Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược thảo và các sản phẩm được chế biến từ chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC – THỰC PHẨM
MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
Đề tài:
Tìm hiểu về các loại rau quả có tính dược
thảo và các sản phẩm được chế biến từ
chúng
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Ngọc Dung
TP. Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
− “Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam” NXB khoa học và kỹ thuật.
− Ykhoa.net.
− Wikipedia.com
1. GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu chung về rau quả
− Rau quả là nhóm nông sản thực phẩm dùng để ăn tươi hay qua chế biến để phục
vụ cho nhu cầu đời sồng của con người.
− Rau quả thường chứa nhiều nước, chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng, xơ…và
cung cấp 10-15% năng lượng cho con người.
− Rau quả rất dễ bị dập và bị các vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập.
2
RAU

rau củ

rau thân thảo

rau ăn trái


rau lương thực
QUẢ

theo miền khí hậu

theo thời vụ
1.2
Phân loại rau quả
1.3 Phân biệt rau quả
Qủa Rau
• Hàm lượng glucid cao.
• Chỉ sử dụng được quả.
• Dùng cho ăn phụ.
• Hàm lượng chất xơ cao.
• Sử dụng các bộ phận của cây.
• Dùng cho bữa chính.
1.4 Tầm quan trọng của rau quả
− Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những nước có nguồn rau
quả phong phú và đa dạng nhất thể giới. Rau quả ở Việt Nam không những ngon, tăng
3
tính cảm quan cho người dùng mà còn có rất nhiều lợi ích đến sức khỏe con người. Hằng
ngày, chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với các tác hại từ môi trường bên ngoài như
nắng, gió, bụi ,khí độc, thực phẩm kém chất lượng….cũng như áp lực từ cuộc sống.
Chính những điều đó sẽ dần dần phá hoại sức khỏe của chúng ta theo thời gian. “Ăn rau
quả mỗi ngày sẽ giúp bạn vui vẻ hơn”. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Trường đại học Queensland (Australia). Thật vậy rau quả là thực phẩm kì diệu mà con
người luôn cần bổ sung để có thể sống hạnh phúc mỗi ngày Việc sử dụng rau quả thường
xuyên, hợp lí trong các bữa ăn trong ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe, bởi chúng chứa
những hợp chất thần kì chống oxy hóa, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng…
2. Các Loại Rau Có Hoạt Tính Thảo Dược

2.1 Các loại rau giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường:
2.1.1 Rau ngót
 Giới thiệu:
Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, bù ngót, tên khoa học là Sauropus
androgynus (L.) Merr., thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây nhỏ cao cỡ 1,5 m
phân cành nhiều, mỗi cành mang 10 - 12 lá hình trứng dài hoặc bầu dục, mọc so le,
xếp thành hai dãy. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở nách lá. Quả nang hình cầu dẹp
mang đài hoa màu đỏ. Hạt hình ba góc, có vân nhỏ.
4
Rau ngót có ở nhiều nước. Ở Việt Nam, nó mọc hoang và được trồng khắp
nơi. Người ta thường dùng đọt rau ngót hoặc các lá bánh tẻ để nấu canh với tôm,
tép hoặc cá lóc, cá rô, thịt heo nạc. Canh rau ngót ăn mát và có vị ngọt rất đặc biệt.
 Thành phần hóa học:
Người ta đã biết trong lá rau ngót có các thành phần tính theo g%: nước
86,4, protid 5,3, glucid 3,4, cellulose 2,5, khoáng toàn phần 2,4. Theo mg%:
calcium 169, phosphor 64,5, sắt 2,7, natrium 25, kalium 457, vitamin B1 0,07 và
vitamin C 185. Các acid amin thường gặp ở rau ngót là: lysin (0,16), triptophan
(1,8), phenilalanin (0,25), treonin (0,35), metionin (0,13), leucin (0,24), isoleucin
(0,13), valin (0,17). Với 100 g rau ngót cung cấp cho cơ thể 36 calori.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế
đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi
thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường
huyết cao.
 Tính chất thảo dược:
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công
năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết,
cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa
bệnh.
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng
nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường

(đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng
1/9 của chất béo. Ngoài tác dụng hạ đường huyết, rau ngót còn dược dùng để:
− Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt.
Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
− Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa
chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
5
− Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36
lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn
người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
− Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa
được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân
dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
− Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót
tươi hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít
nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai
lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); Sau chừng 15 – 30 phút, rau sẽ ra hết và
sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã
nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần
tháo miếng băng thuốc ra ngay.
− Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải
đặt lên mũi.
 Chế biến làm thực phẩm:
Cách nấu canh rau ngót cũng giống như các loại rau khác, nghĩa là đun nước
cho thật sôi, cho tôm cá vào nồi, đun sôi chín rồi mới cho rau vào, đến khi rau chín
thì nêm nếm lại bằng bột ngọt và nước mắm chưng (mắm cá lóc hoặc mắm sặc),
hương vị nồi canh sẽ rất đậm đà. Canh rau ngót được nhiều người ưa thích vì vị
ngọt dịu.
2.1.2 Rau càng cua

 Giới thiệu:
Rau càng cua (danh pháp hai phần: Peperomia pellucida) là một
loài rau thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi,
sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới. Rau khi
ăn sống hơi chua giòn ngon, có giá trị về dinh dưỡng. Rau càng cua được biết đến
với nhiều tên gọi như rau tiêu hay còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ
châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo.
6
Rau càng cua thuộc loại thảo, phần nhánh cao khoảng 20 – 40 cm, thân chứa
nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Rau có
màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn, lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng,
trong suốt, hình tam giác - trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15-
20mm, rộng gần bằng đài.
 Thành phần hóa học:
Rau có vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn, dai. Rau càng cua là loại rau giàu dinh
dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), rau chứa nhiều
chất sắt, kali, magiê còn chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid. Trong 100g rau
càng cua chứa 92%
nước, phosphor 34 mg, kali 277 mg, canxi 224 mg, magiê 62 mg, sắt 3,2 mg
carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2 mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
 Tính chất thảo dược:
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc,
thông ứ, chỉ thống,lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng
phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt
sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng
đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch
và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao
huyết áp,… Ngoài ra, còn có một tác dụng khác:
7
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm,

hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón:
rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài
lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ
xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 -
200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi
ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống
trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn
sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ
dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu
vitamin C, kali. Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung
nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị
hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
2.1.3 Đậu bắp
 Giới thiệu
8
Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây và gôm (danh pháp hai
phần: Abelmoschus esculentus) là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả
non ăn được. Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5 m. Lá dài
và rộng khoảng 10–20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5–7 thùy. Hoa đường kính
4–8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía
tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều
hạt.
 Thành phần hóa học

Trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng
ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%),
folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra
còn có kali và mangan.
 Tính chất thảo dược
− Thanh nhiệt giải khát: lao động dưới trời nắng gắt, mồ hôi ra nhiều nên
khát nước và dễ bị cảm nắng. Đậu bắp thanh nhiệt và sinh tân dịch, vì
vậy, dùng đậu bắp nấu vừa ăn vừa uống nước nấu đó rất thích hợp.
− Táo bón: đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không
hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu
bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g, và chất nhầy.
Chất nhầy rất tốt đối với việc làm mềm phân, chất xơ kích thích nhu động
ruột cho nên nhuận tràng. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp
cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, đậu bắp giúp đi cầu
tự nhiên, không gây đau bụng như các thuốc trị táo bón khác, vì vậy, những
người thường bị táo bón, nên dùng đậu bắp nấu lấy nước uống và ăn cả quả
đậu bắp luộc.
− Hỗ trợ tiêu hóa: khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ chất nhầy và chất xơ của
đậu bắp trở thành môi trường tốt cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh với
sữa chua (yaourt), giúp tổng hợp các vitamin nhóm B. Đậu bắp có tính
nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành các vết loét trong
đường tiêu hóa, đồng thời làm dịu những cơn đau thắt trong ruột.
− Hỗ trợ giảm thân trọng: đậu bắp sinh ít nhiệt lượng - calori (khoảng 25
calo với ½ chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho
những người đang muốn giảm cân. Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa
9
mới vào máu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất
béo không vào máu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và
tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm. Đa số người mập phì bị táo bón, vì vậy
ăn đậu bắp vừa giảm cholesterol vừa chống táo bón, đúng là món ăn - vị

