BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
ĐỒNG DAO TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC CỦA NÓ ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS.Vũ Công Hảo, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy
cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi
những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự, quận
Đống Đa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ
tôi thực hiện công trình nhỏ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Phương Dung
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của
nó đối với học sinh tiểu học” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên
cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các
tác giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một
công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố.
Người thực hiện
Nguyễn Phương Dung
MỤC LỤC
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
8
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đồng dao trong trò
chơi dân gian
8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Cơ sở tâm lý học 8
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 12
1.1.3. Cơ sở giáo dục học tiểu học 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Thực trạng tồn tại của trò chơi dân gian trong xã hội hiện nay 16
1.2.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu
học hiện nay
18
1.2.3. Quan niệm của người Việt về trò chơi dân gian và những điều cần
suy nghĩ
21
Chương 2. Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo
dục của nó đối với học sinh tiểu học
25
2.1. Khái niệm và đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian 25
2.1.1. Khái niệm đồng dao 25
2.1.2. Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian 27
2.1.3. Bản chất của đồng dao trong trò chơi dân gian 34
2.2. Trò chơi dân gian của trẻ trong hệ thống trò chơi Việt 35
2.2.1. Phân loại trò chơi dân gian 37
2.2.2. Phân loại các trò chơi dân gian cho trẻ 38
2.3. Tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian đối với học sinh
tiểu học
43
2.3.1. Phát triển ngôn ngữ 47
2.3.2. Phát triển tư duy 49
2.3.3. Phát triển vận động 51
2.3.4. Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tưởng và mối quan hệ hài hoà với
thiên nhiên…
51
2.3.5. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp; tình cảm gia
đình bạn bè,…
55
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chơi trò chơi dân
gian và vận dụng nó để mang lại hiệu quả giáo dục trong nhà trường tiểu
học
57
3.1. Dạy hát đồng dao và phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu
học vào các giờ sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học chuyên biệt: Âm nhạc, Thể
57
dục,…
3.2. Tổ chức chơi trò chơi dân gian cùng hát đồng dao theo nhiều hình thức 62
3.2.1. Chơi theo nhóm 62
3.2.2. Tổ chức các cuộc thi 64
3.2.3. Tổ chức chơi trò chơi dân gian xen kẽ trong giờ học: Chuyển giữa
các hoạt động, chuyển tiết,…
64
3.2.4. Thành lập câu lạc bộ trò chơi dân gian 65
3.3. Sáng tạo trong chơi trò chơi dân gian và hát đồng dao 66
3.3.1. Sáng tạo trong lời hát 66
3.3.2. Sáng tạo trong cách chơi 72
3.4. Vận dụng đồng dao trong trò chơi dân gian vào dạy học một số môn học ở
tiểu học
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kho tàng văn học dân gian là vốn quý của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục
lớn đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là trẻ tiểu học.
Tính cách và tâm hồn người Việt đều được nuôi dưỡng và phát triển từ ấu thơ,
trong đó có những khúc ca và trò chơi dân gian.
Đồng dao là một bộ phận quan trọng trong kho tàng thơ ca dân gian gồm
những lời hát thường gắn liền với hoạt động vui chơi và trò chơi của trẻ em,
giúp cho các em tiếp xúc môi trường thiên nhiên, xã hội, đời sống gần gũi
quanh các em, đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những hiểu biết
phù hợp với tâm lý trẻ lúc ấu thơ và suốt thời gian dài của tuổi vị thành niên,
góp phần giáo dục các em thành những người lao động, người công dân có
ích cho đất nước.
Việc khai thác để phát huy giá trị của đồng dao và trò chơi dân gian sẽ
góp phần tích cực cho công tác giáo dục học sinh tiểu học và cũng là nhiệm
vụ cần thiết cho lứa tuổi còn non trẻ sớm được rèn luyện thể chất, trí thông
minh, tính tự lập sáng tạo và có ý thức cộng đồng, góp phần xây đắp cơ sở
hình thành nên nhân cách của con người trên bước đường học tập, rèn luyện
thể chất của mình.
Trước sự phát triển rất nhanh của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện
đại thì việc tổ chức các hoạt động văn hoá, các sân chơi trí tuệ mang tinh thần
dân tộc đã dần mất đi, nhường chỗ cho những hoạt động vui chơi theo hơi thở
thời đại mới. Theo đó, trẻ em giờ đây không còn “mặn mà” với việc hát đồng
dao và chơi các trò chơi dân gian, đặc biệt là trẻ thành thị, nơi du nhập rất
nhiều các trò chơi mới. Chưa kể nhiều trò chơi hiện đại này còn không có tác
dụng giáo dục mà chỉ mang lại những bất cập như: bạo lực, kích thích gây
cảm giác mạnh, ảo tưởng… không phù hợp với trẻ em nói chung và trẻ em
Việt nói riêng.
