trường anh viết ra
sao?” [7, tr.67].
Văn học nổi bật tính đơn thanh trong giọng điệu, ngôn ngữ. Ta biết
rằng: “Ngôn ngữ và cái nhìn nhân vật luôn bị chi phối bởi tầm nhìn và phụ
thuộc vào ngữ lưu người kể chuyện”, mà người cầm bút của nước ta giai đoạn
này luôn đứng từ góc độ đại diện cho cách mạng, cho kinh nghiệm cộng đồng
nên ngôn ngữ văn học luôn đẫm chất lý tưởng. Ngay thứ ngôn ngữ đời thường
trong nhiều tác phẩm văn xuôi chiến tranh cũng vậy: “Tôi chia lửa cho đồng
chí đó nghen”, “Thế mới biết bộ đội mình làm việc gì cũng thạo… mình
không ngờ đồng chí Cận làm thịt chó thạo vậy” [7, tr.73]. Cảm hứng sử thi
buộc các nhà văn tìm đến chất giọng hào hùng, thành kính. Lời cụ Mết trong
tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành như tiếng chiêng ngân vang,
là tiếng gọi của lịch sử: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già,
người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo,

một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm
cây chông. Đốt lửa lên!”. Hào sảng hoặc trữ tình thống thiết là những sắc
giọng thể hiện ý thức nhà văn về tính chất chính nghĩa và vẻ đẹp của cuộc
kháng chiến. Hiện thực chiến tranh thường được thi vị hóa, được “tráng một
lớp men trữ tình hơi dày” như sau này Nguyễn Minh Châu nhìn lại.
Tóm lại, là một bộ phận cơ bản làm nên diện mạo văn học 1945 – 1975,
đề tài chiến tranh được các nhà văn xử lý nhất quán, tuân theo khuôn mẫu
chung của loại hình văn học sử thi.

×