thuốc.
− Bệnh tim mạch: chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực
phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp
thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo
phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol
huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn
đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao
huyết áp. Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc,
hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.
− Hỗ trợ thai phụ: đậu bắp chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín
tương đương với 36,5mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến
87,8mg acid folic.Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của
cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì
giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai
nhi.
Gần đây, những thí nghiệm tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược
TP.HCM,cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ
đường huyết trên chuột thí nghiệm. Với liều 10g - 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ
đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất
là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống
kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ
47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh
với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột
như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới
mức bình thường…
2.2 Các loại rau giúp điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường
tiêu hóa, bài tiết
2.2.1 Rau dền
10
 Giới thiệu:

Rau dền, là tên gọi chung để chỉ các loài trong Chi Dền (danh pháp khoa
học: Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên quan
tới Acanthochiton, Acnida, Montelia) do ở Việt Nam thường được sử dụng làm
rau. Chi Dền gồm những loài đều có hoa không tàn, một số mọc hoang dại nhưng
nhiều loài được sử dụng làm lương thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên
thế giới. Tênntiếng Anh (amaranth) cũng như tên khoa học của các loài dền đều có
nguồn gốc từ tiếng Hy lạp "amarantos" (Αμάρανθος hoặc Αμάραντος) có nghĩa
là (hoa) không bao giờ tàn. Chi Dền được cho là có nguồn gốc ở Trung
Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện
khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau dền thường
thấy làdền đỏ (dền tía - Amaranthus tricolor), dền cơm (dền trắng - Amaranthus
viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại.
 Thành phần hóa học:
Thành phần trung bình có trong 100g lá Nước 86,9 g; Protein 3,5 g; Chất béo0,5 g;
Tinh bột 6,5 g; chất xơ, 1.3g; Calo 36.
 Tính chất dược thảo:
11
Rau dền có 2 loại: trắng và đỏ. Ngoài tác dụng làm món ăn, cả 2 loại
rau này đều là những vị thuốc hay. Rau dền vị ngọt, tính lạnh, không độc,
giúp dễ sinh, trị lở môi, lở loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc nọc ong, rắn.
Trong Đông y, rau dền có thể dùng trong các trường hợp sau:
− Trị chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét: Bệnh này xuất hiện do bên trong
quá nóng mà sinh ra bị kiết lỵ, lở loét hoặc bị cả 2 bệnh trong cùng một thời
gian. Dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng
15-20 g, ăn trong vài ngày là khỏi. Nếu mắc chứng ho lâu ngày, dai dẳng
không khỏi thì bài thuốc này cũng trị được.
− Trị rắn cắn: Lấy rau dền đỏ giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát nước cho uống, còn
bã đắp lên vết thương. Khi bị rắn cắn, phải lập tức băng chặt (bằng dây chun
hoặc dây vải) phía trên vết cắn (phía gần với tim hơn) rồi mới dùng thuốc.
Sau đó, phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

− Chữa vết ong đốt: Nếu bị ong đốt (nhất là giống ong to có độc) thì lấy rau
dền vò nát, xát cả vào vết đốt là khỏi.
Lưu ý: Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc
2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống
nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
2.2.2 Rau muống
 Giới thiệu
Rau muống (danh pháp hai phần: Ipomoea aquatica) là một loài thực
vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm(Convolvulaceae), là một loại rau ăn
lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến
khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một
loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.
12
 Thành phần hóa học:
Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro.
Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin
C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
 Tính chất thảo dược:
Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh
(nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công
dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất
độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón, thạch tín (?),
khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Tên chữ Hán là Úng thái, Không tâm
thái, Thông thái Tên khoa học Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang
Convolvulaceae.
Một số cách dùng cụ thể:
13
Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh.
Xin giới thiệu một số công dụng cụ thể sau:

− Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít
muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ
thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà
pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc
dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú,
người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho
trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).
− Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ
rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g,
nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm
chút đường.
− Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít
giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao
huyết áp thay thuốc đặc hiệu).
− Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp
nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt
bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần
bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.
− Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má
20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm,
đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.
− Say sắn, ngộ độc sắn (khoai mì): Dùng một nắm rau muống rửa sạch, giã
nát, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 100g rau muống cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g,
trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.
− Giải các chất độc trong thức ăn (ngộ độc thức ăn) do không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và ngộ độc lá ngón, thạch tín (?). Giã rau muống tươi lấy
nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian đã được ghi lại trong
nhiều sách thuốc. Ngày nay, ta chỉ nên dùng phương pháp này để sơ cứu tức
thời nhằm hạn chế độc tính, sau đó phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp
cứu tích cực vì những chất nói trên rất độc và dễ gây tử vong.

− Các chứng bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu; Tiêu tiểu ra
máu, trĩ, lỵ ra máu Giã rau muống, uống nước cốt hoặc thêm đường hay
mật ong.
− Sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.
14
− Khí hư bạch đới: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với
thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.
− Phù thũng toàn thân do thận, bí tiểu tiện: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ
tranh 12g; Sắc nước uống một lần. Hoặc rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ.
Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) một con làm sạch, bỏ lòng, nhồi
rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3
con. Trong sách có dặn cố gắng làm sạch nhưng hạn chế rửa nhiều nước.
− Đái tháo đường: Rau muống 60g, râu ngô 30g. Nấu nước uống (Dùng rau
muống tía tốt hơn rau muống trắng).
− Quai bị: Rau muống 200-400g luộc kỹ, ăn cả rau lẫn nước. Có thể pha
đường vào nước rau.
− Chứng đẹn trong miệng hoặc lở khóe miệng ở trẻ em: Rau muống tươi 100g,
củ hành lá 50g, nấu canh, nêm muối vừa ăn.
− Lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo): Ngọn rau muống và lá cây vòi voi
rửa thật sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.
− Rắn giun (loài rắn chỉ bằng con giun đất), ong cắn: Lấy rau muống tía 7 cái
(?) giã nhuyễn, vắt nước uống, bã đắp vào vết cắn.
− Rôm sẩy, mẩn ngứa; Sởi, thủy đậu ở trẻ em: Dùng nước nấu rau muống xoa,
rửa, tắm.
Có một tài liệu còn đề cập đến công dụng phòng chữa liệt dương của rau muống.
Phải chăng là do vai trò của các acid amin trong rau muống tạo ra, chẳng hạn
Arginine với tác dụng tăng NO nội sinh?
Liên hệ Tây y, vì rau muống giàu caroten, vitamin C, sắt và calci nên ta có thể
dùng rau muống khi bị thiếu các chất này.
Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng

− Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.
− Suy nhược nặng, hư hàn.
− Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm
sẹo lồi xấu.
− Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi
trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm
hiệu quả điều trị.
2.2.3 Bầu
 Giới thiệu:
15
Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria
siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân
thảo, được trồng ở vùng nhiệt đới, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông
mềm màu trắng.
 Thành phần hóa học:
Quả tươi chứa 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21 mg%
calcium, 25% phosphor, 0,2 mg% sắt và các vitamin: caroten 0,02 mg%, vitamin
B1: 0,02 mg%, vitamin B2 0,03 mg%, vitamin PP 0,40 mg% và vitamin C 12 mg
%. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn tốt về vitamin B và vitamin C.
Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.
 Tích chất thảo dược:
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính
lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các
chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…
Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được
dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở,…Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi
16
tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng.
Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt
lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu

có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu,…
Dưới đây xin giới thiệu bài thuốc chữa bệnh:
Bài 1: Quả bầu 50 – 100g nấu thành canh ăn hằng ngày. Dùng cho bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường hay bị tiểu rắt hay máu nóng.
Bài 2: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng cho bệnh nhân bị
ho nóng phổi.
Bài 3: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 – 4 lần.
Dùng cho những bệnh nhân bị răng lung lay, viêm tụt lợi. súc miệng ngày 3 – 4
lần.
Bài 4: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong
rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml dùng để chữa sỏi đường niệu, tăng huyết
áp. Mỗi liệu trình từ 5-7 ngày. Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị
phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.
2.2.4 Bắp cải
 Giới thiệu:
Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ
lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ
vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có
hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình
cầu đặc trưng.
Nó đã được biết tới từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại; Cato Già đánh giá cao loại
cây này vì các tính chất y học của nó, ông tuyên bố rằng "nó là loại rau thứ nhất".
Tiếng Anh gọi nó là cabbage và từ này có nguồn gốc từ Normanno-
Picard caboche ("đầu"). Cải bắp được phát triển từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên
tục để ngăn chặn chiều dài các gióng.
17
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm
phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.
Cải bắp ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như:

phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.
 Thành phần hóa học:
Người ta đã biết thành phần của Cải bắp: nước 95%, protid 1,8%, glucid
5,4%, cellulose 1,6%, tro 1,2%, phosphor 31mg%, calcium 4,8mg%, sắt 1,1mg%,
magnesium 30mg%. Lượng vitamin C trong Cải bắp chỉ thua Cà Chua, còn nhiều
gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với Khoai tây, Hành tây. 100g cải bắp cung
cấp cho cơ thể 50 calo.
 Tính chất dược thảo
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm
máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch,
chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không nên ăn bắp cải sống
hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:
18
− Chữa loét dạ dày hành tá tràng: Từ thập niên 40 thế kỷ trước, các thầy thuốc
Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm
chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy, phần lớn người bị loét dạ dày
hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần. Qua nội
soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng
nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác
dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng
bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng
cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác
dụng vào mùa đông… Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải
sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.
− Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New
York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường
tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ
rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột
giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.

Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol,
giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm. Theo nghiên cứu, hàm
lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành
mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư
như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
− Giảm đau nhức: Ép cải bắp lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do
thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.
− Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ
nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài
dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.
− Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho
thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
− Đái tháo đường: Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và
giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo
đường type 2.
Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên
ngoài), rửa sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra
19
để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn lọc lấy nước. 1kg bắp cải
có thể ép được khoảng 500ml nước.
2.3 Nhóm rau chữa bệnh về hô hấp
2.3.1 Rau má
 Giới thiệu:
Tên khoa học: Centella asiatica, họ Hoa tán – Apiaceae
Cây mọc hoang nơi ẩm mát. Thân mọc bò, mỗi mấu ra nhiều rể. Lá có cuống
dài, phiến lá hình thận, hơi tròn. Cụm hoa hình tán gồm 1-5 hoa không cuống, màu
xanh hoặc phớt đỏ.
 Tính chất dược thảo
Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt
là với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Trong dân gian Rau má