2
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-
BGDĐT, ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013. Một trong những nội dung của phong trào này là Tổ chức
các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp
với lứa tuổi của học sinh.
Ngoài ra, công văn 2764/BGDĐT-GDTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch
triển khai Mô hình VNEN, mô hình trường học mới ở Việt Nam, năm học
2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng khẳng định mô hình
VNEN là mô hình phù hợp của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, nơi học sinh có thể tự học, tự quản, tự đánh giá, ưu điểm vượt trội
so với các mô hình khác. Đến nay là năm học thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo
triển khai thí điểm mô hình ở 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố
trong cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Từ những căn cứ trên, có thể nhận thấy con đường học tập của học sinh
được định hướng rất rõ ràng theo hướng toàn diện, tích cực và chủ động. Như
vậy, việc tổ chức trò chơi dân gian để khai thác có hiệu quả giá trị của đồng
dao trong nhà trường Tiểu học không những góp phần tăng cường và nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh mà còn rất phù hợp với
mục đích, yêu cầu của mô hình trường học mới.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đồng dao trong trò
chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Ở nước ta, từ thế kỷ trước, một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã
chú ý sưu tầm đồng dao và đã có những thành tựu nhất định.
3
Tuy nhiên, so với việc sưu tầm nghiên cứu các thể loại khác của văn học
dân gian thì những sưu tầm nghiên cứu đồng dao chưa nhiều.
Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của Công ước của Liên Hiệp
Quốc về quyền của trẻ em (20-11-1989), của Luật trẻ em (20-11-1989), của Luật
bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (12-8-1991), Nhà nước ta quan tâm nhiều
hơn đến hoạt động vui chơi của trẻ em. Điều 31 của Công ước Liên Hiệp
quốc ghi: “Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui
chơi vào những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia
các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật”; điều 11 của Luật bảo vệ chăm sóc giáo
dục trẻ em ghi: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt
động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”. Việc
nghiên cứu triển khai các hoạt động vui chơi, các trò chơi cho trẻ em, trong
đó có hát đồng dao, trò chơi dân gian, đã được nơi này nơi khác quan tâm
hơn trước. Một số sách báo cũng đã sưu tầm nghiên cứu về đồng dao. Đáng
chú ý là năm 1996, Viện Văn hoá Dân gian đã sưu tầm, nghiên cứu và xuất
bản cuốn “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt”, một công trình tập thể
với nhiều tư liệu và thư mục về đồng dao từ trước đến năm 1995 [14]. Gần
đây, Viện Văn học cũng đã cho xuất bản tập 1, quyển 1 của “Tổng tập Văn học
các Dân tộc thiểu số Việt Nam” trong đó đã tuyển chọn được khá nhiều đồng
dao của một số các dân tộc anh em[26]. Bên cạnh đó, các tác giả Trần Gia Linh,
Nguyễn Nghĩa Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về đồng dao Việt Nam
qua hai cuốn: “Đồng dao Việt Nam”; “Đồng dao và ca dao cho trẻ em” với
những thành công nhất định… Các công trình nghiên cứu nói trên không đặt vấn
đề trực tiếp nghiên cứu đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục
của nó đối với học sinh tiểu học nhưng qua các bài viết đã hé mở cho chúng ta
đôi điều về ảnh hưởng của đồng dao trong việc giáo dục con người.
4
Song song với việc nghiên cứu về đồng dao cho trẻ em, nhiều nhà khoa
học cũng quan tâm nghiên cứu trò chơi cho trẻ. Nghiên cứu về trò chơi và vai
trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh nhỏ được một số nhà khoa
học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục
học, tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết với công trình “Trò chơi của
trẻ em” [23]. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu về khái niệm chơi,
đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục
của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ngoài
ra, khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển
trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn Thị Hoà; Nguyễn
Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trò chơi vào
công tác giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học với tư cách là phương
pháp và hình thức dạy học qua các môn học cụ thể còn có các tác giả Lưu
Thu Thuỷ và Nguyễn Hữu Hợp, chẳng hạn cuốn “Đạo đức và phương pháp
dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học” [7].
Nằm trong hệ thống phân loại trò chơi có trò chơi dân gian (TCDG).
Thực tế TCDG tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống
phân loại này, mỗi loại trò chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng
riêng, dựa trên cách tiếp cận khác nhau về phân loại trò chơi.
TCDG và tổ chức cho học sinh chơi các TCDG có một ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. TCDG
trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một
cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục
sâu sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về TCDG, sử dụng TCDG đã thu
hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn
trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu. Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình
"Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi" đã đề cập đến vấn đề sử dụng TCDG như
là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở thực nghiệm
5
một số TCDG cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 – 5 tuổi; Tác giả Lê Thị Ninh
với công trình "Thử cải tiến một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo" theo
hướng nghiên cứu cải tiến cách thức tác động trong sử dụng một số TCDG
đối với trẻ nhỏ kích thích hứng thú hoạt động ở trẻ. Tác giả Nguyễn Thị Vân
Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường
cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học
sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các TCDG; Tác giả Cao Thị Tâm
Tình cũng nghiên cứu trò chơi dân gian ở góc độ giáo dục qua đề tài: “Trò
chơi dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ và khả năng khai thác phục vụ giáo dục
học sinh Tiểu học”[22]. Ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian, tác giả Đỗ
Thị Hòa đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của TCDG và việc bảo
tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc
bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay" (Tạp chí
văn hoá dân gian, số 6, năm 2004). Cùng với xu thế phát triển của kinh tế, xã
hội, văn hoá và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ ngày nay
còn được tiếp cận với những trò chơi điện tử hiện đại. Ở những khu vực kinh
tế phát triển, khu đô thị, thành phố…, các TCDG đang mất dần vị thế bởi sự
thế chỗ của các trò chơi điện tử. Một số các em học sinh có thể ngồi bên
máy vi tính hàng giờ đồng hồ liền để chơi các trò chơi điện tử hiện đại.
TCDG đang dần mất đi vai trò và vị thế trong xã hội hiện đại, biểu hiện rõ
nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số đông học sinh tại các quán net
ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số không ít các em trốn học
để có thời gian chơi game.
Khi tiến hành nghiên cứu TCDG, các nhà khoa học có chú ý khai thác
yếu tố đồng dao đi kèm song việc khai thác đó chưa đúng mức. Ví dụ công
trình “Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ cho công tác
giáo dục trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang chú trọng vào sáng
tác những bài đồng dao mới; công trình “Sưu tầm và tổ chức một số trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” cũng chỉ dừng lại ở
6
mức độ sưu tầm trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi; tác giả Lê Thị Hằng trong
“Một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo
lớn” cũng mới bước đầu đề xuất các hình thức tổ chức các trò chơi phù hợp
lứa tuổi. Trong các công trình nghiên cứu này, tôi chú ý đến công trình của
tác giả Trần Thị Lai Hồng: “Đồng dao và trò chơi trẻ em” [6]. Ở đây, tác giả
có nghiên cứu về một số bài đồng dao trong trò chơi dân gian khá cụ thể và
chi tiết về cách chơi và những lời hát đồng dao khi chơi, tuy nhiên, việc
nghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê các trò chơi dân gian có đồng dao, vấn đề
giáo dục của chúng chưa được đi sâu tìm hiểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy và học đồng dao thông qua trò chơi dân gian
trong nhà trường tiểu học hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy việc chơi
trò chơi dân gian trong hệ thống các trò chơi của trẻ cũng như tổ chức các
hoạt động thiết thực này trong nhà trường Tiểu học để phát huy tối đa tính
giáo dục của nó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian đối với
học sinh Tiểu học.
Đề xuất một số biện pháp giúp phổ biến và tổ chức có hiệu quả các trò
chơi dân gian trong nhà trường Tiểu học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó với học
sinh Tiểu học
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện khách quan, tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu những bài đồng
dao quen thuộc, gần gũi với học sinh Tiểu học để làm nổi bật nên vấn đề cần
nghiên cứu thông qua một số tác phẩm viết về lĩnh vực này: “Đồng dao và ca
7
dao cho trẻ em”, Nguyễn Nghĩa Dân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “100 trò
chơi dân gian cho thiếu nhi” – NXB Kim Đồng; “Đồng dao và trò chơi trẻ
em” – Trần Thị Ngân…
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp khảo sát văn bản
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thao tác bổ trợ khác điều tra, khảo
sát, phân tích, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá…
7. Dự kiến đóng góp mới
Luận văn đã khảo sát một cách có hệ thống và chỉ ra tác dụng giáo dục
cũng như đánh giá được tác dụng của đồng dao trong các trò chơi dân gian
đối với học sinh Tiểu học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đồng dao
trong trò chơi dân gian
Chương 2: Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng
giáo dục của nó đối với học sinh Tiểu học
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chơi trò chơi dân
gian và vận dụng nó để mang lại hiệu quả giáo dục trong nhà trường Tiểu học.