được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm. Theo các
sách thuốc cổ như: Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu thì
Rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt,
lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bịnh lỵ, vàng da
do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, khái huyết, thổ huyết đau mắt đỏ dị ứng
20
mẩn ngứa… Rau má vị hơi đắng ngọt, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống,
sinh tân, lợi tiểu. Có thể ăn sống, uống nước ép.
Dược lý học hiện đại nghiên cứu cho thấy: Rau má có chứa glucorit như
asiaticoside cenlelloside các saponin như Brahmic axit, madasiatic axit và một số
chất khác như carotrnoids, meso… insositol. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột
bạch, chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy Rau má có tác dụng trấn tĩnh, an
thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương. Rau
má có tác dụng điều trị các vết ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch
chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh
mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng
khiến vết thương mau lành. Kết quả này thu được từ những nghiên cứu dùng dịch
Rau má tiêm (chích) bắp hoặc dưới da cho các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ.
Mặt khác, Rau má còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, làm giảm trương lực cơ
trơn ở ruột (chống co thắt), hưng phấn nhẹ hô hấp và hạ huyết áp. Trên lâm sàng,
các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bột Rau má khô uống với liều 3 lần trong một
ngày, mỗi lần 5 – 7g có tác dụng giảm đau khá tốt.
Chủ trị:
− Các chứng chảy máu chân răng, chảy máu cam: 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi,
15g lá trắc bách điệp, sắc uống.
− Khí hư, bạch đới: Rau má khô tán bột, mỗi buổi sáng uống 2 thìa cà phê.
− Đau lưng, đau bụng, kém ăn, uể oải: 30g rau má, 8g ích mẫu, 12g hương
phụ, 10g hậu phác, 600ml nước sắc cạn, chia uống 2 lần trong ngày.
− Viêm amidan: Ép nước cốt rau má tươi hòa dấm uống từ từ.
− Ho: đái buốt, đái rắt: Ép nước cốt 30g rau má tươi hay sắc uống.

− Viên tấy, mẫn ngứa: Ép nước cốt rau má pha đường uống
− Lợi sữa: Ăn rau má tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
− Táo bón, kiết lỵ: 30-40g rau má tươi sắc uống.
− Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: 300g rau má, 3g phèn chua giã nhỏ,
ép lấy nước cót pha với nước dừa uống.
− Mụn nhọt; ngã, chấn thương hay bong gân: Giã rau má đắp.
21
2.3.2 Khổ qua(Mướp đắng)
 Giới thiệu:
Mướp đắng (khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam) danh
pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các
loại rau quả. Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có
nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ởẤn Độ, Nam
Phi,Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.
Chế biến làm thực phẩm: Hầu như mọi người đều biết ăn mướp đắng: mướp đắng
nấu với tôm, thịt heo nạc, mướp đắng ninh xương, hấp với thịt băm, muối dưa, làm
nộm, xào, kho, ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Ngoài ra mướp
đắng còn được chế thành trà (trà khổ qua) dùng để uống thay trà mạn rất tốt.
 Thành phần hóa học:
Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng tính theo g%: protid 0,9, glucid 3,
cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, - caroten 40, vitamin
B1 0,07 và vitamin C 22. Trong quả mướp đắng có một glycosid đắng gọi là
momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain,… Hạt chứa
một chất dầu và một chất đắng.
 Tính chất dược thảo:
Khi còn xanh, nó có tính chất giải nhiệt, tiêu đàm, sáng mắt, mát tim, nhuận
tràng, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đau
nhức xương. Khi đã chín, nó có tính chất bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết. Nói chung,
quả mướp đắng là thuốc bổ máu, giải nhiệt, giảm ho, trị giun, nhuận tràng, sát