Phần cuối luận văn là danh mục Tài liệu tham khảo.
8
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỒNG DAO TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở tâm lý học
Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm
xúc, tâm trí, tinh thần… Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng
xảy ra nhanh nhất. Chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé
hoàn toàn độc lập, rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một
trẻ thích đặt câu hỏi, đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên
đầy tự tin. Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể
chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em.
Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:
- Trẻ có nhu cầu khác nhau tùy giai đoạn phát triển.
- Chúng ta nói và tương tác với trẻ khác nhau tùy theo tuổi của trẻ.
Nếu có điều gì làm cho trẻ bị tổn thương ở một giai đoạn nào đó (như bị
lạm dụng hoặc cha mẹ tử vong) thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Tâm lý trẻ tiểu học bị chi phối bởi nhiều yếu tố: đặc điểm cơ thể, khả
năng nhận thức, môi trường, gia đình, xã hội,… Tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tâm lý trẻ là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta thành công trên con
đường giáo dục trẻ.
Về mặt cơ thể, trẻ lứa tuổi tiểu học đang trên đà phát triển mạnh để
hoàn thiện. Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương
chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong
vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cần phải
9
được chú ý quan tâm đảm bảo sự lành mạnh, an toàn. Hệ cơ đang trong thời
kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy,
nô đùa Do đó việc hướng các em vào hoạt động vui chơi là rất phù hợp lứa
tuổi này.
Bước sang giai đoạn mới, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của
học sinh tiểu học. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập còn diễn ra các
hoạt động khác như: vui chơi, lao động và hoạt động xã hội. Các hoạt động
này bổ trợ phát triển cho trẻ toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Trong
đó, hoạt động vui chơi - chủ yếu là các trò chơi vận động tác động lớn đến
hứng thú và thái độ học tập của các em.
Bên cạnh yếu tố về thể chất thì trí tuệ của trẻ tiểu học cũng phát triển ở
tầm cao mới. Các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình
hoàn thiện.
Tri giác của trẻ tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không ổn định. Trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc
sỡ, hấp dẫn. Theo thời gian, tri giác của trẻ dần mang tính mục đích, có
phương hướng rõ ràng- tri giác chủ định.
Ở trẻ tiểu học, các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư
duy trừu tượng khái quát. Theo đó, khả năng tưởng tượng của các em sẽ phát
triển phong phú hơn trẻ mẫu giáo do bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm
ngày càng dày dạn. Và theo cấp độ, ở cuối bậc tiểu học, khả năng tưởng
tượng tốt hơn đầu bậc tiểu học. Tưởng tượng tái tạo hoàn thiện, phát triển
tưởng tượng sáng tạo. Đó là lí do tại sao, giai đoạn này các em có thể làm thơ,
văn, vẽ tranh… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi
phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng
đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
10
Giai đoạn này, các quá trình phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ tiểu
học đều có những biến đổi đáng kể. Không chỉ khác biệt so với tuổi mẫu giáo
mà ngay trong bậc tiểu học các em cũng có sự khác biệt giữa tuổi đầu cấp học
và cuối cấp học.
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định
chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định; ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa; hành vi mà trẻ thực hiện còn
phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem,
học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền, ). Khi đó, sự điều
chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt, các em
chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự
nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công
thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện
giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho
phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định. Trong giai đoạn này, loại trí nhớ trực quan hình tượng
chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic; ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ
được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của
việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực
tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý
tình cảm hay hứng thú của các em Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả
năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy
năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các
em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
11
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế, có thể
nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Tuy vậy, so với tuổi mầm
non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện
các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện
và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không
làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi
trường thay đổi, đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35
phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá;
bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật,
nền nếp, chấp hành nội quy học tập; phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững
của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, tất cả đều là thử thách
của trẻ. Muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan
tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri
thức khoa học và dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý của các em.
Những sự thay đổi và phát triển tâm sinh lý của trẻ trên đây đã giúp cho
chúng tôi định hướng rõ hơn về cách thức và phương pháp hướng trẻ vào hoạt
động vui chơi phù hợp lứa tuổi để khai thác một cách có hiệu quả giá trị của
đồng dao trong các trò chơi hơn. Cụ thể như sau:
- Ở lứa tuổi này, các em cần vui chơi nhưng không phải là chính nên
các trò chơi phải được tổ chức vào thời điểm thích hợp sau học tập.
12
- Nhận thức của các em đã ở bậc cao hơn so với tuổi mẫu giáo nên
việc lựa chọn trò chơi có đồng dao phải nhằm mục đích giáo dục rõ ràng,
không chỉ thiên về chơi cho vui.
- Các hoạt động vui chơi cần đảm bảo gây hứng thú và giáo dục toàn
diện các em về nhiều mặt. Chúng ta cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng
của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có
cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em
vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá
trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1
bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ
phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh
và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngôn ngữ và tư duy liên hệ chặt chẽ với hoạt động, lao động của con
người. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non và là hoạt
động không thể thiếu đối với trẻ tiểu học. Vui chơi được thể hiện qua các trò
chơi. Trò chơi góp phần phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có ngôn ngữ. Từ
những kinh nghiệm trong trò chơi, trẻ khám phá ra những biểu tượng rồi liên
hệ chúng với từ. Mỗi vật có tên riêng, mỗi hành động có một động từ riêng để
chỉ nó cho nên nếu cô giáo tổ chức tốt hoạt động chơi, cung cấp đủ đồ dùng,
13
đồ chơi thì trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ. Trò chơi đóng
vai theo chủ đề phát triển ngôn ngữ và nhiều mặt cho trẻ, đặc biệt là khẩu
ngữ. Trong quá trình chơi trẻ không hề im lặng mà còn chia sẻ với nhau
những kinh nghiệm của mình, điều này cần đến ngôn ngữ. Có thể nói hoạt
động vui chơi là hoạt động góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó có
ngôn ngữ.
Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục
ở trường. Đối với việc dạy nói cho trẻ thì điều này càng rõ. Có nhiều trò chơi
có thể luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ
pháp, nói mạch lạc Thông qua hoạt động vui chơi, các biểu tượng mà trẻ thu
nhận trước đây được chính xác hoá bằng ngôn ngữ. Trò chơi đã giúp trẻ nhớ
ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ
được.
Trò chơi dân gian kèm đồng dao nằm trong hệ thống trò chơi dân gian
Việt Nam. Có thể nói những lời đồng dao trong các trò chơi này phù hợp nhất
với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi chơi bởi lẽ: Đồng dao có tác dụng
tích cực trong phương thức chơi, tiếp đó chơi mà học rồi học mà chơi trong
việc giáo dục trẻ ở độ tuổi nhi đồng, thiếu niên. Quá trình hoạt động chơi -
học đó được kết hợp với hát, diễn xướng, bắt đầu từ nghe lời hát ru của mẹ,
của chị, của bà bằng lời đồng dao, ca dao rồi tự hát đồng dao, vừa hát đồng
dao vừa chơi trò chơi dân gian hợp với lứa tuổi hoặc vừa chơi vừa đố vui
Các em hát đồng dao và sáng tạo đồng dao làm cho kho tàng đồng dao ngày
thêm phong phú. Các em sống và lớn lên trong thế giới tuổi thơ với văn hóa
dân gian, văn học dân gian, với cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười
Tất cả những thể loại này bắt đầu từ hát ru là nguồn nước trong lành, là liều
thuốc bổ dưỡng tinh thần tốt nhất cho các em với sự hỗ trợ của người lớn làm
cho nhân cách của các em hình thành và phát triển.
14
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên chúng ta phải trau
dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của
trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện
tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời, cũng có thể kể cho trẻ nghe
hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách
viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong
phú và đa dạng.
1.1.3. Cơ sở giáo dục học Tiểu học
Một trong những nguyên tắc giáo dục tiểu học là nguyên tắc đảm bảo
giáo dục trong tập thể. Là giáo viên, chúng tôi luôn chú ý đến vấn đề này.
Tập thể là một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng mục đích
chung, bằng những hoạt động cùng nhau nhằm thực hiện mục đích, nhờ vậy
vừa mang lại lợi ích chung, vừa mang lại những lợi ích riêng trong sự thống nhất
với nhau. Tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục
học sinh, trong đó học sinh được hỗ trợ, giúp đỡ để hình thành và phát triển các
năng lực, hình thành những phẩm chất cần thiết của người công dân mới.
Để xây dựng một tập thể học sinh lành mạnh không bè phái, không đi
ngược lại lợi ích của từng cá nhân đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều biện
pháp phù hợp. Trong số rất nhiều các biện pháp đó thì việc tổ chức các hoạt
động vui chơi không những thu hút sự chú ý của các học sinh trong lớp mà còn
góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể và nhiều lợi ích khác.