trùng và hạ đái đường. Dùng để tắm thì đỡ nhọt sởi, xát ngoài da cho trẻ em thì trừ
rôm sảy và trị chốc đầu.
Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng mướp đắng để trị đột quỵ tim, bệnh sốt,
khô miệng, viêm hầu, bệnh ecpet mảng tròn; liều dùng là 15 - 30 g, dạng thuốc
22
sắc. Hạt mướp đắng có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, viêm họng (nhai
hạt mướp đắng nuốt nước hoặc mài ra cho đặc, lấy nước chưng hoặc hấp cơm
uống, hoặc nhai ngậm với muối). Để chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu,
người ta dùng lá đào nấu nước gội sạch, rồi giã quả và hạt mướp đắng xoa hoặc bôi
lên da. Trẻ em lên cơn kinh giật ho sốt cao hoặc cơn kinh phong, dùng hạt mướp
đắng mài với nước cho uống. Hoa, lá và rễ mướp đắng cũng được sử dụng. Chúng
đều có tác dụng trị lỵ, nhất là bệnh lỵ amip; người ta dùng rễ nấu nước uống; mỗi
lần dùng 30 g rễ sắc uống với đường trắng; cũng dùng trị tiêu chảy.
Trong trường hợp đinh nhọt và bệnh viêm mủ da, người ta dùng 5 - 10 g lá tươi
(hoặc dùng quả) nghiền ra, thêm nước làm thuốc đắp ngoài. Đồng thời dùng quả
tươi để ăn như thức ăn.
3.3 Xà lách:
 Giới thiệu:
Tên khác của Xà Lách: Lactuca sativa L. var. capitata L., thuộc họ Cúc –
Asteraceae.
Miêu tả cây Xà Lách: Cây thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ và
thẳng, cao tới 60cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị; ở thứ
trồng này, lá tạo thành búp dày đặc hình cầu; các lá ở thân mọc so le; lá có màu lục
sáng, gần tròn hay thuôn, hình xoan ngược, lượn sóng, dài 6-20cm, rộng 3-7cm,
mép có răng không đều. Cụm hoa chùy dạng ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi
đầu có 20 hoa, hình môi màu vàng. Quả bế nhỏ, dẹp, có khía màu xám với mào
lông trắng.
23
 Thành phần hóa học:
Có lactucarium, lactucorin, lactucin, acid lactucic, asparagin, hyoscyamin,

chlorophylle, vitamin A, B, C, D, E; các chất khoáng Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu, Na,
Cl, K, Co, As, phosphat, sulfat, sterol, caroten.
 Tính chất dược thảo:
− Có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị (vào đầu
bữa ăn, nó kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp chất khoáng, giảm đau,
gây ngủ, làm dịu, chống ho, chống đái đường, làm mềm, lợi sữa, dẫn mật,
chống thối. Xà lách được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần
kinh dễ bị kích thích, suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng,
chứng đau dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý, đau do lậu, Mất ngủ,
thiếu chất khoáng, ho, ho gà, ho thần kinh, suyễn, đái đường, thống phong,
tạng khớp, bệnh sởi, viêm thận, hành kinh đau bụng, vàng da, sung huyết
gan, táo bón.
− Ngừa ung thư: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y
học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây
cao bóng cả” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy
24
tinh thể… Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho
thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn
nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein. Phụ
nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách
sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit
folic. Xà lách cũng là bạn tốt của giới mày râu vì có thể can thiệp, giảm “nỗi
đau” của đàn ông do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm. Hỗn hợp dịch ép
xà lách với rau dền Ý (spinach – hay còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải
thiện tình trạng rụng tóc. Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là
một giải pháp vì có tác dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói. Do
hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có
một làn da tươi mát.
Bài thuốc từ Xà Lách:
– Điều trị hiệu quả bệnh thấp khớp, thống phong, ho hen và các rối loạn thần kinh:

Với liểu dùng ½ thìa cà phê chiết xuất từ thân và lá xà lách tươi (hoặc dùng dịch
của cây khô) trong ngày đầu, ngày thứ hai là 1 thìa cà phê, ngày thứ 3 là ½ thìa,
những ngày sau đó liều dùng 5 thìa, rồi giảm dần trở lại là ½ thìa.
– Trị vết thương mụn nhọt, áp xe, bỏng: Xà lách đắp vết thương.
– Trị bệnh nấm: sắc nước rửa vùng bị nấm.
– trị ho: đắp lá liên tiếp vào ngực, vào lưng.
3. Các Loại Quả Có Hoạt Tính Thảo Dược
3.1 Nhóm quả chữa các bệnh về thần kinh
3.1.1 Táo ta
Tên khác: Táo chua, táo nhục, mác tảo (Tày)
Tên nước ngoài: Jujube tree (Anh), jujubier (Pháp)
Họ: Táo ta (Rhamnaceae)
25

×