Trong hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học, các trò chơi được tổ
chức bài bản và hiệu quả hơn bởi trong vui chơi, các em đã thể hiện rõ tính tự
lực và chủ động. Các em tự chơi theo ý thích của mình là chính đồng thời ở
độ tuổi này, bạn chơi trở thành nhu cầu thường xuyên ở trẻ em.
Trò chơi dân gian cùng với hát đồng dao là một hoạt động vui chơi
mang lại nhiều lợi ích. Trò chơi dân gian kèm đồng dao bao giờ cũng có từ
15
hai người chơi trở lên vì vậy nó mang tính tập thể cao. Thể hiện sự đoàn kết,
hợp tác khi chơi là mục đích mà giáo viên hướng tới khi tổ chức các hoạt
động này. Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ của người giáo viên là cần phải hướng
các em vào hoạt động vui chơi lành mạnh và bổ ích, kích thích tinh thần tập
thể ở các em, điều mà thời nào cũng cần.
Ngoài ra, căn cứ vào lý thuyết về hoạt động trong tâm lý học: Cơ chế
của hoạt động bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người cải tạo và
biến đổi thế giới. Trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía
thế giới vừa tạo ra tâm lý của mình hay nói khác đi tâm lý, ý thức, nhân cách
được bộc lộ và hình thành trong hoạt động. Trong quá trình sống, con người
tham gia hoạt động và để lại dấu ấn trong sản phẩm. Do đó, trong công tác
nghiên cứu, giáo dục cần sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt
động. Khi tìm hiểu học sinh cần tìm hiểu qua hoạt động và tổ chức hoạt động
để tìm hiểu.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học:
“ Giáo dục tiểu học nhằm giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở” (Khoản 1, điều 27, Luật giáo dục – 2005); nội dung giáo
dục tiểu học: “ Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn
giản về Tự nhiên – Xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết, tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban
đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” (Điều 28, Luật Giáo dục - 2005)
và
chương trình giáo dục tiểu học (Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT)
a) Chương trình các môn học
b) Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình tiểu học
c) Chương trình các hoạt động:
- Hoạt động tập thể
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bình quân 4 tiết/ tháng
16
Từ những căn cứ trên có thể thấy giáo dục học sinh tiểu học thông qua
các hoạt động, trong đó có hoạt động ngoài giờ lên lớp (lao động, sinh hoạt
tập thể, hoạt động xã hội, vui chơi,…) là rất quan trọng góp phần hình thành
phẩm chất, nhân cách của các em. Tổ chức chơi trò chơi dân gian kèm đồng
dao là hoạt động tích cực, có mục đích, đạt yêu cầu giáo dục, giúp học sinh
“vừa học vừa chơi” lành mạnh, an toàn trong tập thể.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tồn tại của trò chơi dân gian trong xã hội hiện nay
Mỗi trò chơi dân gian đều gắn liền với một bài đồng dao. Biết bao thế
hệ trẻ em Việt Nam đã lớn lên từ những câu hát đó. Trong cuộc sống hiện đại,
dường như đồng dao không còn chỗ đứng trong những khu nhà cao tầng đô
thị. Những đứa trẻ miền quê bây giờ cũng không còn hát và chơi Tập tầm
vông, Kéo cưa lừa xẻ, Thả đỉa ba ba, Rồng rắn lên mây… như trước nữa.
Là những câu hát vần vè, dễ nhớ, dễ thuộc, đồng dao giống như những
bài học chập chững, sơ khai về cuộc sống. Thông qua đó, các em nắm bắt được
kiến thức tổng hợp về môi trường, trời đất, vạn vật, được rèn luyện ngôn ngữ,
tinh thần. Nhưng nay, đồng dao chỉ còn trong ký ức. Hình ảnh những đứa trẻ í
ới gọi nhau trong những đêm trăng, nghêu ngao những khúc ngô nghê, ngộ
nghĩnh, đơn giản mà giàu nhạc điệu: “Một bầy trẻ nhỏ/ Bịt mắt bắt dê/ "… nay
đang dần biến mất trong những làng quê Việt, càng hiếm hoi nơi đô thị.
Tiến sĩ Trần Thị Thu Thủy, Trưởng phòng giáo dục, Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam tâm sự: “Thế hệ chúng tôi lớn lên từ những khúc đồng dao
trong các trò chơi dân gian. Nó là một phần cuộc sống nuôi dưỡng tâm hồn
mình. Hiện nay chúng ta chưa chú trọng giáo dục văn hóa truyền thống, trẻ
không còn có đủ thời gian và cả không gian để chơi. Các bài đồng dao cũng
cứ mai một dần trong đời sống. Đó là một thiệt thòi của trẻ”.
17
Những con đê, những sân đình, những khoảnh đường làng, những đêm
trăng sáng… đối với trẻ em thành phố bây giờ, điều đó quá xa lạ.
Không phải không có những khúc đồng dao hiện đại như “Nghe vẻ
nghe ve nghe vè nói ngược/ Xe chạy dưới nước, tàu chạy trên bờ/ Trên núi đặt
lờ, dưới sông đốn củi”. Nhưng dường như sức sống của đồng dao vẫn vô cùng
èo uột giữa những khối bê tông chật hẹp. Và thực tế, đồng dao đang biến mất
dần trong đời sống hàng ngày.
GS – TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt
Nam đã nhận định: “Đồng dao là một nhu cầu của trẻ em. Xưa chúng bịa (tự
sáng tác) đồng dao, còn bây giờ khi đồng dao đích thực không tồn tại với
chúng nữa thì chúng bịa về những câu chuyện của người lớn, của truyền hình,
của Tây Tàu và đôi khi còn bậy bạ nữa. Tất cả những cái lỗi ấy là do người
lớn chúng ta gây ra”. Rõ ràng những câu đồng dao: “Ma-ri-a là nhà tạo mốt/
Hoan Các-lốt là đồ bỏ đi/ Bà Ma-chi là người dân tộc/ Con rắn độc là mụ Lô-
ren/ Người hay ghen là ” rồi thì: “Ông Liên Xô/ Bà Trung Quốc/ Ông đi
guốc/ Bà nhảy dây/ Ông đi giày/ Bà đi dép ” là những lời đồng dao kiểu như
vậy. Điều này đã chứng tỏ rằng trẻ em thời đại nào cũng vậy, chúng đều có
nhu cầu về đồng dao. Nếu chúng ta không đưa đồng dao dân gian đến với các
em thì những bài đồng dao “biến thái” do các em tự “sáng tạo” sẽ làm mất
dần ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng, sâu sắc ban đầu của nó.
Trẻ em nông thôn bây giờ cũng không còn thuộc các bài đồng dao,
không biết chơi các trò chơi dân gian như trước nữa mà sớm bị cuốn theo
những trò chơi bạo lực, đỏ đen, những bài hát tình yêu kiểu thị trường não nề
và vật vã … nhiều khi du nhập do quá trình đô thị hóa.
Lí giải cho việc càng ngày đồng dao càng vắng bóng trong đời sống,
Tiến sĩ Thủy cho rằng: “Bên cạnh các trò chơi điện tử xuất hiện ngày càng
nhiều, trẻ em, nhất là trẻ em thành thị không có thời gian và không gian để
18
chơi thì việc chưa chú trọng giáo dục đời sống đã khiến trẻ không biết chơi
các trò chơi dân gian và xa lạ với các bài đồng dao. Đó là một thiếu sót của
người lớn, là lỗ hổng trong phát triển tâm hồn trẻ.”
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi sưu tầm, lưu giữ các trò chơi
dân gian, trong đó có rất nhiều bài hát đồng dao. Từ năm 2002, bảo tàng
thường xuyên tổ chức các lễ hội dành cho trẻ em, trong đó có tổ chức các trò
dân gian gắn liền với những khúc đồng dao nhằm giáo dục tâm hồn trẻ. Các
chương trình này đều thu hút sự tham gia hào hứng của trẻ em và cả những
bậc phụ huynh. Nhưng có lẽ điều đó là chưa đủ để những khúc đồng dao
"sống" trong dòng chảy hiện đại.
1.2.2. Thực trạng của việc tổ chức chơi trò chơi dân gian trong nhà
trường Tiểu học hiện nay
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi
dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một
nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian
không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy,
sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình,
quê hương, đất nước.
Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có
khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không
được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước -
đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở
cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp
các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm
cần thiết”.
19
Nhưng việc khôi phục các trò chơi dân gian có vẻ ngày càng “bất khả
thi”. Người trẻ bây giờ không cảm nhận được sự mất mát vì thật ra họ còn
chưa từng biết đến chúng, nói gì đến chuyện tiếc nuối, người lớn tuổi thì
không còn sức để chơi. Cách duy trì và bảo tồn trò chơi dân gian duy nhất
hiện nay có lẽ là việc tái hiện chúng tại các lễ hội.
Chỉ có điều, tại các lễ hội hiện nay ngoài văn nghệ, thể thao mà bóng đá,
bóng chuyền là chủ công thì các trò chơi dân gian lại ít được đưa vào thi đấu.
Nếu có tổ chức thi đấu thì giải thưởng cũng không đáng kể làm cho ít nguời
tham gia, không khí lễ hội kém vui, trò chơi dân gian càng thêm ngậm ngùi.
Hiểu được thực trạng và nguy cơ đó mà Nhà nước ta ngày càng quan
tâm hơn đến hoạt động vui chơi của trẻ em, nhất là việc bảo tồn và phát huy
các trò chơi dân gian và hát đồng dao trong cấp học mầm non và tiểu học.
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, nhiều trường học đã tích cực tổ chức các hoạt động chơi trò chơi dân
gian cho học sinh. Ở trường tiểu học, vào các giờ ra chơi, nhiều sân trường
náo nhiệt trong bầu không khí vui chơi hào hứng của học sinh. Các trò chơi
phổ biến mà các em thường chơi là: Rồng rắn lên mây, cướp cờ, nhảy dây,
mèo đuổi chuột, nhảy ngựa, ô ăn quan, nhảy lò cò,… Nhiều trường học còn
bật loa phát nhạc các bài hát dân gian để tạo thêm không khí vui tươi hơn cho
các em chơi. Chúng tôi thấy hình thức như vậy là phù hợp và rất bổ ích với
các em. Các em được vừa học, vừa chơi có hiệu quả. Ngoài ra, trò chơi dân
gian còn được đưa vào chương trình học bộ môn thể dục phù hợp với mục
đích và yêu cầu của môn học. Gần đây, Võ Quang Trọng đã nghiên cứu “Trò
chơi dân gian ở đô thị" (qua khảo sát ở một trường tiểu học, quận Ba Đình Hà
Nội) cho biết trong giờ chơi, các em rất thích thú khi chơi các trò chơi như đá
cầu, bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy dây, tập tầm vông, bắn sỏi, đào dế, chơi dế,
chơi lò cò, chơi ô quan, chuyền thẻ là những trò chơi có hát đồng dao kèm
20
theo hoặc không hát đồng dao. Võ Quang Trọng cho biết thêm so với trò chơi
trẻ em ở nông thôn, trò chơi dân gian của trẻ ở đô thị không phong phú bằng
nhưng chứng tỏ rằng “Do sự phát triển của đô thị, nhiều người từ các địa
phương khác nhau, trong quá trình thiên di, đã mang theo vốn văn hóa truyền
thống của làng quê mình gia nhập vào kho tàng văn hóa của cư dân đô thị.
Trong quá trình đó, nhiều trò chơi dân gian phù hợp, thích ứng với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội được tiếp nhận, bảo lưu, còn những trò
chơi nào không phù hợp bị đào thải. Những trò chơi hiện đang tồn tại, được
các em ưa thích đã khẳng định được vị thế của nó ở chốn đô thị chính là đã
thích ứng với môi trường mới, với không gian chật hẹp, với lối sống và thế
ứng xử mới".
Đưa trò chơi dân gian vào trường học để giúp trẻ nhỏ giải tỏa căng
thẳng sau những tiết học văn hóa không phải là ý tưởng kém khả thi. Đây
chính là giải pháp hiệu quả nhằm gìn giữ trò chơi dân gian và giúp giới trẻ
tránh xa những trò chơi mang tính bạo lực, hơn nữa, khi trò chơi dân gian
được “sống lại” trong các trường học, người trẻ sẽ dần ý thức về việc gìn giữ
di sản văn hóa Việt nói chung. Quan trọng hơn cả, họ sẽ biết trân trọng những
giá trị của quá khứ thay vì bị “mất gốc”.
Như vậy, việc các em học sinh không được biết đến trò chơi dân gian
đã được giải quyết. Tuy nhiên, trò chơi dân gian đã thực sự trở thành mối
quan tâm của các em hay chưa, và nó đã phát huy hết tác dụng không thì lại là
một vấn đề khác. Bên cạnh việc thực hiện theo các chỉ chị và công văn thì các
trường học cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hình thức tổ chức để mang
đến cho học sinh một sân chơi thực sự lý thú và bổ ích. Song hiện nay, bởi
nhiều lý do mà vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường học
không có đủ diện tích cho các em chơi hay các giáo viên hướng dẫn các con
chơi cũng không thực sự nắm được rõ về các trò chơi đó. Nhiều khi có những
trò chơi phải hát đồng dao thì mới chơi được nhưng các giáo viên đã bỏ qua
phần này. Ví dụ: Trò chơi Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây,… Hay có khi